• Nenhum resultado encontrado

Tổng Quan Về Các Mô Hình Nghiên Cứu Tác Dụng Chống Viêm Của Thuốc

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Tổng Quan Về Các Mô Hình Nghiên Cứu Tác Dụng Chống Viêm Của Thuốc"

Copied!
56
0
0

Texto

(1)

BỘ Y T Ế

T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C

Dược

H À NỘ I * * * * * * * * * * *

LÊ THỊ NGA

TỔNG QUAN VỂ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN cứu

TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA THUỐC

(KHÓA

LUẬN T Ố T N G H IỆ P DU

Ọc

S Ỹ KH Ó A 2 0 0 3 -2 0 0 8 )

Người hướng dãn : T S . Đ ào

Thị Vui

Nơi ihực hiện :

B ộ m ôn Dược lý

Trường đ ạ i h ọ c D ược H à N ội

Thời gian thực hiện:

02Ỉ2008

-

05/2008

V

I í— A V ^L.

í

(2)

hòi cám 0R

Bể cỏ kết' quả báo cáo như ngày hôm nay, tôi xin bày íỏ lòng biết

ƠĨ

1

sâu s ắ c tới

T I.

S ào

Thi

Vui - Rgườĩ thầy đã ỉận tình dìu dắt và

hướng dản tôi hoàn thành Khóa luận này.

Tôi xin chân íhành cảm ơn cá c thầy cô giáo trong Bộ mủn

Bưục

đã tạo mọi điều hiện và nhiệt tinh giúp đỡ lôi trong suốt thời gian học

tập và làm Khóa luận.

Tôí

xin chân thành cảm ơn tập thể

Thư viện

trường Đại

T)ỌC

Dược

ĩịà Hội đã giúp dỡ tôĩ rất nhiều trong quá Irình làm hháa luận này.

Tôi xỉn chân thành cảm ơn Ban flt*m

hiệu

trường Dụi ĩịọc Được

Tịà Hội đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợt cho tồi hoàn thành tốt Khóa

luận

Và cuối cùng, tôi xỉn bày tô lòng biết ơn vô hạn tới gin đình, người

Hì an Tà

bạn

bỀ là những người luôn cổ vũ, động viên, ỉà chồ dựa tinh

thần cho lôi những lúc hhó hhăn trong học tập và cuộc sống.

Tịà Hội. ngày 2 1 /0 5 /2 0 0 8

Sinh viên: liê Thị ĩìga

(3)

MỤC LỤC

Đ Ặ T VẤN Đ Ể ... 1 1. V IÊ M VÀ T H U Ố C C H Ố N G V I Ê M ... 2 1.1. ĐẠT CƯƠNG V Ề V I Ê M ...2 1.1.1. Khái n i ệ m ... 2 1.1.2. Nguycn nhân gây v ic m ...2 1.1.3. Phân l o ạ i ...2

1. ỉ .4. Diễn biến phản ứng viêin ... 3

1.1.5. Các yếu tố tham gia vào phản ứng v icm ...5

1.2. T H U Ố C C H Ố N G V I Ê M ... 1 ] 1.2.1. Hóa dược chống v ic m ... ỉ ỉ 1.2.2. Đông dược chống viêm ... 14

2. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN c ứ u TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM

C Ủ A T H U Ố C ... 16 2 . 1 M ô hình gây viêm cấp và bán c ấ p ... 16 2.1.1. M ô hình gảy phù hàn chân c h u ộ t ... 16

2. ỉ .2. M ô hình gây phù tai chuộl... 18

2. ] .3. M ô hình gây tăng tính thấm thành m ạ ch ...21

2.1.4. M ô hình gây viêm màng phổi... 23

2 . 1

.5.

Mô hình gây ban đ ỏ ... 2 4 2.1.6. Mô hình tạo túi u h ạ t ...

25

2.2.

Mô hình gây viêm mạn t í n h ...26

2.2.1. M ô hình gây u hạt thực nghiệm ... 2 6

2.2.2.

M ô hình gây viêm đa khớp thực n g h iệ m ...28

2.3. M ô hình nghiên cứu cơ ch ế chống v i ê m ...3 0 2.3.1. Gây kết tập bạch cẩu đa n h ân ... 3 0 2.3.2. Gây hóa ứng động đại thực b à o ... 30

(4)

2.3.3. Thí nghiệm về các chất chuyển hóa của acid ara ch id o n ic... 31 2 .3.4. Gây giải phóng các cytokin từ tế bào bạch c ầ u ... 34 3 . B À N L U Ậ N ...3 6 3.1. Bàn luận vé mô hình nghicn cứu tác dụng chống viêm của th u ố c ... 3 6

3.1.1. M ô hình gây vicm cấp và bán c ấ p ...36 3.1.2. Mô hình gây viêm mạn t í n h ... 39 3.1.3. M ô hình nghiên cứu cư ch ế chống viêm ...4 0 3.2. Hướng lựa chọn mô hình nghiên cứu thuốc chống viêm ở Việt N a m . 42

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT... 45

4.1. Kết l u ậ n ... 4 5 4.2. Đề xuất...4 6 T À I L I Ệ U T H A M K H Ả O

(5)

CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIÊT TẮT

C O X - 1 C y clo o x y g cn a sc-1 C O X -2 Cyclooxygenase-2 D M S O Dimethyl Sulfoxid

F M L P Form yl-L-m ethionyI-L-leucyl-Lphcnylam in

IL -] Inícrlcukin-1 IL -6 Interleukin-6 IL -8 Inlerleukin-8 L O X Lipooxygcnasc L P S Lipopolysaccharid L T B 4 Lcucotrien B4

N SA ID s Non-Stcroidal Anti-Inriammalory Drugs Thuỏc chống viêm không steroid

P A F Platclct Acĩivating Faclor- yếu lố hoại hóa tiểu cầu

PG Prostaglandin

PG Ej Prostaglandin E|

PCiE 2 Prostaglandin E 2 P G E 3 Prostagiandin E,

PG I2 Prostacyclin

T N F Tumor Nccrosis Factor- yếu tố hoại tử u T X A 2 Thromboxan A ,

(6)

Đ Ặ T VÂN Đ Ể

Viêm là một hiộn tượng bệnh lý phổ hiến, theo thống ké có 1/3 bệnh nhân đến khám hay nhập viộn là có tình trạng viêm. Ngày nay, nhờ sự phát triển của y dược học, con người đã có những hiểu biết sâu hơn về cơ chế phân tử của phản ứng viêm. Từ đó giúp tìm ra các cơ chế tác dụng của thuốc chống viêm, đồng thời gợi ra những hướng mới trong nghiên cứu phát triển ihuốc chống viêm mới. Hiện nay có nhiều thuốc chống viêm được sử dụng như NSAIDs. glucocorticoid, enzym chống viêm, dược liệu chống viêm, trong đó NSAIDs và glucocorticoid là hai nhóm thuốc chống viêm kinh điển, có tác dụng tốt trên nhiều loại vicm và được sử dụng phổ biến. Nhưng các thuốc này cũng có nhiều lác dụng không mong muốn: gây viêm loét đường tiêu hóa, ảnh hưởng quá trình đông máu, tạo máu, xốp xương...gây nguy hiểm cho các bệnh nhân đạc biệt là với các bệnh nhân viôm mạn tính. Vì vậy, việc tìm kiếm, nghiên cứu các thuốc chống viêm mới có hiệu quả tốt. ít tác dụng không mong muốn là yêu cổu cấp thiết đôi với các nhà khoa học. Từ lúc phát hiện ra ti ém năng của một dược liệu cũng như hóa dược chống viêm đến lúc biến nó trở thành một chế phẩm thuốc hoàn chỉnh là cả một chặng đường dài, trong đó giai đoạn tiền lâm sàng-thử tác dụng dược lý là kháu rất quan trọng. Và để thực hiện việc đó thì không thể thiếu các mồ hình thực nghiệm phù hợp giúp chứng minh thuốc đó thực sự có tác dụng hay không? liều lượng trong khoảng nào? cơ chế tác dụng ra sao?

Hiện nay tại Việt Nam các mô hình nghiên cứu tác (lụng chống viêm của thuốc còn ít và hạn chế cũng như chưa được thống kc một cách đầy đủ. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Tổng quan về các mô hình nghiên cứu tác dụng chống viêm của thuốc" với mục tiêu:

+ Tổng quan về cấc mô hình nghiên cứu tác dụng chống viêm của thuốc. + Đánh giá các mô hình nghiên cứu tác dụng chống vicm của thuốc.

+ Bước đầu lựa chọn một số mô hình nghiên cứu tác dụng chống vi ôm của thuốc phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam.

(7)

1. VIÊM VÀ THUỐC CHỐNG VIÊM 1.1. ĐẠI CƯƠNG V Ể V IÊM

1.1.1. Khái niệm

Theo từ điển Bách khoa Dược học: “Viêm là phản ứng lại chỗ của cơ thổ do các mô bị kích thích hoặc tổn thương. Đó là một phán ứng phức tạp cua các mô liên kết và của tuần hoàn mao mạch

nơi hị tác động, được biểu hiện bằng các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và rối loạn chức phận” [23].

