• Nenhum resultado encontrado

Việt Nam quốc sử diễn ca - Thái Bá Tân

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Việt Nam quốc sử diễn ca - Thái Bá Tân"

Copied!
769
0
0

Texto

(1)
(2)

VIỆT NAM QUỐC SỬ DIỄN CA

Truyện thơ lịch sử cho học sinh phổ thông ____________

MỤC LỤC Lời mào đầu

Phần Một: Lịch sử Việt Nam đến thế kỷ thứ Mười. 1. Vũ trụ và trái đất

Cuốn sách và chiếc giỏ đựng than.

2. Sự sống trên trái đất.

Truyện Tấm Cám.

3. Loài vượn cổ

Anh chàng chăn lợn

4. Xã hội nguyên thủy

Hai con dê qua cầu

5. Các quốc gia cổ đại.

Cậu bé và ba điểm một.

6. Nước Văn Lang

Sự tích bánh chưng, bành dày.

(3)

Mị Châu, Trọng Thủy.

8. Hai Bà Trưng.

Ông già và thần chết.

9. Bà Triệu

Vua lợn

10. Nho Giáo và Phật Giáo.

Mười voi không được bát nước xáo.

11. Lý Bí và nhà Tiền Lý

Ăn quả khế, trả cục vàng.

12. Triệu Quang Phục và nhà Hậu Lý.

Trên xe buýt 13. Mai Thúc Loan Trứng ngót. 14. Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Bà làm bánh và con trai. 15. Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ. Truyện Lưu Bình, Dương Lễ. 16. Ngô Quyền. Lời Phật dạy con trai. 17. Nước Chăm-pa

(4)

Cậu bé và cây táo.

18. Nước Phù Nam, nước Chân Lạp

Sự tích trầu cau.

Phần Hai - Từ thế kỷ thứ Mười đến thế kỷ thứ Mười Chín. 1. Buổi đầu độc lập và Đinh Bộ Lĩnh.

Con ngựa đá.

2. Lê Đại Hành và nhà Tiền Lê.

Thái hậu Dương Vân Nga.

3. Lý Công Uẩn và đời nhà Lý

Kinh Thánh.

4. Lý Thường Kiệt.

Nguyên phi Ỷ Lan.

5. Trần Thủ Độ

Sự tích trâu vàng Hồ Tây.

6. Các vua Trần.

Lý do.

7. Ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông.

Sự tích con thạch thùng.

8. Trần Hưng Đạo.

(5)

9. Các danh tướng đời Trần.

Sự tích quả dưa hấu

10. Bốn nhân vật nổi tiếng đời Trần.

Chuyện người học trò của Chu Văn An.

11. Chiến thắng Vân Đồn và Bạch Đằng.

A-la-đanh và cây đèn thần.

12. Hồ Quí Ly

Người Việt Nam xây Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. 13. Thành Nhà Hồ.

Tìm Phật.

14. Lê Lợi

Một người đãng trí. 15. Khởi nghĩa Lam Sơn.

Giàu, nghèo.

16. Lê Thánh Tông.

Người đẹp và quái vật.

17. Các nhân vật nổi tiếng đời Lê Sơ. Tiền kiếp của vua Minh Thiền Tông

18. Mạc Đăng Dung.

(6)

19. Nam Bắc triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài. Chúa Chổm.

20. Đạo Thiên Chúa, chữ Quốc Ngữ, Chữ Nôm.

Bà chúa Liễu Hạnh.

21. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chuyện con ếch muốn ta bằng con bò.

22. Khởi nghĩa nông dân thế kỷ 18 và đại thắng quân Thanh.

Nàng tiên cá.

23. Quang Trung Hoàng Đế Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn.

24. Chiến tranh Tây Sơn - Chúa Nguyễn. Thằng hèn vĩ đại.

25. Cao Bá Quát.

Giai thọa về Cao Bá Quát. Thay lời kết

_______________ LƯU Ý:

(7)

Ngày xưa vua Tự Đức Cấp tiền và cấp nhà Để ông Lê Ngô Cát Viết Quốc Sử Diễn Ca. Đó là bộ sách lớn

Gần bốn nghìn câu thơ Viết theo thể lục bát,

Nhiều người thuộc đến giờ. Đã là con dân Việt

Thì phải biết sử mình. Vua Tự Đức làm thế Là ông vua thông minh. Nay ông cũng bắt chước, Viết Quốc Sử Diễn Ca Bằng kiểu thơ năm chữ, Dễ hiểu và nôm na. Nó như sách tham khảo, Sách sử, lại bằng thơ, Viết về thời dựng nước

(8)

Cho đến tận bây giờ.

Nhớ nhé, sách tham khảo, Chứ không phải giáo khoa. Giúp bổ sung kiến thức Về lịch sử nước nhà. Các cháu nhớ thỉnh thoảng Đọc lại tập thơ này. Đọc để nhớ lịch sử Và cả cổ tích hay. 2. Bìa bốn cuốn

VIỆT NAM QUỐC SỬ DIỄN CA

Ảnh tác giả

THÁI BÁ TÂN, sinh năm 1949, Diễn Châu, Nghệ An. Tốt nghiệp khoa phiên dịch (tiếng Anh và Nga), trường Đại học Ngoại ngữ Matscơva, Liên Xô (1967 - 1974). Từng làm phiên dịch, giảng viên đại học, cán bộ biên

(9)

tập nhà xuất bản. Nghỉ hưu năm 2011, là ủy viên Ban đối ngoại, phó chủ tịch Hội đồng Văn học Nước ngoài, Hội nhà văn Việt Nam.

Ông làm việc nhiều và có hiệu quả, tác giả nhiều tập thơ dịch lớn trên dưới nghìn trang như “Thơ Nga chọn lọc” trong đó có tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônhêgin của Puskin. “Thơ Anh chọn lọc” bao gồm tiểu thuyêt thơ Đôn Juan của thi hào Anh Byron, “Cổ thi tác dịch” gồm gần 3000 bài thơ chữ Hán các tác giả Việt Nam và Trung Quốc”, “3500 bài thơ haiku

Nhật Bản”, “Thơ thiếu nhi thế giới”, “Thơ cổ Ba Tư” vân vân, cùng

hàng chục cuốn tiểu thuyết văn xuôi khác.

Ngoài ra Thái Bá Tân cũng sáng tác nhiều, gồm gần một nghìn trang thơ đã xuất bản, mới đây nhất còn có các tập viết bằng thể thơ năm chữ, như “Truyện thơ Thích Ca Mâu Ni Phật” 360 trang, “Thơ châm ngôn” 420 trang, “Truyện thơ cổ tích Việt Nam” , 450, cùng các tập sắp xuất bản khác như “Truyện thơ cổ tích nước ngoài”, “Thơ thiếu nhi song ngữ Anh

- Việt”, “Kinh hiền ngu”, “Truyện thơ cây thuốc Việt Nam” , “Thơ châm ngôn” tập 2, vân vân.

Ông cũng là tác giả của khoảng 150 truyện ngắn in rải rác trên báo và các tập riêng, như “Ông già và chiếc đàn dương cầm”, “Truyện kỳ ảo”,

“Phận đàn bà”, “Thái Bá Tân 90 truyện ngắn”, “Thái Bát Tân -Truyện ngắn và thơ” (sách Nhà nước đặt hàng).

Thái Bá Tân nổi tiếng dịch thơ có vần điệu, trong sáng và dễ hiểu. Viết văn có tứ, nhẹ nhàng và hướng thiện, thời gian gần đây hay viết về tuổi già, tôn giáo và triết lý. Ông sống khép kín, xa lánh chỗ đông người và hầu như không giao tiếp với ai, kể cả bạn bè, cũng không thích được giới truyền thông nhắc đến. Tất cả chỉ để có thời gian tập trung làm việc. Ngoài ra ông còn mở lớp dạy tiếng Anh (chủ yếu nhằm mục đích từ thiện) liên tục hơn 20 năm nay, ngày nào cũng đi dạy, lớp học đông, thường hai, ba trăm người mỗi buổi.

(10)

thành thạo một số nhạc cụ như viôlông, viôlôngxen, pianô, và đã từng đi 40 nước trên thế giới, chủ yếu bằng tiền riêng của mình.

“Tôi nghĩ tôi là người hạnh phúc vì được sống thảnh thơi và làm theo

ý mình. Mà trong đời, chung quy tôi chỉ làm ba việc chính, là Đọc sách, Suy nghĩ và Viêt” (Thái Bá Tân).

___________________________

Phần Một:

LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐẾN THẾ KỶ THỨ 10

LỜI MÀO ĐẦU

Chào các cháu thân mến. Ông là Thái Bá Tân, Còn gọi Ông Tân Béo, Nghề - làm thơ, viết văn. Trước ông cũng dạy học, Nhưng lâu rồi, hôm nay Ông có chuyện muốn nói Với các cháu thế này. Người ta bảo các cháu

(11)

Ngại môn Sử, đúng không? Thế thì thật đáng tiếc, Vì môn ấy, theo ông Là môn rất bổ ích, Dễ học và cực hay. Ông ngày bé, thú thật, Chỉ mê học môn này. Vì sao? Vì học nó Như một chuyến đi xa, Ngược thời gian, tìm hiểu Lịch sử của nước nhà. Mà chuyến đi vui lắm, Chẳng tốn kém một đồng. Ông sẽ dẫn các cháu, Ta cùng đi, thích không? Vừa đi ông vừa kể,

Bảo đảm không ai buồn. Kể bằng thơ dễ hiểu. Nếu cần, ông thề luôn.

