• Nenhum resultado encontrado

Hoang Quy Son - Tu Vi Nhap Mon

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Hoang Quy Son - Tu Vi Nhap Mon"

Copied!
73
0
0

Texto

(1)

Hoàng Quý Sơn – Giảng dạy

VONG NHẬP

Người học khoa Tử Vi nếu không biết về Dịch thì không thể nào thấu triệt được lẽ huyền vi trong Tử Vi. Tại sao Dịch là sự cần thiết cho Tử Vi? Vì Tử Vi lấy Dịch lý làm căn bản và hình thành bằng 2 vòng Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái. Nên chi nhân đây, xin nói sơ qua sự xuất xứ và những khái niệm phổ quát về Dịch Lý, để chúng ta có một nền tảng cơ bản, ngõ hầu sau này giúp cho sự nghiên cứu Tử Vi được dễ dàng và thấu đáo hơn.

Tuy nhiên, trước hết xin nêu ra một vấn đề quan trọng căn bản nhưng chưa thấy ai nói đến, để những người đã học qua Dịch thì chú ý, còn những người chưa học thì học đặng biết. Độc giả hãy thử nhìn Đồ Thái Cực phía dưới xem ĐÚNG hay SAI?

Hình 1a Hình 1b Nhìn vào Đồ Thái Cực nầy, người thì thấy nó hoàn toàn sai, người thì thấy nó vẫn đúng! Vậy làm sao có thể cho rằng ĐÚNG hay SAI? Thật ra, đúng hay sai chỉ là hai danh từ tương đối mà thôi, vì đúng với thời nầy chưa hẳn là đúng với thời kia. Thí dụ, như ngày xưa người La Mã cho rằng trái đất hình vuông mà nếu ai nói trái đất hình tròn có thể bị giết chết

(2)

2

ngay, nhưng thời nay chúng ta BIẾT nó hình qủa cầu. Đúng hay sai chỉ có người THẬT BIẾT mới biết mà thôi, còn với người KHÔNG BIẾT thì vẫn có thể đúng mà cũng có thể sai.

Vậy làm sao biết được là chúng ta BIẾT? Khi nào chúng ta THỰC hay TỰ thấu triệt thì chúng ta BIẾT, còn những gì chúng ta học được vẫn là cái BỊ BIẾT. Nhưng nếu chúng ta cố gắng thấu triệt những cái BỊ BIẾT thì đến một lúc chúng ta sẽ TỰ hay THỰC BIẾT. Thí dụ: chúng ta học toán, trước hết phải học các con số từ 1 đến 10, rồi cộng, trừ, nhân, chia, đến công thức của các phương trình...v.v. Sau đó chúng ta thực hành với những bài toán mẫu (những cái BỊ BIẾT), khi hiểu thấu đáo không sai chạy thì chúng ta có thể giải bất cứ bài toán nào. Đó là TỰ hay THỰC BIẾT! Và một khi THỰC BIẾT, nếu có ai làm một bài toán đến hỏi ta đúng hay sai thì ta BIẾT (thí dụ nầy vẫn tương đối thôi).

Nên chi, nhìn vào Đồ Thái Cực trên, ta BIẾT nó SAI! Muốn phân định Âm-Dương thì phải tùy thuộc vào lằn kinh (dọc) hay lằn vĩ (ngang). Tức là tùy theo ta muốn dùng Thái Cực để phân định thời gian (lằn kinh) hay không gian (lằn vĩ). Do đó, ta có hai cách để lập Đồ Thái Cực như hình 2a hoặc 2b. Nếu ta muốn phân định thời gian thì phải dung đồ hình 2a. Chân lý của DỊCH là “Âm cực hữu Dương sinh, và Dương cực hữu Âm sinh”. Nhìn đồ hình 2a, ta thấy một điểm đen nhỏ tượng Thiếu Âm đi dần đến Thái Âm (giờ Tí ở phía dưới), tức là Âm cực nên ta thấy một điểm trắng

tượ ương lớn dần đến Thái

D ại thấy một điểm

đ ểu thì trắng tượng là

ây là lẽ tự nhiên thuận ng Thiếu Dương lòng bên trong. Rồi từ Thiếu D

ương (giờ Ngọ ở phía trên), tức là Dương cực nên ta l en nhỏ sinh ra trong lòng Thái Dương. Nói cho dễ hi ban ngày (Dương), đen tượng là ban đêm (Âm). Đ lý (hay thuận động) của trời đất và ngày đêm!

(3)

Hình2a Hình 2b

Bây giờ, nếu độc giả đến bất cứ tiệm sách nào sẽ thấy khoảng 50% trang bìa của các sách Dịch học, hoặc các sách Tử Vi đều in Đồ Thái Cực như hình “1a và 1b” ở trên. Thiết tưởng, Thái Cực là viền mối của DỊCH học, mà nếu không nắm được thì có khác gì người không tìm được đầu mối của cuộn chỉ rối! Mong rằng đây là sự thiếu sót vô tình do in ấn gây nên!

(4)

4

DỊCH KINH

Phỏng theo Chu Dịch của cụ Phan Bội Châu thì KINH DỊCH được làm ra do bốn ngài Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, và Khổng Tử. Ngài Phục Hy vạch ra tám quẻ (đơn), và mỗi quẻ chồng thêm một (quẻ), tám lần thành ra 64 quẻ (kép); Ngài Văn Vương làm soán từ vào dưới 64 quẻ; đến con Ngài là Thánh Chu Công, lại làm Hào-từ đặt vào dưới 384 hào; Đức Khổng Tử lại thể-ý tùy thời của ba Thánh trước mà làm thêm bản Thập Dực. Dực nghĩa là cánh của con chim, vì Khổng Tử cho rằng sách của ba vị Thánh trước đã đủ hình con chim rồi, bây giờ thêm lông cánh nữa là hoàn toàn.

Nếu ai đã từng học qua Dịch đều biết rằng mấy ngàn năm qua, đã có không biết bao nhiêu học giả tranh luận sanh tử về việc ai sáng lập ra Dịch Kinh. Vô hình chung, hình như, họ đã đặt trọng tâm sái chỗ! Trên thực tế, ai làm ra cũng chẳng quan trọng lắm, mà chúng ta học được gì nơi Dịch Kinh mới thật sự là quan trọng!

A. Dịch là gì?

- Dịch là Bất Dịch, Giao Dịch, và Biến Dịch.

Bất Dịch có nghĩa là không thay đổi. Tỷ như ta là người con trai (Dương) hay con gái (Âm) Việt Nam thì dù ta có thay tên Mỹ, đổi họ Mỹ, và đang ở Mỹ cũng vẫn là người con trai (Dương) hoặc con gái (Âm) Việt Nam (cái gốc).

Giao Dịch là hòa hợp, trao đổi cho nhau. Bất Dịch là nguyên thể (Thể); Giao Dịch là ứng dụng (Dụng). Tỷ như ta là người Việt Nam ở Mỹ và lấy một cô đầm (Âm) hay một anh Mỹ (Dương) rồi đẻ con, đó là Giao Dịch.

Biến Dịch là biến hóa, thay đổi. Cũng như ta là người Việt Nam (Bất Dịch) lấy vợ (Giao Dịch) Mỹ thì hiển nhiên con ta sanh ra (Biến Dịch) phải là Việt Nam lai Mỹ. Không thể nào là người Việt chánh gốc được. Đó là Biến Dịch.

Ví dụ: nguyên thủy của một người con trai (Dương) hoặc một người con gái (Âm) là bất-dịch. Nhưng khi giao-dịch sinh ra trai hay gái, ấy là do giao-dịch mà thành biến-dịch. Khi đã biến-dịch rồi thì bản thể nguyên thủy

(5)

của trai vẫn là trai và gái vẫn là gái. Đó là do biến-dịch mà hoàn lại bất-dịch vậy.

Cái lý mầu nhiệm của Dịch là tùy thời, tùy lúc, và tùy phương tiện mà hòa hợp, sử dụng nên người nào câu nệ ở từ-ngữ, ý niệm, tư tưởng hoặc thí dụ, mà trụ chấp vào đó thì không thể nào hiểu sâu xa được. Đó chỉ là những phương tiện, “ví như chiếc thuyền đưa ta qua bên kia sông, khi lên bờ rồi không thể mang chiếc thuyền ấy theo được” (Kinh Kim Cang). Hoặc “nhân ngón tay mà nhìn mặt trăng vậy, đừng nhìn ngón tay mà quên mất cái ánh sáng huyền diệu của ánh trăng” (Kinh Viên Giác).

B. Muốn học Dịch thì phải biết chữ Thời.

Bởi thế, Thầy Thiệu Khang Tiết mới nói rằng: “Chu-Dịch nhất bộ, khả nhất ngôn dĩ tế chi, viết Thì”. Toàn bộ Dịch chỉ một chữ Thì mà bao trùm được hết! Lúc cần phải dừng lại thì dừng lại, lúc cần phải hành động thì hành động; động tịnh mà đúng lúc đúng thời là “kỳ đạo quang minh”. Chính bởi vì thời có biến-dịch, nên Dịch lý mới biến-dịch.

Như ta thấy thời gian trong vũ trụ từ một giờ đến một ngày, một tháng, một năm, hay một đời người, thay đổi biến hóa không ngừng. Hết ngày tới đêm, hết đêm tới ngày cứ luân chuyển từng giờ, từng ngày, từng tháng, tạo thành Xuân, Hạ, Thu, Đông. Hết năm này qua năm khác, bốn mùa cứ biến-dịch rồi hoàn lại bất dịch. Vậy nên đêm thì ngủ, ngày thì thức và làm việc; mùa Hạ thì dùng máy lạnh, mùa Đông thì dùng máy sưởi. Đây chỉ là những điển hình của lẽ tự nhiên, nhưng nếu suy rộng ra ta có thể nhân đó mà tu thân, sửa mình, tề gia, hoặc giáo dục con cái một cách hữu hiệu hơn. Dù là thiên nhiên vẫn nằm trong Dịch lý “sự cùng tắc biến”, nghĩa là hết ngày phải tới đêm và hết đêm phải tới ngày. Ngày và đêm là hai thời gian và không gian trái nghịch nhau (một Âm, một Dương), tuy hai mà một không thể tách rời nhau, tức là không thể nào ngày hoài mà chẳng đêm hoặc ngược lại. Đây là điểm tối quan trọng, người nghiên cứu Tử Vi không thể không chú ý.

