• Nenhum resultado encontrado

Chương II. Thành phần hoá học và năng suất sinh học sơ cấp vùng biển Việt Nam 137 9 4 0,157 78

Hình 2.31. Tốc độ tăng trọng của tôm nuôi trong ao tại Ninh Lộc, ven bờ Nha Phu

1. Nguy cơ ô nhiễm môi trường biển của Việt Nam

Môi trường biển nước ta hiện đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái. Theo báo cáo hiện trạng môi trường năm 2003 trình Quốc hội đã chỉ ra ràng: chất lượng môi trường biển và vùng ven bờ tiếp tục suy giảm theo chiều hướng xấu. Môi trường vùng nước ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt. Còn sự gia tăng chất rắn lơ lửng và các muối đinh dưỡng như S1O3, NO3, NH4 và PO4 trong vực nước cũng đang ở mức đáng lo ngại. Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ - nơi cư trú của nhiều loài thủy hải sản - cũng bị ô nhiễm đe dọa nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Hội khoa học kỹ thuật biển Việt Nam: khoảng trên 70% các chất gây ô nhiễm từ nguồn lục địa đổ ra vùng cửa sông và ven biển, sau đó do sự tương tác ở vùng biển, các chất nguy hại này bị tích lũy lại với hàm lượng ngày càng cao tại ven bờ. Ô nhiễm biển do các con sông tải ra cũng là một trong những vấn đề đáng lưu ý. Đó là hiện tượng chất thải không được xử lý đang được đổ xuống sông và di chuyển ra biển. Chủ yếu là các chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp ở một số vùng cửa sông (Sông Hồng, Sông Hàn, sông Sài Gòn - Đồng Nai, sông Mê Kông,...) hàm lượng của một số kim íoại nặng (Đồng, Kẽm, Asen,...) và hóa chất bảo vệ thực vật đã có biểu hiện cao hơn mức cho phép.

Biến đồi môi trường biển: Chất lượng môi trường biển đã có nhiều thay đổi,

Chương II. Thành phần hoá học và năng suất sinh học sơ cấp vùng biển Việt Nam

191

Thống kê kết quả quan trắc môi trường biển từ năm 1996 đến năm 2002 chỉ ra ràng có ba chất gây ô nhiễm (dầu, kẽm và chất thải hữu cơ độc hại) luôn có hàm lượng cao theo thời gian và có thể tạo ra những "điểm nóng ô nhiễm" ở vùng cửa sông, ven biển nước ta (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, 2003)

Đáng lưu ý là một số chất gây ô nhiễm có hàm lượng không cao trong nước biển, nhưng lại cao trong trầm tích đáy và trong sinh vật, nhất là nhóm sinh vật ăn lọc (thí dụ, các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ). Phù sa lơ lửng cùng với các chất gây ô nhiễm nói trên lắng đọng xuống đáy biển và một lần nữa làm giàu các chất ô nhiễm trong trầm tích (tăng hệ số tích luỹ). Các loài sinh vật sống đáy và có cơ chế ăn Ịọc sẽ lại tiếp tục tích luỹ chất ô nhiễm trong cơ thể của mình. Từ đó con người sẽ tiêu thụ và sử dụng các loài đặc sản nói trên và kết cục là điều gì sẽ xảy ra?

Trên thực tế, đó thường ià các bãi bùn trong vùng triều ở các cửa sông, bãi triều lầy, rừng ngập mặn, đầm, phá, chất đáy biển mềm và thảm cỏ biển. Đây là những khu vực dự kiến sẽ là những điểm nóng ô nhiễm (đặc biệt ô nhiễm có gốc nguồn từ lục địa) và trở thành là đối tượng cần được quản lý và lấy mẫu quan trắc chất lượng trầm tích biển. Các chất thải có nguồn gốc lục địa được đưa vào biển nước ta thường là thuốc trừ sâu từ các vùng sản xuất nông nghiệp, chất thải hữu cơ từ các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển, chất thải sinh hoạt và bệnh viện từ các khu đô thị và khu dân cư tập trung, chất thải từ các khu công nghiệp, .... Hàng năm đã có cả trăm ngàn tấn COD, hàng chục ngàn tấn BOD và dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp đổ vào biển chủ yếu từ các khu công nghiệp trọng điểm và các khu dân cư tập trung ven biển. Các sông lớn ở Việt Nam trước khi đổ ra biển đều chảy qua các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp và vùng nông nghiệp phát triển. Vì vậy, nguồn thải từ nước sông cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước biển ven bờ. Hàng năm trên 100 con sông lớn, nhỏ tải ra biển khoảng 880 km 3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, đinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác (Bảng 2.33).