(12)

Sẽ lâu và xa đấy.

Bốn nghìn năm cơ mà. Bốn nghìn năm lịch sử Đất nước Việt Nam ta. Ông sẽ theo trình tự Kể từ những ngày đầu Nhân dân ta dựng nước Rồi kể tiếp về sau.

Suốt bốn nghìn năm ấy Tổ Quốc ta thân yêu Trải qua bao biến cố.

Nhiều lắm, nhiều, rất nhiều. Nhiều triều đại tiếp nối. Nhiều chiến thắng vẻ vang. Nhiều anh hùng, hào kiệt. Nhiều trang sử huy hoàng. Tất cả những cái ấy

(13)

Biết để hiểu đất nước, Tự hào về cha ông. Lần lượt ông kể hết. Hơn thế, dọc đường đi Ông kể xen cổ tích, Toàn truyện hay, li kỳ. Hoặc có thể là truyện

Các danh nhân, anh hùng. Nước ta, người như thế Thì ôi, nhiều vô cùng. Các cháu đồng ý chứ, Sao cứ phải chờ lâu? Làm gì là làm tới.

Nào, chúng ta bắt đầu. Trước khi kê chuyện sử, Ông nói qua đôi lời Về vũ trụ, sự sống

(14)

1

VŨ TRỤ VÀ TRÁI ĐẤT Đã bao giờ các cháu Tự hỏi mình câu này: “Từ đâu ta có được

Thế giới như hôm nay?” Một câu hỏi thú vị,

Được đặt ra từ lâu. Bây giờ ông sẽ nói, Từ sơ khai, ban đầu. Mười bốn tỉ năm trước, Có một cái Big Bang, Tức là Vụ Nổ Lớn, To lắm, to kinh hoàng. Cái Big Bang to ấy Làm vũ trụ nở ra, Tạo nên các thiên thể,

(15)

Mười tỉ năm sau đó Trái Đất mới ra đời, Như một hành tinh nhỏ Bay xung quanh Mặt Trời. Mặt Trời về thực chất Chính là một Ngôi Sao, Vì nó tự phát sáng, Lơ lửng trên trời cao. Thiên thể bay quanh nó Được gọi là Hành Tinh, Tự chúng không phát sáng, Cả Trái Đất chúng mình. Mặt Trời có tất cả Tám Hành Tinh khác nhau. Rất khác về kích thước, Tính chất và sắc màu. Đó chính là Sao Hỏa,

(16)

Các sao Thổ, Kim, Thủy Và Trái Đất thân thương. Trong số tám “Sao” ấy, - Chính xác là Hành Tinh, Vì do ta gọi chệch

-Có Vệ Tinh của mình. Vệ Tinh là gì nhỉ? Là thiên thể bay quanh Một Hành Tinh nào đó. Tất nhiên bay rất nhanh. Ngoài Vệ Tinh nhân tạo, Trái Đất có Mặt Trăng, Một Vệ Tinh tuyệt đẹp, Ta quen gọi Chị Hằng. Chị Hằng không tỏa sáng. Hấp thụ ánh Mặt Trời, Đêm, Chị phản chiếu lại, Làm say lòng loài người.

(17)

*

Theo các nhà khoa học, Trái Đất của chúng ta Hình thành từ mảnh vỡ Của Mặt Trời văng ra. Đến lượt mình, Trái Đất Cũng có một miếng văng, Cùng thời gian, cô lại Và rồi thành Mặt Trăng. Vậy, như ông đã nói, Sau cú nổ kinh hoàng, Ta gọi Vụ Nổ Lớn, Tây thì gọi Big Bang, Tỉ tỉ Sao xuất hiện, Phân bố ở khắp nơi. Mỗi Sao là một Hệ. Ta thuộc Hệ Mặt Trời. Nhiều Hệ gộp nhau lại

(18)

Thành một chùm Thiên Hà. Ngân Hà là tên gọi

Thiên Hà của chúng ta. Vũ Trụ nó lớn lắm. Lớn vô tận, vô cùng, Đến mức ông cũng chịu, Không thể nào hình dung. Cùng với sự lớn ấy Là khối lượng khổng lồ Các Thiên Hà, các Hệ, Đủ kích thước nhỏ to. Có chuyện này thật lạ,

Thoạt nghe tưởng chuyện cười, Rằng Sao trong Vũ Trụ Cũng sinh, chết, như người. Các nhà khoa học nói, Năm tỉ năm nữa thôi Mặt Trời ngừng phát sáng Và sẽ chết, than ôi,

(19)

Trái Đất ta, thật tiếc,

Cũng chết theo, tuy nhiên, Từ giờ đến lúc ấy

Còn lâu, đừng buồn phiền. Cũng có thể khoa học Giúp chúng ta “dọn nhà” Sang sống ở nơi khác Trong Vũ Trụ bao la. Vậy là hết lo nhé,

Ngoài lo học thành người. Nhất là học môn Sử.

Tuyệt đối không được lười. Tiếp đến ông sẽ nói

Một đề tài rất hay, Là do đâu xuất hiện Sự sống như ngày nay. *

(20)

Để các cháu nghỉ ngơi, Ông kể một câu chuyện, Một bài học ở đời.

Chuyện về một cậu bé Lười đọc sách, tiếc sao. Rồi các cháu sẽ hiểu Chuyện kết thúc thế nào. Đúng, đọc sách cần lắm. Mà phải đọc hàng ngày. Nào, lắng nghe ông kể. Câu chuyện ấy thế này.

CUỐN SÁCH VÀ CHIẾC GIỎ ĐỰNG THAN Theo người ta kể lại,

Xưa có người đàn ông Sống với một cậu bé

Trong ngôi nhà ven sông. Đó là hai ông cháu.

(21)

Cậu bé mới mười tuổi. Quang cảnh đẹp, nên thơ. Hàng ngày ông đọc sách. Vâng, đọc sách hàng ngày. Có nhiều cuốn sách cổ Gáy bọc da, rất dày. Còn cậu bé đi học,

Cũng hàng ngày, buổi chiều, Khi làm xong bài tập,

Cậu chơi bóng, thả diều. Cũng có hôm chơi chán, Cậu đọc sách cùng ông, Nhưng đọc không hứng lắm, Và lúc hiểu, lúc không.

“Ông ơi, sao thế nhỉ, -Cháu đọc thấy không hay, Lại buồn ngủ, không hiểu. Mà ông đọc suốt ngày.”

(22)

Ông mỉm cười bảo cậu Lấy chiếc giỏ than đen Vừa đổ than vào bếp,

Xuống sông xách nước lên. Cậu vâng lời, rất cố,

Nhưng khi lên đến nơi, Nước đã chảy ra hết. Ông cậu lại mỉm cười: “Thì cháu hãy thử lại. Lần này đi nhanh hơn.” Cậu đi gần như chạy, Mà nước vẫn không còn. Cậu xách thêm lần nữa, Mồ hôi chảy thành dòng: “Không thể dùng chiếc giỏ Để lấy nước, thưa ông.” Ông cậu đáp: “Đúng vậy. Thực ra ông hôm nay

(23)

Không muốn cháu lấy nước, Mà muốn nói điều này: Giỏ không đựng được nước. Nhưng giỏ bám than đen, Sau mấy lần “lấy nước” Sẽ sạch, trắng dần lên. Cũng vậy, cháu đọc sách, Khó hiểu, thấy không cần. Nhưng cháu kiên trì đọc, Đầu óc sẽ sáng dần.” Cậu bé nhìn chiếc giỏ, Hình như lần đầu tiên, Thấy nó được nước rửa Không còn bám bụi đen. Vâng, ông già nói thế, Rằng đọc sách rất cần Tâm hồn và ý nghĩ Sẽ thanh lọc dần dần.

(24)

Từ đó, cậu bé ấy Chăm đọc sách hàng ngày. Rồi trở nên thông thái Tự lúc nào không hay. 2 SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT Người ta đã ước tính Có hàng tỉ Thiên Hà, Tỉ tỉ ngôi sao sáng Trong Vũ Trụ bao la. Tỉ tỉ sao sáng ấy

Có thể có hành tinh, Tức là có sự sống

Như Trái Đất chúng mình. Tiếc, đến nay, sự sống Chưa tìm thấy nơi nào. Có thể ta đơn độc

(25)

Có thể là như vậy.

