• Nenhum resultado encontrado

Bài Thu Hoạch Đường Lối Đảng Cộng Sản Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Bài Thu Hoạch Đường Lối Đảng Cộng Sản Việt Nam"

Copied!
12
0
0

Texto

(1)

Trường: Ho Chi Minh City International University Giảng Viên Hướng Dẫn: Phan Thị Cẩm Lai

Họ Tên Sinh Viên: Lâm Thị Trà My MSSV: BABAIU11298

Bài Thu Hoạch Môn Đường Lối Đảng Cộng Sản Việt Nam BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Bảo tàng Chứng Tích Chiến Tranh tọa lạc tại số 28 Võ Văn Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay Bảo tàng là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM).

Trước đây, vào thời triều đại Nhà Nguyễn, địa điểm đặt bảo tàng là nơi đặt chùa Khải Tường, do vua Gia Long- Nguyễn Ánh truyền dựng lên để đánh dấu nơi sinh của hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Minh Mạng sau này).Trong thời Pháp thuộc, ngôi chùa này bị phá bỏ, vị trí này lần lượt được sử dụng bởi tư nhân rồi bị trưng dụng phục vụ cho chính quyền Pháp ở Việt Nam, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Sau sự thành công của cuộc kháng chiến, giành độc lập và thống nhất năm 1975, thì tháng 9 cùng năm đó, nhằm phục vụ việc “lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược”, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được mở cửa ngay vị trí này. Tiếp sau đó, lần lượt vào ngày 10/11/1990, 4/7/1995 thì được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược, cuối cùng là Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ngày nay.

Hơn 35 năm hoạt động, hiện nay bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh; đón tiếp hơn 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm, bao gồm khách nước ngoài và trong nước.

(2)

Bảo tàng chứng tích chiến tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh được xem như một điểm đến hấp dẫn cho bất cứ du khách trong và ngoài nước khi đến đô thị này. Chúng ta dễ dàng nhận ra bảo tàng ngay từ phía ngoài vì sự nổi bật của một số hiện vật phương tiện, vũ khí chiến tranh hiện đại, kích cỡ lớn mà quân đội Mỹ- Ngụy đã sử dụng ngay vị trí sân trước bảo tàng, một số hiện vật đặc biệt như bộ sưu tập máy bay- từ máy bay ném bom, tiêm kích, trinh sát đến máy bay vận tải, đặc biệt Chinook CH47, một loại máy bay trực thăng khổng lồ phục vụ việc vận chuyển đại bác và máy bay A.37 B-máy bay ném bom; bộ sưu tập xe tăng với xe tăng hạng nặng là M.48 A.3 và M.41; bộ sưu tập pháo các loại như pháo tự hành M107 – 175 mm “Vua chiến trường”- một trong những loại vũ khí hủy diệt lớn nhất tại chiến tranh Việt Nam của Mỹ, hay loại pháo 155mm có thể tàn phá mục tiêu bán kính 360mm; các loại bom, đặc biệt là bom địa chấn với sức hủy diệt cực lớn và còn một số hiện vật khác. Khi mới nhìn đến đây, nhóm chúng tôi ai cũng sẽ phải trầm trồ về mức độ hiện đại, tối tân trong vũ khí mà quân đội Mỹ-Ngụy đã dùng trong cuộc chiến tại Việt Nam, một đất nước khi đó còn lạc hậu, vũ khí thô sơ và nền kinh tế còn yếu kém. Đúng vậy, ngay sau giây phút khen ngợi và ngưỡng mộ số vũ khí hiện đại này, tôi tin không ít người sẽ đặt câu hỏi: “ Vậy tại sao quân đội Mỹ khi đó lại thua trận tại chiến trường Việt Nam?” Lí do tại sao này có lẽ sẽ là động lực hơn cho du khách, đặc biệt là các vị khách nước ngoài vào tham quan bảo tàng thật sự qua sự thuyết trình của hướng dẫn viên.

