• Nenhum resultado encontrado

BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC"

Copied!
79
0
0

Texto

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG

NƯỚC

ĐƠN VỊ: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

LớpKhoá: 2010 – 2014

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG

NƯỚC

ĐƠN VỊ: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Lớp:

Khoá: 2010 – 2014

(3)

LỜI CẢM ƠN

Qua một tháng thực tập chúng em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và nâng cao kĩ năng làm việc. Từ đó tạo cho chúng em có được sự tin, tác phong làm việc của người phân tích.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ bảo, truyền đạt cho chúng em những kiến thức trong những năm chúng em còn ngồi trên ghế nhà trường.

Chúng em xin cảm ơn ban giám đốc, anh chị của Trung tâm Công nghệ Môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh và anh Bùi Quang Minh-Giám đốc Trung tâm đã tạo mọi điều kiện cho chúng em thực tập tại trung tâm.

Là sinh viên đang trong thời gian thực tập không tránh khỏi những vướng mắc và thiếu sót mong được sự thông cảm của các anh chị.

(4)

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Tên cơ quan thực tập: ... Nhận xét: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đánh giá:... ... ... ... TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2014

(5)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Phần đánh giá: • Ý thức thực hiện: • Nội dung thực hiện: • Hình thức trình bày: • Tổng hợp kết quả:

Điểm bằng số:... Điểm bằng chữ:

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2014

(6)

MỤC LỤC

(7)
(8)
(9)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Institute of Environmental Technology, tên viết tắt: IET.

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KH&CN Việt Nam)

(10)

LỜI MỞ ĐẦU

Nước là tài nguyên vô giá đối với con người. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển mức sống của người dân được nâng cao, nhiều công nghệ cao được áp dụng cho các nhà máy xí nghiệp để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho con người. Bên cạnh việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất thì lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường cũng tăng lên đặc biệt là môi trường nước. Chính vì thế các chỉ tiêu về môi trường nước được đưa ra một cách nghiêm ngặt để các nhà máy, xí nghiệp giảm thiểu đến mức tối đa nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.

Để giám sát các chỉ tiêu đó thì nhiều trung tâm phân tích ra đời, Viện Công nghệ môi trường là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) là một trong những viện đi đầu về công nghệ phân tích các chỉ tiêu về nước với những máy móc thiết bị tiên tiến như TOC, ASS, UV-VIS,… giúp nhanh chóng tìm ra được các chỉ tiêu gây ô nhiễm với đọ chính xác cao.

Cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong trung tâm và sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn chúng em đã dần làm quen được phần nào đó tác phong của một chuyên viên phân tích, tạo cho chúng em sự tự tin để khi ra trường không còn phải bỡ ngỡ.

Qua đợt thực tập này, những kết quả đạt được đã nói lên phần nào trong cuốn báo cáo này. Nhưng vì thời gian còn hạn chế, đồng thời cũng là lần đầu tiên được vào một trung tâm phân tích nên cũng còn nhiều điều học hỏi và thắc mắc. Rất mong sự hướng dẫn them và đóng góp ý kiến của các anh chị hướng dẫn cũng như thầy hướng dẫn.

(11)

CHƯƠNG 1:TỒNG QUAN VỀ VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI

TRƯỜNG

1.1. Giới thiệu về Viện Công nghệ Môi trường

1.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển

Viện Công nghệ môi trường là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) được thành lập theo quyết định số 148/2002/QĐ-TTg ngày30/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch quốc tế: Institute of Environmental Technology, tên viết tắt: IET.

Viện Công nghệ Môi trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đồng thời chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan, Bộ, ngành về các lĩnh vực công tác có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

Viện Công nghệ môi trường tổ chức và hoạt động theo điều lệ này và các quy định của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và pháp luật Nhà nước.

Khi mới thành lập Viện Công nghệ môi trường có 01 phòng Quản lý tổng hợp, 05 phòng nghiên cứu, với tổng số 70 cán bộ, viên chức.

Năm 2006, Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, thuộc Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (KH&CN Việt Nam), thành lập cuối năm 1993 đã chuyển về Viện Công nghệ môi trường, trở thành một đơn vị triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ của Viện. Đến năm 2012, thực hiện nghị định 115/2005/CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Trung tâm đã chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học thuộc quyền quản lý của Sở Khoa học và Đào tạo Hà Nội.

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Môi trường(NC&ƯDCNMT), tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn môi trường, trực thuộc Viện

(12)

Cơ học, Viện KH&CN Việt Nam, thành lập năm 1998. Năm 2003, Trung tâm chuyển về Viện Công nghệ Môi trường, đến năm 2004 đổi tên thành Trung tâm Triển khai Công nghệ Môi trường và năm 2007 đổi tên thành Trung tâm NC&ƯDCNMT.

Năm 2012, thực hiện nghị định 115, Trung tâm đã chuyển đổi thành tổ chức KH&CN cấp phòng, thuộc Viện Công nghệ môi trường, tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên, giữ nguyên tên gọi là Trung tâm NC&ƯDCNMT.

Đầu năm 2009, Viện Công nghệ môi trường khánh thành trụ sở chính trong khuôn viên của Viện KH&CN Việt Nam tại tòa nhà A30, số 18, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, quy tụ được hầu hết lực lượng cán bộ và trang thiết bị từ tất cả các đơn vị trực thuộc Viện, mà lâu nay còn nằm rải rác ở các viện chuyên ngành. Tháng 5 năm đó, Trung tâm Hợp tác KH&CN Việt – Nga thuộc Viện Công nghệ môi trường được thành lập, làm đầu mối thúc đẩy hợp tác chuyển giao công nghệ giữa Viện KH&CN Việt Nam với các cơ quan nghiên cứu, triển khai công nghệ của Liên bang Nga. Cũng trong năm 2009, 2 trung tâm công nghệmôi trường trực thuộc Viện, tương ứng tại TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh được thành lập.

1.1.2. Cơ sở làm việc

− Trụ sở chính của Viện: Nhà A30, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

− Trung tâm Công nghệ môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 1 Mạc Đĩnh Chi, TP Hồ Chí Minh.

− Trung tâm Công nghệ môi trường tại Thành phố Đà Nẵng: Toà nhà thí nghiệm phục vụ cho môi trường trong “Khu nghiên cứu và triển khai công nghệ tại Đà Nẵng”, Phường Hoà Hải, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.

1.1.3. Chức năng nhiệm vụ

− Nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi trường: nghiên cứu các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngăn ngừa và xử lý ô

(13)

nhiễm môi trường; nghiên cứu sản xuất vật liệu, thiết bị đo đạc, thiết bị xử lý phục vụ công tác bảo vệ môi trường

− Triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn

− Dịch vụ khoa học và công nghệ: tư vấn lập dự án , thiết kế kỹ thuật, chuyển giao cụng nghệ, cung cấp thiết bị và thi công các công trình môi trường rắn, lỏng, khí; quy hoạch môi trường, đánh giá tác động môi trường, giám sát, quan trắc và phân tích môi trường, kiểm toán môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, xây dựng và thực hiện các chiến lược, chương trình bảo vệ môi trường vùng và quốc gia; đào tạo cán bộ nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực môi trường.

1.1.4. Lĩnh vực hoạt động chính

1.1.4.1. Nghiên cứu khoa học công nghệ

− Nghiên cứu các mối quan hệ giữa chất thải và đối tượng tiếp nhận

− Điều tra, nghiên cứu mức độ và tình trạng các chất gây ô nhiễm trong môi trường không khí, nước và đất

− Đánh giá mức ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm đến các thành phần môi trường, đối tượng, vùng lãnh thổ

− Xây dựng các giải pháp công nghệ đối với môi trường nước

− Xây dựng công cụ phục vụ đánh giá, dự báo, cải thiện chất lượng môi trường (tập trung vào môi trường không khí thành phố, các thuỷ vực, hệ sinh thái biển và ven bờ).

1.1.4.2. Nghiên cứu ứng dụng

− Xây dựng các mô hình pilôt về công nghệ

− Chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn, lỏng, khí, sản xuất vật liệu, thiết bị xử lý môi trường

− Xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường.