Theo Vũ Triệu An: “Viêm là tập hợp các phản ứng tế bào. phân tử, mô và dịch thể mà cơ thể phát động để phản ứng với mọi khả nãng gày tổn thương đến tính toàn vẹn cùa nó hay đổ chế ngự. hạn chế, bâì hoạt, tiêu hủy nhân tô tấn công rồi dọn sạch mô đã bị tổn thương” [9].

1.1.2. Nguyên nhân gây viêm [21] ★ Nguyên nhân ngoại sinh

-

Do vi sinh vật:

vi khuẩn, virus, một số loại nấm, các vi sinh vật đơn bào, ký sinh trùng và côn trùng.

-

Do các chất hỏa học:

do hóa chất (acid. bazơ.. đo thuốc...

-D o yêu tô vật lý:

chấn thương, dị vật, nhiệt (hỏng nóng, hỏng lạnh), tia phóng xạ. bức xạ...

★ Nguyên nhân nội sinh

-

Sản phẩm chuyển hóa:

như urê máu tăng gây viêm màng phổi, màng lim; aicd uric tăng gây viêm khớp trong bệnh Gút.

-

H oại tử kín gáy viêm vô trùng:

như hoại tử chỏm xương đùi. -

Phản ứng tự miễn-,

như bệnh thấp khớp, viêm cầu thận. -

Viêm xung quanh tổ chức ung thư ...

1.1.3. Phân loại

-

Theo nguyên nhản:

viêm nhiễm trùng và viêm vô trùng.

-

Theo vị trí:

viêm nông, viêm sâu hoặc viêm bên ngoài, viêm bên trong.

-

Theo dịch rì viém:

viêm Ihanh dịch, viêm tơ huyết, viêm mu...tùy theo dịch rỉ viêm giống huyết thanh, huyết tương hay chứa nhiều bạch cầu thoái hóa.

(8)

-

Theo tiến triển của viêm gồm có:

viêm cấp và viêm mạn. Viêm cấp có 4 triệu chứng điển hình là sưng, nóng, đỏ, đau và có đặc điểm là tăng mạnh số lượng hạch cầu đa nhân tại mô bị tổn thương. Viêm mạn có đặc điểm là tăng số lượng các đại thực bào. lympho bào, tương bào và bạch cầu ái toan.

1.1.4. Diẻn biến phản ứng vicm

Quá trình điền biến của viêm có thể chia thành năm giai đoạn, các giai đoạn ít nhiều đan xen lẫn nhau hơn là xảy ra liên tiếp.

/ .

1.4.1. Giai đoạn cảm ứng

Khi yếu tố gây viêm xâm nhập vào cơ thể tại một điểm nào đó thì những tế bào hảo vệ lại chỗ và hệ thống dịch thê tiếp xúc (đông máu, bổ thổ) sẽ gây mộl phản ứng tức khắc. Những phản ứng ban đầu phóng ra các tín hiệu hóa học khuyếch tán tới mọi tế bào có khả năng phản ứng lại nhằm khoanh vùng tổn thương lại.[9]

/ .

1.4.2. Giai đoạn phản ứng m ạch máu

Phản ứng này xảy ra rất sớm sau tổn thương và phái triển ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào sự trầm trọng của tổn thương mô. Đầu tiên là sự co mạch chớp nhoáng xuất hiện

các tiểu động mạch do hưng phấn thần kinh co mạch. Sau đó ià hiện tượng giãn các mạch máu theo thứ tự từ các tiểu động mạch, mao mạch rồi đến tiểu tĩnh mạch. Sự giãn mạch dẫn đến tăng tuần hoàn tại chỗ gây nên các triệu chứng nóng và đỏ.

Phản ứng tuần hoàn quá mạnh tlản tới các rối loạn nghiêm trọng như giãn mạch cực độ, dòng máu chảy chạm lại. gây tăng tính Ihấm thành mạch làm thoát dịch ri viêm giàu protein vào các mô quanh huyết quản. Do sự chcn ép của dịch rỉ viêm và do một số yếu tô mạch máu (liột thần kinh vận mạch, tế hào nội mạc sưng to, tăng độ nhớt của m áu...) gây ứ mấu làm mất tuần hoàn từ động mạch sang tĩnh mạch, thiếu oxy, gây rối loạn chuyển hóa. làm tổn thương tổ chức và vicm phát tri ổn loàn diện (biếu hiện lâm sàng là phù và đau). [6. 15].

1.1.4.3. Giai đoạn phản ứng tê bào

Phản ứng tế hào là phản ứng cơ bản nhất phản ánh khả nãng bảo vệ của cơ thổ chống vicm. trong đó bạch cầu đóng vai trò quan trọng nhất. Hoạt động của bạch cầu tại ổ viêm gồm hai hiện tượng xảy ra kế tiếp nhau:

(9)

★ Bạch cảu thoát mạch

Bình thường bạch cầu chỉ dính với nội mô ớ mức thấp. Khi có viêm, dưới tác động của các chất trung gian hóa học (yếu tố hoại tử u (TNF), intcrlcukin-1 (IL-1), prostacyclin (P G I,)...) thì bạch cầu tăng khả năng bám dính với tế bào nội mô. Sau khi dính vào các tế bào nội mô, bạch cầu chuyển động nhẹ dọc theo bề mặt nội mô, luồn những chân giả vào kẽ hở giữa các tế bào nội mô rồi xuyên qua vào khoảng gian bào ngoài mao mạch. Tiếp theo, bạch cầu di chuyển Irong mô kẽ về phía mô viêm do kích thích hóa ứng động. Các chất gây hóa ứng động bạch cầu là: các sản phẩm cua vi khuẩn (các peptid có các acid amin lận cùng là N-formyl-methionin); các sản phẩm của hệ Ihống bổ thể bị hoạt hóa (C3a, C5a); prostaglandin, leucotrien: các cytokin; fibrin và các sản phẩm phân hủy của fibrin— [5. 6. 15].

★ Hiện tượng thực bào và thoát hạt

Khi tới ổ viêm, bạch cầu nhận biết và dính với đôi tượng bị thực bào. Sau đó. bào tương của thực bào kéo dài ra tạo thành giả túc tiến đến bao quanh lấy đối tượng (nuốt), sập giả túc lại tạo thành hốc thực bào. Màng của hốc thực bào sát nhập với màng bào tưưng của hạt lysosom. rồi các thành phần của lysosom đổ vào hô thực bào để phần hủy đỏi tượng thực hào (bạch cầu mất hạt).[7].

1.1.4.4. Giai đoạn toàn thân

Khi ổ viêm chiếm một thổ tích mô lớn thì nó phát tán các yếu tồ hoạt hóa đi xa qua tuần hoàn máu với số lượng đủ đê làm các trung tàm thần kinh chuyên biệt tham gia. Các trung tâm ấy gửi đi xung động thần kinh làm íhav đổi bộ máy ổn nhiệt của cơ thể và kích thích vùng liền yên là bộ phận điều hòa cơ chế đáp ứng đối với các tấn công. Kết quả là có các phản ứng toàn thân như: sốt. tăng hạch cầu. tăng tốc độ máu láng, rối loạn chuvển hóa (glucid. lipid, protcin)....[9J.

ỉ . 1.4.5. Giai đoạn thành sẹo hay chuyển sang mạn tính

Sau một thời gian những hoạt động thoái hóa ngừng, thay vào đó là phản ứng tổng hợp. Khi ấy nguyên bào xơ giữ một vai trò chủ yếu. Chúng hình thành sợi collagen và những phân lử proteoglycan cần cho việc sửa chữa mô bị viêm. Khi viêm kco dài nhiều ngày thì viêm chuyển sang mạn tính, Irong đó quá trình phá hủy và hàn gán tổn thương mô xảy ra đổng thời. Viêm u hạt là một hình thái đặc hiệt của

(10)

viêm mạn tính, trong đó đại thực bào chiếm ưu thế và chuyển thành các tế bào dạng biểu mô (epitheloid cell)- là các tê bào không có khả năng thực bào nhưng có Ihổ bát giữ các mảnh nhỏ. Các đại thực bào cũng có thổ hợp lại thành các tế hào khổng lổ giúp chúng có khả nãng thực bào những đối tượng lớn. u hạt được bao bọc bởi vỏ bọc xơ gồm collagen, proteoglycan làm cho khối u hạt không đủ máu tưới, thuốc không thâm nhập được vào trong nèn viêm khó chữa và kéo dài.[5. 9]

1.1.5. Các yếu tô tham gia vào phản ứng viêm

Viêm là một phản ứng phức tạp, có sự tham gia của nhiều yếu tố tế bào và Ihô dịch.

