• Nenhum resultado encontrado

Phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty co phan du lich dau khi phuong dong

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty co phan du lich dau khi phuong dong"

Copied!
114
0
0

Texto

(1)

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Tên đề tài:

“PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG”

Lớp: TC01 – VB2-K13

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Nhóm thực hiện: Đỗ Cẩm Tú

Phạm Nguyễn Phi Yến Lý Thị Hồng Vân

Nguyễn Thị Hoàng Phượng Phan Thị Mỹ Hạnh

(2)

TP HCM, 2011

(3)

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.

Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính.

Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.

Ngoài ra trong các ngành kinh tế thì du lịch đang là ngành mũi nhọn, lợi nhuận tăng rất nhiều lần so với vốn đầu tư bỏ ra ( lợi nhuận tối thiểu 30%). Du lịch mới phát triển khoảng 20 năm, khởi điểm từ năm 1990, do vậy ngành đang ở trong giai đoạn phát triển nên tiềm năng còn rất lớn. Nhu cầu, khuynh hướng du lịch ngày càng tăng do nền kinh tế đang trên đà phát triển, thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống tăng.

(4)

Thêm vào đó du lịch ngành tổng hợp mang tính chất chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội, kéo theo sự phát triển các ngành nghề khác : giao thông, nhà hàng-khách sạn, ẩm thực, hệ thống phương tiện di chuyển, an ninh… đều phát triển. Và ngược lại nếu các yếu tố này không phát triển đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch.

“ Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới”.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, nhóm quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí Phương

(5)

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN...2

... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2

(6)

... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 2 ... 3 LỜI MỞ ĐẦU...3 MỤC LỤC... 5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN...11 DU LỊCH-DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG...11 ĐẶT VẤN ĐỀ... 11

1. Mục tiêu nghiên cứu:...11

2. Phương pháp nghiên cứu:...11

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...11

4. Hạn chế bài nghiên cứu:...11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ...11

1. Bản chất & vai trò của tài chính doanh nghiệp ...12

i. Bản chất của tài chính doanh nghiệp ...12

ii. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ...12

1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp...14

1.1. Khái niệm...14

ii. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp...14

iii. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp...14

2. Mục tiêu và nội dung phân tích tình hình tài chính...15

(7)

ii. Nội dung phân tích...16

3. Dự báo tài chính:...16

4. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính ...17

1.1. Bảng cân đối kế toán...17

ii. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ...18

iii. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ...18

5. Phương pháp phân tích...18

1.1. Phương pháp phân tích tỷ số...18

ii. Phương pháp so sánh (phương pháp phân tích theo chiều ngang)...19

iii. Phương pháp phân tích tỷ trọng (phân tích theo qui mô chung):...19

iv. Phương pháp chia tách (Dupont)...20

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG...21 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:...21 1. Ngành nghề kinh doanh...21 2. Cơ cấu tổ chức:...22 3. Cơ cấu cổ đông:...22 4. Các dòng sản phẩm chủ lực và hệ thống đơn vị...23 5. Các thành tựu đạt được:...24 6. Vị thế công ty:...24 7. Khách hàng và đối tác:...25

8. Chiến lược phát triển và đầu tư...26

9. Các dự án lớn:...27

10. Triển vọng của công ty...27

11. Thuận lợi và rủi ro:...28

(8)

1. Đặc thù ngành : ...29 1. Tốc độ tăng trưởng của ngành...30 2. Nguồn lực của ngành:...30 3. Năng lực sản xuất :...30 4. Sự cạnh tranh: ...31 5. Hạn chế của ngành:...31

6. Thuận lợi và triển vọng của ngành:...32

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG...32

1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn...33

1. Phân tích tình hình biến động tài sản...33

2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn...36

3. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản & nguồn vốn...39

1.1. Bố trí cơ cấu tài sản ...39

ii. Bố trí cơ cấu nguồn vốn...43

4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán...46

1.1. Phân tích tình hình thanh toán ...46

ii. Phân tích khả năng thanh toán...50

5. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản...57

1.1. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho...58

ii. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu...59

iii. Khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn...61

iv. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định ...64

v. Tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu ...65

vi. Khả năng luân chuyển tổng tài sản...67

(9)

1.1. Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí

quản lý doanh nghiệp...69

ii. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ...73

iii. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận...75

iv. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận...77

7. Phân tích tỷ số giá trị thị trường:...77

1.1. Tỷ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS):...77

ii. Hệ số P/E...78

iii. Tỷ suất thu nhập (E/P)...79

iv. Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B)...79

8. Phân tích dòng tiền...79

1.1. Phân tích dòng tiền...79

ii. Dòng tiền hoạt động kinh doanh:...81

iii. Dòng tiền đầu tư của công ty:...82

iv. Dòng tiền tài trợ:...83

9. Phân tích tỷ số sinh lợi:...87

1.1. Tỉ suất sinh lợi ròng:...88

ii. Chỉ số thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)...88

... 89

iii. Chỉ số Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA):...89

iv. Phân tích tỉ suất sinh lợi trên tài sản ( ROA):...91

v. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cô phần ( ROE): ...93

10. Phân tích khả năng sinh lợi...94

1.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động:...94

ii. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:...95

(10)

iv. Tỷ suất sinh lời vốn cố định:...99

CHƯƠNG V: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ...100

1. Dự báo về doanh thu...100

1.1. Dự báo thị trường năm 2011...100

ii. Dự báo du lịch 2011...101

1. Lập dự báo kết quả hoạt động kinh doanh:...102

1.1. Sự thay đổi giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý:...102

ii. Dự báo hoạt động tài chính và hoạt động khác:...103

iii. Sự thay đổi về thuế thu nhập doanh nghiệp:...103

2. Lập bảng cân đối kế toán dự báo:...104

1.1. Dự báo các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu: ... 104

ii. Dự báo về hàng tồn kho:...105

iii. Sự thay đổi tài sản lưu động khác:...105

iv. Sự thay đổi tài sản cố định...105

v. Sự thay đổi chi phí trả trước dài hạn...105

vi. Sự thay đổi các quỹ:...105

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY...107

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN...111

1. Giải pháp - Kiến nghị:...111

1.1. Về tình hình huy động vốn:...111

ii. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:...111

iii. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹthuật và năng lực sản xuất:...113

iv. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty:...113

(11)