(14)

− Khảo sát, quan trắc, phân tích chất lượng môi trường

− Đánh giá tác động môi trường và thẩm định ĐTM

− Tư vấn giám sát quản lý môi trường

− Thẩm định kỹ thuật thiết bị đo đạc và phân tích môi trường

− Tư vấn lập dự án, Thiết kế kỹ thuật công trình về các dự án cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn khu công nghiệp, đô thị và nông thôn

− Triển khai thi công xây lắp các công trình xử lý cấp thoát nước, môi trường

− Lập kế hoạch quản lý môi trường. 1.1.4.4. Đào tạo

− Tham gia đào tạo đại học và sau đại học về môi trường

− Tham gia tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về: Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý môi trường (GIS, xây dựng cơ sở dữ liệu, đánh giá rủi ro môi trường, quan trắc tổng hợp môi trường, phân vùng sử dụng và quản lý tổng hợp tài nguyên...)

− Khảo sát, quan trắc, phân tích chất lượng môi trường. 1.1.4.5. Hợp tác trong nước và quốc tế

Xây dựng và triển khai các dự án hợp tác với các cơ quan tổ chức quốc tế, với các bộ, ngành và địa phương trong lĩnh vực:

− Điều tra đánh giá chất lượng môi trường

− Công nghệ xử lý nước

− Quản lý tài nguyên nước, quản lý tổng hợp vùng bờ

− Đào tạo cán bộ, trao đổi khoa học, trang thiết bị, xây dựng và phát triển các đề tài nghiên cứu liên quan đến công nghệ môi trường

− Trao đổi khoa học về độc chất và độc chất môi trường

− Trao đổi khoa học, trang thiết bị, xây dựng và phát triển các đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề ô nhiễm các hợp chất POPs.

(15)
(16)
(17)

1.2. Giới thiệu về Trung tâm Công nghệ Môi trường tại Thành phố

Hồ Chí Minh

1.2.1. Chức năng- nhiệm vụ

Là một cơ quan nghiên cứu về công nghệ môi trường trực thuộc Viện Công Nghệ Môi Trường tại phía Nam, Trung tâm Công nghệ Môi trường TP.HCM có chức năng và nhiệm vụ chính như sau (Trích trong chương II của Điều lệ Tổ chức

Hoạt động của Trung tâm Công nghệ Môi trường TP.HCM ban hành theo Quyết định 86/QĐ–VCNMT ngày 23/3/2009 của Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường)

− Nghiên cứu các vấn đề khoa học – công nghệ thuộc lĩnh vực môi trường

− Triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ môi trường, tập trung vào khu vực miền Nam, phục vụ phát triển bền vững

− Đào tạo cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực môi trường

− Hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực môi trường.

1.2.2. Nghiên cứu khoa học

Trong hoạt động nghiên cứu Trung tâm Công nghệ Môi trường TP.HCM tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học, công nghệ và quản lý trong lĩnh vực môi trường bao gồm:

− Công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường

− Tác động của chất ô nhiễm đến con người, hệ sinh thái

− Các phương pháp phân tích hóa, lý, sinh học và điện hóa môi trường

− Các mô hình, phương pháp tính toán, dự báo, đánh giá chất lượng môi trường và quản lý môi trường

− Nghiên cứu các vấn đề khoa học trong lĩnh vực phân tích môi trường, nghiên cứu về điều tra, phương pháp tính toán, dự báo, đánh giá chất lượng môi

(18)

trường, nghiên cứu về độc chất học môi trường, dự báo về mức độ độc hại ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

Hiện tại trung tâm có 3 phòng nghiên cứu khoa học với các chức năng chuyên sâu và triển khai khoa học công nghệ theo các trọng điểm như sau:

− Phòng qui hoạch môi trường: Điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất phục vụ cho nhu cầu phát triển của từng vùng

− Phòng phân tích môi trường: nghiên cứu và phân tích đánh giá chất lượng môi trường

− Phòng nghiên cứu triển khai công nghệ môi trường.

1.2.3. Dịch vụ khoa học kĩ thuật

Triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ môi trường vào thực tế, tập trung vào các lĩnh vực:

− Qui hoạch môi trường

− Độc chất môi trường

− Công nghệ sinh học môi trường

− Công nghệ xử lý ô nhiễm

− Công nghệ thân môi trường. 1.2.3.1. Dịch vụ tư vấn về môi trường

− Đánh giá tác động môi trường lập bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường cho các dự án đầu tư mới, các nhà máy đang hoạt động, các khu công nghiệp, khu đô thị, dự án phát triển giao thông, đô thị mới…

− Giám sát môi trường định kỳ cho các dự án đang xây dựng, các nhà máy đang hoạt động

− Thiết kế, xây dựng, lắp đặt và chuyển giao công nghệ xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn

− Tư vấn và đào tạo sản xuất sạch hơn cho các nhà máy, các cơ quan quản lý. 1.2.3.2. Những hợp đồng dịch vụ phân tích

(19)

− Tư vấn thiết kế dự án Hệ thống cấp nước liên bản xã Toong Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, 2007

− Phân tích hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu hữu cơ, các chiết phẩm từ cây thuốc cho phòng Hoá hợp chất thiên nhiên, Phòng Hoá hữu cơ và polymer của Viện Công nghệ Hoá học

− Phân tích hàm lượng Asen trong mẫu đất cho phân viện địa lý tại Tp. HCM trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khảo sát ô nhiễm Asen trong đất của tỉnh Đồng Tháp

− Kết hợp với trung tâm CENTEMA thực hiện đề tài “Điều tra khảo sát đánh giá chất lượng bùn đáy sông thị vải thuộc tỉnh Đồng Nai” (phân tích Cd, Pb, Zn, Hg, Cu, Cr, Ni)

− Ký hợp đồng với công ty liên doanh Nishimatsu thực hiện giám sát môi trường

− Kết hợp với Viện Công nghệ Hóa học thực hiện dự án ENDO do Nhật tài trợ “Xây dựng qui trình xử lý nước thải Dệt nhộm” (phân tích TOC, COD, BOD, màu)

− Phân tích chất lượng nước giếng khoan các tỉnh Tây Nguyên do đoàn khảo sát của công ty Shikoku electric power

− Kết hợp với Phòng hoá lý phân tích Viện Công nghệ Hoá học phân tích dư lượng thuốc BVTV trong nước trong khuôn khổ dự án : “Điều tra cơ bản và bảo vệ môi trường”, “Đánh giá dư lượng thuốc Bảo vệ Thực vật trong thuỷ vực nuôi trồng thủy sản và canh tác nông nghiệp tỉnh Bến Tre”

− Cùng với phòng Hoá lý môi trường, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng thực hiện đề tài nghiên cứu sử dụng TiO2 phân huỷ thuốc nhuộm azo trong nước

thải (phân tích TOC).

1.2.3.3. Thiết kế chế tạo, xây dựng chuyển giao công nghệ các hệ thống xử lý nước và khí thải

− Công nghệ xử lý nước giếng, nước sinh hoạt: Trung tâm đã nghiên cứu thành công công nghệ xử lý nước như công nghệ KATAWA, xử lý nước giếng

(20)

khoan có nhiễm phèn cao, Công nghệ xử lý nước MAFEN, CNH áp dụng để xử lý các nguồn nước nhiễm mangan, sắt, clorua, …

− Công nghệ xử lý nước thải

1.2.4. Công tác đào tạo

− Tham gia đào tạo sinh viên, học viên cao học với đội ngũ cán bộ khoa học giàu kinh nghiệm, trình độ cao. Trung tâm đã giúp đỡ đắc lực và có hiệu quả đào tạo - nghiên cứu với các trường ĐH Bách khoa Tp. HCM, ĐH Khoa học Tự nhiên Tp. HCM và ĐH Cần Thơ.

− Tổ chức các lớp tập huấn và đào tạo chuyên môn trong lĩnh vực môi trường. Tổ chức các lớp huấn luyện sản xuất sạch hơn cho những công ty sản xuất thủy hải sản ở Vũng Tàu.

1.2.5. Hợp tác quốc tế

Trung tâm được sự hỗ trợ của tổ chức JICA về thiết bị và trình độ chuyên môn trong công tác phân tích, đánh giá và xử lý ô nhiễm môi trường. Ngoài ra trung tâm đã có truyền thống hợp tác với các cơ sở nghiên cứu khoa học của các nước tiên tiến như Nhật Bản, Cộng hòa Pháp, Thái Lan.