ỉ. 1.5.1. Các tê bào tham gia vào phan ứng viêm

★ Bạch cầu đa nhân trung tính

Bạch cầu đa nhân trung tính chiếm khoảng 60-70% tổng số bạch cầu, có chức năng chính là tìm kiếm phá hủy vi khuẩn, là hàng rào bảo vệ đầu ticn của cơ thể với nhiễm trùng. Các bạch cầu này chứa nhiều hạt bên trong tế bào. Thành phần chính của các hạt này là các cnzym có khả năng ticu hóa các thành phần cấu trúc của vi khuẩn cũng như phân hủy mô của vật chủ.[7,21 ]

★ Bạch cảu ái

kiém

và dưỡng bào

Là những tế bào quan trọng trong phản ứng viôm. Bạch cầu ái kiềm tuần hoàn trong máu và được huy động khi có dị ứng. Dưỡng bào cư trú và thuần thục tại mô. Các hạt ưa kiềm chứa các chất trung gian như histamin, serin protease, sulíatase, glycosidasc và carboxypeptidase A.[ 13]

★ Bạch cáu ái toan

Bào tương chứa các hạt đạc hiệu ưa acid. trong chứa nhiều protcin có hoạt tính sinh học, đặc biệt là protein EBP (eosinophilic basic protein) rất độc với ký sinh trùng. Bạch cầu ái toan còn có tác động điều hòa và kiểm soát quá trình viêm.[5]

★ Bạch cầu đơn nhân và đại thực bào

Bạch cầu đơn nhân lưu hành trong các mao mạch và có thổ thoát khỏi vòng tuần hoàn đi vào mô. Tại mô chúng được biệt hóa thành các đại thực bào. Bạch cầu đơn nhân và đại thực hào là những tế hào đầu tiên bị thu hút lới ổ viêm bởi nhiều chất hóa ứng động như sán phẩm thoái hóa của mô và màng vi khuẩn, các thành

(11)

phần bổ thế đã bị hoại hóa. phức hợp kháng nguyên-kháng thể, mảnh sợi collagcn. Tại vị trí viêm, đại thực bào sản xuất các chất trung gian hóa học gây viêm như [ L - l .

IL-6, TNF-a, PG...làm khuyốch đại phản ứng ra xa.[9,13] ★ Lvmpho bào B, T và tê bào NK [7]

Lympho bào B:

tham gia vào miền dịch dịch thổ. Khi kháng nguyên vào cơ thể sẽ gắn với tế bào B có kháng thd bổ mặt tương ứng rồi kích thích biệt hóa tế bào B thành tương bào có khả năng sản xuất kháng thể (IgE, IgG, IgA, IgD, IgM).

Lympho bào T.

là tế bào chịu trách nhiệm đáp ứng miền dịch qua irung gian tế bào. Có 2 dòng tế bào T :

- Một dòng chứa kháng nguyên CD4: sinh ra các lymphokin tiêu diộl thể lạ bẳng cách tuyển mộ. hoạt hóa các tế bào lympho khác, đổng thời kích thích tổng hợp globulin miễn dịch và kích thích phản ứng viêm quá mẫn chậm.

- Một dòng chứa kháng nguyên CD8: nhận biết kháng nguyên, tấn cồng trực tiếp các tế bào có kháng nguyên lạ trên bề mặt (tế bào đích), điều hòa miỗn dịch, ức chế hoạt động của các lympho khác.

Té bào NK:

là những lympho bào không biệt hóa thành lympho B hay ỉympho T và tham gia vào đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào do gây độc tế bào.

★ Tiểu cầu

Tiểu cầu có thể tham gia vào mọi giai đoạn của quấ trình viêm. Chúng chứa nhiều cnzym và các thành phần hạt có hoạt tính viêm mạnh.

★ Các thành phần của mó đệm

Gồm các lố bào nội mô, nguyên hào xơ và các tế bào cơ trơn. Chúng giữ vai trò tích cực trong viêm do không chỉ đáp ứng với các tín hiệu phiìn từ của bạch cẩu mà còn điều hòa cả chức năng của bạch cầu. Các tố bào nội mô phủ mặt trong tất cả các huyết quản và tạo thành hàng rào đầu tiên giữa các thành phần máu và mô đệm. đóng vai trò là các tế bào viêm quan trọng.[13]

ỉ . 1.5.2. Các chất trung gian hóa học trong phản ứng viêm

(12)

• Prostaglandin

Khi tế bào bị tổn thương, màng pho.spholipid của lế bào sẽ bị hoạt hóa bởi phospholipase A2 tạo ihành acid araehidonic. Prostaglandin là sản phẩm chuyên hóa của acid arachidonic theo con đường cyclooxygenase (C O X). Có hai loại cnzym c o x đổng phân là COX-1 và COX-2. C O X-1 là en/ym có mạt

hầu hết các mô, chịu trách nhiệm tổng hợp prostaglandin sinh ỉý tham gia vào các chức năng bình thường của một số cơ quan trong cư Ihc (đặc biệt ở đường tiôu hóa, tiểu cầu và thận), ổn định nội mô và bảo vệ tô' bào. C O X -2 được xcm là enzym tiền vicm, chí xuất hiện tại các tổ chức bị tổn thương và cổ vai trò tạo ra các prostaglandin gây viêm. Bình Ihường nồng độ COX-2 trong tế bào rất thấp. Trong các mô viêm, kích thích viêm gây cảm ứng các tế bào tham gia vào phán ứng viêm (bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế bào nội m ạc...) tìĩ đó hoạt hóa mạnh COX-2 và nồng độ COX-2 có thể tâng cao gấp 80 lần bình thường.[ 13,20]

Trong viêm cấp, các mò và mạch máu tại chỗ sản xuất PGE, và PGI2. Trong vicm mạn, các bạch cầu đơn nhân và đại thực bào giải phóng PGE, và T X A 2.

Prostaglandin có nhiều tác dụng khác nhau Ị9Ị

P (ÌE

ị',

có receptor trên tế bào nội mổ, tế hào cơ trơn thành mạch, tố hào trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi. Nó gây tăng tính thấm mạch, gây sốt.

P G E , : có receptor trôn các tế hào cơ trơn. Nó có tác dụng giãn mạch gây han đỏ và đau.

P G E V có rcceptor trcn tố bào nội mô mạch mà nó làm tăng tính thấm, trcn các tế bào niêm mạc dạ dày và trong một số nơron.

P G Iị: có rcccptor trcn màng tô' bào nội mô mạch và tế bào CƯ trơn. Nó có tác dụng giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch gây phù. ban đỏ, tăng đau. sốt.

TXA-t: được giải phóng sau khi tiểu cầu kết dính với nội mạch bị tổn thương. TXA? kích thích sự kết tập tiểu cầu và có tác dụng co mạch.

• Leucotrien

Ngoài con đường c o x . acid arachidonic có thc được chuyển hóa theo con đường lipooxvgenase (L O X ) để tạo ra các leucotrien. Các lcucotrien được tổng hợp chủ yếu hởi các tế bào viêm như bạch cầu đa nhân, đại thực hào và đưững bào.

(13)

Leucotrien B 4 có tính hóa ứng động với hạch cẩu đa nhân irung tính, bạch cẩu đưn nhân và một số tế bào lympho; kích thích bám dính bạch cầu đa nhân trung tính vào tế hào nội mô. kích thích đại thực hào và lympho bào tăng sinh và sản xuất cytokin

[9J.

• Các acid amin hoạt mạch

Histamin

Nguồn gốc: histamin có nguổn gốc chủ yếu từ dưỡng bào, ngoài ra còn có trong bạch cầu ái kiềm và tiểu cầu. Nó được tạo thành và dự trữ Irong các hạt của các tế bào này. Histamin được giải phổng do quá trình mất hạl của các tế hào khi đáp ứng với các kích thích.[9, 13]

Vai trò trong viêm: histamin gây giãn tiểu động mạch và được coi là chất trung gian chính trong giai đoạn khởi đầu tăng tính thấm thành mạch. Nó gàv co các tế bào nội mạc của tiểu tĩnh mạch, giãn rộng vùng nối giữa các tế bào này và cho huyết tương thấm qua đê vào nội mô.[5. 13]

Serototiin

Nguồn gốc: serotonìn có nguồn gốc từ tiểu cầu và các tế hào ưa crom ở ruột. Sự kết dính tiểu cầu sẽ giải phóng serotonin.Ị 13)

Vai trò Irong viêm: lương tự histamin. • Yếu tô hoạt hóa tiểu cầu (PA F)

PAF được hình thành trong màng các tiểu cầu. tế bào nội mô. hạch cẩu đa nhân trung tính (sau khi bị kích thích), bạch cẩu ái toan, tế bào đcín nhân, tố bào lõi và cầu thận từ một loại phospholipid nhờ phospholipase A2.

