• Nenhum resultado encontrado

He Thong Mang Truyen Dan Duong Truc 240G CIENA

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "He Thong Mang Truyen Dan Duong Truc 240G CIENA"

Copied!
42
0
0

Texto

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA ĐIỆN TỬ-VIỄN THÔNG

BÁO CÁO

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:

HỆ THỐNG MẠNG CÁP QUANG ĐƯỜNG TRỤC 240G CIENA

CỦA VTN Đà nẵng, tháng 1 năm 2012 Tên cơ quan thực tập : VTN3 Người hướng dẫn : Trần Quốc Hùng Sinh viên thực hiện : Lê Thị Diễm

(2)

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên : Lê Thị Diễm Lớp : 06DT3

Cơ quan thực tập : VTN3

Địa chỉ : Số 344 đường 2 tháng 9 - Thành phố Đà Nẵng Thời gian thực tập: 21/12/2011 đến 10/1/2012

Người trực tiếp hướng dẫn( tại cơ quan thực tập): Anh Trần Quốc Hùng I.ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC PHẨM CHẤT CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP:

Các phẩm chất Tốt Khá Trung bình Yếu Khả năng thực hành Tính chăm chỉ, tích cực Tính thân thiện, năng động

II.ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP: A - Các công việc của sinh viên

làm trong đợt thực tập

Tốt Khá Trung bình

Yếu

Tự tiếp xúc tìm kiếm địa điểm thực tập

Khả năng làm việc nhóm Giờ giấc làm việc

Phương pháp làm việc Khối lượng công việc

Khả năng tổng kết công việc

B - Bản báo cáo thực tập Tốt Khá Trung bình

Yếu

Sự chuẩn bị báo cáo

Cấu trúc bản báo cáo và cách diễn đạt

(3)

III.CÁC ĐÁNH GIÁ KHÁC:

……… ……… ……… ………

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(4)

Hiện nay mạng viễn thông nước ra đang được mở rộng và hiện đại hóa để đáp ứng được mọi yêu cầu dịch vụ từ khách hàng. Các thiết bị viễn thông đang khai thác trên mạng được trang bị hiện đại, chúng rất phong phú và đa dạng. Điều này đọi hỏi mỗi sinh viên đều phải nghiên cứu kĩ về cả lý thuyết lẫn khả năng vận hành, khai thác các thiết bị trên mạng lưới... Thời gian thực tập chính là thời điểm rất tốt để em thực hiện được những mục đích này. Trong quá trình thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ rất tận tình của các anh chị, em đã có dịp tìm hiểu, nghiên cứu về một số thiết bị viễn thông hiện nay. Đó thật sự là những kinh nghiệm quý báu, trang bị cho em thêm kiến thức về thực tiễn, góp phần củng cố những bài học lý thuyết trên giảng đường đại học. Lần đầu tiên được nhìn thấy và tiếp xúc với các thiết bị thực tế quả là một trải nghiệm mới mẻ và rất có ích cho em trong tương lai sau này. Vậy nên em xin dành lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong trung tâm VTN3 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.

Trong bản báo cáo này, em xin được tóm tắt lại những nội dung em đã học hỏi và nghiên cứu được tại công ty.

Đây là lần đầu tiên em được thực tập tại một môi trường làm việc hoàn toàn mới mẻ, do đó, bản thân không có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa, những hiểu biết của em còn hạn chế nên bản báo cáo này chắc chắn không thể phản ánh đầy đủ, chính xác và phong phú như mong muốn cũng như không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các anh,các chị và của các thầy cô giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn.

(5)

MỤC LỤC

Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG LIÊN TỈNH KHU VỰC 3

1.1.Cơ cấu tổ chức 1.1.1.Lãnh đạo đơn vị 1.1.2.Các đơn vị trực thuộc 1.2.Chức năng nhiệm vụ

1.3.Các dịch vụ hiện đang cung cấp

Chương 2

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG

2.1.Giới thiệu

2.2.Các phần tử cơ bản của một hệ thống truyền dẫn quang 2.2.1.Sợi quang

2.2.2.Line AMP, RPT 2.2.3.Trạm xen rớt

2.3.Các công nghệ sử dụng trong hệ thống truyền dẫn quang 2.3.1.Công nghệ SDH 2.3.1.1.Giới thiệu 2.3.1.2.Đặc điểm 2.3.2.Công nghệ DWDM 2.3.2.1.Giới thiệu 2.3.2.2.Đặc điểm

2.3.3.Các công nghệ khuếch đại quang 2.3.3.1.Công nghệ EDFA

2.3.3.2.Công nghệ Raman

Chương 3

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÁP QUANG 240G BACKBONE VTN

3.1.Giới thiệu

3.2.Tìm hiểu chi tiết các thiết bị trong hệ thống CQ240G 3.2.1.CPL 3.2.1.1.Giới thiệu 3.2.1.2.DOSC/UOSC 3.2.1.3.MUX/DeMUX (CMD44) 3.2.1.4.WSS 3.2.1.5.Khếch đại EDFA 3.2.1.6.Khuếch đại RAMAN 3.2.1.7.Bù tán sắc

3.2.2.OME6500 3.2.3.HDXc

(6)

3.3.1.Cấu hình bảo vệ MSP

3.3.2.Cấu hình bảo vệ MS-SPRING

3.4.Đồng bộ mạng trong hệ thống CQ240G

Chương 4

TÌM HIỂU VỀ OME6500

4.1.Giới thiệu tổng quan về OME6500 4.2.Cấu trúc phần cứng giá OME6500

4.3.Chi tiết các card 4.3.1.Fan module 4.3.2.Card nguồn vào

4.3.3.Bảng truy xuất(Acess Panel) 4.3.4.Card giao tiếp bảo dưỡng MIC

4.3.5.Card xử lý giá Shelf Processor (NTZF01EA) 4.3.6.Card Cross-Connect

4.3.7.Các loại card giao tiếp 4.3.7.1. Card 1xOC-192/STM-64

4.3.7.2.Card 2 x OC-48/STM-16 SFP/DPO 2.5G 4.3.7.3.Card 8xOC-3/12/STM-1/4

4.3.7.4.Card 16xOC-n/STM-n 4.3.7.5.Card 4xGE EPL 4.3.7.6.Card 1x10GE EPL

4.3.7.7.Card NGM WT 1xOC192/STM64/1x10.7G DWDM 4.3.7.8.Card eDC40G OCLD 1xOTU3+ DWDM

4.3.7.9.Card 4x10G MUX 4x10-11.1G XFP (40G MUX OCI) 4.4.Đồng bộ trong OME6500

4.4.1.Giới thiệu 4.3.2.Thành phần 4.3.3.Cấu trúc đồng bộ

(7)

 DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 2.1 Cấu hình hệ thống thông tin quang sợi Hình 2.2 Ghép kênh số theo tiêu chuẩn SDH Hình 3.1 Sơ đồ khối hệ thống mạng CQ240G Hình 3.2 Sơ đồ chi tiết hệ thống CQ240Gbps Hình 3.3 Sơ đồ node mạng tại Đà Nẵng Hình 3.4 Nguyên lí bù tán sắc NGM Hình 3.5 Cấu hình bảo vệ MSP

Hình 3.6 Cấu hình bảo vệ MS-SPRING Hình 4.1 Vị trí của OME trong hệ thống Hình 4.2 Các dịch vụ của OME6500 Hình 4.3 Các khối mạch hỗ trợ dịch vụ MSPP Hình 4.4 Các khối mạch hỗ trợ cho dịch vụ BB Hình 4.5 Kiến trúc phần cứng OME6500 Hình 4.6 OME6500 14 slots Hình 4.7 Cấu trúc khối làm mát

Hình 4.8 Bảng trạng thái quạt thay đổi theo nhiệt độ Hình 4.9 Card nguồn vào(NTK505DE)

Hình 4.10 Acess panel Hình 4.11 Card MIC

Hình 4.12 Card SP( NTZF01EA) Hình 4.13 Card Cross-Connect Hình 4.14 Card 1xOC-192/STM-6

Hình 4.15 Card 2 x OC-48/STM-16 SFP/DPO 2.5G Hình 1.16 Card 8xOC-3/12/STM-1/4

Hình 4.17 Card 16xOC-n/STM-n Hình 4.18 Card 4xGE EPL Hình 4.19 Card 1x10GE EPL

Hình 4.20 Card NGM WT 1xOC192/STM64/1x10.7G DWDM Hình 4.21 Các hình thức của card 40G OCLD

Hình 4.22 Card 40G OCLD

Hình 4.23 Card 4x10G MUX 4x10-11.1G XFP Hình 4.24 Cấu trúc đồng bộ trong OME6500

(8)

NHẬT KÍ THỰC TẬP

- Ngày 21-11-2011, cơ quan hướng dẫn sơ lược về nội dung thực tập.

