• Nenhum resultado encontrado

Những chuyện thú vị trong lịch sử Trung Hoa

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Những chuyện thú vị trong lịch sử Trung Hoa"

Copied!
32
0
0

Texto

(1)

Những Chuyện Thú Vị Trong

Lịch Sử Trung Hoa.

Soạn giả : 吳奚眞 Ngô Hề Chân 馬國光 Mã Quốc Quang 葉德明 Diệp Đức Minh Dịch giả : Dương Đình Hỷ.

I.-Quản Trọng và Bão Thúc Nha.

Quản Trọng là một vị chính trị gia lớn thời Xuân Thu, tư tưởng chính trị của ông đối với nước Tầu rất lớn. Nói tới ông, ngày nay không ai là không biết; nhưng nếu ban đầu không có Bão Thúc Nha là bạn tri tâm thì trong lịch sử không có tên ông.

Quản Trọng và Bão Thúc Nha lúc nhỏ là bạn tốt, cùng chơi chung. Gia cảnh Bão Thúc Nha so với Quản Trọng thì khá hơn nhiều. Về sau hai người hợp tác buôn bán. Quản Trọng thường lấn lướt bạn. Khi được lãi ông thường lấy phần hơn. Có người thấy tình hình như thế đều bất bình thay cho Bão Thúc Nha. Họ nói :

-Tiền vốn phần lớn là của Bão Thúc Nha, Quản Trọng bỏ ra bao nhiêu chứ ?

Bão Thúc Nha chẳng để tâm còn biện hộ cho Quản Trọng :

-Gia cảnh Quản Trọng không tốt, đương nhiên là phải lấy nhiều hơn. Đó là do tôi cam tâm tình nguyện.

Về sau, mấy lần Quản Trọng làm quan, mỗi lần đều làm không tốt, bị triều đình bãi chức. Mọi người đều cười chê ông chỉ có Bão Thúc Nha biện hộ cho ông :

(2)

-Chẳng phải là Quản Trọng không mẫn cán, chỉ là thời cơ chưa đến. Quản Trọng cũng từng là quân nhân. Khi ra trận ông không biểu hiện dũng cảm. Mọi người đều nói ông mật nhỏ, không chịu trách nhiệm. Bão Thúc Nha biện hộ cho ông :

-Quản Trọng không chịu bán mạng vì sợ nếu chết sẽ không có người phụng dưỡng mẹ già.

Đương thời, Tề quốc quốc quân là Nhượng công có 2 con. Quản Trọng theo con trưởng là Củ, Bão Thúc Nha theo con thứ là Tiểu Bạch. Hai anh em này vì tranh đoạt vương vị phát sinh xung đột kịch liệt. Lão đại ra lệnh Quản Trọng giết lão nhị. Quản Trọng mai phục trên đường Tiểu Bạch đi qua. Qua một lúc, xa giá Tiểu Bạch quả nhiên đi tới. Quản Trọng bắn tên ra trúng vào thắt lưng của Tiểu Bạch. Tiểu Bạch hoảng sợ biết chuyện không lành bèn giả chết. Quản Trọng không xem kỹ, tưởng Tiểu Bạch đã chết, cho người báo với công tử Củ. Nhưng khi phát hiện Tiểu Bạch chưa chết định hành động thì không kịp nữa rồi.

Về sau, Tiểu Bạch nắm giữ đại quyền có danh là Tề Hoàn Công. Tề Hoàn Công tin tưởng Bão Thúc Nha là một nhân tài mời ông làm quan to. Bão Thúc Nha nhất định từ chối. Ông bảo Tề Hoàn Công : người có thể trị lý thiên hạ không phải là ông mà là Quản Trọng.

Bão Thúc Nha nhìn ra Tề Hoàn Công còn do dự, vì không quên mũi tên thù, bèn bảo :

-Quản Trọng tuy bắn trúng đai lưng của Chúa công, nhưng đó là lòng trung thành với chủ; nếu bệ hạ dùng Quản Trọng thì sẽ nắm thiên hạ trong lòng bàn tay.

Tề Hoàn Công nghe theo lời khuyên của Bão Thúc Nha, dùng nghi lễ mời Quản Trọng làm Tể tướng. Tề quốc dưới sự trị lý của Quản Trọng chỉ vài năm đã trở thành một nước đứng hàng đầu. Quản Trọng lấy pháp

(3)

luật nghiêm khắc trị lý quốc gia. Nhiều lý luận của ông là căn nguyên cho các pháp gia của thời Chiến quốc sau này. Các học giả đời sau biên thành một cuốn sách trong đó biên tập chủ trương của Quản Trọng. Hiện nay còn có nhiều người nghiên cứu bộ sách ấy.

Chú thích của dịch giả : Quản Trọng là một Tể tướng tài giỏi về việc trị

nước, nhưng ít được nói đến một khía cạnh khá đặc biệt của ông về vấn đề kinh tế. Ông là người đầu tiên cho phép mở các nhà điếm để thâu tiền thuế, một sáng kiến thật độc đáo đối với thời đó. Vì vậy sau này các tú bà đã coi ông là Tổ của ngành buôn hương bán phấn, gọi ông là thần bạch mi.

II.-Tây Môn Báo Trừ Bỏ Mê Tín.

Nghiệp ấp, có hủ tục Hà Bá cưới vợ. Đương thời, bà đồng cấu kết với thổ hào và tham quan ô lại, mỗi năm đều tìm kiếm ở địa phương một thiếu nữ đẹp, cho ăn mặc đẹp đẽ, ném xuống sông cho chết đuối, nói rằng đó là cưới vợ cho Hà Bá. Theo lời tuyên truyền của họ, nếu không làm vậy hà Bá sẽ nổi giận, tạo hồng thủy làm cư dân sẽ chết đuối hết. Những kẻ bại hoại lợi dụng sự kiện Hà Bá cưới vợ này mà nã tiền dân chúng. Dân chúng khổ không nói được, nhưng sợ Hà Bá nổi giận tạo thủy tai nên đành im tiếng mặc bọn ác xếp đặt.

Tây Môn Báo được bổ đến làm quan coi việc hành chính. Ông là người thanh liêm chính trực, nên quyết tâm bài trừ mê tín. Ông tra xét bọn cầm đầu và tham gia lễ cưới của Hà Bá. Bọn ác tưởng Tây Môn Báo cũng giống họ, trong lòng cảm thấy rất hào hứng.

Ở bờ sông vào ngày lễ có cả vài ngàn người coi náo nhiệt. Mọi ánh mắt đều hướng về bà đồng. Bà này đã trên 70 tuổi, theo sau chừng 10 đệ tử đều ăn

(4)

mặc trang nghiêm, thần khí dương dương. Tây Môn Báo gọi bà đồng lại :

-Hà Bá cưới vợ là một chuyện lớn. Ngươi hãy dẫn cô dâu lại ta xem có đẹp không ?

Tây Môn Báo xem mặt cô dâu rồi giả ý nhăn mặt, nói :

-Cô gái xấu xí này sao xứng làm vợ Hà Bá ? bà đồng hãy đi báo Hà Bá đợi hai ngày chúng ta sẽ đi tìm cô dâu khác dâng để ngài khỏi nổi giận ! Liền sai người quẳng bà đồng xuống sông. Qua một lúc lại nói:

-Bà đồng đi cả nửa ngày mà còn chưa trở về. Gọi đồ đệ của bà xem chuyện ra sao ?

Lại sai người ném một đồ đệ của bà đồng xuống sông; cứ thế ném 3 đồ đệ của bà đồng xuống sông.

Đương nhiên các đồ đệ này không trở lại. Do đó, Tây Môn Báo hướng về vị thổ hào cấu kết với bà đồng nói :

-Đại khái những người đàn bà này không biện luận được, không phiền ông đi một phen không được, ông là người nam biết nói chuyện hơn, nhất định nói rõ ràng.

Ông không để cho chối từ, kêu người ném thổ hào đó xuống sông. Qua một lúc, không thấy động tĩnh, Tây Môn Báo nhìn quanh thấy hai viên quan lại, bèn nói :

-Sao các người sai đi không trở lại ? Phiền hai ông đi coi sao ?

Hai vị quan lại này sợ đến mặt trắng bạch. Quỳ xuống, cúi đầu tạ tội, Tây Môn Báo bất nhẫn nói :

-Được rồi ! Hãy chờ một lúc.

Hai vị quan lại, dập đầu đến chẩy máu. Tây Môn báo thấy hai vị đó không phải là quan tốt, nhưng không phải là hung thủ chính hại người, nên nói :

-Được rồi , đứng dậy đi ! Ta nghĩ Hà Bá giữ họ lại vài ngày. Mọi người hãy về đi, sẽ nói sau.