Có thể không, hãy chờ. Ông thì nghĩ là có. Để rồi xem, bây giờ Ngắn gọn và dễ hiểu, Lần lượt ông điểm qua Việc hình thành sự sống Trên Trái Đất chúng ta. * Hơn bốn tỉ năm trước, Ông nói rồi, nhớ không, Đã hình thành Trái Đất, Một khối lửa rực hồng. Khối lửa ấy lắng xuống. Các chất nhẹ nổi lên, Thành quả cầu rất nóng, Có bề mặt màu đen. Rồi quả cầu ấy nguội,

(26)

Thành đất, đá nhấp nhô. Các núi lửa hoạt động, Liên tục phun bụi tro. Chính trong bụi tro ấy Có nhiều khí, về sau

Hình thành nên khí quyển Bao quanh quả địa cầu. Rồi đại dương xuất hiện, Bốn tỉ năm trước đây Nhờ xuất hiện hơi nước Và mưa lớn nhiều ngày. Từ trên cao xuống thấp, Nước chảy mạnh từng dòng, Dần dần ăn lõm đất Và cuối cùng thành sông. Nửa tỉ năm sau đó Có sinh vật đơn bào. Thêm hai tỉ năm nữa Phát triển thành đa bào.

(27)

Rồi xuất hiện động vật, Gồm các loài giản đơn, Lúc đầu sống dưới nước, Rồi thành phức tạp hơn. Năm trăm triệu năm trước Có loài cá đầu tiên.

Một thời gian sau đó Có cỏ trên đất liền. Các cháu chú ý nhé: Cá xuất hiện trước cây. Cá bò lên đất cạn, Thành động vật sau này. Trước hết thành bò sát, Lúc đầu sống lưỡng cư, Cả dưới nước, trên cạn, Cứ tiến hóa từ từ. Trong các loài bò sát, Có một loài rất to,

(28)

Là khủng long tiền sử, Bằng mấy chục con bò. Hai trăm triệu năm trước, Tổ tiên của loài người Là động vật có vú Mới có mặt trên đời. Chim thì mãi sau đó,

Khoảng năm mươi triệu năm. Hoa thì còn sau nữa,

Nếu ông nhớ không nhầm. Loài khủng long, ta biết, Tuyệt chủng đã từ lâu, Sáu lăm triệu năm trước, Còn chưa rõ do đâu. * Bây giờ ông sẽ kể Một truyện cổ tích hay. Chuyện Cô Tấm, Cô Cám.

(29)

Nghe nhé, truyện thế này… TRUYỆN TẤM CÁM Xưa có một cô bé, Đẹp và rất có duyên. Tên của cô là Tấm, Một cái tên thật hiền. Không may mẹ chết sớm, Bố cô, lại không may, Lấy thêm bà vợ nữa. Đời cô khổ từ đây. Rồi bố cô cũng chết, Để lại cô trên đời Với một bà mẹ ghẻ Độc ác và khác người. Bà này có cô Cám, Là con riêng của bà. Cũng trạc tuổi như Tấm, Nhưng lười và chua ngoa.

(30)

Cảnh con chồng dì ghẻ Đời nào cũng giống nhau. Tấm thì luôn vất vả,

Làm việc nhà, chăn trâu. Cám thì được chiều chuộng, Chẳng động tay việc gì. Chỉ biết ăn rồi uống, Đi chơi rồi ngủ khì. Một hôm, dì ghẻ bảo: Cả hai đứa ra ao, Cố bắt thật nhiều cá Đem về đây cho tao. Vốn chăm chỉ, cô Tấm, Cứ mò bắt luôn tay. Cuối buổi nhìn, cô thấy Giỏ cá đã sắp đầy. Trong khi đó cô Cám, Vì lười, vì vụng về,

(31)

Nên chiếc giỏ rống rỗng, Lại sắp đến lúc về,

Nên nhân lúc cô Tấm Rửa tay bên ao đình, Cô Cám lấy hết cá Đổ sang giỏ của mình. Quay lại, thấy mất cá Cô Tấm không dám về Vì sợ mẹ kế đánh,

Khóc, nước mắt dầm dề. Bỗng có một ông Bụt Râu trắng, mặt đỏ hồng: “Cháu nhìn xem trong giỏ Còn con cá nào không?” Cô đáp: “Còn con bống.” Ông Bụt cười, ân cần:

“Cháu thả nó xuống giếng, Nhớ hàng ngày cho ăn.”

(32)

Nghe lời Bụt, từ đấy Đứng bên giếng hàng ngày, Cho cá ăn, cô Tấm Gọi cá lên thế này: “Bống bống bang bang, bống, Lên mà ăn cơm vàng. Đừng ăn cơm người khác,

Bang bang, bống bống, bang!” Hai mẹ con cô Cám

Nhìn thấy thế sinh nghi, Nên rình xem cô Tấm Đang nói gì, làm gì. Một hôm bà mẹ kế Sai cô Tấm đi xa. Rồi mụ bắt con bống,

Ăn, quẳng xương cho gà. Về, gọi bống không thấy, Tấm lại khóc, tức thì

(33)

Ông Bụt kia tốt bụng Hiện lên, hỏi chuyện gì. Nghe Tấm nói, ông Bụt Bảo: “Cháu lấy ít xương Còn sót lại của bống,

Đem chôn ở chân giường”. *

Năm ấy vua mở hội,

Loan báo khắp đông tây. Hai mẹ con nhà Cám Chuẩn bị suốt mấy ngày. Như các cô gái khác, Cô Tấm cũng muốn đi. Tiếc là cô nghèo đói, Quần áo chẳng có gì. Hơn thế, bà mẹ kế Trộn đầy cả một nong Thóc và gạo lẫn lộn, Bảo cô phải nhặt xong.

(34)

Cô Tấm ôm mặt khóc. Ông Bụt hiện ra ngay. Ông gọi bầy chim sẻ Đến giúp cô việc này. Chỉ một loáng, thóc, gạo Được tách thành hai bên. “Giờ thì lọ xương cá, Cháu hãy vào lấy lên.” Cô làm theo lời Bụt. Trong chiếc lọ - lạ thay, Có đủ quần áo đẹp, Còn thêm một đôi giày. Lại có cả con ngựa, Bé xíu, thật dễ thương. Lập tức nó to lớn,

Đủ hàm thiếc, yên cương. Cô Tấm liền tắm rửa, Thay quần áo, đi giày.

(35)

Tất cả đều vừa khít,

Lên ngựa, phóng như bay. Khi đi ngang vũng nước, Một chiếc giày của cô Bị rơi, không kịp nhặt. Rồi cô tới kinh đô. Xe của vua lúc ấy

Đi qua vũng nước này. Con voi không chịu bước Thúc mấy cũng đứng ngây. Vua thấy lạ, sai lính

Xuống tìm hiểu sự tình. Cuối cùng chúng tìm thấy Một chiếc giày thật xinh. Thật xinh và thật bé. Vua nhìn nó, băn khoăn: “Ai nhỉ? Ai đi nó

(36)

Rồi vua cho thông báo: “Ai đi vừa giày này

Sẽ trở thành hoàng hậu. Mời mọi người thử ngay!” Vậy là chen nhau thử. Ôi, các bà, các cô. Ai cũng háo hức thử, Nhưng chân họ quá to. Cả mẹ con cô Cám Cũng nhất quyết không thua. Tiếc là họ thử mãi Mà không thành vợ vua. Đến lượt cô Tấm thử, Thật nhẹ nhàng, lạ chưa Cả vua quan trố mắt -Chân cô đi rất vừa! Vua sai đoàn thị nữ Rước cô Tấm vào cung,

(37)

Tấn phong làm hoàng hậu, Hạnh phúc đến tột cùng. *

Sống trong cung sung sướng, Nhưng đến ngày giỗ cha, Là người con có hiếu, Cô xin về thăm nhà. Mẹ ghẻ và cô Cám

Thấy Tấm giờ cao sang, Thì vô cùng khó chịu, Nên ghen ghét với nàng. Mụ mẹ bảo con gái: “Đừng lo, từ hôm nay Con sẽ là hoàng hậu, Thay cho con ranh này.” Rồi mụ vợ ngon ngọt, Bảo cô Tấm: “Bố con Xưa thích ăn trầu lắm, Nay nhà cau không còn,

(38)

Vậy giờ con chịu khó Leo lên cây cau cong, Hái một buồng cúng bố Cho bố con vui lòng. Vì thương cha, cô Tấm Vội leo lên hái cau. Mụ dì ghẻ chặt gốc, Cô ngã, chết, dập đầu. Mụ thay áo cho Cám Rồi đưa lên kinh thành, Nói cô chị chết đuối, Giờ em thay chị mình. Vua nghe, không vui lắm, Cũng thấy hơi lạ lùng,

Nhưng vốn yêu thương Tấm, Nên cho Cám vào cung. Lại nói cô Tấm chết,

(39)

Vua đâu, nó bay đấy, Líu ríu khắp cung thành. Một hôm, thấy cô Cám Phơi áo vua bên ao, Nó nói: “Phơi cẩn thận, Kẻo rách áo chồng tao!” Vua nghe, liền bảo nó: “Này, vàng anh, vàng anh, Hãy chui vào ống áo,

Nếu em là vợ anh.” Con chim chui vào áo. Từ đó vua ngày đêm Chỉ vui chơi với nó, Không đoái hoài cô em. Cô em, tức cô Cám, Rất tức giận, thế là Bắt vàng anh làm thịt, Lông thì vứt sau nhà.