- Ngày 24-11-2011, cơ quan phân công nội dung thực tập và người hướng dẫncho sinh viên.

- Ngày 28-11-2011, cơ quan giới thiệu về hệ thống thiết bị trong trung tâm. - Ngày 1-12-2011, cơ quan giao tài liệu về hệ thống để nghiên cứu.

- Ngày 5-12-2011, tìm hiểu về các loại cáp quang, cách bảo quản và quy trình hàn sợi khi cáp đứt.

- Ngày 8-12-2011, tìm hiểu tổng quan về hệ thống, nguyên lí hoạt động và chức năng của các thiết bị.

- Ngày 12-12-2011, vào phòng máy để tìm hiểu về trạng thái hoạt động của thiết bị thông qua đèn LED trên các card.

- Ngày 15-12-2011, tìm hiểu về OME6500 - Ngày 19-12-2011, tìm hiểu về OME6500 - Ngày 22-12-2011, tìm hiểu về thiết bị CPL - Ngày 26-12-2011, tìm hiểu về thiết bị CPL - Ngày 29-12-2011, tìm hiểu về thiết bị HDXc - Ngày 3-1-2012, tìm hiểu về thiết bị HDXc

- Ngày 6-1-2012, tìm hiểu về các cấu hình bảo vệ trên hệ thống, cách hệ thống xử lí khi gặp sự cố.

- Ngày 9-1-2012, tìm hiểu một số sự cố truyền dẫn và cách xử lí.

Xác nhận của người hướng dẫn: ... ... ... ... ... ... ...

(9)

Chương 1

GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM VIỄN THÔNG LIÊN TỈNH KHU VỰC 3

Trung tâm viễn thông liên tỉnh khu vực III là đơn vị hoạt động chuyên ngành viễn thông trực thuộc Công ty viễn thông liên tỉnh - Nhà cung cấp các dịch vụ viễn thông đường trục hàng đầu tại Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Telecom National Center Of Zone III (viết tắt là VTN3).

Ra đời ngày 19/9/1997 theo quyết định số 1512/QĐ-TCCB của tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Địa bàn hoạt động: Khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

1.1.Cơ cấu tổ chức 1.2.1-Lãnh đạo đơn vị:

 Giám đốc Ông Nguyễn Thanh Long  Phó giám đốc kĩ thuật Ông Nguyễn Trung Hải  Phó giám đốc kinh doanh Ông Lê Trung Minh

1.1.2.Các đơn vị trực thuộc  Khối văn phòng

 Phòng kỹ thuật nghiệp vụ- điều hành.  Phòng kế hoạch vật tư – xây dựng cơ bản.  Phòng tài chính-kế toán.

 Phòng kinh doanh.

 Phòng Nhân sự -lao động tiền lương.  Phòng Hành chính -quản trị.

 Khối sản xuất kinh doanh

 Đài điều hành- chuyển mạch liên tỉnh.

 Xưởng sửa chữa - bảo dưỡng thiết bị viễn thông.  Đài viễn thông Đông Hà.

 Đài viễn thông Đà Nẵng.  Đài viễn thông Quy Nhơn.  Đài viễn thông Nha Trang.  Đài viễn thông Tây Nguyên.

1.2.Chức năng nhiệm vụ

Trung tâm viễn thông khu vực 3 có các chức năng sau:

 Tổ chức, xây dựng,quản lý và khai thác mạng lưới viễn thông liên tỉnh.  Cung cấp các dịch vụ viễn thông liên tỉnh.

 Xây lắp, bảo trì các thiết bị chuyên ngành thông tin liên lạc.

1.3.Các dịch vụ viễn thông hiện đang cung cấp  Dịch vụ thuê kênh riêng

(10)

nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai địa điểm cố định khác nhau.

Dịch vụ kênh thuê riêng đáp ứng được các nhu cầu kết nối trực tiếp theo phương thức điểm nối điểm giữa hai đầu cuối của khách hàng.

 Dịch vụ mạng riêng ảo Megawan

Dịch vụ mạng riêng ảo Megawan là dịch vụ kết nối các mạng máy tính nằm phân tán tại các điểm khác nhau ( như các văn phòng, các chi nhánh…) của khách hàng thành một mạng riêng, duy nhất.

Dịch vụ Megawan hoạt động trên nền mạng IP, sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS (Multi Protocol Laber Switching).

 Dịch vụ Metronet

Dịch vụ Metronet là dịch vụ kết nối các mạng (như mạng LAN tại các văn phòng, chi nhánh…) của một doanh nghiệp, một tổ chức thành một mạng riêng, duy nhất.

 Dịch vụ truyền hình hội nghị

Dịch vụ truyền hình hội nghị NGN là dịch vụ truyền dẫn tín hiệu hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều địa điểm khác nhau. Dịch vụ cho phép người tham dự

tại các địa điểm có thể trao đổi trực tiếp bằng hình ảnh và âm thanh qua màn hình và loa. Hệ thống Truyền hình Hội nghị NGN còn cung cấp nhiều tiện ích khác cho người sử dụng như: kết nối với máy tính để trình chiếu văn bản, kết nối với hệ thống âm thanh ngoài, các thiết bị lưu trữ để lưu lại những phiên hội thảo quan trọng.

 Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình

Dịch vụ Truyền dẫn tín hiệu truyền hình là dịch vụ cho phép khách hàng truyền dẫn tín hiệu truyền hình một hoặc hai chiều tới mọi địa điểm khách hàng có nhu cầu trên lãnh thổ Việt Nam.

 Dịch vụ miễn cước người gọi 1800

Dịch vụ miễn cước ở người gọi 1800 là dịch vụ cho phép người gọi thực hiện cuộc gọi miễn phí tới nhiều đích khác nhau thông qua một số điện thoại duy nhất trên toàn quốc. Cước phí của cuộc gọi sẽ được tính cho thuê bao đăng ký dịch vụ 1800. Dịch vụ 1800 rất thích hợp cho các doanh nghiệp trong công tác hỗ trợ và chăm sóc khách hàng.

 Dịch vụ thông tin giải trí thương mại 1900

Dịch vụ Thông tin, giải trí, thương mại 1900 là dịch vụ cho phép thực hiện cuộc gọi, nhắn tin tới nhiều đích khác nhau thông qua một số truy nhập thống nhất trên toàn quốc. Dịch vụ này rất thích hợp cho các Doanh nghiệp và các tổ chức tư vấn hoặc các chương trình thương mại, giải trí.

 Dịch vụ nhắn tin cố định 4xxx

Dich vụ nội dung 4xxx là dịch vụ cho phép khách hàng nhắn tin để nhận các thông tin, tải nhạc, hình ảnh, các đoạn video ngắn. v.v.. và tham gia các chương trình bình chọn, giải trí từ các nhà cung cấp dịch vụ nội dung.

(11)

 Dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh PSTN

Đây là dịch vụ gọi điện thoại đường dài liên tỉnh chất lượng cao. Phạm vi liên lạc đường dài liên tỉnh là liên lạc giữa các máy điện thoại không cùng địa giới hành chính một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 Dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh VoIP 171

Đây là dịch vụ gọi điện thoại giá rẻ đi đường dài liên tỉnh. Phạm vi liên lạc đường dài liên tỉnh là liên lạc giữa các máy điện thoại không cùng địa giới hành chính một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khách hàng khi thực hiện cuộc gọi quay số như sau: 171 + 0 + Mã vùng + Số thuê bao

 Dịch vụ thoại trả trước 1719

Dịch vụ thoại trả trước 1719 (Calling Card) là dịch vụ gọi điện thoại nội hạt, nội tỉnh, liên tỉnh, di động và quốc tế trả trước, người sử dụng chỉ cần mua một thẻ điện thoại trả tiền trước có mệnh giá từ 30.000 đến 500.000 đồng là có thể thực hiện cuộc gọi từ bất kỳ máy điện thoại cố định thông qua việc gọi vào số dịch vụ 1719.