1. Kết luận:...114

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH-DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Mục tiêu nghiên cứu:

Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tại doanh nghiệp để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

2. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được, các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu và từ đó đưa ra các nhận xét. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích các tỷ số, phương pháp phân tích Dupont, và các công cụ phân tích chuyên biệt.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông và các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành (FDT, HOT) và tổng quát ngành du lịch

Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động của các công ty trong hai năm 2009 và 2010. So sánh thêm với dữ liệu quá khứ năm 2008 và dự báo triển vọng năm 2011.

4. Hạn chế bài nghiên cứu:

Nguồn dữ liệu thu thập chủ yếu từ internet nên chưa hoàn toàn chính xác.

Lý luận, phân tích, đánh giá, đề ra kiến nghị được tham khảo theo kinh nghiệm của các anh/chị làm trong lĩnh vực du lịch nên có thể mang tính chủ quan, chưa toàn diện.

Kiến thức ngành và kỹ năng phân tích của nhóm còn hạn chế.

(12)

1. Bản chất & vai trò của tài chính doanh nghiệp

i. Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn.

Nội dung của những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm:

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước:

Mối quan hệ kinh tế này được thể hiện: trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước theo luật định và ngược lại nhà nước cũng có sự tài trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô của mình.

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và thị trường:

Kinh tế thị trường có đặc trưng cơ bản là các mối quan hệ kinh tế đều được thực thi thông qua hệ thống thị trường: thị trường hàng hoá tiêu dùng, thị trường hàng hoá tư liệu sản xuất, thị trường tài chính…và do đó, với tư cách là người kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp không thể tách rời hoạt động của thị trường, các doanh nghiệp vừa là người mua các yếu tố của hoạt động kinh doanh, người bán các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ; đồng thời vừa là người tham gia huy động và mua, bán các nguồn tài chính nhàn rỗi của xã hội.

Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp gồm:

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất trong việc tạm ứng, thanh toán.

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, lãi cổ phần,…

Quan hệ thanh toán, cấp phát và điều hoà vốn giữa các đơn vị trực thuộc trong nội bộ doanh nghiệp, với Tổng công ty.

ii. Vai trò của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò sau:

(13)

Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất:

Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp – đây là vấn đề có tính quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường.

Vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh:

Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được do thu nhập bán hàng trước tiên phải bù đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và để mua nguyên nhiên liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp dùng hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu người quản lý biết vận dụng sáng tạo các chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp phù hợp với qui luật sẽ làm cho tài chính doanh nghiệp trở thành đòn bẩy kinh tế có tác dụng trong việc tạo ra những động lực kinh tế tác động tới tăng năng suất, kích thích tăng cường tích tụ và thu hút vốn, thúc đẩy tăng vòng quay vốn, kích thích tiêu dùng xã hội.

Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp:

Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời…Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan

(14)

trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hoá tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp.

1. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1. Khái niệm

Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu.

Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính “biết nói” để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những người quản lý doanh nghiệp đó.

ii. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kiềm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên, kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau:

 Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp cũng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình.  Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác

quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…

(15)

Với những ý nghĩa trên nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính gồm:

 Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn.

 Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của xí nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước.

 Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn.

 Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

2. Mục tiêu và nội dung phân tích tình hình tài chính 1.1. Mục tiêu

Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình.

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu:

 Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

 Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần,…

 Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt,…  Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.

Đối với đơn vị chủ sở hữu:

Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản

(16)

xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phân phối kết quả kinh doanh.

Đối với nhà chủ nợ (Ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp)

Mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bán chịu sản phẩm cho đơn vị.

Đối với nhà đầu tư trong tương lai:

Điều mà họ quan tâm đầu tiên, đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Do đó họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào.

Đối với cơ quan chức năng:

Như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê,…

ii. Nội dung phân tích

Nội dung chủ yếu của phân tích báo cáo tài chính đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm các nội dung sau:

 Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn

 Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp.  Phân tích tình hình luân chuyển vốn.

 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Phân tích khả năng sinh lời.

 Dự đoán nhu cầu tài chính. 3. Dự báo tài chính:

(17)

Dự báo tài chính là công việc tiếp tục theo logic của phân tích tài chính. Đó là giai đoạn cuối cùng của công việc, là những tư duy về việc thực hiện các cân bằng tài chính, dự đoán khả năng sinh lời và mức độ rủi ro. Dự báo tài chính có tầm quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định tài chính của doanh nghiệp.

4. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính

Để tiến hành phân tích tài chính người ta sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Những bộ phận cốt lõi của bảng báo cáo tài chính là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Bảng cân đối kế toán mô tả sức mạnh tài chính của một doanh nghiệp bằng cách trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời điểm nhất định nào đó. Người ta có thể xem bảng cân đối kế toán như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào cuối năm. Ngược lại bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại giống như bức tranh phản ánh sự vận động bởi vì nó báo cáo về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hoặc gây ra tình trạng lỗ vốn.

1.1. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm:

Phần tài sản:

Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát qui mô tài sản và kết cấu các loại vốn của doanh nghiệp hiện có đang tồn tại

(18)

dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng của các chỉ tiêu bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

Phần nguồn vốn:

Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhà quản lý có thể thấy được thưc trạng tài chính của doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.Về mặt pháp lý thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về tổng số vốn được hình thành từ những nguồn khác nhau.

ii. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp.

Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm:

Phần I:

Lãi, lỗ: Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh), tổng số phát sinh của ký báo cáo và số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

Phần II:

Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.

iii. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phản ánh lưu chuyển tiền tệ hay các luồng tiền vào, luồng tiền ra, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường gồm các phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh; lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài trợ (tài chính).

5. Phương pháp phân tích

(19)

Phân tích các tỷ số cho biết mối quan hệ của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Sau đây là các nhóm tỷ số tài chính chủ yếu được sử dụng phân tích tài chính:

 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính.

 Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

 Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp.  Nhóm chỉ tiêu về tỷ số sinh lời.

ii. Phương pháp so sánh (phương pháp phân tích theo chiều ngang)

Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian.

Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.

Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối: Số tuyệt đối:

Y = Y1 – Y0

Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc Số tương đối: T = Y1 / Y0 * 100%

iii. Phương pháp phân tích tỷ trọng (phân tích theo qui mô chung):

Với báo cáo qui mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ là 100%.

Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết

(20)

cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.

iv. Phương pháp chia tách (Dupont)

Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán.

Ứng Dụng Mô Hình Dupont

Mô hình có thể được sử dụng bởi bộ phận thu mua và bộ phận bán hàng để khảo sát hoặc giải thích kết quả của ROA. So sánh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh. Phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian. Cung cấp những kiến thức căn bản nhằm tác động đến kết quả kinh doanh của công ty.

Các bước trong phương pháp Dupont

 Thu nhập số liệu kinh doanh ( từ bộ phận tài chính )  Tính toán ( sử dụng bảng tính )

 Đưa ra kết luận

 Nếu kết luận xem xét không chân thực, kiểm tra số liệu và tính toán lại.

Thế mạnh của mô hình Dupont

 Tính đơn giản.

 Đây là một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọi người kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty.

 Có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên.

 Có thể được sử dụng để thuyết phục cấp quản lý thực hiện một vài bước cải tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng.

 Đôi khi điều cần làm trước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty. Thay vì tìm cách thôn tính công ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, để bù đắp khả năng sinh lợi yếu kém.

Hạn chế của Mô hình Phân tích Dupont

 Dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy.  Không bao gồm chi phí vốn.

(21)

 Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào.

 Trong thời đại kinh tế ngày các phát triển, để công ty hoạt động có hiệu quả bên cạnh việc cắt giảm chi phí nên nghĩ đến những kế hoạch xây dựng thương hiệu, marketing, có những chiến lược thích hợp trong điều kiện kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Bởi vì chi phí ngày nay chưa hẳn là yếu tố quân trọng nhất quyết định đến lợi nhuận doanh nghiệp.

C

HƯƠNG II : GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG

1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển:

1. Ngành nghề kinh doanh

(22)

• Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, quốc tế;

• Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng;

• Vận chuyển khách du lịch, khách theo hợp đồng bằng xe ô tô;

• Đại lý, mua bán: phân bón, xăng dầu và các sản phẩm xăng dầu;

• Mua bán, chế biến hàng nông sản;

• Kinh doanh vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ ngành du lịch;

• Mua bán các loại hàng hoá phục vụ khách du lịch;

• …… 2. Cơ cấu tổ chức: 3. Cơ cấu cổ đông: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CÁC ĐƠN VỊ PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KHỐI VĂN PHÒNG KHÁCH SẠN PHƯƠNG ĐÔNG PHÒNG K.DOANH NHÀ HÀNG TRƯỜNG THI PHÒNG KTTC PHÒNG TCHC TRUNG TÂM LỮ HÀNH Q.TẾ KHÁCH SẠN CỬA ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Quan hệ điều hành Quan hệ giám sát

(23)

4. Các dòng sản phẩm chủ lực và hệ thống đơn vị

Dòng sản phẩm chủ lực:

 Du lịch lữ hành: dịch vụ lữ hành, dịch vụ nhà hàng-khách sạn-văn phòng  Thương mại: phân phối phân đạm, xăng dầu và các sản phẩm dầu khí.

(24)

5. Các thành tựu đạt được:

Tổ chức thành công chương trình “Ngày bán hàng trực tiếp Đạm Phú Mỹ cho bà con

nông dân”

• Tổ chức thành công và thường xuyên chương trình “Thăm, tặng quà động viên các gia đình nghèo và các gia đình chính sách.

• PTC được UBND tỉnh Nghệ An tặng bằng khen tại hội nghị tôn vinh các tổ chức cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách nhà nước năm 2008.

(25)

• Hiện nay Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông đang là công ty kinh doanh các dịch vụ du lịch, khách sạn, vui chơi giải trí, lữ hành quốc tế bậc nhất tại tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ. Với khách sạn 4 sao, hệ thống nhà hàng đạt tiêu chuẩn, Trung tâm Lữ hành Quốc tế Phương Đông hoạt động chuyên nghiệp trên các lĩnh vực: tổ chức tham quan, cho thuê xe du lịch, đặt vé máy bay, dịch vụ hướng dẫn viên tiếng Việt, Anh, Lào, Thái Lan, dịch vụ hộ chiếu, visa, xuất cảnh… tạo nên một quy trình thống nhất, chuyên nghiệp và ngày càng thể hiện đẳng cấp trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Với ngành du lịch Nghệ An, Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông là đơn vị hàng đầu về chuyên môn nghiệp vụ .