1.3. Giới thiệu về phòng thử nghiệm của Trung tâm Công nghệ

Môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh

1.3.1. Sơ đồ tổ chức phòng thí nghiệm

1.3.1.1. Giám đốc

− Quản lý nhân viên và các hoạt động trong phòng thí nghiệm

− Lập ra chính sách chất lượng của Trung tâm

− Đưa ra những kế hoạch cho phòng thí nghiệm

− Kí kết các hợp đồng phân tích, kiểm soát môi trường. 1.3.1.2. Đại diện lãnh đạo

(21)

− Phối hợp với giám đốc điều hành các hoạt động của phòng thí nghiệm. 1.3.1.3. Quản lý chất lượng

− Chịu trách nhiệm các hoạt động thử nghiệm của phòng thí nghiệm

− Quản lý, xây dựng và kiểm soát việc thực hiện hướng dẫn công việc

− Lập kế hoạch và tổ chức hiệu chuẩn

− Kí kết quả kiểm tra trong báo cáo thử nghiệm. 1.3.1.4. Quản lý kĩ thuật

− Chịu trách nhiệm về kỹ thuật thử nghiệm

− Tổ chức thực hiện phương pháp thử nghiệm mới

− Quản lý chất chuẩn, phối hợp và hổ trợ phụ trách trong các hoạt động liên quan đến chất lượng thử nghiệm

− Kiểm tra phiếu ghi kết quả thử nghiệm

− Khắc phục những sai lệch 1.3.1.5. Bộ phận nhận mẫu

− Nhận mẫu và đăng kí chỉ tiêu phân tích cửa khách hàng

− Xem xét tình trạng mẫu

− Mã mẫu

− Chuyển mẫu đến phòng thí nghiệm

− Lập phiếu phân công công việc cho nhân viên phân tích

− Nhận phiếu phàn nàn của khách hàng 1.3.1.6. Bộ phận lấy mẫu

− Lấy mẫu

− Bảo quản mẫu

− Bảo quản thiết bị lấy mẫu. 1.3.1.7. Bộ phận phân tích

(22)

− Trả kết quả phân tích theo đúng tiến độ yêu cầu.

− Báo cáo kết quả phân tích rõ ràng, sạch sẽ dễ quan sát.

− Bảo quản thiết bị, dụng cụ, hóa chất thuộc phạm vi thử nghiệm.

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức PTN Hóa

1.3.3.Trang thiết bị nghiên cứu

Trung tâm Công nghệ môi trường tại Tp.HCM đã được dự án JICA – Nhật Bản hỗ trợ những trang thiết bị hiện đại trong phân tích và đánh giá môi trường như sau.

Bảng 1.1. Tên các trang thiết bị của trung tâm

TT Tên Thiết bị Số lượng Hãng

1 AAS – Hydride Vapor Generator HVG 01 Shimazu AA – 6800 2 AAS – Meccury vaporized unit 01 Shimazu AA – 6800 3 GC–detector FID/ECD/FPD/FTD 01 Shimazu GC –2 010

4 GC MS 01 Agilent 7890 A

(23)

6 HPLC 01 Hitachi L–2485

7 UV–Vis 02 Shimazu UV – 2450

TT Tên thiết bị Số lượng Hãng

8 TOC auto analyzer 01 Shimazu TOC –VCPH

9 Total Nitrogen Analyzer 01 Shimazu TNM – 1

10 Auto Hg Analyzer 01 Mercury InstrumentAULA – 254 11 Suppressor Ion Chromatograph 01 LC 20A Japan 12 Draft Chamber for Acidic gas 02 Lab Conco 13 Electric Analytical Balance 10-5g 01 AEP 21–LCC –

ADAM –UK 14 Electric Analytical Balance 10-4g AEP 210 LC –

ADAM – UK 15 Technique Balance 1 mg – 200 g 02 AEA 250 G –ADAM – UK

16 Incubate Box for Coliform and Colony 01 WTB BINDER BD– 115

17 Oven dry up to 2200C 01 CARBOLITE OV–

190-30/PN120

18 Centrifugate (low) 01 HETTICHRotofix

19 Ultrasonic cleaning equipment 03 SONOREX SUPER– BANDELIN

20 Distillated water system 01 BIBBY–UKA–

4000D

21 Microwave acid digestion Apparatus 01 Minlestone Ethos D

22 Platinium Crucibles 02 KARL-KOLB

23 pH meter 02 YSI 63

24 DO meter 02 YSI 55

25 Conductivity meter 02 YSI 30

TT Tên thiết bị Số lượng Hãng

26 Standard coliform MNP Test 01 HACH MEL/MPN

27 DO meter (for lab) 01 YSI 5000/YSI USA

28 Water quality checker for Fieldsurvey 01 WQC-24/Toa/JAPAN

(24)

30 Water purification system 01 Elix-3UV+ Milli-Qelement A10

31 Incubator box for BOD 01 FOC 225E/ITALIA

32 COD reator 01 ECO 16/ Velp/ITALIA

33 Ultrasonic cleaning 01 Bandelin–GERMANY

34 Ultrasonic cleaning 01 LABSCO/GERMANY

35 Digestion and Extraction system 01 R-106S GERHARDT -GERMANY

36 Water Sampler 02 Wildco – USA

37 Sediment Sampler 02 Wildco – USA

38 Water quality monitoring Equipment 01 HACH DREL/2400 39 Máy do bề mặt ring CHEMBET 3000 01 Quang ta -ChromeUSA

-40 Máy IR Vecter 22 01 Bruker – Germany

-41 Hệ thống máy quan trắc nước, không khí tại hiện trường 01 HACH ( USA )

42 Thiết bị đo bụi 01 Sibata LD1 , Nhật

43 Máy đo độ rung 01 Quest VI-400 Pro

44 Máy đo CH4, H2S, NH3, CO2 01 Oldham MX 2100

45 Máy đo tiếng ồn 01 Quest 2900, Mỹ

46 Bơm lấy mẫu khí 04 Sibata MP#300

Ngoài ra, trung tâm còn có các thiết bị cơ bản cho các phòng thí nghiệm chuyên sâu.

1.3.4. Phương pháp thử nghiệm

− TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.

− ASTM: American Society for Testing and Materials.

− ISO: International Organization for Standardization.

(25)

1.3.5. Các chứng nhận chất lượng của Trung tâm

− Vilas 450

− ISO 17025

− ISO 9001

1.5. Mục tiêu chất lượng

Mục tiêu chất lượng của trung tâm công nghệ môi trường tại TP. HCM tới tháng 12 năm 2013:

− Đảm bảo kết quả thí nghiệm đạt độ chính xác cao và đáp ứng yêu cầu về thời gian của khách hàng.

− Đảm bảo thiết bị dụng cụ luôn sạch sẽ gọn gàng, hóa chất thuốc thử luôn có nhãn mác rõ ràng.

− 100% nhân viên đảm bảo ghi chép nhật kí thiết bị, hóa chất khi sử

− Xây dựng Trung tâm ngày càng phát triển ổn định vững mạnh, gia tăng uy tính trước Viện và trước khác hàng.

(26)

CHƯƠNG 2:TỒNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan về nước

2.1.1. Giới thiệu chung về nước

Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước.Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước.

Hình 2.1. Trái đất và vòng tuần hoàn nước

Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu.

Dòng hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương làm ảnh hưởng đến khí hậu của vài vùng châu Âu.

Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1.38 tỉ km³. Trong đó 97.4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại 2.6% là nước ngọt, chúng tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0.3% nước trên toàn thế giới (hay 3.6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây.

Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện), như là chất trao đổi nhiệt.

(27)

2.1.2. Các loại nguồn nước dùng để cấp nước

Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác từ các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi là nước thô), nước mặt, nước ngầm, nước biển.

Nước mặt: bao gồm các nguồn nước trong các hồ chứa, sông suối. Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là:

− Chứa khí hoà tan, đặc biệt là oxy

− Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hơp nước trong các ao, đầm, hồ, chứa ít chất rắn lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo)

− Có hàm lượng chất hữu cơ cao

− Có sự hiện diện của nhiều loại tảo

− Chứa nhiều vi sinh vật.

Nước ngầm: được khai thác từ các tầng chứa dưới đất. Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các tầng địa tầng chứa cát hoặc granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng. Khi chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ kiềm hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra, các đặc trưng chung của nước ngầm là:

− Độ đục thấp

− Nhiệt độ và thành phần hoá học tương đối ổn định

− Không có oxy, nhưng có thể chứa nhiều khí H2S, CO2,...