(12)

Phần 2

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG

2.1.Giới thiệu

Hệ thống thông tin được hiểu một cách đơn giản là một hệ thống để truyền thông tin từ nơi này đến nơi khác. Thông tin có thể truyền thông qua các sóng điện với các dải tần số khác nhau. Hệ thống thông tin quang là một hệ thống thông tin bằng ánh sáng và sử dụng các sợi quang để truyền thông tin. Thông tin truyền đi trong hệ thống thông tin quang được thực hiện ở tần số sóng mang cao trong vùng nhìn thấy hoặc vùng hồng ngoại gần của phổ sóng điện từ

Một hệ thống thông tin quang bao gồm 3 thành phần cơ bản: +Phần phát quang

+Phần truyền dẫn quang +Phần thu quang

Mô hình tổng quát được thể hiện trên hình vẽ sau:

Hình 2.1. Cấu hình hệ thống thông tin quang sợi

Phần phát quang bao gồm nguồn phát quang và các mạch điều khiển phát quang, làm nhiệm vụ nhận và biến đổi tín hiệu đầu vào thành tín hiệu quang ở bước sóng phù hợp. Phần thu quang bao gồm bộ tách sóng quang, mạch khuếch đại điện và mạch khôi phục tín hiệu, nhiệm vụ của nó là thu tín hiệu quang và biến đổi lại thành tín hiệu ban đầu. Phần truyền dẫn quang bao gồm sợi quang, các trạm khuếch đại đường truyền(hoặc trạm lặp), các trạm tách và gộp quang(trạm xen rớt bước sóng quang), làm nhiệm vụ truyền dẫn xung ánh sáng trong sợi quang.

Trong phạm vi bài báo cáo này em xin đi sâu vào phần truyền dẫn quang.

2.2.Các phần tử cơ bản của một hệ thống truyền dẫn quang 2.2.1.Sợi quang

Sợi quang đóng vai trò truyền tín hiệu ánh sáng từ máy phát đến máy máy thu. Ưu điểm chính của sợi quang là suy hao nhỏ. Tuy nhiên khi dùng sợi quang để truyền dẫn cần chú ý đến một thông số quan trọng khác của sợi quang là tán sắc sợi gây ra vấn đề giãn nở xung tín hiệu tại máy thu. Trong thực tế, ta có thể dùng các biện pháp bù tán sắc để hạn chế sự ảnh hưởng này.

2.2.2.Line AMP, Repeater

Khoảng cách truyền dẫn của hệ thống thông tin sợi quang bị giới hạn bởi tổn hao sợi. Điều này làm giảm cự li và tốc độ truyền dẫn. Để khắc phục vấn đề đó, người ta đặt các

(13)

trạm lặp(Repearer) và các bộ khuếch đại quang đường truyền (Line AMP) làm nhiệm vụ khuếch đại trung gian. Các trạm lặp hoạt động theo nguyên lí chuyển đổi từ quang sang điện, sau đó thực hiện các quá trình xử lí trên tín hiệu điện và cuối cùng là chuyển đổi từ điện sang quang để truyền tiếp tục. Các bộ khuếch đại thực hiện khuếch đại trực tiếp trên tín hiệu quang mà không thông qua khâu chuyển dổi quang-điện và xử lí tín hiệu. Hiện nay trên hệ thống truyền dẫn của VTN đa số sử dụng các bộ khuếch đại đường truyền, tuy nhiên ở những khoảng cách xa cũng phải cần dùng đến các trạm lặp để khôi phục,sửa dạng tín hiệu trước khi tiếp tục truyền để đảm bảo được chất lượng tín hiệu.

2.2.3.Trạm xen rớt (OADM: Add/Drop Multiplexer)

Do nhu cầu của người sử dụng nên tại một số nơi trên đường truyền cần lấy thông tin hay truyền thông tin đi, các trạm xen rớt bước sóng quang được sử dụng với mục đích để lấy thông tin trên luồng hoặc ghép kênh thông tin cần truyền vào đường truyền chung. Tại các trạm xen rớt bước sóng, thông tin có thể được hạ xuống tốc độ phù hợp.

2.3.Các công nghệ sử dụng trong hệ thống truyền dẫn quang 2.3.1.Công nghệ SDH

2.3.1.1.Giới thiệu

SDH là tên gọi tắt của hệ thống phân cấp đồng bộ(Synchoronous Digital Hireachy) là hệ thống truyền dẫn mà tín hiệu ở tất cả các cấp đều được đồng bộ ở một đồng hồ trung tâm.Hệ thống phân cấp đồng bộ SDH là một mạng truyền dẫn có khả năng kết hợp được tất cả các thiết bị truyền dẫn có tốc độ khác nhau trong hệ thống PDH như là 1,5Mbps; 2Mbps; …Hình vẽ sau đây miêu tả rõ về tính chất này.

Hình 2.2. Ghép kênh số theo tiêu chuẩn SDH

Khuôn dạng truyền dẫn trong công nghệ SDH được gọi là STM-N với tốc độ cơ sở là 155,52Mbps. Các cấp của tín hiệu SDH như sau:

-STM-1 :Tốc độ 155,52Mbps -STM-4 :Tốc độ 622,08Mbps -STM-16 :Tốc độ 2488,32Mbps -STM-64 :Tốc độ 9953,28Mbps SDH 2 Mb/s 45 Mb/s 6,3 Mb/s 34 Mb/s 140 Mb/s 1,5 Mb/s

(14)

2.3.1.2.Đặc điểm

-Cho phép cung cấp một tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện cho sự tương thích các thiết bị trong hệ thống truyền dẫn.-

-Cung cấp khả năng quản lí mạng mạnh và tập trung.

-Có khả năng đáp ứng các yêu cầu dịch vụ mới và đa dạng của người sử dụng.

-Với khả năng điều khiển đường truyền hiệu quả, khả năng thao tác, quản lý và dự phòng tốt, hệ thống truyền dẫn SDH có các ưu điểm nổi trội về độ linh hoạt, tin cậy và kinh tế, đáp ứng được các yêu cầu thông tin trong tương lai.

2.3.2.Công nghệ DWDM 2.3.2.1.Giới thiệu

-Kĩ thuật ghép kênh phân chia theo bước sóng (WDM = Wavelength Division Multiplexer) cho phép tăng dung lượng của tuyến mà không cần tăng tốc độ bit đường truyền và không cần dùng thêm sợi quang, nó được thực hiện bằng cách truyền các luồng ánh sáng với các bước sóng khác nhau trên cùng một sợi quang.

-DWDM là một công nghệ ghép kênh theo bước sóng với số lượng lớn bước sóng

trong một băng tần hạn chế. Hệ thống DWDM hiện nay hoạt động chủ yếu ở băng C và L, dung lượng lên đến khoảng 40 kênh, tốc độ đang được nâng lên đến 40G.

2.3.2.2.Đặc điểm -Ưu điểm :  Tăng dung lượng truyền dẫn  Tính trong suốt.  Khả năng mở rộng. -Nhược điểm

 Chưa khai thác hết băng tần sợi quang.  Khai thác bảo dưỡng phức tạp hơn.

 Nếu sợi quang đang sử dụng G.653 thì khó triển khai DWDM. 

2.3.3.Các công nghệ khuếch đại quang 2.3.3.1.Giới thiệu

-Có 2 loại khuếch đại quang:

 Khuếch đại quang bán dẫn SOA(Semiconductor Optical Amplifier)  Khuếch đại quang sợi OFA(Optical Fiber Amplifier )

-Khuếch đại quang sợi có 2 loại phổ biến là khuếch đại quang sợi pha tạp đất hiếm và khuếch đại quang sợi Raman.

2.3.3.1.1.Công nghệ EDFA

-EDFA là loại khuếch đại quang sợi pha tạp Erbium, được sử dụng rất phổ biến vì nó khuếch đại ánh sáng ở vùng bước sóng 1550nm, phù hợp với thông tin truyền dẫn đường dài.

-Ưu điểm :

 Cấu hình đơn giản, nhỏ gọn.

 Không có nhiễu xuyên kênh khi khuếch đại tín hiệu WDM.  Công suất nguồn nuôi nhỏ.

(15)

-Nhược điểm :

 Phổ độ lợi không bằng phẳng.  Giới hạn trong băng tần C, L  Nhiễu tích lũy.

2.3.3.1.1.Công nghệ Raman

-Khuếch đại Raman là loại khuếch đại dùng các nguồn bơm công suất cao để truyền năng lượng vào sợi truyền dẫn.

-Ưu điểm:

 Khuếch đại Raman có thể thực hiện ở bất cứ bước sóng nào, chỉ cần chọn bước sóng bơm phù hợp

 Sử dụng sợi quang thông thường để làm môi trường khuếch đại  Tính kinh tế và hiệu quả khi nâng cấp hệ thống.

