• Nenhum resultado encontrado

Hội đồng thuốc và điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành (VI-EN)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Hội đồng thuốc và điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành (VI-EN)"

Copied!
325
0
0

Texto

(1)

HỌI DONG

THUOC VA DIE u TRỊ

CẨM NANG HƯỚNG DẪN THựC

h à n h

(2)

Hội đồng

V I M s f ' _ X ■ "# ■ M u

Thuoc và điêu tr

Cẩm nang hướng dẫn thực hành

Tổ chức Y tế thế giới

V ụ T h u ố c T h iế t Y ế u và C hính S ách T h u ố c G e n e v a , T h u ỵ S ỹ T rê n cơ sở hợp tá c với

Trung tâm khoa học quản lý Y tế

B ộ p h ậ n q uả n lý dược và C hương trìn h sử d ụn g th u ố c hợp lý

(3)

NGƯỜI DỊCH

BS. Đặng Thu Hà

DS. Phạm Thị Thanh Huyển

CN. Vũ Giang Nam

HIỆU ĐÍNH

TS. ĐỖ Kháng Chiến

DSCKL Nguyễn Thi Phương Châm

CHƯƠNG TRÌNH HỢP

t á c

Y

t ế v i ệ t n a m

- THUỴ ĐIÊN

(4)

K ath leen H ollow ay1(Bỉên tập viên)

T e rry G re e n

2

Với sự cộng tác của: Edelisa Carandang,1 Hans Hogerzeil,1 Richard Laing,3David Lee,2

2 1 1 1

Hiệu đính: John Chalker, Mary Couper, Andrew Creese, Marthe Everard, Anna Paula

' 4 5 6 7 1 8

di Felici, Chris Forshaw, David Henry, Yvan Hutin, Sabine Kopp, Souly Phanouvong,

1 1 9 1 0 2

Clive Ondari, Lembit Rago, Marcus Reidenberg, Budiono Santoso, Anthony Savelli

4

and Rosamund Williams.

V ụ Thuốc Thiết Yếu và Chính Sách Thuốc (EDM), Tổ chức Y tế thế giới, Geneva, Thuỵ Sỹ 2 Trung tâm khoa học quản lý Y tế (MSH), Washington DC, Mỹ*

3 Khoa Y tế quốc tế, Đại học Boston, Boston, Massachusetts, Mỹ

4 Vụ Theo dõi và khảo sát các bệnh truyền nhiễm, Tổ chức Y tế thế giới, Geneva, Thuỵ Sỹ 5 Bộ phận hỗ trợ chương trình Y tế Uganda, Danida, Kampala, Uganda

6 Khoa Dược lý íâm sàng, Đại học Newcastle, New South Wales, Australia

7 Mạng lưới tiêm an toàn toàn cầu, Vụ An toàn máu và Công nghệ lâm sàng, Tổ chức Y tế thế giới,

Geneva, Thuỵ Sỹ

8Sáng kiến hỗ trợ toàn cầu, Hội đồng dược điển Mỹ, Maryland, Mỹ 9 Khoa Dược lý lâm sàng, Trường Y W eill, Đại học Cornell, New York, Mỹ 1°Văn phòng khu vực, Tổ chức Y tế.thế giới, Manila, Philipine

‘ Trung tâm khoa học quản lý Y tế (MSH), Bộ phận quản tý dược và chương trình sử dụng thuốc hợp lý được hỗ trợ bởi Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ theo nội dung thoả thuận số HRN-A-00-00-00016-00.

©TỔ chức Y tế thế giởi 2003 Tác giả giữ bản quyền

Những khái niệm và nội dung trình bày trong tài liệu này không đại diện cho bất cứ quan điểm hoặc luận cứ nào của Tổ chức Y tế thế giới về tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương hoặc chính quyền hoặc có liên quan tới việc phân chia biên giới và phạm vi lãnh thổ. Những đường ranh giâi trên các bản đồ chỉ thể hiện một cách tương đối phạm vi lãnh thổ giữa các nước và không nằm trong các thoả thuận về đường biên giói. Việc để cập đến một số công ty, nhà sản xuất cụ thể không đồng nghĩa với việc Tổ chức Y tế thế giới ủng hộ hoặc hậu thuẫn và vai trò cũng như địa vị của những đối tượng được đề cập không có gì khác so với những đối tượng khác không được để cập trong tài liệu. Trừ những trường hợp sơ xuất hoặc nhầm lẫn, tên của các sản phẩm độc quyển được phân biệt bằng các chữ cái đầu viết hoa.

Tổ chức Y tế thế giới không chịu trách nhiệ.n về tính hoàn chỉnh cũng như độ chính xác của nội dung thông tin trong ấn phẩm này và không chịu trách nhiệm cho nhũhg hậu quả hoặc tổn thất do việc sử dụng tài liệu này gây ra. Thiết kế bởi kỹ thuật tiểu đồ họa

(5)

HỘI ĐÓNG THUỐC VẢ ĐtỂU TRỊ - CAM NANG HƯỚNG DAN THựC h à n h

Nội dung

Trang

Các chữ viết tắt... VI Lời tựa... VII

1 Phẩn giới th iệ u ... 1

1.1 Tại sao cần phải có Hội đổnp thuốc và điều trị (D T C )?... 1

1.2 Mục tiêu và mục đích của DTC... 2

1.3 Chức năng của DTC... 3

1.4 Vai trò của DTC trong chu trình quẳn lý thuốc... 6

2 Cơ câu và tổ chức của Hội đồng th uô c và điểu t r ị ... 7

2.1 Nguyên tắc để xây dựng một DTC... 7

2.2 Các bước xây dựng và điều hành DTC... 8

Phụ lục 2.1 Ví dụ về mẫu tuyên bố lợi ích... 14

Phụ lục 2.2 Mẫu: Bản yêu cầu công việc của DTC tại Zimbabwe... 15

Phụ lục 2.3 Ví dụ về nhiệm vụ của DTC: trích từ Chính sách thuốc quốc gia của Zimbabwe năm 1998... 16

3 Qui trình quản lý danh m ục th u ố c ... 17

3.1 Qui trình xây dựng danh mục thuốc... 17

3.2 Danh mục thuốc (danh mục thuốc thiết y ế u )... 18

3.3 Hướng dẫn danh mục thuốc... 26

3.4 Hướng dẫn điều trị chuẩn... 26

Phụ lục 3.1 Đơn xin bổ sung thuốc mới vào trong danh mục thuốc bệnh viện.. 31

Phụ lục 3.2 Thông tin thuốc trong một danh mục thuốc hoàn chỉnh... 37

4 Đánh giá th uố c m ới... 38

4.1 Lý đo cần đánh giá nghiêm túc các thuốc mới... 38

4.2 Nguồn thông tin để đánh giá thuốc mới... 39

4.3 Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của thuốc mới dựa trên tài liệu khoa học 40 4.4 Lượng giá và so sánh kết quả điều trị trên lâm sàng... 42

4.5 Đánh giá và so sánh chi phí thuốc... 43

Phụ lục 4.1 Các nguồn thông tir,... 52

Phụ lục 4.2 Bảng kiểm để phát hiện những vấn đề thường gặp trong các bài báo chuyên đề... 55

(6)

5.2 Giám sát và xử lý những sai sót trong dùng thuốc... 58

5.3 Giám sát và đảm bảo chất lượng thuốc... 61

5.4 Độ an toàn của thuốc... 67

Phụ lục 5.1 Các thử nghiệm phân tích thuốc cơ bản... 75

Phụ lục 5.2 Ví dụ mẫu báo cáo ADR... 76

Phụ lục 5.3 Thuật toán Naranjo để phân tích nhân quả của một ADR... 80

6 Các công cụ điểu tra tìn h hình sử dụng th u ố c ... 81

6.1 Bậc thang tiếp cận điều tra nghiên cứu sử dụng thuốc... 81

6.2 Phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc... 82

6.3 Các chỉ số sử dụng thuốc của WHO/INRUD cho các cơ sở khám chữa bệnh 92 6.4 Phương pháp định tính để khảo sát nguyên nhân của vấn đề có liên quan tới sử dụng thuốc... 93