C. Dịch học là Dịch số:

Trong Dịch học quan trọng nhất là 4 bản Hà Đồ, Lạc Thư, Tiên Thiên, và Hậu Thiên Bát Quái. Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái thì nói về vòng Tiên Thiên thuộc về khí (Thể), tức là nói về đức Càn (trời) lúc còn là bầu không khí (chưa biến dịch). Tất cả vạn vật đều bắt đầu do trời. Còn Lạc Thư và

(6)

6

Hậu Thiên Bát Quái thì nói về vòng Hậu Thiên thuộc về hình (Dụng), tức là nói về đức Khôn (đất). Tất cả vạn vật đều sinh sôi nẩy nở từ đó. Ấy là lúc nhân lọai và vạn vật đã thành hình.

(7)

Hình 3

Hà Đồ có khác g 55 khoen đen, trắng. Ấy

vậy mà các bậc T Cơ, Ngẫu, Âm, Dương. Cơ là số lẻ (1,3,5,7,9), thu ắng). Ngẫu là số chẵn (2,4,6,8,10), thuộc v u chốt của Dịch chẳng gì khác hơn là Âm-D ng: “Dịch có Thái-Cực, Thái Cực sinh Lưỡ ng”. Lưỡng-Nghi là Âm-Dương, mà Tứ-Tượ

Nguyên trước khi có trái đất, vũ trụ được bao trùm bởi màn hư không, giữa không gian ấy tức là (Thái-Cực) thiên, mà ta gọi là trời, và ở trong không khí (Thái-Cực) ấy hàm súc hai khí Âm và Dương gọi là nhất-âm, nhất-dương. Hai khí Âm Dương kết hợp với nhau ngưng tụ tạo thành trái đất (địa), mà ta gọi là đất. Khi đã có trời đất rồi thì liền phát sinh Thủy, Hỏa, Mộc, Kim (Tứ-Tượng) hay còn gọi là Thái Âm, Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu-Âm. Nên đã đọc Dịch thì phải nhớ câu: Thái-Cực sinh Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi sinh Tứ-Tượng, Tứ-Tượng sinh Bát-Quái.

Nhìn vào Hà Đồ ta thấy có bốn hướng chính là: Đông (Mộc), Tây (Kim), Nam (Hỏa), Bắc (Thủy), còn ở giửa là Trung (Thổ).

1. Nhìn phía trong của Hà Đồ, ta thấy phương Bắc có một khoen trắng (Dương) bị bao bọc bởi sáu khoen đen (Âm) bên ngoài (nhất lục Thủy). Như ngầm báo cho ta biết lúc mà Âm cực thịnh thì đã có Dương ẩn tàng

ì là một bức hình với tổng số hánh nhân có thể bày thành số

ộc về Dương số (khoen tr ề Âm số (khoen đen). Mấ ương! Hệ Từ Truyện nói rằ ng-Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ-Tượ

(8)

8

bên trong. (Nên chi người tri thức gặp vận bĩ vẫn không buồn mà biết ẩn nhẩn để chờ thời)!

2. Cổ nhân cho rằng: nguyên lúc đầu trong trời đất có chất Thủy trước nhất, nên lấy số (1) làm số thiên sinh Thủy và số (6) thành thủy. Sau khi có Thủy rồi, đồng thời bao nhiêu nhiệt chất ở trong địa cầu cũng đều phát hiện. Nên phương Nam có hai khoen đen (Âm) bị bao bọc bởi bảy khoen trắng (Dương) bên ngoài (nhị thất Hỏa), như ngầm báo khi Dương cực thịnh thì Âm đã ẩn tàng bên trong. (Chính vì vậy, mà người tri thức lo phòng họa đang khi cực thịnh; còn người ngu si thì lại mừng, quên lo khi cực thịnh).

3. Đã có Thủy và Hỏa thì đồng thời Mộc là cây cỏ cũng sinh sôi nảy nở, nên phía Đông có ba khoen trắng bị bao bọc bởi tám khoen đen bên ngoài (tam bát Mộc). Cho thấy khí Dương đang lấn áp khí Âm (thuộc về mặt trời ban mai, mọc hướng Đông). Dương ở bên trong làm chủ, nên tinh thần làm chủ vật chất!

4. Đồng lúc ấy, bao nhiêu khoáng chất ở trong địa cầu cũng nảy nở ra nên phía Tây có bốn khoen đen bị bao bọc bởi chín khoen trắng bên ngoài (tứ cửu kim). Cho ta thấy khí Âm đang lấn áp khí Dương (thuộc về hoàng hôn, sụp tối, mặt trời lặng nhường lại cho mặt trăng)1. Âm ở bên trong làm chủ, nên vật chất làm chủ tinh thần!

5. Như trên đã nói: số 1,3,5,7,9 là số Cơ, thuộc về Dương gọi là Thiên-số. Số 2,4,6,8 là số Ngẫu, thuộc về Âm gọi là Địa-Thiên-số. Ở trung tâm Hà Đồ ta thấy có số 5 (năm khoen trắng là thiên số Ngũ) Dương. Ở phía Nam có năm khoen đen (Âm), ở phía Bắc có năm khoen đen (Âm), nếu ta cộng 2 số phương Nam và phương Bắc ấy lại ta có Địa-số 10 (thập). Thiên-số Ngũ (5) sinh Thổ, Địa-số Thập thành Thổ, 2 số ấy hợp lại với nhau mà thành Thổ. Ngũ Thập Thổ sở dĩ đặt ở giữa đồ là vì, hai số ấy là trung tâm điểm của công dụng Tạo-hóa. Như ta thấy tất cả Thủy, Hỏa, Mộc, Kim gì cũng đều từ đất mà phát sinh. Vậy nên số 5 (Thổ) phải được phối hợp với bốn số 1,2,3,4 mới thành được Thủy, Hỏa, Mộc, Kim.

Thí Dụ: số 1 là số sinh Thủy, cộng với 5 (Thổ) thành 6, nên 6 là số thành Thủy.

Thế nên mới nói:

(9)

Số 2 sinh Hỏa, số 7 thành Hỏa Số 3 sinh Mộc, số 8 thành Mộc Số 4 sinh Kim, số 9 thành Kim Số 5 sinh Thổ, số 10 thành Thổ

Từ đó chúng ta cũng biết được số 1,2,3,4,5 là số Sinh, còn số 6,7,8,9 và 10 là số Thành. Số 1,3,5 là số Dương sinh, và 2, 4 là số Âm Sinh; còn số 6,8,10 là số Âm Thành, và 7, 9 là số Dương thành. Để kiểm định lại, ta thấy hễ số Sinh là Dương thì số Thành là Âm, mà số sinh là Âm thì số thành phải là Dương. Suy ra, ta có một nhóm số từ một đến mười (Thái Cực). Rồi chia làm hai ra (Lưỡng Nghi) thành nhóm số Sinh và nhóm số Thành, và lại chia làm bốn ra (Tứ Tượng) thành số Dương Sinh, Âm Sinh, Dương Thành, và Âm Thành. Tựu trung vẫn là thuyết Âm Dương! Như nhóm Thái Cực từ 1 đến 10 chỉ là sự tập hợp của những số Âm và số Dương, rồi đến Lưỡng Nghi cũng là Âm với Dương, và Tứ Tượng cũng vẫn là Âm với Dương mà thôi (1).

____________________

1. “Chu Dịch Tập Giải” giải thích về các con số như sau: “Trời cao bắt đầu từ ba (3) trở đi đếm tiếp 5,7,9, không lấy 1. Đất rộng bắt đầu từ hai (2) nhưng đếm ngược lại từ 10, 8, 6, không lấy 4”, chính vì vậy mà Hào Dương thì gọi là Hào Cửu, và Hào Âm thì gọi là Hào Lục. Chúng tôi nghĩ đây là điểm rất quan trọng cho Tử Vi, vì câu nầy đã giúp tìm ra các Cục trong Tử Vi.

Tóm lại, nguyên lý của tạo hóa, vạn vật hóa sinh, đều do Âm-Dương hòa hợp mà ra. Âm-Dương được gọi là hai cực, hai khí, hoặc hai trạng thái, ...v.v., trái nghịch nhau nhưng hỗ tương cho nhau để sinh tồn.

Như chúng ta biết, mặt trời mọc phương Đông lặn phương Tây. Phương Đông Dương thịnh (nên trọng nam khinh nữ), bởi vậy không gian thường sáng. Phương Tây Âm thịnh (do đó phái nữ được trọng) nên không gian thường tối, chỉ có mặt trăng không đủ sức làm cho không gian sáng sủa, ngoại trừ những đêm trăng rằm (nhưng hễ cái gì hiếm thì quý!). Theo luật bù trừ: mặt trời sáng sủa, tỏa rộng, nhưng nóng cháy; còn mặt trăng thì ít khi tròn nhưng lại trong sáng, mát dịu, và là biểu tượng của thơ văn. Về học vấn thì người phương Tây giỏi về chuyên ngành, người phương Đông thì giỏi về tổng quát.

