• Nenhum resultado encontrado

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Chế Độ Kế Toán Tại Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn TPHCM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Chế Độ Kế Toán Tại Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn TPHCM"

Copied!
86
0
0

Texto

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TĂNG THÀNH MINH XUÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM

Chuyên ngành : Kế toán Mã ngành: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ ai. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2016

(3)

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH ẢNH -BIỂU ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU ... Error! Bookmark not defined.

1.1. Lý do chọn đề tài ... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu ... 2

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2

1.5. Phương pháp nghiên cứu ... 3

1.6. Kết quả mong đợi ... 3

1.7. Kết cấu luận văn ... 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ... 7

2.1. Một số vấn đề chung về DNNVV ... 7

2.1.1. Định nghĩa về DNNVV : ... 7

2.1.2. Vai trò của DNNVV ... 8

2.1.3. Đặc điểm của DNNVV ... 9

2.2. Chế độ kế toán và vai trò đối với doanh nghiệp ... 10

(4)

2.2.2. Vai trò của chế độ kế toán ... 11

2.3. Chế độ kế toán tại các DNNVV ... 12

2.4. Các lý thuyết liên quan đến xây dựng và lựa chọn chế độ kế toán ... 20

2.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory) ... 20

2.4.2. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymetric information) ... 21

2.4.4 Lý thuyết lợi ích xã hội ( public interest theory) ... 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 23

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 24

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CĐKT ở DNNVV tại TP.HCM và mô hình nghiên cứu đề xuất ... 24

3.2. Quy trình nghiên cứu ... 32

3.3. Phương pháp nghiên cứu ... 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 37

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU... 38

4.1. Thống kê mô tả ... 38

4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CĐKT cho DNNVV ở TP.HCM ... 40

4.2.1. Kiểm định thang đo tin cậy Cronbach’s Alpha cho từng nhân tố nghiên cứu ... 40

4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA sau khi đã hiệu chỉnh mô hình ... 45

4.3. Phân tích mô hình hồi quy ... 50

4.3.1. Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các biến ... 51

4.3.2. Kiểm tra đa cộng tuyến bằng nhân tử phóng đại phương sai VIF ... 52

(5)

4.3.4. Khắc phục phương sai thay đổi trong mô hình với phương pháp hồi quy

có trọng số. (Weighted least squares regression) ... 53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ... 56

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 57

5.1. Kết luận ... 57

5.2. Kiến nghị ... 58

5.2.1. Kiến nghị đến các DNVVN ... 58

5.2.2. Kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền. ... 59

5.2.3. Kiến nghị đối với các đối tượng khác ... 60

5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ... 60

5.3.1 Hạn chế của luận văn ... 60

5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai ... 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ... 61

KẾT LUẬN CHUNG ... 62 Tài liệu tham khảo

(6)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

2. TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh 3. QMDN : Quy mô doanh nghiệp 4. CĐKT : Chế độ kế toán

5. TSCĐ : Tài sản cố định 6. QĐ : Quyết định

7. TT : Thông Tư 8. BTC : Bộ Tài chính

(7)

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 : Phân loại qui mô doanh nghiệp

Bảng 2.2 : Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ

Bảng 2.3 : Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy đủ Bảng 2.4 : Các chuẩn mực kế toán không áp dụng

Bảng 4.1 : Kết quả thống kê mô tả về thông tin, mức độ phức tạp của các văn bản về CĐKT cho DNNVV

Bảng 4.2 : Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha Bảng 4.3 : Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha lần 2 Bảng 4.4 : Kết quả giá trị KMO và kiểm định Bartlett (Nhân tố độc lập) Bảng 4.5 : Phân tích nhân tố khám phá EFA bằng ma trận xoay theo Varimax

Bảng 4.6 : Kết quả giá trị KMO và kiểm định Bartlett và phương sai trích trong EFA (Nhân tố phụ thuộc)

Bảng 4.7 : Ma trận tương quan đơn tuyến tính

Bảng 4.8 : Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến bằng nhân tử phóng đại phương sai VIF Bảng 4.9 : Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi của hai mô hình bằng White Bảng 4.10 : Kết quả hồi quy của hai mô hình bằng phương pháp WLS

(8)

DANH MỤC HÌNH ẢNH - BIỂU ĐỒ

Danh mục hình ảnh

Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu đề xuất Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu

Hình 4.1 : Tỉ lệ phần trăm khảo sát các loại hình doanh nghiệp

Hình 4.2 : Tỉ lệ phần trăm khảo sát các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Hình 4.3 : Tỉ lệ phần trăm khảo sát của quy mô doanh nghiệp

Danh mục biểu đồ

(9)

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Tuy nhiên, ngược lại với quy mô của mình, các doanh nghiệp này lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Trước hết, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm một tỷ trọng lớn và thậm chí là áp đảo trong tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam, cụ thể là trên 95%, vì thế, đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tốc độ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng lớn; là nhân tố chủ đạo về tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động; là trụ cột của kinh tế địa phương, đóng góp quan trọng vào việc cung ứng hàng hóa, thu ngân sách; góp phần không nhỏ trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của đất nước. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng giai đoạn 5 năm.

Tuy nhiên, DNNVV ở Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng cũng là khu vực chịu nhiều tổn thương do hiệu quả thấp. Các DNNVV có số lượng thì lớn song quy mô thì rất nhỏ, lao động chủ yếu là phổ thông, công nghệ lạc hậu, vốn mỏng, thị trường manh mún; năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, tính liên kết, liên doanh hợp tác, hỗ trợ bảo vệ nhau của các doanh nghiệp cũng rất yếu. Hội nhập kinh tế càng sâu, cạnh tranh càng quyết liệt, do đó nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở thành một yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết đối với cả nền kinh tế và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có nhiều chiến lược kinh doanh và các nguồn thông tin tài chính khác nhau nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, mà các thông tin tài chính này do kế toán cung cấp. Tuy nhiên, công tác kế toán tại các DNNVV hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Việc vận dụng chế độ kế toán sao cho phù hợp cũng tác động không nhỏ đối với quá trình kinh doanh của DNNVV trong điều kiện khó khăn, thách thức ở môi trường cạnh tranh

(10)

khốc liệt như hiện nay. Vận dụng đúng chế độ kế toán là một vấn đề rất quan trọng trong công tác kế toán doanh nghiệp nhằm đảm bảo chức năng thông tin và kiểm soát của kế toán, nâng cao tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính, giúp các chủ doanh nghiệp ra các quyết định phù hợp. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những trở ngại, thách thức đối vơi các DNNVV trong việc vận dụng chế độ kế toán vào tực tiễn doanh nghiệp

Từ tầm quan trọng của vấn đề và số lượng nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều, nhận thấy được ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu vận dụng chế độ kế toán trong hệ thống các DNNVV trong giai đoạn hiện nay, tôi đã quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các doanh

nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TPHCM” làm đề tài luận văn của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM.