− Chứa nhiều chất khoáng hoà tan, chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie,flo

− Không có sự hiện diện của vi sinh vật

Nước biển: thường có độ mặn rất cao. Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi tuỳ theo vị trí địa lý: khu cửa sông, gần hay xa bờ. Ngoài ra nước biển thường có nhiều chất lơ lửng, chủ yếu là các phiêu sinh động – thực vật.

(28)

Sự bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, Công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra sức ép lớn tới môi trường sống ở Việt Nam. Đặc biệt, nguồn nước sinh hoạt ngày càng trở nên thiếu hụt và ô nhiễm.

Hình 2.2. Đô thị ở Việt Nam

Ô nhiễm nước được phân làm hai loại: nguồn gốc tự nhiên (do mưa tuyết, bão lụt,… đưa vào nguồn nước những chất thải) và nguồn gốc nhân tạo (quá trình thải các chất độc hại vào môi trường nước).

Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các

sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10%

được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi

ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỷ lệ người chết do các bệnh liên quan như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước cũng rất cao.

2.1.4. Sự ô nhiễm nước

Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu mỏ trong thế kỷ trước. Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác

(29)

như điện, nhiên liệu sinh học, khí đốt..., nhưng nước thì không thể thay thế và trên thế giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo đảm cuộc sống của mình, cho nên vấn đề nước trở thành chủ đề quan trọng trên các hội đàm quốc tế và những mâu thuẫn về nguồn nước đã được dự báo trong tương lai.

Các nguồn gây ô nhiễm nước thải có thể được phân loại theo nguồn gốc phát sinh của chúng như:

− Nước thải sinh hoạt: sinh ra trong quá trình sinh hoạt hang ngày của con người

− Nước thải sản xuất: sinh ra do quá trình sản xuất nói chung

− Nguồn nước gây ô nhiễm có thể là nước mưa chảy tràn

− Nước thấm qua…

Ngoài ra còn có thể căn cứ vào tính chất của nguồn thải nước thải có thể phân loại thành:

− Nguồn điểm: Nước thải của các cơ sở công nghiệp, thành phố, các khu dân cư,…

− Nguồn không điểm: Nước mưa chảy tràn, nước thải nông ngư nghiệp,… 2.1.4.1. Nước thải sinh hoạt

Hình 2.3. Nước thải sinh hoạt

− Các loại nước thải sinh hoạt sinh ra từ các nguồn như: từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, công sở, trường học

(30)

− Nước thải từ các dụng cụ vệ sinh như chậu rửa, bồn tắm, giặt giũ bao gồm cả nước thải sinh lý của con người

− Nước thải từ nhà bếp: nước tẩy rửa, nước thải từ ăn uống,…

− Nước rửa nhà, sân, đường phố,…

− Phần nước thải sinh hoạt thay đổi theo thời gian, người ta quy ước một giá trị bình quân như sau:

Bảng 2.1. Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt

Tác nhân ô nhiễm Tải lượng(g/ngày) Tác nhân ô nhiễm Tải lượng(g/ngày)

BOD5 45 – 54 Amoni 2,4 – 4,8

COD (dichromate) 1,8×BOD Tổng phosphor 0,8 – 4,0 Chất rắn lơ lửng (SS) 200 Tổng coliform

Dầu mỡ 10 – 30 Fecal coliform

Tổng nito 6–12 Trứng giun sán

Bảng 2.2. So sánh nước thải sinh hoạt chưa xử lý và tiêu chuẩn nước thải

Chất ô nhiễm Hàm lượng(mg/L) Tiêu chuẩn thải loại C(mg/L) chuẩn (lần)Vượt tiêu

BOD5 250 100 2,5

COD 450 200 2,25

Tổng chất rắn 1000 100 10

Dầu mỡ 50 10 5

Vi trùng 10000 100.000100 –

Trong nước thải sinh hoạt còn chứa một số hóa chất độc hại như chất tẩy rửa (xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp), thuốc tẩy (chất oxy hóa…), thuốc nhuộm, thuốc uốn tóc ( chất hữu cơ có vòng),…Dưới đây là bảng nồng độ của nước thải sinh hoạt qua các kết quả thống kê của nhiều nguồn Việt Nam.

Bảng 2.3. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm

Nồng độ chất ô nhiễm (mg/L) Tiêu chuẩn nguồn loại B

(mg/L) Chưa xử lý Qua bể tự hoại

BOD5 450 – 540 100 – 200 50

(31)

Tổng N 60 – 120 20 – 40 60 Amoni 24 – 48 5 – 15 1 (tính theo N) Vi sinh (MPN/100mL) Tổng coliform Fecal coliform Trứng giun sán 106 – 109 105 –106 103 Giảm được 25 – 75% Vi trùng 10.000 MPN/100mL So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt đã qua xử lý bằng bể tự hoại với tiêu chuẩn nước thải (TCVN 5945 – 2005) loại B cho thấy nước thải sinh hoạt sau khi xử lý bằng bể tự hoại vẫn có hàm lượng BODs vượt tiêu chuẩn

2 – 4 lần. Nước thải sau khi xử lý bằng bể tự hoại vẫn chưa được phép thải trực tiếp ra nguồn nước tiếp nhận loại A, B hoặc C.

2.1.4.2. Nước mưa

Nước mưa chảy tràn qua các khu vực dân cư, nhà mấy, bãi chứa nguyên vật liệu sẽ cuốn theo các chất rắn, các chất hữu cơ. Nếu không quản lý tốt nước chảy tràn này sẽ tác động tiêu cực tới các nguồn nước bề mặt, nước ngầm và các thuy sinh trong khu vực.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ước tính khoảng 0.5 – 1.5 mgN/L, 0.004 – 0.03mgP/L, 10 – 20mgCOD/L, 10 – 20mgTSS/L. Khi so sánh với nước thải nước mưa sạch, do đó cần tách biệt đường nước mưa ra khỏi đường nước thải.

2.1.4.3. Nước thải sản xuất

Chủ yếu do các nhà máy sản xuất của các ngành công nghiệp

(32)

Bảng 2.4. Các tác nhân ô nhiễm điển hình trong nước thải các ngành công nghiệp

Công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ Chế biến sữa BOD, pH, SS Màu, tổng P, N, TOC,độ đục, nhiệt độ Chế biến đồ hộp, rau quả

đông lạnh BOD, COD, pH, SS, TDS Màu, tổng P, N, TOC,nhiệt độ Chế biến bia, rượu BOD, pH, SS, chất rắn có

thể lắng, N, P

TDS, màu, độ đục, bọt nổi

Chế biến thịt BOD, pH, SS, chất rắn cóthể lắng, dầu mỡ, độ đục NH4+ , TDS, P, màu

Thuộc da

BOD5, COD, màu, kim loại

nặng, NH4+, dầu mỡ,

phenol, sulphua

N, P, TDS, tổng Coliform

Xi măng COD, pH, SS, nhiệt độ Cromat, P, Zn, Sulfua,TDS Phân đạm NH4+, TDS, NO3-,SO42-, ure pH, PO4

3-, hợp chất

hữu cơ

Phân lân TDS, F, pH, P, SS Al, Fe, Hg, N, SO42-,

Hóa chất hữu cơ BOD, COD, pH, TSS, TDS,dầu nổi Độ đục, cho hữu cơ, P,kim loại nặng, phenol, nhiệt độ

Công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ Hóa chất vô cơ rắn, SS, TDS, ClĐộ acid, độ kiềm, tổng chất-, SO

42-, pH

Kim loại nặng, nhiệt độ, silicat Hóa dầu NH4+, BOD, Cr, COD, dầu,

sulphua Kim loại nặng

2.1.5. Một số chỉ tiêu thường gặp trong phân tích nước

− Nhiệt độ, pH, màu, mùi.

− Độ dẫn điện, độ đục. − Độ axit, độ kiềm. − Độ cứng, hàm lượng Ca2+, Mg2+. − Hàm lượng cặn: TS, SS, DS, VS, FS. − Hàm lượng clorua. − Hàm lượng nitơ tổng, NH4+, NO2-, NO3-. − Hàm lượng sắt: Fe tổng. − Hàm lượng SO42-, PO43-, hàm lượng dầu trong nước.