• Là thành viên của Tập đoàn từ năm 2007, Công ty đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm hàng hóa thuộc thế mạnh của Tập đoàn như các sản phẩm hóa dầu, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Hiện công ty đang làm đại lý cấp 1 phân phối đạm Phú Mỹ tại khu vực Bắc Trung bộ, miền Trung – Tây Nguyên. Tổng đại lý xăng dầu cho Tổng công ty Dầu Việt Nam, kinh doanh phân bón nhập khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản trên địa bàn cả nước, nhờ đó, công ty có sự phát triển nhanh chóng vượt bậc. 7. Khách hàng và đối tác:

• Công ty mẹ là Tập đoàn và các đơn vị thành viên trong Tập đoàn là các khách hàng chủ yếu của Công ty. Công ty Du lịch Dầu khí Phương Đông đang từng bước phát triển toàn diện và bền vững về dịch vụ Du lịch, kinh doanh Thương mại đa ngành. Hiện nay Công ty PTC đã ký hợp đồng đại lý cấp I tiêu thụ sản phẩm URÊ “Đạm Phú Mỹ” khoảng 35 ngàn tấn/năm; hợp đồng đại lý xăng dầu và các sản phẩm xăng dầu khác; hợp đồng dịch vụ cho thuê văn phòng đại diện với Công ty bảo hiểm nhân thọ PRUDENTIAL, Công ty Bảo hiểm Dầu khí Bắc trung bộ.

• Công ty còn cung cấp nhiều dịch vụ khác liên quan đến hoạt động du lịch cho các đối tác như: Công ty Du lịch Hữu nghị, Sun Travel, ASIAN Sun Tour, Vina Tour, Viettour, Trung tâm Lữ hành Quốc tế Thắng Lợi…. Đặc biệt là các trung tâm lữ hành từ các nước khác trong khu vực giới thiệu khách hàng ổn định cho Công ty. Do vậy thương hiệu Du lịch Phương Đông đã được khẳng định vững chắc đối với khách hàng trong và ngoài nước.

(26)

Thị trường khách hàng nước ngoài TT Thị trường khách Lượt khách trung bình/ năm 1 Thái lan 12.000 2 Lào 5.000 3 Trung Quốc 3.000 4 Úc 2.000 5 Nhật 2.000 6 Mỹ 2.000 Thị trường khách hàng trong nước TT Thị trường khách Lượt khách trung bình / năm 1 UBND tỉnh Nghệ An 1.500 2 Tỉnh uỷ Nghệ An 1.000

3 Tổng Cty Bia rượu NGK Sài gòn 500

4 Cty DL Hữu nghị HP 2.000

5 Cty DL Cát Việt 2.500

8. Chiến lược phát triển và đầu tư

• Phát huy thế mạnh thương hiệu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tranh thủ sự ủng hộ, tao điều kiện giúp đỡ của các ban ngành trong tỉnh, phát huy nội lực của công ty, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng thị trường trong và ngoài nước để tăng tốc phát triển.

• Tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, phạm vi và năng lực hoạt động của các đơn vị, tiến tới chuyển đổi tổ chức hoạt động Công ty sang mô hình hoạt động Công ty mẹ (Tổng công ty) - Công ty con. Hoàn thiện hệ thống quy chế quản trị Công ty phù hợp với mô hình hoạt động. Tích cực tìm kiếm, huy động các nguồn vốn với lãi suất thấp, đảm bảo sử dụng có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ kịp thời mọi yêu cầu về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản; bố trí hợp lý, bảo toàn và tăng vòng quay vốn. Phát huy mọi nguồn lực để phát triển

• Mở rộng kinh doanh đa ngành nghề trong đó chủ đạo là khách sạn, du lịch, lữ hành, thương mại và các dịch vụ phong phú khác. Ngoài ra PTC sẽ không ngừng nâng cao

(27)

chất lượng phục vụ và công nghệ quản lý khách sạn hiện đại. Phát triển toàn diện và bền vững, có thương hiệu mạnh trong nước và khu vực, phù hợp với xu thế phát triển chung.

9. Các dự án lớn:

• Xây dựng mới khách sạn Cửa Đông. Dự kiến xây mới khách sạn cao 7 tầng đạt tiêu chuẩn 2-3 sao, khoảng 50 phòng ngủ, nhà hàng 300 chỗ và các dịch vụ kèm theo. Diện tích đất: 1.125,5 m2; Thời gian thực hiện: 2009-2010; Nguồn vốn: Vốn PTC 30%, Vốn vay ưu đãi thông qua các định chế tài chính của Tập đoàn 70%; Đang lập dự án để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổng đầu tư dự án là 20 tỷ đồng.

• Dự án Trung tâm hội nghị, dịch vụ Thương mại Quốc tế : Dự kiến xây dựng mới trung tâm hội nghị 8 tầng. Quy mô gồm: Khu trung tâm hội nghị quốc tế; khu trung tâm dịch vụ thương mại và khu văn phòng cho thuê cao cấp tại số 02, Trường Thi, Tp.Vinh, Nghệ An; Thời gian thực hiện từ năm 2009 đến năm 2011.

• Đầu tư xây dựng Khách sạn Phương Đông Plaza 5 sao: Dự kiến xây dựng khách sạn 21 tầng đạt tiêu chuẩn 5 sao. Quy mô: 184 phòng nghỉ và khối phục vụ dịch vụ kèm theo tại 218 Lê Duẩn, Tp.Vinh, Nghệ An. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2009 đến năm 2014. Hiện tại dự án đã hoàn thành xong việc thi tuyển kiến trúc để lựa chọn nhà thầu thiết kế dự án. Hiện đang đàm phán hợp đồng lập dự án đầu tư và thiết kế. Tổng vốn đầu tư cho Dự án Trung tâm hội nghị, dịch vụ Thương mại Quốc tế và Dự án Khách sạn Phương Đông Plaza 5 sao là 800 tỷ đồng.