Dương tượng trưng cho khí (tinh thần), còn Âm tượng trưng cho hình (vật thể). Cũng chính bởi lý đó, mà ta có thể biết được người Đông-phương thì sống thiên về tinh thần (khí-Thể), còn người Tây-Đông-phương thì quan trọng vật chất (vật thể hay hình-Dụng). Hiện nay, người Việt ở những nước Tây-Âu có mức ly dị khá cao so với người Việt trong nước, với những

(10)

10 lý do thật đơn giản như: chồng không cung cấp đủ tiền bạc, hoặc sinh lý... Những vấn đề nầy sẽ lan truyền sang Việt Nam trong một thời gian không lâu nữa, khi mà đời sống vật chất ở Việt Nam đòi hỏi ngang bằng Tây-Âu. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng những người ham mê vật chất (nhiều lòng tham và dục vọng) thì thân tâm thường lu mờ, thiếu lòng nhân và tâm từ thiện. Họ là những người sống trong bóng đêm! Trong Tử Vi họ là những người ôm vòng: Dục, Suy, Tuyệt, hoặc Đào Hoa-Thiên Không, hay Tham-Vũ.

129B

Vì tượng cho Mộc (cây cỏ) nên Đông phương chủ về nông nghiệp, còn Tây phương tượng là Kim nên chủ về công nghiệp và cơ khí. Như ta thấy người Tây phương (Kim tượng cứng cỏi) quá dũng mãnh nên hay sát phạt. Nên từ chiến tranh bộ-lạc, chiến tranh lập quốc, xâm chiếm lục-địa, và đến Thế-chiến, Tây phương đã đổ không biết bao nhiêu xương máu. Trong khi sau Thành Cát Tư Hãn mấy trăm năm mới thấy Nhật khởi binh khuấy động thế giới trong đệ nhị Thế-Chiến.

130B

Đông tượng trưng cho Mộc nên thể tính (tạng người) mềm mại (thường nhỏ con), còn Tây phương tượng trưng cho Kim nên thể tính cứng cỏi (thường bự con). Tuy nhiên như trên đã nói, phương Đông Dương bên trong, Âm bên ngoài nên bề ngoài thì mềm dẽo nhỏ thó, nhưng bên trong tiềm tàng một tinh thần bất khuất và gan lì. Còn phương Tây thì Âm bên trong Dương bên ngoài nên thấy tướng to lớn bề thế, nhưng bên trong lại rất nhu và yếu mềm (đây cũng là lý do tại sao Tây phương thờ vợ). Hơn nữa, chính cái khí nóng của (mặt trời) Thái Dương (vì lằn “vĩ” thuộc về không gian mà phương hướng là không gian, nên lấy lằn xích-đạo làm trục chánh), và Châu Á nằm ngay đường xích-đạo nên người châu Á rất nóng tính, thích đánh lộn, hơn cải nhau. Còn người phương Tây thích cãi nhau, và họ rất nhát so với người Á Đông.

131B

Cũng như phương Nam thuộc quẻ Ly ở giữa rỗng bụng như cái miệng mở, nói nhiều hoạt bát, tính nóng nhưng thường rộng rãi, nặng về vật chất phô trương. Phương Bắc thuộc quẻ Khảm ở giữa đặc ruột như cái miệng khép, nói năng cẩn trọng, tính nguội nhưng thường hiểm, nặng về tinh thần. Phương Nam Dương bao bọc bên ngoài (Thất), Âm bên trong (Nhị) nên tính tình nhu thuận, còn Phương Bắc, Âm bên ngoài (Lục), Dương bên trong (Nhất) nên tính bạo động. Đây là lý do tại sao toàn thế giới không một nước nào miền Nam đi xâm chiếm miền Bắc (khi phân tranh), mà toàn miền Bắc xâm chiếm miền Nam thôi.

132B

Cổ nhân Chỉ dùng Hà Đồ và Lạc Thư mà trên thông Thiên Văn, dưới đạt Địa Lý, ngồi ở nhà mà vẫn biết hết chuyện thiên hạ. Thật là tài tình!

(11)

133B

(12)

12

134B

Hình 4

135B

Trung Quốc là một nước rất thích thần thoại hóa sử học của họ! Thật ra, lý do không ngoài mục đích tạo đức tin và lòng tín ngưỡng của người dân đối với các Thiên Tử (con trời) của các triều đại để họ có thể dễ cai trị. Vì vậy mà họ đã nói rằng: Hà Đồ là do vua Phục Hy thấy được trên lưng con Long-Mã đã hiện ra trên sông Mạnh Hà, còn Lạc Thư là do vua Đại Vũ đã thấy được trên lưng con rùa thần ở sông Lạc. Và thời nay, nhiều người Việt Nam cho rằng Lạc Thư là của Việt Nam, nhưng thiết tưởng như tôi đã nói trước đây: "ai làm ra không quan trọng, mà quan trọng là chúng ta học được gì từ nó".

136B

Dựa vào lời tương truyền trên, nên họ lập Đồ Lạc Thư (hình 4) có hình thù giống như con rùa và đặt khẩu quyết như sau:

137B

Đầu đội 9, đuôi đạp 1;

138B

Sườn trái 3, sườn phải 7;

139B

Vai trái 4, vai phải 2;

140B

Chân trái 8, chân phải 6;

141B

Số 5 ở giữa lưng (không có 10).

142B

Cộng tất cả có 9 ngôi, và người ta cũng dùng để lập Cửu Trù hay ma-phương; số 5 ở giữa, tượng là Thái Cực.

143B

(13)

144B

1. Các con số tổng cộng là 45 số vì không có con số 10.

145B

2. Tất cả các con số của Lạc Thư là con số đơn, vì những con số Âm đã phân tán ra bốn góc như:

146B

a. Số 2 chuyển qua góc Tây Nam.

147B

b. Số 4 chuyển qua góc Đông Nam.

148B

c. Số 8 chuyển qua góc Đông Bắc.

149B

d. Số 6 chuyển qua góc Tây Bắc.

150B

Bốn phương vị chính Đông (3), Tây (7), Nam (9), Bắc (1) thì thuộc Dương; còn bốn góc là Âm.

151B

3. Hậu Thiên chú trọng nhất là con số 5 ở trung cung, còn được gọi là con số “Tam Thiên Lưỡng Địa", vì số 5 là số hỗn hợp của Âm căn 2 và Dương căn 3 (2 + 3 = 5). Nghĩa là số 2 là số căn của Âm số, còn số 3 là số căn của Dương số.

152B

- Phần sau là nguyên văn của cụ Nguyễn Duy Cần (2) về những con số trong Lạc Thư do đâu mà có. Cụ đã giúp tôi khám phá được nhiều bí ẩn của Tử Vi mà xưa nay đã bị chôn kín. Biết đâu từ đó, sau nầy có người sẽ tìm được nhiều điều mới lạ khác.

153B

- Lạc Thư: Dương số ở các phương chính, Âm số ở các phương cạnh.

154B

a. Dương thịnh qúa, sinh Âm: số 9 và số 7 ở Tây và Nam là số Dương thịnh, nên giữa Tây và Nam (tức là Tây-nam) phát sinh âm số, số 2 ở Tây Nam: 155B 9 + 7= 16 156B Bỏ 10 còn lại 6 (16 - 10 = 6) 157B 6 + 6 = 12 158B Bỏ 10 còn lại 2 (12 - 10 = 2) 159B Số 2 ở Tây-nam 160B b. Số 3 ở Đông; số 9 ở Nam: 161B 3 + 9 = 12 162B Bỏ 10 còn 2 (12 - 10 = 2) 163B 2 + 2 = 4 164B Số 4 ở Đông-nam 165B c. Số 7 ở Tây; số 1 ở Bắc: 166B 7 + 1 = 8 167B 8 + 8 = 16

(14)

14 168B Bỏ 10 còn 6 (16 - 10 = 6) 169B Số 6 ở Tây-bắc 170B d. Số 3 ở Đông; số 1 ở Bắc: 171B 3 + 1 = 4 172B 4 + 4 = 8 173B Số 8 ở Đông-bắc 174B

Số 5 là con số trung bình ở giữa để làm mức độ cho các con số chung quanh. Lấy số Dương căn bản là 5 cộng với số Dương 1, 3, 5, 7, 9 thành ra số Âm 6, 8, 4, 2.

175B

a) 5 + 9 = 14

176B

(Trừ 10 còn lại 4, nên số 4 ở liên tiếp với số 9)

177B

b) 5 + 3 = 8

178B

(Cho nên số 8 ở liên tiếp với con số 3)

179B

c) 5 + 1 = 6

180B

(Cho nên số 6 ở liên tiếp với số 1)

181B

d) 5 + 7 = 12

182B

(Trừ 10 còn lại 2, nên số 2 ở liên tiếp với con số 7).

183B

- Lẽ biến hóa Âm-Dương thấy rõ ở Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái: Dương số đi vòng thuận, đi quanh phía tả từ Bắc sang Đông, sang Nam rồi từ Nam qua Tây, qua Bắc... (thuận chiều kim đồng hồ).

184B

Âm số đi vòng nghịch, đi quanh bên hữu, từ Tây-nam qua Đông-nam, đến Đông-bắc, đến Tây-bắc, rồi trở lại Tây-nam (ngược chiều kim đồng hồ).

185B

________________

186B

2. “Dịch Học Tinh Hoa” của Nguyễn Duy Cần, tr. 92-94.

187B

a) Dương số bắt đầu từ số 3:

188B

Vì số 1 chưa có số thừa trừ, nên phải tính từ số 3 (lấy số 3 làm căn-bản), số 3 ở phía Đông.

189B

Số 3 nhân cho 3 : (3 x 3 = 9)

190B

Số 9 ở phía Nam (Lão Dương)

191B Số 3 nhân cho 9 : (3 x 9 = 27) 192B Trừ 2 lần 10, còn lại 7 193B Số 7 ở phía Tây 194B Số 3 nhân cho 7 : (3 x 7 = 21)

(15)

195B

Trừ 2 lần 10, còn lại 1

196B

Số 1 ở phía Bắc

197B

b) Âm-số bắt đầu từ số 2, nên lấy số 2 làm căn-bản. Số 2 ở Tây-nam, Thiếu Âm. 198B 2 x 2 = 4 (ở Đông-nam) 199B2 x 4 = 8 (ở Đông-bắc) 200B 2 x 8 = 16 (trừ 10 còn 6) 201B Số 6 ở Tây-bắc 202B 2 x 6 = 12 (trừ 10 còn 2) 203B Số 2 ở Tây-nam 204B

Lạc Thư chỉ nói con số 9 mà không nói số 10, là chú trọng về khí hóa và ngũ-hành; cũng như Hà Đồ nói về số 10, tức là chú trọng về Âm Dương.