6.5 Đánh giá sử dụng thuốc (D U E )... 97

Phụ lục 6.1 Liều xác định trong ngày (DDD) của một số thuốc thông thường... 104

Phụ lục 6.2 Các tiêu chí DUE trong mẫu thu thập số liệu của amikacin... 107

7 Tăng cưòng sử dụng th u ố c hợp lý ... 108

7.1 Cải thiện vấn đề sử dụng thuốc... 108

7.2 Chiến lược đào tạo... 109

7.3 Chiến lược quản lý... 113

7.4 Chiến lược pháp lý... 116

7.5 Lựa chọn biện pháp can thiệp... 117

7.6 Đánh giá can thiệp... 117

Phụ lục 7.1 Ví dụ về mẫu đơn thuốc của một bệnh viện ở Nepal... 120

8 Thuôc kháng sinh và th u ô c tiê m ... 122

8.1 Thuốc kháng sinh, Kiểm soát kháng thuốc và nhiễm khuẩn... 122

8.2 Sử dụng an toàn hợp lý thuốc tiêm... 131

9 Khỏi đ ộ n g ... 138

9.1 Giải quyết vấn đề... 138

9.2 Phương pháp tiến hành theo từng bước để khởi động một DTC... 139

9.3 Tăng cường hoạt động của một DTC chưa hiệu quả... 143

9.4 Sử dụng cuốn sách này để giải quyết các vấn đề... 143

Từ điển thuật ngữ... 147

Tài liệu tham khảo... 154

Tài liệu đọc thêm ... 158

(7)

Hội ĐỒNG THUỐC VẢ ĐIỂU TRj - CẨM n a n gh ư ớ ngd a mth ự ch à n h

Các chữ viết tắt

ABC Phân tích ABC

ADR Phản ứng có hại của thuốc

AGREE Bộ phận thẩm định hướng dẫn nghiên cứu và đánh giá tại

AHFS Ban hỗ trợ danh mục thuốc bệnh viện Mỹ

AMR Kháng kháng sinh

ARR Giảm rủi ro tuyệt đối

ASHP Hiệp Hội Y tế Mỹ - Hiệp Hội dược sĩ

DALYs Số năm sống điều chỉnh theo mức độ tàn phế

DDD Liều xác định trong ngày

DTC Hội đồng thuốc và điều trị

DUE Đánh giá sử dụng thuốc

DUR Tổng hợp sử dụng thuốc

EDL Danh mục thuốc thiết yếu

EML Danh mục dược phẩm thiết yếu

EDLIZ Danh mục thuốc thiết yếu của Zimbabwe

GMP Thực hành sản xuất tốt

IM Tiêm bắp

INN Tên chung quốc tế

INRUD Mạng lưới sử dụng thuốc an toàn hợp lý quốc tế

IV Tiêm tĩnh mạch

MCA2 Cơ quan quản lý thuốc Zimbabwe

MI Nhồi máu cơ tim

MoH Bộ Y tế

MSH Trung tâm khoa học quản lý y tế

MUE Đánh giá liệu pháp điều trị

NDTPAC u ỷ ban quốc gia tư vấn về thuốc điều trị

NNT Số lượng cần điều trị

QALYs Số năm tuổi thọ điều chỉnh theo chất ỉượng cuộc sống

RCT Thử nghiệm nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát

RPM Chương trình quản lý dược phẩm hợp lý

RR Rủi ro tương đối

RRR Giảm rủi ro tương đối

sc

Tiêm dưới da

SIGN Mạng hướng dẫn liên đồng nghiệp Scotlen

SK Streptokinase

STG Hướng dẫn điều trị chuẩn

TB Lao

TPA Yếu tố hoạt hoá plasminogen

UNFPA Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc

UNICEF Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc

VEN Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu

(8)

Việc sử dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp lý là một vấn đề có phạm vi ảnh hưỏng rộng ở khắp mọi cấp độ chăm sóc y tế (Hogerzeil 1995). Việc dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm và thầy thuốc kê đơn trong cộng đồng thường có thói quen sao chép lại các đơn thuốc dùng trong bệnh viện và đây thực sự là điều đáng lo ngại. Tình trạng lãng phí về nguồn lực này có thể khắc phục hoặc giảm thiểu nếu áp dụng một số nguyên tắc đơn giản trong quản lý và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, việc thực hiện những nguyên tắc này không dễ dàng gì do cơ cấu về nhân sự tham gia trong công tác quản lý và sử dụng thuốc. Thường thì khó có thể tạo nên một diễn đàn với những nguyên tắc hoạt động khác nhau, cùng hợp tác để xây dựng và thực hiện những chính sách phù hợp về thuốc.

Tại các bệnh viện, Hội đổng thuốc và điều trị (DTC) là một diễn đàn để cho tất cả các bên có liên quan cùng hợp tác nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ. Như vậy, một DTC có thể được xem như là một công cụ để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả, hợp lý trong sử dụng thuốc. Ở nhiều nước phát triển, một DTC hoạt động có hiệu quả chính là một thành tố trong bệnh viện giúp giải quyết những vấn đề có liên quan tới việc sử dụng thuốc (Weekes và Brookes 1996). Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, DTC không tồn tại hoặc có tổn tại nhưng hoạt động không hiệu quả.

Có rất nhiều hoạt động mà một DTC hay đúng hơn là các thành viên DTC phải thực hiện. Việc xác định chức năng, vai trò nhiệm vụ và thành viên của DTC không mấy khó khăn song vấn đề xây dựng và thực hiện các chiến lược nhằm thay đổi thói quen sử dụng thuốc mới là điều khó hơn nhiều. Một DTC sẽ không thể hoạt động nếu như không có sự tham gia tích cực và nỗ lực của tất cả các thành viên và DTC chỉ có thể phát huy vai trò trong hệ thống y tế khi hội đủ các yếu tố sau:

• Đủ số thành viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm để thực hiện những công việc cần thiết

• Có hình thức khuyến khích (ví dụ như ghi nhận những đóng góp, được bố trí thời gian để thực hiện những hoạt động của DTC) dành cho các cán bộ chuyên trách

• Ý thức trách nhiệm của lãnh đạo và nhân viên bệnh viện đối với các khoản chi phí về thuốc và chất lượng chăm sóc bệnh nhân.

Do vậy, mục tiêu của cuốn sách này là nhằm cung cấp nội dung hướng dẫn cho bác sĩ, dược sĩ và các nhà quản ỉý bệnh viện (ban giám đốc) trong cương vị là những người thực hiện chức năng DTC hoặc những đối tượng quan tâm tới việc làm thế nào để có thể cải thiện chất lượng và hiệu quả chi phí của chăm sóc y tế. Nội dung hướng dẫn bao gồm:

(9)

HỘI ĐỔNG THUỐC VẢ Đlẩư TRỊ - CAM NANG HƯỞNG DAN THựC HÀNH

• Các nguyên tắc chung, chiến lược và hoạt động cần thông qua thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chi phí của chăm sóc y tế.

• Vai trò, trách nhiệm của DTC và cách thức để thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm đó Nội dung hướng dẫn có thể áp dụng cho tất cả các loại hình DTC - bao gồm cả bệnh viện công và bệnh viện tư ở các cấp độ khác nhau, từ tuyến cơ sở cho tới trung ương. Do có sự khác biệt giữa hệ thống y tế giữa các nước cho nên không phải tất cả những thông tin trong cuốn sách này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình DTC. Trong trường hợp những nội dung thông tin chỉ phù hợp tới những cơ sở tuyến trên thì sẽ có chỉ dẫn cụ thể trong sách.

Cuốn cẩm nang này được xây dựng bdi Vụ Thuốc thiết yếu và Chính sách thuốc, Tổ chức Y tế thế giói (WHO), Geneva, Thuỵ Sỹ trên cơ sở hợp tác với Chương trình quản lý thuốc hợp lý do USAID tài trợ cùng với Tiung tâm khoa học quản lý Y tế, Boston, Mỹ. Bản thảo nội dung đã được xây dựng dựa trên những tài liệu đào tạo được sử dụng trong các khoá tập huấn về DTC cũng như những kinh nghiệm thu được từ những dự án thí điểm tại Zimbabwe và Indonesia.