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CĐKT tại các DNNVV ở TP.HCM, từ đó đưa ra các đề xuất và kiến nghị nhằm vận dụng CĐKT một cách hợp lý tại các DNNVV.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

- Các nhân tố nào tác động đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các DNNVV tại địa bàn TP.HCM trong điều kiện hiện nay?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CĐKT tại các DNNVV .

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh vào quý 1 năm 2016.

(11)

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thực hiện khảo sát các DNNVV trên địa bàn TPHCM. Sử dụng mô hình hồi quy nhằm phân tích các yếu tố tác động đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TPHCM.

1.6. Kết quả mong đợi

- Giúp các nhà quản lý, kế toán doanh nghiệp nhìn nhận về chế độ kế toán tại doanh nghiệp một cách thấu đáo.

- Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán tại doanh nghiệp, từ đó đề xuất các kiến nghị để vận dụng các chế độ kế toán một cách khoa học, hợp lý, giúp các chủ doanh nghiệp có các quyết định phù hợp.

1.7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 5 chương:

- Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan - Chương 2: Cơ sở lý thuyết

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận và kiến nghị

(12)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Trong quá trình thực hiện luận văn, một số tài liệu có liên quan được sử dụng để phục vụ nghiên cứu đề tài như sau:

- Nghiên cứu khoa học của Trần Đình Khôi Nguyên (2010), “Bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ”, đăng trên Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40).2010. Bài viết phác thảo mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Để xây dựng mô hình các nhân tố, nghiên cứu này dựa trên các cơ sở, đó là tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu của các nước, từ đó định lượng, xem xét cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn thực hiện trao đổi với các chuyên gia kế toán, kiểm toán, làm cơ sở để tiến hành điều tra thử. Quá trình điều tra thử được tiến hành từ hai nhóm – đó là kế toán viên ở doanh nghiệp và cán bộ quản lý thuế. Kết quả cho thấy một số điểm quan trọng như : trình độ kế toán của nhân viên cùng với sự tác động của hệ thống luật pháp đã ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực. Kế toán chỉ mới quan tâm đến mục đích kê khai thuế, không phân biệt giữa mục đích kế toán và mục đích thuế; sự thay đổi cơ chế quản lý doanh nghiệp từ cơ quan thuế cũng được xem là một nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán; 71% ý kiến của chuyên viên thuế cho rằng việc không giám sát, kiểm tra của cơ quan chức năng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin tài chính; chi phí cho công việc kế toán vẫn chưa được đánh giá cao trong việc ảnh hưởng đến chất lượng thông tin tài chính và việc vận dụng chuẩn mực, chế độ kế toán .

Luận án tiến sĩ của Trần Thị Thanh Hải (2015),“ Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”. Luận án đánh giá thực trạng vận dụng các văn bản pháp lý kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam, khảo sát nhu cầu thông tin và đánh giá của các đối tượng sử dụng về nội dung và chất lượng thông tin kế toán do DNNVV cung cấp để định hướng xác lập khung pháp lý, đồng thời luận án còn nhận diện mô hình các nhân tố tác động

(13)

đến việc áp dụng các văn bản pháp lý và làm rõ mức độ tác động của các nhân tố này. Tác giả đã tiến hành lược khảo các công trình đã công bố liên quan đến luận án, sau đó tiến hành khảo sát ý kiến chuyên gia, phỏng vấn thử để hình thành bảng khảo sát chính thức. Từ kết quả thu thập qua bảng khảo sát, mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các văn bản pháp lý vào thực tiễn công tác kế toán tại các DNNVV gồm 8 nhân tố : cơ sở hạ tầng kế toán, bản thân hệ thống văn bản, mối quan hệ lợi ích – chi phí, người làm kế toán, tính bắt buộc tuân thủ, quy mô doanh nghiệp, quan điểm nhà quản lý – chủ Doanh nghiệp, áp lực cung cấp thông tin. Tác giả tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, phân tích kết quả khảo sát nhằm xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng. Kết quả cho thấy cơ sở hạ tầng kế toán là nhân tố quan trọng nhất, tác động mạnh nhất đến việc vận dụng các văn bản pháp lý kế toán tại các DNNVV, tiếp sau đó là nhân tố tính bắt buộc tuân thủ các quy định này. Các nhân tố như người làm kế toán, mối quan hệ lợi ích-chi phí, bản thân hệ thống văn bản pháp lý có ảnh hưởng nhưng ở mức thấp hơn. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp để vận dụng các văn bản pháp lý về kế toán một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các văn bản pháp lý trong luận án được tác giả nhắc đến chủ yếu là Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Nghiên cứu của Hồ Phan Minh Đức và cộng sự “ Tình hình vận dụng chế độ kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa thiên huế”, đăng trên tạp chí khoa học, ĐH Huế, số 62(2010). Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tình hình vận dụng chế độ kế toán tại các doanh nghiệp ở Huế. Tác giả tiến hành điều tra thông qua bảng câu hỏi kết hợp kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Trong 32 doanh nghiệp được điều tra trên địa bàn tỉnh, có 87,1% doanh nghiệp nhận biết được mình đang thực hiện chế độ kế toán nào. Có 6,4% doanh nghiệp không biết mình đang thực hiện chế độ kế toán nào, mặc dù trong báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp thì CĐKT áp dụng là QĐ 15/2006 QĐ-BTC. Như vậy có thể thấy bản thân nhân viên kế toán không nắm vững chế độ kế toán áp dụng trong đơn vị mình. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy một số quy định bắt buộc của chế độ kế toán về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo

(14)

cáo tài chính chưa được doanh nghiệp tuân thủ triệt để. Một số lỗi trọng yếu trong việc vận dụng chế độ kế toán được phát hiện. Những vấn đề này xuất phát từ trình độ chuyên môn của kế toán và những thay đổi của chế độ kế toán.

Nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các DNNVV không nhiều. Hầu hết các nghiên cứu quốc tế công bố liên quan đến vấn đề này chỉ tập trung phân tích các nhân tố tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế hoặc sự lựa chọn chính sách kế toán. Nghiên cứu của Szilveszter FEKETE Yau M.DAMAGUM Răzvan Mustata Dumitru Matis Ioan Popa (2010) “Explaining accounting Policy Choices of SME’s: An Empirical Research on the Evaluation Methods” . Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại các DNNVV. Nghiên cứu được thực hiện tại các công ty ở Rumany. Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát, sau đó dùng kỹ thuật phân tích tác động của các nhân tố. Kết quả cho thấy, nhân tố “information”, nghĩa là việc cung cấp thông tin kế toán, các báo cáo kế toán cho các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn chính sách kế toán. Tiếp theo là nhân tố thuế, tác giả cho rằng các khoảng chi phí về thuế thật sự ảnh hưởng đến việc lựa chọn các chính sách kế toán. Ngoài ra còn có nhân tố đặc điểm, quy mô doanh nghiệp, nhưng đây là nhân tố tác động ít nhất.