205B

Đây là điểm tối quan trọng, không hiểu cụ Nguyễn Duy Cần đã dựa vào sách nào, hay do cụ thẩm thấu được. Nhưng, dù sao thì điểm nầy độc giả cũng nên nghiền ngẫm! 206B *************** 207B Ma Phương: 208B 4 9 2 209B 3 5 7 210B 8 1 6 211B

Nếu cộng tất cả các chiều xuôi, ngược, dọc, ngang gì thì số thành vẫn là 15 (15 - 10 = 5). Vậy nên, con số 5 là con số Thái Cực ở trung cung, sinh hóa ra vạn vật. Những vị trí và con số của Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái có một giá trị rất cao đối với những khoa thực dụng như: Y-học, Lý-Mệnh-học, Toán-học, Hóa-học v.v... Vì huyền nghĩa của nó đã gồm thâu toàn bộ vũ trụ vào trong ấy. Triết thuyết của Đông phương nói chug và Dịch Học nói riêng rất xem trọng những con số, phương hướng và vị trí của những con số trên (Dịch Số)!

(16)

16

79B

III. TIÊN THIÊN BÁT QUÁI

212BHình 5

213B

Ngài Phục Hy vạch ra tám quẻ thành hình Bát Quái mà hình dung đại tạo hóa của Thiên Địa. Như trên đã đề cập về Thái Cực là Âm Dương chưa phân, lúc vũ trụ còn hỗn mang gọi là Thái Cực vì bao la đến vô cùng, vô tận. “Sự cùng tắc biến”, nên Thái Cực phân hóa thành Âm-Dương, mà hình thành trời (Càn) và đất (Khôn). Tuy nhiên, xưa nay bàn cãi về Bát Quái rất nhiều, nhưng chưa ai xác định được cách vạch tám Quẻ. Riêng cụ Đào văn Dương đã viết như sau:

214B

- Riêng biệt về quẻ CÀN và KHÔN, Thánh Nhân lại ghi thêm DỤNG CỬU và DỤNG LỤC mà hậu thế muốn hiểu rõ phải xét qua ba mặt, TRIẾT HỌC, KHOA HỌC, và SỬ HỌC mới khám phá ra DỤNG CỬU và DỤNG LỤC.

215B

Cho đến nay, không hề có một học giả Trung Hoa nào, trải qua mấy ngàn năm, đã hiểu nổi DỤNG CỬU và DỤNG LỤC. Những học giả lỗi lạc của Trung Hoa như Trần Thục Am, Kinh Phòng, và ngay cả những nhân tài bậc

(17)

nhất như Chu Liêm Khê và Thiệu Khang Tiết cũng không giải thích nổi. Lý do rất giản dị là các vị đó chỉ lưu tâm đến TRIẾT HỌC, mà không biết còn phải phối hợp với TOÁN HỌC, và SỬ HỌC mới hiểu được cặn kẻ DỤNG CỬU và DỤNG LỤC...

216B

Khởi điểm là Lưỡng Nghi DƯƠNG ( ) và ÂM ( ): đó chỉ là DỤNG CỬU và DỤNG LỤC lần 1 để mỗi TƯỢNG có 1 hào.

217B

Ta thực hiện DỤNG CỬU lần nữa thì được hai tượng THÁI DƯƠNG (I) và THIẾU ÂM (II), tiếp đến là DỤNG LỤC thì được hai tượng THIẾU DƯƠNG (III) và THÁI ÂM (IV), mỗi tượng có 2 hào:

218B(I) (II) (III) (IV)

219B

Ta cũng nên biết: ta khởi điểm từ hào DƯƠNG (tượng I và III), vạch thêm hào Dương (tức DỤNG CỬU) thì được THÁI DƯƠNG (tượng I), còn vạch thêm hào Âm (tức DUNG LỤC) thì tất nhiên sẽ được THIẾU DƯƠNG (tượng III). Cũng như trên, ta khởi điểm từ Hào Âm (tượng II và IV) mà vạch thêm Hào Âm (tức DỤNG LỤC) thì được Thái ÂM (tượng IV), còn vạch thêm HÀO DƯƠNG (tức DỤNG CỬU) thì được THIẾU ÂM (tượng II).

220B

Vậy TỨ TƯỢNG phải là THÁI DƯƠNG (I), THIẾU ÂM (II), THIẾU DƯƠNG (III), và THÁI ÂM (IV)...

221B

Bây giờ, ta thực hiện DỤNG CỬU lần nữa (lần thứ ba) xuống dưới TỨ TƯỢNG thì được bốn quái thuộc CÀN ĐẠO là CÀN (1), ĐOÀI (2), LY (3), CHẤN (4):

222B1 2 3 4

223B

Ta thực hiện DỤNG LỤC thì được 4 quái thuộc KHÔN ĐẠO là TỐN (5), KHẢM (6), CẤN (7), KHÔN (8).

(18)

18

225B

Vậy BÁT QUÁI NGUYÊN THỦY phải là: CÀN (1), ĐOÀI (2), LY (3), CHẤN (4), TỐN (5), KHẢM (6), CẤN (7), KHÔN (8).

226B

Nếu ta khởi điểm từ HÀO ÂM (- -) rồi đến HÀO DƯƠNG (--), ta phải thực hiện DỤNG LỤC trước, rồi DỤNG CỬU sau. Ta sẽ có thứ tự ngược lại: TỨ TƯỢNG sẽ là THÁI ÂM, THIẾU DƯƠNG, THIẾU ÂM, THÁI DƯƠNG, còn BÁT QUÁI thành KHÔN, CẤN, KHẢM, TỐN, CHẤN, LY, ĐOÀI, CÀN.

227B

Như vậy, khởi điểm từ DƯƠNG đến ÂM hay từ ÂM đến DƯƠNG, kết quả chỉ là đi từ trái sang phải hay từ phải sang trái 3.

228B

Phần nầy tác giả bàn rất hay, nhưng tôi lại thấy có điều không ổn, hình như không đúng với Dịch Lý. Vì theo Dịch Lý thì vạch quẻ phải vạch từ dưới lên, và đọc quẻ thì đọc từ trên xuống, vả lại lý do có Bát Quái theo như truyền thuyết là như thế nầy:

229B

- Nguyên lúc đầu Thánh Phục Hy thoạt thấy được lẽ Vũ Trụ Tạo Hóa, chỉ có một Dương một Âm. Vậy nên vạch một nét cơ (lẻ) – một nét ngang liền ( ) – tức là nét Dương; lại vạch một nét ngẫu (chẵn) – hai nét ngang đứt ( ) – tức là nét Âm.

230B

Vạch xong hai nét rồi, lại thấy ở trong Vũ Trụ phải có Thiên, Địa, Nhân, mới đủ Tam Tài mà thành được Vũ Trụ. Vì vậy Dương phải có ba nét và Âm cũng phải có 3 nét. Vạch xong hai Quẻ 3 nét ấy rồi thì, thấy quẻ 3 nét Thuần Dương là Càn, quẻ 3 nét Thuần Âm là Khôn.

231B

Khi vạch xong 2 quẻ Càn, Khôn rồi, lại thấy ở trong Vũ Trụ chẳng bao giờ cô Dương mà sinh, và cô Âm mà thành. Nếu chỉ có Thuần Âm, Thuần Dương mà thôi thì không thể thành được Vũ Trụ vậy, nên phải vạch thêm sáu quẻ nữa. Đạo Càn (Dương) nhân giao dịch với Âm mà thành ra ____________________

232B

3. “Nhữg Khám Phá Mới Về Dịch Kinh” của Đào Văn Dương, trang 19-20.

233B

Dựa theo cụ Đào Văn Dương thì: biết bao nhiêu siêu nhân từ xưa đã không thấu triệt cách vạch Quẻ của thánh nhân. Theo cụ thì luôn cả Thầy Thiệu Khang Tiết là một đại tông sư Dịch Học mà cũng chưa giải thích hết được. Thử hỏi, nếu cổ nhân truyền lại một môn học nào đó, liệu có đúng 100% không? Chắc chắn phải có những sơ sót, nên những người đi sau phải có bổn phận bổ túc. Cũng thế, dù đệ tử chân truyền của Ngài Trần Đoàn viết sách Tử Vi để lại cũng chưa chắc là đúng hết, chưa kể tam sao

(19)

thất bổn. Cho nên, nếu chúng ta tin thì phải “tin trong sự sáng suốt” như Đức Phật đã nói!

234B

Tốn, Ly, Đoài; Đạo Khôn (Âm) nhân giao dịch với Dương mà thành ra Chấn, Khảm, Cấn. Do đó ta thấy từng hào một biến từ dưới lên như sau: 235BQuẻ Càn Tốn Ly Đoài 236BQuẻ Khôn Lôi Chấn Sơn 237B

Nhưng ở trên là nói theo lý Âm Dương giao dịch, còn theo vạch quẻ thì Thánh Nhân vạch quẻ Càn từ dưới lên thành 3 vạch Dương (vạch dài). Khi đã đến cùng thì hào trở lại động để di xuống thành ra Đạo Càn có:

238BCàn Đoài Ly Chấn

239B1 2 3 4

240B

Thánh Nhân vạch quẻ Khôn từ dưới lên thành 3 vạch đứt. Khi đã đến cùng thì hào trở lại động đi xuống thành ra Đạo Khôn có:

241BTốn Khảm Cấn Khôn

242B5 6 7 8

243B

Ta thấy trong Tiên Thiên Bát Quái các quẻ đi theo chiều nghịch vì đó là đạo Tự Nhiên trước khi có trời đất chuyển nghịch để tìm về quá khứ, (bởi Thánh Nhân muốn mượn cái đã có để tìm về cái chưa có thì phải chuyển nghịch). Do đó, trong Tiên Thiên Bát Quái trước là quẻ Càn số 1 động lần đầu thành Đoài số 2, động lần sau thành quẻ Ly số 3, động lần nữa thành Chấn số 4. Nhưng tại sao Càn động lần thứ 3 lại không thành Tốn mà thành Chấn. Đó là bởi Thánh Nhân không cho động hào dưới của quẻ Càn

(20)

20

ở lần thứ 3, vì nếu cho động như thế thì Càn động hết 3 hào Dương sẽ trở thành quẻ Khôn còn gì, nên phải đổi thành động hào 3 ở trên và hào 2 ở giữa do trước đã động qua hai lần mà dùng cho lần thứ 3.

