• Nenhum resultado encontrado

VẤN ĐỀ CHÍNH TẢ TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI TRONG BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM. PGS TS PHẠM VĂN TÌNH (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "VẤN ĐỀ CHÍNH TẢ TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI TRONG BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM. PGS TS PHẠM VĂN TÌNH (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)"

Copied!
7
0
0

Texto

(1)

1

VẤN ĐỀ CHÍNH TẢ TÊN RIÊNG NƯỚC NGOÀI TRONG BÁCH KHOA TOÀN THƯ VIỆT NAM

PGS TS PHẠM VĂN TÌNH (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam)

1. Chính tả (cách viết đúng) luôn là vấn đề đáng quan tâm đối với chữ viết mọi ngôn ngữ. Tiếng Việt dĩ nhiên không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố mà hiện nay còn nhiều sự khác biệt về quan điểm xử lí chính tả tiếng Việt, như cách xử lí dấu câu, viết hoa, cách viết tắt và đặc biệt là cách viết tên riêng trong văn bản.

Tên riêng (bao gồm tên người, tên địa danh, tên các tổ chức, các quốc gia, các sự kiện...) không phải là những đơn vị trong kho tàng từ vựng mỗi ngôn ngữ. Tên riêng là một đơn vị ngôn ngữ đặc thù. Cũng bởi tên riêng nói chung không có nghĩa (Nếu có nghĩa, chẳng hạn “chiến thắng” trong Nguyễn Chiến Thắng, “”hiền hòa” trong Đỗ Thị Hiền Hòa, “hòa bình” trong tỉnh Hòa Bình, “thống nhất” trong Công viên Thống Nhất… thì cũng chỉ là mượn một từ có nghĩa để đặt cho tên riêng, nhằm thể hiện một quan niệm, một nguyện vọng, một mong muốn). Tên riêng là dùng để chỉ một cá thể (một con người cụ thể, một sự vật cụ thể, một tổ chức – cơ quan cụ thể,...). Đã có nhiều văn bản của các cơ quan nhà nước, báo chí - truyền thông về vấn đề này. Trong báo cáo này, xin không bàn tới những trường hợp là tên riêng tiếng Việt, vì về cơ bản đã có sự thống nhất (như viết hoa tất cả các âm tiết chỉ tên người, viết hoa các tổ hợp chỉ tên cơ quan, tổ chức...). Chúng tôi chỉ tập trung bàn sâu về việc viết tên riêng không phải người Việt

(2)

2

Tên riêng nước ngoài cũng đang chiếm một số lượng lớn trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (4 tập) và chắc chắn cũng sẽ chiếm một số lượng không hề nhỏ trong các tập của Bách khoa toàn thư Việt Nam (đang được xúc tiến biên soạn). Vì vậy, vấn đề chính tả tên riêng rất cần quan tâm trong Bách khoa toàn thư Việt Nam - một bộ sách được coi là "tập đại thành" của giới khoa học Việt Nam đang được thực hiện (36 quyển chuyên ngành, 1 quyển Sách dẫn).