(40)

Chỗ lông chim bị vứt, Liền mọc một cây xoan, Che cho vua nghỉ mát, Đọc sách lúc thư nhàn. Cô Cám liền cho chặt, Đốt cả cây lẫn cành Rồi đem tro của nó

Ra đổ ngoài cổng thành. Chỗ ấy mọc cây thị,

Lớn rất nhanh hàng ngày, Đến mùa đậu một quả, Chỉ một quả trên cây. Có một bà bán nước, Nhân có việc đi ngang, Liền giơ bị và nói

Với quả thị chín vàng: “Thị ơi, hãy rụng xuống, Rụng xuống bị của bà.

(41)

Bà không ăn, chỉ ngửi, Rồi bà đem về nhà.”

Quả nhiên thị rụng xuống. Bà đem cất, hàng ngày Lấy ra ngửi và ngắm, Rồi mân mê trên tay. Một hôm bà đi vắng Lúc quay về, bất ngờ Thấy nhà cửa sạch sẽ, Cơm nấu sẵn đang chờ. Ai thế nhỉ, thật lạ? Bà tự thầm hỏi mình. Những ngày tiếp cũng thế. Rồi bà quyết định rình. Thì ra một cô gái

Từ quả thị chui ra. Cô đảm đang lo liệu Hết mọi việc trong nhà.

(42)

Đó chính là cô Tấm.

Bà ôm chặt, không buông. Từ đây hai bà cháu

Sống chung nhà, chung buồng. Bà ngồi quán bán nước,

Cô Tấm lo têm trầu. Trầu cô têm thật đẹp,

Miếng nào cũng đều nhau. Một hôm, vua đi dạo,

Mà lòng buồn, buồn sao. Khi đi ngang quán nước, Vua khát, liền ghé vào. Khi ăn trầu, uống nước, Vua ngạc nhiên hỏi bà: “Ai têm trầu đẹp thế?” Bà dẫn Tấm đi ra. Thế là vua gặp lại Người vợ cũ của mình. Ngài rơm rớm nước mắt

(43)

Nghe vợ kể sự tình.

Vua nghe xong, tức giận Truyền quân lính ra đi Bắt mẹ con cô Cám Để trị tội tức thì.

Vốn là người nhân hậu, Lại xét tình người nhà, Cô Tấm xin nương nhẹ, Nên cuối cùng vua tha. Thế là chúng thoát chết, Bị đuổi đi, dọc đường Chúng bị hổ ăn thịt, Mà không ai xót thương. 3 LOÀI VƯỢN CỔ Hàng chục triệu năm trước, Trên trái đất chúng ta Có một loài vượn cổ,

(44)

Thường sống trong rừng già. Hàng ngày đi bắt thú

Hoặc tìm kiếm thức ăn, Loài vượn này thích ứng Với việc đi bằng chân. Hai chi trước giải phóng Để cầm nắm, bẻ cây, Hàng triệu năm phát triển, Rồi dần dần thành tay. Thế là Người tối cổ Cuối cùng đã hình thành. Đứng thẳng lưng, tay ngắn, Chân to chắc, bước nhanh. Họ sống thành từng tốp, Trên dưới vài chục người. Ban ngày đi bắt thú

Hay hái hoa quả tươi. Còn ban đêm họ ngủ

(45)

Trong hang, trong lều thô Dựng bằng cành cây lớn, Phủ cỏ hoặc lá khô. Họ đã biết dùng lửa Để nướng chín thức ăn; Làm công cụ bằng đá Giúp cho việc đi săn.

Bốn mươi nghìn năm trước, Loài Người tối cổ này

Cuối cùng có hình dáng Giống con người hiện nay. Họ sinh hoạt theo nhóm, Khoảng vài chục gia đình, Có họ hàng gần gũi,

Gọi là Người Thông Minh. Đó là các thị tộc,

Làm, ăn chung với nhau Trong chế độ nguyên thủy,

(46)

Cái buổi ấy ban đầu. Thế là ông kể hết Sơ lược về quá trình Phát triển của Trái Đất Đến con người thông minh. Hiện các nhà khoa học Chưa nhất trí với nhau. Nhiều điều còn tranh cãi, Mà chắc còn cãi lâu. Tiếp đến ông sẽ nói Về xã hội loài người Thời xã hội nguyên thủy Vốn tồn tại một thời. *

Bây giờ ông sẽ kể

Một câu chuyện rất hay Về anh chàng chăn lợn Thông minh và khéo tay.

(47)

Ông nhà văn Đan Mạch Viết nó từ rất lâu.

Ông đọc nó ngày bé, Giờ vẫn còn thuộc làu. Có điều ông ấy viết

Không bằng thơ, mà văn. Để các cháu dễ nhớ, Ông chuyển nó thành vần. ANH CHÀNG CHĂN LỢN Xưa có chàng hoàng tử, Nước nhỏ, dân không nhiều, Nhưng đủ giàu và rộng

Để kiếm một người yêu. Vì chàng là hoàng tử, Từ chân đến đỉnh đầu, Chắc chỉ hô một cái Là có ối nàng dâu.

(48)

Và thầm yêu một người, Là con gái hoàng đế, Vừa giàu, vừa xinh tươi. Gia tài chàng chỉ có Một cây hồng rất già. Năm năm nó mới nở Duy nhất một bông hoa. Nhưng là bông hồng đẹp, Có thể gọi hồng tiên. Ai ngửi hương của nó Sẽ quên hết ưu phiền. Ngoài ra chàng còn có Một con chim họa mi. Đương nhiên nó biết hót, Và hót hay cực kỳ.

Chàng gửi hai cái ấy, Cộng trái tim, tâm hồn, Tới con gái hoàng đế,

(49)

Gọi là để cầu hôn. Tiếc là nàng công chúa, Đẹp thì đẹp, có điều Hời hợt và hơi ngốc, Sự ngốc nghếch đáng yêu. “Hoa thật à? Chán thế!” Nàng kêu lên, và rồi Các nịnh thần nhất loạt: “Ôi hoa thật, eo ôi!” Khi chim họa mi hót,

“Charmant! Merveilleux!” Tức là hay, hay quá! -Các cung nữ kêu to. Thế mà công chúa nói: “Lại chim thật! Tiếc thay! Giá nó là chim máy!” Rồi nàng thả nó bay. Nghĩa là nàng từ chối

(50)

Không cho chàng vào cung. Nhưng hoàng tử bướng bỉnh, Quyết đeo đuổi đến cùng. Chàng giả vờ cà nhắc, Mặt lấy tro bôi đen,

Gặp hoàng đế, tự nguyện Làm anh chăn lợn quèn. Phòng chàng gần chuồng lợn. Thức suốt đêm, chàng ngồi, Hý hoáy đục rồi cắt Chàng làm được chiếc nồi. Một chiếc nồi kỳ diệu,

Lại phát nhạc rất hay. Nó hát: “Yêu em lắm...” Thật thích chiếc nồi này. Ngoài ra, ai ngửi nó Sẽ biết được trong thành Ai ăn gì lúc ấy:

(51)

Buổi sáng, như thường lệ, Công chúa dạo ngoài đồng, Chợt nghe “Yêu em lắm...” Bài hát nàng thuộc lòng. Bản nhạc hay đến nỗi Nàng công chúa đáng yêu Sai thị tỳ đến hỏi Chàng bán không, bao nhiêu? “Có bán, anh chàng đáp. -Giá là mười cái hôn

Của chính nàng công chúa. Không kém, cũng không hơn!” “Thằng này thật là láo!”

Rồi nàng bảo nữ tỳ: “Mười cái hôn, đồng ý, Chúng mày hôn. Đi đi!” Các nàng kia dãy nãy:

(52)

Nhưng không dám trái lệnh Vì không muốn mất đầu. Như người có hàng tốt, Anh chăn lợn làm cao:

“Không mặc cả, - anh đáp.-Không thì thôi, xin chào!” Công chúa phụng phịu mặt. Nàng bỏ đi, chiếc nồi

Vẫn hát “Yêu em lắm...” Hát rất hay, và rồi

Không nhịn được, công chúa Bảo thị tỳ đứng quanh,

Kéo váy, che thật kín Để nàng cúi hôn anh. Vậy là ai cũng thích:

Công chúa được chiếc nồi. Còn anh chàng chăn lợn -Mười cái hôn lên môi.

(53)

Ôi, thật hay, thật tuyệt, Công chúa nghe cả ngày, Hơn thế, trong thành phố Ai ăn gì, biết ngay.

Anh chăn lợn - hoàng tử, Tháo vát và thông minh, Mấy hôm sau làm được Chiếc máy nhạc tài tình. Chỉ cần quay một cái Là nó hát đủ bài:

Valse, ponka, sonnate... Thật hay và vui tai.

Công chúa nghe, chết lịm. “Nhưng lần này thì không, Quyết không hôn hắn nữa. Hay mấy cũng đừng hòng!” Thế mà rồi, tội nghiệp,

(54)

Gấp mười lần lần trước, Đã phải cúi hôn chàng. Từ ban công, hoàng đế Thấy đám đông nữ tỳ Tụm quanh trên bãi cỏ, Không biết đang làm gì. Ngài rón rén đi tới,

Và ôi, thấy con mình

Đang hôn thằng chăn lợn, Hôn nhiều lần, thật kinh! Tức giận, ngài cầm giép Đánh vào đít các nàng Mỗi người đúng một cái, Thật đau, thật phũ phàng. Còn anh chàng chăn lợn Thì Ngài cáu vô cùng. Cáu cả nàng công chúa. Cáu, đuổi khỏi hoàng cung.