10. Triển vọng của công ty

• Đối với ngành du lịch: Với mục tiêu phát triển du lịch và lữ hành là lĩnh vực hoạt động mũi nhọn của Công ty, do vậy sự phát triển của ngành khách sạn du lịch trong nước và quốc tế là điều kiện cần thiết thúc đẩy sự phát triển của công ty. Du lịch được xác định là ngành “ công nghiệp không khói”, có tiềm năng phát triển rất lớn. Việt Nam là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có nền chính trị ổn định,... tạo nên sự thu hút khách nước ngoài, đặc biệt là du khách đến từ các nước ASEAN.

• Đối với kinh doanh thương mại: Nông sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam trong những năm sắp tới, là nguồn thu ngoại tệ lớn và phấn đấu trở thành

(28)

một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Với dân số lớn, chủ yếu sống ở nông thôn và cuộc sống phụ thuộc vào nông nghiệp thì việc sử dụng phân bón chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng và nhu cầu ngày càng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh doanh phân đạm và kinh doanh các sản phẩm nông sản.

• Với vị thế và triển vọng phát triển của thị trường du lịch, thương mại,... định hướng phát triển của Công ty là phù hợp với định hướng chung của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như sự phát triển của ngành.

11. Thuận lợi và rủi ro:

Thuận lợi:

 Nghệ An là địa điểm có nhiều khu di tích lịch sử gắn liền với các danh nhân văn hóa như khu di tích lịch sử Kim Liên, văn hóa chùa Bà Bụt, di tích Tân Kỳ…thuận lợi để phát triển loại hình du lịch để tìm hiểu văn hóa lịch sử.

 Hệ thống giao thông thuận tiện: đường bộ, đường sắt, đường hàng không.

 Hệ thống an ninh đảm bảo: đảm bảo uy tín và thu hút phát triển các loại hình sự kiện, hội nghị.

Rủi ro:

 Khó khăn chung: Khó phát triển loại hình du lịch giải trí đa dạng, vì cần sự đảm bảo an ninh do có nhiều quần thể di tích lịch sử và chưa được xác định là trung tâm du lịch tầm quốc gia, dẫn đến khó thu hút đầu tư mở rộng.

 Rủi ro về cạnh tranh: Đồng thời với tốc độ phát triển cao của ngành du lịch Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các công ty du lịch đang diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt. Để thu hút được khách hàng, mở rộng thị trường, ngoài việc tích cực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, Công ty cần phải tập trung nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Với tình hình kinh tế suy giảm thì tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Cạnh tranh tất yếu dẫn đến sự giảm giá dịch vụ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng để giữ vững uy tín với khách hàng. Trong khi đó, các chi phí liên quan tới sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, nhân công.... luôn biến động khiến cho việc

(29)

quản lý các chi phí để đảm bảo chỉ tiêu đề ra sẽ gặp nhiều khó khăn. Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An đang trong công cuộc đổi mới và phát triển, đặc biệt chủ trương vực dậy nền du lịch tỉnh nhà đang được hết sức chú trọng. Trong điều kiện đó cùng với tiềm năng sẵn có, đã làm cho lĩnh vực kinh doanh các loại hình dịch vụ du lịch trên địa bàn trở nên đầy sức hấp dẫn, vì vậy tính chất cạnh tranh sẽ diễn ra một cách quyết liệt hơn.

 Rủi ro về thị trường: Lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay của Công ty, ngoài kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, lữ hành, còn tập trung kinh doanh đại lý, mua bán phân bón, xăng dầu và các sản phẩm dầu khí. Với những biến động về giá cả xăng dầu và giá phân bón thay đổi như hiện nay sẽ gây ra những khó khăn nhất định trong việc quản lý, dự trù chi phí, chủ động nguồn cung cấp hàng hóa… cho Công ty. Ngoài ra, Công ty còn tham gia kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp để sản xuất nhiên liệu sinh học như sắn lát khô. Tuy nhiên, theo nhận định của Công ty, thị trường nông sản mang tính thời vụ và hiện nay đang trong giai đoạn suy thoái, giá bán giảm nhiều so với kỳ vọng.

 Rủi ro về biến động nguồn nguyên liệu đầu vào: Hiệu quả hoạt động kinh doanh mua bán sắn lát khô cũng phụ thuộc rất nhiều bởi yếu tố nguồn nguyên liệu đầu vào. Do Công ty phải ứng trước toàn bộ tiền cho đối tác trung gian thu gom sắn lát khô từ các hộ nông dân cho nên nguồn vốn bị chiếm dụng, hơn nữa nếu xảy ra mất mùa thì sẽ không đảm bảo được lượng sắn khô cần thiết để cung cấp cho các đối tác theo như các hợp đồng đã ký.

C

HƯƠNG III : PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH 1. Đặc thù ngành :

 Mang tính mùa vụ: các tour in-bound &out-bound : tập trung vào các tháng 9, tháng 10, tháng 11; các tour nội địa tập trung vào các tháng còn lại, cao điểm là tết âm lịch và mùa hè.

 Bị ảnh hưởng bởi khí hậu: mưa, bão, lũ…

 Là ngành kinh tế tổng hợp có tính dịch vụ: nhiều bên cùng tham gia cung ứng sản phẩm, mỗi bên đều có tác động nhất định đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sử

(30)

dụng, vì vậy, một sản phẩm du lịch thành công sẽ có tác dụng tích cực liên ngành và ngược lại.

 Mang tính vô hình và không đồng nhất : sản phẩm du lịch là không cụ thể và dễ dàng bị sao chép, khách hàng không thể kiểm tra sản phẩm trước khi mua.