Các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào nghiên cứu tổng quát khung pháp lý về kế toán cho DNNVV mà chưa đi sâu về nghiên cứu nội dung cụ thể thuộc về CĐKT áp dụng cho DNNVV. Một số các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CĐKT được thực hiện tại khu vực miền trung như Huế, Đà Nẵng…, vai trò của các DNNVV tại TP.HCM cũng rất quan trọng, các nghiên cứu về đề tài này tại các DNNVV tại TP.HCM hầu như chưa có. Những nghiên cứu trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho đề tài nghiên cứu của tác giả.

(15)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Một số vấn đề chung về DNNVV 2.1.1. Định nghĩa về DNNVV :

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về DNNVV được đưa ra dựa vào nhiều tiêu chí. Ngay trong cùng một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể thay đổi theo thời gian vì sự phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế hay tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Enderle (2004) cho rằng khái niệm DNNVV tùy thuộc vào môi trường kinh tế, sự thay đổi của thị trường.Tùy vào hoàn cảnh và đặc điểm ở mỗi quốc gia mà DNNVV được định nghĩa khác nhau. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này là do tiêu thức dùng để phân loại quy mô doanh nghiệp khác nhau. Trong nhiều tiêu thức để phân loại thì có ba tiêu thức được sử dụng ở phần lớn các nước, đó là quy mô vốn, tổng số doanh thu hàng năm và số lượng lao động.

Theo tiêu chí của Nhóm ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn từ 20 tỷ trở xuống, doanh nghiệp nhỏ có từ 200 đến 300 lao động, nguồn vốn từ 20 đến 100 tỷ. Theo quy định của Ủy ban châu Âu thì DNNVV là doanh nghiệp có ít hơn 250 lao động, doanh thu nhỏ hơn 50.000 EUR/năm và tổng tài sản trên Bảng Cân Đối kế toán không quá 43 triệu EUR.

Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định 56/2009 DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn ( tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp ) hoặc số lao động bình quân năm ( tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau :

(16)

Quy mô

Doanh nghiệp siêu

nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Khu vực Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Nông lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ trở xuống Từ 10 đến 200 người Từ trên 20 tỷ đến 100 tỷ Từ trên 200 đến 300 người Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ trở xuống Từ 10 đến 200 người Từ trên 20 tỷ đến 100 tỷ Từ trên 200 đến 300 người Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ trở xuống Từ 10 đến 200 người Từ trên 20 tỷ đến 100 tỷ Từ trên 200 đến 300 người

Bảng 2.1 Phân loại quy mô doanh nghiệp 2.1.2. Vai trò của DNNVV

Các DNNVV là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và ngày càng gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, có tác dụng hỗ trợ, bổ sung, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn phát triển.

Các DNNVV thường phân bố rải rác ở nhiều vùng địa lý nên chúng có thể tạo cơ hội, giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng lao động. DNNVV năng động, có khả năng thích nghi, dễ thay đổi công nghệ, hiệu quả đầu tư tương đối cao, dễ quản lý. Mỗi năm, các DNNVV cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hóa đáng kể về cả chất lượng, số lượng và chủng loại. Số tiền thuế và phí mà các DNNVV nộp cho Nhà nước tăng 18,4 lần sau mười năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo ra 40% cơ

(17)

hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, các DNNVV cũng góp phần vào việc phát triển các tài năng quản trị kinh doanh trẻ, thúc đẩy quá trình đào tạo và tự đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng những yêu cầu cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn.

Theo Dzansi, 2011; Oguntade & Mafimisehi, 2011; Viviers & Venter, 2007, nghiên cứu được thực hiện ở châu Phi cho thấy rằng các DNNVV góp phần vào sự phát triển xã hội thông qua các hoạt động và trách nhiệm của họ. Owualah, 1999 nghiên cứu các DNNVV tại Nigeria - một quốc gia đang phát triển- cho thấy rằng các DNNVV góp phần đáng kể vào việc giải quyết tình trạng thất nghiệp. Owualah và Obokoh (2007), các DNNVV có mối quan hệ chặt chẽ với người lao động, đối tác kinh doanh tại địa phương, cộng đồng…, đóng góp đối với xã hội của các DNNVV này không kém hơn các DN lớn.

2.1.3. Đặc điểm của DNNVV

Các DNNVV có tính linh hoạt cao, nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng kinh doanh, địa điểm kinh doanh thuận lợi và tương đối dễ dàng. Việc quản lý, kiểm soát cũng không phức tạp. DNNVV được hình thành và hoạt động từ nhu cầu thực tế trên địa bàn nên có thể tận dụng được các nguồn lực sẵn có như tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động…với chi phí thấp. Các DNNVV có khả năng thích ứng cao trong mọi điều kiện, có thể bước vào thị trường mới mà không thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp lớn và sẵn sàng phục vụ ở những nơi xa xôi nhất hoặc các khoảng trống nhỏ của thị trường.

Tuy nhiên, các DNNVV cũng có một số hạn chế nhất định. Nhìn chung, các DNNVV thường bị lệ thuộc vào các doanh nghiệp lớn, dẫn đến bị động trong các quan hệ thị trường như giá cả, cung ứng vật tư nguyên liệu và sản phẩm. Các DNNVV chủ yếu phát triển ở ngành dịch vụ, thương mại (buôn bán). Lĩnh vực sản xuất chế biến và giao thông còn ít, năng lực tài chính không cao, thiết bị khoa học,

(18)

công nghệ còn lạc hậu. Số lượng và chất lượng lao động trong DNNVV thấp. Đặc biệt, trong các DN nhỏ, nhân công thường là người trong gia đình, giám đốc thường đảm nhiệm luôn điều hành, nhân sự, marketing. Bản thân các chủ doanh nghiệp cũng thiếu trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý, chủ yếu hoạt động dựa vào kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lược và kiến thức trên nhiều phương diện. Thêm nữa, các DNNVV thường bị hạn chế về vốn. Nguồn vốn chủ yếu từ vốn tự có, vay từ tổ chức tín dụng, người thân. Ngoài ra, những xung đột về lợi ích tư nhân và lợi ích xã hội cũng thường xuyên xảy ra, chẳng hạn như : ý thức chấp hành pháp luật kém, thiếu sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, không thích công khai tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, nghĩa vụ pháp lý công bố thông tin tài chính tại các DNNVV có những giới hạn nhất định và đơn giản hơn so với những công ty có quy mô lớn. Theo kết quả khảo sát của Collis & Jarvis (2002) thì nhìn chung quy định của các quốc gia đều cho phép các DNNVV công bố thông tin ít hơn các doanh nghiệp lớn nhằm làm giảm gánh nặng quản trị cho các chủ doanh nghiệp và giúp cân đối giữa lợi ích – chi phí. Thông tin kế toán của các DNNVV khác biệt so với các doanh nghiệp lớn không chỉ về số lượng mà còn về bản chất và nội dung thông tin.