(55)

Nghĩ mà thương, thật tội, Như Adam, Eva

Bị đuổi khỏi thượng giới, Họ bị đuổi khỏi nhà. Lại đúng hôm mưa gió, Quần áo dính vào người. Nàng nói: “Ta lạnh lắm!” Chàng không ôm, còn cười. Chưa hết - mưa rửa sạch Vết nhọ trên mặt chàng. Chàng lại thành hoàng tử, Tuấn tú và cao sang.

Công chúa giờ mới tiếc, Tiếc hùi hụi, vì mình Đã ngu dốt từ chối

Con người này thông minh. Rồi dẫu con hoàng đế, Rất kiêu, đẹp, lại giàu, Nàng chủ động đề nghị,

(56)

Nhưng hoàng tử lắc đầu. Chàng cương quyết từ chối, Còn nỡ oán trách nàng, Rồi đi, để công chúa

Giữa mưa gió phủ phàng. Cũng đáng, nhưng tội nghiệp, Tội nghiệp công chúa này, Vì nói gì thì nói

-Chàng cư xử không hay. Thứ nhất, xinh thường ngốc, Còn hơn xấu thông minh. Thứ hai, ta, nam giới, Phải biết chết vì tình. Chí ít, chàng có thể Mời công chúa vào nhà, Cho ăn uống, cho ngủ, Sáng đuổi cũng kịp mà. Tôi mong cho công chúa

(57)

Kén chọn được người tài. Hoàng tử tìm được vợ. Còn giờ thì bye-bye!

4

XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Trong xã hội nguyên thủy, Mọi người sống với nhau, Không khái niệm đẳng cấp, Sang hèn hay nghèo giàu. Cùng chung sức làm việc, Không tranh giành miếng ăn. Không khái niệm bóc lột. Không ghen ghét, thù hằn. Vào thời tối cổ ấy

Thức ăn còn chưa nhiều, Lại sống cùng thú dữ, Quả khốn khó nhiều điều. Cùng với sự tiến hóa,

(58)

Con người đã khôn dần, Biết chế tạo công cụ,

Kiếm được nhiều thức ăn. Họ biết nuôi gia súc,

Trồng ngũ cốc, rau xanh, Lấy vỏ cây dệt vải,

Làm đồ gốm, đồ sành. Tuy nhiên, công cụ đá Dẫu tiến bộ rất nhiều, Nhưng năng suất lao động Không tăng được bao nhiêu. Sáu nghìn năm về trước, Con người tìm thấy đồng, Cùng các kim loại khác Rồi học cách gia công. Họ chế tao nông cụ, Các vật dụng trong nhà, Mài dũa đồ trang sức,

(59)

Xẻ gỗ để dựng nhà. Nhờ có công cụ mới, Họ khai phá đất hoang, Săn bắt nhiều dã thú, Sản xuất, trao đổi hàng. Rồi hàng hóa, lương thực Được làm ra cuối cùng Vừa nhiều vừa đa dạng, Vượt quá mức tiêu dùng. Số lượng dư thừa ấy

Được những người thông minh Hay khỏe mạnh chiếm giữ Làm của riêng cho mình. Họ ngày càng giàu có, Không cùng làm, cùng ăn, Mà trở thành bóc lột,

Và thế là dần dần

(60)

Sống bằng bóc lột người. Xã hội cũ tan rã,

Xã hội mới ra đời. *

Xã hội ấy nguyên thủy, Dạng xã hội đầu tiên, Đại khái là thế đấy, Như ông vừa kể trên. Mai, trước khi kể tiếp, Về lịch sử nước nhà, Ông sẽ điểm ngắn gọn, Kiểu cưỡi ngựa xem hoa, Một số quốc gia cổ, Cả Đông và cả Tây. Các cháu đồng ý chứ? Thôi, tạm dừng hôm nay. À mà khoan, gượm đã, Có chuyện ngụ ngôn này, Ông kể cho các cháu,

(61)

Bảo đảm là rất hay. Ông Esop viết nó Cách đây ba nghìn năm, Một nô lệ Hy Lạp, Nếu ông nhớ không nhầm. Các cháu lắng nghe nhé, Vừa hay vừa thông minh. Nghe xong, phải cố gắng Rút bài học cho mình.

HAI CON DÊ QUA CẦU Có một con Dê Trắng Và một con Dê Đen Đi qua chiếc cầu nhỏ, Hai con từ hai bên.

Chẳng may, cầu thì hẹp, Sông phía dưới lại sâu. Ai cũng tranh đi trước,

(62)

Dê Trắng nói: “Anh bạn, Anh phải nhường tôi đi.” Dê Đen đáp: “Ngược lại. Nhường ư? Anh nói gì?” Cả hai con cứ bước,

Không ai chịu nhường ai, Rồi húc nhau ghê gớm, Rồi rơi xuống cả hai. Từng có chú Dê Trắng Và Dê Đen, buồn sao, Nay ở khúc sông ấy Không có chú Dê nào. *

Dê hay Người cũng vậy,

Đi đường phải nhường nhau. Nếu có chậm một chút,

Cũng chẳng chết ai đâu.

(63)

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI Vào cuối thời nguyên thủy, Cư dân sống rất đông

Ở những vùng đất lớn Dọc theo các dòng sông, Như sông Nin Ai Cập,

Sông Dương Tử, Trường Giang, Trung Hoa thời cổ đại.

Ở Ấn Độ - sông Hằng. Ti-grơ, Ơ-phơ-rat, Hai sông nặng phù sa, Ở khu vực Tây Á, Còn gọi là Lưỡng Hà. Nhờ nông cụ cải tiến, Đất rộng và phì nhiêu, Nông nghiệp phát triển mạnh, Năng suất cao hơn nhiều. Đặc biệt là lúa gạo,

(64)

Cả khoai sắn, rau, dưa. Chăn nuôi cũng phát triển, Đã có phần dư thừa.

Vậy là có chiếm hữu -Có người không đủ ăn, Có người thành giàu có, Giai cấp hình thành dần. Năm nghìn năm về trước, Lần đầu tiên, quốc gia Hình thành ở Ai Cập,

Trung Quốc và Lưỡng Hà. Ở các quốc gia ấy

Dân sống bằng nghề nông, Nhưng họ không có ruộng, Chỉ là người làm công. Sau mỗi mùa thu hoạch Họ phải nộp, trung bình, Một phần ba sản phẩm

(65)

Cho chúa đất của mình. Ngoài ra phải lao dịch, Tức là làm không công Cho nhà giàu, quí tộc, Và cho cả cộng đồng. Bọn nhà giàu, quí tộc Không làm việc chân tay, Vì có người hầu hạ Suốt cả đêm lẫn ngày. Đó là các nô lệ, Vốn là những tù binh, Những người nghèo bị ép Bán sức để nuôi mình. Đứng đầu lớp quí tộc Có ông vua, ông này Nắm hết mọi quyền lực Trong mọi việc hàng ngày. Hơn thế, vua tự nhận

(66)

Là thánh thần, hơn người. Trung Quốc là Thiên Tử, Nôm na là con trời.

Còn ở nước Ai Cập Vua là Pha-ra-ông, Tức là “ngôi nhà lớn”. Các cháu thấy kỳ không? Để giúp việc vua ấy, Một bộ máy chính quyền Do quí tộc nắm giữ,

Suốt từ dưới lên trên. Chúng bắt dân đóng thuế, Bắt đi lính, bắt phu,

Xây cung điện, ai chống Sẽ bị giết, bỏ tù…

*

Vậy là ông đã nói

Ngắn gọn trong mấy dòng Về ba quốc gia cổ,

(67)

Tất cả đều Phương Đông. Giờ các cháu nghe tiếp Về hai nước Phương Tây, Rô-ma và Hy Lạp,

Được hình thành thế này. Có hai bán đảo nhỏ

Ở miền Nam châu Âu, Nhô ra Địa Trung Hải. Ở nơi ấy, từ lâu,

Hơn ba nghìn năm trước Hình thành hai quốc gia, Là Hy Lạp cổ đại

Và nhà nước Rô-ma. Đất ở đây không tốt

Như các nước Phương Đông, Nên người dân buộc phải Tìm giống và chọn trồng Nhiều cây lưu niên phụ,

(68)

Như ô-liu và nho.

Chúng không cần nhiều nước, Nhưng quả mọng và to.

Đặc biệt hai nước ấy

Không chỉ giỏi nghề nông, Còn giỏi nghề làm rượu Và nhiều nghề thủ công, Như nghề luyện kim loại Làm công cụ, nữ trang, Nghề thủy tinh, gốm sứ, Cả nghề tìm, đãi vàng. Rô-ma và Hy Lạp Có nhiều cảng nước sâu, Nên buôn bán phát triển, Tấp nập thuyền và tàu. Xã hội hai nước ấy Gồm có hai loại người -Chủ nô và nô lệ.