-Nhược điểm:

 Độ lợi khuếch đại nhỏ.

 Chỉ thích hợp với những tuyến truyền dẫn ngắn do yêu cầu công suất bơm khá lớn sẽ khiến cho các Connector bị cháy.

 Nhiễu ASE

Hiện nay, để tận dụng tối đa những ưu điểm và khắc phục một số khuyết điểm của cả 2 loại khuếch đại trên, người ta đưa ra một giải pháp là sử dụng EDFA kết hợp với Raman phân bố tạo thành bộ khuếch đại ghép lai EDFA-Raman, gọi tắt là HFA.Ưu điểm nổi bật của bộ khuếch đại này là nó tăng được dung lượng thông tin do có thể làm việc trong các dải tần E,S,C & L, nó cũng có được các ưu điểm của cả 2 bộ khuếch đại EDFA và Raman như độ khuếch đại lớn(nhờ EDFA), khoảng cách kênh nhỏ(nhờ Raman), băng thông khuếch đại rộng hơn. Ngoài ra,việc nâng cấp hệ thống EDFA lên HFA cũng được thực hiện rất đơn giản vì có thể giữ nguyên cấu hình cũ, chỉ cần thêm các bộ khuếch đại Raman dọc tuyến với công suất bơm hợp lí. Hiện nay,hệ thống đường trục của VTN đang sử dụng đang sử dụng các bộ khuếch đại ghép lai này trong các tuyến truyền dẫn dài.

(16)

Phần 3

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÁP QUANG 240G BACKBONE VTN

3.1.Giới thiệu

Hệ thống cáp quang 240Gbps của VTN được xây dựng trên công nghệ DWDM sử dụng các thiết bị do Ciena cung cấp.

Tuyến trục 240Gb/s gồm 6 vòng Ring, trong đó:  Ring 7 Hà Nội – Vinh

 Ring 8 Vinh - Đà nẵng  Ring 9 Đà Nẵng - Qui Nhơn  Ring 10 Qui Nhơn – Phan Rang  Ring 11 Phan Rang - TPHCM  Ring 12 TPHCM - Cần Thơ

Mạng đường trục Backbone CQ240Gbps được nâng cấp dựa trên nền tảng là hệ thống CQ80Gbps bao gồm 2 lớp chính: Lớp DWDM và lớp SDH.

 Lớp khuếch đại đường quang (CPL): Làm nhiệm vụ truyền dẫn quang. Sử dụng công nghệ DWDM truyền dẫn 4 bước sóng 40Gbps và 8 bước sóng 10Gbps bằng thiết bị quang thế hệ mới của Ciena, công nghệ xen rẽ bước sóng có thể thay đổi cấu hình eROAM, kĩ thuật bù tán sắc động điện tử eDCO, kĩ thuật điều khiển miền quang DOC,… để tối ưu chất lượng hệ thống.

 Lớp xen/rẽ dịch vụ (HDXc, OME6500): Làm nhiệm vụ xen/rẽ tín hiệu, đấu nối chéo, bảo vệ lưu lượng... Bằng việc sử dụng kết hợp thiết bị kết nối chéo HDXc và NG-SDH OME6500. Cung cấp các giao tiếp: E1, STM-1, STM-16, STM-64, GE…

Sơ đồ khối của hệ thống:

Hình 3.1. Sơ đồ khối hệ thống mạng CQ240G

Các thành phần thiết bị

 CPL: thiết bị truyền dẫn quang DWDM, bao gồm các module: CMD44, WSS, LIM, SLA, MLA, DRA

 OME6500 BB: thiết bị chuyển đổi bước sóng SDH sang DWDM, bao gồm các card 10.7G WT, 40G OLCD, 40G MUX

(17)

 OME6500 MSPP: thiết bị xen rớt kênh đa dịch vụ, bao gồm các card 10G, XC, 155M, 2.5G, GE, 2M

 OME6500-DD, HDXc: thiết bị chuyển mạch bảo vệ, xen rớt kênh dung lượng lớn STM64, STM16, STM4, STM1, GE.

Sơ đồ chi tiết hệ thống cáp quang CQ240Gbps

Hình 3.2. Sơ đồ chi tiết hệ thống CQ240Gbps

Hệ thống thiết bị CQ 240G bao gồm thiết bị của mạng 80G cũ: CPL, OME6500 (BB, MSPP), thiết bị HDXc; thêm các OME6500-BB mới với card chuyển đổi 4x10G sang 40G DWDM, OME6500-DD có chức năng tạo chuyển mạch bảo vệ 10G SDH và xen rớt luồng 2,5G-10G.

Cấu hình một node mạng trong hệ thống CQ240Gbps

WSS AMP CMD44 HDXc /OME6500 -DD OME 6500-BB OME 6500-BB

(18)

Hình 3.4. Sơ đồ một node mạng

Hiện nay hệ thống đang sử dụng các thiết bị DWDM để truyền dẫn 8 bước sóng 10Gbps và 4 bước sóng 40Gbps để có được tổng dung lượng truyền dẫn là 240Gbps.

Đường đi tín hiệu

 Hướng phát: Tín hiệu đi vào HDXc (hoặc OME6500-DD) qua các cổng I/O, sau đó được chuyển đổi thành các tín hiệu SDH 10G. Tín hiệu này đi vào OME6500-BB, thiết bị này có chức năng chuyển đổi các luồng SDH 10G sang 10,7G DWDM hoặc 4x10G SDH thành 40G DWDM. Sau khi được chuyển đổi thành DWDM, tín hiệu được ghép kênh nhờ bộ MUX CMD44 để lên đường truyền. Module WSS được sử dụng để Add/Drop bất cứ một bước sóng nào trong đường truyền chung khi có nhu cầu. Đồng thời để bù lại những tổn hao trên đường truyền thì tín hiệu còn được khuếch đại nhờ các bộ khuếch đại EDFA hoặc Raman có thể được cấu hình song hướng hoặc đơn hướng.

 Hướng thu: Ngược lại với quá trình phát, tín hiệu quang tổng từ đường truyền được đưa qua module khuếch đại sau đó đến bộ Demux để tách thành các tín hiệu DWDM với các bước sóng riêng lẻ. Mỗi bước sóng sẽ được đưa đến thiết bị OME6500-BB để chuyển đổi thành tín hiệu SDH. Sau đó, bộ HDXc (hoặc OME6500-DD) sẽ thực hiện kết nối chéo, xen rớt các luồng tốc độ 2,5G-10G, đồng thời chuyển mạch bảo vệ lưu lượng khi có sự cố.

3.2.Tìm hiểu chi tiết các thiết bị trong hệ thống CQ240G 3.2.1.CPL

3.2.1.1.Giới thiệu

CPL là thiết bị hoạt động ở lớp DWDM, thực hiện chức năng truyên dẫn quang, sử dụng công nghệ DWDM để truyền dẫn 8 bước sóng 10G và 4 bước sóng 40G.

CPL được trang bị công nghệ xen rẽ bước sóng có thể thay đổi cấu hình eROADM, kĩ thuật bù tán sắc tự động điện tử eDCO, kĩ thuật điều khiển miền quang DOC,…Nó là một thiết bị hiện đại để tối ưu chất lượng hệ thống.

Các thành phần của CPL  DOSC/UOSC  MUX/DMUX (CMD44)  WSS  Khếch đại EDFA  Khếch đại RAMAN  Bù tán sắc 3.2.1.2.DOSC/UOSC

Chứa bộ xử lý, điều khiển và truyền thông chính cho tất cả các thiết bị CPL ở ROAM hoặc Line AMP. Đây là một thiết bị thông minh của mạng, nó lưu trữ thông tin gắn liền với việc quản lý, cấu hình, truyền thông, tối ưu và điều khiển mạng lưới.

3.2.1.3.MUX/DeMUX (CMD44)

(19)

3.2.1.4.WSS

Module WSS cung cấp khả năng add/drop bất kì một bước sóng nào một cách độc lập và pass through qua nó với tổn hao thấp. Nó cũng cho phép cấu hình từ xa OADM cho việc kết cuối hoặc định tuyến lại các bước sóng trên mạng.

3.2.1.5.Khếch đại EDFA

Bộ khuếch đại EDFA có nhiễu thấp, công suất vào cao với khả năng điều khiển nhanh chóng, có tích hợp đồng hồ đo eVOA và phần mềm điều khiển độ lợi từ xa đảm bảo mỗi bước sóng được khuếch đại cân bằng.