Hai từ ‘thuốc” và “dược phẩm" có thể sử dụng thay thế nhau. Mọi ý kiến góp ý xin vui lòng gửi về địa chỉ:

Vụ Thuốc thiết yếu và Chính sách thuốc Tổ chức Y tế thế giới 20 Avenue Appia 1211 Geneva 27 Thuỵ Sỹ Fax: +41 22 791 4167 Email: edmdoccentre@who.int

(10)

T ó m tắ t

Sử dụng thuốc chưa hợp lý làm lãng phí các nguồn lực và giảm đáng kể chất lượng chăm sóc người bệnh. Hội đổng thuốc và điều trị (DTC) có thể giúp cải thiện đáng kể vấn đề sử dụng thuốc và giảm chi phí cho bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh thông qua các hoạt động sau: • Tư vấn toàn diện về công tác quản lý thuốc

• Xây dựng các chính sách về thuốc

• Đánh giá và [ựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc

• Xây dựng (hoặc tiếp nhận có điều chỉnh) và thực hiện các hướng dẫn điều trị chuẩn • Phân tích sử dụng thuốc để xác định vấn đề có liên quan

• Thực hiện các can thiệp để nâng cao thực hành sử dụng thuốc • Xử trí các phản ứng có hại của thuốc và các sai sót trong điều trị

• Thông báo cho tất cả các thành viên về những quy định, chính sách liên quan tới sử dụng thuốc

1.1 Tại sao cần phải có Hội đồng thuốc và điểu trị?

Thuốc thiết yếu là một trong số những cách hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh và thường chiếm từ 20 - 40% của tổng ngân sách dành cho y tế ở nhiều nước đang phát triển. Chi phí ngày càng tăng và thiếu nguồn lực thường khiến cho hệ thống y tế không có đủ khả năng để cung ứng số lượng thuốc cần thiết đáp ứng nhu cầu điểu trị của người bệnh. Thêm vào đó, việc quản lý và sử dụng thuốc không hiệu quả, không hợp lý còn phổ biến. Tình trạng này có thể do một số yếu tố ví dụ như thiếu chú trọng tới công tác giáo dục, đào tạo cho các nhân viên y tế, thiếu đào tạo liên tục và giám sát thường xuyên hoặc thiếu thông tin cập nhật, đáng tin cậy và không thiên lệch về thuốc. Những vấn đề nổi cộm có liên quan tới sử dụng thuốc là:

• Lựa chọn thuốc không phù hợp, không xem xét các tiêu chí như hiệu quả điều trị, hiệu quả - chi phí hoặc nguồn cung ứng tại chỗ

• Mua sắm không có hiệu quả dẫn tới thuốc được mua có sinh khả dụng thấp, chất lượng kém và gây lãng phí, hoặc bệnh nhân phải sử dụng những thuốc đắt tiền một cách không cần thiết

(11)

HỘI ĐỒNG THUỐC VẦ ĐIỂU TRỊ - CẨM n a n gh ư ớ n gd ẫ n THựC h à n h

• Thực hành cấp phát không đúng là nguyên nhân dẫn tới các lỗi điểu trị, hạn chế nhận thức và thiếu kiến thức của người bệnh về chế độ liều lượng và khoảng cách dùng thuốc

• Người bệnh không tuân thủ liều, khoảng cách đưa thuốc và ý kiến tư vấn của thày thuốc. Sử dụng thuốc không hiệu quả ảnh hưỏng tới độ an toàn và chất lượng chăm sóc bằng thuốc và gây lãng phí. Theo WHO (1985) thì:

Sử dụng thuốc hợp lý là phải đáp ứng được yêu cầu lâm sàng của người bệnh ỏ liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc). Thuốc phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng.

Khi sử dụng thuốc không tuân theo định hưởng này thì những hậu quả về mặt kinh tế và sức khoẻ là điều không thể tránh khỏi. Những hậu quả đó có thể là thất bại trong điểu trị, các phản ứng có hại, các tác dụng phụ, tương tác thuốc và tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh.Tất cả những điều này có thể kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng tới kinh tế của người bệnh.

Sự kém hiệu quả có thể là do thiếu một diễn đàn hiệu quả mà ỏ đó các dược sĩ, nhà lâm sàng, và nhà quản lý bàn bạc với nhau để tim biện pháp nhằm cân bằng giữa yêu cầu chất lượng chăm sóc với những eo hẹp về tài chính. Đôi khi có những bất đồng giữa thày thuốc kê đơn và bộ phận quản lý tài chính về việc mua thuốc nào để chữa bệnh này. DTC là một diễn đàn để tập hợp tất cả các bên có liên quan nhằm đưa ra quyết định về sử dụng thuốc và có thể duy trì d nhiều cấp độ khác nhau trong hệ thống chăm sóc y tế từ tuyến huyện (tại các cơ sở chăm sóc ban đầu) cho tới các bệnh viện lớn và các cơ sở khám chữa bệnh tầm cỡ quốc gia. Tại các nước phát triển DTC bệnh viện đã chứng tỏ hiệu quả rõ rệt trong việc bảo đảm và tăng cường sử dụng thuốc hợp lý (Crawford và Santelí 1994, Weekes và Brookes 1996) thông qua những hoạt động ví dụ như:

• Thiết lập những qui tắc bằng văn bản và xây dựng các chính sách để phục vụ cho công tác quản lý thuốc về mọi mặt trong đó có việc chọn danh mục thuốc thuốc bệnh viện và thống nhất các phác đồ điều trị

• Tổ chức giáo dục, đào tạo thường xuyên, đánh giá và cung cấp thông tin phản hồi, thực hiện kiểm tra sử dụng thuốc và theo dõi phản ứng có hại và sai sót trong điều trị.

1.2 Mục tiêu và mục đích của DTC

Mục đích của một DTC là nhằm đảm bảo cho người bệnh được hưỏng chế độ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp thông qua việc xác định xem loại thuốc nào cần phải cung ứng, giá cả ra sao và sử dụng như thế nào.

Để đạt được mục đích trên, một DTC cần phải đạt được những mục tiêu sau:

• Xây dựng và thực hiện một hệ thống danh mục thuốc có hiệu quả cả về mặt điều trị cũng như giá thành trong đó bao gồm các hướng dẫn điều trị thống nhất, một danh mục thuốc và cẩm nang hướng dẫn danh mục thuốc

(12)

• Đảm bảo chỉ sử dụng những thuốc thoả mãn các tiêu chí về hiệu quả điều trị, độ an toàn, hiệu quả - chi phí và chất lượng

• Đảm bảo an toàn thuốc thông qua công tác theo dõi, đánh giá và trên cơ sở đó ngăn ngừa các phản ứng có hại (ADR) và sai sót trong điều trị

• Xây dựng và thực hiện những cr.n thiệp để nâng cao thực hành sử dụng thuốc của các thày thuốc kê đơn, dược sĩ cấp phát và người bệnh; Điều này đòi hỏi phải thực hiện công tác điểu tra và giám sát sử dụng thuốc.

1.3 Chức năng của DTC

Một DTC có thể có rất nhiều chức năng và các thành viên phải quyết định lựa chọn ưu tiên cho từng chức năng cụ thể; Việc quyết định các vấn đề Ưu tiên có thể dựa trẽn năng lực tại chỗ và cơ cấu tổ chức. Hơn nữa, có những chức năng đòi hỏi phải có sự phối hợp với các hội đồng chuyên môn hoặc tổ nhóm khác ví dụ như hội đồng chống nhiễm khuẩn hoặc bộ phận tài vụ. Những chức năng chính của DTC được tóm tắt ở dưới đây.

1.3.1 Hội đồng tư vân cho bác sĩ, dược sĩ và các nhà quản lý

DTC ià một nguồn cung cấp th ôn g tin có giá trị nhằm tư vấn cho bác sĩ, điều dưõng, quản lý bệnh viện và dược sĩ cũng như tất cả các khoa, phòng và bộ phận nằm trong bệnh viện. DTC có thể tư vấn về tất cả những vấn đề bao gồm chính sách và hướng dẫn có liên quan tới lựa chọn; phân phối và sử dụng thuốc. Thông thường thì DTC sẽ đưa ra ý kiến tư vấn và một bộ phận khác sẽ thực hiện, có thể là khoa dược hoặc bộ phận quản lý.