Về sau, ở Nghiệp ấp không ai dám đề cập đến việc Hà Bá cưới vợ nữa. Tây Môn Báo dốc toàn lực vào công trình thủy lợi làm cho nghiệp ấp vĩnh viễn không bị thủy tai.

(5)

III.-Ngũ Viên Báo Thù.

Ngũ Xa là đại thần nước Sở, ông chân thực, không nể nang ai, cãi lại cả Sở Bình Vương. Sở Bình Vương nổi giận lập tức hạ lệnh xử tử Ngũ Xa. Nhưng lại sợ hai con của Ngũ Xa báo thù, bèn buộc Ngũ Xa viết thư cho hai con, gọi các con về, sau đó sẽ giết sạch. Ông nói với Ngũ Xa :

-Nếu ngươi gọi được hai con về, ta sẽ miễn cho tội chết. Ngũ Xa trả lời :

-Thần tuân chỉ, nhưng theo thần suy đoán thì lão đại nhất định về, còn lão nhị thì không.

Bình Vương hỏi lý do. Ngũ Xa nói :

-Ngũ thượng đôn hậu, thành thực, lại hiếu thuận nghe nói nếu về thì cha sẽ được miễn tội chết do đó liều chết mà về bên thần. Còn Ngũ Viên lắm mưu trí, mật lớn biết rằng về sẽ chết nên sẽ không về.

Bình Vương sai người đem thư của Ngũ Xa tới hai anh em họ Ngũ. Ngũ Thượng quyết định đi. Ngũ Viên đem âm mưu của Sở Bình Vương phân tích cho anh nghe, và khuyên anh đi trốn. Ngũ Thượng không đồng ý và nói :

-Không về để cha chết là bất hiếu, như quả cha bị giết mà không báo thù thì là vô mưu. Chẳng bằng ta về bên cha và đệ một mình đào tẩu, giữ lại mạng sống, báo thù cho chúng ta.

Ngũ Viên biết nói nhiều cũng vô ích, bèn hướng anh cáo biệt ngay đêm đó trốn đến nước Ngô.

Ngũ Xa trước khi bị xử tử than rằng : -Ngũ Viên chạy sang nước Ngô, nhất định sẽ làm cho nước Sở điên đảo. Ngũ Viên trăm cay ngàn đắng đến nước Ngô, từng bước từng bước giúp vua Ngô Phù Sai trị dân một cách có phương pháp, làm tới bậc tể tướng. Ngước Ngô ngày một mạnh nhưng

(6)

Ngũ Viên vẫn một lòng vì cha báo thù.

Một ngày kia, tin Sở Bình vương chết đến tai Ngũ Viên. Ngũ Viên buông tiếng khóc thất thanh. Những người chung quanh đều ngạc nhiên. Ngũ Viên giải thích :

-Tôi hận không có cơ hội chém đầu Bình Vương. Nhưng tín niệm diệt Sở vẫn không lay chuyển.

Con của Bình Vương là Chiêu Vương kế vị. Biết Ngũ Viên lợi hại, lại nhận cha mình làm quá bèn sai người kiếm Ngũ Viên cầu hòa, nguyện cùng Ngũ Viên chia đôi thiên hạ. Ngũ Viên từ chối.

Để diệt nước Sở, Ngũ Viên dùng sách Tôn Tử binh pháp. Sau nước Ngô diệt Sở mới thỏa được mối hận của Ngũ Viên.

IV.-Phùng Huyên Mua Nhân Nghĩa.

Thời Chiến Quốc, có một người đọc sách tên là Phùng Huyên. Ông là người có tài nhưng không có cơ hội để trổ tài. Nghèo đến chạy ăn từng bữa. Ông nghĩ đó không phải là biện pháp bèn gia nhập làm môn hạ Mạnh Thường Quân.

Mạnh Thường Quân là một nhà quý tộc của nước Tề, có nhiều của cải đất đai, trong nhà có vài ngàn thực khách. Chỉ cần có chút tài năng là Mạnh Thường Quân giữ lại. Phùng Huyên làm môn hạ Mạnh Thường Quân cũng không được coi trọng, thường phàn nàn. Mạnh Thường Quân không để ý, vẫn chiều ý Phùng Huyên và dần dần cải thiện sự đối đãi. Phùng Huyên không biểu hiện gì để báo đáp.

(7)

Mạnh Thường Quân có nhiều ruộng đất ở đất Tiết, ông cho dân chúng cầy cấy mấy năm rồi không thu lợi tức. Lúc đó ông định phái người đến thâu. Đây là một việc làm phiền phức ít ai chịu làm. Phùng Huyên tự nguyện đứng ra xin đi. Mạnh Thường Quân rất cao hứng giao cho Phùng Huyên các văn khế ngoài ra còn tặng ông một số tiền, còn đưa tiễn ông đi.

Trước khi đi, Phùng Huyên hỏi :

-Thâu tiền rồi, ông muốn mua gì không ? -Ông hãy mua thứ gì mà nhà không có.

Phùng Huyên khi tới đất Tiết chiêu tập những người chưa trả lợi tức lại, tuyên bố :

-Mạnh Thường Quân biết các người sinh hoạt lao khổ, nên muốn tôi báo cho các người còn thiếu lợi tức không phải trả nữa.

Nói rồi ông đem cả chồng văn khế ra đốt hết. Dân chúng cảm kích không cùng, không ngừng hoan hô:

-Mạnh Thường Quân muôn năm.

Phùng Huyên làm xong việc, lập tức trở về.

Mạnh Thường Quân lấy làm lạ, sao làm việc nhanh thế, ông nói : -Ông mua gì cho tôi vậy ?

-Tôi mua nhân nghĩa cho ông. -Nhân nghĩa ! Là cái gì vậy ?

-Lúc đi, ông bảo tôi mua thứ gì mà trong nhà không có, suy đi tính lại, tôi thấy trong nhà cái gì cũng có chỉ thiếu nhân nghĩa, cho nên khi đến đất Tiết tôi đem các văn khế đốt hết. Dân chúng cả đời cám ơn ông vô tận, từ đây nhà này chẳng có nhân nghĩa sao ?

Mạnh Thường Quân nghe rồi không vui lắm, nhưng chuyện đã rồi, cho qua luôn.

Hai năm sau, vua Tề thấy Mạnh Thường Quân lắm tài nghệ nên đề phòng ra lệnh cho ông về đất Tiết. Dân chúng nghe ân nhân Mạnh Thường Quân trở về, nam nữ, già trẻ đều ra nghênh đón. Mạnh Thường quân cảm động vô cùng ngoảnh nhìn Phùng Huyên:

-Ông mua nhân nghĩa cho tôi, ngày nay tôi mới thấy !

(8)

Biển Thước là một vị danh y thời Xuân Thu. Người đương thời tin rằng dầu bị một bệnh khó trị nào để cho Biển Thước chữa thì đều khỏi cả. Biển Thước đối với lời khen tặng này không cho là dĩ nhiên. Ông nói : -Tôi không phải là thần y có thể cứu người chết đi sống lại, chỉ là chữa cho những người mà mạng sống chưa dứt được khỏe hơn thôi.

Ông đi khắp nơi hành y, đến nước Tề. Tề Hoàn Công muốn gặp vị y sĩ nổi danh thiên hạ bèn phái người mời ông đến gặp mặt. Biển Thước vừa thấy Tề Hoàn Công, phát hiện mầu má không chính thường, sau một lúc quan sát, ông thành thực nói với Tề Hoàn Công :

-Không dám dấu bệ hạ, ngài đang có bệnh. Tuy là không nặng vì bệnh độc hãy còn ở ngoài da, hãy để thần chữa cho bệ hạ.

Tề Hoàn Công nghe nói mình có bệnh thì không cao hứng lắm, cho là Biển Thước rủa ông, liền nói :

-Trẫm không có bệnh gì cả.

Biển Thước có ý tốt không ngờ tự chuốc lấy phiền, chỉ đành cáo từ. Khi Biển Thước đi rồi, Tề Hoàn Công đắc ý nói với bộ thuộc chung quanh :

-Y sĩ đều vậy, ông rõ ràng không bệnh họ nói ông có bệnh, sau đó họ giả chữa cho ông, khiến ông vừa tốn tiền vừa cảm kích họ bất tận.

Biển Thước đi rồi, nhưng vẫn quan tâm đến bệnh của Hoàn Công, năm ngày sau ông tự động đến thăm. Khi gặp mặt ông thấy không lành, ông nói :

-Bệnh độc từ da đã vào mạch máu rồi, nếu không chữa ngay sợ sẽ nặng hơn. Tề Hoàn Công nghĩ bụng gã này định đùa ta, bèn nói;

-Trẫm đã nói rồi, trẫm không có bệnh. Năm ngày nữa trôi qua, Biển Thước không nhịn được lại đến thăm.