2.2. Chế độ kế toán và vai trò đối với doanh nghiệp 2.2.1. Khái niệm về chế độ kế toán

Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành.

Các Doanh nghiệp đều phải tuân thủ theo các chế độ kế toán đã quy định, việc áp dụng các chế độ kế toán này không chỉ nâng cao hiệu quả của bộ máy kế toán trong các Doanh nghiệp mà còn giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý các hoạt động kinh tế tài chính ngày càng phức tạp, phong phú và đa dạng của nền kinh tế nói chung với tiến trình mở cửa, hội nhập nói riêng.

(19)

Tùy theo loại hình và quy mô doanh nghiệp mà các doanh nghiệp áp dụng các chế độ sao cho phù hợp. Hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006 QĐ-BTC ngày 14/09/2006, có hiệu lực ngày 23/10/2006 áp dụng cho các DNNVV. Sau đó được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 138/2011 TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán DNNVV theo quyết định 48/2006 QĐ-BTC, thông tư ban hành ngày 4/10/2011, có hiệu lực ngày 1/1/2012.

Ngày 22/12/2014, thông tư 200/2014 TT-BTC ban hành, có hiệu lực từ 5/2/2015 và được áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015. Thông tư 200 thay thế chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 15/2006 QĐ-BTC. Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế. Các DNNVV đang thực hiện kế toán theo chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn được lựa chọn vận dụng theo quy định của thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Ngày 05/8/2015, Bộ tài chính đưa ra dự thảo thông tư thay đổi chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 4/10/2011 của Bộ Tài chính. Thông tư này có hiệu lực áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2017.

2.2.2. Vai trò của chế độ kế toán

Ở Việt Nam, các quy định về kế toán, các hướng dẫn để thực hiện thường được đưa ra cụ thể, chi tiết. Do đó, những quy định mang tính định hướng, khái quát trong Luật kế toán, chuẩn mực kế toán chưa được áp dụng nhiều vào thực tiễn hoạt động kế toán, chủ yếu các kế toán viên thường vận dụng nội dung, hướng dẫn cụ thể trong các Nghị định, thông tư hay quy định cụ thể hóa trong chế độ kế toán. (Theo Trần Thị Thanh Hải, 2010). Vì vậy, chế độ kế toán giữ vai trò quan trọng trong hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam. Chế độ kế toán quy định cụ thể về tài khoản kế toán, chế độ chứng từ, phương pháp lập các Báo cáo tài chính để

(20)

cung cấp thông tin cho đối tượng sử dụng, hình thức ghi nhận thông tin và xử lý thông tin cho từng đối tượng kế toán. Những đổi mới và cải thiện trong CĐKT Việt Nam đã từng bước đáp ứng nhu cầu quản lý tốt hơn đối với các hoạt động kinh tế, tài chính ngày càng phức tạp, phong phú và đa dạng.

2.3. Chế độ kế toán tại các DNNVV

Nhằm cụ thể hóa các hướng dẫn về kế toán cho doanh nghiệp, Bộ tài chính đã ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp.Chế độ kế toán doanh nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học đó là Luật kế toán và chuẩn mực kế toán. Đối với các DNNVV, do có những đặc trưng nên Bộ tài chính đã ban hành chế độ kế toán riêng áp dụng cho các doanh nghiệp này và chế độ đó không ngừng được hoàn thiện trong những năm qua. Thực chất, chế độ kế toán cho DNNVV được xây dựng dựa trên chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp nói chung nhưng đã được giảm bớt, rút gọn nội dung đơn giản hơn.

Cụ thể, chế độ kế toán theo QĐ 48/2014 QĐ-BTC được ban hành để áp dụng cho DNNVV (sửa đổi, bổ sung tại TT 138/2011 TT-BTC) xây dựng dựa trên cơ sở áp dụng 7 chuẩn mực kế toán thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán và không áp dụng 7 chuẩn mực kế toán do không phát sinh nghiệp vụ kinh tế hoặc quá phức tạp đối với DNNVV. Các nội dung được loại trừ thường ít và không liên quan đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa như các hoạt động ở nước ngoài, các khoản đầu tư tài chính, hợp nhất kinh doanh…

(21)

STT Số hiệu và tên chuẩn mực

1 CM số 01 - Chuẩn mực chung 2 CM số 05 - Bất động sản đầu tư

3 CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác 4 CM số 16 - Chi phí đi vay

5 CM số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

6 CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 7 CM số 26 - Thông tin về các bên liên quan

Bảng 2.2 Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ cho DNNVV

STT Số hiệu và tên chuẩn mực

1 CM số 02 - Hàng tồn kho

2 CM số 03 - Tài sản cố định hữu hình 3 CM số 04 – Tài sản cố định vô hình

4 CM số 06 – Thuê tài sản

5 CM số 07 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết 6 CM số 08 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh 7 CM số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

8 CM số 15 – Hợp đồng xây dựng

9 CM số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

10 CM số 21 – Trình bày BCTC

11 CM số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

12 CM số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

(22)

STT Số hiệu và tên chuẩn mực 1 CM số 11 – Hợp nhất kinh doanh

2 CM số 19 – Hợp đồng bảo hiểm

3 CM số 22 – Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự

4 CM số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con

5 CM số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ 6 CM số 28 – Báo cáo bộ phận

7 CM số 30 – Lãi trên cổ phiếu

Bảng 2.4 Các chuẩn mực kế toán không áp dụng

Chế độ kế toán DNNVV không áp dụng cho doanh nghiệp Nhà Nước, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tín dụng. DNNVV có thể áp dụng chế độ kế toán doanh ngiệp theo QĐ 15/2006 QĐ-BTC, hiện nay được thay thế bằng TT200/2014 TT-BTC ( tùy vào đặc điểm của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn áp dụng hoặc không). Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc các lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán…được áp dụng chế độ kế toán đặc thù do Bộ tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.

Phần hệ thống tài khoản kế toán:

Hệ thống tài khoản là bộ phận quan trọng, được quy định để thực hiện và phân loại xử lý thông tin từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các Tài khoản cấp 1, Tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể mở thêm Tài khoản cấp 2 và Tài khoản cấp 3 đối với

(23)

những tài khoản không có qui định Tài khoản cấp 2, Tài khoản cấp 3 tại Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.

So với hệ thống tài khoản dành cho các doanh nghiệp có qui mô lớn thì hệ thống tài khoản theo QĐ 48/2006 QĐ-BTC ( sửa đổi bổ sung theo TT138/2014 TT-BTC ) áp dụng cho DNNVV đơn giản và gọn hơn. Chẳng hạn, tài khoản tài sản cố định theo TT200/2014 TT-BTC gồm 211, 212, 213, trong đó quy định cụ thể 211,212,213 gồm những tài khoản con nào. Còn theo QĐ 48/2006 QĐ-BTC thì chỉ theo dõi trên 211, sau đó cụ thể thành 2111,2112,2113. Ngoài ra, Theo QĐ 48/2006 QĐ-BTC các tài khoản chi phí sản xuất như 621, 622, 623 không có, không sử dụng tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”, 136/336 “phải thu/ phải trả nội bộ”...