(69)

Tỉ lệ một trên mười. Nô lệ phải làm việc “Như nô lệ”, tất nhiên. Bị coi như súc vật,

Không cơm áo, gạo tiền. Chủ nô, tức quí tộc, Lại sung sướng cực kỳ. Chỉ ăn chơi, nhảy múa, Không động tay làm gì. Nô lệ đã khởi nghĩa Rất nhiều lần ở đây, Vì họ không cam chịu Cuộc sống bất công này. *

Vào buổi bình minh ấy, Các quốc gia cổ xưa

Đạt được những thành tựu, Cũng không phải loại vừa.

(70)

Trung Quốc có âm lịch, Mười hai tháng một năm. Ba mươi ngày một tháng, Tính toán cả ngày rằm. Họ có đồng hồ nước, Đồng hồ cát để bàn Để đo và tính toán Giờ giấc và thời gian.

Người Phương Đông thời cổ Nghĩ ra chữ tượng hình Để ghi lại cảm nghĩ Và văn hóa của mình. Trong lĩnh vực toán học, Người Lưỡng Hà là người Nghĩ ra các con số Từ một cho đến mười. Những con số đơn giản Các cháu dùng ngày nay. Đơn giản như khi đếm

(71)

Mười ngón trên hai tay. Trong khi người Ai Cập Lại tìm ra số Pi, Vì họ giỏi Hình Học, Chính xác đến lạ kỳ. Trong lĩnh vực xây dựng, Họ để lại cho ta Rất nhiều Kim Tự Tháp, Thành quách ở Lưỡng Hà. Người Rô-ma, Hy Lạp Vào thời ấy mịt mùng Đã có bảng chữ cái Nay nhiều nước vẫn dùng. Trong các lĩnh vực khác, Như Toán, Sử, thơ văn, Vật Lý, Triết, Hình Học, Điêu Khắc, Địa, vân vân, Xuất hiện nhiều tên tuổi

(72)

Có thể gọi khổng lồ -Pla-tông, A-si-met, Ta-let, Pi-ta-go… Trong lĩnh vực xây dựng Và kiến trúc ở đây, Nhiều công trình đồ sộ Tồn tại đến ngày nay.

Ông đã chiêm ngưỡng chúng -Đấu trường Cô-li-dê Ở Rô-ma cổ kính. Không tin à? Ông thề. Ông còn đến Hy Lạp, Thăm đền Pac-tê-nông. To, đẹp, hoành tráng lắm. Sao, lại không tin ông? Mai sau các cháu lớn, Cứ đến những nơi này, Ngắm chúng và hãy nhớ

(73)

Lời ông nói hôm nay. Các cháu mệt chưa nhỉ? Chưa à? Có gì đâu. Học lịch sử thích lắm, Như ông nói từ đầu. Ngày mai ông sẽ nói Về lịch sử nước nhà. Giờ ngồi im, ông kể Chuyện một cậu lớp Ba. Câu chuyện này có thật, Đúng mắt thấy, tai nghe, Khi thăm nhà người bạn, Mới đây thôi, xin thề.

CHUYỆN CẬU BÉ VÀ BA ĐIỂM MỘT Cậu nọ đi học về

Liền giấu ngay sổ điểm, Nhưng bà mẹ đòi xem -Cậu hết đường giấu diếm.

(74)

Mẹ chau mày thở dài, Chỉ thấy toàn điểm một. Bố giận dữ hồi lâu

Nhìn cậu con học dốt. - Vì sao cô cho con

Con một này?- Bố quát. -Vì con yếu môn sinh, Gọi chim là bò sát. -Thế điểm một thứ hai? Cậu kia liền nhăn nhó: -Con tưởng Kenguru Mọc ngoài đồng như cỏ. -Điểm một là còn cao! Bà mẹ rơi nước mắt.

-Nhưng trường con xưa nay Điểm một là thấp nhất. Còn điểm một thứ ba Là do con dốt toán.

(75)

Đề bài hỏi: Vậy là Lớp B bao nhiêu bạn? Con giải suốt một giờ, Tính trên rồi tính dưới, Cuối cùng thành: Lớp B Có hai mươi bạn rưỡi.

6

NƯỚC VĂN LANG Vào thời xa xưa ấy Đất nước của chúng ta Là một vùng rậm rạp Núi và đồi bao la.

Có rất nhiều hang động Và cây cối tốt tươi

Cùng nhiều loài động vật, Tất nhiên, có cả người. Các nhà khảo cổ học, Năm sáu mươi, sáu lăm,

(76)

Tìm thấy dấu tích họ, Ba, bốn trăm triệu năm. Họ sinh sống rải rác Ở Hòa Bình, Hạ Long, Nghệ An và Phú Thọ… Chủ yếu dọc các sông. Ngoài săn bắn, hái lượm, Để có thêm thức ăn, Họ chăn nuôi, trồng trọt, Cuộc sống khá hơn dần. Gần ba nghìn năm trước, Dọc theo các triền sông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Như sông Mã, sông Hồng, Có nhiều bộ lạc lớn, Đã hình thành khắp nơi, Chung phong tục, ngôn ngữ, Hùng mạnh và đông người.

(77)

Trong đó, hùng mạnh nhất Là bộ lạc Văn Lang Ở Việt Trì, Phú Thọ, Sống theo các bản làng. Khoảng thế kỷ thứ Bảy Trước Công Nguyên, một người, Một thủ lĩnh tài giỏi

Của Văn Lang ra đời.

Ông nhanh chóng khuất phục Các bộ lạc bốn phương, Thanh thế rất mạnh mẽ, Rồi tự xưng Hùng Vương. Ông lập một nước mới, Đặt tên là Văn Lang, Đóng đô ở Phú Thọ,

Thuộc thời đại Hồng Bàng. Đất nước ấy rộng lớn,

(78)

Và vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh, Phong cảnh đẹp, nên thơ. Nước có mười lăm bộ,

Giống huyện quận ngày nay, Đứng đầu là Lạc Tướng. Bên dưới các bộ này Có rất nhiều chiềng, chạ, Tương đương như xã, làng, Đứng đầu là Bồ Chính, Chức quan thời Văn Lang. Nhà nước chưa có luật, Cả quân đội cũng không. Mỗi khi có chiến sự, Các trai tráng một lòng Theo lệnh vua chiến đấu. Lạc Tướng luôn dẫn đầu. Lo các việc chính sự Có các quan Lạc Hầu.

(79)

Kiểu cha truyền con nối, Các vua lên ngai vàng. Mị Nương là công chúa. Hoàng tử là Quan Lang. *

Là một nước nông nghiệp, Dân nước ta bấy giờ

Giỏi về canh tác lúa, Biết dệt vải, thêu thùa. Chiếc trống đồng Ngọc Lũ, Phát hiện ở Hà Nam

Và một số trống khác Cũng người thời ấy làm. Họ còn biết dùng sắt Đúc vũ khí, lưỡi cày. Đánh cá, nuôi gia súc, Đóng thuyền và trồng cây. Vì còn nhiều thú dữ Nên dân ở nhà sàn.

(80)

Nhà làm bằng tre nứa, Tường là các tấm đan. Nam giới chỉ đóng khố. Nữ mặc váy, yếm che. Chân trần, đầu thường đội Một vòng lông chim xòe. Dân Văn Lang thời ấy

Xăm mình, nhuộm răng đen. Theo chế độ mẫu hệ

Và thờ cúng tổ tiên. Vào những ngày lễ hội Họ tổ chức đua thuyền, Thi giã gạo, làm bánh,

Trong tiếng trống, tiếng kèn. Nước Văn Lang thế đấy, Có từ thời xa xưa.

Một đất nước rộng lớn. Các cháu nghe, nhớ chưa?

(81)

Bây giờ ông sẽ kể

Câu chuyện cổ tích này, Xẩy ra vào thời ấy.

Về bánh chưng, bánh dày.

SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG, BÁNH DÀY Đời Hùng Vương thứ sáu,

Khi giặc Ân không còn, Vua có ý thoái vị,

Muốn nhường ngôi cho con. Vua gọi các hoàng tử,

Nhân năm mới, đầu xuân: “Các con tìm lễ vật Cùng nước uống, thức ăn Làm sao thật ý nghĩa Để thờ cúng đất trời, Cúng thần linh, tiên tổ, Đẹp dáng, đẹp lòng người. Cuộc thi này đặc biệt,

(82)

Phần thắng thuộc về ai Ta sẽ cho người ấy

Được thừa kế vương ngai.” Các hoàng tử háo hức

Lên đường đi gần xa, Tìm của ngon vật lạ, Mong nối ngôi vua cha. Con trai thứ mười tám, Có tên là Lang Liêu, Vốn hiền hậu, hiếu thảo, Đáng khen đủ mọi điều. Mẹ không may chết sớm, Việc thờ cúng tổ tiên

Chàng còn chưa được dạy, Nên lo lắng, buồn phiên. Một đêm, thần báo mộng: “Suy cho cùng, ở đời

(83)

Gạo nuôi sống con người. Vậy con lấy gạo nếp

Làm bánh vuông, bánh tròn. Vuông tượng trưng cho đất. Tròn là bầu trời con.