3.2.1.6.Khuếch đại RAMAN

Được thiết kế nhằm làm giảm nhu cầu lặp và tái tạo tín hiệu ở khoảng cách lớn và do đó sẽ làm đơn giản mạng, giảm giá thành vận hành. DRA có khả năng làm phẳng đặc tuyến độ lợi.

Khuếch đại DRA có các đặc điểm sau:  Counter Propagating DRA  Làm việc ở C band

 Độ lợi Raman từ 08-12 dB phụ thuộc loại sợi quang  Thi hành lệnh quang an toàn

 Sử dụng các cơ chế an toàn như APR, Auto-Shutoff  Dò tìm thiết bị tự động

3.2.1.7.Bù tán sắc

Với hệ thống CQ240G, Nortel giới thiệu công nghệ bù tán sắc mới, kỹ thuật bù tán sắc động điện tử eDCO(Electronic Dispersion Compensating Optics). Cung cấp khả năng bù tán sắc cho từng bước sóng qua đó cho phép nâng cao khoảng cách truyền có thể lên đến 2000 km đồng thời loại bỏ sự cần thiết của các dòng DSCM.

Công nghệ bù tán sắc động điện tử eDCO (Electronic Dynamically Compensating Optics) là công nghệ bù tán sắc hiện đại, loại bỏ được sự cần thiết của các DCM (Dispersion Conpensation Module) nhờ sử dụng một kĩ thuật có tên là NGM (Next Generation Modulation).

NGM hoạt động dựa trên cơ sở của bộ điều chế pha và biên độ linh hoạt. Qua đó, bù tán sắc được thực hiện trực tiếp ở bộ phát và thực hiện tối ưu hóa theo thời gian thực trên cơ sở của mỗi bước sóng. NGM ước lượng nhiễu gây ra bởi tán sắc trên đường truyền, sau đó mã hóa ngược pha nhiễu ở máy phát để tối thiểu hóa sự ảnh hưởng của tán sắc ở máy thu.Tại đầu thu, sự méo pha được loại trừ và dữ liệu được khôi phục. Nguyên lý bù tán sắc của NGM được thể hiện trên hình vẽ sau:

(20)

Hình 3.5 Nguyên lí bù tán sắc NGM

Lợi ích của NGM:

 Tự động điều khiển bù tán sắc đối với từng bước sóng

 Quản lý bù tán sắc trong 1 mạng có nhiều loại sợi quang khác nhau  Mở rộng cự ly giữa các trạm lặp.

 Không cần sử dụng DSCM như thiết bị 40G

3.2.2.OME6500 (Optical Multiservice Egde)

-Thiết bị quang đa dịch vụ OME6500 là thiết bị quang thế hệ mới của Ciena, nó có độ tin cậy cao, cho phép phát triển các ưu điểm của mạng SONET/SDH thế hệ mới và nền tảng DWDM để cung cấp các dịch vụ TDM, dịch vụ số liệu với tốc độ cao, băng thông lớn một cách trong suốt qua mạng. OME6500 cung cấp một dải rộng các dịch vụ, với ma trận chuyển mạch toàn thông 80G ở mức VC-12, chuyển mạch L2 với hỗ trợ QoS. Công nghệ cân bằng tán sắc tự động eDCO (Electronic Dispersion Compensating Optics) cho phép tăng cường cự ly truyền dẫn, hỗ trợ các kết nối nhiều chặng mà không cần có thiết bị bù tán sắc trên đường truyền.

-OME6500 có 3 loại: Loại 7 slots, loại 14 slots và loại 32 slots -OME hỗ trợ 3 loại cấu hình :

 OME6500 BB (Broadband)

 OME6500 MSPP (Multi-service provisioning platform)  OME6500-DD (Double Decker)

3.2.3.HDXc

-Ứng dụng: Kết nối liên mạng, chuyển mạch bảo vệ trong mạng quang Nortel - Dung lượng hệ thống:  HDXc: 320->640 Gb/s  HDX: 640->1.28 Tb/s - Cấu hình:  10G: 4FR, 2FR, 1+1, SNCP Ring, không bảo vệ  2.5G: 2FR, 1+1, SNCP Ring, không bảo vệ

(21)

 155M/622M: 1+1, SNCP Ring, không bảo vệ

3.3.Cấu hình bảo vệ trong hệ thống CQ240G Hệ thống 240G sử dụng hai loại cấu hình bảo vệ:

 MSP: cho các lưu lượng xen rớt 10G

 MS-SPRING: cho các lưu lượng xen rớt nhỏ hơn 10G

3.3.1.Cấu hình bảo vệ MSP

Hình 3.6 Cấu hình bảo vệ MSP

MSP là cấu hình bảo vệ point to point, áp dụng cho việc bảo vệ lưu lượng giữa 2 node. Giữa 2 node này sẽ có 1 đường working và 1 đường protect. Trong trạng thái hoạt động bình thường, chỉ có đường working là active. Nhưng khi có sự cố trên đường truyền thì đường protect sẽ được active và tín hiệu sẽ được truyền qua đường này để bảo đảm tín hiệu truyền không bị gián đoạn.

3.3.2.Cấu hình bảo vệ MS-SPRING

Khác với cấu hình MSP, MS-SPRING cho phép bảo vệ từng Ring thông qua 1 chuyển mạch Cross-connect. Nghĩa là trong 1 Ring sẽ có 2 đường, 1 working và 1 protect. Ở trạng thái hoạt động bình thường thì chỉ có đường working được active để truyền tín hiệu. Khi gặp sự cố,chẳng hạn như đứt cáp thì chuyển mạch Cross-connect sẽ thực hiện kết nối chéo và active đường protect để tín hiệu truyền qua đường này đến Ring kế tiếp.

(22)

Hình 3.7 Cấu hình bảo vệ MS-SPRING

3.4.Đồng bộ mạng trong hệ thống CQ240G

Hình 3.8 Cấu trúc đồng bộ trong hệ thống CQ240G

-Có ba nguồn đồng bộ ngoài tại HNI, HCM và ĐNG cấp tín hiệu đồng bộ cho HDXc/OME-DD tại các Node này

-OME6500 lấy đồng bộ theo đường quang kết nối với HDXc, OME lắp mới lấy đồng bộ theo đường quang kết nối với OME6500-DD.

-Các trạm ROAM 2 hướng (HUE, NTG, BMT,...) lấy đồng bộ từ cổng 10G hướng kết nối với mạng chính.

(23)

Phần 4

TÌM HIỂU VỀ OME6500 TRONG HỆ THỐNG CQ240Gbps.

4.1.Giới thiệu tổng quan về OME6500 -Vị trí của OME6500 trong hệ thống:

Hình 4.1 Vị trí của OME trong hệ thống

-Các dịch vụ của OME6500:

(24)

-Cùng với CPL,HDXc,OME6500 là thiết bị cung cấp nhiều ứng dụng và dịch vụ -Các dịch vụ MSPP (Multi-service provision platform):

 OME 6500 đáp ứng cho mạng thế hệ sau một cách uyển chuyển và linh hoạt  OME6500 có thể ứng dụng cho 1 tuyến Metro hoặc 1 mạng Core với nhiều tốc độ

khác nhau và các giao tiếp khác nhau, cả giao tiếp DWDM

 Các dịch vụ bao gồm: Các tín hiệu SDH,DWDM, dịch vụ trên nền IP cũng như GE,10GE WAN,10GE LAN …vv

 OME6500 hỗ trợ chuyển mạch lớp 2 L2SS và chuyển mạch dịch vụ Ethernet.

 Có khả năng Add/Drop lưu lượng trực tiếp từ STM64 xuống(E1, STM1, STM4, STM16)

 OME6500 hổ trợ các kiểu bảo vệ card sau 1:N,1+1 và nhiều phương thức chuyển mạch bảo vệ MSP, MS-SPRing..vv

-Dịch vụ MSPP và vị trí các khối mạch:

Hình 4.3 Các khối mạch hỗ trợ dịch vụ MSPP

-Các dịch vụ băng rộng (Broadband):

 OME6500 là một cuộc cách mạng về công nghệ NGM Rx,Tx tín hiệu sử dụng thiết bị điện tử quang bù tán sắc động eDCO (electronic Dynamically Compensating Optics)

 Cung cấp trực tiếp các bước sóng DWDM cho bộ WSS hoặc CMD44 của CPL mà không cần bộ bù tán sắc quang.