Sau đây là một số tài khoản doanh nghiệp không sử dụng ( so với QĐ số 15/2006/QĐ-BTC) do không phát sinh nghiệp vụ ở các DNNVV:

QĐ số 15/2006/QĐ-BTC QĐ số 48/2006/QĐ-BTC

Nguyên nhân

TK 136 – Phải thu nội bộ Không sử dụng Do không phát sinh nghiệp vụ ở DNNVV TK 336 – Phải trả nội bộ Không sử dụng TK 158 – Hàng hóa kho bảo thuế Không sử dụng Chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu

TK 161 – Chi sự nghiệp Không sử dụng Chỉ sử dụng ở những đơn vị có các hoạt động sự nghiệp, hoạt động dự án được NSNN hoặc cấp trên

(24)

cấp kinh phí TK 221 – Đầu tư vào công

ty con

Không sử dụng Do không phát sinh nghiệp vụ ở DNNVV

TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Không sử dụng Nội dung không áp dụng ở CM số 17

TK 337 – Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng

Không sử dụng Nội dung không áp dụng ở CM số 15

TK 347 – Thuế TNDN hoãn lại phải trả

Không sử dụng Nội dung không áp dụng ở CM số 17

TK 512 – Doanh thu nội bộ Không sử dụng Do không phát sinh nghiệp vụ ở DNNVV

TK 113 – Tiền đang chuyển Không sử dụng TK 412 – Chênh lệch đánh

giá lại tài sản

Không sử dụng

Phần hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập với mục đích :

Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong một năm tài chính.

Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp của các chủ

(25)

doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

Báo cáo bắt buộc

- Bảng Cân đối kế toán: Mẫu số B 01 - DNN - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B 02 - DNN - Bản Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B 09 - DNN Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm phụ biểu sau: - Bảng Cân đối tài khoản: Mẫu số F 01- DNN

Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DNN

Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo tài chính chi tiết khác.

Tất cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc đối tượng áp dụng hệ thống báo cáo tài chính này phải lập và gửi báo cáo tài chính năm theo đúng quy định của chế độ này.

Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng, quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Với những đặc điểm về quy mô và quản lý DNNVV thì thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp này thường đơn giản, ngắn gọn hơn

Phần chế độ chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực khách quan vào chứng từ kế toán.

(26)

Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm:

- Chứng từ kế toán ban hành theo CĐKT doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm 5 chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu lao động tiền lương; + Chỉ tiêu hàng tồn kho;

+ Chỉ tiêu bán hàng; + Chỉ tiêu tiền tệ; + Chỉ tiêu TSCĐ.

- Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy định. Việc ghi chép

chứng từ phải rõ ràng, trung thực, đầy đủ các yếu tố, gạch bỏ phần để trống, không được tẩy xoá, sửa chữa trên chứng từ. Trường hợp viết sai cần huỷ bỏ, không xé rời ra khỏi cuống. Các doanh nghiệp khi in biểu mẫu chứng từ thuộc loại chứng từ kế toán bắt buộc phải theo đúng nội dung thiết kế biểu mẫu quy định trong chế độ này.

Biểu mẫu chứng từ kế toán là các loại hoá đơn, phiếu xuất, bảng kê,... liên quan đến việc tính thuế do Bộ Tài chính thống nhất phát hành. Đơn vị nào có nhu cầu tự in phải được Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện và phải đăng ký số chứng từ theo sê-ri của Bộ Tài chính.

Các chứng từ kế toán thuộc loại hướng dẫn hoặc bắt buộc, tuy nhiên theo dự thảo thông tư thay thế QĐ 48/2006 QĐ-BTC ngày 5/8/2015 thì tất cả các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn, DNNVV có thể áp dụng theo biểu mẫu hoặc tự thiết kế sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật kế toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. Nếu dự thảo thông tư này được áp dụng và có hiệu lực thì sẽ giúp các doanh nghiệp linh hoạt hơn trong sự lựa chọn.

Phần chế độ sổ sách kế toán

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên

(27)

quan đến doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.

Sổ kế toán tổng hợp, gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái. Số kế toán chi tiết, gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Nhà nước quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung và phương pháp ghi chép đối với các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký; quy định mang tính hướng dẫn đối với các loại sổ, thẻ kế toán chi tiết. Tuy nhiên theo dự thảo thông tư thay thế QĐ 48/2006 QĐ-BTC ngày 5/8/2015 thì tất cả các biểu mẫu sổ kế toán ( kể cả sổ cái, sổ nhật ký) đều thuộc loại không bắt buộc, DNNVV có thể áp dụng theo biểu mẫu hoặc bổ sung, sửa đổi sổ sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát. Nếu dự thảo thông tư này được áp dụng và có hiệu lực thì sẽ giúp các doanh nghiệp linh hoạt hơn trong sự lựa chọn.

Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại doanh nghiệp và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết.

Các hình thức sổ kế toán

Doanh nghiệp được áp dụng 1 trong 4 hình thức kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung;

- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; - Hình thức kế toán trên máy vi tính.

(28)

2.4. Các lý thuyết liên quan đến xây dựng và lựa chọn chế độ kế toán 2.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976 ( Theo Trần Việt Lâm (2013)- tạp chí kinh tế và phát triển, số 198, tháng 12/2013, tr52-59). Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền.

- Quan hệ nhà quản lý và cổ đông: Các giải pháp để giảm chi phí ủy quyền là thông qua hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hướng khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của công ty và tối đa hóa lợi nhuận công ty. Phần lớn các kế hoạch khen thưởng này dựa trên các con số kế toán, do đó nhà quản lý sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thông qua vận dụng chế độ kế toán để đạt được mục đích được hưởng lợi cá nhân của mình.

- Quan hệ cổ đông và chủ nợ: Để giảm chi phí ủy quyền, chủ nợ có thể đưa vào hợp đồng các điều khoản hạn chế như: kiểm soát việc chia cổ tức, kiểm soát hoạt động đầu tư, yêu cầu thông tin để giám sát tình hình hoạt động doanh nghiệp. Việc sử dụng các điều khoản hạn chế nói trên phải dựa trên số liệu kế toán của doanh nghiệp

Do đó, các nhà quản lý sẽ tìm cách vận dụng chế độ kế toán khi lập báo cáo tài chính có lợi nhất cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp gần đến tình trạng vi phạm hợp đồng vay.

Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa chủ thể và đại diện trong công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và vấn đề này được giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông và người quản lý công ty, thông qua thiết lập những cơ chế đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản lý, và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thường, tư lợi của người quản lý công ty.