Trong bánh có nhân thịt, Ngoài gói bằng lá xanh, Để ghi sâu ơn nặng

Công cha mẹ sinh thành.” Chàng Lang Liêu tỉnh dậy Nhớ lời thần, rất mừng, Làm bánh vuông, luộc chín, Đặt tên là bánh chưng. Chàng đồ xôi, giã mịn, Rồi ngồi vắt bằng tay Những bánh tròn bọc lá, Gọi đó là bánh dầy. Đúng hẹn, các hoàng tử

(84)

Mang đến trình vua cha Nhiều món ăn ngon lạ Của các miền gần xa.

Còn Lang Liêu, khiêm tốn, Dâng bánh chưng, bánh dày. Chàng nói rõ ý nghĩa

Của các loại bánh này. Vua đích thân nếm thử Thấy rất ngon, và rồi

Chàng là người được chọn Để vua cha truyền ngôi. Từ đó, Tết Nguyên Đán Người dân khắp mọi miền Làm hai loại bánh ấy Cúng đất trời, tổ tiên. *

Trong dân gian còn có Một truyền thuyết rất hay Về Vua Hùng ngày trước.

(85)

Câu truyện ấy thế này. Hơn bốn nghìn năm trước Đế Minh, cháu Thần Nông, Đi chơi vùng Ngũ Lĩnh,

Gặp nàng Vũ tiên rồng. Kết quả mối tình ấy Là một người con trai, Đặt tên là Lộc Tục, Quả một đấng anh tài. Lộc Tục là con thứ, Đế Minh cho làm vương Của nước Nam, Xích Quỉ, Được ví như thiên đường. Đế Nghi, anh Lộc Tục, Con trưởng của Đế Minh Được làm vua phương Bắc, Thuận lý và thuận tình. Khi lên ngôi, Lộc Tục

(86)

Trở thành Kinh Dương Vương, Vị Vua Hùng thứ nhất Của một nước hùng cường. Một lần, Ngài thăm thú Sông nước hồ Động Đình, Gặp và lấy Long Nữ,

Con gái vua Thủy Tinh. Lạc Long Quân, con họ, Thông minh và có tài, Về sau nối ngôi bố

Thành Vua Hùng thứ hai. Tiếp đến là câu chuyện Lạc Long Quân, Âu Cơ, Chuyện cái bọc trăm trứng Truyền tụng đến bây giờ. Gần hai thiên niên kỷ

Có mười tám Vua Hùng Kế tiếp nhau trị nước,

(87)

Tước hiệu và tên chung. Để nhớ ơn tiên tổ,

Ngày mồng Mười tháng Ba Nhân dân làm lễ cúng, Gọi là Ngày Giỗ Cha.

Các Vua Hùng dựng nước, Vậy thì ta, cháu con,

Phải lo mà giữ nước Để nước mãi trường tồn. 7 NƯỚC ÂU LẠC Đời Hùng Vương Mười Tám, Tức thế kỷ thứ Ba, Trước Công Nguyên, hẳn thế, Nước Văn Lang chúng ta Không yên bình như trước. Vua quan lo ăn chơi,

(88)

Dân đói ăn nhiều nơi.

Trong khi đó, Phương Bắc, Vua Tần, Tần Thủy Hoàng, Vào năm Hai Một Tám, Cho đánh chiếm Văn Lang. Người Lạc Việt thời ấy Sống cùng người Tây Âu, Còn gọi là Âu Việt,

Có quan hệ từ lâu. Họ hợp sức chiến đấu. Quân giặc mạnh và đông, Giết thủ lĩnh Âu Việt,

Nhưng họ không nản lòng. Sử cũ Trung Quốc chép Về quân dân Văn Lang: “Người Việt bỏ lên núi,

Nhất quyết không đầu hàng. Ngày án binh bất động,

(89)

Đêm quấy nhiễu quân Tần. Họ tôn một hào kiệt

Để lãnh đạo toàn dân.” Hào kiệt ấy, Thục Phán, Vừa có đức, có tài,

Ngăn được bọn xâm lược, Làm chiến tranh kéo dài. Sáu năm trời ròng rã Quân giặc bị giam chân. Trong một trận quyết chiến, Quân Việt thắng quân Tần. Tướng giặc bị giết chết Là Hiệu Úy Đồ Thư. Nhà Tần phải ra lệnh Cho rút quân từ từ.

Vào năm Hai Không Bảy, Sau chiến thắng không lâu, Thục Phán lên ngôi báu.

(90)

Lạc Việt và Tây Âu

Được sáp nhập làm một, Một nước mới ra đời, Có tên là Âu Lạc,

Đất rộng và đông người. Kinh đô của Âu Lạc Đóng ở vùng Cổ Loa, Một vùng đất bằng phẳng, Cách Bờ Hồ không xa.

An Dương Vương Thục Phán Sau khi lên ngai vàng,

Giữ nguyên bộ máy cũ Của vua Hùng Văn Lang. Nước vẫn chia thành bộ, Có Lạc Tướng, Lạc Hầu, Bồ Chính và chiềng chạ… Vốn tồn tại từ lâu.

(91)

Trước hết là nghề nông, Nghề chăn nuôi, dệt vải, Rồi các nghề thủ công. Dân số gia tăng mạnh,

Nhưng khoảng cách giàu nghèo Cũng gia tăng tương ứng,

Làm mâu thuẫn tăng theo. *

Các cháu nghe, hiểu chứ? Giờ ông kể vì sao

Âu Lạc đã sụp đổ,

Và trong hoàn cảnh nào. Thục Phán cho xây dựng Ở kinh đô của mình Một khu thành bằng đất, Sau gọi là Loa Thành. Sử cũ chép: “Thành ấy

Rộng nghìn trượng, hình tròn, Như chiếc loa vỏ ốc…”

(92)

Nay di tích vẫn còn. Với ba vòng khép kín, Tường thành này rất dài, Những mười sáu nghìn mét, Nếu ông nhớ không sai. Mặt thành khoảng mười mét. Chiều cao - năm đến mười. Chân thành, để đứng vững, Có chỗ rộng hai mươi. Có hào sâu đầy nước

Bao bọc xung quanh thành, Thông với một đầm lớn, Dành cho các thủy binh. Giữa là khu Thành Nội, Nơi ở của Hoàng Gia, Cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng Đầy tớ và người nhà.

(93)

Không chỉ là kinh đô, Mà còn một chiến lũy, Cùng quân đội, lương kho. *

Đất nước mới thành lập, Được ít năm yên hòa Thì có họa xâm lược Từ phía quân Triệu Đà. Triệu Đà là viên tướng Được vua Tần ủy quyền Cai quản xứ Lưỡng Quảng Và những vùng kề bên. Vào năm Hai Không Bảy, Nhà Tần yếu, Triệu Đà Lập nên nước Nam Việt Ở vùng đất giáp ta. Chẳng bao lâu sau đó Triệu Đà đã dấy binh,

(94)

Rắp tâm đánh Âu Lạc,

Những tưởng sẽ thắng nhanh. Tuy nhiên, quân Âu Lạc, Có lợi thế đất nhà,

Tướng giỏi, vũ khí tốt, Nên hắn thua, xin hòa. Vào năm Một Bảy Chín, Hắn lần nữa xuất quân Sau khi đã ly gián

Thục Phán và triều thần. Do không còn tướng giỏi, Không chủ động phòng xa, Đất nước ta, Âu Lạc,

Lọt vào tay Triệu Đà. Vậy là các cháu thấy,

Thục Phán An Dương Vương, Chỉ vì do khinh xuất,

(95)

Cũng bắt đầu từ đó, Suốt một nghìn năm dài, Dân ta là nô lệ

Của phong kiến nước ngoài. Trong suốt nghìn năm ấy Không khuất phục, đầu hàng, Nhân dân ta nổi dậy,

Lập nhiều trang sử vàng. Giờ thì ông sẽ kể

Một truyền thuyết đau lòng Liên quan đến Thục Phán Và con gái của ông.

MỴ CHÂU, TRỌNG THỦY Xưa, ở nước Âu Lạc,

Vua là An Dương Vương Muốn xây thành giữ nước. Một việc rất bình thường. Thành ấy hình xoắn ốc

(96)

Ở kinh đô Cổ Loa, Phải cao và phải rộng, Cấu trúc phải hài hòa. Vua và dân xây mãi, Thế mà không hiểu sao Cứ ngày xây, đêm đổ, Chẳng ai hiểu thế nào. Vua lập đàn cầu tế, Thần Kim Qui giúp ngài Xây xong thành lũy ấy, Vững chắc cả trong ngoài. Xong, Kim Qui còn lấy Một chiếc móng của mình Đưa cho vua và nói

Nó sẽ giúp giữ thành. “Dùng nó làm lẫy nỏ, Sẽ là chiếc nỏ thần,

(97)

Một lúc giết nghìn quân.” Vua liền sai Cao Lỗ,

Một người thợ thông minh, Làm cho vua nỏ ấy,

Rồi luôn giữ bên mình. Đó là chiếc nỏ đẹp

Và rất cứng, muốn dương, Phải là tay lực sĩ

Có sức mạnh phi thường. Nước Nam Việt phía Bắc, Đánh Âu Lạc nhiều lần Nhưng luôn chịu thất bại Vì gặp phải nỏ thần. Nên ông vua nước ấy, Có tên là Triệu Đà, Bèn toan tính kế khác -Cho con sang giảng hòa. Đó là chàng Trọng Thủy,

(98)

Đúng một đấng mày râu, Cha bắt sang Âu Lạc Để cầu hôn Mỵ Châu. Mỵ Châu là con gái

Của vua An Dương Vương, Một công chúa trong trắng, Lại xinh đẹp khác thường. Vì thơ ngây, trong trắng, Và cả tin, nên nàng

Đem lòng yêu Trọng Thủy, Không biết mưu cha chàng. Về phần mình, Trọng Thủy Cũng yêu nàng thiết tha, Tình yêu cũng trong trắng, Bất chấp ý đồ cha.