 Mang tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng, tính mau hỏng và không dự trữ được. 1. Tốc độ tăng trưởng của ngành

Rất nhanh : năm 1990, du lịch mới bắt đầu manh nha, thế giới biết rất ít thông tin về du lịch Việt Nam. Chẳng hạn như địa danh Phan Thiết cũng nằm trong mẫu số chung đó. Từ hiện tượng nhật thực toàn phần năm 1995 ở Bình Thuận, thì thế giới biết nhiều hơn về Phan Thiết, du lịch ở Bình Thuận được phát triển mạnh. Và hiện nay, Bình Thuận đã trở thành thủ phủ của resort của Việt Nam.

2. Nguồn lực của ngành:

Nội lực:

 Nguồn nhân sự: dồi dào nhưng thiếu chuyên môn (kiến thức ,nghiệp vụ)  Nguồn vốn: chưa được sử dụng hợp lý,chưa đầu tư hiệu quả.

 Cơ sở vật chất: được đầu tư nhưng chưa đúng mức.

Ngoại lực:

 Chính sách: nhà nước hiện có nhiều chính sách mở cho du lịch như giảm thuế, chương trình quảng bá quốc gia, khuyến khích phát triển , đầu tư du lịch trong và ngoài nước….

 Nhận được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức thế giới: unesco ( hội an, mỹ sơn….)  Nhận được cảm tình của nhiều bạn bè, nhiều quốc gia thế giới nên đây là kênh

quảng bá ít tốn chi phí nhưng lại mang lại hiệu quả sâu rộng.

 Xu hướng hội nhập văn hóa và kinh tế khiến nhu cầu của khách nước ngoài vào Việt Nam tìm hiểu văn hóa rất nhiều: lượng khách du lịch tăng đột biến.

3. Năng lực sản xuất :

Vượt bậc, có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn, có nhiều tiềm năng vì giải quyết được ra nhiều việc làm, tận dụng tối đa mọi nguồn lực. Có thể kết hợp liên hoàn nhiều ngành nghề cùng phát triển. Đẩy mạnh các ngành truyền thống của Việt Nam: gốm, dệt, đan, thêu, mộc, sơn

(31)

mài….

4. Sự cạnh tranh:

Vì du lịch là ngành tổng hợp, nên không có sự cạnh tranh bên ngoài ngành mà chỉ có cạnh tranh nội bộ ngành. Sự cạnh tranh nội bộ đang diễn ra rất khốc liệt do du lịch khó mở rộng thị trường vì sự trung thành của khách hàng cao (dựa vào khoản hoa hồng và chất lượng công ty); vì tính chất mùa dẫn đến nhu cầu du lịch k đồng đều trong một năm; vì đại bộ phận người dân có thu nhập bình quân chưa cao, kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng của suy thoái, dẫn đến nhu cầu du lịch chưa tăng tốc mạnh mẽ làm cho việc khai phá thị trường mới trong thời điểm hiện tại là rất khó khăn.

5. Hạn chế của ngành:

• Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt và nhu cầu khác biệt nên chính sách đầu tư về du lịch được phân bổ không đồng đều : Nha Trang-Phan Thiết-Đà Lạt-Đà Nẵng-Hà Nội được đầu tư mạnh, có khả năng đáp ứng được đủ nhu cầu của khách du lịch & loại hình du lịch tương đối đa dạng. Ngược lại: Ninh Chữ, Buôn Mê Thuột… thì lại thiếu cơ sở hạ tầng: nhà hàng, khách sạn… loại hình du lịch thiếu đa dạng và hấp dẫn.

• Thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn nghiệp vụ, dịch vụ du lịch kém, người dân bản địa không thể hiện được tinh thần hiếu khách, khiến cho các địa danh nổi tiếng như Động Phong nha, Vịnh Hạ Long là danh thắng đẹp không được đánh giá cao.

• Tài nguyên du lịch chưa được đầu tư đúng mức, nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp nhưng không được khai thác có hiệu quả, thiếu ngân sách vốn của chính phủ, người dân chưa được cập nhật kiến thức kinh doanh về du lịch, nguồn vốn tư nhân không được phân bổ hợp lý….dẫn đến việc chưa khai thác được nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực trẻ.

• Cơ sở hạ tầng yếu và kém: giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi. Hệ thống nhà hàng khách sạn đạt chuẩn quốc tế còn ít.

• Việc bảo tồn và phát huy sản phẩm du lịch hiện có mang nhiều yếu kém : Mỹ Sơn, Phong Nha, Lăng tẩm Huế không có chính sách bảo tồn, phục hưng, trùng tu

(32)

hiệu quả. Việc gìn giữ và tái tạo các di tích lịch sử, các kỳ quan thiên nhiên còn yếu kém.

• Do Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, nên chưa chú trọng đến những nhu cầu tế nhị và thiết thực của khách du lịch để hoàn thiện thành 1 hệ thống du lịch hoàn chỉnh từ vi mô : nhà vệ sinh, các hệ thống dịch vụ cộng thêm: chụp hình sân bay, hệ thống giá cả ổn định….

6. Thuận lợi và triển vọng của ngành:

• Du lịch là ngành đạt được hiệu quả kinh tế cao, được gọi là “ngành xuất khẩu vô hình” đem lại nguồn ngoại tệ lớn

• Là ngành có sự tăng trưởng vượt bậc: số khách du lịch trên thế giới tăng từ 25 triệu lượt người (năm 1950) lên 69 triệu lượt người (năm 1960) ; 160 triệu lượt người (năm 1970) ; 285 triệu lượt người (năm 1980); 450 triệu lượt người (năm 1991) ; 500 triệu lượt người (năm 1994); Tốc độ phát triển hàng năm của vùng đông nam á, cao gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng hàng năm của thế giới1

• Mang lại lợi ích vô hình: tác động đến tư duy, tâm trạng, hiệu quả hoạt động … của con người.