-Bệ hạ mau trị bệnh đi. Chất độc đã vào nội tạng rồi, không trị e rằng không kịp.

(9)

Hoàn Công mặc kệ, về phòng. Biển Thước chỉ đành thối lui.

Năm ngày sau nữa, Biển Thước không mời mà đến. Vào cửa thấy Tề Hoàn Công, kinh ngạc quay đầu mà đi. Hoàn Công thấy lạ, sai người đi hỏi. Biển thước bảo người ấy :

-Bệnh ngoài da hay ở mạch máu uống thuốc hoặc dùng châm cứu có thể chữa được, bệnh vào đến nội tạng thì còn có thể nghĩ cách, còn bây giờ bệnh đã vào đến cốt tủy, không cách nào trị được. Vì vậy tôi không có gì để nói với Tề Hoàn công cả, nên tôi bỏ đi.

Năm ngày sau, Tề Hoàn Công cảm thấy thân thể không mạnh, sai người đi mời Biển Thước. Biển Thước đã sớm đi rồi. Không bao lâu, Tề Hoàn Công quả nhiên băng hà.

VI.-Mạnh Mẫu Ba Lần Dọn Nhà.

Mạnh Tử là Á Thánh, địa vị chỉ kém Khổng Tử. Trong mắt người đời sau, ông là một người hoàn chỉnh, nhưng nếu ông không có một bà mẹ hiền thục thì có lẽ ông chỉ là một người vô danh.

Trong tuổi ấu thơ, nhà ông ở ngoại ô. Ở thời cổ, ngoại ô Trung Hoa thường là nghĩa địa. Gần nhà ông có nhiều ngôi mộ. Mạnh Tử thường theo các trẻ hàng xóm chơi quanh các phần mộ. Các trò chơi thường dính dáng đến sự tống táng như khóc lóc, đào mộ, trừ tà, viết chữ lên các thẻ gỗ cắm lên đất giả làm bia mộ v . v . Có nhiều trẻ con nên có đủ loại trò chơi, chơi đi chơi lại khiến bà mẹ Mạnh Tử phát sầu. Bà nghĩ nếu cứ như vậy thì con bà làm sao mà khá được, chẳng bằng dọn nhà đi nơi khác. Do đó, bà dọn nhà vào ở trong thành. Từ cửa sổ có thể trông ra đường cái. Bà nghĩ bụng : nơi đây chẳng còn mộ địa nữa. Ở không lâu Mạnh Tử làm quen các bạn mới, hi

(10)

hi ha ha cùng chơi cả ngày chạy tới chạy lui trên đường, đều là con các tiệm buôn bán. Do đó, dần dần học thói buôn bán, có lúc giả làm người bán hàng, có lúc giả làm chủ quán, có lúc giả làm khách ăn. Đối với những trò chơi chôn cất cũ hầu như đã quên sạch cả. Hiện tại, chỉ thấy ông có vẻ là một người buôn bán mà còn lộ vẻ giảo hoạt. Cảm thấy thất vọng, Mạnh mẫu quyết định dọn nhà một lần nữa.

Lần này, không dám đại khái, đi khắp nơi tìm kiếm hoàn cảnh thích hợp. Phí lắm công, bà tìm được một chỗ khi dọn nhà tới, bà rất bằng lòng. Từ cửa sổ có thể nghe tiếng đọc sách văng vẳng truyền tới từ một trường học. Người tới lui trước cửa đều có lễ nghi, bà nghĩ đó là hoàn cảnh lý tưởng cho con bà.

Quả nhiên, chẳng bao lâu, Mạnh Tử học các lễ tiết lời nói nhã nhặn, tự động đọc sách.

Chúng ta có thể nói đạo đức, học vấn của Mạnh Tử là do hoàn cảnh tốt trong thời thơ ấu tạo nên vậy.

VII.-Lạn Tương Như Và Liêm Pha.

Triệu Vương theo lời mời của Tần Vương đến nơi biên giới xa xôi để gặp mặt; hy vọng cuộc hội đàm sẽ giúp việc ngoại giao giữa hai nước được tăng tiến.

Không ngờ Tần Vương không có thành ý, dùng mọi cách trước mặt mọi người để làm nhục Triệu Vương. Tuy Triệu Vương không thiếu tùy tùng nhưng không có ai dám lên tiếng giúp Triệu Vương. Chỉ có một quan văn là Lạn Tương Như bỏ sự nguy hiểm sinh mạng cùng Tần Vương tranh biện, không những bảo tồn tôn nghiêm của Triệu Vương mà còn củng cố địa vị của Triệu quốc. Khi về nước Triệu Vương nhận thấy Lạn Tương Như trí tuệ và dũng khí hơn người đã vì quốc gia lập đại công; phong ông làm Thượng khanh là chức vị cao nhất của triều đình lúc đó. Mọi người đều công nhận trừ danh tướng Liêm Pha.

(11)

Liêm Pha là một vị danh tướng của Triệu quốc, đã từng lập nhiều công lao; là một người được toàn quốc tôn kính. Ông thấy địa vị của Lạn Tương Như còn cao hơn ông. Ông thấy không phục, công khai nói :

-Tôi là vị đại tướng không thiếu lần ra sống vào chết, đổ biết bao nhiêu mồ hôi và máu mới có được, nay Lạn Tương Như chỉ dùng cái miệng mà trèo lên đầu tôi, làm sao tôi bảo người ?

Ông còn nói :

-Nếu tôi gập Lạn Tương Như, tôi sẽ làm cho ông ấy mất mặt.

Lạn Tương Như nghe được chuyện này, bèn cố ý tránh Liêm Pha. Ngay cả lên triều, ông cũng thường vắng mặt. Có lần Lạn Tương Như đi xe, xa trông thấy Liêm Pha ở phía trước, bèn ra lệnh cho người đánh xe rẽ vào một con ngõ để tránh. Tùy tùng Lạn Tương Như thấy ông sợ Liêm Pha như thế, nổi giận không chịu được đến trước mặt ông hỏi :

-Chúng tôi bỏ quê hương theo ông vì ngưỡng mộ tài đức của ông, hiện tại địa vị của ông cũng không dưới Liêm Pha. Thấy ông nhu nhược như thế người thường cũng không chịu được, huống hồ là người có địa vị. Được rồi, ông hãy để chúng tôi từ chức về nhà.

Lạn Tương Như nghe họ nói thế không trực tiếp trả lời, chỉ hỏi lại : -Các ông thấy Liêm Pha tướng quân so với Tần Vương thế nào ? -Uy nghiêm của Liêm Pha tướng quân không bằng Tần Vương.

-Uy phong như Tần Vương tôi còn không sợ, trước mặt công chúng còn dám mắng ông thì há sợ gì Liêm tướng ? Các ông phải biết rằng Tần quốc không dám đánh Triệu quốc vì văn thần thì có tôi, võ tướng thì có Liêm Pha. Nếu như hai hổ tranh đấu tất sẽ có một bị thương; nước Tần sẽ có cơ hội. Quốc gia mất, nếu so với đắc thất của cá nhân còn quan trọng hơn nhiều, do đó tôi không nhịn không được.

(12)

Liêm Pha nghe được câu chuyện này xấu hổ vô cùng, cởi trần, do bạn bè dẫn tới phủ Lạn Tương Như tạ tội, xin Lạn Tương Như đánh ông. Lạn Tương Như thấy thế mời ông vào nhà. Hai người nói chuyện rất hợp. Từ đó trở thành đôi bạn tri kỷ.

Chú thích của dịch giả :

Cuộc đụng đầu của Lạn Tương Như với vua Tần Chiêu Vương kể nơi đây là lần thứ hai. Hai năm trước vua Tần đã ép vua Triệu phải dâng viên ngọc họ Hòa để đổi lấy 15 thành của nước Tần. Triều đình nước Triệu biết đây là giả trá, ý đồ của Tần là muốn chiếm đoạt viên ngọc. Nhưng xét về mặt quân sự thì Tần mạnh hơn nhiều, nếu không chịu cống viên ngọc thì Tần sẽ xua quân sang đánh. Do đó, triều đình cần có người giám nhận lãnh trách nhiệm đi sứ. Các quan trong triều ai cũng đều lẩn tránh, lúc đó có người tiến cử Lạn Tương Như. Ông khẳng khái nhận lãnh sứ mạng. Đúng như dự kiến, vua Tần chỉ muốn chiếm viên ngọc mà thôi, nhưng Lạn Tương Như đã có kế để thoát hiểm đem được ngọc về nước hoàn thành nhiệm vụ mà vua Tần không làm gì được ông.

VIII.-Kỳ Ngộ Của Trương Lương.