(33)

− Hàm lượng kim loại nặng: As, Cd, Cu…

− COD, BOD, DO.

− Chỉ tiêu vi sinh: coliforms, E.coli…

2.1.6. Ý nghĩa môi trường của một số chỉ tiêu

2.1.6.1. Amoni (NH4+)

Trong nước bề mặt tự nhiên vùng không ô nhiễm có lượng vết amoni (dưới 0.05 ppm). Nồng độ amoni trong nước ngầm cao hơn nhiều. Lượng amoni trong nước thải từ khu dân cư và nước thải các nhà máy hóa chất, chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10 – 100mg/L. Theo quy định về nước bề mặt của Hà Lan, lượng amoni trên 5mg/L được xem là ô nhiễm nặng. Tiêu chuẩn nước thủy sản của FAO yêu cầu nồng độ amoni < 0.2mg/L đối với loại các salmonid và 0.8mg/L đối loại cá cyprinid.

2.1.6.2. Nitrat (NO3-)

Là sản phẩm trung gian của sự phân hủy các chất chứa Nitơ có trong chất thải của người và động vật. Trong nước tự nhiên nồng độ nitrat thường dưới 5mg/L. Nước sông Mekong thường có nitrat 0.5mg/L. Ở vùng ô nhiễm do chất thải, phân bón, nồng độ nitrat cao trên 10mg/L là môi trường dinh dưỡng tốt cho sự phát triển tảo, rong gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thủy sản. Trẻ con uống nước nhiều nitrat có thể ảnh hưởng đến máu (chứng methaemoglobinaemia). Theo quy định của WHO nitrat trong nước uống không quá 10mg/L.

2.1.6.3. Nitrit (NO2-)

Là sản phẩm của quá trình oxy hóa amoni (NH4+) trong nước thành nitrat. Đây

là một tác nhân có hại tới sức khỏe con người vì khi vào cơ thể nó có khả năng kết hợp với hồng cầu (haemoglobin) trong máu sau đó chuyển thành methemoglobin và cuối cùng chuyển thành methemoglobiamine là chất ức chế việc lien kết và vận chuyển oxy, gây bệnh thiếu oxy trong máu và sinh ra bênh máu trắng:

2 3

2 2 2 3 2

(34)

Nitrit trong môi trường acid yếu có thể nitro hóa các amin thành amit thành nitosamin là nguyên nhân gây ung thư, sinh quái thai.

2 2 2 2

pH 4, R NH HNO< + → H O R N NO+ −

2.1.6.3. Các hợp chất photpho

Trong nước tự nhiên, thường gặp nhất là photphat.Đây là sản của quá trình phân huỷ sinh học các chất hữu cơ.Cũng như nitrat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển của rong tảo.Nguồn photphat đưa vào môi trường nước là từ nước thải sinh hoạt, nước thải một số ngành công nghiệp và lượng phân bón dùng trên đồng ruộng.

Photphat không thuộc loại hóa chất độc hại đối với con người, nhưng sự tồn tại của chất này với hàm lượng cao trong nước sẽ gây cản trở cho quá trình xử lý, đặc biệt là hoạt chất của các bể lắng. Đối với những nguồn nước có hàm lượng chất hữu cơ, nitrat và photphat cao, các bông cặn kết cặn ở bể tạo bông sẽ không lắng được ở bể mà có khuynh hướng tạo thành đám nổi lên mặt nước, đặc biệt vào những lúc trời nắng trong ngày.

2.1.6.4. Clorua (Cl-)

Clorua làm cho nước có vị mặn. Ion này thâm nhập vào nước qua sự hoà tan các muối khoáng hoặc bị ảnh hưởng từ quá trình nhiễm mặn các tầng chứa nước ngầm hay ở đoạn sông gần biển. Việc dùng nước có hàm lượng clorua cao có thể gây ra bệnh về thận.Ngoài ra, nước chứa nhiều clorua có tính xâm thực đối với bêtông.

2.1.6.5. Sunfat

Ion sunfat thường có trong nước có nguồn gốc khoáng chất hoặc nguồn gốc hữu cơ.Với hàm lượng sunfat cao hơn 400mg/L, có thể gây mất nước trong cơ thể và làm tháo ruột.

Ngoài ra, nước có nhiều ion clorua và sunfat sẽ làm xâm thực bêtông. 2.1.6.6. Florua

(35)

Nước ngầm từ các vùng đất chứa quặng apatit, đá alkalic, granit thường có hàm lượng florua cao đến 10mg/L. Trong nước thiên nhiên, các hợp chất của florua khá bền vững và khó loại bỏ trong quá trình xử lý thông thường. Ở nồng độ thấp, từ 0.5mg/L đến 1mg/L, florua giúp bảo vệ răng. Tuy nhiên, nếu dùng nước chứa florua lớn hơn 4mg/L trong một thời gian dài thì có thể gây đen răng và huỷ hoại răng vĩnh viễn. Các bệnh này hiện nay đang rất phổ biến tại một số khu vực ở Phú Yên, Khánh Hoà.

2.1.6.7. Độ pH

Độ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được

dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.

Khi pH = 7 nước có tính trung tính; pH< 7 nước có tính axit; pH> 7 nước có tính kiềm.

Độ pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hoà tan trong nước. Ở độ pH < 5, tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất, trong một số nguồn nước có thể chứa sắt, mangan, nhôm ở dạng hoà tan và một số loại khí như CO2,

H2S tồn tại ở dạng tự do trong nước. Độ pH được ứng dụng để khử các hợp chất

sunfua và cacbonat có trong nước bằng biện pháp làm thoáng. Ngoài ra khi tăng pH và có thêm tác nhân oxy hoá, các kim loại hoà tan trong nước chuyển thành dạng kết tủa và dễ dàng tách ra khỏi nước bằng biện pháp lắng lọc.

2.1.6.8. Độ kiềm

Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng của các ion hydrocacbonat (HCO3-),

hyđroxyl (OH-) và ion muối của các axit khác.

Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm lượng khí CO2 tự do

có trong nước.

Độ kiềm là một chỉ tiêu quan trọng trong công nghệ xử lý nước.Để xác định độ kiềm thường dùng phương pháp chuẩn độ mẫu nước thử bằng axit clohydric.

(36)

Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magiê có trong nước. Trong kỹ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng:

− Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magiê có trong nước

− Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong các muối

cacbonat và hydrocacbonat canxi, hydrocacbonat magiê có trong nước

− Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+ trong các muối

axit mạnh của canxi và magie.

Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây lãng phí xà phòng do canxi và magiê phản ứng với các axit béo tạo thành các hợp chất khó tan. Trong sản xuất, nước cứng có thể tạo lớp cáu cặn trong các lò hơi hoặc gây kết tủa ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

2.1.6.10. Độ oxy hoá

Độ oxy hoá là một đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.Đó là lượng oxy cần có để oxy hoá hết các hợp chất hữu cơ trong nước.Chất oxy hóa thường dùng để xác định chỉ tiêu này là Kali pecmanganat (KMnO4).

Trong thực tế, nguồn nước có độ oxy hoá lớn hơn 10 mgO2/l đã có thể bị nhiễm

bẩn. Nếu trong quá trình xử lý có dùng clo ở dạng clo tự do hay hợp chất hypoclorit sẽ tạo thành các hợp chất clo hữu cơ [trihalomentan (THM)] có khả năng gây ung thư. Tổ chức Y tế thế giới quy định mức tối đa của THM trong nước uống là 0.1mg/L.

Ngoài ra, để đánh giá khả năng ô nhiễm nguồn nước, cần cân nhắc thêm các yếu tố sau đây:

− Độ oxy hoá trong nước mặt, đặc biệt nước có màu có thể cao hơn nước ngầm

− Khi nguồn nước có hiện tượng nhuộm màu do rong tảo phát triển, hàm lượng oxy hoà tan trong nước sẽ cao nên độ oxy hoá có thể thấp hơn thực tế

− Sự thay đổi oxy hoá theo dòng chảy: Nếu thay đổi chẩm, lượng chất hữu cơ có trong nguồn nước chủ yếu là các axit humic. Nếu độ oxy hoá giảm nhanh,

(37)

chứng tỏ nguồn ô nhiễm là do các dòng nước thải từ bên ngoài đổ vào nguồn nước

− Cần kết hợp vói các chỉ tiêu khác như hàm lượng ion clorua, sunfat, photphat, oxy hoà tan, các hợp chất nitơ, hàm lượng vi sinh vật gây bệnh để có thể đánh giá tổng quát về mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.