1.3.2 Xây dựng các chính sách thuốc

DTC là bộ phận thích hợp nhất để xây dựng chính sách thuốc áp dụng tại bệnh viện hoặc các cơ sô khám chữa bệnh bài lẽ các thành viên thuộc hội đổng là những người có kinh nghiệm và được đào tạo cao nhất trong lĩnh vực điều trị bằng thuốc cũng như công tác cung ứng thuốc. Các chính sách và quy trình chính là một phần không thể tách rời trong khuôn khổ các hoạt động chính của DTC bởi vì chúng cung cấp cơ sở cho nhữhg đề xuất nảy sinh về sau từ phía DTC. Các chính sách thuốc có thể có những nét đặc trưng riêng ỏ từng bệnh viện và các nước khác nhau, nhưng tựu trung lại thì tất cả các loại hình bệnh viện phải xây dựng những chính sách cụ thể về:

• Các tiêu chí để đưa thuốc vào trong danh mục thuốc (danh mục thuốc thiết yếu (EML)) • Các hướng dẫn điều trị (các phác đổ điều trị chuẩn) làm cơ sở cho việc xây dựng danh

mục thuốc

• Sử dụng một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc ví dụ quy định một số thầy thuốc được phép kê đơn một số thuốc cho những bệnh nhân cụ thể hoặc chi cho phép dành 10% ngân sách thuốc bệnh viện cho những thuốc đó

• Thuốc đắt tiền hoặc nguy hiểm như các kháng sinh thế hệ mới hoặc các thuốc chữa ung bướu. Chỉ có một số thày thuốc, khoa phòng hoặc bệnh nhân được tiếp cận với những thuốc này (có thể sử dụng mẫu y lệnh để thực hiện chính sách này)

(13)

HỘI ĐỐNG THUỐC VÀ ĐIỂU TRỊ - CAM NANG HƯỚNG DẦN THỰC HÀNH

• Những thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc độ an toàn • Thay thế thuốc gốc và thay thế điều trị

• Trình dược viên và các tài liệu quảng cáo.

1.3.3 Đánh giá và lựa chọn thuốc cho danh mục thuốc bệnh viện

Có thể nói rằng chức năng quan trọng nhất của một DTC là đánh giá và lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc thiết yếu hoặc danh mục thuốc bệnh viện. Thuốc được chọn phải dựa trên các hướng dẫn hoặc phác đồ điểu trị chuẩn đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sỏ khám chữa bệnh. Việc đánh giá đòi hỏi phải có chuyên môn sâu và sự cam kết về thời gian cũng như phương pháp thực hiện hiệu quả, minh bạch. Những bằng chứng về hiệu quả điểu trị, độ an toàn, chất lượng và giá thành của tất cả các thuốc nằm trong diện xem xét để đưa vào danh mục thuốc phải được kiểm chứng. Việc rà soát định kỳ là cần thiết để nắm bắt những thay đổi về giá và thông tin về chỉ định, thông tin cập nhật về độ an toàn và xử trí với những thuốc mới. Chất lượng của các tài liệu này phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của Hội đồng trong đó có bao gồm cả việc sử dụng những tài liệu đáng tin cậy, các hướng dẫn điểu trị và danh mục thuốc, tạp chí, y văn cơ bản về thuốc đã được xuất bản. Xin xem phần 3.2 và chương 4 để có thêm thông tin về lựa chọn và đánh giá thuốc.

1.3.4 Xây dựng hướng dẫn điểu trị chuẩn

Hướng dẫn điều trị chuẩn (STG) hoặc phác đổ điều trị sẽ là những công cụ, cách thức để thúc đẩy sử dụng thuốc hợp iý an toàn nếu:

• Được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến rộng rãi trong đó có cả người sử dụng cuối cùng

• Dễ đọc và cập nhật

• Được giới thiệu, phổ cập, hướng dẫn và theo dõi thực hiện một cách chính thức, rộng rãi (Grimshaw và Russell 1993, Woolf và cộng sự 1999).

Hơn nữa, STG còn cung cấp tiêu chuẩn về điều trị tối ưu dựa trên cơ sỏ giám sát và đánh giá sử dụng thuốc. Một DTC có thể tự xây dựng hướng dẫn điều trị từ tình hình bệnh viện hoặc có thể tiếp nhận có điều chỉnh từ những tài liệu sẵn có từ các nguồn khác nhau để sử dụng trong bệnh viện. Việc tự xây dựng STG của bệnh viện sẽ gần với thực tiễn và dễ được chấp nhận hơn nhưng cũng khó khăn hơn và tốn kém hơn về mặt thời gian và nguồn lực. Việc tiếp nhận hoặc tiếp nhận có điều chỉnh các hướng dẫn từ các nguồn khác sẽ nhanh và dễ dàng hơn nhưng không sát với thực tiễn, khó được các đối tượng sử dụng chấp nhận hơn.

1.3.5 Phân tích sử dụng thuôc để nhận định các vân đề

Những điểu chỉnh phù hợp trong danh mục thuốc hoặc những biện pháp can thiệp khác có thể giúp khắc phục một số vấn đề liên quan tới cách thức sử dụng thuốc. Đối với DTC thì điều quan trọng là phải nhận định những vấn đề theo mức độ ƯU tiên và đưa ra những đề xuất phù hợp. Sau đây là một số phương pháp để nhận định những vấn đề liên quan tới sử dụng thuốc:

(14)

• Tổng hợp số liệu tiêu thụ thuốc sử dụng phương pháp phân tích ABC và VEN và phương pháp luận đựa trên liểu xác định theo ngày (DDD) (xem phần 6.1)

• Giám sát các chỉ số sử dụng thuốc, trong đó có chỉ số tuân thủ các hướng dẫn điều trị chuẩn (xem phần 6.2)

• Đánh giá sử dụng thuốc (DUE), còn gọi là tổng hợp sử dụng thuốc (xem phần 6.4) • Theo dõi các phản ứhg có hại và sai sót trong điều trị (xem chương 5)

• Theo dõi tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh (xem phần 8.1).

1.3.6 Tiến hành các biện pháp can thiệp hiệu quả để nâng cao thực hành

sử dụng thuôc

Hoạt động thu thập thông tin về sử dụng thuốc cùa một DTC sẽ vô nghĩa nếu như không đề ra được biện pháp để khắc phục những vấn đề đã được xác định. DTC là bộ phận chính trong bệnh viện hoặc các cơ sỗ khám chữa bệnh chịu trách nhiệm đảm bảo việc cung cấp thông tin tới các nhân viên y tế để trên cơ sở đó có thể tiến hành những biện pháp can thiệp nhằm tăng cưòng sử dụng thuốc hợp lý. Theo dõi, giám sát, đánh giá và phản hồi, tiến hành các chương trình giáo dục, đào tạo tại chỗ và sử dụng các hưống dẫn điều trị, cung cấp thông tin khách quan, hạn chế kê đơn và tự động dừng thực hiện các y lệnh là những can thiệp quan trọng. Xem chương 7 về các chiến lược tăng cường sử dụng thuốc hợp lý.

1.3.7 xử trí các phản ứng có hại

Cáo phản ứng có hạỉ (ADR) là rất nghiêm trọng, ảnh hưỏng tới sự an toàn cOa người bệnh (gánh nặng bệnh tật và tử vong) và làm tăng chi phí. Một nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích meta trên quy mô rộng ước tính rằng ADR ià nguyên nhân của 3 - 4% trên tổng số các ca nhập viện tại Mỹ và trong năm 1994 các biến cố về ADR chiếm 6.7% (2.2 triệu biến cố) với hơn 106 000 ca (Lazarou và cộng sự 1998).

Những con số ước tính này cần phải được xem xét cẩn thận bôi vì có nhũng sự không tương đồng giữa các nghiên cứu và có những sai số nhất định nhưng tuy nhiên thì những con số thống kê cũng cho thấy rằng ADR là phổ biến và là một vấn đề nghiêm túc. Phản ứng có hại có thể là những tác dụng chưa được biết đến của thuốc mối (hoặc cũ) hoặc những tác dụng chưa được biết tới khi kết hợp thuốc và các tương tác thuốc hoặc do thuốc kém chất lượng. DTC phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người bệnh trong quá trình điều tri. Theo dõi và giảm thiểu các phản ứng có hại là một phần tối cần thiết nằm trong chức năng của DTC (xem phần 5.3).