Tác dụng của PAF là hoạt hóa bạch cầu đa nhân trung lính nhằm kích thích chúng bám dính vào tế hào nội mồ. PAF cũng gâv vỡ hạt, mở đầu cho việc tiết các enzym Iv giải và giải phóng superoxyd. Một tác dụng khác là làm tàng tính thâm thành mạch, gây phù. Ngoài ra nó cổ tác dụng co thắt phc' quản làm cho cơn hen nặng hơn và cũng tác dụng lên các tê bào máu (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu) [9J.

(14)

• Các thành phần của lysosom

Các hạt lysosom chứa trong các bạch cẩu đa nhân trung tính và bạch cầu đơn nhân. Trong phán ứng vicm các hạt này được giải phóng. Thành phần chính của các hạt này là các enzym có khả năng ticu hủy các thành phần cấu trúc của vi khuẩn và mô của vật chủ [21 ].

• Các cytokin

Cvtokin bản chất là những glycoprotein. do nhiều loại tế bào sản xuất nhưng chủ yếu từ lvmpho bào và đại thực bào đã bị hoạt hóa. Cytokin do tế hào lympho tạo ra gọi là các lymphokin, do tế bào đơn nhân tạo ra gọi là monokin và đưực gọi dưới một tên chung là các interleukin (IL). Chúng điều hòa hoại động trên mọi hộ thống cư quan và tham gia điều khiển mọi giai đoạn của đáp ứng vicm lừ khởi đầu đến sứa chữa [9].

Tại vị trí tổn thương: IL-1. IL-6. TNF-a tác động lên các nguyên bào xơ, tố bào nội mô. gây tổn thương tế bào, giải phóng nhiều chất có hoạt tính sinh lý gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, tập trung bạch cầu tại ổ vicm. ỈL-8 có tác dụng hóa ứng động đặc biệt mạnh với hạch cầu đa nhân trung tính.

Toàn thân: IL -I, IL-6, TNF-a tác động lên vùng dưới đồi làm tăng thân nhiệt (gây sốt), tàng tổng hợp ACTH. hvdrocortison. Các cytokin còn kích thích tố bào gan sản xuất protein phản ứng c (CRP). Các CRP này nhanh chóng gắn vào vi khuẩn kco thêm hổ Ihế vào tạo Ihành một phức hợp hấp dẫn cho các thực bào vây bắt. xử lý [13].

• Các góc oxv tự do

Gốc oxy tự do hình thành trong li thể đại thực bào đã hoạt hóa. Chúng tiêu húy đối tượng thực bào. Trong viêm khi đại thực bào bị ly giải sẽ gâv tràn gốc tự do ra ngoài, tạo điều kiện cho quá trình pcroxyd hóa lipid màng tế bào gây tăng lính (hấm mạch, lạo điéu kiện thuận lợi cho việc giải phóng acid arachidonic từ phospholipid màng tế bào để tổng hợp các chất trung gian hóa học Ị 15].

• Oxyd nitơ (NO)

NO gắn với nửa Hem trên guaniyl cyclase và hoạt hóa enzym này. Dưới tác động của các kinase. guanosin phosphat vòng được tăng sinh, gây giãn cơ trưn của

(15)

huyết quản và gây giãn mạch, lãng tính (hâm Ihành mạch, tăng sản xuấl các PG vicm. Ngoài ra NO còn làm giảm tụ lập và kếl dính tiểu cầu.

NO do đại thực bào sản xuất sẽ tác động như các gốc tự do là yếu tố độc với tế bào vi khuẩn, nấm, virus, tế bào u. Tuv nhiên, nếu các đại thực bào bị hoạt hóa sản xuất quá nhiều NO sẽ gây hại cho cơ thể như giãn mạch nặng và choáng trong sốc nhiễm khuẩn [13].

★ Các chát trung gian có nguồn gốc huyết tương /5 , 7]

Bao gồm: hệ thống bổ thể, hệ thống đông máu, hệ thống tiêu tư huyết, hệ thống kinin và các globulin miễn dịch. Trong đó 4 hệ thống đầu licn được tạo thành theo kiểu “dòng thác” và có mối tương quan lẫn nhau.

• Hệ thòng bổ thẻ

Vai trò: diệt khuẩn nhờ các thành phán cuối của hệ thống bổ thổ; gia tăng phản ứng vicm nhờ các sản phẩm phụ như C3a, C5a khi hoạt hóa từ C1 đến C5 bao gồm sự opsonin hóa. hóa hướng động bạch cầu, thoát hạt tê bào mast.

• Hệ thông đông máu

Vai trò: ngăn sự phát tán của vi khuẩn; giữ vi khuẩn và vật lạ ở nơi mà hoạt động thực bào mạnh nhất; lạo thành bộ khung tạo điều kiện cho sự sửa chữa và lành vết thương.

• Hệ thống kinin

Kinin căn bản là bradykinin, có vai trò: gây giãn mạch: cùng tác động với PCi gây đau; gáy co Ihắt cơ trơn ngoài mạch máu; gây tãng tính thấm thành mạch do cùng tác động với PG nhóm E trong giai đoạn sau của quá trình viêm: tăng hóa ứng động bạch cầu.

Hệ thống tiêu t ơ h u y ế t

Enzym gâv ticu tơ huyết điển hình là plasmin, nó được tạo thành do sự phân tách plasminogen. Plasmin có vai trò quan trọng Irong tiêu cặn tơ huyết. Trong phản ứng viêm, nó khởi động sự hoạt hóa của hệ thống bổ the do phân lách C3 thành các đoạn, phân hủy íibrin và làm tăng tính thấm thành mạch.

• Các globulin miễn dịch (kháng thể) Bao gồm: IgG, IgA, IgM, IgE, IgD.

(16)

i i chiếm ưu thế trong huyết thanh, vai trò [à opsonin hóa, hoạt hóa bổ thể, gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể, trung hòa ngoại độc tố, gây ngưng kết tế bào vi khuẩn, trung hòa virus.

IgA: chiếm ưu thế trong các dịch tiết phủ lên bề mặt niêm mạc đường hô hấp trên và dưới, đường tiêu hóa. đường tiết niệu, sữa. Vai trò là trung hòa các tác nhân gây bệnh, hoạt hóa bổ thê theo đường nhánh.

IgM : lìm thấy chủ yêu trong huyết thanh. Nó có khả năng hoại hóa bổ thổ mạnh hơn IgG.

IgE : nồng độ trong huyết thanh thấp, tăng lên khi dị ứng, nhiễm ký sinh trùng. IgE gán với các thụ thể trên bề mặt dưỡng hào và hạch cầu ái kiềm, kích thích các tế bào này giai phóng các chất trung gian hóa học như histamin, serotonin, leucolrien...

IgD: có rất ít trong huyết thanh. Vị trí khu trú là trôn bé mặt tế bào B. Nó cùng với IgM là những globuiin miễn dịch xuvên màng. IgD bề mặt có vai trò trong thuần thục lê bào B.

1.2. THUỐC CHỐNG VIÊM

1.2.1. Hóa dược chòng viêm

1.2.1.1. Thuốc chòng viêm khỏng steroỉd (NSAIDs) [4, 8]

Bao gồm một số thuốc: aspirin, phcnỵlbuta/.on. indomethacin, piroxicarru ibuproícn, celecobxid...

C ơ ché chóng viêm

NSAIDs gắn vào vị trí hoạt động dành cho acid arachidonic trên c o x gây ức chè cnzym c o x làm cho aciđ arachidonic khổng chuyển thành prostagỉandin- chất trung gian hóa học gây viêm nên NSAỈDs ức chê phản ứng viêm (hình I ).

Ngoài ra NSAIDs ức chế hệ enzym phân hủy proiein trong lysosom, làm vững bổn màng lysosom và đối kháng tác dụng của các chất trung gian hóa học như bradykinin. histamin, serotonin. ức chế hóa hirứng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu tới ổ viêm.

(17)

Hình 1: Sơ đổ cơ chê chống viêm của NSAIDs và glucocorticoid

Tác dụng không mong muốn

NSAIDs gây loét dạ dày-tá tràng, kéo dài thời gian chảy máu, gây viêm thận, gây cơn hen giả, gây dị tật ở thai nhi nếu dùng thuốc trong 3 tháng đầu của Ihai kỳ...

C hỉ định chung

Chông viêm: cả viêm cấp và mạn (viêm khớp dạng ihấp, thấp khớp, viêm cột sống dính khớp, hệnh gút...)

Ngoài ra thuốc còn dùng giảm đau và hạ sốt. 1.2.1.2. Thuốc chỏng viêm steroid [4, 8]

Thuốc chống viêm steroid còn gọi là các glucocorticoid, bao gồm một số thuốc: hydrocortison, prednisolon, methylprcdnisolon, triamcinolon. dcxamcthason, betamethason...

(18)

C ơ chê chông viêm

Glucocorticoid ức chế phospholipase A2 thông qua kích thích tổng hợp lipocortin làm giảm tổng hợp acid arachidonic. do đó làm giảm tổng hợp leucotrien và prostaglandin, vì vậy ức chế phản ứng viêm.