Một buổi chiều, Trương Lương không có việc gì làm, một mình đi tản bộ, dọc theo sông Câu Thủy, bất tri bất giác tới một cây cầu. Trương Lương mải nghĩ cách kháng bạo Tần nên không chú ý gì đến cảnh vật chung quanh. Có một ông già tóc râu đều bạc, mặc quần áo vải thô, ngồi ở đầu cầu chăm chú nhìn Trương Lương đang đi tới. Lúc Trương Lương đi tới trước mặt ông lão cố ý đánh rơi chiếc dép xuống dưới chân cầu, trợn mắt nhìn Trương Lương và nói :

(13)

Trương Lương bụng đầy tâm sự, bỗng nghe nói thế không biết làm sao cho phải, kinh ngạc lắm. Nếu như thường ngày ông đã nổi giận, xáng cho gã vô lễ một bạt tai, nhưng nhìn lại thì là một ông lão khoảng 70 tuổi, làm sao hạ thủ được ? Chỉ đành nuốt giận xuống cầu nhặt dép cho ông, không ngờ ông lão không giơ tay nhận dép mà giơ chân lên nói :

-Mang dép vào cho ta.

Trương Lương nghĩ mình đã nhặt dép rồi, là người tốt đã làm thì phải làm cho tới cùng. Do đó quỳ xuống xỏ dép cho ông lão. Mang dép xong, ông lão không cám ơn, đắc ý, cười mà bỏ đi. Trương Lương nhìn theo lưng ông, bụng rầu rầu. Ông lão đi không xa, quay lại nhìn Trương Lương cười nói :

-Ngươi kể là kẻ có tài, có thể dạy được, 5 ngày sau buổi sáng sớm tới cầu gặp ta.

Trương Lương thấy kỳ quái chỉ đành cung kính vâng lời. năm ngày sau, trời vừa sáng, Trương Lương vội đến cầu nào ngờ ông lão đã ở đó rồi. Thấy Trương Lương tới, ông lão mắng :

-Hẹn với tiền bối sao đến chậm thế ? Về đi, năm ngày sau lại tới đây ! Đến ngày hẹn, gà trống vừa báo sáng Trương Lương vội chạy đến cầu, nhưng ông lão đã ở đó rồi. Ông lão tức giận nói :

-Sao lại đến chậm thế ? Về đi, năm ngày sau đến.

Trương Lương đầy bụng nghi hoặc, đành trở về. Lần này Trương Lương không chịu thua, khoảng nửa đêm đã đến cầu. Quả nhiên, không lâu ông lão đi đến. Trương Lương vội hành lễ. ông lão lộ vẻ vui mừng :

-Tốt, thế mới phải chứ !

Ông lấy ra một cuốn sách giao cho Trương Lương :

-Hãy đọc cho kỹ cuốn sách này, người sẽ thành thầy của vua. Mười năm sau sẽ được toại nguyện.

(14)

Nói xong đi mất.

Trương Lương giở xem thì sách đó là Thái Công Binh Pháp. Ông không ngừng nghiêm đọc. Mười năm sau, ông giúp Lưu Bang đoạt thiên hạ, lập cơ sở cho nhà Hán.

Chú thích của dịch giả :

Khi Hạng Võ bị quân của Hàn Tín bao vây tứ bề thì tình thế đã rơi vào cảnh tuyệt vọng. Binh sĩ của Hạng Võ đã theo chủ soái đi chinh chiến xa gia đình và quê quán cũng đã lâu, nay lại rơi vào tình cảnh này thật là thê thảm. Trương Lương là tham mưu của Lưu Bang rất hiểu rõ tình trạng, nên trong đêm trước ngày sẽ xẩy ra cuộc tấn công cuối cùng đã cho một số binh sĩ có tài thổi sáo và tiêu lên những nơi cao quanh vùng bao vây thổi những khúc điệu buồn thảm như tiếng than van của cha mẹ già mong con, người vợ trẻ âu lo chờ tin chồng hay đám trẻ thơ muốn được thấy bóng cha đã làm cho binh sĩ của Hạng Võ càng thêm ngã lòng không muốn chiến đấu nữa. Do đó, trong đêm đã có một số khá đông tìm cách trốn đi. Kết quả là Hạng Võ hoàn toàn bị thua trong trận này và phải tự vận. Như vậy, Trương Lương phải kể là người đầu tiên trong lịch sử loài người đã biết dùng tâm lý chiến để lũng đoạn hàng ngũ địch. Trong thời kỳ nhạc còn trong vòng sơ khai của thời tiền chiến, có một bài hát nói về tiếng tiêu chiêu hàng của Trương Lương mà chúng tôi nói ở trên, nhưng có một điểm sai lầm về lịch sử, khi nhạc sĩ viết “Tám nghìn con em đất Bái nay còn đâu” có ý nói về đám binh sĩ thân cận của Hạng Võ. Nhưng sự thực thì đất Bái là quê hương của Lưu Bang chứ không phải của Hạng Võ.

IX.-Hàn Tín.

Danh tướng của nhà Hán là Hàn Tín. Lúc nhỏ ở quê nhà không được vừa ý, muốn làm công chức thì không đủ tư cách, muốn buôn bán thì không có tiền vốn. Để kiếm cơm cháo qua ngày ông đành mặt dầy sống nhờ bạn bè, thân thích. Lâu dần, họ sợ ông đến ăn không, ở không nên họ tránh ông. Lúc đó ông sống rất khổ, tâm tình buồn bã. Bình thường ít khi ông ở nhà, không đi ra ngoài thành câu cá để giải muộn, thì lang thang ngoài phố. Hàn Tín có thân thể khôi vĩ, lực khí khá mạnh, tuy chưa gập thời nhưng khi bước đi ngửng đầu, ưỡn ngực, không co ro

(15)

khúm núm. Do đó, có người nói Hàn Tín là một người tài không thể xem nhẹ.

Một gã lưu manh nghe được chuyện này, thấy không thú vị hắn muốn diệt uy phong của Hàn Tín và cho mọi người biết sự lợi hại của hắn.

Một hôm, trên con đường Hàn Tín thường đi qua, hắn hướng người bốn chung quanh :

-Đừng thấy hắn đầu to mà lầm, kỳ thật hắn mật nhỏ như chuột, không có một điểm nhỏ nào dùng được. Mọi người nghị luận ồn ào, có người gật, có người lắc đầu. Gã lưu manh tiến thêm một bước :

-Các ông nếu không tin, thì hãy chờ xem !

Lúc đó Hàn Tín từ xa đi lại. Gã lưu manh đứng giữa đường dạng chân ra ngăn Hàn Tín lại. Bốn phía im lặng, mọi người ngưng thần coi kịch. -Hàn Tín, nếu ngươi có gan thì rút kiếm ra giết ta đi, còn nếu nhát gan thì rất đơn giản, chỉ cần lòn qua háng ta.

Hàn Tín nhìn gã lưu manh, không nói một tiếng lòn qua háng gã mà đi. Mọi người trong phố đều cười chê Hàn Tín.

Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ chiếm thiên hạ, thành một vị đại tướng quân. Có một ngày, ông phái người đem gã lưu manh đã làm nhục ông lại. Khi gã lưu manh tới trước mặt Hàn Tín, gã tưởng sẽ chết chắc, nào ngờ Hàn Tín không kể đến chuyện lúc trước còn cho hắn làm quan vì hắn có sức. Đến lúc đó gã lưu manh mới nhận biết Hàn Tín vì người.

X.-Tô Vũ Chăn Dê.

Trong lịch sử Trung Hoa, nạn ngoại xâm lớn nhất là từ phía Bắc của Hung Nô. Thời Hán Võ Đế, các phương đều ổn định chỉ có vấn đề Hung Nô. Võ Đế nhận định rằng hàng năm đánh nhau với Hung Nô là không phải cách. Ông bèn phái Tô Vũ cầm đầu một phái đoàn mang lễ vật quý

(16)

hiếm tới Hung Nô để giảng hòa. Sứ đoàn đến Hung Nô, Đơn Vu của Hung Nô thấy Hán triều khách khí với mình thì nghĩ rằng Hán triều sợ mình, do đó không tiếp đãi sứ đoàn đúng lễ, lại tỏ ra mình là một nước mạnh.

Chính ngay lúc đó, nội bộ Hung Nô phát sinh tranh chấp. Không may một vị trong sứ đoàn có liên quan đến sự việc. Đơn Vu phát hiện rồi, tức giận hạ lệnh bỏ tù cả phái đoàn. Tô Vũ tuy không biết sự tình, nhưng thuộc hạ phạm pháp, làm việc hồ đồ làm mất sự hòa mục của sứ mạng của phái đoàn, rút kiếm tự sát, may là phát hiện kịp thời đã cứu được.