1.3.8 xử trí các sai sót trong điều trị

Sai sót trong điều trị xảy ra ở tất cả các cơ sd khám chữa bệnh kể cả khỉ mà trình độ cùa đội ngũ kê đơn, cấp phát và chăm sóc đã đạt ồ mức độ cao. Thậm chí nếu nhân viên y tế thực hiện đúng thì sai sót có thể xuất phát chính từ phía người bệnh do thiếu tuân thủ dùng thuốc. Nguyên nhân có nhiều và thường là do thiếu kiến thức, quá tải trong công việc, bất cẩn, thiếu hoặc không tuân thủ các qui trình, các dạng bào chế lạ hoặc lỗi do con người gây ra. DTC có thể giảm thiểu sai sót thông qua công tác giám sát, phân tích và báo cáo về các trường hợp xảy ra sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời (xem phần 5.1).

(15)

HỘI ĐÓNG THUỐC VÀ ĐIỂU TRỊ - CẨM n a n gh ư ớ ngd a n THựC h à n h

1.3.9 Phổ biến thông tin

Một DTC phải chuyển tải những thông tin về hoạt động, các quyết định và đề xuất tới tất cả những đối tượng thực hiện các quyết định của DTC. Điểu này nghe có vẻ rõ ràng nhưng thường bị bỏ qua. Sự chuyển tải thông tin không đầy đủ dẫn tới sự mất tín nhiệm. Đối với một DTC thì điều quan trọng là phải hoạt động trên cd sở đảm bảo được tính minh bạch trong tất cả các quyết định của mình để tránh nhữhg xung đột, bất đồng về quyền lợi. Cụ thể, các thành viên không nên hoặc không thiết lập mối quan hệ với các công ty dược hoặc nếu có thì phải tuyên bố rõ ràng để tránh những xung đột, bất đồng không đáng có. Các mối liên hệ với các công ty dược không được nằm ngoài mục đích tìm hiểu thông tin về sản phẩm của các công ty đó nhằm đảm bảo tốt chất lượng của thông tin (xem phần 2.1 và 7.4.2)

1.4 Vai trò của DTC trong chu trình quản lý thuốc

Chu trình quản lý thuốc (Hình 1.1) cho thấy tính cần thiết đối với việc kết hợp giữa các hỗ trợ về kỹ thuật và quản lý với các chính sách và hướng dẫn với mục đích để cho bất cứ hệ thống quản ỉý thuốc nào cũng được hoạt động một cách trơn tru (MSH 1997, chương IV, phần A về “Tổ chức và Quản lý”). Hình vẽ dưới đây nêu bật sự phối hợp giữa DTC, bộ phận kho và mua thuốc.

Hình 1.1 Chu trình quản

thuốc

Thông thường DTC sẽ phải phối hợp với bộ phận chịu trách nhiệm mua thuốc và phân phối thuốc. DTC thường không thực hiện chức năng mua sắm mà có vai trò là đảm bảo xây dựng hệ thống danh mục thuốc và các chính sách thuốc và bộ phận mua thuốc thực hiện theo yêu cầu của DTC. c ầ n phải cố gắng, nỗ lực để tránh biến DTC thành một diễn đàn chỉ phục vụ cho các quyết định có liên quan tới mua sắm hoặc giải quyết khiếu nại của các dược sĩ về vấn để hết thuốc trong kho. Hơn nữa, việc tập trung tất cả quyền lực của hệ thống khoa dược hoặc một cá nhân là điều không phù hợp và có thể làm nền cho tham nhũng nảy sinh. Các chức năng lựa chọn, mua sắm, thanh toán và lưu kho cần phải phân tách, tránh kiêm nhiệm, chồng chéo (WHO/UNICEF/UNFPA/WB1999).

(16)

thuốc và điểu trị

m

Tóm tắt

Để cho một Hội đồng thuốc và điều trị (DTC) hoạt động cần phải có phương pháp tiếp cận rõ ràng và đa chiều, năng lực kỹ thuật và một nhiệm vụ chính thức, cần xác định và làm rõ bằng văn bản:

• Cơ chế thành viên của DTC bao gồm chủ tịch và thư ký, tiêu chí dành cho các thành viên • Mục đích, mục tiêu và chức nãng của DTC

• Cách thức hoạt động và các bản yêu cầu công việc • Xác định cơ cấu tài chính

• Nhiệm vụ - DTC sẽ không thể hoạt động nếu thiếu khung pháp lý về vấn đề này • Xây dựng mối quan hệ giữa DTC và các tiểu ban chuyên trách

• Qui trình để tự phân tích và đánh giá

2.1 Nguyên tắc để xây dựng một DTC

Việc thành lập Hội đồng thuốc với các thành viên chính thức hoặc thành viên dự bị có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực khác nhau không khó song việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của nó thì lại không dễ dàng gì. Thành công hay không phụ thuộc vào sự ủng hộ của chính lãnh đạo bệnh viện trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc dưới đây.

2.1.1 Phương pháp tiếp cận đa nguyên tắc phù hợp với điểu kiện bệnh viện

Hoạt động của DTC đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cán bộ thuộc các chuyên ngành, mức độ kinh nghiệm, kỹ năng, động cơ và thực hành khác nhau. DTC thường phải xử trí những tình huống mà ở đó bất đồng nảy sinh giữa các nhà lâm sàng, dược sĩ và các nhà quản lý liên quan tới việc hạn chế kê đơn theo các hướng dẫn chung. Những xung đột như vậy có thể được giảm thiểu nếu tất cả các thành viên ý thức được về nhu cầu, lợi ích của việc thay đổi về thực hành sử dụng thuốc và có sự cam kết chính thức từ phía lãnh đạo bệnh viện. Việc nhân rộng ảnh hưởng của DTC cũng như vai trò xây dựng các văn bản và đưa ra những quyết định để xử trí các vấn đề có liên quan tới sử dụng thuốc sẽ thuyết phục các nhân viên y tế. cầ n phải ghi nhận mọi đóng góp nỗ lực của từng cá nhân.

(17)

HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐIẾU TRỊ • CAM NANG HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

2.1.2 Tính minh bạch và cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ

Thành công của một DTC phụ thuộc vào sự năng động của chính DTC đó trên cơ sỏ những định hướng nhất quán và các quyết định đúng đắn được thực hiện một cách minh bạch. Điều này đặc biệt quan trọng nhất là đối với việc đưa ra các chính sách, cơ chế lựa chọn và mua thuốc. Những cá nhân có liên quan sẽ không phải chịu bất cứ hình thức tác động nào từ quảng cáo, khuyến mại hoặc các mối lợi ích mang tính cá nhân.Tất cả các thành viên phải ký vào một bản ‘tuyên bố lợi ích’ (xem phụ lục 2.1). Một bản tuyên bố như vậy có thể giúp cho tất cả các thành viên của DTC thực hiện tốt các nguyên tắc làm việc và các tiêu chí về đạo đức; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm đối với những nhân viên y tế khác cùng với lãnh đạo bệnh viện và cộng đồng.

2.1.3 Năng lực kỹ thuậỉ

DTC phải có ríăng lực kỹ thuật phù hợp với hoạt động. Các thành viên phải có năng lực chuyên môn khác nhau và việc nhóm họp, thảo luận cũng như phân tích những vấn để sử dụng thuốc là một cách hiệu quả giúp nâng cao năng lực cho các thành viên ở những ữnh vực không thuộc chuyên môn sâu. Các quyết định mà DTC đưa ra phải dựa trên cơ sở khoa học và bằng chứng cụ thể.

2.1.4 Hỗ trợ hành chính

Hỗ trợ về mặt hành chính rất quan trọng vì nếu không có hình thức hỗ trợ này thì một DTC sẽ khó có thể thực hiện được các quyết định mà Hội đổng đưa ra. Hỗ trợ hành chính tạo nên thẩm quyền cần thiết cho DTC nhằm huy động sự hợp tác giữa các cán bộ y tế. Hình thức hỗ trợ này cũng giúp khơi thông nguồn tài chính cần thiết để duy trì các hoạt động của DTC.

2.2 Các bước xây dựng và điều hành DTC

Các thức hiệu quả nhất để tranh thủ hỗ trợ là thông qua DTC năng động có đủ khả năng xây đựng chính sách và các hướng dẫn trên cơ sở thống nhất chung cùa tất cả các bên.