2. Hiện tại, đang tồn tại các quan điểm khác nhau về việc xử lí chính tả tên riêng nước ngoài.

2.1. Quan điểm thứ nhất cho rằng, với mọi tên riêng nước ngoài đều phải được Việt hóa, tức là phải phiên âm cách đọc và viết đúng theo cách đọc ấy. Xu hướng này được nhiều người tán thành (nhất là trước đây) và hiện nay vẫn còn khá nhiều người ủng hộ. Có cả đề tài nghiên cứu khoa học, kết luận đây là quan điểm chủ đạo, khoa học, mang tính quần chúng hóa, dân tộc hóa. Tác giả Đinh Văn Đức (trong bài “Chính tả tiếng Việt nhìn từ bản ngữ: Trường hợp ghi tên nước ngoài bằng tiếng Việt” đã dựa vào một luận đề của F. de Saussure, là “Ngôn ngữ học đồng đại chỉ chấp nhận một quan điểm duy nhất, đó là quan điểm của người bản ngữ”, “người bản ngữ luôn luôn đúng” để khẳng định một điều, phải xuất phát từ tiếng Việt khi xử lí những vấn đề của bản thân tiếng Việt. Ông viết: “Xuất phát điểm nhận thức ngôn ngữ học của chúng tôi là: a) Tôn trọng cương vị tuyệt đối của người bản ngữ; b) Tôn trọng thuộc tính cơ bản của bản ngữ Việt: ngôn ngữ đơn lập, phân tiết tiết tính.” Và “Người bản ngữ Việt đã sớm hình thành cách đọc Hán Việt. Âm Hán Việt là sản phẩm lịch sử của quá trình “nội địa hóa” cách đọc bắt đầu từ Đường âm (và trước đó là cổ Hán Việt). Từ khi có tiếp xúc với các ngôn ngữ châu Âu, người Việt luôn tìm cách đọc thuận lợi nhất cho mình trong các tiếp nhận. Vốn từ gốc Âu là kết quả của lối phát âm Âu-Việt, trong đó các âm vị, âm tố châu Âu lần lượt được điều tiết theo hệ ngữ âm Việt (Việt hóa trong cách đọc)”.

(3)

3

sang tiếng Việt đều phải phiên cách đọc, âm tiết hóa tất cả tên riêng. Chẳng hạn, Napoléon = Na-pô-lê-ông, hay Napôlêông, Fahrenheit = Pha-ren-hai, Wayne Rooney = Uây-nơ Run-ni, Connecticut = Con-nêch-ti-cơt, Rio de Janeiro = Ri-ô đơ Gia-nây-rô, Barcelona = Bac-xê-lôn-na, Amsterdam = Am-xtec-đam, Dresden = Đre-xđen, v.v. Với các ngôn ngữ sử dụng mẫu tự Kirin (như Nga, Bungari, Grudia..) thì viết theo cách đọc của họ. Ví dụ, Москва = Mat-xcơ-va, Островский = Ôt-xtơ-rôp-xki, Димитров = Đi-mi-trôp, Каспаров = Ca-xpa-rôp, v.v.

2.2. Quan điểm thứ hai, là dịch nghĩa. Các tên riêng được bằng việc lấy một từ có nghĩa nào đó (thường là nghĩa hay, nghĩa tốt) để đặt. Vì vậy, nên dịch ra bản ngữ để người đọc hiểu được giá trị ngữ nghĩa, dụng ý đặt tên và cũng tạo điều kiện trong việc xử lí chữ viết, dễ đọc, dễ nhớ. Tuy các trường hợp từ tên riêng có nghĩa không nhiều, nhưng vẫn cần chuyển dịch. Ví dụ: Salt Lake = Hồ Muối, Tour de France = Vòng quanh nước Pháp, Pacific Ocean = Thái Bình Dương, Market Time = Phiên chợ, Красная площадь = Quảng trường Đỏ, Красная армия = Hồng quân, v.v.

2.3. Quan điểm thứ ba, là chuyển tự. Đối với các ngôn ngữ không dùng mẫu tự Latin mà dùng mẫu tự Kirin hay khối chữ vuông (chữ Hán, chữ Nhật, chữ Hàn) hay chữ Phạn (Sanskrit) thì phải chuyển tự (dùng cách viết từ một hệ thống chữ cái này thành cách viết bằng một hệ thống chữ cái khác, theo quy tắc tương ứng giữa hai hệ thống). Ví dụ, với chữ Nga: Михаил Шолохов = Mikhail Sholokhov, Краснодар = Krasnodar, Д. Медведев = D. Medvedev...; với chữ Hán: Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào), Du Fu (Đỗ Phủ), Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình), Jiang Zemin (Giang Trạch Dân)... v.v.

2.4. Quan điểm thứ tư, là nguyên dạng, tức là tôn trọng nguyên ngữ. Đa số các văn bản hiện nay chúng ta tiếp cận được viết bằng tiếng Anh (hoặc bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha... thì cũng sử dụng mẫu tự Latin). Vì vậy, để nguyên dạng sẽ tiện lợi cho nhiều mặt.