2.1.6.11. Khí hoà tan

Các loại khí hoà tan thường thấy trong nước thiên nhiên là khí cacbonic (CO2),

khí oxy (O2) và sunfua huyđro (H2S).

Nước ngầm không có oxy, khi độ pH < 5.5 trong nước ngầm thường chứa nhiều khí CO2. Đây là khí có tính ăn mòn kim loại và ngăn cản việc tăng pH của nước.

Các biện pháp làm thoáng có thể đuổi khí CO2, đồng thời thu nhận oxy hỗ trợ cho

các quá trình khử sắt và mangan. Ngoài ra, trong nước ngầm có thể chứa khí H2S có

hàm lượng đến vài chục mg/L. Đây là sản phẩm của quá trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ có trong nước.Với nồng độ lớn hơn 0.5mg/L, H2S tạo cho nước có mùi

khó chịu.

Trong nước mặt, các hợp chất sunfua thường được oxy hoá thành dạng sunfat. Do vậy, sự có mặt của khí H2S trong các nguồn nước mặt, chứng tỏ nguồn nước đã

bị nhiễm bẩn và có quá thừa chất hữu cơ chưa phân huỷ, tích tụ ở đáy các vực nước.Khi độ pH tăng, H2S chuyển sang các dạng khác là HS- và S-.

2.1.6.12. Các chỉ tiêu vi sinh vật

Trong nước thiên nhiên có rất nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong, tảo và các đơn bào, chúng xâm nhập vào nước từ môi trường xung quanh hoặc sống và phát triển trong nước, trong đó có một số vi sinh vật gây bệnh cần phải được loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng.

Trong thực tế không thể xác định tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh qua đường nước vì phức tạp và tốn thời gian. Mục đích của việc kiểm tra vệ sinh nước là xác định mức độ an toàn của nước đối với sức khoẻ con người. Do vậy có thể dùng vài vi sinh chỉ thị ô nhiễm phân để đánh giá sự ô nhiễm từ rác, phân người và động vật.

(38)

Có ba nhóm vi sinh chỉ thị ô nhiễm phân:

− Nhóm coliform đặc trưng là Escherichia Coli ( E.Coli)

− Nhóm Streptococci đặc trưng là Streptococcus faecalis

− Nhóm Clostridia khử sunfit đặc trưng là Clostridium perfringents.

Đây là nhóm vi khuẩn thường xuyên có mặt trong phân người, trong đó E.Coli là loại trực khuẩn đường ruột, có thời gian bảo tồn trong nước gần giống những vi sinh vật gây bệnh khác. Sự có mặt của E.Coli chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm bẩn phân rác và có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn phân rác của nguồn nước.

Ngoài ra, trong một số trường hợp số lượng vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí cũng được xác định để tham khảo thêm trong việc đánh giá mức độ nhiễm bẩn nguồn nước.

2.2. An toàn lao động phòng thí nghiệm

2.2.1. Mục đích

Quy định các biện để kiểm soát các hoạt động của nhân viên trong phòng thí nghiệm, kiểm soát hóa chất phòng thí nghiệm nhằm hạn chế mức thấp nhất khả năng xảy ra tai nạn, tránh thiệt hại về người và tài sản.

2.2.2. Phạm vi áp dụng

− Đối tượng: các hoạt động xuất nhập lưu kho hóa chất phòng thí nghiệm, hoạt động phân tích thử nghiệm

− Trách nhiệm: tất cả nhân viên phòng quản lý chất lượng.

2.2.3. Yêu cầu đối với thông tin phòng thí nghiệm

− Đề cao tinh thần trách nhiệm, trung thực, thật thà trong công việc

− Chính xác, tinh vi, sạch sẽ, gọn gàng

− Tuân thủ đúng và kỉ luật lao động

(39)

− Kiên nhẫn và linh hoạt

− Không hút thuốc, ăn uống trong phòng thí nghiệm.

2.2.4. Quy định về kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm

− Hóa chất phòng thí nghiệm chưa sử dụng phải được lưu trong kho riêng biệt, lưu trữ theo từng lô

− Trước khi vào kho hóa chất phải mở thong cửa khoảng 10 đến 15 phút

− Không tạo ra lửa trong kho hóa chất

− Hóa chất độc hại phải quản lý chặt chẽ trong việc cấp phát

− Máy móc thiết bị phải được lau chùi sạch sẽ, khô ráo và ngăn nắp sau khi sử dụng.

2.2.5. An toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm

− Kiểm tra cẩn thận phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng

− Hiểu rõ thông tin hóa chất, hiểu rõ công việc, thao tác và phương pháp của mình khi làm việc với hóa chất đó

− Trước khi đi về phải kiểm tra máy móc, thiết bị tắt công tắc và rút nguồn điện khi sử dụng xong: lò nung, tủ sấy, bếp điện…

− Thực hiện vệ sinh phòng thí nghiệm cuối mỗi ca theo quy định

− Tất cả sự cố trong phòng thí nghiệm đều được ghi chép đầy đủ vào sổ ghi nhận sự cố và thông báo ngay cho trưởng phòng quản lý chất lượng.

Đối với sinh viên thực tập:

− Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân theo quy định

− Sinh viên thực tập phải được hướng dẫn cách thức sử dụng và phương tiện cấp cứu trong phòng thí nghiệm

− Nghiêm cấm sinh viên thực tập làm việc một mình mà không có người hướng dẫn.

2.2.6. An toàn khi sang chiết hóa chất

(40)

− Phải kiểm tra nhãn hóa chất

− Phải kiểm tra hóa chất ghi trong chai trước khi rót

− Châm hóa chất hóa chất vào buret phải đổ thấp dưới tầm mắt

− Hóa chất độc hại, bay hơi phải được chiết, rót trong tủ hút

− Khi tiếp xúc, di chuyển hóa chất phải có khẩu trang phòng độc, bao tay, mất kính

− Khi cân, đong hóa chất độc phải đảm bảo không làm rơi vãi hoặc tung tóe ra ngoài

− Hóa chất sau khi sử dụng phải đậy kín nắp.

2.2.7. Quy định về sơ cấp cứu tai nạn

− Nhân viên phòng thí nghiệm nắm vững thao tác sơ cấp cứu tai nạn

− Thông tin cấp cứu phải sẵn có trong phòng thí nghiệm

− Phải sẵn có thông tin về tính độc hại và phương pháp sơ cấp cứu khi bị vãng hóa chất vào người

− Sẵn có tủ thuốc cấp cứu để sử dụng hoặc các trường hợp tai nạn.

2.2.8. Quy định an toàn khi tiếp xúc, làm việc hóa chất độc hại

− Trước khi làm việc hóa chất độc hại phải kiểm tra trang bị cá nhân, sử dụng tủ hút, thiết bị cách ly

− Sau khi làm việc với hóa chất độc hại phải bỏ tay cao su, tránh tiếp xúc hóa chất bên ngoài bằng bao tay

(41)

CHUƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU

3.1. Xác định clorua (Cl

-

)

3.1.1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này áp dụng để xác định trực tiếp clorua hòa tan với nồng độ từ 5 mg/L đến 150mg/L. Do có nhiều chất gây ô nhiễm nên phương pháp không thể áp dụng đối với nước ô nhiễm có hàm lượng clorua thấp.

3.1.2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6194 – 1996: Chất lượng nước – Xác định clorua – Chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp MO)

3.1.3. Nguyên tắc của phương pháp

Phản ứng của ion clorua (Cl-) với ion bạc (Ag+) thêm vào tạo thành AgCl kết

tủa. Việc thêm đủ 1 lượng nhỏ Ag+ tạo thành cromat màu nâu đỏ với ion cromat

được thêm làm chất chỉ thị, phản ứng này được dùng để nhận biết điểm kết thúc. Phương trình phản ứng:

(42)

- +

Cl +Ag → AgCl

2- +

4 2 4

CrO +Ag → Ag CrO

3.1.4. Cản trở

Nồng độ bình thường của các thành phần thông thường của nước ngầm, nước bề mặt và nước sinh hoạt không ảnh hưởng đến việc xác định.