Đầu tiên, chúng tôi đến thăm phòng trưng bày chuyên đề “Những sự thật lịch sử” và sau đó là phòng trưng bày “tội ác chiến tranh xâm lược”, nơi đây đầy những bức ảnh và tấm bảng ghi lên sự thật tàn ác mà binh lính Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam, điển hình như:“Khi hai bé trai này trúng đạn thì đứa lớn năm đè lên đứa nhỏ như muốn che chở cho em. Sau đó lính Mỹ đã bắn chết chúng”, “ Lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 25 xách mảnh xác một chiến sĩ giải phóng vừa bị trúng đạn súng phóng lựu, Tây Ninh năm 1967”. Không chỉ những bức ảnh, càng gần hơn với tội ác chiến tranh là hiện vật ống cống là vật dụng nhà ông Bùi Văn Vát trong cuộc thảm sát vào đêm 25/2/1969, biệt kích SEAL của Mỹ do trung úy Bob kerray chỉ huy đã

(3)

ập vào ấp 5, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, giết chết ông Bùi Văn Vát 66 tuổi, bà Lưu Thị Cảnh 62 tuổi, ba đứa bé là cháu nội ông Vát đã ẩn nấp trong ống cống này nhưng vẫn bị lính biệt kích Mỹ bắt ra đâm chết hai cháu gái và mổ bụng cháu trai. Trong cuộc chiến tranh này, Mỹ đã đầu tư rất nhiều tài lực, sức người với hy vọng mang lại “lợi ích cho mẫu quốc” là mục tiêu thật sự, vì vây khi nhận thấy chiến tranh Việt Nam đang khiến cho Mỹ đang rơi vào tình thế khó khăn, đặc biệt là làn sóng đấu tranh chống cuộc chiến tranh Việt Nam trên toàn thê giới, Mỹ một mặt ra sức làm dịu dư luận, một mặt tăng cường các cuộc tấn công và thảm sát tại Việt Nam, trong đó cuộc thảm sát ở thôn Mỹ Lai (Làng Sơn Mỹ, Quảng Ngãi) vào ngày 16/3/1968 phải được kể đến như một trong những hành động tàn ác, đáng lên án của Mỹ và khuấy động dư luận trong và ngoài Việt Nam lúc bấy giờ nhất. Ngày hôm đó, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, mà phần lớn họ là phụ nữ và trẻ em. Không chỉ như vậy, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể trước khi bị giết. Vụ việc đã bị che giấu cho tới cuối năm 1969 và ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội thì không có bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào bị kết tội sau vụ thảm sát này. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, khi xét toàn cục, có lẽ chúng ta nên hiểu rằng, khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam leo thang, nhân dân Việt Nam và quân lính Mỹ đều kẹt ở giữa, và có lẽ một số không ít những người lính Mỹ, ban đầu khi họ đến đất nước này chiến đấu, họ nghĩ mình sẽ đổ máu cho những “niềm tin”, “lí tưởng chính nghĩa” mà những kẻ tham vọng quyền lực đứng đầu bộ máy thống trị đất nước họ lúc bấy giờ đang lừa bĩnh họ. Nhưng khi bước vào cuộc chiến thật sự, chiến tranh tàn nhẫn có lẽ đã khiến cho bản năng trong họ che mất nhân tính con người, họ đã không còn nhớ đên “văn minh nhân loại” mà đế quốc họ tự hào, dùng làm lá chắn cho công cuộc “khai sáng”. Tuy nhiên cũng có những trường hợp thật sự có lẽ thật sự là do sự tàn ác của chính họ, minh chứng cho điều này là khi có những lính Mỹ coi hành vi tàn nhẫn của mình trong cuộc chiến như một chiến tích bằng cách chụp hình lưu niệm với thi thể và đầu của tù binh, giơ xác của chiến sỹ giải phóng để chụp ảnh. Điều đó cũng phản ánh lên rằng, chiến tranh tác động tới nhận thức của con người về tội ác theo chiều hướng thật đáng sợ, và sau khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ chính thức kết thúc năm 1975, chính Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ

(4)

Mc.Namara cũng đã thú nhận: "Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao sai lầm như vậy". Chính sự sai lầm đó đã gây ra những hậu quả tàn khốc cho đất nước và nhân dân Việt Nam.