(4)

4

người ủng hộ phiên âm cho rằng, là người Việt phải đọc theo cách viết tiếng Việt. Phải phiên âm mới đáp ứng quan điểm dân tộc, đại chúng, lấy việc phục vụ nhân dân làm trọng. Theo họ, phải phục vụ đa số người Việt (như nông dân, công nhân, những người lao động bình thường), không theo một số người có trình độ tri thức cao (như kĩ sư, bác sĩ, giảng viên đại học, nhà nghiên cứu...). Theo họ "viết nguyên dạng tên riêng nước ngoài, thì người Việt Nam chúng ta làm thế nào đọc được? Nhân dân chúng ta ngày nay phần lớn không biết ngoại ngữ, sẽ rất ngỡ ngàng trước những tên riêng mới lạ. Mà đã không đọc được thì cũng rất khó nhớ. Như vậy chẳng phải là tạo ra một khó khăn rất lớn cho quần chúng đó sao?" (Hoàng Phê, Tuyển tập Ngôn ngữ học).

2.5. Chúng biết rằng, thời đại ngày nay là thời đại mà mỗi dân tộc không thể chỉ nhìn thấy có mình, mà luôn luôn phải nhìn rộng ra ở các dân tộc khác; giữ cái bản sắc, bản lĩnh của mình, nhưng không vì vậy mà không tiếp thu rộng rãi của các dân tộc khác; giữ tính độc lập tự chủ của mình, nhưng không vì vậy mà tự cô lập mình, không hướng các suy nghĩ, hoạt động, thậm chí cả lối sống của mình, theo cùng một quỹ đạo với các dân tộc khác, với nhiều dân tộc khác.

(5)

5

nếu họ biết mặt chữ và quan trọng là chính tự dạng là căn cứ quan trọng để không dẫn đến nhầm lẫn. Nếu có sự khác biệt về cách đọc thì việc truy tìm sẽ đơn giản hơn nhiều nhờ có cách viết nguyên dạng.

2.6. Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, các tên riêng nước ngoài được phiên âm và các mục từ đã viết theo sự phiên âm đó. Chẳng hạn, Âuin R. (Robert Owen), Babêgiơ S. (Charles Babbage), Bactơ R. (Rolan Barthes), Buten (Butane), Côt Đi voa (Côte d'Ivoire), Đêluvi (Deluvium), Ôneghe A. (Arthur Honegger), Photgen (Phosgene), Rơnoa P. Ô. (Pierre Auguste Renoir). Mặc dù có chú nguyên dạng trong ngoặc nhưng đầu mục từ là phiên âm tiếng Việt. Điều này đã gây khó khăn nhiều cho người tra cứu. Khi có một cái tên nguyên dạng, người đọc lại phải cố hình dung ra một cách đọc để từ đó suy đoán ra từ cần tìm. Mà nhiều trường hợp, cách suy đoán thường không khớp với cách phiên trong từ điển. Nếu cứ đển nguyên dạng (mà phiên một cách đọc được coi là thích hợp) thì việc tra cứu chắc chắn sẽ thuận tiện hơn nhiều. Trong Từ điển Webster’s Geographical Dictionary đã căn cứ vào 3 cách ghi tên nước ta: Viêtnam, Việt-Nam, Việt Nam và sau đó chú theo cách viết của họ: Vietnam.

Đấy là chưa nói, nếu phiên âm sẽ xảy ra tình trạng mỗi người phiên một kiểu (mà ai cũng cho rằng mình đúng). Chỉ một cái tên Saddam Hussein đã có cách cách phiên là: Satđam Hutxen, Sat-đam Hut-xen, Xat-đam Hu-xê-in, Xat-đam Hut-xanh, Bern (Berne) phiên thành Bơn hoặc Bec, Michael Ballack phiên thành Mai-cơn Ba-lach và Mi-sen Ba-lăc... Sự thiếu nhất quán đó đã gây rắc rối cho cả người có trình độ thấp và trình độ cao.