II BƯỚC 1 Tổ chức Hội đổng và chọn thành viên

Có nhiều ý kiến khác nhau về qui mô và thành phần tối ưu của Hội đồng. Quỉ mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào qui mô bệnh viện nghĩa là bệnh viện nhỏ thì Hội đổng nhỏ; Hội đổng lớn cho những bệnh viện lớn. Số lượng thành viên ít tạo thuận lợi cho việc đạt được sự thống nhất. Số lượng thành viên đông sẽ có thuận lợi về mặt chuyên môn, giảm áp lực công việc cho các thành viên và tạo thuận lợi cho việc thực thi các quyết định, cầ n có đủ số lượng thành viên đại điện cho tất cả các bên có liên quan trong Hội đổng bao gồm đại diện cho các khoa lâm sàng, bộ phận quản lý và khoa dược.

Việc lựa ch ọn th àn h viên phải dựa trên vị trí công tác và trách nhiệm và cần phải có bản yêu cầu công việc rõ ràng. Ở hầu hết các bệnh viện, thành viên Hội đồng bao gồm: • Đại diện lâm sàng VỚI các mảng chuyên môn khác nhau bao gồm phẫu thuật, phụ

sản, nội, nhi, lây và đa khoa (để đại điện cho cộng đồng) • Một nhà dược lý lâm sàng (nếu có)

(18)

• Một dược sĩ (thường là phó hoặc trưỏng khoa dược), hoặc một kỹ thuật viên phụ trách dược đối với những đdn vị không có dược sĩ

• Một nhà quản lý đại diện cho lãnh đạo bệnh viện và bộ phận tài chính

• Một nhà vi sinh lâm sàng, hoặc kỹ thuật viên phòng thí nghiệm trong những trường hợp không có nhà vi sinh

• Một thành viên thuộc phòng kế hoạch tổng hợp.

Những thành viên khác có thể tham gia tuỳ theo lĩnh vực chuyên môn cụ thể ví dụ như một chuyên gia về thông tin thuốc, chuyên gia đảm bảo chất lượng hoặc một đại diện cho người tiêu dùng (người bệnh). Ở Australia, người đại diện này có thể là thẩm phán về hưu, một bệnh nhân, một thành viên thuộc hiệp Hội hưu trí hoặc một nhân viên tình nguyện. Tuy nhiên, đối với đại diện người tiêu dùng cần cẩn thận, tránh những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tói hoạt động của DTC.

Thành công và hiệu quả hoạt động của DTC còn phụ thuộc nhiều vào vai trò của chủ tịch và thư ký. Đây là hai thành viên có tầm quan trọng đặc biệt tới hiệu quả hoạt động của DTC. Ở hầu hết các bệnh viện, người ta thường chĩ định một bác sĩ có thâm niên và uy tín làm chủ tịch và trưởng khoa dược là thư ký.

Chủ tịch và thư ký phải dành quỹ thời gian nhất định để thực hiện các chức năng của DTC và nội dung này phải được làm rõ trong bản yêu cầu công việc vớỉ hai vị trí này. cầ n bố trí đủ thời gian để cho DTC và các thành viên có thể tham gia thảo luận cũng như các công việc khác có liên quan. Các chuyên gia không phải là thành viên cũng có thể được mời tham gia thảo luận những vấn đề quan trọng. Ở những bệnh viện lớn, người ta thành lập những tiểu ban chuyên trách để giải quyết những vấn đề cụ thể, ví dụ như sử dụng kháng sinh, các phản ứng có hại, sai sót trong điều trị và giám sáưđánh giá sử dụng thuốc. Trong các bệnh viện cần phải có bộ phận chống nhiễm khuẩn hoặc trong trường hợp chưa có bộ phận này thì DTC phải có trách nhiệm thiết lập. DTC nên phối hợp và chia sẻ các nội dung hoạt động với các bộ phận chức năng khác để tăng cường hiệu quả, tránh chồng chéo.

■ BƯỚC 2 Xác định mục đích và chức năng của DTC

Trên thực tế thì một DTC không thể bao quát tất cả mọi việc. Điều đầu tiên mà một DTC nên làm là xác định các nội dung công việc cần thực hiện có nêu rõ vị trí của DTC trong cơ cấu tổ chức của bệnh viện, mục tiêu, mục đích, phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và chức năng của DTC. Mục đích và vai trò quan trọng nhất của DTC được đề cập trong chương 1. Chỉ khi mà các chức năng cơ bản như xây dựng hệ thống danh mục thuốc được thực hiện thì DTC mới có thể chuyển sang các hoạt động khác. Phụ lục 2.2 nêu một ví dụ về bản mô tả yêu cầu công việc của một DTC trong một bệnh viện tại Zimbabwe. Trong một số tình huống thì các chức năng ban đầu của một DTC trong thời điểm mới thành lập và sắp xếp tổ chức phụ thuộc vào chính việc giải quyết ngay những vấn đề về công tác quản lý dược và lâm sàng tại chính thời điểm đó. Đây cũng chính là một cách hiệu quả để huy động sự ủng hộ từ phía các nhà quản lý và các bộ phận chuyên môn trong bệnh viện.

Hình 2.1 chỉ ra những mối tương quan giữa các chức năng khác nhau của một DTC. DTC chịu trách nhiệm duy trì các tiêu chuẩn. Để làm được điều này, DTC trước hết phải xác định các tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động và xác định xem tại sao chất lượng hoạt động lại yếu kém và đề xuất những biện pháp để cải thiện.

(19)

HỘI ĐỐNG THUỐC VÀ ĐIỂU TRỊ - CAM NANG HƯỚNG DẪN THựC HÀNH

Hình 2.1 Mối liên hệ giữa các hoạt động và chức năng của DTC

CÁC TIÊU CHUẨN Các tiêu chí cho hoạt dộng • Các hướng đẫn điều trị chuẩn • Danh mục thuốc thiết yếu

• Các tiêu chí đạo đức cho quảng cáo dược • Chính sách thuốc và các qui trình kỹ thuật

CAN THIỆP/ CHIẾN Lược

Can thiệp mục tiêu để nâng cao thực hành • Giáo dục, đào tạo cho người kẽ đơn và cấp phát • Giáo dục, đào tạo cho nguởi bệnh và nguòi bán thuốc • Đào tạo tại chức và đào tạo sớm

• Thành lập đơn vị thông tin thuốc • Xây dựng và thực hiện STG và EML • Can thiệp về quản lý và pháp lý

ĐÁNH GIÁ

Đánh giá định iượng hoạt động • Nghiên cứu sử dụng thuốc dựa trên STG • Sự sẵn có của thuốc thiết yếu: % EML • Các chỉ số theo dõi RDU

• Theo dõi AMR • Theo dõi ADR

• Giám sát hoạt động quảng cáo dược phẩm • Dự trù nhu cẩu và tiêu thụ thuốc

• Phân tích lợi ích/ chi phí - hiệu quả

\ r - ---

CHẤN ĐOÁN

Đánh giá định tính để xác định các lý do/nguyên nhân dẫn tói hoạt động yếu kém

• Công tác hậu cần và các nguồn lực • Các yếu tố từ phía người tiêu dùng/người bệnh • Các yếu tố từ phía nhà cung cấp dịch vụ y tế • Tác động của ngành công nghiệp được phẩm • Tiếp cận thông tin

Ghi chú: STG: Hướng dẫn điều trị chuẩn; EML: Danh mục thuốc thuốc thiết yếu; RDU: Sử dụng thuốc hợp lý; AMR: Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh

■ BƯỚC 3 Xác định phương thức hoạt động của Hội đồng

• Hoạt động nhóm họp thường xuyên của DTC là cần thiết và cần tiến hành ít nhất là theo quý hoặc lý tưởng hơn là theo định kỳ hàng tháng. Lịch cụ thể có thể thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu. Nhóm họp đặc biệt có thể tổ chức trong những trường hợp cần thiết. Thời gian họp cần được phân bổ hợp lý để cho tất cả các thành viên có thể tham dự đông đủ đặc biệt là các thành viên thuộc khu vực lâm sàng.

(20)

• Việc tham dự thường xuyên của các thành viên Hội đồng thường là một vấn đề cần phải giải quyết. Để xử lý tình huống này, một số đơn vị đã lấy đây làm một tiêu chuẩn để xét tái bổ nhiệm, ở một số đdn vị khác, các hình thức khuyến khích trong đó có cả khuyến khích về kinh tế được áp dụng.

• Chương trình hoạt động, tài liệu bổ sung và biên bản của cuộc họp nên do thư ký

chuẩn bị và phân phát trước tới tất cả các thành viên trước khi họp chính thức. Đây là tài liệu ghi chép chính thức của bệnh viện và phải được chuyển tới tay lãnh đạo tất cả các đdn vị, khoa phòng trong bệnh viện.