Tiếp tục tham quan, chúng tôi được nhìn ngắm các loại vũ khí, trang bị quân sự như súng máy, mìn, v.v.v… của quân Mỹ-Nguỵ và cả của quân đội giải phóng Việt Nam, cùng sự thuyết trình về những trận chiến giữa ta và địch, tôi nhận thấy sự chiến thắng của Việt Nam trong cuộc chiến này là hoàn toàn có nguyên nhân. Xét thấy, quân dân ta về khí tài, chúng ta có thì thô sơ, lạc hậu là phần nhiều, quân lực lại ít, điều kiện phát triển các kỹ năng chiến đấu trước khi giao chiến là con số “0”, nhưng ngược lại với những bất lợi- nhược điểm trên, chúng ta cũng có những lợi thế nhất định tiêu biểu là trí thông minh, sáng tạo ra những vũ khí mới từ vũ khí bỏ đi của quân địch dựa theo điều kiện tác chiến ở Việt Nam; lãnh đạo xuất sắc, tài tình, hiểu rõ tình hình chiến tranh Việt Nam, vì vậy đã đưa ra được những đường lối, chiến lược đúng đắn; và hơn hết tất cả, đó chính là lòng yêu nước, căm thù giặc đã thúc đẩy quân và dân ta vượt qua bao nhiêu khó khăn , chênh lệch lực lượng hai bên để bền bỉ tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ đi tới thắng lợi. Ngược lại với lực lượng của ta, quân lính có lợi thế về vũ khí, lương thực, v.v.v… nhưng thiếu chỉ huy hiểu rõ về tình hình chiến tranh đang diễn ra, quân lính thì chán trường với cuộc chiến vô nghĩa và những thất bại của những cuộc chiến, cũng như sự bền bỉ chiến đấu của quân dân ta, trên mặt trận chính trị Mỹ còn vấp phải những làn sóng phản đối mạnh mẽ trong chính nước mình và thế giới. Sa lầy vào chiến tranh không “lợi nhuận” quá lâu, ảnh hưởng vê mặt chính trị và tài chính, cộng thêm tình hình cuộc chiến rõ rang không khả quan cho chiến thắng, lựa chọn của Mỹ là bỏ cuộc trong chiến tranh Việt Nam.Mặt khác nhân dân ta không có bất cứ sự lựa chon nào ngoài đánh đuổi kẻ xâm lược và giành độc lập cho dân tộc. Hệ quả tất yếu, dân tộc Việt nam chúng ta phải là người chiến thắng trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Mặc dù chiến thắng là điều mà chúng ta đã giành được, nhưng hậu quả của cuộc chiến cho đất nước và dân tộc ta vẫn còn tồn tại.Về đất nước xét ở mặt kinh tế và cơ sở hạ tầng thì khi triễn lãm qua phòng trưng bày “Việt Nam vươn lên sau chiến tranh” người xem sẽ nhìn thấy lại những hình ảnh tàn tích của đất nước trong cuộc chiến và sự thay đổi bộ mặt của Việt Nam sau cuộc chiến, góp phần giúp du khách hiểu hơn về tinh thần lạc quan yêu

(5)

nước, ý chí vươn lên khắc phục hậu quả sau khi bị chiến tranh xâm lược của nhân dân ta. Tuy nhiên, những mất mát và tổn thương về con người sau chiến tranh còn là điều khó khan cho chúng ta vượt qua, những nỗi đau của người ra đi để lại cho người ở lại là rất lớn, trong khi đó nỗi đau của những bậc cha, mẹ là người sống sót sau cuộc chiến và đã bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, sau đó truyền lại cho con, nỗi đau đó chỉ sợ là không thể diễn tả thành lời. Chất độc màu da cam hay chất khai quang là thứ vũ khí hóa học phi nhân đạo nhất mà Mỹ đã sử dụng nhằm tàn phá các cánh rừng che chở quân du kích của ta. Tuy nhiên, chất độc này không chỉ hủy hoại cây cối mà

còn khiến những người khi tiếp xúc với nó sẽ bị các di chứng nặng nề, thậm chí tử vong

và đặc biệt là di truyền cho các thế hệ sau đó. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, từ năm 1961 tới

1971, có 72 triệu lít chất độc hoá học đã được Mỹ rải xuống VN, trong đó có 44 triệu lít

chất độc màu da cam có chứa 170 kg chất dioxin. Nhưng theo 1 nghiên cứu khác của đại học tổng hợp Colombia (New York) thì số lượng chất độc mà Mỹ đã rải xuống là 100 triệu lít, còn nồng độ dioxin thì cao gấp đôi so với báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ. Ước tính có tới 4,8 triệu người VN phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chất độc hoá học này. Rõ ràng, việc Mỹ sử dụng chất độc da cam tại Việt Nam đã vi phạm luật pháp quốc tế nhưng chính phủ Mỹ đã thờ ơ với vụ kiện các công ty hóa chất của Mỹ đã cung cấp chất độc này cho quân đội Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Ngoài chất độc da cam, trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ còn sử dụng đến bom Napalm và bom lân tinh, đây là hai loại bom cháy có sức hủy diệt lớn, gây bỏng nặng ngay cả khi ở dưới nước và có thể khiến người bỏng rất đau đớn và tử vong nhanh chóng, một trong những bức ảnh diễn tả sự tàn phá khủng khiếp của bom Napalm đó là “em bé Napalm” được chụp ở mặt trận Việt nam của nhiếp ảnh gia Nick Út , bức ảnh đã gây ra tiếng vang trên thế giới và được xem như một trong những bức ảnh thể hiện thành công nhất sự khủng khiếp về uy lực của bom Napalm. Mặt khác, chúng ta cũng ghi nhận qua những bức ảnh về những nạn nhân chất độc da cam khác, tươi sáng hơn một điều đó là trong khi hầu hết những đứa trẻ, những con người đang ngày ngày chống chọi với các di chứng Dioxin để lại là thuộc những gia đình khó