(29)

Lý thuyết đại diện giải thích vì sao phải áp dụng hệ thống kế toán trách nhiệm trong DN , cung cấp những thông tin gì để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư và các cổ đông. Đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam thì các thông tin kế toán doanh nghiệp cung cấp chính xác và đầy đủ thực sự có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư.

Lý thuyết đại diện cũng là cơ sở để xây dựng các báo cáo nội bộ trong doanh nghiệp, các báo cáo đánh giá trách nhiệm phù hợp với hệ thống phân quyền trong các doanh nghiệp Việt Nam.

2.4.2. Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymetric information)

Lý thuyết bất cân xứng thông tin lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 bởi George Akerlo. Ngoài ra, trong một nghiên cứu của Myers và Majluf vào năm 1984, đã chỉ ra rằng việc bất cân xứng thông tin ảnh hưởng lên quyết định đầu tư và tài trợ của doanh nghiệp.

Theo các nhà kinh tế học, bất cân xứng thông tin có thể xảy ra khi các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên dẫn tới trả giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa. Hậu quả là người bán không còn động lực để sản xuất hàng hóa có giá trị và có xu hướng cung cấp những sản phẩm trung bình trên thị trường. Sau cùng, bất cân xứng thông tin thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm có chất lượng kém, hàng hóa tốt bị loại bỏ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch (adverse selection) cho cả hai bên. Bất cân xứng thông tin còn gây ra rủi ro đạo đức (moral hazard) và độc quyền về thông tin (information monopoly).

Theo đó, so với các nhà đầu tư bên ngoài, các nhà quản lý thường có thông tin đầy đủ hơn về tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, nhà quản lý có thể xây dựng hệ thống kế toán theo hướng làm tăng lợi nhuận, trong khi thực sự kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không như vậy. Do đó, cần vận dụng lý thuyết bất cân xứng thông tin vào vấn đề cung cấp thông tin kế toán, doanh nghiệp nên áp dụng, tuân thủ các quy định, vận dụng chế độ kế toán

(30)

một cách đúng đắn, hợp lý để cung cấp thông tin kế toán trung thực và minh bạch cho thị trường, giúp đối tượng bên ngoài đánh giá đúng tình hình doanh nghiệp.

2.4.3 Lý thuyết các bên liên quan ( Stakeholder theory)

Lý thuyết được đưa ra vào năm 1984 của Freeman. Theo lý thuyết này, “các bên liên quan” có thể là nhóm hoặc cá nhân, bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các hoạt động của doanh nghiệp. Các đối tượng này có thể là chủ nợ, nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước…Theo đó, hoạt động của doanh nghiệp cần được thực hiện dựa trên nhu cầu, lợi ích của nhiều bên liên quan. Các nhà lập quy cần xem xét lý thuyết này khi nghiên cứu, ban hành các quy định, chế độ kế toán liên quan đến việc trình bày, cung cấp thông tin kế toán, từ đó vận dụng chế độ kế toán tại các doanh nghiệp nói chung, DNNVV nói riêng sao cho phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên.

2.4.4 Lý thuyết lợi ích xã hội ( public interest theory)

Lý thuyết này được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Anh Arthur Cecil Pigou. Lý thuyết cho biết chính phủ sẽ có những hành động nhằm điều chỉnh những thất bại của thị trường. Quan điểm này cho thấy chính phủ sẽ có những hoạt động nhằm cải thiện phúc lợi xã hội nói chung và thiết lập các quy định nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Lý thuyết này giải thích cho sự can thiệp của Nhà nước vào những vấn đề khác nhau, trong đó có kế toán nhằm đảm bảo lợi ích của các bên liên quan và toàn xã hội. Do vậy, khi nghiên cứu vấn đề vận dụng chế độ kế toán cho DNNVV cũng không ngoại lệ, dựa vào nền tảng lý thuyết này, các kiến nghị và đề xuất được đưa ra trên cơ sở tác động trực tiếp vào cơ quan Nhà nước.

(31)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việc hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về DNNVV và chế độ kế toán cho các DNNVV là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các DNNVV. Trong chương này, luận văn đi vào định nghĩa DNNVV, phân tích vai trò cũng như đặc điểm của DNNVV và chế độ kế toán cho các DNNVV. Bên cạnh đó, luận văn đã tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các DNNVV từ nhiều nghiên cứu đã công bố. Để kiểm tra khả năng ảnh hưởng và kiểm định lại các nhân tố có thật sự tác động đến việc vận dụng chế độ kế toán tại các DNNVV, tác giả sẽ làm rõ vấn đề này trong chương sau.

(32)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CĐKT tại các DNNVV trên địa bàn TP.HCM và mô hình nghiên cứu đề xuất

Bản thân hệ thống các văn bản về chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn có liên quan

Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hải ( 2015) cho thấy đây là nhân tố có tác động đến việc vận dụng các văn bản pháp lý kế toán ở các DNNVV ở Việt Nam. Chế độ kế toán cũng là một phần của các văn bản pháp lý này.

Ngoài ra, theo Trần Đình Khôi Nguyên, 2010, những kết quả điều tra thử đã làm sáng tỏ rằng sự phức tạp của các văn bản về chuẩn mực/ chế độ kế toán được xem là một trong những rào cản ảnh hưởng đến việc vận dụng các chế độ kế toán vào thực tiễn .

Hiện nay chúng ta có chế độ kế toán cho DNNVV theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành năm 2006. Văn bản này khi mới ra đời được kỳ vọng là “sẽ giảm bớt khá nhiều thời gian công sức cho doanh nghiệp, song vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ yêu cầu quản lý cho bản thân doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước” ( Phát biểu của ông Đặng Thái Hùng – Vụ chế độ kế toán, Bộ Tài Chính), tuy nhiên kết quả thực tế vận dụng không đạt như mong muốn. Theo kết quả khảo sát từ các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ DNNVV áp dụng chế độ kế toán này còn thấp và chất lượng thông tin kế toán mang lại chưa được đánh giá cao. Hơn nữa tính pháp lý của văn bản này chưa cao vì mở ra cơ hội cho DNNVV được lựa chọn áp dụng giữa hai chế độ kế toán làm ảnh hưởng khả năng so sánh của thông tin và gây khó khăn cho người sử dụng ( Trần Thị Thanh Hải, 2015). Việc chuyển đổi từ CĐKT cũ sang CĐKT mới cùng với việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hành kế toán trong thời gian ngắn có thể gây không ít khó khăn cho việc vận dụng CĐKT cũng như việc kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý ( Hồ Phan Minh Đức và cộng sự, 2010). CĐKT trong những năm qua đã có những thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung. Bản thân hệ thống CĐKT vẫn chứa đựng rất nhiều vấn đề cần cải

(33)

thiện để hoàn chỉnh. Từ các quan điểm trên tác giả nhận thấy đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán, việc đưa nhân tố này vào mô hình nghiên cứu đề xuất cũng phù hợp với điều kiện, bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đề xuất giả thuyết đầu tiên:

Giả thuyết H1: Bản thân hệ thống các văn bản về chế độ kế toán có tác động

dương đến việc vận dụng chế độ kế toán • Trình độ của kế toán viên

Nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2010) và Trần Thị Thanh Hải (2015), cả hai tác giả đều chỉ ra rằng trình độ kế toán có ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng các văn bản pháp lý về kế toán. Ngoài ra, nghiên cứu của Hồ Phan Minh Đức và cộng sự (2010) được thực hiện tại Huế cũng cho thấy bản thân nhân viên kế toán không nắm vững CĐKT áp dụng tại đơn vị mình.