B ả n g 2.33. Tổng thải lượng một số chắt gây ô nhiễm đỗ ra biển của một số hệ thống s ô n g O (Đơn vị: tấn/năm ) Hệ thống sông Thông sổ Cu Pb Zn As Hg Cd n o3 PO4 Thái Bình 1.101 154 3.352 120 17 164 10.466 9.888 Hồng 2.817 730 2.015 448 11 118 24.602 14.860 Hàn 37 16 79 2.475 36 Thu Bồn 62 16 192 7.900 2.500 Sài Gòn - Đồng Nai 102 2.921 26 79.570 10.220 Mêkông 1.825 190 12.775 982 13 128 134.750 24.750

(*) Nguồn: Chương trình Nghiên cứu biển cấp Nhà nước KT.03.07

Cùng với phát triển và mở rộng hoạt động đội thương thuyền, tăng cường khả năng luân chuyển hàng hóa qua các cảng cũng làm tăng thêm nguồn chất thải đổ vào biển, gia tăng sự cố hàng hải và chủ yếu gây ra các vụ tràn dầu. Từ nãm 1994 đến năm 2002 đã xác định được trên 40 vụ tràn dầu với số lượng dầu tràn trên 4.000 tấn. Ngoài ra, hoạt động tàu thuyền thương mại qua tuyến hàng hải quốc tế cắt qua Biển Đông cũng thải ra biển một lượng lớn dầu rò rí, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ. Hiện nay, ở vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí. Ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó có 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. Hàm lượng đầu trong nước biển ở tất cả các khu vực biến đổi trong khoảng 0,14 - l,10mg/l, một số vùng đã vượt quá giới hạn cho phép theo TCVN-1995 và của ASEAN. Ở từng thời điểm hàm lượng dầu trong nước biển so với Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam thì hầu hết các khu vực biển ử miền Bắc và Nam Bộ đều vượt quá giới hạn nhiều lần. Một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm dầu trong nước biển vùng ven bờ là các vụ tràn dầu rõ và không rõ nguyên nhân từ hoạt động tàu thuyền.

Chương II. Thành phần hoá học và năng suất sinh học sơ cáp vùng biển Việt Nam

193

Một số khu vực biển đã có biểu hiện bị ô nhiễm kim loại nặng như kẽm (Zn), là mối đe dọa đối với mục đích nuôi trồng thủy sản. Trong nước biển khu vực miền Bắc, hàm lượng Zn khoảng 4,80 - 13,31mg/l, biển miền Trung và miền Nam hàm lượng Zn dao động trong khoảng 9,86 - 38,70mg/l, cao nhất ở khu vực Rạch Giá và Định An. Hàm lượng các kim loại khác còn khá thấp so với Tiêu chuẩn Việt Nam đối với nước biển ven bờ cho mọi mục đích sử dụng, như: hàm lượng đồng (Cu) khoảng 1,00 - 8,42mg/l; chì (Pb) 1,50 - 7,74mg/l; cađimi (Cd) 0,16 - 3,49mg/l; asen (As) 0,20 - 4,00mg/1. Ngoại lệ có thủy ngân (Hg) cao hơn khá nhiều (0,18 - 0,80mg/l) so với giới hạn của ASEAN đối với nước biển.

Khả năng tích lữy chất ô nhiễm trong trầm tích biển ven bờ: Trầm tích biển ven

bờ là một hợp phần quan trọng của môi trường biển. Đây là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật đáy đặc sản. Theo số liệu năm 2002 của các trạm quan trắc biển, chất lượng trầm tích thay đổi và một số nơi không đáp ứng yêu cầu của nuôi trồng thủy sản. Các trầm tích chủ yếu bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng như Zn, Cu, Cd, As và Hg. Ngoài ra, trầm tích ven biển còn bị ô nhiễm cục bộ bởi dầu.

Hàm lượng kẽm khoảng 63,32 - 162,48 mg/1 trong trầm tích khu vực biển miền Bắc. Tại vùng biển Trà c ổ , Đồ Sơn, đã quan trắc được giá trị vượt quá giới hạn Zn cho phép trong trầm tích. Các khu vực biển còn lại Zn đều nhỏ hơn các giới hạn trên. Hàm lượng đồng (Cu) biến đổi trong khoảng 14,48 - 44,57mg/l ở khu vực biển phía Bắc, trong khoảng 1,94 - 65,35mg/l ở khu vực biển miền Trung và 2,46 - 15,48mg/l ở khu vực biên phía Nam. Hàm ỉượng cadimi (Cd) trong trầm tích biến đổi trong khoảng 0,57 - l,68mg/l ở khu vực biển phía Bắc; trong khoảng 0,35 - l,26mg/l trong vùng biển miền Trung và từ vết đến 0,15mg/l ở vùng biên phía Nam. Nhìn chung, trâm tích ở nhiều vùng biển (trừ khu vực phía Nam) có hàm lượng Cd cao. Hàm lượng asen (As) còn thấp và biển đổi trong khoảng 0,94 - l,98m g/ì ở vùng biên phía Bắc, trong khoảng 0,09 - 3,53mg/l ở khu vực biển miền Trung, và 1,19 - 6,20mg/l ở khu vực biển miền Nam. Hàm lượng thủy ngân biên đôi trong khoảng 0 074 - 0,291mg/l ở vùng biển phía Bắc, trong khoảrig 0,019 - 0,170mg/l ở vùng biển miền Trung, và 0,20 - 0,93mg/l ở vùng biển phía Nam (theo Bảo cảo hiện trạng môi trường năm 2003).