Thấy Mỵ Châu, Trọng Thủy Yêu thương nhau thực lòng, An Dương Vương đồng ý Cho họ thành vợ chồng.

(99)

Một đêm trăng tuyệt đẹp, Hai người ngồi trước thềm. Nước dưới hồ lấp lánh Nghìn vạn ánh sao đêm. Rồi như thể nhân tiện, Trọng Thủy hỏi vợ mình Bí quyết nước Âu Lạc Giữ vững được Loa Thành. Nghĩ đã là chồng vợ,

Không giấu diếm điều gì, Mỵ Châu liền kể chuyện Chiếc nỏ thần Kim Qui. Hơn thế, nàng lấy trộm Chiếc nỏ từ phòng cha, Hướng dẫn cách sử dụng, Tỉ mỉ và thật thà.

Ngày hôm sau Trọng Thủy Xin phép được lên đường

(100)

Quay trở về Nam Việt Để dự lễ Trùng Dương. Trước khi đi, lưu luyến, Chàng nói với Mỵ Châu: “Sự đời khó biết trước, Lần này ta xa nhau, Nhỡ can qua, ly biệt, Khó biết đâu mà tìm.” Mỵ Châu nói: “Nhà thiếp Có chiếc áo lông chim. Nếu không may loạn lạc, Phải chịu cảnh tha hương, Thiếp nhổ lông chiếc áo Rồi bỏ lại dọc đường. Theo đó mà tìm thiếp Một khi chàng quay về. Nói đoạn, nàng liền khóc, Nước mắt chảy dầm dề.

(101)

Lại nói chàng Trọng Thủy Về nước gặp Triệu Đà, Kể hết về chiếc nỏ Rồi đưa cho vua cha

Chiếc lẫy thần, chiếc móng Của thần Rùa Kim Qui. Chàng đã lấy trộm được Mà không ai biết gì.

Mấy tháng sau, Nam Việt, Với chiếc lẫy trong tay, Cho quân đánh Âu Lạc, Chắc thắng lợi lần này. Được tin giặc lại đến

Vua Việt, An Dương Vương, Cậy nỏ thần vô địch,

Vẫn bình tâm như thường. Nhưng khi đem nỏ bắn Thì thấy mất lẫy thần,

(102)

Thành Cổ Loa thất thủ, Vua phải trốn, thoát thân. Chỉ một mình một ngựa, Người ngựa phóng như bay, Sau lưng là con gái,

Liên tục suốt mấy ngày. Nàng Mỵ Châu lấy áo,

Nhổ lông rắc dọc đường. Cuối cùng đến dãy núi, Đêm vừa buông, mù sương. Ngọn núi ấy gần biển,

Phía trước không đường đi. Sau lưng giặc đang đuổi. Vua không biết làm gì. Ngài xuống ngựa, cầu khấn Thần Kim Qui giúp mình. Khấn xong, trời nổi gió Và mặt biển rùng mình.

(103)

Thần Kim Qui xuất hiện: “Giặc đang ngồi phía sau!” Vua Âu Lạc chợt hiểu,

Liền chém con đứt đầu. Rồi ngài ôm con khóc, Leo lên tảng đá cao, Nhảy xuống biển tự tử. Biển nổi sóng dâng trào. Nhớ lời vợ, Trọng Thủy Liền lên đường đi tìm. Chàng cứ đi, đi mãi, Lần theo vết lông chim. Khi đến núi Mộ Dạ,

Chàng tìm thấy Mỵ Châu, Người vợ chàng yêu quí, Chết, mà không có đầu. Chàng ôm vợ than khóc, Day dứt và chân thành. Rồi vội vàng lên ngựa

(104)

Đem vợ về kinh thành. Chàng làm lễ mai táng Theo nghi thức vương gia, Rồi gieo đầu xuống giếng Chết trong thành Cổ Loa. Chiếc giếng ấy, được biết, Đã trải qua nhiều đời. Nghe nói lấy nước giếng Rửa ngọc, ngọc sáng ngời.

8

HAI BÀ TRƯNG (mất năm 43) Bắt đầu giai đoạn mới

Trong lịch sử nước nhà -Một nghìn năm lệ thuộc Vào phong kiến Trung Hoa. Vào năm Một Bảy Chín

Trước Công Nguyên, Triệu Đà Sáp nhập vào Nam Việt

(105)

Nước Âu Lạc của ta. Nam Việt, như ta biết

Là Lưỡng Quảng ngày nay, Vùng đất thuộc Trung Quốc, Tức Quảng Đông, Quảng Tây. Triệu Đà chia Âu Lạc

Thành hai quận, đông dân Và rộng lớn lúc ấy,

Là Giao Chỉ, Cửu Chân. Giao Chỉ ở Miền Bắc, Còn Cửu Chân bây giờ

Thuộc vùng Thanh Nghệ Tĩnh, Phong cảnh đẹp, nên thơ.

Vào năm Một Một Một, Nhà Hán chiếm nước ta. Lập thêm một quận nữa, Nhật Nam, quận thứ ba. Quận này đất cũng rộng,

(106)

Nhưng người thưa, hanh khô, Từ Quảng Bình cát trắng Đến Quảng Nam bây giờ. Nhà Hán nhập ba quận Với vùng đất người Tàu, Thành một Châu rộng lớn, Đặt tên là Giao Châu.

Thủ phủ của Châu ấy

Đóng ở huyện Thuận Thành. Luy Lâu là tên cũ,

Nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Thái Thú đứng đầu quận. Thứ Sử đứng đầu Châu. Tất cả đều người Hán. Còn Lạc Tướng, Lạc Hầu Vẫn giữ nguyên người Việt. Cai trị vẫn như xưa.

(107)

Thân phận như trâu, lừa. Năm Ba Tư, Tô Định Được nhà Hán cử sang Làm Thái Thú Giao Chỉ. Tên này loại làng nhàng, Nhưng nham hiểm, độc ác, Chuyên vơ vét cho mình, Làm nhiều điều ngang ngược, Gây khổ cho dân tình.

*

Bấy giờ ở vùng đất

Nay thuộc huyện Mê Linh, Có hai chị em gái

Vừa đẹp vừa thông minh. Con một vị Lạc Tướng. Trưng Trắc là cô đầu. Cô em là Trưng Nhị, Ghét Tô Định từ lâu.

(108)

Quan Thái Thú Tô Định, Gian xảo và đê hèn

Lập mưu giết Thi Sách,

Con quan huyện Châu Diên. Ông là chồng Trưng Trắc, Trước đó từng bất bình Với cách quan nhà Hán Cai trị dân nước mình. Vào đầu năm Canh Tý, Tức là năm bốn mươi, Hai Bà Trưng khởi nghĩa Thu hút rất nhiều người. Trước hết đền nợ nước, Sau để trả thù nhà.

Nghĩa quân thắng dòn dã, Nức lòng dân gần xa. Theo truyền thuyết kể lại, Hay tin, Nguyễn Tam Trinh Từ Mai Động kéo đến

Referências

Documentos relacionados

Formas no vertebrado:.. mostra formas em divisão. Seus movimentos são contínuos, deslocando as hemácias por meio do flagelo livre, dirigido sempre no sentido do deslocamento

o aumento na densidade nutricional, com a adição de farinha de feijão e arroz polido

Revisão sistemática que incluiu apenas estudos observacionais, com o objetivo de comparar a cirurgia tradicional de Maze III (realizada com incisões) à técnica

a) Aumento da poluição sonora – construção de barreiras acústicas. b) Incidência da chuva ácida – estatização da indústria automobilística. c) Derretimento das

Assim, o que se propõe é a construção de uma classificação regional, tendo como referência a centralidade e a mobilidade espacial da população, mediante o uso do conceito

Este índice teve uma grande ascendência entre os anos de 1991 e 2010, o que caracteriza uma maior escolaridade da população do município, com mais crianças e

Da mesma forma que o sistema de retenção, esse sistema tem como objetivo permitir o escoamento de águas pluviais de modo controlado ou favorecer a sua infiltração no solo,

Assim, quando os rios levam os sais das rochas para o mar, eles também estão carregando sal.. Sal comum mesmo, daquele que temos na cozinha