Đơn Vu của Hung Nô rất phục khí tiết của Tô Vũ, lại muốn dùng tài cán của ông bèn dụ hàng. Tô Vũ không nghe. Đơn Vu nổi giận sai giam Tô Vũ vào ngục không cho ăn uống. Tô Vũ đành chỉ ăn nỉ, uống tuyết, mười ngày mà không chết. Người Hung Nô thấy Tô Vũ không chết cho là Tô Vũ được thần linh bảo hộ nên không dám giết ông nữa. Họ đầy ông đến Bắc hải hoang dã, cấp cho ông một bầy dê đực, bắt ông chăn dê và nói :

-Lúc nào dê sinh con thì sẽ trả ông về, nếu ông không đợi được thì đầu hàng đi, lúc nào chúng tôi cũng hoan nghênh, bảo đảm không bạc đãi ông.

Tô Vũ nguyện cả ngày dầm tuyết không chịu đầu hàng. Đơn Vu thường phái người đến dụ hàng. Tô Vũ vẫn không động lòng, dần dần không thèm để ý, để ông đơn độc chăn dê.

Hán Vũ Đế mất rồi, Hán Chiêu Vương lên thay, Đơn Vu cũng mất. Chiêu Vương phái người trăm phương ngàn kế nghe ngóng tin tức Tô Vũ. Mới đầu Hung Nô không muốn rắc rối với Hán triều nên nói dối với sứ giả là Tô Vũ đã chết rồi. Nhưng do sự điều tra của sứ giả, cuối cùng Tô Vũ đã được trở về nước. Tô Vũ trở về, Hoàng đế thân nghênh đón,

(17)

toàn quốc sanh động. Vua trẻ đối diện với vị lão thần hơn 60 tuổi, đầu râu trắng xóa trông giống như băng tuyết ở Bắc hải, tượng vi cho tấm lòng băng khiết của một vị trung thần.

XI.-Đề Doanh Cứu Cha.

Thuần Vu Ý là một thầy thuốc ở triều Hán, không những ông giỏi trị liệu mà y đức cũng rất tốt, rất được dân chúng kính trọng.

Có một lần ông đang trị bệnh cho một người nghèo khổ thì có một người nhà giàu sai người làm đến mời ông chữa cho chủ nhân. Khi ông chữa xong cho người nghèo rồi mới theo người làm tới chữa cho người giàu thì bệnh nhân đã chết. Gia quyến của bệnh nhân trút giận lên đầu Thuần Vu Ý, cáo trạng lên quan phủ, nói rằng ông thấy chết mà không cứu. Người có tiền thường cùng quan phủ hủ bại cấu kết. Quan phủ không phân rõ ràng liền phán Thuần Vu Ý bị tội nhục hình. Bị tội nhục hình nhẹ nhất là bị thích chữ vào mặt, nặng là chặt một chân. Y chiếu pháp luật đương thời phạm nhân bị áp giải về kinh đô để thọ phạt. Thuần Vu ý có 5 con gái, không có con trai. Lúc ông bị giải đi, 5 cô con gái khóc đưa cha đi. Thuần Vu Ý nhìn 5 đứa con gái, giậm chân than : Sanh toàn con gái, lúc có chuyện, chẳng ích gì nếu có một đứa con trai thì ít nhất nó cũng giúp đỡ trong lúc đi đường.

Đứa con gái út là Đề Doanh, nghe rồi rất thương cảm. Do đó, lập tâm theo cha lên kinh, dốc hết sức để cứu cha.

(18)

Đi ròng rã 2 tháng trời cô mới tới kinh thành. Tứ cố vô thân, cô không tìm được ai giúp cô. Qua một ngày là hy vọng càng giảm đi. Cuối cùng, cô quyết định viết cho Hoàng Đế một bức thư. Trong thư, cô tả phụ thân bị oan khuất. Nhục hình tàn khốc như thế nào đều tả ra cả, và còn tự nguyện vào cung làm nô tỳ để chuộc tội cho cha. Cô viết thư và quỳ ở ngoài cửa Hoàng cung 3 ngày 3 đêm. Vệ sĩ mới đưa thư của cô trình lên vua. Phong thư này đầy tình cảm, vua coi xong rất cảm động lập tức vời cô tiến cung . Khen ngợi lòng hiếu của cô, tha tội cho Thuần Vu Ý, điều tra lại vụ án. Không lâu, vua bãi bỏ nhục hình.

XII.-Tư Mã Thiên Và Bộ Sử Ký.

Bộ sách sử ký là một bộ sách quan trọng trong điển tịch Trung Hoa. Tác giả Tư Mã Thiên trong quá trình ghi chép đã đem văn học trộn lẫn triết học làm một. Từ 2.000 năm trở lại đây bộ sách này đã được các nhà trí thức coi trọng. Bộ sách này có nhiều kịch tính. Tư Mã Thiên sống dưới triều đại Hán Võ Đế, cha ông là Tư Mã Đàm, là sử quan của triều đình. Để tả lịch sử rõ ràng và chân thật ông thường sai Tư Mã Thiên đi khắp nơi sưu tầm sử liệu. Việc sưu khảo này khiến cho Tư Mã Thiên được thêm nhiều kiến thức. Khi Tư Mã Thiên được 36 tuổi thì cha ông mắc bệnh nặng mà qua đời. Trước khi nhắm mắt Tư Mã Đàm nuốt lệ nhắn con phải làm một sử quan tốt, ghi chép xuống những sự tích trọng đại chưa được chép, hoàn thành tâm nguyện của mình. Từ đó, Tư Mã Thiên quyết chí thành một vị quan sử vĩ đại. về sau, Tư Mã Thiên quả nhiên thành một vị thái sử, có cơ hội tiếp xúc với các quan phủ có các sách sử quý, hiếm. Ông ngày đêm sửa chữa các tài liệu này. Hán Võ Đế rất thưởng

(19)

thức tài học của ông, thường đem quốc sự ra hỏi ý kiến ông. Có một lần đại tướng của triều hán là Lý Lăng chỉ dẫn 5.000 bộ binh xâm nhập Hung Nô, kết quả bị thua trận, bị bắt đầu hàng. Tin tức này làm chấn động triều đình. Văn quan, võ tướng đua nhau chỉ trích Lý Lăng, mắng ông là bất trung, bất nghĩa. Hán Võ Đế hỏi ý Tư Mã Thiên, chẳng ngờ Tư Mã Thiên đồng tình với Lý Lăng. Ông cho rằng Lý Lăng dốc toàn lực mà chiến đấu, không ai sánh bằng. Còn chuyện đầu hàng thì đó là chuyện bất đắc dĩ. Hán Võ Đế nghe rồi nổi giận, sai người bắt Tư Mã Thiên bỏ ngục, lại sai hoạn ông. Đó là tội còn nhục hơn tử tội. Tư Mã Thiên định tự sát, nhưng nghĩ mình chưa hoàn thành di chí của bố, bèn nhịn nhục mà sống. Ông phát phẫn viết quyển sử ký. Bộ sách này có hơn 52 vạn chữ. 13 năm mới hoàn thành. Ông đã dịnh viết xong là tự sát, nhưng vì có một người con gái chưa gả chồng nên còn sống thêm vài năm nữa. Sau khi gả con gái, ông tự sát. Ông sợ triều đình đương thời, hủy tác phẩm tâm huyết của ông, ông bèn dấu đi. Về sau do cháu ngoại của ông là Dương Huy đem bản thảo dâng lên triều đình, mọi người tranh nhau sao chép, Sử ký nhanh chóng được lưu truyền.

XIII.-Khổng Dung Và Lý Nguyên Lễ.

Khổng Dung là một vị danh thần đời Hậu Hán, thuở nhỏ đã thông minh hơn người kể chuyện, làm việc đều có tình, có lý. Năm lên 10, bố có việc lên kinh thành Lạc Dương, muốn Khổng Dung mở mang kiến thức bèn dắt theo.

Khổng Dung tuy tuổi còn nhỏ, nhưng kiến văn đã quảng bác. Ông đã nghe ở Lạc Dương có Lý Nguyên Lễ đạo đức và học vấn đều rất cao. Ông tưởng đến thăm một phen, may được tiên sinh chỉ dẫn. Nhưng ông chỉ là một đứa trẻ con, chạy đến nhà Lý Nguyên Lễ, chưa chắc đã gặp mặt chủ nhân.

(20)

Ông suy nghĩ kỹ về vấn đề này, sau cùng lấy hết can đảm tới nhà họ Lý. Người nhà họ Lý thấy một đứa nhỏ đứng ở cửa, lấy làm lạ định hỏi thì Khổng Dung đã mở miệng nói trước : -Nhà chúng tôi và Lý tiên sinh là thế giao, xin ông vào báo là có vãn bối đến xin gập mặt.