Ngoài ra nó còn có tác dụng ức chế dòng bạch cầu đơn nhân, trung tính, lympho bào đi vào mô để gây khưi phái phản ứng viêm.

Tác dụng khóng mong muốn

Glucocorticoid gây nhiều tác dụng không mong muốn như phù, loét dạ dàv tá tràng, loãng xương-xốp xương, teo cơ, rối loạn phân bố mỡ. suy Ihượng thận cấp khi ngừng thuốc đột ngột, ...

C hỉ định

Điều trị vicm khớp, viêm da. viêm cơ...

Ngoài ra còn dùng điều trị Ihay thê hormon trong suy thưựng thận, điểu trị các bệnh tự miễn, đị ứng, sốc phản vệ...

1.2.1.3. Enzvm chống viêm

Bao gồm một sổ cnzym: a-chymotrypsin. trypsin, serratiopeptidase. amylase. papain, bromelain.

C ơ chê chỏng viêm

Thủy phân protein huyết tương, tiêu hủy mảnh vụn sợi tạo keo, các mảnh tế bào và các fibrin kết tụ tại vùng bị tổn thương đổng thời kích thích hiện tượng thực bào. Vì vậy chúng làm giám phù viêm, cải thiện khá năng lưu Ihông của máu. phục hổi luẩn hoàn mao mạch đổ đảm hảo cung cấp đủ oxv VÌ1 dinh dưỡng cho các vùng bị tổn thương.

Điều hòa các chất trung gian hóa học của viêm như các protein của pha cấp, các cytokin. các thụ thể gây kết dính trên màng bạch cầu.

Úc chế các protcase. các protcin thu dọn gốc tự do.

Giảm khả nãng hoạt hóa hệ thống bổ (hể của phức hợp miỗn dịch màng tê hào, làm giảm sự nguy hiếm của các phán ứng quá mẫn [13].

Tác dụng không mong muốn

Một số enzym có íhể gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa (tiêu cháv, chán ăn,...)

(19)

C h ỉ định

Chống viêm, chống phù nề sau phẫu thuật, chấn thương, trong tiết niệu, sản phụ khoa, tai mũi họng.

1.2.2. Đòng dưực chống viêm

Theo quan điểm của đông y, viêm là triệu chứng của cơ thể khi bị nhiễm độc. Nguvên nhân nhiềm độc có the do bên trong (phủ tạng hoạt động yếu, không đủ sức thanh thải chất độc) hoặc do bôn ngoài (côn trùng cắn. hơi hóa chất, ngộ độc thức ăn...)* Vì thế. trong đông y các vị thuốc chống viêm thường là các Ihuốc thanh, tiêu và hoạt như thuốc ihanh nhiệt giài độc, thuốc trừ thấp, thuốc hoạt huvết tiêu ứ...

Có rất nhiều dược liệu và bài thuốc cổ truyền có tác dụng chống viêm đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian và hiện nay đang được nghiên cứu đổ tìm ra các hoạt chất có khả năng chống viêm cũng như cơ chế chống viêm của các hoạt chất đó.

★ Một sớ dược liệu chông viêm [2, 3]

Kim ngán

Tên khoa học:

U m icera ịaponica

Thunb. Capritbliaccae Bộ phận dùng: hoa, phần trên mặl đấl phơi hay sấy khô

Công dụng: Kim ngân hoa được dùng chú yếu đổ chữa mụn nhọl, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, tả lỵ và viêm nhiễm trùng đường hô hấp trôn, viêm da, viêm màng kết do sicu vi...

H òe hoa

Tên khoa học:

Sophora ịaponica

L. Fabaceac. Bộ phận dùng: nụ hoa hòc

Công dụng: chủ yếu đổ phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch, điều trị các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, các Irường hợp xuất huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, các trường hợp tổn thương ngoài ra do bức xạ, chòng dị ứng. thấp khớp, làm vết thương chóng lành sẹo.

Núc nác

Tên khoa học: Oroxyỉum imỉicum Bignoniaceae. Bộ phạn dùng: vỏ thân và hạt phơi hay sấy khô.

(20)

Công dụng: chữa ho, vicm phế quản, đau gan, đau dạ dày.

Ngoài ra còn có các vị dược liôu có tác dụng chông viêm khác như: Hoàng cầm, Ngưu tất, Cam thảo. Tam thất. Khương hoạt, Cốt toái bổ. Dây đau xương. Bạch hoa xà, Lão quan thảo di thực...

★ Một số bài thuốc chống vỉêm [13]

Ngân kiều tán

Thành phần: Kim ngân hoa Trúc diệp

Liên kiều Kinh giới

Đạm đậu xị Thăng ma

Ngưu bàng tử Cát cánh

Bạc hà Cam thảo

Chủ trị: cảm cúm, viêm nhiễm và các chứng mụn nhọt.

Cao tiêu viêm

Thành phần: Tô mộc Ngải cứu

Lá móng tay Nghệ vàng

Huyết giác Chủ trị: cảm cúm, mụn nhọl

Độc hoạt tang kí sinh thang

Thành phần: Độc hoạt Tố tân Thục địa Phục linh

Tang kí sinh Đương quy Đỗ trọng Cam thảo

Tần giao Thược dược Ngưu tất Ọuố tâm

Phòng phong Xuvên khung Nhân sâm

Chủ trị: đau đầu gối, đau lưng, tc lạnh, thấp khớp lâu ngày co duỗi khó khăn.

(21)

2. MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN c ứ u TÁC DỤNG CH ốNG VIÊM CỦA THUỐC

Dựa trên những hiểu biết về nguyên nhân gây viêm, liến triển của phản ứng viêm, triệu chứng lâm sàng của viêm, người ta tạo ra các mô hình vicm thực nghiệm dùng để nghiên cứu tác dụng chống viêm của thuốc. Các mô hình này có the chia thành 3 loại:

- Mô hình gây viêm cấp và bán cấp - Mô hình gây vicm mạn tính

- Mô hình nghiên cứu cơ chế chông vicm

2.1. MỔ HÌNH G Â Y V IÊM C Ấ P VÀ BÁN CẤP

Viêm có thổ do nhiồu nguyên nhân gây ra như nhiễm khuẩn, thiếu máu cục bộ, tương tác kháng nguyên-kháng thể, tổn thương do hóa chất, nhiệt độ, cư học. Tuy nhiên, dù do nguyên nhân nào thì ở pha cấp tính của phan ứng viêm cũng xuất hiện 4 triệu chứng điển hình là sưng, nóng, đỏ, đau. Trong Ihực nghiệm, người ta dùng các chất hóa học tạo ra các triệu chứng viêm lương tự Irên lâm sàng để nghiên cứu tác dụng cua thuốc. Thuốc làm giảm được các triệu chứng này được coi là có lác dụng chống viòm cấp. Trong các phương pháp thì gây phù (sưng) là phương pháp hay được sử dụng nhất.

2.1.1. Mô hình gây phù bàn chân chuột

Nguyên tắc

Mô hình này cổ thể dùng nhiều chất gâv viêm khác nhau như carrageenin, dextran. kaolin. formaldehyđ. men bia, albumin trứng...Khi tiêm các chất này vào bàn chân chuột sẽ kích thích giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin. prostaglandin, serotonin...và kết quả là gây phù. Thuốc có khá năng ức chế phù bàn chân chuột được coi là có tác dụng chông vicm.

2.1.1.1. (ỉây phù chân chuột bằng carrageenin [29]

Tiến hành

Sử dụng chuột cống cả 2 giống, trọng lượng khoảng 100-150 g. chia ngẫu nhiên thành các lô:

(22)

Lô chứng: dùng dung môi pha thuốc

Lô đôi chiếu: dùng thuốc chống viêm đã biết

Lô ihử: dùng thuốc đang nghiên cứu tác dụng chống vicm

Chuột được để đói qua đêm. Cho chuột uống thuốc hoặc dung môi. Sau 30 phúl. ticm 0.05ml dung dịch carrageenin 1% vào gan bàn chân trái sau của chuột. Đo thể tích chân chuột tại các thời điểm: trước khi gây viêm; 1. 2. 3. 4, 5. 6. 7 và 24 giờ sau khi gây viêm.

Đánh giá

Tỉ lệ

%

tăng thé tích bàn chân của mỏi chuột biểu thị mức độ viêm cấp được tính theo công thức (1): V - V

X % = ~ L

---— X 100

y

t u

o

Trong đó:

x%:

tỉ lệ

%

tăng thể tích chân chuột V0: thể tích chân chuộl trước khi gây viêm V,: thổ tích chân chuột sau khi gây viêm t giờ

Sau đó tính trung bình tỉ lẹ

%

độ tăng thổ tích chăn của các chuột trong mỗi lô. Tỉ lệ

%

ức chế phù của lô thử so với lô chứng được tính Ihco công thức (2):

Y % - Vt%

Ị % = Ấ C 1 Xt

X 100 (2) 0/ v 7 Trong đó:

ỉ%:

tỉ lệ

%

giám mức độ phù bàn chân chuột

%: trung hình tỉ lệ

%

độ tâng thể tích chân chuột ở lô chứng

ỵ % :

trung hình tỉ lộ

%

độ tãng thể tích chân chuột ở lố thử.