244B

Kế đó là quẻ Khôn đối với Càn vì có Trời thì phải có đất. Quẻ Khôn số 8 động lần đầu thành Cấn số 7, động lần sau thành Khảm 6, động lần nữa thành Tốn số 5. Điểm tối yếu ở đây là Đạo Trời (Càn) thuận động chuyển số theo chiều thuận, 1, 2, 3, 4; Còn Đạo Đất (Khôn) chuyển nghịch số 8, 7, 6, 5. Đây là nguyên ý của Thánh Nhân nhưng chưa thấy ai bàn đến.

245B

Đạo lý là như vậy, nhưng khi Thánh Nhân lập Đồ Tiên Thiên Bát Quái là thuận theo lẽ tự nhiên của Vũ Trụ mà sắp xếp theo từng cặp tương đối với nhau, như:

246B

- Càn đối với Khôn: Càn là Trời ở trên, ở phương Nam, nóng thuộc Hỏa (Dương); Khôn là Đất ở dưới, ở phương Bắc, lạnh thuộc Thuỷ (Âm), đối diện với nhau định ngôi Trời Đất.

247B

- Đoài đối với Cấn: Đoài ở Đông Nam vì Đông Nam có nhiều đầm hồ; Cấn ở Tây Bắc vì Tây Bắc có nhiều đồi núi, đó là núi đầm thông khí.

248B

- Chấn đối với Tốn: Tốn ở Tây Nam vì Tây Nam là nơi nóng lạnh xô xát nhau sinh ra gió; Chấn ở Đông Bắc vì gió từ Tây Nam thổi qua Đông Bắc gây ra tiếng động, hoặc sáng (Ly) tối (Khôn) cọ xát nhau sinh ra sấm, đó là sấm gió xô xát.

249B

- Ly đối với Khảm: Ly là mặt trời ở Đông vì mặt trời mọc phương Đông, Khảm là mặt trăng nên hiện ở phương Tây, đó là nước lửa thân thiết nhau.

250B

Thuyết Quái Truyện nói rằng: “Trời Đất định vị trí phối hợp trên dưới, Núi Đầm một cao một thấp đủ thông khí, Sấm Gió tuy mỗi cái tự hưng động nhưng có thể ngầm nhập giao nhau, ứng hóa với nhau, Thủy Hỏa tuy khác tính nhưng không ghét nhau, khác mà đỡ đần nhau, Bát Quái đắp đổi nhau, lay động chà xát hỗn hợp mà sinh ra 64 quẻ”, là vậy. (Tuy nhiên, có người hiểu lầm cho rằng Thánh Nhân dựa vào địa dư của Trung Quốc mà lâp ra).

251B

THỨ TỰ CỦA TIÊN THIÊN BÁT QUÁI

252BBát Quái

1 2 3 4 5 6 7 8

CÀN ĐOÀI LY CHẤN TỐN KHẢM CẤN KHÔN

THÁI DƯƠNG THIẾU ÂM THIẾU DƯƠNG THÁI ÂM

(21)

253BTứ Tượng

254B

Lưỡng Nghi

255B

Tại sao sắp xếp theo thứ tự Càn – Đoài – Ly – Chấn – Tốn – Khảm – Cấn – Khôn?

256B

Đối với Dịch học mà nói thì dù có thiên biến vạn hóa cũng không thoát khỏi Âm và Dương. Thầy Thiệu Khang Tiết nói: “Thứ tự Tiên Thiên Bát Quái: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Càn, Đoài, Ly, Chấn thuộc phần Dương. Tốn, Khảm, Cấn, Khôn thuộc phần Âm. Càn, Đoài là Thái Dương (Lão Dương), Ly, Chấn là Thiếu Âm; Tốn, Khảm là Thiếu Dương, Cấn, Khôn là Thái Âm”.

257B

Lại một thuyết khác cho rằng:

258B

- Càn là Trời, có Trời mới có muôn vật.

259B

- Đoài tiếp theo là vì đã có trời đất tất phải có sương mù.

260B

- Ly tiếp theo là vì đã có sương mù tất phải có khí nóng đối lại.

261B

- Chấn là do hơi nước và khí nóng gây ra nên phải tiếp theo Ly.

262B

- Tốn tiếp theo Chấn bởi lẽ sự chuyển động sẽ gây ra gió.

263B

- Khảm tiếp theo, bởi lẽ khi có gió thì nước chuyển theo.

264B

- Cấn liền theo Khảm vì nước lưu chuyển kết quả sẽ làm đất thành đồi thành núi.

265B

- Khôn ở cuối vì là sự hoàn tất của sự che chỡ, và dung chứa tất cả.

266B

Phân Âm-Dương là thành lưỡng nghi. Lấy Dương thay cho trời, lấy Âm thay cho đất. Hào Âm và hào Dương là ký hiệu căn để hình thành Bát Quái. Hai nghi Âm – Dương trong đồ Thái Cực ôm ngoạm lấy nhau, biểu thị cho Âm Dương giao nhau trong hài hòa, để sinh sinh biến biến.

267B

Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng là Âm Dương trùng nhau và Âm Dương giao nhau mà ra.

268B

Tứ Tượng sinh Bát Quái, vẫn là Âm-Dương trùng hợp mà thành. Lưỡng Nghi là Âm-Dương tượng cho trời đất, giờ thêm một hào nữa cho đủ tam tài (trời, đất, người) mà thành Bát Quái. Và điều nầy cũng nói lên

(22)

22

con người, đầu đội trời chân đạp đất, là vật chí linh được dự phần với trời đất để cải sửa số phận, hay bổ túc cho vũ trụ. Cao Hanh nói: “Thiếu Dương, Lão Dương, Thiếu Âm, Lão Âm vẫn tượng trưng cho tứ thời, Bát Quái chính là bốn cái đó tạo thành”.

269B

Trong Tiên Thiên Bát Quái thấy từ 1, 2, 3, 4 đi ngược chiều kim đồng hồ; còn 5, 6, 7, 8 thì lại thuận chiều. Đây là một điểm tối quan trọng cho môn Tử Vi, nhưng chưa thấy ai bàn đến. Chúng ta sẽ bàn trong phần thành lập lá số Tử Vi, và an sao Tử Vi.

(23)

270B

IV. HẬU THIÊN BÁT QUÁI

0B

Hình 6

1B

Nhiều người cho rằng Hậu Thiên Bát Quái là dựa theo phương vị của các quẻ Thuyết Quái trong câu:

2B

1. Đế xuất hồ Chấn: Vũ trụ vận động bắt đầu từ quẻ chấn (Quẻ Chấn là phương Đông, lệnh của tháng 2, mùa Xuân, mặt trời phương Đông mọc lên, là thời kỳ tỏa chiếu cho vạn vật sinh trưởng).

3B

2. Tế hồ Tốn: Vận hành đến quẻ Tốn, vạn vật đã đầy đủ, hưng vượng (Quẻ Tốn là Đông Nam, lệnh của tháng 3 tháng 4, mặt trời đã lên cao, chiếu rọi vạn vật rõ ràng).

4B

3. Tương kiến hồ Ly: Quẻ Ly là tượng trong ngày ánh sáng rực rỡ, mọi vật đều thấy rõ (Quẻ Ly là phương Nam lệnh của tháng 5, chính là lúc mặt trời ở trên cao, nhìn rõ mọi vật đang sinh trưởng).

5B

4. Chí dịch hồ Khôn: Thiên đế (chỉ vũ trụ) giao cho đất (Khôn) trọng trách (dịch) nuôi dưỡng vạn vật (Quẻ Khôn là phương Tây Nam, lệnh của tháng 6 tháng 7; khôn là đất, nuôi dưỡng vạn vật, thời kỳ vạn vật đã phát triển đầy đủ).

(24)

24

6B

5. Thuyết ngôn hồ Đoài: là lúc vạn vật tươi vui (thuyết tức tươi vui) bèn ứng ở quẻ Đoài là phương Tây lệnh của tháng 8, chính là lúc hoa quả trĩu đầy, lúc mừng được mùa).

7B

6. Chiến hồ Càn: Thời khắc tương ứng với quẻ Càn, vạn vật mâu thuẫn, đối lập, đấu tranh (Quẻ Càn là phương Tây Bắc, lệnh của tháng 9 tháng 10. Mặt trời đã Xuống chân phía Tây, là lúc tối sáng, Âm-Dương đấu tranh lẫn nhau).

8B

7. Lao hồ Khảm: Khi vũ trụ đã vận hành đến khảm, mặt trời đã lặn, vạn vật mệt mỏi (Quẻ Khảm là phương Bắc, lệnh của tháng 11. Khảm là nước không ngừng chảy, nghĩa là lao khổ. Mặt trời ở phương nầy hoàn toàn không có, vạn vật đã mệt mỏi, là lúc nên nghỉ).