Người làm thấy nói là thế giao liền chạy vào báo với chủ nhân. Một lúc sau, Khổng Dung theo người làm vào phòng khách, trước mặt nhiều vị khách Khổng Dung vấn an chủ nhân. Lý Nguyên Lễ nhìn đi ngắm lại không biết thằng bé là con vị bằng hữu nào, cuối cùng đành hỏi :

-Cậu nói hai nhà chúng ta là thế giao, không biết chúng ta lai vãng ở đâu ?

-Tổ sư chúng ta là Khổng Trọng Ni đã từng hướng Lão Tổ Lý Đam thỉnh giáo, gia tổ thường tôn lịnh tổ là thầy, do đó nói quý phủ và nhà tôi là thế giao là vậy.

Mọi người thấy Khổng Dung tuy nhỏ bé nhưng trả lời hợp tình, hợp lý đều vui vẻ coi ông như khách.

Không lâu một bạn của Lý Nguyên Lễ là Trần Vĩ vào tới, có người kể chuyện Khổng Dung cho ông nghe, chẳng ngờ ông không thích còn nói : -Cậu trẻ này tuy lúc nhỏ thông minh, nhưng khi lớn lên chưa chắc đã thành tài.

Khổng Dung nghe rồi, lập tức trả lời :

-Nếu nói thế, tôi nghĩ lúc nhỏ chắc là Trần tiên sinh thông minh lắm. Trần Vĩ nghe nói đỏ mặt tía tai, Lý Nguyên Lễ cười ha hả, chỉ Khổng Dung :

-Đứa bé này ngày sau sẽ thành đại khí, chúng ta hãy mở to mắt mà coi. Từ đó Khổng Dung thành thường khách của họ Lý.

(21)

XIV.-Vương Hi Chi Yêu Ngỗng.

Vương Hi Chi triều Tấn là một nhà thư pháp nổi danh, mà các nhà phê bình nghệ thuật đều đồng ý là một trong các vị xuất sắc nhất. Họ gọi ông là thánh thư.

Thánh thư hình như có duyên đặc biệt với ngỗng.

Từ nhỏ ông đã thích xem ngỗng. Một lần ông ngắm ngỗng, đặc biệt chú ý đến chiều dài của cổ ngỗng. Từ động tác của cổ ngỗng ông lãnh ngộ cách viết chữ theo sự vận động ảo diệu ở cổ tay. Đối với thư pháp, điều này tiến một bước lớn. Ông còn sáng tạo một loại thư pháp, từ đầu đến cuối chỉ viết một hơi không những kỳ diệu mà còn đẹp nữa.

Khi Vương Hi Chi làm quan ở Chiết Giang; nghe nói có một vị đạo sĩ nuôi một bầy ngỗng rất đẹp. Ông ngồi thuyền đến thăm đạo sĩ, xin được thưởng thức bầy ngỗng. Ông ngắm bầy ngỗng say sưa vui không thể tả được. Ông xin đạo sĩ bán cho ông vài con. Đạo sĩ này cũng là một người tao nhã, sớm nghe Vương Hi Chi là một tay thư pháp cao thủ; liền lợi dụng cơ hội này để được thư họa. Do đó, ông cố ý bảo :

-Tôi nuôi bầy ngỗng này không để bán.

Vương Hi Chi nghe rồi thất vọng, than thở không thôi. Đạo sĩ vừa quan sát thần sắc của Vương Hi Chi vừa nói :

-Nếu ông chép cho tôi bộ Đạo Đức Kinh, tôi có thể tặng ông cả bầy ngỗng.

Vương Hi Chi vui mừng nhận lời. Đạo sĩ vội vàng mang bút mực đã dự bị ra mời ông viết.

Vương Hi Chi chép xong Đạo Đức Kinh liền chở cả bầy ngỗng đầy thuyền vui vẻ ra về.

(22)

Ông lại nghe một bà cụ, nuôi một con ngỗng không những đẹp mà tiếng kêu cũng thanh tú. Ông liền sai người mang tiền đi mua. Không ngờ người đó về báo bà cụ không bán. Vương Hi Chi hẹn cùng với mấy người bạn đến nhà bà cụ để thưởng thức. Bà cụ nghe Vương Hi Chi nổi danh đến thăm, dự bị chiêu đãi ông một phen bèn giết con ngỗng để làm một món nhậu chính. Vương Hi Chi nhìn thấy kinh ngạc không nói ra lời.

Chú thích của dịch giả :

Một thành ngữ của Long tộc có nhắc đến tài viết thư pháp của Vương Hi Chi. Không những ông viết chữ đẹp, mà cái lực của tay ông khi tỏa ra chữ viết nó cũng mạnh khác người thường, đến nỗi khi ông viết chữ lên tấm hoành phi để cho người ta khắc chữ, người thợ khắc chữ đã phải thốt lên rằng nét chữ của ông hằn sâu lên cả gỗ. Để khen ngợi cái vẻ đẹp của thư pháp do ông đã để lại cho đời, tác giả Kim Dung trong truyện “Tiếu ngạo giang hồ” đã phải dành cả một chương để qua nhân vật Thốc Bút Ông nói lên điều đó.

XV.-Trình Di.

Triều Tống, có hai vị đại nho, họ là hai anh em. Anh tên là Trình Hiệu, em tên là Trình Di, lịch sử gọi họ là Nhị Trình. Học vấn và đạo đức của họ được các học giả đương thời coi trọng. Hai anh em tuy học vấn đều cùng uyên bác, nhưng tính tình thì không giống. Anh là Trình Hiệu đối với học trò rất nồng hậu, em Trình Di thì rất nghiêm khắc. Tuy là vậy, học trò theo học Trình Di rất nhiều vì nghiêm khắc có chỗ tốt của nó. Lúc đó, có hai người học trò, một người tên là Du Tạc, một người tên là Dương Thời. Hai người là bạn đồng song, lại hợp ý nhau. Lúc đầu, họ cùng theo học Trình Hiệu, họ rất được Trình Hiệu thưởng thức. Về sau, bất hạnh là Trình Hiệu mất, họ cảm thấy học vấn còn chưa đủ. Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng họ quyết định đi bái vọng Trình Di, mong được thâu làm đệ tử. Lúc đó chính là mùa đông, gió lạnh thấu xương, sắc trời xám xịt báo hiệu tuyết rơi. Mặc cho khí hậu ác liệt không ảnh hưởng gì đến lòng quyết tâm cầu học của họ. Gió lạnh xuyên qua quần áo mỏng manh

(23)

khiến họ phải run rẩy, nhưng nghĩ đến được thấy học giả nổi danh thiên hạ là Trình Di thì lại hưng phấn lên. Họ đến giảng đường của Trình Di và do học trò dẫn vào. Trình Di tiếp họ và hỏi họ vài vấn đề về học vấn.

Du Tạc và Dương Thời đứng nghiêm trang ở hai bên cung kính trả lời. Vì Trình Di đã lớn tuổi, lại đã giảng nhiều rồi nên mệt mỏi. Một mặt nghe, một mặt nhắm mắt dưỡng thần. Bất tri, bất giác ngủ quên. Du Tạc và Dương Thời thấy tình cảnh ấy không biết làm sao cho phải. Họ nghĩ thầy chưa cho họ cáo lui, nếu cứ lui là vô lễ. Nếu muốn lui thì phải cáo biệt thầy nhưng thầy đang ngủ, làm sao đánh thức ? Do đó họ đứng yên đợi thầy tỉnh giấc.

Qua một lúc, Trình Di từ từ mở mắt, phát hiện hai thanh niên đứng trước mặt. Thấy là một chuyện ngoài ý muốn, thầm khen họ tôn sư trọng đạo, nhưng với tánh nghiêm khắc chỉ nói :

-Các người còn ở đây sao ? Tốt lắm mau về đi.

Hai người cáo từ ra cửa, mới biết tuyết đã tạnh, trên đường tuyết cao đến một thước. Biểu hiện của họ đã làm Trình Di cảm động, liền thâu họ làm học trò. Hai người sau này trở thành hai học giả nổi tiếng.

XVI.-Lòng Khoan Hồng Đại Lượng Của Trầm Chu.