Các mô hình tương tự

Tương tự với cách tiến hành VÌ

1

cách đánh giá nhu mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenin, nhiều nhà nghiên cứu đã cải sử dụng các chất gây viêm

(23)

khác như: hồn dịch

kaolin

5%; dung dịch

lòng trắng trứng

1%;

formalin 1%

(Turner 1965);

dextran

1% đến 3% (Turner 1965);

dextran 6%

(Winter, 1963); dung dịch

carrageenin ỉ% thêm ì 00 riỊỊ PGE2 hoặc PGỈỵ,

hỗn dịch

bột men bia

2,5%: 0,1 ml dung dịch

trvpsin

0,1%: dung dịch

coỉìagenase

; dung dịch

serotonin

0,02%;

bradxkiniỉĩ

0,005% ;

prostaglandin

E2 0,1 mg/ml; gcl

bentoniv,

0,1 ml

Nxstatin

15000 đơn vị:

adriamycin

0,5% (gây phù chân chuôi nhắt). 2.1.1.2. Gây phù chân chuột do chán thương [12, 25, 37]

Nguyên tắc

Khi tác động lực cơ học mạnh lên bàn chân chuột sẽ gây tổn thirơng mô và tê bào chân chuột, làm hoạt hóa phospholipase

A7

gây giải phóng acid arachidonic lừ phospholipid màng. Acid arachidonic sẽ chuyển hỏa thành prostaglandin nhờen/ym c o x và kết quả là gây phù. Mô hình này đã mô phỏng tình trạng tương tự trên lâm sàng khi cơ thổ bị chấn thương như bong gân, ngã, va đập...

Tiến hành

Sử dụng chuột cống trắng, chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô: Lô chứng: uống dung dịch nước muối sinh lý

Lô đối chiếu: uống thuốc chống viêm đã biết

Lô thử: uống thuốc đang nghiên cứu tác dụng chống viêm

Cho chuột uống thuốc hoặc nước muối sinh lý vào mỗi buổi sáng trong 4 ngày liên tục. Đến ngày thứ 5. sau khi cho chuột uống thuốc hoặc nước muôi lần cuối 1 giờ thì gây viêm bằng cách thả 1 quả nặng 100 g từ độ cao 50 cm xuống bàn chân chuột. Đo thc lích bàn chân chuột tại các thời điểm: trước khi gây viêm, sau khi gày viêm 1, 3, 5 giờ [18].

Đánh giá

Tính tỉ lệ

%

độ tăng thể tích chân chuột, rồi tính tí lệ

%

ức chế phù của lô thừ so với ló chứng theo công thức (1) và (2) tương tự như mục 2.1.1.1.

2.1.2. Mô hình gâv phù tai chuộỉ

(24)

Nguyên tắc

Mó hình gây phù tai chuột hằng oxazolon do Evans giới thiệu lần đẩu tiên năm 1971. Đây là mô hình dựa trôn phản ứng quá mẫn chậm của cơ thổ với oxazo1on. kết quả là kích thích làm vỡ hạt tế bào mast, giải phóng các chất trung gian gây phù.

Tiến hành

Sử dụng chuột nhắt cả 2 giống, trọng lượng Irung bình khoáng 25 g, chia ngẫu nhiên thành các lô:

Lô chứng: bôi 0,01 ml oxa?,olon

2%

trong accton

Lô đôi chiếu: bói 0 . 0 1 ml oxazolon

2%

trong aceton dã hòa tan thuốc chống viêm đã biết ( hydrocortison 0.03% hoặc indomethacin 1%)

Lô thử: hôi 0,01 ml oxazolon 2% trong aceton đã hòa tan thuốc đang nghiên cứu.

Gây mê chuột hằng halothan. Bôi 0 J ml oxazolon lên vùng da bụng đã cạo lông hoặc bôi 0,01 ml oxazolon lên phần trong của cả 2 tai chuột để làm chuột nhạy cảm với chất kích thích oxazolon. Sau đó 8 ngày, gây mê chuột rồi kích thích gây viêm bằng cách bôi lên phía trong tai phải chuột dung dịch tương ứng của các lô (chứng, đối chiếu, thử). Tất cả các tai trái đều được giữ nguyên. Sau 24 giờ, giết chuột rồi bấm 1 vòng tròn đường kính 8cm ở vùng bôi thuốc của cà 2 tai, cân ngay lập tức, Irọng lượng khác nhau thể hiện mức độ phù trong viêm.

Bailey và cộng sự (1995) cũng mồ la mỏ hình gây quá mẫn do tiếp xúc ở chuột nhắt. Bôi 20 |il oxazolon 2% vào mật trong và mật ngoài của mỗi tai (mỗi mặt 10 ụl) để chuột nhạy cảm với oxazolon. Sau đó 7 ngày, kích thích chuột bằng cách bôi dung dịch oxazolon

2%

trong aceton và dầu ôliu (aceton:dầu ôliu = 4:1) vào cả 2 mặt cua tai phải. Ngay sau đó, lô đối chiếu và lô thử được bôi thuốc. Tai trái giữ nguyên. Sau 24 giờ, giết chuột, bấm I vòng tròn đường kính 6mm ở mỗi tai rổi đcm đi cân ngay.

Đánh giá

Tính tỉ lệ

%

lăng khôi lưựng của tai phải so với tai trái rồi tính giá trị trung bình tỉ lệ

%

tăng khôi lượng tai chuột trong mỏi lô. Sau đó tính tỉ lộ

%

ức chế phù của lô thử so với lô chứng. Công thức tính tương tự mục 2 .1 .1 .1.

(25)

2 .I.2.2. (ìây phù tai chuộỉ bằng dầu ba đậu [29]

Nguyên tắc

Mô hình gây phù tai chuột hàng dầu ba đậu do Tonelli và cộng sự đồ xuấl (1965) dùng để đánh giá đồng thời tác dụng chống viêm và tác dụng tco tuyến ức của các stcroid. Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, dầu ba đậu dùng lại chồ gây giải phóng histamin là chất gâv giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch và kết quả là gây phù.

Tiến hành

Thí nghiệm có thổ thực hiện trên chuột nhắt đực trọng lượng 22 g hoặc chuột cống đực trọng lượng 70g. chuột được chia ngầu nhiên thành các lô:

Lô chứng: dùng dung môi pha thuốc

Lô đối chiếu: dùng thuốc chống viêm đã biết.

Lô thử: dùng thuốc đang nghiên cứu tác dụng chống viêm.

Chuẩn bị hỗn hợp dung môi gồm có dầu ba đậu: ethanol: pyridine: ethyl ether (tỉ lệ 1:10:20:69 ở chuột nhắt và 4 :10:20:66 ở chuột cống). Thuốc dối chiếu và thuốc thử dược hòa tan trong dung môi này với nồng độ 0,03 đến 1 mg/ml nếu thí nghiệm trên chuột nhắt và nồng độ cao hơn từ 3 đến 10 lần nếu thí nghiệm trcn chuột cống.

Gây mê chuột rổi bôi lên cả 2 mặt của tai phải các dung dịch tương ứng cho mỗi lô (0,01 ml với chuột nhất và 0,02 ml với chuột cống). Tất cả các tai trái được giữ nguyên. Sau đó 4 giờ, giết chuột hằng thuốc mê, cắt 2 tai và bấm 1 vòng tròn dưừng kính 8mm ở mỏi tai rói đem cân ngay, trọng lượng khác nhau thổ hiện mức độ phù trong viêm. Để đánh giá ảnh hưởng trcn tuyến ức thì 48 giờ sau khi bôi thuốc sẽ giết chuột rồi cắt luyến ức và đcm cân, tính ra số mg tuyến ức/100 g thô trọng chuột.

Đánh giá

Tính tỉ lộ

%

tăng khối lượng của tai phải so với tai trái và tỉ lệ

%

ức chế phù của lô thử so với lô chứng theo công thức tương tự như mục 2 .1 .1 .1.

Tính tỉ lộ

%

giảm trọng lượng tuyến ức của lô thử so với lô chứng đc đánh giá tác dụng làm teo tuyến ức của thuốc.

(26)

Tương tự với cách tiến hành trôn ta cũng có thể dùng các mồ hình gâv phù tai chuột bàng acid arachidonic, phorbol myristate acelat. telradccanoyl phorbol acctat, capsaicin, xylene.