(25)

Hình 4.4 Các khối mạch hỗ trợ cho dịch vụ BB

4.2.Cấu trúc phần cứng giá OME6500

Hình 4.5 Kiến trúc phần cứng OME6500

(26)

-OME6500 bao gồm:

 Breaker interface panel  Bộ phận làm mát  OME6500 shelf  Thiết bị chung  Card giao tiếp  Kênh dẫn cáp  Khung giao tiếp điện

Hình 4.6 OME6500 14 slots

Shelf OME6500 bao gồm 17 slot được cung cấp cho cả thiết bị chung và các card giao tiếp

Thiết bị chung gồm có:

 Bảng truy xuất (Access Panel) nằm ở phía trên của shelf.  Card giao tiếp bảo dưỡng (MIC) nằm ở slot 17

 Các card nguồn vào nằm ở slot 17, subslot 1, 3.  Card cross connect nằm ở slot 7 và 8

 Bộ xử lý shelf nằm ở slot 15 và 16.  Card giao tiếp nằm ở các slot 1-6 và 9-14

4.3.Chi tiết các card

4.3.1.Fan module

-Fan module bao gồm 3 quạt hút không khí từ phía dưới của shelf qua bộ lọc không khí và thổi qua phía trước của shelf.

-Quạt có 2 chế độ cho hệ thống làm mát: Bình thường và tốc độ cao

-Hệ thống quạt sẽ chạy với tốc độ cao khi phát hiện có nhiệt độ cao hoặc 1 quạt bị hỏng

-Nếu nhiệt độ quá 71ºC thì hệ thống đưa ra cảnh báo “Nhiệt độ cao” và tất cả các quạt chạy với tốc độ 100%

(27)

-Tốc độ chạy của quạt phụ thuộc vào nhiệt độ như bảng sau :

Hình 4.7 Bảng trạng thái quạt thay đổi theo nhiệt độ

Hình 4.8 Cấu trúc khối làm mát

4.3.2.Card nguồn vào

(28)

-Nằm ở slot 17, subslot 17-1 và 17-3 -Các chức năng:

 Hoạt động trong dải -40V đến -75 VDC.  Đang dùng loại 40A

 Chỉ thị điện áp thấp đến bộ xử lý shelf.  Có điểm kiểm tra nhanh nguồn vào card

4.3.3.Bảng truy xuất(Acess Panel)

Bảng truy xuất (AP) nằm ở phía trên của shelf OME6500, cung cấp việc truy xuất đến các chức năng OAM&P như:

 Ngõ vào đồng bộ ngoài ESI.  Ngõ ra đồng bộ ngoài ESO.

 Các cảnh báo và các I/O truyền đi xa (telemetry I/O):16 đầu vào và 4 đầu ra  Các giao tiếp thông tin dữ liệu cho OME6500 gồm: Truy cập modem quay số,

truy cập DCN qua cổng COLAN, truy cập giao tiếp Craft, kết nối giữa các shelf qua cổng ILAN

Hình 4.10 Acess panel

4.3.4.Card giao tiếp bảo dưỡng MIC

MIC nằm ở slot 17, subslot 17-2 cung cấp các chức năng sau:  Các LED chỉ thị cảnh báo: critical, major và minor  Thông báo trạng thái nguồn của shelf

 Cho phép bộ xử lý shelf nhận các thông tin LAN hoặc DTE từ AP.

 Cho phép người sử dụng cắt các cảnh báo đã nhận và thực hiện việc kiểm tra đèn trên shelf thông qua một nút nhấn.

(29)

4.3.5.Card xử lý giá Shelf Processor (NTZF01EA)

- OME6500 hổ trợ 2 SP (Shelf Processor)

- Mặc định SP ở slot 15 hoạt động và SP ở slot 16 dự phòng -SP cung cấp các chức năng sau:

 Thực hiện việc quản lý phần mềm cho shelf.

 Duy trì một bản copy của phần mềm hiện tại cùng với một bản backup trên đĩa flash.

 Quản lý ILAN, DCC, COLAN DCN

 Quản lý và giám sát các card khác trong shelf  Cung cấp các giao tiếp OAM

 Chỗ lưu trữ chính thông tin cung cấp toàn bộ shelf

 Cung cấp một port DCE RS232 và một giao tiếp 10/100 Base T để truy xuất vào giao tiếp người dùng.

- Trong trường hợp bộ xử lý shelf bị lỗi hay tháo gỡ đi thì shelf vẫn tiếp tục hoạt động bình thường

 Lưu lượng không bịảnh hưởng nhưng chuyển mạch có thể xảy ra

Các card giao tiếp và các card cross-connect có chứa bản copy dữ liệu cấu hình vì vậy sẽ không ảnh hưởng đến việc thông tin đi hoặc đến shelf OME6500.

 Riêng việc truy xuất tại chỗ hay từ xa là không thể

Hình 4.12 Card SP( NTZF01EA)

Đầu nối 10/100BT RJ-45 để giao tiếp PC

Đầu nối RS-232 DCE DB-9 để giao tiếp PC -Chỉ thị trạng thái của card

Card hoạt động được = LED tắt Card hỏng = LED sáng

-Chỉ thị trạng thái hoạt động

Card đang khởi tạo = LED nhấp nháy, Card hoạt động = LED sáng Card không hoạt động = LED tắt

(30)

4.3.6.Card Cross-Connect

- OME6500 hỗ trợ các card cross connect (bảo vệ thiết bị 1+1) nằm ở các slot 7 và slot 8.

-Card cross connect thực hiện các chức năng :  Quản lý kết nối

 Chức năng đồng bộ: Cung cấp chọn lựa 4 nguồn đồng bộ  Backup cơ sở dữ liệu cho bộ xử lý shelf.

 Chuyển mạch lưu lượng HO và LO với dung lượng 20G,80G,160G.

-Card cross connect quản lý đồng bộ và băng thông của shelf một cách riêng biệt.Ví dụ khi có lỗi chức năng đồng bộ trên card ở slot 7 và lỗi chức năng quản lý băng thông trên card nằm ở slot 8 thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường

Hình 4.13 Card Cross-Connect

4.3.7.Các loại card giao tiếp 4.3.7.1. Card 1xOC-192/STM-64

-Card 1xOC-192/STM-64 được lắp đặt trên các slot 1-6 và slot 9-14. Chỉ được sử dụng khi card XC là 160G/240G STS-1/VC3 hoặc 240/80G VT1.5/VC12.

-Hỗ trợ cả 2 dịch vụ OC-192 (SONET) và STM-64 (SDH). -Chức năng của card:

 Hỗ trợ các tốc độ VC3, VC4, VC4-4c, VC4-8c, VC4-16c, VC4-64c.  Kết cuối/tạo ra các mào đầu (overhead) RS và MS.

-Chỉ thị trạng thái của card

Card hoạt động được = LED tắt Card hỏng = LED sáng

-Chỉ thị trạng thái hoạt động

Card đang khởi tạo = LED nhấp nháy, Card hoạt động = LED sáng

Card không hoạt động = LED tắt -Chỉ thị đang sử dụng

LED sáng = không được rút card LED tắt = được rút card

Chỉ thị trạng thái đồng bộ

(31)

 Có thể chọn RS DCC hoặc MS DCC (mặc định là Off) (không hỗ trợ GCC)  Hỗ trợ giám sát chất lượng RS, MS và chuyển mạch bảo vệ.

 Hỗ trợ giám sát chất lượng VC4, VC4-4c,VC4-8c, VC4-16c, và STS192c/VC4-64c

 ALS điều khiển bằng phần mềm.

 Hỗ trợ các cấu hình bảo vệ lưu lượng unprotected, BLSR/MS-SPRing, 1+1/MSP linear, và UPSR/SNCP.

Hình 4.14 Card 1xOC-192/STM-6

4.3.7.2.Card 2 x OC-48/STM-16 SFP/DPO 2.5G -Card này được lắp đặt trên các slot 1-6 và slot 9-14.

-Hỗ trợ cho cả 2 dịch vụ OC-48 (SONET) và STM-16 (SDH). -Hổ trợ 2 loại : SFP và DPO.

-Chức năng của card:

 Hỗ trợ tốc độ VC3, VC4, VC4-4c, VC4-8c, VC4-16c  Kết cuối/ Tạo ra các mào đầu (overhead) RS và MS  Có thể chọn RS DCC hoặc MS DCC (mặc định là Off)  Hỗ trợ giám sát chất lượng RS, MS và chuyển mạch bảo vệ.  Hỗ trợ giám sát chất lượng VC4, VC4-4c, VC4-8c, VC4-16c  ALS được điều khiển bằng phần mềm.