9B

8. Thành ngôn hồ Cấn: Vũ trụ vận hành đến quẻ Cấn là đã hoàn thành một chu kỳ và sắp bước sang một chu kỳ mới (Quẻ CẤn là phương Đông Bắc, lệnh của tháng 12 và tháng Giêng, tức giao thời của Đông và Xuân, đen tối sắp qua, ánh sáng sắp tới, vạn vật đến đây đã kết thúc một ngày, cũng là lúc ngày mới sắp bắt đầu).

10B

Rất nhiều người đã cho rằng, “quá trình tuần hoàn của Hậu Thiên Bát Quái hầu như là quá trình thuận, tức mô phỏng trời quay sang trái”. Tức là sự chuyển động tự nhiên của trái đất phải quay theo chiều kim đồng hồ. Trong “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Qúi Đôn, chương Hình Tượng loại có bàn như sau:

11B

- Đối với thuyết “trời quay về tả, mặt trời, mặt trăng và 5 vì sao (Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh) chuyển về hữu”, xưa nay bàn cãi đã nhiều. Nhưng theo Kinh Dịch: “Trời đất thuận chiều mà chuyển động, cho nên mặt trời, mặt trăng đi không quá độ”, thì cứ lấy câu ấy ta cũng đủ xét đoán.

12B

Cứ xem trên mặt đất thì thấy 7 sao (tức là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, mặt trời và mặt trăng) lớn đi về phía tả, chứ có thấy chuyển về phía hữu đâu? Nay xét ngược lại cho hợp với trời, thì không chỗ nào không có thể bảo là thuận động.

13B

Điều nầy cũng rất quan trọng và có liên quan mật thiết với khoa Tử Vi, vì 12 cung của lá số Tử Vi là biến thể của hình Hậu Thiên Bát Quái. Và nó là lý do tại sao vòng Thái Tuế an theo chiều thuận mà bất kể là Dương nam, Âm nữ, hay Âm nam, Dương nữ. Chúng ta sẽ bàn sau trong phần lập thành lá số Tử Vi.

(25)

14B

Có Trời Đất thì có bốn Mùa, rồi bốn Mùa lại chia ra thành tám Thời: Xuân Thủy (đầu Xuân), Xuân Chí (giữa Xuân), Hạ Thủy (đầu Hạ), Hạ Chí (giữa Hạ), Thu Thủy (đầu Thu), Thu Chí, Đông Thủy, Đông Chí.

15B

Đông Ba nói: “Vua Phục Hy đặt ra 8 quẻ, mỗi quẻ 3 vạch để tượng trưng 24 khí tiết. Thiên Nguyệt Lệnh trong kinh Lễ chua rằng: Chu Công làm ra phép xem giờ, định ra 24 khí, 72 tiết hậu. Lấy 5 ngày là một tiết hậu, một tháng 6 tiết hậu, 5 nhân với 6 là 30 ngày, 3 tiết hậu là một khí, một khí có 15 ngày” 4.

16B

Họ lấy Khảm, Chấn, Ly, Đoài làm Quẻ bốn Mùa. Bốn Quẻ nầy mỗi Quẻ chủ quản 6 Tiết Khí: Đông chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn, Lập Xuân, Vũ Thủy, Kinh Trập do Khảm chủ quản; Xuân phân, Thanh Minh, Cốc Vũ, Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng do Chấn chủ quản; Hạ Chí, Tiểu Thử, Đại Thử, Lập Thu, Xử Thử, Bạch Lộ do Ly chủ quản; Thu Phân, Hàn Lộ, Sương Giáng, Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết do Đoài chủ quản. Mỗi Quái có 6 Hào, mỗi Hào quản một Tiết Khí, và mỗi Tiết Khí có Sơ Hậu, Thứ Hậu, Mạt Hậu nên 24 Tiết Khí có tổng cộng 72 Hậu.

17B

Lý luận Quái Khí nói trên, là lấy từ Quái Cấu đến Quái Càn làm Quái giao biến tin tức cho 12 Tháng. Lấy 48 Quái còn lại phối với 12 Tháng như vậy mỗi Tháng có 5 Quái tin tức, mỗi Quái 6 Hào lần lượt chủ quản 6 Ngày, và 5 Quái có 30 Hào làm số ngày cho mỗi Tháng. (Cổ nhân chắc đã dùng cách nầy để lập 5 Cục và an định vòng sao Tử Vi). Đây là chỗ dựa để chế định lịch pháp mà sách “Tam Thống Lịch” của cha con Lưu Hướng, Lưu Hâm, “Chính Quan Lịch” đời Bắc Ngụy, “Khai Nguyên Đại Diễn Lịch” đời Đường đều áp dụng 5.

18B

Phần tượng quẻ của Bát Quái có lẽ quan trọng cho Tử Vi, nên tôi cũng xin chép ra đây để độc giả tham khảo.

19B

Thứ Tự Hậu Thiên Bát Quái thể hiện nam nữ giao hợp, vạn vật hóa sinh, thuyết minh Đạo Càn thành nam,Đạo Khôn thành nữ. Nếu được khí của cha làm nam, được khi của mẹ làm nư.õ Ba nam đều lấy Khôn mẹ làm Thể, Càn cha làm Dụng; ba nữ đều lấy Càn cha làm Thể, Khôn mẹ làm Dụng. Tượng trưng cho một gia đình: Càn là cha, Khôn là mẹ, Chấn là con trai trưởng, Tốn là con gái trưởng, Khảm là con trai giữa, Ly là con gái giữa, Cấn là con trai út, Đoài là con gái út. Còn biểu tượng cho cơ thể con

(26)

26

người thì Càn là đầu, Khôn là bụng, Chấn là chân, Ly là mắt, Đoài là miệng, Tốn là tay và đùi, Khảm là tai, Cấn là mũi.

20B

Trong Tử Vi: Càn ở cung Hợi, Khôn ở cung Thân, Chấn ở cung Mão, Tốn ở cung Tỵ, Khảm ở cung Tí, Ly ở cung Ngọ, Cấn ở cung Dần, Đoài ở cung Dậu. Những Quẻ nầy thấy cần cho việc đoán sanh con, trai hay gái, tốt hay xấu cho đương số, và sẽ tốt cho đứa nào trong Tử Vi. Không biết có ai áp dụng Bát Quái để đoán cung Tử Tức hay Phu Thê trong Tử Vi chưa, nhưng trong thực tế tôi áp dụng thấy cũng khá đúng.

21B

____________________

22B

4. Vân Đài Loại Ngữ của Lê Qúi Đôn, tr. 92.

23B

(27)

24B

TIÊN THIÊN QUÁI

25B

PHỐI VỚI TƯỢNG CỦA HÀ ĐỒ

26B

(28)

28

27B

“Chu Dịch Triết Trung – Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Phương bên trái của Hà Đồ, Dương ở trong Âm ở ngoài, lấy Tiên Thiên Quái phối vào là Chấn Ly Đoài Càn, tượng trưng Dương trưởng, Âm tiêu vậy. Phương bên phải nó, Âm ở trong Dương ở ngoài, lấy Tiên Thiên phối vào là Tốn Khảm Cấn Khôn, tượng trưng Âm Trưởng, Dương tiêu. Đại để vì lẽ đó tượng cho hai khí giao động”. *

28B

HẬU THIÊN QUÁI

29B

(29)

30B

Hình 8

31B

“Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Số 1, 6 của Hà Đồ là Thủy, phối với quẻ Khảm của Hậu Thiên. Số 3, 8 là Mộc phối với hai quẻ Chấn Tốn của Hậu Thiên. Số 2, 7 là Hỏa phối với quẻ Ly của Hậu Thiên. Số 4, 9 là Kim phối với hai quẻ Đoài Càn của Hậu Thiên. Số 5, 10 là Thổ phối với hai quẻ Khôn Cấn của Hậu Thiên, hai quẻ ấy chu lưu ở Xuân Hạ Thu Đông, bốn quý mà thiên vượng ở chỗ giao của Sửu Mùi. Chỉnh lại bức Đồ hình dùng để tượng trưng cho việc thuận sắp bày năm khí Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”. *

(30)

30

32B

TIÊN THIÊN QUÁI

33B

PHỐI VỚI SỐ CỦA LẠC THƯ

34B

Hình 9

35B

“Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Chín số của Lạc Thư (hư) không dùng, số 5 ở giữa đem phối với Tiên Thiên Bát Quái, Dương ở trên Âm ở dưới, vì vậy 9 là Càn, 1 là Khôn. Nhân từ 9 mà nghịch số. Chấn 8, Khảm 7, Cấn 6. Càn sinh ba Dương vậy. Lại từ 1 mà thuận số Tốn 2, Ly 3, Đoài 4. Khôn sinh ba Âm vậy. Lấy 8 số và 8 quẻ phối với nhau, mà vị trí của Tiên Thiên Bát Quái chính là hợp khớp với nhau vậy”.

36B

Theo ông Mai Cốc Thành: “Thuật gia lấy Càn phối 9, Khôn phối 1, Ly phối 3, Khảm phối 7, đó là số lẻ, vì vậy là Dương; Đoài phối 4, Chấn phối 8, Tốn phối 2, Cấn phối 6, đó là số chẵn vì vậy là Âm”.*

(31)

37B

HẬU THIÊN QUÁI

38B

PHỐI VỚI SỐ CỦA LẠC THƯ

39B

(32)

32

40B

“Khải Mông Phụ Luận” nói rằng: “Trên Hỏa dưới Thủy vì vậy 9 là Ly, 1 là Khảm. Hỏa sinh táo Thổ, vì vậy 8 ở bậc dưới 9 mà là Cấn. Táo Thổ sinh Kim vì vậy 7, 6 ở bậc dưới 8 mà là Đoài, Càn. Thủy sinh thấp Thổ, vì vậy 2 tiếp sau 1 mà là Khôn. Thấp Thổ sinh Mộc, vì vậy 3, 4 tiếp sau 2 mà là Chấn, Tốn. Lấy 8 số và 8 quẻ phối với nhau mà vị trí của Hậu Thiên Bát Quái hợp vậy”.