• Tất cả các khuyến cáo từ phía DTC phải tới tay các nhân viên y tế và các bên có liên quan và lãnh đạo bệnh viện. Những thông tin khuyến cáo của DTC có thể phổ biến thông qua các hoạt động tập thể được tổ chức thường xuyên trong bệnh viện với mục đích huấn luyện cho các nhân viên y tế thực hiện các chính sách đã đề xuất.

• Tất cả các hướng dẫn hoạt động của DTC, chính sách và quyết định phải được thể hiện dưới dạng văn bản. Những văn bản này cũng cần nêu rõ những biện pháp xử lý trong những tình huống không tuân thủ các quyết định, chính sách và hướng dẫn mà DTC đưa ra. Những tài liệu có liên quan phải tới tay các bên có liên quan ví dụ như nhàn viên bệnh viện và công ty dược. Thành viên của Hội đồng chịu trách nhiệm phổ biến các nghị quyết của DTC.

• Phối hợp giữa DTC, các H ội đồng khác tro n g bệnh viện và các Hội đổng khu vực hoặc quốc gia là quan trọng nhằm:

— Hài hoà các hoạt động có liên quan {ví dụ như theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh (AMR) và sử dụng kháng sinh)

— Chia sẻ thông tin về các hoạt động chung (ví dụ như theo dõi các phản ứng có hại và các chiến lược về đào tạo như đào tạo liên tục cho các nhân viên y tế).

■ BƯỚC 4 uỷ nhiệm hoạt động

DTC chỉ có thể duy trì được tính bền vững và uy tín trên cơ sở có được sự uỷ nhiệm hoạt động từ lãnh đạo bệnh viện. Nội dung uỷ nhiệm cần nêu rõ:

• Vai trò và chức năng • VỊ trí trong cơ cấu tổ chức • Thành viên

• Quy mô và quyền hạn.

Trong ví dụ của Zimbabwe thì DTC được uỷ nhiệm hoạt động bỏi chính phủ và đây là sự uỷ nhiệm có được từ cấp cao nhất, có uy tín nhất (xem phụ lục 2.3). Ở một số nước công nghiệp, DTC bệnh viện phải có được sự công nhận của các hiệp hội chuyên môn và trường đại học. ở một số nước, bệnh nhân chỉ có thể được thanh toán bảo hiểm y tế từ những bệnh viện được công nhận và một trong những tiêu chí để bệnh viện đó được công nhận đó là phải có một DTC đang hoạt động.

■ BƯỚC 5 Xác định các nguồn cung câp tài chính

DTC phải xác định các nguồn cung cấp tài chính cho các hoạt động của mình (như kinh phí tổ chức hội nghị, trợ cấp hoặc khen thưởng cho các thành viên) và những hoạt động đề xuất được đưa vào thực hiện (ví dụ như các chương trình đào tạo, xây dựng các hướng

(21)

HỘI ĐỔNG THUỐC VẢ ĐIỂU TRỊ - CẨM n a n g h ư ở n gd ẫ n THỰC HÀNH

dẫn điều trị chuẩn, giám sát và tổng hợp tình hình sử dụng thuốc). Thời gian mỗi thành viên tham gia vào công việc của Hội đồng cần phải xác định rõ trong nội dung của bản mô tả công việc. Thường thì ngân sách cần cho hoạt động của DTC không lớn và có thể cân đối từ chính nguồn tài chính dành cho công tác quản lý bệnh viện. DTC phải chứng minh được tính hiệu quả trong các hoạt động trong đó có cả các lợi ích về kinh tế để thuyết phục lãnh đạo bệnh viện trong vấn đề phân bổ ngân sách. Để làm được điều này, DTC nên chuẩn bị một bản kế hoạch hành động thường niên trong đó có cả các nội dung có liên quan tới vấn để tài chính. Để những yêu cầu về ngân sách có sức thuyết phục, việc giải trình cần nêu rõ những lợi ích về mặt kinh tế đã đạt được và tiềm năng trong tương lai.

■ BƯỚC 6 Thành lập các tiểu ban chuyên trách để giải quyết các vấh đề cụ thể

Trên thực tế có một số lĩnh vực đòi hỏi thời gian và khả năng chuyên môn vượt ra ngoài khả năng của DTC như vấn đề sử dụng kháng sinh. Nhiều DTC đã giải quyết vấn đề này bằng cách thành lập một tiểu ban chuyên trách thay mặt cho DTC để xử lý những tổn tại và bộ phận này chịu trách nhiệm báo cáo lại cho DTC. Xem chương 8 về thuốc kháng khuẩn và thuốc tiêm.

HỘP 2.1 CÁC CHỈ SỐ ĐÁN H GIÁ HOẠT ĐỘNG V À ẢNH HƯỞNG CÙA DTC

• DTC có tài liệu về nội dung liên quan tới các bản yêu cầu công việc, trong đó nêu rõ mục tiêu, mục đích, chức năng và thành viên không?

• DTC có nằm trong cơ cấu tổ chức của bệnh viện không? • Có ngân sách phân bổ cho hoạt động của DTC không?

• DTC có các tiêu chí và có thẩm quyền trong lựa chọn thuốc không? — Có bao nhiêu thuốc nằm trong danh mục thuốc bệnh viện?

— Có các tiêu chí để đưa vào hoặc loại các thuốc ra khỏi danh mục thuốc hoặc để xét yêu cầu sử dụng những thuốc không nằm trong danh mục thuốc không?

— Tĩ lệ phần trăm những thuốc được kê có trong danh mục là bao nhiêu? • DTC có chủ động trong việc xây dựng và thực hiện các STG không?

— Bệnh viện đã xây dựng / áp dụng có điều chỉnh STG chưa?

— Có các nghiên cứu để đánh giá việc sử dụng thuốc dựa trên STG không? • DTC có tổ chức các hoạt động tập huấn về sử dụng thuốc không?

— Các khoá huấn luyện, đào tạo có được tổ chức cho các nhân viên y tế không? — Các nhân viên y tế có được tiếp cận với thư viện không?

— Có chương trình đào tạo thường xuyên về thuốc không? — Có dịch vụ về thông tin thuốc cho nhân viên ỵ tế không?

• Đã có những nghiên cứu can thiệp nào đuợc tiến hành để nâng cao thực hành sử dụng thuốc chưa? • DTC có tham gia vào lập dự trù ngân sách cho thuốc không?

— DTC có tư vấn trong việc lập dự trù ngân sách cho thuốc không? — DTC có tham gia trong quy trình phê duyệt thuốc không?

• DTC có xây dựng được một chính sách để kiểm soát vấn đề trình dược viên và quảng cáo thuốc tại bệnh viện không?

(22)

■ BƯỚC 7 Đánh giá hoạt động của DTC

Để nâng cao ảnh hưởng của DTC thì việc tự đánh giá, xem xét hoạt động ià rất cần thiết. Việc xây dựng cơ cấu cũng như tiến hành các hoạt động của DTC cần phải được giám sát liên tục và có báo cáo đặc biệt trong trường hợp DTC nhận hỗ trợ về tàị chính từ bệnh viện. Hộp 2.1 đưa ra một số chỉ số để tự đánh giá hoạt động của DTC. Có thể coi đây là những chì số cơ bản. Tuy nhiêru trên thực tế thì DTC có thể xây dựng các chỉ số khác để đánh giá tuỳ theo mục đích cụ thể. Một trong những chỉ số quan trọng chính là chỉ số để đánh giá tác động, ảnh hưỏng của DTC. Bằng cách này, DTC có thể xác định xem các mục tiêu, mục đích có đạt được hay không và trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp hỗ trợ từ phía bệnh viện.

(23)

HỘI ĐỒNG THUỐC VẢ ĐIỂU TRỊ - CAM NANG HƯỜNG DẪN THỰC HÀNH

PHỤ LỤC 2.1

V í dụ về mẫu tuyên b ố lợi ích

MẪU TUYÊN BỐ LỢI ÍCH

Tên... Chức vụ...

Anh/chị hoặc người nhà của anh/chị có góp vốn hoặc được hưởng những lợi ích nào từ phía các công ty sản xuất và hoặc cung ứng dược phẩm mà có thể tạo nên một sự mâu thuẫn về lợi ích thực tế hoặc tiềm năng hoặc vô hình không?