 Tự động phát hiện/ cung cấp các module cắm SFP.

-Chỉ thị trạng thái của card

Card hoạt động được = LED tắt Card hỏng = LED sáng

-Chỉ thị trạng thái hoạt động

Card đang khởi tạo = LED nhấp nháy, Card hoạt động = LED sáng Card không hoạt động = LED tắt

-Chỉ thị card được sử dụng

LED sáng = không được rút card LED tắt = được rút card

Đầu nối thu phát kiểu dual LC cố định

(32)

 Hỗ trợ các cấu hình bảo vệ lưu lượng unprotected, BLSR/MS-SPRing, 1+1/MSP linear, và UPSR/SNCP.

Hình 4.15 Card 2 x OC-48/STM-16 SFP/DPO 2.5G

4.3.7.3.Card 8xOC-3/12/STM-1/4

Card 8xOC-3/12/STM-1/4 được sử dụng để hỗ trợ các tốc độ STM-1, STM-4

-Chỉ thị trạng thái của card

Card hoạt động được = LED tắt Card hỏng = LED sáng

--Chỉ thị trạng thái hoạt động

Card đang khởi tạo = LED nhấp nháy,

Card hoạt động = LED sáng, Card không hoạt động = LED tắt -- Chỉ thị card được sử dụng

LED sáng = không được rút card LED tắt = được rút card

LED màu đỏ = module không hoạt động được LED màu vàng = Rx LOS

(33)

Hình 4.16 Card 8xOC-3/12/STM-1/4

4.3.7.4.Card 16xOC-n/STM-n

-Card 16xOC-n/STM-n là card đa tốc độ quang (multi-rate optical OC-n/STM-n (MRO). -Hổ trợ tốc độ STM-1/STM-4

-Sử dụng SFP quang STM-1/STM-4 dung lượng lên đến 5 Gbit/s -Có thể được cài đặt ở các slots 1-6 và 9-14

-Chỉ thị trạng thái của card

Card hoạt động được = LED tắt Card hỏng = LED sáng

-Chỉ thị trạng thái hoạt động

Card đang khởi tạo = LED nhấp nháy

Card hoạt động = LED sáng, Card không hoạt động được = LED tắt -Chỉ thị card được sử dụng

LED sáng = không được rút card LED tắt = được rút card

LED màu đỏ = module không hoạt động được LED màu vàng = Rx LOS

(34)

Hình 4.17 Card 16xOC-n/STM-n

4.3.7.5.Card 4xGE EPL

- Có 2 loại card 4xGE Ethernet Private Line (EPL)  4xGE EPL (NTK535LA)

 4xGE EPL Ethernet in the First Mile (EFM) (NTK535LB)

- 2 loại card khác nhau này đều cung cấp chức năng giống nhau, riêng card 4xGE EPL EFM cung cấp quản lý OAM thông qua ethernet cho cảnh báo và hư hỏng thiết bị khách hàng đầu xa.

- Card 4xGE EPL sử dụng SFP quang cho các ứng dụng khác nhau - Các chức năng của card:

 Truyền các dịch vụ GE

 Tự động nhận các module SFP  Có thể giám sát các module SFP

 Kết nối GE các tốc độ : VC4, 4-VC4, 8-VC4 (dạng contiguous concatenation)  Kết nối GE các tốc độ : VC4-nC, n=1..7 (dạng virtual concatenation)

 Chỉ sử dụng mode full-duplex

Chỉ thị trạng thái của card

Card hoạt động được = LED tắt, Card hỏng = LED sáng -Chỉ thị trạng thái hoạt động

Card đang khởi tạo = LED nhấp nháy, Card hoạt động = LED sáng, Card không hoạt động được = LED tắt -Chỉ thị card đýợc sử dụng

LED sáng = không được rút card LED tắt = được rút card

LED màu đỏ = module không hoạt động được LED màu vàng = Rx LOS

(35)

Hình 4.18 Card 4xGE EPL

4.3.7.6.Card 1x10GE EPL

-Card 1x10GE cung cấp dịch vụ truyền GE point-to-point, được cài đặt ở các slot: 1 – 6, 9-14 -Tự động dò tìm XFP module khi mới cắm vào

-Có thể giám sát XFP module

-Kết nối cổng 10GE port ở các cấp độ sau:

 STS192c/VC4-64c (dạng contiguous concatenation)

 STS3-nv/VC4-nv, where n = 1 to 64 (dạng virtual concatenation) - Sử dụng chế độ full duplex mode.

-Chỉ thị trạng thái của card

Card hoạt động được = LED tắt, Card hỏng = LED sáng

-Chỉ thị trạng thái hoạt động

Card đang khởi tạo = LED nhấp nháy, Card hoạt động = LED sáng, Card không hoạt động được = LED tắt

-Chỉ thị card được sử dụng

LED sáng = không được rút card LED tắt = được rút card

LED màu đỏ = module không hoạt động được LED màu vàng = Rx LOS

(36)

Hình 4.19 Card 1x10GE EPL

4.3.7.7.Card NGM WT 1xOC192/STM64/1x10.7G DWDM

-Card này như là một bộ phát đáp quang (bộ chuyển đổi bước sóng) với giao tiếp NGM dùng để ánh xạ các dịch vụ SONET/SDH/10GE WAN PHY (các dịch vụ chạy với tốc độ 9.95 Gbit/s) thành tín hiệu 10.7 Gbit/s DWDM NGM.

-Phiên bản 10.7G SONET/SDH NGM Premium Reach WT w/ XFP hỗ trợ khoảng cách lên đến 1600km trên NDSF

-Có thể lắp đặt ở bất kì slot nào từ slot 1-14.

-Hỗ trợ các dịch vụ OC-192 (SONET), STM-64 (SDH), và 10GE WAN PHY (10 Gigabit Ethernet

-Không sử dụng bất kì dung lượng kết nối chéo nào và có thể được trang bị ở giá có hoặc không có kết nối chéo

-Ánh xạ dịch vụ đến thành tín hiệu đường 10.709 Gbit/s theo chuẩn ITU.T G.709 OTU2 (OTU1:2,5; OTU2:10GE; OTU3:40G)

-Cung cấp các kênh thông tin dữ liệu GCC0 và GCC1 giữa các giao tiếp NGM.

-Cung cấp quản lí kết nối sợi quang thông qua nhận diện vệt trace TTI giữa các giao tiếp NGM.

-Chỉ thị trạng thái của card

Card hoạt động được = LED tắt, Card hỏng = LED sáng -Chỉ thị trạng thái hoạt động

Card đang khởi tạo = LED nhấp nháy, Card hoạt động = LED sáng, Card không hoạt động được = LED tắt -Chỉ thị card được sử dụng

LED sáng = không được rút card LED tắt = được rút card

LED màu đỏ = module không hoạt động được LED màu vàng = Rx LOS

(37)

-Cung cấp bù tán sắc điện tử bằng điều khiển tự động hoặc nhân công. -Cung cấp Tx/Rx control feedback loop cho quá trình tối ưu hóa bù tán sắc. -Cung cấp cơ chế phát hiện kết nối tự động

-Cung cấp giao tiếp đường dây DWDM theo chuẩn C-Band tunable 50 GHz (1528.77 nm đến 1565.10 nm)

-Cung cấp bộ thu dải động cao (High Dynamic Range Receiver) (lên đến +7 dBm) với điều khiển VOA tự động trên bộ thu giao tiếp đường dây.

-Hỗ trợ AM2 để làm việc với các hệ thống Optical Long Haul 1600G. Push Button Equalization (PBE) không được hỗ trợ.