41B

“Theo thầy Thiệu Khang Tiết: 'Lấy Văn Bát Quái là vị trí để dùng, cái học Hậu Thiên. Chu Tử lấy số của Lạc Thư để dùng. Thuật gia phi cung đến thay, toàn dùng Hậu Thiên Bát Quái phối với Lạc Thư. Phép nầy lấy Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, giữa 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9 làm thứ tự'”.

42B

“Lưu Hâm nói rằng: 'Bát Quái Cửu Cung cùng nhau làm biểu lý'”.

43B

“Trương Hoành nói rằng: 'Thánh Nhân gặp việc quan trọng dùng Bốc Phệ, việc tạp dùng Cửu Cung', thì từ đó đến nay đã xa lắm vậy”. *

44B

***

45B

May thay, nay nhờ “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” mà chúng ta lại được học những Đồ hình quý giá nầy, xin độc giả đừng bỏ qua mà hoang phí!

46B

Những gì sưu tầm được và viết ra đây chỉ là một phần nhỏ của DỊCH, mà tôi đã áp dụng để khám phá TỬ VI, nên không làm sao hoàn toàn và đầy đủ như quý vị mong đợi. Xin độc giả thông cảm!

47B

__________________

48B

* “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” của Mai Cốc Thành chủ biên, Nhà Xuất Bản Cà Mau (trang 47-52). Sách nầy là sách lịch thông dụng của triều Thanh, là vạn niên thông thư, chủ trì biên soạn bởi nhà Thiên Văn học Mai Cốc Thành, là cháu của nhà số học trứ danh Mai Văn Đỉnh, dâng lên hoàng đế Càn Long thẩm định và ban phát ra cho thiên hạ, vì thế còn có tên là “Thẩm Định Biện Phương Thư”.

271B

CHƯƠNG HAI

272B

(33)

273B

Phần lập thành lá số là phần quan trọng nhất trong Tử Vi. Vì Sao? Vì nó là viền mối của tất cả những cơ cấu cũng như nguyên lý, mà Thánh Nhân đã áp dụng để lập thành lá số. Song, có lẽ vì tam sao thất bổn hoặc cổ nhân cho rằng nó không quan trọng, nên đa số các sách chỉ có bảng lập thành mà không hề cho biết nguyên lý của sự thành lập. Bởi vậy càng lúc Tử Vi càng trở nên mơ hồ, và nhiều vấn đề không giải thích được.

274B

Chúng tôi đã cố gắng hết sức để bươi móc tất cả những nguyên lý nào có thể tìm được trong Tử Vi, còn lại đành phải làm “người thợ sửa xe”. Chúng tôi sẽ đưa độc giả đến gần với thực thể và thực dụng. Chúng tôi chỉ chú trọng đến những nguyên lý căn bản cho nền tảng của sự hiểu biết Tử Vi, còn những lý thuyết để biểu diễn sự thông thái thì đã có quá nhiều bậc đàn anh đi trước làm rồi. Tôi nói vậy là vì nhiều người chỉ dịch lại từ chữ Hán hay từ sách Tàu mà người dịch không thấu triệt Tử Vi, nên đã đưa ra những câu chú giải mơ hồ.

275B

Chúng tôi chỉ là người đọc sách giùm các bạn, và cố gắng đúc kết tất cả những tinh hoa có thể dẫn chứng, hoặc chứng minh được vào đây. Hầu mong qúy vị hậu học đỡ tốn thì giờ tìm tòi!

276B

BỐN VỊ THỨ

277B

Dần Mão Thìn: Mộc Tỵ Ngọ Mùi: Hỏa

278B

Thân Dậu Tuật: Kim Hợi Mão Mùi: Thủy

279B

Đây là nói về Lệnh Tinh (Sao đương thời – Lệnh, Tinh – chỉ Ngũ Hành), tức là Xuân Hạ Thu Đông Ngũ Khí vậy. Xuân: Dần Mão Thìn – Mộc, đương thời Lệnh; Hạ: Tỵ Ngọ Mùi – Hỏa, đương thời Lệnh; Thu: Thân Dậu Tuất – Kim, đương thời Lệnh; Đông: Hợi Tí Sửu – Thủy, đương thời Lệnh.

(34)

34

280B

TỊCH QUÁI MƯỜI HAI THÁNG

281BHình 11

282B

Tháng Giêng – Kiến Dần – Quẻ Thái

283B

“Nguyệt Lệnh” “Mạnh Xuân” Trịnh Huyền chú giải: “Mạnh Xuân nầy, Nhật Nguyệt hội ở Châu tư (1) mà là thời Đẩu Kiến Dần(2). Tháng giêng là tháng Tam Dương; Thái là Tam Dương vì vậy đem phối với tháng Giêng”.

284B

Tháng Hai – Kiến Mão – Quẻ Đại Tráng

285B

“Nguyệt Lệnh” “Trọng Xuân” Trịnh Huyền chú giải: “Trọng Xuân nầy, Âm Dương hội ở Giáng Lâu, mà là thời Đẩu Kiến Mão. Tháng Hai tháng của

(35)

Tứ Dương. Đại Tráng là quẻ Tứ Dương vì vậy đem phối với tháng Hai”. Phần nầy do Trịnh Huyền chú giải nên không lập lại nữa.

286B

__________________

287B

1. Châu Tư: là thứ nhất trong 12 thứ, ở dưới cũng giống vậy. Thời cổ đại lấy để đo lường độ của vị trí và sự vận động của Nhật, Nguyệt, đem Hoàng Đạo phân thành 12 phần gọi là “12 thứ”.

288B

2. Đẩu Kiến Dần: người thời cổ theo mặt đất phân thành 12 phương vị, lấy 12 Địa Chi để biểu thị sự phân biệt. Đó giống như lịch nhà Hán, Dần của tháng Giêng, vào lúc hoàng hôn chuôi của sao Bắc Đẩu chỉ Đông Bắc là phương Dần, vì vậy gọi là Kiến Dần. Mỗi tháng di chuyển một vị. Đó chính là lịch pháp của thời cổ đại của “12 tháng Kiến”.

289B

Tháng Ba – Kiến Thìn – Quẻ Quải

290B

“Nguyệt Lệnh Quý Xuân, Nhật Nguyệt hội ở Đại Lương, mà là thời Đẩu Kiến Thìn. Tháng Ba tháng của Ngũ Dương. Quải quẻ Ngũ Dương vì vậy đem phối vào”.

291B

Tháng Tư – Kiến Tỵ – Quẻ Càn

292B

“Nguyệt Lệnh Mạnh Hạ, Nhật Nguyệt hội ở Thực Trầm, mà là thời Đẩu Kiến Tỵ. Tháng Tư là tháng thuần Dương. Càn là quẻ thuần Dương vì vậy đem phối vào”.

293B

Tháng Năm – Kiến Ngọ – Quẻ Cấu

294B

“Nguyệt Lệnh Trọng Hạ, Nhật Nguyệt hội ở Thuần Thủ, mà là thời Đẩu Kiến Ngọ. Hạ Chí có nhất Âm bắt đầu sinh. Quẻ Cấu có nhất Âm vì vậy đem phối vào”.

295B

Tháng Sáu – Kiến Mùi – Quẻ Độn

296B

“Nguyệt Lệnh Quý Ha, Nhật Nguyệt hội ở Thuần Hỏa, mà là thời Đẩu Kiến Mùi. Tháng Sáu là tháng của nhị Âm. Quẻ Độn có nhị Âm vì vậy đem phối vào”.

297B

Tháng Bảy – Kiến Thân – Quẻ Bĩ

298B

“Nguyệt Lệnh Mạnh Thu, Nhật Nguyệt hội ở Thuần Vĩ, mà là thời Đẩu Kiến Thân. Tháng Bảy là tháng của tam Âm. Quẻ Bĩ có tam Âm vì vậy đem phối vào”.

299B

(36)

36

300B

“Nguyệt Lệnh Trọng Thu, Nhật nguyệt hội ở Thọ Tinh, mà là thời Đẩu Kiến Dậu. Tháng Tám là tháng của tứ Âm. Quẻ Quan có tứ Âm vì vậy đem phối vào”.

301B

Tháng Chín – Kiến Tuất – Quẻ Bác

302B

“Nguyệt Lệnh Quý Thu, Nhật Nguyệt hội Đại Hỏa, mà là thời Đẩu Kiến Tuất. Tháng Chín là tháng của ngũ Âm. Quẻ Bác có Ngũ âm vì vậy đem phối vào”.

303B

Tháng Mười – Kiến Hợi – Quẻ Khôn

304B

“Nguyệt Lệnh Mạnh Đông, Nhật Nguyệt hội ở Tích Mộc, mà là thời Đẩu Kiến Hợi. Tháng Mười là tháng của thuần Âm. Quẻ Khôn là quẻ thuần Âm vì vậy đem phối vào”.

305B

Tháng Mười Một – Kiến Tí – Quẻ Phục

306B

“Nguyệt Lệnh Trọng Đông, Nhật Nguyệt hội ở Tinh Kỷ, mà là thời Đẩu Kiến Tí. Đông Chí nhất Dương bắt đầu sinh. Phục, quẻ của nhất Dương, vì vậy đem phối vào”.

307B

Tháng Mười Hai – Kiến Sửu – Quẻ Lâm

308B

“Nguyệt Lệnh Quý Đông, Nhật Nguyệt hội ở Huyền Hiêu mà là thời Đẩu Kiến Sửu. Tháng Chạp là tháng của nhị Dương. Quẻ Lâm có nhị Dương vì vậy đem phối vào”.