Trầm Chu là một đại họa sĩ dưới triều Minh. Ông không những có ảnh hưởng lớn đến trào lưu của hội họa, mà bút pháp và phong cách còn biểu thị truyền thống cả ngàn năm của quốc họa. Trầm Chu sống đến 84 tuổi, tuổi thọ của ông cũng liên quan đến tính khoan hồng đại lượng của ông. Có một lần, quan thái thú mới ở Tô Châu là Tào Phụng kêu vài họa sĩ đến vẽ bích họa ở quan xá. Bích họa là một loại trang trí đơn giản. Ông

(24)

sai thuộc hạ làm công việc này. Người thuộc hạ hồ đồ liệt Trầm Chu vào danh sách các họa sĩ tầm thường. Trầm Chu nhận được thông báo yêu cầu ông đến quan xá để vẽ bích họa. Ông đến nơi như thời gian ấn định. Người chủ trì không gọi tên ông mà giao cho ông giấy mực và giao cho ông công tác. Không nói một lời, ông theo đồ họa mà vẽ. Bạn bè ông biết chuyện này bất bình muốn nói rõ sự tình để tránh cho ông khỏi lao dịch. Trầm Chu ngăn họ lại, nói :

-Làm đẹp cho quan xá là việc nên làm. Mọi người tới được sao tôi lại không tới ?

Nói rồi ông hoàn tất công việc không có khuyết điểm, không lười biếng. Về sau Tào Phụng đến Bắc Kinh khi gặp Thái tể bộ Lại chưa kịp mở miệng, Thái tể đã hỏi :

-Trầm Chu tiên sinh có khỏe không ? Tào Phụng chỉ hàm hồ đáp :

-Vẫn tốt ! Vẫn tốt !

Lại bái kiến Tể tướng Lý Đông Dương, Lý Đông Dương vừa gặp mặt đã hỏi :

-Trầm Chu có gửi thư gì cho tôi không ? Tào Phụng kinh hãi, cung kính hồi đáp : -Dạ, không.

Tể tướng lại hỏi tình hình sinh hoạt của Trầm Chu, Tào Phụng chỉ đành nói dối cho qua.

Ra khỏi phủ Tể tướng, Tào Phụng nghĩ thầm :

-Trầm Chu là người thế nào mà Tể tướng cũng quan tâm ?

Do đó, ông đến hỏi thăm bạn là Ngô Khoan, cũng là người Tô Châu chắc là biết rõ.

(25)

-Người đó là một vị họa sĩ số một của cả nước, ông ở Tô Châu sao lại không biết ?

Ngô Khoan bèn kể rõ chuyện Trầm Chu cho Tào Phụng nghe, lại đưa cho ông vài bức vẽ của Trầm Chu, nói :

-Trầm Chu bị bệnh, nên không viết thư, chỉ đưa vài bức họa nhờ mang tặng, đưa cho vị quan lớn là xong.

Tào Phụng về đến Tô Châu, mới biết Trầm Chu là họa sĩ đã bị ông gọi đến vẽ bích họa. Ông cảm thấy xấu hổ, mặc y phục chỉnh tề đến nhà Trầm Chu xin lỗi, nào ngờ Trầm chu không để ý chỉ cười cười thôi.

XVII. Mưu Giỏi Của Thích Kế Quang Làm Lui Giặc Nhật.

Minh triều vào cuối thế kỷ 16, miền Đông-Nam duyên hải Trung Hoa thường bị hải tặc Nhật Bản xâm phạm. Người Trung Hoa gọi họ là Oa Khấu mà nghệ lực càng lúc càng lớn, chiếm lĩnh rất nhiều vùng. Dần dần, quân đội cũng không đánh lại họ. Triều đình đặc biệt phái tướng quân Thích Kế Quang đi dẹp loạn. Thích Kế Quang lần đầu tiên gập Oa Khấu, ông phát hiện Oa Khấu dùng đao Nhật vừa chắc, vừa sắc bén khiến quân đội của ông bị nhiều mất mát. Vì cớ đó ông ra lệnh bộ hạ hãy giữ thành tạm thời không tác chiến. Ông ngày đêm tìm biện pháp.

Trong đêm thâu, ông đương nghĩ cách giải quyết thì nghe tiếng gió thổi qua rặng tre xào xạc vọng tới. Ông chạy ra xem, bỗng nhiên ngộ ra diệu sách phá địch.

Ông lập tức ra lệnh cho bộ hạ, đem người đến rừng tre trước mặt đốn ba ngàn gốc. Lại sai thợ mộc khai thông các đốt tre làm thành các ống tre. Ngoài ra ngay trong đêm sai đem một vạn ký vôi bột bỏ vào các ống tre, hai đầu dùng vải nút chặt lại. Trời đã gần sáng, mọi người đã mệt nhọc cả đêm tưởng đến lúc được nghỉ, nào ngờ Thích Kế Quang ra lệnh binh sĩ chuẩn bị binh khí và mỗi người đem theo một gậy tre, đi đến dinh Oa Khấu.

(26)

Oa Khấu từ mộng tỉnh ra, vội ứng chiến, hoa đao Nhật đề kháng. Lần này, quân đội của Thích Kế Quang dùng gậy tre dài hướng đầu họ mà đánh. Giặc dùng đao Nhật chặt đứt đầu gậy, vôi bột tóe ra làm mờ mắt họ. Gậy tre dù bị chặt thế nào thì vẫn là vật nhọn, do đó binh sĩ của Thích Kế Quang cứ đâm vào Oa Khấu không mở mắt được vì vôi bột. Oa Khấu bị chết hơn một nửa, liền chạy về thuyền. Thích Kế Quang đã liệu sẵn, liền ra lệnh, một ngàn tay đao đổ ra truy sát. Lần này đánh Oa Khấu thất điên bát đảo. Binh sĩ của Thích Kế Quang giết hơn hai ngàn người và chiếm lấy đao Nhật. Từ đó binh sĩ của Thích Kế Quang dùng đao Nhật và lên tinh thần. Dưới sự chỉ huy của Thích Kế Quang, quân đội luôn thắng lợi đuổi Oa Khấu ra khỏi bờ cõi.

XVIII.- Nữ Hiệp Cách Mạng Thu Cận.

Nữ sĩ Thu Cận là một tiên liệt; một nhân vật kiệt xuất trong lịch sử cách mạng Trung Hoa. Bà chỉ sống 33 năm, nhưng sự tích của bà đã được giới truyền thông chiếu cố. Có người viết tiểu thuyết có người quay thành điện ảnh.

Thu Cận hiệu là Khắc Hùng, nghe tên hiệu là biết bà tranh đấu cho nữ quyền. Điều này có liên quan đến gia thế. Cha bà là huyện trưởng ở tỉnh Phúc Kiến; tư tưởng rất mới. Ông không vì bà là con gái mà lơ là việc học, cho học sách cùng anh. Lại mời võ sư về dạy bà do đó bà văn võ toàn tài. Năm 22 tuổi bà vâng lời bố mẹ kết hôn với Vương Đình Quân, nhưng sau hôn nhân, vợ chồng sống với nhau không có hạnh phúc.

(27)

Vương Đình Quân là một người thư sinh theo kiểu cũ, tại Bắc Kinh dùng tiền quyên một chức quan cứ thế mà sống cho hết đời, không có lý tưởng gì cả. Nhưng Thu Cận là một người trời sinh có tư tưởng cách mạng. Bà bất mãn quan niệm nam nữ bất bình đẳng trong xã hội, lại thống hận sự hủ bại của triều đình Mãn Thanh. Bà thưởng tỏ ý với bạn bè, đôi khi công khai đồng tình với cách mạng. Dần dần bà được cách mạng thưởng thức mời bà chính thức gia nhập vào đảng.

Không lâu bà quyết định ly hôn, sang Nhật du học.

Ngay chính lúc đó, Tôn Trung Sơn đang thành lập Đồng Minh Hội ở Nhật, Thu Cận cũng được mời tham dự. Từ đó bà hướng thân vì cách mạng. Tôn Trung Sơn thấy bà có óc tổ chức bèn phái bà về nước, làm hội trưởng Đồng Minh Hội tỉnh Chiết Giang, vận động cách mạng ở Giang Tô và Chiết Giang.

Thu Cận biên tập “Trung Hoa Nữ Báo”, bà chủ trương nam nữ bình đẳng và thường chỉ trích chính phủ. Lúc đó tại Thiệu Hưng có một vị đảng viên cách mạng tên là Dư Tích Lân là hiệu trưởng của Đại Thông Học đường chuyên đào tạo nhân tài cho cách mạng, và lấy trường học này làm cơ quan của cách mạng. Ông viết thư mời bà tham gia công tác giảng dạy. Thu Cận nhanh chóng nhận lời.