-Card này có 2 port: port 1 là tín hiệu DWDM (line interface) port 2 là tín hiệu SDH (client interface)

Hình 4.20 Card NGM WT 1xOC192/STM64/1x10.7G DWDM

4.3.7.8.Card eDC40G OCLD 1xOTU3+ DWDM

- Card eDC40G OCLD 1xOTU3+ DWDM C-Band còn có tên gọi là card 40G OCLD. - Đặc điểm và chức năng của card:

 Đóng gói theo G709 (OTU3+)

 Thu tín hiệu từ OCI thông qua backplane  Phát tín hiệu từ OCLD Tx: OTU-3+  Độ mã hóa FEC cao

 Điều chế theo Dual-Polarization QPSK

 Thực hiện bù tán sắc PMD, tán phân cực (Chromatic Dispersion) -Chỉ thị trạng thái của card

Card hoạt động được = LED tắt, Card hỏng = LED sáng -Chỉ thị trạng thái hoạt động

Card đang khởi tạo = LED nhấp nháy, Card hoạt động = LED sáng, Card không hoạt động được = LED tắt -Chỉ thị card được sử dụng

LED sáng = không được rút card LED tắt = được rút card

Trạng thái Rx LOS

LED màu đỏ = module không hoạt động được LED màu vàng = Rx LOS

(38)

 Card có 1 giao tiếp đường 40G (OTM3), không cần nguồn BITS trên board  Là card có duy nhất một port

 Có thể cắm bất kỳ khe nào từ 1-14

 Khi sử dụng kết hợp 2 card 40G MUX OCI/40G OCLD thì bắt đầu bằng bất kỳ slot nào ngoại trừ các slot connect : 6 đến 7 và 8 đến 9 . Chú ý nếu sử dụng các thùng OME đó với chức năng full-fill không cần bảo vệ hoặc là ứng dụng regen 40G, card đầu tiên ở khe lẻ, card thứ 2 ở khe chẳn kế tiếp : 1- 2, 3- 4, 5 - 6, 7 - 8, 9 - 10, 11 - 12, 13- 14

-Card 40G OCLD có thể dưới hình thức là một bộ optical transponders (bộ tiếp-chuyển sóng quang), optical muxponders (ghép-tiếp-chuyển quang), hoặc là một bộ regenerators.

Hình 4.21 Các hình thức của card 40G OCLD

Hình 4.22 Card 40G OCLD

-Chỉ thị trạng thái của card

Card hoạt động được = LED tắt, Card hỏng = LED sáng -Chỉ thị trạng thái hoạt động

Card đang khởi tạo = LED nhấp nháy, Card hoạt động = LED sáng, Card không hoạt động được = LED tắt -Chỉ thị card được sử dụng

LED sáng = không được rút card LED tắt = được rút card

LED màu đỏ = module không hoạt động được LED màu vàng = Rx LOS

(39)

4.3.7.9.Card 4x10G MUX 4x10-11.1G XFP (40G MUX OCI)

-Card này được sử dụng để kết hợp 4 kênh 10G thành một tín hiệu G.709 OTU3 thông qua backplane đến card 40G OCLD kế cận.

-Card 40G MUX OCI bao gồm 4 giao tiếp XFP 10G, Mỗi client 10G được cấu hình và hoạt động độc lập. Các clients Non-OTU2 được sắp xếp thành một ODU2 ưu tiên ghép trước. Các client OTU2 được tầng ODU2 xử lý để tạo thành một ODU2. Sau đó 4 tín hiệu ODU2 được ghép thành một khung tín hiệu OUT3+ và tín hiệu OTU3+ này được phát đi thông qua backplane của card 40G OCLD.40G MUX OCI có thể cấu hình là optical muxponders khi sử dụng chung với OCLD.Được cắm từ slot 1-8, 11-18, 21-28, và 31-38.

Hình 4.23 Card 4x10G MUX 4x10-11.1G XFP

-Chỉ thị trạng thái của card

Card hoạt động được = LED tắt, Card hỏng = LED sáng -Chỉ thị trạng thái hoạt động

Card đang khởi tạo = LED nhấp nháy, Card hoạt động = LED sáng, Card không hoạt động được = LED tắt -Chỉ thị card được sử dụng

LED sáng = không được rút card LED tắt = được rút card

LED màu đỏ = module không hoạt động được

(40)

4.4.Đồng bộ trong OME6500 4.4.1.Giới thiệu

-OME6500 hổ trợ đồng bộ nội

-OME6500 hổ giao tiếp giao tiếp vào/ra đồng bộ ngoài(ESI) thông qua panel giao tiếp -OME6500 cung cấp đồng bộ sử dụng cấu hình 1+1trên khối mạch XC,MXC cho cả 2 nguồn: tạo và phân phát đồng bộ

-OME6500 hổ trợ cung cấp đồng bộ qua giao tiếp đường dây 4.3.2.Thành phần

-Hệ thống đồng bộ OME6500 bao gồm các thành phần sau :  Cross-connect (XC)

 Card OC-n/STM-m hoặc SuperMux interface  Access panel (AP)

 Shelf processor (SP)

4.3.3.Cấu trúc đồng bộ

Hình 4.24 Cấu trúc đồng bộ trong OME6500

 ESI: Ngõ vào đồng bộ ngoài(Extenal synchronous input):Tín hiệu đồng bộ vào input của thiết bị nó cung cấp.

 ESO:Ngõ ra đồng bộ ngoài.( Extenal synchronous output):Tín hiệu đồng bộ lấy từ ngõ ra của thiết bị để cung cấp cho thiết bị khác.

 ESI của thiết bị này là ESO của thiết bị khác và ngược lại.

 Các thành phần trong hệ thống đồng bộ luôn cung cấp các tín hiệu đồng bộ qua lại cho nhau để đảm bảo được tính đồng bộ xuyên suốt hệ thống.

(41)

KỸ NĂNG THỰC HÀNH

1. Để xử lí tốt những sự cố của hệ thống thì phải thường xuyên theo dõi, giám sát để biết khi nào hệ thống đưa ra cảnh báo và kịp thời đưa ra phương án xử lí.

2. Luôn luôn theo dõi trạng thái hoạt động của thiết bị thông qua việc quan sát đèn LED trên thiết bị. Thông thường trên mỗi card đều có 3 LED chỉ thị trạng thái hoạt động. Nếu phát hiện card hỏng hoặc không hoạt động được thì phải tháo card ra kiểm tra, việc tháo card cũng phải tuân theo quy trình nhất định, đồng thời phải thay card mới vào ngay để hoạt động của hệ thống không bị gián đoạn.

3.Các sự cố thường gặp

Trong truyền dẫn đôi khi có thể xảy ra các sự cố trên đường truyền. Vai trò của người trực trạm là phải giám sát quá trình truyền dẫn để đảm bảo việc truyền dẫn diễn ra suôn sẻ, nếu có xảy ra sự cố thì cần phải tìm ra nguyên nhân và có giải giáp khắc phục càng sớm càng tốt để quá trình truyền dẫn không bị gián đoạn. Dưới đây là một số sự cố thường gặp và phương pháp khắc phục.

Mất luồng thông tin

 Tùy vào dung lượng của luồng mà mức độ nguy hiểm tăng cao theo.  Giải pháp xử lý: Tìm tọa độ luồng bị mất dựa trên màn hình giám sát ,

xem cảnh báo để xử lý kiểm tra đường truyền. Nếu không ổn thì chuyền sang đường truyền mới.

 Các cảnh báo có thể là: AIS, LOS, UNEQUIP, …

Đứt cáp hoặc suy hao cáp

 Làm mất hoàn toàn tín hiệu hoặc tín hiệu có nhưng không được tốt.  Giải pháp xử lý, đầu tiên xác định sự cố nằm ở giữa hai điểm nào, tạm

thời chuyển sang cáp dự phòng nếu có, sau đó gọi người đi xử lý cáp xấu, xử lý xong thì trả lại như cũ.

Hỏng module

 Khi một module bị hỏng trước tiên ta reset lại module đó. Nếu module lại hoạt động thì tốt, còn không thì phải thay module mới.

(42)

KẾT LUẬN

Hệ thống cáp quang 240G của VTN đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền dẫn thông tin xuyên suốt các tỉnh thành trong cả nước và làm đầu mối kết nối giữa mạng viễn thông các tỉnh với của ngõ quốc tế. Vì thế, được tìm hiểu về hệ thống trong thời gian thực tập quả thật là một cơ hội đáng quý và rất ý nghĩa đối với em. Dưới sự hướng dẫn tận tình của các anh chị ở trung tâm, em đã phần nào nắm bắt được nguyên lý hoạt động của hệ thống, tìm hiểu và tiếp xúc với các thiết bị truyền dẫn, những kiến thức bổ ích đó sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong tương lai sau này. Nên một lần nữa, em xin gởi lời cảm ơn đến các anh chị đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập!

Referências

Documentos relacionados

Âm vị là một loại âm trừu tượng bao gồm những đặc trưng chung về phát âm và vật lí âm học được thể hiện đồng thời với vai trò cấu tạo vè phân biệt nghĩa các

“Bẫy điện tích” có thể được tạo ra bằng cách biến tính bề mặt chất bán dẫn như đưa thêm kim loại, chất biến tính vào hoặc sự tổ hợp với các chất bán dẫn khác dẫn