Các ion gây ảnh hưởng :

− Br- , I- , S- , SCN

-− Các chất tạo phức với ion bạc như ion amoni và ion thiosunfat

− Các chất khử ion cromat, bao gồm ion sắt (II) và ion sunfit

- + X +Ag → AgX X là halogen + + 3 3 nNH +Ag → [Ag(NH )n]

3.1.5. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất

3.1.5.1. Thiết bị, dụng cụ − Pipet 20mL, 100mL − Buret 25 ± 0.02mL − Erlen 250mL − Bình định mức 100mL, 1000mL 3.1.5.2. Hóa chất

− Chất chỉ thị kali cromat (K2CrO4) 100g/L: hòa tan 10g K2CrO4 trong nước,

pha loãng đến 100mL

− Natri clorua, dung dịch so sánh chuẩn 0.02mol/L : hòa tan 1.1688g NaCl đã được sấy khô ở 105oC và pha loãng đến 1000mL trong bình định mức

(43)

− Natri hydroxit (NaOH) xấp xỉ 0.1mol/L

− Bạc nitrat (AgNO3) 0.1mol/L : chuyển hết 1 ống chuẩn AgNO3 0.1N vào

bình định mức 1000mL, thêm nước đến vạch, ta được dung dịch AgNO3

0.1N. Bảo quản dung dịch trong chai thủy tinh nâu có nút thủy tinh. Hạn dùng là 01 năm

− Bạc nitrat (AgNO3) 0.02mol/L: dùng pipet lấy 20mL dung dịch AgNO3 0.1N

cho vào bình định mức 100mL, thêm nước đến vạch, ta được dung dịch AgNO3 0.02N. Nếu bảo quản dung dịch trong chai thủy tinh nâu có nút thủy

tinh, dung dịch có thể để được vài tháng.

3.1.6. Lấy mẫu và bảo quản mẫu

TCVN 5993-1995: chất lượng nước – lấy mẫu – hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu.

Lấy mẫu đại diện vào chai thủy tinh hoặc chai nhựa sạch không có chứa hóa chất. Không có chất bảo quản khi lưu trữ mẫu.

3.1.7. Cách tiến hành phân tích

Lấy 100mL mẫu thử (hoặc 1 thể tích mẫu nhỏ hơn rồi pha loãng đến 100mL), (Vm), vào erlen. Thêm vào 1mL K2CrO4, chuẩn độ dung dịch bằng AgNO3 0.02N

từng giọt đến khi màu của dung dịch chuyển sang màu đỏ gạch (Va). Thêm 1 giọt

dung dịch NaCl 0.02N thì màu đỏ gạch phải biến mất.

Dùng mẫu đã chuẩn độ và đã được xử lý bằng dd NaCl để so sánh với các chuẩn tiếp theo.

Khi thể tích chuẩn độ vượt quá 25mL, lặp lại phép xác định với việc sử dụng buret lớn hơn hoặc phần thể tích mẫu nhỏ hơn.

Mẫu trắng:

− Chuẩn độ mẫu trắng giống như trên, khi đó dùng 100mL nước cất thay mẫu thử

(44)

− Thể tích chuẩn độ mẫu trắng (Vb) không được vượt quá 0.2mL dung dịch

AgNO3 0.02N, nếu vượt quá phải kiểm tra độ tinh khiết của nước cất.

3.1.8. Tính toán kết quả

a b m m

(V -V )×C×K

C =

V

Trong đó Cm : nồng độ Cl- tính bằng (mg/L) Vm : thể tích mẫu thử (mL)

Vb : thể tích AgNO3 0.02N chuẩn mẫu trắng (mL)

Va : thể tích AgNO3 0.02N chuẩn mẫu thử (mL)

C : nồng độ AgNO3 = 0.02N

K : hệ số chuyển đổi = 35453mg/moL

3.1.9. Kết quả

Bảng 3.1. Hàm lượng clorua trong mẫu nước

Ngày Kí hiệu mẫu Vm(mL) Va Vb Cmẫu (mg/L) 22/12/201 3 1401036L 100 0.40 0.2 0.71 1401036L 100 0.40 0.71 10/01/201 4 1401049L 10 15.00 1049 1401050L 50 6.60 90.8 1401051L 50 6.50 89.3 1401052L 50 1.15 13.5 1401053L 50 9.50 131

(45)

1401054L 10 3.00 198

1401055L 50 1.10 12.8

1401056L 25 0.50 8.51

1401057L 10 3.15 209

1401058L 10 2.95 195

3.2. Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD)

3.2.1. Phạm vi áp dụng

Phương pháp này có thể áp dụng phân tích COD cho mẫu nước có hàm lượng từ 40mg/L đến 400mg/L,với hàm lượng clorua không vượt quá 1000mg/L.

3.2.2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 5997 – 1995: Hướng dẫn lấy mẫu và bảo quản mẫu.

Standard Methods for the Examination of Water & Wastewater : 21sd Edition–

5200

3.2.3. Nguyên tắc của phương pháp.

Dùng kali bicromat là chất oxy hóa mạnh để oxy hóa các chất hữu cơ đặc biệt là các chất hữu cơ phức tạp, các chất hữu cơ phản ứng triệt để với lượng kali đicromat đã biết trước nồng độ,trong điều kiện môi trường acid, với bạc nitrat làm xúc tác. Lượng dicromat còn lại được xác định bằng chuẩn độ với Fe(II) amoni sunfat. Tính giá trị COD từ lượng dicromat đã tiêu tốn, 1 mol dicromat (Cr2O7)

tương đương với 1.5 mol oxy (O2).

2+ 2 + 3+ 3+ 2 7 2 6Fe + Cr O + 14H− 6Fe + 3Cr + 7H O 2 2 3 3+ 12 8 2 3 2 7 12 8 2 3 Fe(C H N ) + Cr O + − → Fe(C H N ) + Cr+

3.2.4. Yếu tố ảnh hưởng

(46)

Để oxy hóa hoàn toàncác chất khó bị oxy hóa, cần phải có chất xúc tác tham gia (xúc tác Ag2SO4).

Ảnh hưởng thường gặp là ion clorua (Cl-) do phản ứng với ion bạc để tạo kết

tủa bạc clorua (AgCl), dẫn đến làm giảm khả năng xúc tác của bạc. Các ion halogen như Br-, I- và các chất làm ion bạc không hoạt động cũng gây ảnh hưởng tương tự.

Ngoài ra trong điều kiện phân hủy mạnh trong quy trình phân tích COD, Cl- , Br-,

hay I- có thể phản ứng với dicromat gây ra sai số cao. Để loại trừ sự có mặt của ion

Cl- bằng cách cho tạo phức với thủy ngân sulfat (HgSO

4) trước khi quy trình đun

mẫu trong bếp sinh nhiệt.

- + X +Ag → AgX X là halogen - 2- + 3+ 2 7 2 2 6Cl +Cr O +14H → 3Cl +2Cr +7H O

Phản ứng loại bỏ ảnh hưởng của clorua.

-

2-4 2 4

2Cl +HgSO → HgCl +SO

Trong quy trình COD có sử dụng crom (VI) và muối thủy ngân đã tạo ra chất thải độc hại. Nếu ảnh hưởng của ion Cl- không đáng kể, không cần sử dụng HgSO

4.

3.2.5.Thiết bị, dụng cụ, hóa chất

3.2.5.1. Thiết bị, dụng cụ

− Ống phân hủy mẫu 10mL: có thể sử dụng loại ống có đường kính khác thích hợp với từng loại bếp sinh nhiệt

− Bếp sinh nhiệt: Có thể hoạt động ở nhiệt độ 150 ± 20C, bếp đun có sẵn

chương trình nhiệt và được theo dõi từ màn hình điện tử có ghi thông tin về nhiệt độ và thời gian đun mẫu

− Buret 25mL ± 0,02mL

− Pipep vạch: 2mL, 5mL, 10mL

(47)

3.2.5.2. Hóa chất

− Dung dịch K2Cr2O7 (0.01667M) chuẩn: Cân 4.903g K2Cr2O7 đã sấy khô ở

nhiệt độ 1500C trong 2 giờ, thêm vào 500 mL nước cất, 167 mL acid

H2SO4và 33g HgSO4, hòa tan rồi để nguội đến nhiệt độ phòng rồi thêm nước

cất đến 1000mL.