(6)

khăn, thì dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc, họ vẫn vươn lên, mà không đứng bên lề cuộc sống, tiêu biểu như hai anh em thầy giáo Trần Hoài Phúc, Trần Hoài Phi ở xóm Suối Răm, xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Sau khi rời phòng trưng bày "Hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam", tôi bước qua phòng tranh thiếu nhi, “Chiến tranh và Hòa bình”, do bảo tàng Chứng tích Chiến tranh phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp triển lãm nhằm giới thiệu với khách tham quan trong nước và quốc tế về năng khiếu của thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình và sự cảm thụ nghệ thuật của các em. Triển lãm cũng giới thiệu những suy nghĩ, cảm xúc chân thành của các em thiếu nhi về hậu quả chiến tranh và ước mơ hồn nhiên trong sáng về một thế giới hòa bình, tràn đầy tình thân ái, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức về sự cần thiết chống chiến tranh xâm lược, gìn giữ và xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, bảo vệ hòa bình, hữu nghị cho toàn thế giới.

Kết thúc buổi tham quan bảo tàng, hầu hết đọng lại trong tôi không phải là những hình ảnh về vũ khí tối tân, hiện đại của quân Mỹ-Ngụy như những lần tình cờ đi ngang qua nơi này, cũng không còn những thán phục hay hâm mộ về sự phát triển trong quân lực Hoa Kỳ, thay vào đó là nỗi khoắc khoải về những mất mát, đau thương của dân tộc đã trải qua và vẫn đang tiếp tục gánh tàn dư của chiến tranh, và rằng thanh niên lớn lên trong hòa bình nhờ vào máu của anh, cha, chúng tôi cần phải học về những gì đã trải qua, để từ đó ý thức hơn về trách nhiệm của mình đối với đất nước. Mặt khác, tôi nhận thấy rằng những gì tôi học được sau khi xem những hiện vật, tranh ảnh về cuộc chiến có lẽ càng “thật”, “sâu sắc” và “dễ ghi nhớ” hơn nhiều so với các bài học lịch sử hằng ngày khô khan. Từ đó tôi nghĩ chúng ta nên mở rộng mô hình giảng dạy môn lịch sử kết hợp với tham quan hiện vật trong giáo dục, điều đó sẽ làm tăng nhận thức của một số bộ phận trẻ ngày nay thường ca than rằng: Tại sao phải học bộ môn lịch sử?

Kết thúc, tôi xin trích một số cảm nhận của du khách trong và ngoài nước sau khi tham quan Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh, để thể hiện được mức độ ảnh hưởng về nhận thức của mọi người sau khi hiểu rõ về chiến tranh Việt Nam, dựa trên những hiện vật, tranh ảnh, tài liệu sinh động:

(7)

As an American, I feel ashamed and sorry for what my country did to the

Vietnamese people during this criminal and inexcusable war. I am sorry for all the deaths, birth defects, environmental damage, and destruction of culture.

Thank you for having this museum to teach and humble us. I will try to take what I have learned here and advocate for peace + justice in U.S foreign policy.

Again, I am sorry. Long live Vietnamese.