(6)

6

đã phục hồi nguyên dạng (Honoré de Balzac, Edmondo de Amici, Hertor Malot, Jack London). Vì càng ngày, người ta càng nhận thấy sự hợp lí, tiện dụng, khoa học của cách xử lí này. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm của toàn dân. Nó có quy luật phát triển riêng. Tuy ngôn ngữ mang tính hệ thống và luôn luôn có tính logic. Song có nhiều trường hợp ngôn ngữ phải tuân thủ theo ý chí, thói quen của cộng đồng. Việc tiếng Việt loại bỏ cách viết rườm rà, phức tạp, như dùng gạch nối hay phiên âm trước đây để thống nhất trong việc dùng nguyên dạng là phản ánh quy luật phát triển hợp lí của thực tế chi phối. Chính thời gian là điều kiện để khẳng định những xu hướng ngôn ngữ thích hợp.

Và đó cũng chính là một minh chứng rõ nét cho quan điểm của F. de Saussure mà chúng tôi đã trích ở trên (Ngôn ngữ học đồng đại chỉ chấp nhận một quan điểm duy nhất: Quan điểm của người bản ngữ).

3. Chúng ta không ngại sử dụng nguyên dạng tên riêng trong Bách khoa toàn thư Việt Nam, là lai căng và làm mất đi sự trong sáng tiếng Việt. Trong bối cảnh hội nhập và hòa nhập, chúng ta không thể đứng ngoài dòng chảy chung. Trên thế giới, nhiều ngôn ngữ cũng đã chấp nhận cách viết nguyên dạng nếu cũng mẫu tự (tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức chẳng hạn). Thực tế, chấp nhận một từ nguyên dạng không ảnh hưởng tới nội dung cần truyền đạt. Hơn nữa, nó sẽ có sự tiện lợi cần thiết để chúng ta đối chiếu, truy tìm (trên mạng và trên sách vở). nếu không có căn cứ nguyên dạng, vào Google, chúng ta sẽ không thể tra cứu đúng thông tin cần tìm, nhất là đối với tên người, tên địa danh, những thuật ngữ khoa học có tính quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Văn Đức, Chính tả tiếng Việt nhìn từ bản ngữ: Trường hợp ghi tên nước ngoài bằng tiếng Việt, báo cáo khoa học, 2012.

2. Hoàng Phê, Tuyển tập Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, 2010.

(7)

7

4. Một số vấn đề cơ bản về lí luận và thực tiễn biên soạn bách khoa thư trên thế giới và Việt Nam, Đề tài KH cấp bộ, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, 2010.

5. Sổ tay biên tập sách giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2011.

6. Từ điển Bách khoa Việt Nam, 4 tập, Trung tâm Biên soạn TĐBK VN và NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 1995-2005.

7. Hoàng Tuệ, Tuyển tập Ngôn ngữ học, NXB TP Hồ Chí Minh, TP HCM, 2001. 8. Советский энциклопедический словарь, Изд. "Советская Энциклопедия", Москва, 1986.

Địa chỉ liên lạc:

Phạm Văn Tình, Viện Từ điển học và Bách khoa thư VN 36 Hàng Chuối, Hà Nội

Referências

Documentos relacionados

que lhe são facultadas no inciso VIII, do artigo 37, da Constituição Federal, e na Lei Complementar Estadual nº 683, de 18/09/1992, com as alterações previstas na Lei

Municipal de Cinfães, determina, nos termos e para efeitos do disposto no nº 5 do artigo 61º do Código dos Contratos Públicos, e de acordo com a informação do Júri do

Se um processo tentar abrir uma fila em modo de escrita, e nesse instante não houver um processo que tenha aberto a fila em modo de acesso de leitura, o processo fica

Outra classificação define as ILPI de acordo com a Capacidade Funcional (CF) destinada aos residentes: idosos independentes que necessitem ou não de órteses para auxílio,

(2003) estudando o efeito de diferentes tempos entre a pulverização do regulador a base de cloreto de mepiquat na dose de 12,5 g ha -1 do ingrediente ativo e a ocorrência de

Será realizado um estudo retrospectivo, baseado na revisão de dados clínicos coletados de 103 prontuários médicos dos pacientes diagnosticados com

Secretaria de Município do Planejamento e Meio Ambiente. Janeiro/2016 Otomar Vivian

Os valores de energia metabolizável aparente (EMA) e energia metabolizável aparente corrigida para o balanço de nitrogênio (EMAn) das farinhas de silagem de peixe