− Dung dịch H2SO4: Thêm Ag2SO4 (loại dùng cho kỹ thuật) vào acid H2SO4đặc

theo tỉ lệ 5.5g Ag2O4: 1kg H2SO4, để yên từ 1 đến 2 ngày cho quá trình hòa

tan xảy ra.

− Dung dịch chỉ thị Feroin: Hòa tan 1,485g 1-10 phenanthroline monohydrate và 695 mg FeSO4.7H2O trong nước cất và thêm nước đến 100mL.

− Dung dịch chuẩn sắt ammonium sulfate (FAS) xấp xỉ 0.1M: Hòa tan 39.2g Fe(NH4)2(SO4)2.6H20 trong nước cất. Thêm 20mL H2SO4 đặc, làm lạnh đến

nhiệt độ phòng và thêm nước đến 1000mL. Dung dịch này được kiểm tra lại trước khi sử dụng bằng dung dịch phá mẫu K2Cr2O7 (0.01667M).

− H2SO4 20%: pha loãng từ H2SO4 98%, vì hệ số pha loãng là 4.9 xấp xỉ 5 nên

pha loãng 5 lần từ acid sulfuric đậm đặc.

− Quy trình kiểm tra như sau: Lấy 5mL dung dịch K2Cr2O7 cho vào bình tam

giác, thêm 10mL nước, để lạnh đến nhiệt phòng. Thêm 1 đến 2 giọt chỉ thị Feroin đã pha loãng và chuẩn độ với dung dịch FAS.

− Acid Sulfamic: dạng bột (dùng để loại NO2 nếu có).

− Dung dịch chuẩn COD (KHP): Sấy khô HOOCC6H4COOK đến khối lượng

không đổi ở nhiệt độ 1000C. Hòa tan 425 mg KHP trong nước cất và thêm

nước cất đến 1000mL. Theo lý thuyết hàm lượng COD tính theo O2 của dung

dịch trên tương đương tỉ lệ 1.176 mg O2/L mg KHP hoặc 500 µg O2 mL dung

dịch. Dung dịch này ổn định khi để ở điều kiện lạnh.

3.2.6. Lấy mẫu và bảo quản mẫu

(48)

Bảo quản mẫu ở nhiệt độ từ 0 - 50C. Phân tích mẫu càng sớm càng tốt và

không để lâu quá 5 ngày sau khi lấy mẫu. Nếu mẫu chưa phân tích được ngay trong ngày, bảo quản mẫu bằng cách dùng acid H2SO4 acid hóa đến pH ≤ 2.

Lắc đều các lọ mẫu và phải đảm bảo chắc chắn rằng mẫu trong các lọ được đồng nhất khi lấy một phần mẫu đem đi phân tích.

3.2.7. Cách tiến hành phân tích

Rửa sạch ống phân hủy mẫu bằng acid H2SO420% trước khi sử dụng để ngăn sự

nhiễm COD từ các lấn phân tích trước.

Lấy 2.5 mL mẫu cho vào ống phân hủy (tùy thuộc hàm lượng COD mà ta pha loãng mẫu trước). Thêm 1.5 mL dung dịch phá mẫu K2Cr2O7 (0.01667M), thêm 3.5

mL hỗn hợp dung dịch H2SO4. Sau đó đậy nắp kín và chặt rồi dốc ngược vài lần để

cho hỗn hợp dung dịch được trộn đều. Mẫu trắng là nước cất được lấy tương tự như mẫu, tiến hành làm cùng với mẫu.

Đặt ống phá mẫu vào bếp đã được đun đến nhiệt độ 1500C và đun hồi lưu kín

trong 2 giờ. Sau 2 giờ phá mẫu để nguội đến nhiệt độ phòng, rồi thêm 0.05 đến 0.10 mL chỉ thị (tương ứng với 1 đến 2 giọt). Rồi tiến hành chuẩn độ với dung dịch FAS. Điểm kết thúc của phép chuẩn màu của dung dịch chuyển từ mày xanh lục sang màu nâu đỏ.

(49)

Hình 3.1. Quy trình xác định (COD) bằng phương pháp dùng K2Cr2O7

3.2.8. Tính toán kết quả

2 2 7 K Cr O Fas Fas V C = ×0.1 V Fas mg/L m [(A-B)×C ×8000] COD = V Trong đó

A : Thể tích FAS chuẩn độ mẫu trắng (mL) B : Thể tích FAS chuẩn mẫu(mL)

CFAS : Nồng độ của FAS(N)

(50)

Vm : Thể tích mẫu(mL)

3.2.9. Kết quả

Bảng 3.2. kết quả chuẩn lại FAS

Ngày thực

hiện V1

FAS(mL) V

2FAS(mL) VtbFAS(mL) CFAS(N)

30/12/201 3 10.9 10.9 10.9 0.020 03/01/201 4 10.6 10.6 10.6 0.018 Bảng 3.3. kết quả phân tích COD Ngày thực

hiện Kí hiệu mẫu A(mL) CFAS B(mL) COD (ppm)

30/12/2013 1312357L 7.50 0.02 7.40 5.84 1312358L 6.50 640 03/01/2014 1312363L 6.85 0.018 3.50 192 1312364L 5.30 86.4 QA 6.50 17.3 QB 6.50 20.2 1312469L 5.70 63.4

3.3. Xác định photpho tổng

3.3.1. Phạm vi áp dụng

phương pháp này có thể áp dụng với tất cả các loại nước kể cả nước thải.

3.3.2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Ascorbic Acid Method, 4500 P-E, Standard Methods for the Exammination of Water and Wastewater 21st Edition.

(51)

3.3.3. Nguyên tắc của phương pháp

Phản ứng giữa ion octophotphat và dung dịch axit molipdat va ion antimon sẽ tạo ra phức chất antimon photphomolipdat. Khử phức chất bằng axit ascobic tạo thành phức chất molipden màu xanh đậm.

Phương trình phản ứng: 3- + + 4 4 2 4 4 3 4 3 4 2 PO +12(NH ) MoO +24H → (NH ) PO .12MoO +21NH +12H O 2+ 4+ 4 3 4 3 (NH ) PO .12MoO +Sn → molypden+Sn

3.3.4. Yếu tố ảnh hưởng

Arsen, Cr(VI), NO2-, S2-, và Silicate ảnh hưởng kết quả đo của phương pháp

3.3.5. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất

3.3.5.1. Thiết bị, dụng cụ

− Bếp đun

− Cốc mỏ 250mL

− Máy quang phổ UV – Vis shimadzu, Japan

− Cuvet thạch anh, bề dày 1 cm

− Bình định mức 50; 100mL 3.3.5.2. Hóa chất

− Axit sunfuric, d = 1.41

− Dung dịch phenolphthalein 0.1% (g/L):Hòa tan 0.1g phenolphtalein trong 100mL rượu etytic.

− Axit sunfuric xử lý mẫu: axit sunfuric đậm đặc.

− Potassium persulfate, dạng rắn.

− Axit sunfuric 5N:Pha loãng 70mL H2SO4 đậm đặc thành 500 mL bằng nước.

− Dung dịch Potassium antimonyltartrate: Hòa tan 1.3715g K(SbO)C4H4O6

Referências

Documentos relacionados

Como as plantas estão entre os principais meios reguladores da transferência dos metais para a cadeia alimentar, torna- se importante a avaliação de qual parte dos metais

Assim, o livro é um convite à leitura para aqueles que se interessam pela temática em questão, assim como é uma das principais referências, do campo da História da Educação,

Ganhos significativos em algumas competências socioemocionais a curto prazo (relacionamento com os pares e competência social)?. Os alunos do GI com níveis médios no

Ensaio clínico realizado com 100 gestantes comparou o misoprostol vaginal na dose de 25 µg a cada três horas à dinoprostona na dose de 0,5 mg a cada seis horas, administradas por

O ensaio ora relatado de moldagem e cura dos corpos de prova fora realizado no dia 17 de maio de 2010 e seguiu aos critérios estabelecidos pelo método de ensaio ME 046/98 –

• Incorporar no lucro total a redução associada às 480 horas • Manter as margens correntes de lucro?. • Reflectir nos preços de venda a

Para que o argumento não incorra em petição de princípio, ele deve estabelecer o seu resultado se o adversário (quem quer que pretenda não aceitar que “não é possível

Conclui-se que a TA determinada a partir de série de treinamento intervalado de alta intensidade parece ser útil para determinar a aptidão anaeróbia e predizer a performance de 100m