2.1.3. Mô hình gâv tăng tính tháni thành mạch

Nguyên

tắc

Các chất gây vicm kích thích giải phóng các chất trung gian như histamin, prostaglandin. leucotricn sẽ làm giãn các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, tăng tính thấm thành mạch. Kết quả là dịch và protein huyết tương bị thoát ra gây phù. Các thuốc có khả năng ức chế tăng tính thấm thành mạch sẽ có tác dụng giảm phù, chống viêm.

2.1.3.1.G ây tăng tính thấm bằng phenethvlainỉn [29]

Tiến hành

Sử dụng chuột cống đực, trọng lượng 160-200 g, chuột được chia ngầu nhiên thành các lô:

Lô chứng: dùng dung môi pha thuốc

Lồ đồi chiếu: dùng thuốc chống viêm đã biốt

Lỏ Ihử: dùng thuốc đang nghiên cứu tác dụng chống viêm

Cạo lông vùng bụng chuột, tiêm tĩnh mạch dung dịch xanh Evan ]% với liều 5 mg/kg. Sau đó 1 giờ, cho chuột uống thuốc hoặc dung môi. Sau 30 phút, gây mô chuột bằng clhcr rồi tiêm trong da 0,05 ml dung dịch phenethylamin 0,01% ở cả 3 vị trí phải, trái và Ircn bụng. Sau 90 phút, giết chuột bàng ether rồi tiến hành đo đường kính vùng da bị nhuộm xanh hoặc cắt vùng da bị nhuộm xanh đem ngâm vào dung dịch natri clorid 0.9%. sau khoảng 24 giờ lọc lấy dịch rồi đem đo quang.

Đánh giá

Đo đường kính đổ tính diện tích vùng da bị nhuộm màu xanh hoặc tính nồng độ dung dịch xanh Evan đã thoát mạch. Tính giá trị trung hình cho từng lô. Sau đó tính ti lệ

%

ức chế sự thoát mạch xanh Evan của lô thử so với ló chứng theo công thức tương tự công thức (2) mục 2.1.1.1.

(27)

2.1.3.2. Gây tăng tính thấm thành mạch hằng acid acetic [17]

Tiến hành

Sử dụng chuột nhắt trắng, trọng lượng ỉ 8-22 g, chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô:

Lỏ chứng: dùng nước muối sinh lý

Lô đối chiếu: dùng thuốc chống viêm cíã biết

Lô thử: dùng thuốc đang nghiên cứu tác dụng chống viêm

Cho chuột uống thuốc hoặc nước muối sinh lý. Sau đó 30 phút, liêm tĩnh mạch đuôi chuột 0,2 ml dung dịch xanh methylen 0.5% pha trong nước muối sinh lý. Sau 3 phúl. tiêm màng bụng 4 ml dung dịch acid acctic 0.3%. Sau 1 giờ, giếl chuột, dịch ổ bụng được hút riêng vào từng ống nghiệm, lỵ tâm, khử đục và đo mật độ quang trên máy đo quang dể định lượng chất màu thoát ra khỏi lòng mạch [24].

Đánh giá

Tính nổng độ xanh mcthylen thoát mạch trên mỏi chuột. Tính giá trị trung bình cho từng lô. Tính tỉ lộ

%

ức chế thoát mạch của lô thử so với lô chứng theo công thức tương tự công thức (2) mục 2 . I .I .I .

2.1.3.3. Gâv tăng tính thâm thành mạch bằng oxazolon [29]

Zentel và Topert (1994) dùng oxazolon gây ihoát mạch xanh Evan đổ đánh giá tác dụng chống viêm tại chỗ của glucocorlicoid.

Tiến hành

Sử dụng chuột nhát đực, chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô: Lô chứng: dùng dung môi pha thuốc

Lô đối chiếu: dùng thuốc chống vicm đã biết

Lô thử: dùng thuốc đang nghiên cứu lác dụng chống vicm

Cạo lóng sườn trái chuột rồi bôi vào đó 50 nl dung dịch oxazolon 40% trong ethanol (diện tích bôi khoảng 4 cm2) để chuột nhạy cảm với chất kích thích. Sau đỏ 13 ngày, tiêm tĩnh mạch chuột 0,2 ml dung dịch xanh Evan 0,5%. Ngay sau đó, bôi 20 p.1 oxazolon 4% trong ethanol vào sườn phải chuột đã cạo lông (diện tích bôi khoảng 6 cm2). Sau 3 giờ, bôi thuốc hoặc dung môi vào vùng da bị kích thích. Sau

(28)

24 giờ. giết chuột và cắt vùng da bị kích thích, ngâm trong dung dịch NaCI 0,9% khoảng 24 giờ, lọc lấy dịch đem đi đo quang ở bước sóng 623 nm.

Đánh giá

Tính nồng độ dung dịch xanh Evan thoái mạch. Tính tỉ lệ % ức chế sự thoát mạch xanh Evan của lô thử so với lô chứng theo công chức tương tự công thức (2) mục 2.1.1.1.

2.1.4. Mò hình gâv viêm màng phổi [29]

Nguyên tắc

Viêm màng phổi là một hiện tượng vé viêm rỉ dịch phổ biến ở người. Trong các thí nghiệm trên động vậl. có Ihc gây viêm màng phổi bằng các chất kích Ihích như histamin, bradykinin. prostaglandiru yếu tố gây mất hạt tế hào mast, dextran, kháng nguyên, vi khuẩn và các chất kích thích không đặc hiệu như turpentin hay carrageenin. Viêm màng phổi gây ra bởi carragcenin ở chuột được xcm là một mô hình gâv viêm cấp rất tốt mà trong đổ sự thoát dịch, sự di chuyến của hạch cầu và các chỉ số sinh hóa khác licn quan tới phán ứng viêm có thể được đo dỗ dàng trong dịch rỉ.

Tiến hành

Sử dụng chuột cống đực. trọng lượng 220-260 g, chia ngẫu nhiên thành các lô: Lô chứng: dùng dung môi pha thuốc

Lô đôi chiếu: dùng thuốc chông viêm đã biết

Lô thử: dùng thuốc đang nghiên cứu tác dụng chống viêm.

Gây mê chuột bằng ether. cạo lỏng bên sườn phái rồi lau cồn, rạch một vết nhó vào trong da ở dưới chân phải trước giữa xương sườn 7 và 8. mở rộng vêl rạch, bộc

lộ CƯ liên sườn rồi rạch m ột vết nông hơn trên đó, thông qua vết rạch tiêm vào

khoang màng phổi 0.1 ml dung dịch carragecnin 2%, việc tiêm phải được thực hiện nhanh đổ tránh gây tổn Ihưưng phổi, vết thương được đóng kín lại bảng một kẹp.

Sau đó cho chuột dùng thuốc hoặc dung môi vào các thời điểm 1, 24, 48 giờ sau khi liêm carragccnin.

72 giờ sau khi tiêm carragcenin tiến hành giết chuột bằng cthcr, hút hcì dịch rỉ màng phổi vào trong một ống có chia vạch để xác định thể tích dịch rỉ.

(29)

Ngoài mõ hình trên, có thể gây vicm màng phổi chuột cống bàng tinh dầu thông với cách tiến hành và đánh giá kết quả tương tự [ 19|.

Đánh giá

Tính giá Irị trung bình của thể tích dịch rỉ viêm ở mỗi lô và so sánh lô thử với lô chứng. Dùng các liều khác nhau có ihê xác định được ED50.

Một số thông số có thể xác định:

Xác định sô lượng hạch cẩu trong dịch rỉ bằng một máy dếm Xác định hoạt lính của các enzym trong lysosom

• Xác định íìbronectin • X ác định PGE2

2.1.5. Mô hình gây ban đỏ [29]

Nguyên tắc

Mô hình gây ban đỏ bằng tia u v được Wilhelmi mô tả lần đầu tiên (1949), ông đã nhận thây khá nãng làm chậm sự phát triến ban đỏ do tia u v của phenylbutazon và các thuốc chống viêm không steroid. Sau đó các nhà khoa học khác đã mở rộng và cải tiến phưưiig pháp này bằng các cách kích thích khác.

Tiến hành

Sử dụng chuột lang trắng cả 2 giống, trọng lượng khoảng 350 g, chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô:

Lô chứng: dùng dung môi pha thuốc

Lô đôi chiếu: dùng thuốc chống viêm đã biết (indomethacin liều 1,5 mg/kg: phenylbutazon liều 4 mg/kg: acid acetylsalicylal liều 60 mg/kg).

Lô thử: dùng ihuốc đang nghiên cứu tác dụng chống viêm.

Trưức khi tiến hành thí nghiệm 18 giờ, chuột dược cạo lông 2 bên sườn và Irèn lưng. Cho chuột uống 1/2 lưựng thuốc nghiên cứu hoặc dung môi. Sau đó chuột được đặt vào trong ] lúi da đã được đục 16 (kích thước 1.5 X 2.5 cm) cho phép tia u v chỉ chiếu vào vùng này. Sử dụng đèn tử ngoại nguyôn bán Hanau 600W, làm nóng đèn 30 phút trước khi dùng và đặt đèn cố định, cách các con vật 20cm. Chiếu tia u v trong 2 phút rồi cho chuột uống nốt 1/2 lượng thuốc hoặc dung môi còn lại. Ban đỏ được ghi lại tại thời điểm 2 giờ và 4 giờ sau khi chiếu tia u v .