Hàm lượng dầu trong trầm tích biến đổi trong khoảng 7.54 - 752.85mg/l ở vùng biển phía Bắc, trong khoảng 0.11 - 16.70 mg/1 ở vùng biển miền Trung và 76.8 - 80.9 mg/1 ở khu vực miền Nam. Khu vực Cửa Lục (Quảng Ninh)

hàm lượng dầu trong trầm tích cao nhất. Hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo trong nước biển khá thấp so với giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, ở những vùng cửa sông lân cận các khu vực ven biển có sử dụng nhiều thuốc trừ sâu (châu thổ Sông Hồng), hàm íượng thuốc trừ sâu trong nước biển luôn cao hơn từ 2 - 4 ỉần so với nước biển ở vùng lân cận của các nước. Theo một số nghiên cứu của M onirith và cộng sự, 2003, dư lượng thuốc trừ sâu tích lũy trong các sinh vật 2 mảnh vỏ như vẹm xanh

Perna virỉdis có hàm lượng rất cao trong các mô tế bào thuộc vùng biển

Trung Quốc, Hồng Kông và Việt Nam (đặc biệt là thành phần DDT) (hình 2.30).

Ngoài ra, do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, chất thải hữu cơ và phân bón, trong đó chỉ số khuẩn coliform trong nước biển gần các đô thị lớn, khu du lịch biến và các kênh tiêu nội đồng ven biển biến đổi trong khoảng 12 - 9.200cfìi/100ml. Vùng biển từ Nha Trang đến Rạch Giá thường xuyên có chỉ số khuẩn coliform cao hơn giới hạn cho phép 1 - 9,2 lần. Khu vực Đèo Ngang, Đồng Hới, Thuận An, Đà Nang, Dung Quất, Sa Huỳnh, Quy Nhơn qua kết quả của một số khảo sát và nghiên cứu cho thấy chỉ số này cũng cao hơn giới hạn cho phép.

Hình 2.32. Hàm lượng TBVTV (ng/glipid) trong các mô tế bào của vẹm xanh Perna viridis tại các vùng biển châu Á (Xem chì tiết trong Monirith và cộng sự, 2003)

Ô nhiễm môi trường ven biển gia tăng, cộng thêm phương pháp đánh bắt theo lối hủy diệt như đùng hóa chất độc hại, sử dụng chất nổ, lưới mắt nhỏ, khai thác tôm cá trái vụ... đang làm giảm mạnh chất lượng hệ sinh thái. Trong đó nhiều loài

Chương II. Thânh phần hoá học và năng suất sính học sơ cáp vùng biển Việt Nam

195

cá biển, và loài cá nước ngọt có nguy cơ tuyệt chủng; các rạn san hô, thảm cỏ biên và rừng ngập mặn cũng bị phá hủy nghiêm trọng do phát triển kinh tế ở vùng ven biển và trên lưu vực các con sông gây ra.

Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuẩn tháng 7 âm lịch tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt ỉà tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Năm 2002, thủy triều đỏ xuất hiện khá nhiều ở Nam Trung Bộ. Thiệt hại gây ra đo thủy triều đỏ rất lớn. Nhiều chủ trại tôm và cá mú tráng tay do tất cả các sản phẩm trong ao đều chết; Chỉ tính riêng các ngư trại huyện Tuy Phong đã bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Đó ià chưa tính đến những thiệt hại về môi trường sinh thái trước mắt và lâu dài. Trong vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được khoảng 8-16 loài vi tảo biển gây hại tiềm năng với mật độ hơn 2 X

104 tế bào/lít. Chỉ trong tháng 7-2002, tảo nở hoa ở biển Nha Trang đã làm chết một số cá, ước tính gây thỉệt hại khoảng 10 tỷ đồng. Năm 2003, hiện tượng thủy triều đỏ ở vùng biển Ninh Thuận, hiện tượng bùng nở tảo ở Nha Trang và Đà Nang vẫn tiếp tục được ghi nhận.

Đặc biệt, mặc dù rạn san hô đóng vai trò quan trọng đối với môi trường biển Việt Nam, nhưng hệ sinh thái này cũng đang bị khai thác quá mức bằng các phương tiện mang tính hủy diệt như đánh mìn, sử dụng hóa chất độc để đánh bắt hải sản sống trong rạn. Khai thác san hô íàm vôi và đồ vật lưu niệm cho du khách du lịch khiến cho rạn bị suy thoái nghiêm trọng. Viện Tài nguyên và Môi trường Biển đã cảnh báo 80% rạn san hô biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở tình trạng rủi ro cao. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với hệ sinh thái thảm cỏ biển.

2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong việc bảo vệ môi