Là một người Mỹ, tôi cảm thấy thật hổ thẹn và đau buồn vì những gì mà đất nước tôi đã gây ra cho nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh đầy tội lỗi và không thể nào tha thứ này. Tôi thương tiếc những người đã chết, những nạn nhân bị dị tật bẩm sinh, sự hủy hoại môi trường và văn hóa. Cảm ơn các bạn đã làm nên Bảo tàng này nhằm giáo dục, cảnh tỉnh công chúng. Tôi sẽ cố gắng tận dụng những gì mình đã học được ở đây và ủng hộ hòa bình và sự công bằng trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Một lần nữa, tôi thành thật xin lỗi. Xin chúc nhân dân Việt Nam được nhiều sức khỏe”

Jane Baker (USA) – 30/07/2013

“ Thanks goodness for children – they are our future. May they never have to experience another war - Governments make wars – not the people. Cầu Chúa ban phước lành cho trẻ em – các em là tương lai của chúng ta. Mong các em sẽ không bao giờ phải trải qua một cuộc chiến tranh nào khác nữa - Chính những nhà cầm quyền gây ra các cuộc chiến tranh chứ không phải là người dân.”

Jen – Australia

“ Đến thăm Sài Gòn – thăm Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh. Tôi hiểu vì sao du khách đến đây tất cả họ đều im lặng, chỉ có những tiếng thở dài, chặc lưỡi… Chiến tranh mà Đế Quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam thật là khủng khiếp! Không còn sự hủy diệt nào hơn thế! Đau thương mất mát không bao giờ nguôi ngoai. Bảo tàng này sẽ giúp cho con cháu đời sau của người Việt Nam và của du khách nước ngoài hiểu thêm về con người và đất nước Việt Nam.

(8)

Tôi muốn thế hệ trẻ Việt Nam nên có một lần đến Sài Gòn, đến Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh để có thái độ sống tốt hơn để nhìn lại mình, để học tập và cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam thân yêu”

Nguyễn Thị Mai Hồng (Thái Nguyên) – 22/07/2013

Một số hình ảnh về hiện vật, tranh ảnh về “chiến tranh Việt Nam” được trưng bày trong bảo tàng:

Bé gái Phan Thị Kim Phúc bị bỏng bởi bom napalm Mỹ (Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972).

Ngày 08/3/1965, 3.500 lính thủy đánh bộ thuộc Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 9 và Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 3 (Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 9) đổ bộ lên bãi

(9)

biển Nam Ô (Đà Nẵng) đánh dấu sự tham chiến công khai trên bộ đầu tiên của quân đội Mỹ tại Việt Nam.

Máy bay C.123 đang phun rải chất da cam

Ống cống là vật dụng của gia đình ông Bùi Văn Vát ở ấp 5, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Đêm 25.2.1969, trong một cuộc thảm sát ba đứa bé là cháu nội ông Vát đã ẩn nấp trong ống cống này nhưng vẫn bị lính biệt kích Mỹ bắt ra đâm chết hai cháu gái và mổ bụng cháu trai.

(10)

Danh sách của 504 người bị giặc Mỹ sát hại ở Mỹ Lai

Biệt kích Hoa Kỳ đang "khoe" thủ cấp chặt được của binh sĩ Quân Giải phóng , ảnh chụp tháng 5 năm 1968.

(11)
(12)

Trước hàng vạn đồng bào cả nước Bác Hồ đã tuyên bố bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” .

Referências

Documentos relacionados

“Hai bên sẽ tiếp tục hết sức cố gắng để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới và an ninh của các dân tộc; sẽ tích cực chống lại mọi âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế

Xác định đề tài nghiên cứu; nghiên cứu thành quả cá nhân của các nhà khoa học liên quan đến đề tài; phỏng vấn; thực hiện nghiên cứu; báo cáo kết quả.. Mô tả

Hình thức thực hiện những quy định về quyền chủ thể của pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay không thực hiện

Kết quả đầu tiên của quan điểm mới đó là đã thiết lập được rằng trong các phản ứng chạy theo cơ chế đơn phân tử, thí dụ vói cơ chế Sfjl người ta không quan

 Dùng để quan sát ảnh của tín hiệu liên tục theo thời gian và đo các tham số của chúng.  Tín hiều từ lối vào kênh Y, qua « mạch vào và bộ phân áp » Y được

 Trong chương trình, ngoài ứng dụng các kiến thức về lọc Kalman và phát hiện vật thể dựa trên màu sắc còn ứng dụng thuật toán biến hình của đồ họa máy tính

Là một cán bộ hiện đang làm việc tại Viện Khoa học Lao động và xã hội, là cơ quan nghiên cứu đầu ngành của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhiệm vụ chủ yếu

< thở hơi ra > Bùa Trị Bệnh Ở Hạ Bộ Dưới khuyên bát tổ khí viết 3 chữ CHU VŨ MINH và chú là Hạ Phủ Thần Quân, Xích Đế Bắc Vương Lục Phù Lưu Dịch, Bách Bệnh