(30)

Ngoài tia u v , tia X cũng được sử dụng là vếu tố kích thích gây ban đỏ (mô hình do Ilirabayashi và Graham đề xuất, 1969) [39].

Đánh giá

Dựa vào phương pháp tính điểm để đánh giá mức độ ban đỏ trên mồi chuột : 0 = không ban đỏ

1 = ban đỏ yếu 2= ban đỏ mạnh 4 = ban đỏ rất mạnh.

Tính điểm trung bình của mỗi lô. Sau đó tính tí lệ % ức chế ban đó của lô thử so với lô chứng theo cống thức tương tự công thức (2) mục 2 .1 .1 .1.

Những chuột với kết quả là 0 và 1 được xem là đã được bảo vộ. Các kốl quả thu được sau 2 và 4 giờ có thể sơ bộ cho biết khoảng thời gian tác dụng và có thể tính được EDS().

2.1.6. Mô hình tạo túi II hạt [29, 39]

Nguyên tắc

Mô hình tạo túi

11

hạt do Selye phát minh (1953) và được Roberl và Nezamis cải tiến (1957). Mô hình sử dụng dầu ba đậu [à chất kích thích gây ra một viêm bán cấp tương tự tình trạng viêm vô khuẩn do tăng một thể tích lứn dịch Ihoál mạch.

Tiến hành

Sử dụng chuột cống cả 2 giống, trọng lượng 150-200 g, chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô:

Lô chứng: dùng dung môi pha thuốc

Lô đối chiếu: dùng thuốc chống viêm đã biết (indomethiicin) Lồ thử: dùng Ihuôc đang nghiên cứu tác dụng chống viêm

Lưng chuột dược cạo lông và sát trùng. Gây mê chuột, dùng một kim rất mỏng tiêm 20 ml không khí vào vùng da giữa lưng. Sau đó, tiêm 0.5 ml dung dịch dẩu ba đậu 1% trong dầu vírng vào trong túi không khí. tránh để lọt khí. Sau 48 giờ. rút không khí trong túi. Sau đó, hàng ngày cho chuột dùng thuốc hoặc dung môi. Để đánh giá tác dụng tại chỗ, thuốc được tiêm trực tiếp vào túi không khí cùng thời

(31)

điếm kích Ihích. Vào ngày Ihứ 4 hoặc thứ 5. giết chuột, mở túi và thu dịch vào trong xilanh thủy tinh.

Mỏ hình trên có thể dùng các chất kích thích khác như carrageenin (Boris và Stevenson.1965), D-a-tocopherol (Glcnn và cộng sự. 1963).

Đánh giá

Tính thể tích trung hình dịch thu được của các lô. Tính ti ]ệ

%

ức chế viôm của lô thử so với lô chứng theo công thức tương tự công thức (2) mục 2.1.1.1.

2.2. MỎ HÌNH C.ÂY V IÊM MẠN TỈNH 2.2.1. Mó hình gây u hạt (hực nghiệm

Nguyên tắc

Khi đưa vào cơ thc một vạt lạ khổng có khả nãng hấp thu được như amian. bông...thì cơ the sẽ phán ứng bằng cách tập trung nhiều loại tế hào lạo ra mô bào lưới và nguyên bào sợi bao quanh vật lạ, tạo Ihành một khối u gọi là u hạt thực nghiệm. Quá trình tiến triển tạo u hạt thực nghiệm tương tự với tiến triển của một viêm mạn tính. Một thuốc có khá năng ức chế sự hình thành u hạt sẽ góp phẩn điều trị các bệnh vicm mạn lính. Với các chất kích thích khác nhau ta có các mô hình gây u hạt thực nghiệm khác nhau.

2.2.1.1. (ỉây u hạt thực nghiệm bàng amian [1 8 ,1 1 ]

Mô hình tiến hành theo phương pháp của Ducrol. Julou và cộng sự (1963).

Tiến hành

Sử dụng chuột cống tráng cả 2 giống, trọng lượng 100-140 g. chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô

Lô chứng: dùng nước muối sinh lý

Lô đối chứng: dùng Ihuôc chống viêm đã biết

Lô thử: dùng thuốc đang nghiên cứu lác dụng chống viêm.

Dùng I mẩu sợi amian đường kính khoảng 2 mm. trọng lượng 30 ± I mg được vê tròn và sấy tiệt khuẩn trong 2 giờ ở 160"C.

Chuột được gây mê, cạo sạch lông vùng lưng phía trên. Dùng mũi kéo bấm mội lỗ nhỏ ở da rồi ịuồn mũi kéo vào để tách da lưng ra khỏi cơ. cấy sợi amian vào

(32)

nơi đã bóc lách. Đặt kẹp hoặc khâu nối liền chỗ mổ trôn lưng. Phẫu thuật liến hành trong điều kiện vô khuẩn.

Cho chuột uống hoặc tiêm dưới da thuốc hoặc nước muối sinh lý vào mồi buổi sáng trong 5 ngày liên lục, lẩn dầu cho thuốc ngay sau khi cấy sợi amian. Chiều ngày thứ 5 kổ từ ngày cấy amian. giết chuột hằng cloroform. bóc tách khối u và cân tươi ngay.

Đánh giá

Tính trọng lượng thực của u hạt bằng Irọng lượng cân được trừ đi trọng lượng của sợi amian cấy vào. Tính trọng lượng trung bình của u hạt ớ các lô. Tính tỉ lệ

%

ức chế u hạt của lô thử so với lô chứng.

2.2.1.2. (jrâv u hạt íhực nghiệm bằng bông [29]

Đày là mô hình gây u hạt thực nghiệm đầu tiên do Mcicr và cộng sự (1950) tiến hành.

Tiến hành

Sử dụng chuột cống đực, trọng lượng Irung bình khoảng 200g, chia ngẫu nhiên thành các lô

Lô chứng: dùng nước muối sinh lý

Lô đối chiếu: dùng thuốc chống vicm đã biết

Lô thử: dùng thuốc đang nghiên cứu tác dụng chống vicm

Gây mê chuột, cạo lông ở lưng và sát trùng bằng ethanol 70". Rạch 1 vết ở thắt lưng, dùng một kìm tạo những đường dưới da và đặt lĩiột viên gạc bông đã được tiệt Irùng vào cả 2 bên xương bá vai. Cho chuộl uống thuốc hoặc dung môi liên tục trong 7 ngày. Ngày thứ 8, giết chuột, bóc tách u hạt và sấy khỏ đến khối lượng khống đổi rồi cân.

Theo kinh nghiệm của các nhà nghicn cứu thì sự tạo thành u hạt sẽ mạnh hơn khi gạc bông được tẩm carrageenin.

Đánh giá

Tính trọng lượng khô thực của u hạt rồi tính giá trị trung hình của mỗi lô. Tính tỉ lệ

%

ức chế u hạt của lô thử so với lô chứng.

2.2.1.3. Một sỏ mô hình gây 11 hạt thực nghiệm khác [29, 39]

Referências

Documentos relacionados

có thể đề xuất quy trình với nồng độ F - cao hơn so với thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu suất xử lý Flo chúng tôi đã nghiên cứu tiếp

TMQT tối đa hóa mức sản lượng của nền kinh tế thế giới ( Đúng ) : vì ở chương II nghiên cứu thương mại quốc tế trong điều kiện tự do cho nên các quốc gia

Với sự phát triển mạnh mẽ của thoại gói và thoại IP, phiên bản 2 của H.323 đã ra đời, nó bổ sung sự mô tả các thành phần cấu thành hệ thống, các thông báo, thủ tục

Thêm vào pha động điện di một chất phụ gia có nồng độ thích hợp. Chất này phải có ái lực hấp phụ mạnh với thành mao quản, để khi chạy điện di thì chất này sẽ phủ lên

Xác định đề tài nghiên cứu; nghiên cứu thành quả cá nhân của các nhà khoa học liên quan đến đề tài; phỏng vấn; thực hiện nghiên cứu; báo cáo kết quả.. Mô tả

Chức năng chính của tủy là tham gia vào quá trình hình thành răng; nó kích thích phân chia các nguyên bào ngà, vốn không chỉ có vai trò tạo ngà mà còn tương

ĐTDĐ Lĩnh vực hoạt động Tư vấn xây dựng Hưu trí 0903.947.314 Hưu trí Trưởng ban Tống Văn Dũng Hội xin trân thành cám ơn tất cả các Cựu GS - SV đã ủng hộ và

Là một cán bộ hiện đang làm việc tại Viện Khoa học Lao động và xã hội, là cơ quan nghiên cứu đầu ngành của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nhiệm vụ chủ yếu