• Mang lại nhiều tiềm năng vì Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp chưa được khai thác hết

• nên du lịch là ngành đem lại lợi nhuận cao.

• Hiện nay nhà nước đang và sẽ thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho du lịch phát triển, vì thông qua du lịch, có thể đánh giá về sự phát triển của quốc gia, thu hút và mở rộng đầu tư vào các ngành nghề khác.

• Du lịch là bộ mặt của quốc gia vì nó phản ánh văn hóa và con người của đất nước. Là kênh quảng bá hình ảnh đất nước hiệu quả và có tác dụng lan truyền nhanh. Làm tăng chỉ số tín nhiệm và ưa thích của quốc gia.

• Du lịch đang trong giai đoạn đang phát triển, sẽ còn hướng tới sự hoàn thiện, phát triển mạnh hơn trong tương lai.

(33)

LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG

1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn

Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Kết quả phân tích này sẽ cho phép nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ được thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của toàn doanh nghiệp ta cần thực hiện các nội dung sau:

Bảng 1 .1 : Bảng phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2009 và 2010 Đơn vị tính: triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 % theo quy mô chung

Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối 2008 2009 2010 08-09 09-10 08-09 09-10 TÀI SẢN

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 154,037 138,807 20,674 50.4% 44.4% 11.1% (15,230) (118,133) -9.9% -85.1%

I Tiền và các khoản tương đương tiền 22,577 9,124 8,519 7.4% 2.9% 4.6% (13,452) (605) -59.6% -6.6% II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 25,000 1,700 - 8.0% 0.9% 25,000 (23,300) - -93.2% III Các khoản phải thu ngắn hạn 85,362 70,085 6,572 27.9% 22.4% 3.5% (15,278) (63,513) -17.9% -90.6% IV Hàng tồn kho 41,818 31,729 1,798 13.7% 10.1% 1.0% (10,089) (29,931) -24.1% -94.3% V Tài sản ngắn hạn khác 4,280 2,869 2,085 1.4% 0.9% 1.1% (1,411) (784) -33.0% -27.3%

B TÀI SẢN DÀI HẠN 151,514 173,891 164,768 49.6% 55.6% 88.9% 22,377 (9,122) 14.8% -5.2%

I Tài sản cố định 138,611 154,692 150,656 45.4% 49.5% 81.2% 16,081 (4,037) 11.6% -2.6% II Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 12,173 12,173 12,173 4.0% 3.9% 6.6% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% III Tài sản dài hạn khác 730 7,026 1,940 0.2% 2.2% 1.0% 6,296 (5,086) 862.3% -72.4%

TỔNG TÀI SẢN 305,550 312,698 185,442 100% 100% 100% 7,147 (127,255) 2.3% -40.7% NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 757,718 645,386 67,728 83.2% 87.4% 36.5% (112,332) (577,658) -14.8% -89.5% I Nợ ngắn hạn 684,798 572,355 68,479 75.2% 77.5% 36.9% (112,443) (503,877) -16.4% -88.0% II Nợ dài hạn 72,920 73,030 (750) 8.0% 9.9% -0.4% 111 (73,781) 0.2% -101.0% B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 153,164 93,314 117,714 16.8% 12.6% 63.5% (59,850) 24,401 -39.1% 26.1% I Vốn chủ sở hữu 152,912 93,162 117,714 16.8% 12.6% 63.5% (59,750) 24,552 -39.1% 26.4% II Nguồn kinh phí và quỹ khác 252 152 - 0.03% 0.02% - (100) (152) -39.8% -100.0%

TỔNG NGUỒN VỐN 910,882 738,699 185,442 100% 100% 100% (172,183) (553,257) -18.9% -74.9%

1. Phân tích tình hình biến động tài sản

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2009 tăng so với năm 2008 là 7.147 triệu đồng, tức là tăng 2,3%, nhưng năm 2010 so với năm 2009 thì lại giảm 127.255 triệu đồng, tức là giảm 40,7%. Trong đó:

(34)

Biểu đồ 1 .1: Tài sản PDC qua các năm

Biểu đồ 1 .2 : Tài sản ngắn hạn của công ty PDC

Giai đoạn 2008 – 2009:

Vào thời điểm đầu năm tài sản ngắn hạn có giá trị là 154.037 triệu đồng, đến thời điểm cuối năm tài sản ngắn hạn giảm xuống còn 138.807 triệu đồng. Như vậy, so với đầu năm thì tài sản ngắn hạn đã giảm 15.230 triệu đồng, tức là giảm 9,9%. Nguyên nhân của sự biến động

(35)

này là do vốn bằng tiền của doanh nghiệp giảm 13.452 triệu đồng (giảm 59,6% so với đầu năm) do năm 2008 trong khoản mục tiền có chứa một lượng tiền đang chuyển khá lớn có giá trị 20.000 triệu đồng, ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản phải thu ngắn hạn 15.278 triệu đồng, tương ứng là giảm 17,9%; giá trị hàng tồn kho cũng giảm 10.089 triệu đồng (giảm 24,1% so với đầu năm) và giảm các tài sản ngắn hạn khác mà chủ yếu là các khoản tạm ứng. Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản cuối năm giảm 6% (44,4% - 50,4%), do có sự giảm nhẹ trong tỷ trọng của hàng tồn kho, khoản phải thu và các tài sản ngắn hạn khác.