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, vị trí và vai trò của người làm kế toán là rất quan trọng. Trong quá trình thực hiện công việc của mình, các kế toán viên phải thường xuyên tìm hiểu, vận dụng các chế độ, chuẩn mực kế toán. Bất cứ sự sai lệch nào về số liệu kế toán cũng ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc học hỏi, nâng cao trình độ, nắm vững và vận dụng các văn bản pháp lý, chế độ kế toán là hết sức cần thiết đối với mỗi kế toán viên. Lịch sử phát triển của kế toán các nước cho thấy, sự phát triển của kế toán có liên quan đến mức độ giáo dục và chuyên nghiệp của kế toán viên. Kết quả nghiên cứu của Catalin Nicolae Albu ( 2010) cho thấy trình độ của người làm kế toán có tác động đến việc vận dụng các chuẩn mực kế toán vào thực tiễn. Nếu kế toán có những hạn chế về chuyên môn sẽ dẫn đến việc hiểu không đúng và vận dụng không hiệu quả các văn bản, chế độ kế toán.( Trần Thị Thanh Hải, 2015). Theo Trần Đình Khôi Nguyên (2010) , trình độ của kế toán viên ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn các kỹ thuật, vận dụng các chính sách kế toán phù hợp vào công tác kế toán để tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp mình. Người làm kế toán và năng lực chuyên môn của họ là hết sức quan trọng. Họ là những người trực tiếp vận dụng CĐKT vào thực tiễn tại

(34)

các doanh nghiệp. Từ những nhận định trên, tác giả nhận thấy đây là nhân tố cần được đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất.

Giả thuyết H2 : Trình độ của kế toán viên có tác động dương đến việc vận

dụng chế độ kế toán.

• Ảnh hưởng của công tác thanh tra/kiểm tra

Nhân tố này được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2010) và Trần Thị Thanh Hải (2015). Việc không giám sát/ kiểm tra của các cơ quan chức năng làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin kế toán tài chính( Trần Đình Khôi Nguyên, 2010). Theo Luật kiểm toán độc lập, các DNNVV nếu không phải là DN nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài hay kinh doanh lĩnh vực đặc thù…nhìn chung không thuộc dạng kiểm toán bắt buộc mà chỉ khuyến khích. Do đó, việc tuân thủ các quy định về kế toán của các DN này gần như chưa được chú ý. Mặc dù trong Luật kế toán có quy định kiểm tra kế toán (chương 2, mục 4, từ điều 35 đến điều 38) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán, tuy nhiên việc thực thi các quy định thật sự không chặt chẽ, chủ yếu giao cho cơ quan thuế kiểm tra. Chính sự quản lý lỏng lẻo này nên các DNNVV chưa quan tâm đến việc áp dụng đầy đủ và đúng đắn chế độ kế toán. Ở khía cạnh này, cần xem vai trò thanh tra/kiểm tra/kiểm toán như là một nhân tố không thể thiếu trong việc vận dụng chế độ kế toán ở các DNVVN. Ngoài sự thanh tra/ kiểm tra của cơ quan chức năng, thì chính chủ doanh nghiệp cũng cần giám sát bộ phận kế toán vì những thông tin tài chính mà kế toán cung cấp liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp ( Trần Thị Thanh Hải, 2105). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ thường có tâm lý ỷ lại, chủ quan và ít quan tâm đến các thông tin kế toán. Công tác thanh tra/kiểm tra mang tính áp đặt, bắt buộc các doanh nghiệp tuân thủ CĐKT. Trên cơ sở đó, với môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam, tác giả nhận thấy nhân tố này cần được đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất.

Giả thuyết H3 : Ảnh hưởng của công tác thanh tra/ kiểm tra có tác động dương

(35)

• Ảnh hưởng của thuế

Theo mô hình nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2010), thuế cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực, chế độ kế toán. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Szilveszter FEKETE Yau M.DAMAGUM Răzvan Mustata Dumitru Matis Ioan Popa (2010) thì nhân tố này cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp. Cơ quan thuế có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kế toán tại các doanh nghiệp. Đây cũng là cơ quan thường xuyên kiểm tra và đọc các Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Trong thực tế luôn tồn tại sự khác biệt về chính sách thuế với các quy định về chuẩn mực, chế độ kế toán. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế phải hiểu và có cách ứng xử phù hợp với sự khác biệt này. Theo Berinde , Rachisan (2005), nghiên cứu tại các DNNVV tại Rumany chỉ ra rằng thuế có ảnh hưởng đáng kể đến công tác kế toán. Bosnyak (2003) cũng cho rằng trách nhiệm về các khoản chi phí liên quan đến thuế tác động đến những lựa chọn về chế độ, chính sách kế toán. Ngiên cứu của Szilveszter (2010) cho rằng chi phí thuế có liên quan đến việc lựa chọn, vận dụng các chế độ, chính sách kế toán.

Công việc ghi nhận và đo lường kế toán thường dựa trên cơ sở qui định của thuế. Nhận thức đó đã ăn sâu và tác động rất lớn vào hành vi của người làm kế toán, dù những cải cách gần đây đã thay đổi tác động của thuế với kế toán. Kết quả điều tra thử nghiệm từ cả phía cơ quan thuế và kế toán viên cũng ủng hộ việc xem xét nhân tố này là không thể thiếu trong việc vận dụng chế độ kế toán trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế hiện nay ở Việt Nam.( Trần Đình Khôi Nguyên, 2011). Từ những nhận định trên, luận văn đưa nhân tố thuế vào mô hình nghiên cứu đề xuất.

Giả thuyết H4 : Ảnh hưởng của thuế có tác động dương đến việc vận dụng chế

(36)

• Quy mô của doanh nghiệp

Nhân tố này được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Thị Thanh hải (2015). Các doanh nghiệp càng lớn càng bị ràng buộc bởi rất nhiều nguyên tắc kế toán để mang lại thông tin tài chính đáng tin cậy, các DNNVV do tính chất khá đơn giản, không hoạt động đa dạng, phong phú như DN lớn nên hệ quả là chất lượng thông tin kế toán chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến việc vận dụng các chế độ kế toán chưa thật sự đầy đủ và hiệu quả. DN lớn phải thực hiện CĐKT được Bộ Tài chính ban hành tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Theo đó, đối tượng này phải thực hiện đầy đủ 26 chuẩn mực kế toán, trong khi đó, DNNVV chỉ phải thực hiện đầy đủ 7 chuẩn mực, giảm bớt 7 chuẩn mực và không thực hiện tất cả các nội dung trong 12 chuẩn mực khác. Cụ thể, về hệ thống tài khoản, nếu như DN lớn phải thể hiện 86 tài khoản cấp 1, thì DNNVV chỉ thực hiện 51 tài khoản và ngay việc thể hiện tài khoản cấp 1, DNNVV cũng được tinh giản rất nhiều nội dung. ( Theo ông Đặng Thái Hùng, Phó vụ trưởng Vụ CĐKT - kiểm toán - Bộ Tài chính).