Đại Thông học hiệu do Thu Cận phụ trách, Dư Tích Lân có nhiều thì giờ để hoạt động tích cực cho cách mạng. Một ngày, tin tức truyền đến Dư tại An Khánh khởi nghĩa thất bại. Tuần vũ Ân Minh bị Dư Tích Lân giết chết và ông cũng tuẫn nạn. Thu Cận nghe tin không chịu được bèn triệu tập hội nghị bàn kế để báo thù cho Dư. Quân Thanh được tin vây kín Đại Thông Học đường. Thu Cận đã không làm thì thôi, mà làm thì làm cho tới chót, thống lãnh các đồng chí mở con đường máu. Nhưng vì ít người,

(28)

hỏa lực yếu Thu Cận bị Thanh binh bắt. Tri phủ Thiệu Hưng là Quý Phúc hạ lệnh tra khảo bà, muốn bà khai danh tánh các đồng chí. Thu Cận không những không khai tên người nào còn khuyên các quan lại nhà Thanh theo cách mạng. Quý Phúc giận dữ, ra lệnh dùng trọng hình. Kềm Thu Cận vài lần để tra khảo bà bị ngất đi nhưng không khai một tên, sau cùng tri phủ sai mang giấy bút mời bà viết. Bà viết một câu :

“Thu phong, thu vũ sầu sát nhân”

(Gió thu, mưa thu làm buồn chết người ).

Rồi không chịu viết thêm nữa.

Một sớm , Thu Cận bị chém ở Cổ Cán Đình. Một đời nữ kiệt hy sinh như vậy, nhưng trên lịch sử tên tuổi của bà không bao giờ mất.

XIX.- Khôi Hài Của Kỷ Hiểu Phong.

Tứ Khố toàn thư là một bộ sách nổi tiếng trong nước cũng như hải ngoại, gồm hơn ba vạn quyển, được biên tập dưới đời vua Càn Long nhà Thanh. Người tổng biên tập là Kỷ Vân mà người ta thường gọi là Kỷ Hiểu Phong.

Kỷ Hiểu Phong đầy bụng tài học, nhanh trí lại có tính khôi hài. Ông là một người béo tốt rất sợ nóng. Vào mùa hè, trời nóng khiến ông khó thở. Muốn viết văn ông phải cởi trần thì mới viết được, dù ở công thất. Có một lần ông đang viết dở thì nghe ở ngoài cửa hô :

-Hoàng thượng tới !

Nguyên hoàng đế Càn Long rất chú ý đến bộ Tứ Khố toàn thư, hễ có thì giờ thì lại coi. Kỷ Hiểu Phong không kịp mặc áo, chỉ đành chui xuống gậm bàn mà trốn. Ông ở gậm bàn tới nửa ngày vừa buồn bực, vừa không chịu được nóng nực, muốn chui ra. Nghe ngóng rất lâu thấy phòng im lặng không một tiếng động, tưởng hoàng đế đã đi rồi, vừa thò đầu ra vừa hỏi :

(29)

Chẳng ngờ hoàng đế Càn Long duyệt đọc văn chương xuất thần khiến không ai dám lên tiếng. Tiếng hỏi của Kỷ Hiểu Phong làm hoàng đế giật mình, nhìn bộ dạng của Kỷ Hiểu Phong vừa giận, vừa tức cười, bèn ra lệnh cho ông bước ra và mặc lại quần áo rồi sẽ nói chuyện sau.

Trước mặt nhiều người gọi hoàng đế là “lão đầu tử”, lại do hoàng đế đích thân nghe. Đó là tội đại bất kính. Theo pháp luật thời phong kiến nếu không xử tội thì cũng bị tội trọng hình. Những người trong phòng đều lo sợ cho Kỷ Hiểu Phong. Họ nghĩ : Kỷ Hiểu Phong thích cười, phen này đã quá lố rồi !

Càn Long rất thích Kỷ Hiểu Phong, thực lòng không muốn truy cứu nhưng trước mặt mọi người, uy nghiêm của hoàng đế phải làm sao ? Kỷ Hiểu Phong mặc quần áo chỉnh tề rồi, Càn Long hỏi ông sao lại gọi mình là lão đầu tử ? Kỷ Hiểu Phong không hoang mang cung kính đáp : -Vạn thọ vô cương là lão, đứng đầu thiên hạ là đầu, cha trời mẹ đất là tử, do đó gọi bệ hạ là “lão đầu tử .

Lời giải thích này có thể nói là ngụy biện, nhưng Càn Long thích sự uyên bác và nhanh trí của Kỷ Hiểu Phong nên cười và bỏ qua.

XX.-Những Ngày Thơ Ấu Của Tôn Trung Sơn.

Tôn Trung Sơn năm 13 tuổi, có một tên bán đậu phụ ở làng bên đến buôn bán ở Thúy Hanh Thôn. Thuở xưa, trong xã hội nông nghiệp đối với trẻ con đó là một việc lạ làm nổi dậy lòng háo kỳ. Tôn và một bọn trẻ đứng ở hàng rào nhìn xem tiểu bảo cắt và rán đậu. Gã tiểu bảo thấy một đám trẻ đứng nhìn mình, không hỏi rõ ràng, hắt một môi dầu sôi về phía hai đứa trẻ làm bạn của Tôn bị thương. Tôn thấy vậy rất tức giận,

(30)

thấy hành vi của tiểu bảo là không đúng, nhẹ thì làm hỏng mắt, nặng thì chết người. Tôn lập tức chạy ra, kiếm một hòn đá lớn đập vỡ nồi đậu hũ. Gã tiểu bảo nhận biết Tôn bèn đi mách bố mẹ Tôn. Bà mẹ Tôn dạy con rất nghiêm khắc, nghe được chuyện này mắng Tôn một trận, lại định đánh đòn nữa. Anh của Tôn là Tôn Mi hiểu rõ, ông bảo Tôn kể rõ sự tình cho bố mẹ và những người hàng xóm hiện diện nghe. Tôn đem sự việc của tiểu bảo kể lại rõ ràng. Gia đình Tôn không trách cứ Tôn mà còn nói tiểu bảo đã sai. Các người có mặt đều chỉ trích tiểu bảo. Tiểu bảo biết mình sai bèn bỏ đi.

Năm sau, Tôn tới Hạ Uy Di du học. Trường học có ít học sinh người Hoa. Tài biện luận của Tôn rất được các bạn chú ý. Mọi người thường lấy ra làm trò đùa. Mới đầu ông nhẫn nhịn, sau ông chống lại dù là một người hay cả một bọn, ông dùng toàn lực, nhưng chỉ với những bạn hơn tuổi, còn với những bạn ít tuổi hơn thì ông chỉ nhường nhịn dù họ chê cười. Dần dà những người này mất hứng và thấy mắc cỡ. Do đó về sau họ không trêu trọc Tôn nữa, để yên cho ông học hành.

(31)

Chú thích của dịch giả :

Cuộc đụng đầu của Lạn Tương Như với vua Tần Chiêu Vương kể nơi đây là lần thứ hai. Hai năm trước vua Tần đã ép vua Triệu phải dâng viên ngọc họ Hòa để đổi lấy 15 thành của nước Tần. Triều đình nước Triệu biết đây là giả trá, ý đồ của Tần là muốn chiếm đoạt viên ngọc. Nhưng xét về mặt quân sự thì Tần mạnh hơn nhiều, nếu không chịu cống viên ngọc thì Tần sẽ xua quân sang đánh. Do đó, triều đình cần có người giám nhận lãnh trách nhiệm đi sứ. Các quan trong triều ai cũng đều lẩn tránh, lúc đó có người tiến cử Lạn Tương Như. Ông khẳng khái nhận lãnh sứ mạng. Đúng như dự kiến, vua Tần chỉ muốn chiếm viên ngọc mà thôi, nhưng Lạn Tương Như đã có kế để thoát hiểm đem được ngọc về nước hoàn thành nhiệm vụ mà vua Tần không làm gì được ông.

(32)

Referências

Documentos relacionados

Com base em experiências recentes, discutiremos como a gestão do conhecimento e outras áreas de vanguarda, como inovação aberta, lean startups, design thinking e

Formas no vertebrado:.. mostra formas em divisão. Seus movimentos são contínuos, deslocando as hemácias por meio do flagelo livre, dirigido sempre no sentido do deslocamento

Sousa et al (2007), analisaram num amplo registro institucional de um serviço brasileiro, o DESIRE (Drug Eluting Stents in the Real World), onde foram incluídos 2043 pacientes

Desta forma, o presente trabalho teve como objetivo desenvolver um estudo de viabilidade técnica de produção de biodiesel a partir de óleo residual de fritura, através

cooperação em defesa nas balanças de poder regionais são a bipolaridade, uma vez que forma dois grandes blocos de alianças, e a unipolaridade, que, tal qual no sistema global, leva

Esta ciência é inquestionavelmente a mais importante de todas para os clérigos heréticos, sendo esperado que ela lhes forneça os meios de limitar a atenção

cr?tica com seu enigma, sutilmente criado por (ac)ado de Assis. Até )oe, ainda de#ora !uantos tentam deci%r;la, pairando a d&#idaD Capitu traiu ou n'o traiu entin)o

RESULTADO: “Por unanimidade de votos, suspender por 1 partida convertida em advertência Francisco Elves Nascimento da Silva, atleta do Goianésia, por infração ao