309B

“Khảo Nguyên Phụ Luận” (1) nói rằng: “Sử Ký - Thiên Quán Thư nói: Phàm Nguyệt Kiến, hoàng hôn dùng Tiêu (2) để lấy Kiến (ba sao Cán, Gáo ở chòm sao Bắc Đẩu); nửa đêm Kiến dùng Hành (3); rạng sáng Kiến dùng Khôi (4). Còn “Xuân Thu Vận Đẩu Cực” nói rằng: “Thứ nhất – Thiên Khu; thứ hai – Tòan (Ngọc Toàn); thứ ba – Cơ (Ngọc Cơ); thứ tư – Quyền; thứ năm – Hành; thứ sáu – Khai Dương; thứ bảy – Dao Quang. Từ thứ nhất đến thứ tư là Khôi, thứ năm đến thứ bảy là Tiêu, hợp lại mới là Đẩu. Như tháng Giêng hoàng hôn sơ thì dùng Đẩu Tiêu chỉ dẫn, nửa đêm thì dùng Đẩu Hành chỉ dẫn, rạng sáng thì dùng Đẩu Khôi chỉ dẫn. Chỗ cung của Nhật Nguyệt hội đó gọi là Nguyệt Tướng (5), Châu Tư – Hợi, Giáng Lâu – Tuất, Đại Lương – Dậu, Thực Trầm – Thân, Thuần Thủ – Mùi, Thuần Hỏa – Ngọ, Thuần Vĩ – Tỵ, Thực Tinh – Thìn, Đại Hỏa – Mão, Tích Mộc – Dần, Tinh Kỷ – Sửu, Huyền Hiêu – Tí.

310B

“Tí gọi là Thần Hậu, Sửu gọi là Đại Cát, Dần gọi là Công Tào, Mão gọi là Thái Xung, Thìn gọi là Thiên Cương. Tỵ gọi là Thái Ất, Ngọ gọi là Thắng

(37)

Quang, Mùi gọi là Tiểu Cát, Thân gọi là Truyền Tống. Dậu gọi là Tòng Khôi, Tuất gọi là Hà Khôi, Hợi gọi là Đăng Minh.

311B

“Nguyệt Kiến chuyển vần trên Thiên Đạo hướng về phía trái, thuận hành là Thiên Quan.

312B

Nguyệt Tướng chuyển vần trên Thiên Đạo hướng về phía trái, thuận hành là Thiên Quan.

313B

Nguyệt Tướng vâng theo Địa Đạo hướng về phía phải, nghịch hành là Địa Trục”. (6)

314B

_________________

315B

1. “Khảo Nguyên” tức là “Tinh Lịch Khảo Nguyên” thời Khang Hi cho Lý Quang Địa biên soạn.

316B

2. Tiêu: Bắc Đẩu có bảy sao, từ sao thứ năm đến sao thứ bảy hợp lại gọi là Tiêu.

317B

3. Hành: Ngôi sao thứ năm của chòm Bắc Đẩu.

318B

4. Khôi: Chòm sao Bắc Đẩu từ ngôi thứ nhất đến ngôi thứ tư hợp lại gọi là Khôi.

319B

5. Nguyệt Tướng là thuật ngữ của phép trắc toán Lục Nhâm, chỉ mỗi tháng, trong một ngày tú, vị trí của mặt trời đang ở chỗ nào.

320B

6. Trích trong “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” (trang 64-67).

(38)

38

321B

TINH TƯỢNG MƯỜI HAI THỜI,

322B

(39)

323B

Hình 12

324B

“Lãi Hải Tập” nói rằng:

325B

- Mười Hai sinh tiêu (Cầm Tinh), Tí là Âm Cực, u ám, ẩn hối, mà chuột thích u ám để dấu vết tích, vì vậy lấy chuột phối cho Tí.

326B

- Ngọ là Dương Cực mà hiện rõ là cứng mạnh, mà chiến mã thì chạy như lao tới, có khí cương kiện, vì vậy lấy mã phối cho Ngọ.

327B

- Sửu là Âm nhìn xuống mà từ ái, mà ngưu có lòng từ liếm lông cho bê nghé, vì vậy lấy trâu phối cho sửu. Mùi là dương ngửa mặt lên trời, kính trọng mà giữ lễ, mà dê có cái ân là quỳ xuống cho bú, vì vậy lấy dê phối cho Mùi.

328B

- Dần là tam Dương, Dương thắng thì hung bạo mà hổ thì tính bạo ngược, vì vậy lấy hổ phối cho Dần.

329B

- Thân là tam Âm, Âm thắng thì giảo hoạt mà khỉ thì tính giảo hoạt, vì vậy lấy khỉ phối cho Thân.

330B

- Mão, Dậu là của Nhật, Nguyệt: thỏ, gà hai tinh tượng đều có một khiếu. Thỏ liếm lông con đực thì có chửa, cảm mà không giao hợp; gà đạp nhau mà vô hình, giao mà không cảm.

(40)

40

331B

- Thìn, Tỵ Dương khởi lên mà bie6’n hóa, long là thịnh, xà là thứ, vì vậy lấy rồng rắn màphối vào cho Thìn, Tỵ.

332B

- Tuất, Hợi Âm thu liễm lại mà cầm giữ, cẩu là thịnh, trư là thứ vậy, vì vậy đem chó, lợn phối cho Tuất Hợi. Cẩu, trư là vật trấn tĩnh”.

333B

Hoặc nói rằng: “Đều dùng các vật không thật trọn vẹn phối cho loại thuộc giống hệt nhau, không phải vậy. Loài vật rất nhiều, hàng vạn loài, chẳng phải chỉ có 12 loài đâu! Huống chi đó là vật vô nghĩa lý, không đủ sáng tỏ để mà tin”. Quả thật giải thích như trên thấy quá gượng ép.

334B

“Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng:

335B

- Thuyết nói về 12 con vật Cầm Tinh đã có từ rất lâu rồi, không rõ từ đâu lại. Theo từ sự lưu truyền chép lại ở Tí sử khảo xét vễ văn hiến, thì từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đã có thuyết nầy. Cho đến 28 tú phối với cầm tượng thì là từ Nguyên Minh về sau mới có việc đó. Quan sát về việc chọn “tượng” đó, chẳng qua là nhân 12 con vật cầm tinh mà khuếch rộng ra thôi. Tại sao mà biết được? Phép nầy lấy Tí Ngọ Mão Dậu làm bốn trọng cung, mỗi cung quản ba tú, được 12 tú.

336B

Như cung Tí là 3 tú Nữ Hư Nguy, tú Hư đóng ở giữa vì vậy lấy chuột làm tượng của mình. Nữ là bức (con dơi), Nguy là yến thì chọn nó tựa giống chuột đem phối vào.

337B

Cung Mão là Đê Phòng Tâm, Đê là lạc (con chồn), Tâm là hồ (cáo), Phong ở giữa là thỏ nên lấy thỏ làm tượng của mình (nhưng Việt Nam để mèo vì gần cọp vậy).

338B

Cung Ngọ là Liễu Trinh Trương. Liễu là chương (con hoẵng), Trương là lộc (hươu), Trinh ở giữa là ngựa nên lấy ngựa làm tượng của mình.

339B

Cung Dậu là Vị Mão Tất. Vị là con trĩ, Tất là con quạ, Mão ở giữa là con gà nên lấy gà làm tượng của mình.

340B

Qua đến 8 cung Dần Thân Tỵ Hợi, Thìn Tuất Sửu Mùi thì mỗi cung quản 2 tú, mà lấy tú ở gần cung giữa làm chủ, đóng ở bên thì chọn loài nào tương tự phối vào.

341B

Như cung Thìn, Cang gần giữa cung vì vậy lấy rồng làm tượng của mình. Giác đóng ở bên nó thì chọn Giao (thuồng luồng) là loại rồng đem phối vào.

342B

Cung Dần, vĩ ở gần giữa cung vì vậy lấy hổ làm tượng của mình. Cơ đóng ở bên nó thì chọn con báo là loài của hổ đem phối vào.

343B

Cung Sửu, Ngưu ở gần giữa cung vì vậy lấy trâu làm tượng của mình. Đẩu ở bên nó thì chọn Hải là loại của trâu đem phối vào.

344B

Cung Hợi, Thất ở gần giữa cung vì vậy lấy lợn làm tượng của mình, Bích đóng ở bên nó thì chọn Dữ là loài của lợn đem phối vào.

(41)

345B

Cung Tuất, Lâu ở gần giữa cung vì vậy lấy cẩu làm tượng của mình, Khuê ở bên nó thì chọn lang (chó sói) là loài của chó đem phối vào.

346B

Cung Thân, Chuỷ ở gần giữa cung vì vậy lấy hầu (con khỉ) làm tượng của mình, Sâm đóng ở bên nó thì chọn viên (con vượng) là loài của khỉ đem phối vào.

347B

Cung Mùi, Quỷ ở gần giữa cung vì vậy lấy dê làm tượng của mình, Tỉnh đóng ở gần bên nó thì chọn ngạn là loại của dê đem phối vào.

348B

Cung Tị, Dực ở gần giữa cung vì vậy lấy xà (rắn) làm tượng của mình, Chẩn đóng ở bên nó thì chọn dẫn (con giun đất) là loài của rắn đem phối vào vậy”.

349B

NGŨ HÀNH VÀ SỰ SINH, KHẮC

350B

Theo “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì: “Lục Kinh luận về Ngũ Hành, bắt đầu thấy ở ‘Thượng Thư – Hồng Phạm’ và ‘Ngũ Mộ’ cho là Ngũ Hành gốc ở số của Hà Đồ – Lạc Thư, nhưng Thổ trong Đồ Thư đều là số 5–10 của trung cung, không có định vị, không có chuyên thể”. (Đại để số của Đồ Thư thì 1-6 là Thuỷ, 2-7 là Hỏa, 3-8 là Mộc, 4-9 là Kim, 5-10 là Thổ ở trung cung. Số của Hà Đồ chuyển theo phía trái – chiều kim đồng hồ – mà tương sinh; số của Lạc Thư thì chuyển theo chiều nghịch – phía phải – mà tương khắc).

Referências

Documentos relacionados