Xin điền: □ Có □ Không

Trong vòng 4 năm trở lại đây, anh/chị có !àm việc hoặc có những mối quan hệ về chuyên môn với tổ chức nào mà đại diện cho tổ chức đó là các công ty sản xuất hoặc phân phối dược nào không? Xin điền: □ Có □ Không

Nếu câu trả lời là có xin điền chi tiết vào hộp bên dưới Hình thức lợi ích liên quan

ví dụ như bằng sáng chế, cổ phiếu, thuê mướn, hiệp hội, tiền thù lao*

Tên của đơn vị kinh doanh

Quan hệ với anh/chi, người thân hoặc đơn vị công tác

Lợi ích liên quan hiện tại hoặc thời điểm mà lợi ích chấm dứt

* Không cần nêu rõ con số

Có những yếu tố nào có thể tác động hoặc được cho là có tác động tới sự khách quan và tính độc lập của anh/chị khi thực hiện các công việc trong DTC?

Tôi xin tuyên bố rằng những thông tin trên là đúng sự thật và tôi không có bất kỳ một lợi ích nào có thể tạo nên sự mâu thuẫn với công việc. Tôi chịu trách nhiệm thông báo trong trường hợp có những thay đổi.

Chữ ký... Ngày...

Các [ợi ích về tài chính hoặc lợi ích khác

• Tiền thù lao đối với việc thực hiện công việc hoặc tiến hành các nghiên cứu hoặc các phần thưởng giáo dục trong bốn năm trở lại đây của bất cứ một doanh nghiệp nào có lợi ích phát sinh từ công việc của DTC.

• Lợi ích riêng hiện tại về hoạt chất, công nghệ hoặc qui trình (ví dụ quyền sỏ hữli một phát minh, sáng chế), sẽ được DTC xem xét xem liệu có liên quan tới công việc của DTC không. • Lợi ích kinh tế hiện tại (ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu) trong một doanh nghiệp có thể

hưởng lợi từ công việc hoặc hoạt động của DTC, nắm giữ cổ phiếu thông qua quỹ chung ... ngoại trừ trường hợp cá nhân đó không có quyền kiểm soát việc lựa chọn cổ phiếu.

• Làm việc, tư vấn, quản lý hoặc các giữ các vị trí khác trong vòng 4 năm trỏ lại hoặc đang trong quá trình thương lượng về vấn đề thù lao đổi với bất cứ một doanh nghiệp nào (ví dụ như một công ty dược) có lợi ích phát sinh từ hoạt động của DTC.

(24)

PHỤ LỤC 2.2

Mầu: Bản yêu cầu công việc của DTC tại Zim babwe

Tên: Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện...

Vị trí: Là một đơn vị thường trực tại bệnh viện do chủ tịch là người phụ trách và chịu trách nhiệm Chủ tịch: Lãnh đạo bệnh viện sẽ chỉ định Trưởng phòng giám sát y hoặc một bác sĩ chính giữ vai trò chủ tịch Hội đổng

Thư ký: Thư ký Hội đồng thường là dược sĩ. Trong trường hđp không có dược sĩ, lãnh đạo bệnh viện sẽ chỉ định một kỹ thuật viên phụ trách dược hoặc một thành viện Hội đồng giữ cương vị này

Thành viên: Lãnh đạo bệnh viện chỉ định các thành viên khác đại diện cho các chuyên môn khác nhau nhằm tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ

Mục đích:

• Chăm sóc sức khoẻ được cải thiện về chất lượng chuyên môn và kinh tế đặc biệt là trong những trường hợp có liên quan tới sử dụng thuốc.

• Sử dụng thuốc hợp lý và hiệu quả thông qua các biện pháp quản lý với sự tham gia phối hợp của các nhân viên y tế.

Mục tiêu:

Hội đổng sẽ chịu trách nhiệm xác định các mục tiêu cụ thể cho từng năm. Sau đây là một số mục tiêu cụ thể Hội đồng có thể tham khảo.

1. Xây dựng và thực hiện những chính sách lựa chọn và sử dụng thuốc:

- Xây dựng và thực hiện danh mục thuốc thiết yếu bệnh viện - Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị chuẩn

- Thực hiện việc tổng hợp và đánh giá sử dụng thuốc trong bệnh viện - Cung cấp cho thày thuốc kê đơn những thông tin khách quan - Giám sát và phân tích chi phí cho thuốc

2. Tiến hành các hoạt động giáo dục, đào tạo và các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng kê đơn và cấp phát trong bệnh viện.

3. Theo dõi và báo cáo về các phản úng có hại của thuốc tới Cơ quan kiểm soát thuốc của Zimbabwe (MCAZ)

4. Theo dõi các sai sót trong điều trị và đưa ra các biện pháp để tránh lặp lại 5. Qui định hoạt động của các công ty dược trong bệnh viện

(25)

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỂU TRỊ - CẨM n a n gh ư ớ ngd ẫ n THựC h à n h

PHỤ LỤC 2.3

Ví dụ về nhiệm vụ của DTC: trích từ Chính sách thuốc quô'c gia

của Zim babwe năm 1998

• Bộ Y tế (MoH) sẽ chính thức thành lập Ban tư vấn quốc gia về Chính sách thuốc và điều trị (NDTPAC) trên cơ sở các bản mô tả công việc và phân bổ ngân sách hoạt động. Thành viên của NDTPAC sẽ bao gồm chuyên gia trong lĩnh vực y, dược đại điện cho nhiều cấp độ khác nhau trong hệ thống chăm sóc y tế.

• MoH nhận thức rõ nhu cầu thành lập Hội đồng thuốc và Điều trị (DTC) nhằm tăng cường sử dụng thuốc hợp lý tại các cơ sở khám chữa bệnh.

• MoH sẽ đảm bảo rằng DTC được thành lập ở các tuyến khác nhau từ huyện, tỉnh cho đến xã ở cả khu vực công và tư. Thành viên Hội đồng sẽ bao gồm các cán bộ y tế có thâm niên, dược sĩ, bác sĩ, điểu dưỡng, nhân viên phòng thí nghiệm và các nhân viên khác tuỳ theo yêu cầu cụ thể.

• MoH sẽ có hướng dẫn về cách thức thành lập và thực hiện chức năng của Hội đổng và NDTPAC sẽ phối hợp và tư vấn cho Hội đồng.

• Bệnh cạnh những nội dung khác, hội đổng sẽ chịu trách nhiệm số lượng và phạm vi và quy mô của Danh mục thuốc thiết yếu Zimbabwe (EDLIZ), thuốc tại cơ sỏ khám chữa bệnh, hướng dẫn tất cả các nhân viên y tế sử dụng thuốc hợp lý và sử dụng hướng dẫn điểu trị chuẩn dựa theo EDLIZ

• Hội đổng sẽ xây dựng các danh mục thuốc bệnh viện và theo dõi sử dụng thuốc. MoH thông qua Cục quản lý dứợc giám sát và đánh giá chất lượng của eác hoạt động

Referências

Documentos relacionados

As 5 amostras de soro de indivíduos saudáveis, vacinados contra febre amarela utilizadas no teste imunoenzimático para o estudo de reação cruzada de IgM

Ela tem 50 reais e quer comprar uma caixa de leite, que custa 27 reais, e um pacote de fraldas, cujo preço é 29 reais.?. Meu dinheiro

que lhe são facultadas no inciso VIII, do artigo 37, da Constituição Federal, e na Lei Complementar Estadual nº 683, de 18/09/1992, com as alterações previstas na Lei

Com base em experiências recentes, discutiremos como a gestão do conhecimento e outras áreas de vanguarda, como inovação aberta, lean startups, design thinking e

Função objetivo: Deseja-se minimizar o custo total, considerando o custo de transportar o lixo dos municípios para os aterros sanitários e o custo operacional referente

Desta forma, o presente trabalho teve como objetivo desenvolver um estudo de viabilidade técnica de produção de biodiesel a partir de óleo residual de fritura, através

Quanto à análise de associação entre a participação nas aulas de educação física e os dois indicadores de violência considerados neste estudo, verificou-se que tanto em

O objeto do presente Credenciamento é o cadastramento de Agricultores Familiares para os fins de aquisição de gêneros alimentícios da Agricultura Familiar para o