Giai đoạn 2009 – 2010:

Trong giai đoạn này, toàn bộ giá trị tài sản ngắn hạn giảm rõ rệt từ 138.807 triệu đồng xuống còn 20.674 triệu đồng, tức là giảm 85,1% so với đầu năm. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do có sự giảm mạnh trong tỷ trọng của hàng tồn kho giảm 18,4%(3,5% - 22,4%), ngoài ra còn do giảm các khoản phải thu và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

Kết Luận:

Qua toàn bộ quá trình phân tích đã thể hiện trong khi qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên nhưng công ty vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động bằng cách đẩy nhanh quá trình thu hồi các khoản phải thu, giảm hàng tồn kho nhằm giảm bớt chi phí. Ngoài ra việc tăng đầu tư ngắn hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động đầu tư, các khoản này sẽ tạo nguồn lợi tức trong ngắn hạn cho doanh nghiệp. Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong kỳ góp phần hạn chế những ứ đọng vốn, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng, tiết kiệm vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

(36)

Biểu đồ 1.3 : Tài sản dài hạn

Xét giai đoạn 2009 – 2010:

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn đầu năm giảm so với cuối năm là 9.122 triệu đồng, tức là giảm 5,2%, nhưng xét về mặt tỷ trọng trong tổng tài sản thì tăng đến 33,3%% (88,9% - 55,6%), trong đó tài sản cố định chiếm 81,2%; các khoản đầu tư tài chính dài hạn không tăng so với năm trước nhưng về mặt tỷ trọng chiếm 6,6% tổn tài sản (tăng 2,7% so với đầu năm), ngoài ra chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng từ 780 triệu đồng lên 2.822 triệu đồng (tăng 2.042 triệu đồng so với đầu năm). Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của hầu hết các khoản mục trong tài sản dài hạn đều tăng, trừ chi phí xây dựng cơ bảng dở dang tỷ trọng giảm 1,26% (0,91% - 2,17%). Như vậy trong năm 2010 cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư tài chính dài hạn, chủ yếu là tăng liên doanh, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.

2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Nguồn vốn của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm, riêng trong năm 2010 vào cuối năm cũng giảm so với đầu năm là 553.257 triệu đồng, tức là giảm 74,9%, trong đó:

(37)

Biểu đồ 1.4 : Nguồn vốn

Biểu đồ 1. 5 : Nguồn vốn chủ sở hữu:

Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối năm 2010 là 117.714 triệu đồng, tức là tăng 26,1% so với đầu năm. Nguyên nhân là do nguồn vốn kinh doanh tăng 24.552 triệu đồng, tức là tăng 26,4%. Xét về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn vào năm 2010 đã tăng 50,9% so với năm 2009.

o Kết Luận:

(38)

được nhà nước tiếp tục cấp vốn để hoạt động. Ngoài ra tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn tăng thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh ngày càng tăng.

Biểu đồ 1. 6 : Nợ phải trả

Năm 2010, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm rõ rệt. Cụ thể, ta sẽ phân tích nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp.

Bảng 1.2 : Bảng phân tích vốn tín dụng và ngồn vốn đi chiếm dụng năm 2009 và 2010 Đơn vị tính: triệu đồng

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010

% theo quy mô chung Chênh lệch

2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối 08-09 09-10 08-09 09-10 Vay ngắn hạn 50,000 128,74 0 53,598 5.5% 17.4% 28.9% 78,740 (75,142) 157.5% -58.4% Nợ dài hạn đến hạn trả - - - -Nợ dài hạn 50,000 50,000 - 5.5% 6.8% - 0 (50,000) 0.0% -100.0% Nguồn vốn tín dụng 100,00 0 178,74 0 53,598 11.0% 24.2% 28.9% 78,740 (125,142) 78.7% -70.0% Phải trả cho người bán 18,359 10,278 10,867 2.0% 1.4% 5.9% (8,081) 589 -44.0% 5.7% Người mua trả tiền trước - 2,417 62 - 0.3% 0.03% 2,417 (2,355) - -97.4% Thuế và các khoản phải nộp nhà

nước 64 31 519 0.007% 0.004% 0.3% (33) 488 -51.2% 1566.6% Phải trả người lao động 586 653 - 0.1% 0.1% - 66 (653) 11.3% -100.0%

Phải trả cho các đơn vị nội bộ - - -

-Các khoản phải trả, phải nộp khác 297 544 2,710 0.03% 0.1% 1.5% 247 2,166 83.4% 398.2% Nợ khác 10,161 3,690 4 1.1% 0.5% 0.002% (6,471) (3,686) -63.7% -99.9% Nguồn vốn đi chiếm dụng 29,467 17,614 14,162 3.2% 2.4% 7.6% (11,853) (3,451) - -19.6%

Referências

Documentos relacionados

As variáveis selecionadas para o estudo foram: procedência; sexo; data do diagnóstico; data da reavaliação; grupo da época da doença ativa (LTA ou controle); avaliação cutânea na

A pesquisa é outro campo bastante desenvolvido no âmbito da faculdade, com destaque para a área de higiene veterinária e processamento tecnológico de produtos de origem animal,

Os candidatos deverão apresentar, na data das provas, até 30 (trinta) minutos após o encerramento das mesmas, em salas especialmente designadas, cópia reprográfica acompanhada

Quanto à análise de associação entre a participação nas aulas de educação física e os dois indicadores de violência considerados neste estudo, verificou-se que tanto em

Os mesmos autores ainda destacam que entre os fatores de risco para tal condição incluem a idade avançada, o sexo feminino, regiões de menores latitudes, pele mais escura e

o Quanto mais você treinar, mais sentirá os benefícios em ler com maior velocidade, compre- endendo muito melhor e com mais concentração. o Cante e conte durante os treinos, em

22 alunos da turma participaram da testagem de palavras isoladas propostas por Salles e Parentes (2002). Na conclusão da pesquisa, o resultado da análise nos permitiu o

Composto de comunicação de marketing e vendas; Visão holística e estratégias de comunicação; Vendas e orientação para o mercado; Vendas, relacionamento e oferta de valor; Papeis