Sian & Robert (2009) chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ tương ứng giữa quy mô doanh nghiệp và sự phức tạp của tổ chức công tác kế toán (Theo Trần Thị Thanh Hải, 2015). Các DN có qui mô lớn thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy việc vận dụng các chế độ kế toán sẽ đầy đủ hơn. Nghiên cứu của McLeay and Jaafar (2007) cho rằng việc lựa chọn các phương pháp kế toán cụ thể phụ thuộc vào quy mô của công ty đó. Coke (1989) and Raffournier (1995) chỉ ra có sự liên quan đáng kể giữa quy mô công ty và các thông tin tài chính được trình bày, họ còn cho rằng các DNNVV cung cấp ít các thông tin trên các báo cáo và việc lựa chọn việc trình bày thông tin tài chính cũng như các chính sách kế toán là tùy vào quy mô hoạt động, đặc điểm của DN đó. Từ các quan điểm trên, tác giả nhận thấy quy mô doanh nghiệp là nhân tố cần được đưa vào mô hình nghiên cứu đề xuất.

Giả thuyết H5 : Qui mô của doanh nghiệp có tác động dương đến việc vận

(37)

• Cơ sở hạ tầng kế toán

Theo nghiên cứu của Trần Thị thanh Hải (2015) thì đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến việc vận dụng các văn bản pháp lý kế toán tại các DNNVV. Cơ sở hạ tầng kế toán là các hệ thống và dịch vụ cơ bản cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động kế toán đúng chức năng và thành công, bao gồm tổ chức nghề nghiệp, hệ thống đào tạo kế toán…Với cơ sở hạ tầng phát triển thì hoạt động kế toán sẽ thực hiện thuận lợi và các văn bản về chế độ kế toán được vận dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả . Với sự phát triển của công nghệ, việc tin học hóa công tác kế toán giúp giảm gánh nặng, thời gian cho bộ phận kế toán. Các tổ chức, hội nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng nếu hoạt động tốt, chủ động tư vấn và hỗ trợ, giải đáp cho các doanh nghiệp đúng lúc sẽ phần nào giúp cho các DNNVV vận dụng các văn bản pháp lý về chế độ kế toán vào thực tiễn một cách nhanh chóng và đầy đủ và đúng đắn. Trên cơ sở đó, luận văn kỳ vọng đây là nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CĐKT.

Giả thuyết H6 : Cơ sở hạ tầng kế toán có tác động dương đến việc vận dụng

chế độ kế toán.

• Áp lực cung cấp thông tin

Nghiên cứu của Collis & Jarvis (2000) cho thấy đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của các DN nhỏ chủ yếu là cơ quan thuế, ngân hàng, bản thân nhà quản lý DN. Các nghiên cứu của Carberg et al (1985); Deakins & Hussain (1994) cho rằng thông tin trên BCTC đóng vai trò quan trọng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Tzovas (2006), nghiên cứu được thực hiện tại Hy Lạp cũng cho thấy, các báo cáo lời lỗ của DN ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cũng là một trong những đối tượng cung cấp thông tin mà DN hướng đến. Số liệu báo cáo tài chính trung thực và hợp lý luôn là một trong những tiêu chí để các đối tác có thể xem xét trước khi ra các quyết định kinh doanh. Đối với các nhà đầu tư vào các DNNVV, không giống nhà đầu tư của doanh nghiệp lớn, việc so sánh, phân tích thông tin trên BCTC không quá quan trọng và nhiều thông tin được yêu cầu so

(38)

với công ty đại chúng thì lại không thật cần thiết đối với các doanh nghiệp này. Từ những quan điểm trên, có thể thấy người sử dụng thông tin và nhu cầu sử dụng thông tin kế toán có tác động đến chất lượng thông tin kế toán. Điều này gián tiếp tác động đến việc vận dụng khung pháp lý về kế toán một cách hợp lý để tạo ra thông tin kế toán hợp lý, đáng tin cậy. Nhân tố này cũng được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hải (2015). Từ đó, luận văn tìm ra nhân tố áp lực cung cấp thông tin kế toán có thể ảnh hưởng đến việc vận dụng CĐKT.

Giả thuyết H7 : Áp lực cung cấp thông tin có tác động dương đến việc vận

dụng chế độ kế toán.

Qua các nhận định về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng CĐKT tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mục ở trên , tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau :

(39)

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Vận dụng chế độ

kế toán

Bản thân hệ thống CĐKT

Trình độ kế toán 

Công tác thanh tra/ kiểm 

tra

Thuế

Quy mô doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng kế toán

Áp lực cung cấp thông tin

Referências

Documentos relacionados

có thể đề xuất quy trình với nồng độ F - cao hơn so với thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu suất xử lý Flo chúng tôi đã nghiên cứu tiếp

Ӣ đây do mӝt hҥn chӃ vӅ công nghӋ cũng như thiӃt bӏ, kӻ thuұt nên chӍ giӟi thiӋu quy trình cơ bҧn nhân giӕng lan Hӗ ĐiӋp bҵng phương pháp nuôi cҩy mô

Lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng lý thuyết mờ để xác định và hiệu chỉnh tham số cho bộ điều khiển PID là một lĩnh vực khá phức tạp mặt khác do trình độ và thời

Trong kính hiển vi trường tối, một chùm ánh sáng trắnng hẹp được sử dụng với độ phóng đại 100x, các hạt nano khác nhau sẽ tán xạ ánh sáng khác nhau, tùy thuộc

Mặt khác, kể cả những mô hình khác, sự giảm ứng suất có hiệu trung bình trong quá trình gia tải không thoát nước, nhưng thậm chí khi sử dụng các mô hình cao

Đề tài “Hình ảnh thương hiệu Đại học Thủy Lợi đối với học sinh cấp III” sẽ tập trung cụ thể về cách đánh giá hình ảnh thương hiệu áp dụng mô hình CBBE của

Phương pháp nghiên cứu là kết hợp lý luận, khảo sát tư liệu các giáo trình, một số luận văn tốt nghiệp, sách báo… để tập hợp những vấn đề chung đã có, khảo sát thực tế

Là một cán bộ hiện đang làm việc tại Viện Khoa học Lao động và xã hội, là cơ quan nghiên cứu đầu ngành của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhiệm vụ chủ yếu