• Nenhum resultado encontrado

Yêu Tinh - Hồ Phương

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Yêu Tinh - Hồ Phương"

Copied!
230
0
0

Texto

(1)

YÊU TINH

HỒ PHƯƠNG

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

1

Ấy là gần trưa một ngày tháng 4 năm 1961. Một chiếc trực thăng HU1A từ phi trường Tân Sơn Nhất nhẹ nhàng cất cánh bay lên, sáng loá dưới ánh nắng chói chang, gay gắt. Chỉ trong khoảnh khắc nó đã vè vè lướt đi xa, hướng về phía đông, bỏ lại đằng sau, dưới mặt đất, thành phố Sài Gòn đông nghẹt. Từ 1955 tới nay, mới có 6 năm thành phố này đã phình ra đáng sợ. Dân cư tăng quá nhanh. Trước hết, cuối năm 1954 Pháp thua, theo Hiệp định Geneve phải kéo hết lính tráng vào Nam, tiếp liền đó là dân di cư công giáo ngoài Bắc bị CIA Mỹ hù dọa lũ lượt đổ vào “đi theo Chúa”, sau đó nữa là dân kháng chiến ở chính miền Nam, từ các miệt vườn, các xứ ruộng ào ạt chạy về đây để trốn “tố Cộng, diệt Cộng”. Tới năm 1956 Pháp phải cay đắng cuốn gói lần thứ hai, về nước hẳn, nhưng để lại các đơn vị ngụy cho Diệm. Rồi các toán, các đội cố vấn Mỹ tới thế chân. Qua năm 1960, không những cố vấn Mỹ đã lên tới hàng ngàn, mà bắt đầu có cả những đơn vị tác chiến Mỹ nhảy vào, trước hết là các đơn vị biệt kích mũ nồi xanh. Bởi vậy Sài Gòn có đủ các sắc lính. Chúng tràn ngập, nghênh ngang khắp nơi, cùng đủ loại xe cộ, nhất là các quân xa gầm rú ngược xuôi suốt ngày đêm. Cũng đã mọc lên như nấm sau mưa đủ các loại tiệm buôn, các loại tiệm ăn, đủ loại dịch vụ... không những phục vụ cho khối dân chúng quá lớn đã đành, mà còn nhằm phục vụ cho những ông chủ mới có nhiều đô la, thích ăn chơi và hay tìm “của lạ phương Đông”. Thành phố cũng ngày càng đông thêm bởi một “đạo quân” đặc biệt khác nữa mới phát triển, lang thang khắp các vỉa hè, trước các tiệm ăn, các vũ trường, các chợ lớn nhỏ, các chùa chiền, và cả các ổ gái điếm gần như công khai... Đó là những người ăn xin với đủ hình thù từ nhếch nhác tới những người què cụt, hoặc có dị tật đến kinh khủng, mà không ít người chỉ là “hoá trang” để... dễ xin tiền. Bên cạnh “đạo quân” này còn thêm một “đạo quân” cũng không kém đông đảo: những tên ma cô dắt gái, những kẻ buôn bán đủ các thứ thuốc kích dục, kể cả những dụng cụ làm tình cho các bà phu nhân no cơm ấm cật thường động cỡn. Chúng buôn bán ngay giữa ban ngày, trên khắp vỉa hè các đường phố lớn, lắm khi ngay cả trước “Nhà quốc hội”, trước cả “dinh Gia Long”, trước các “sở Mỹ”... Bọn này luôn hoà nhập với những bọn lừa đảo đổi ngoại tệ, đánh tráo bạc giả chỉ trong chớp mắt, như có phép thần...

Bỏ lại cái thành phố đầy sắc màu và cũng đầy hỗn tạp ấy, lát sau những người trên chiếc trực thăng đã nom thấy biển xanh ngắt một mầu, xanh đến lạ lùng như pha phẩm lục; và một bầu trời bao la tha thiết. Xa xa, thành phố Vũng Tàu thấp thoáng hiện lên cùng những rừng phi lao, những bãi cát trắng sáng ngời, mềm mại. Gió biển dào dạt lùa vào chiếc trực thăng, đầy gợi cảm.

Nhưng chiếc HU1A đã lập một vòng lượn rồi quay lại, hướng về phía những cánh rừng bạt ngàn, rậm xanh đến nhức mắt, từ Bà Rịa lên tới tận gần Biên Hoà. Lúc ấy những người ngồi trên máy bay mới bắt đầu trò chuyện.

(2)

- Sắp tới rồi, trình đại tá! - Người sĩ quan Việt Nam chạc 37, 38 tuổi, mang lon trung tá, cất tiếng nói với người Mỹ ngồi liền bên. Người Mỹ mang lon đại tá, cũng chạc tuổi ấy, nhưng cao lớn, cân đối và nở nang như một nhà thể thao với khuôn mặt đỏ au đầy vẻ gan góc và táo bạo, một khuôn mặt gốc Irland khó trộn lẫn. Cường tráng, đầy sinh lực, nhưng viên đại tá Mỹ lại có vẻ rất trầm lặng. Tên anh ta là J.V.Raphter, một trong những sĩ quan CIA được Colby, trưởng CIA ở Việt Nam rất tin cậy. Anh ta phụ trách các việc tổ chức, huấn luyện và “ném” gián điệp, biệt kích ra Bắc. Colby đã có lúc gọi đùa Raphter là “Ông trùm N” (N ở đây có nghĩa là Bắc - Việt Nam). Có trọng trách như vậy mà hàng ngày ai ra vào văn phòng của đại tá CIA Gilbert Layton, (trợ lý cao cấp của Colby chuyên về giữ mối quan hệ giữa CIA với chính quyền Diệm) chỉ thấy Raphter ăn mặc xuềnh xoàng, ngồi câm lặng làm việc đúng như một viên thư ký quèn, cùng với các nhân viên bàn giấy... Còn Ngô Thứ Lân là trưởng phòng P54, phòng tình báo Bắc tuyến, một phòng quan trọng vào bậc nhất của cái gọi là “Sở liên lạc phủ Tổng thống”. Mà “Sở” này thực chất là một bộ phận của tổ chức gián điệp, mật vụ trung ương ngụy do Trần Kim Tuyến đứng đầu. “Sở liên lạc” này nằm dưới quyền chỉ huy của viên đại tá Lê Quang Tung, phó là Trần Khắc Tính. (Về công khai Tung còn làm chỉ huy trưởng Liên binh phòng vệ phủ Tổng thống, một thứ Ngự lâm quân của Diệm). Tuy vậy, thực chất việc nắm và chỉ huy “Sở” là do Raphter. Về phía phòng P54 cũng vậy. Thực chất nắm và chỉ huy phòng quan trọng này lại là hai cố vấn Mỹ cấp uý: Tom và Andrew. Bởi vậy mọi công việc tổ chức, huấn luyện, trang bị, rồi ném người đi... đều do Raphter cùng hai cố vấn cấp dưới thao túng hết. Lân chỉ ghé gẩm để hợp thức hoá các mệnh lệnh, các quyết định của bọn Mỹ, để ra cái điều: “Việt Nam Cộng hoà vẫn có chủ quyền”! Việc chính của Lân chỉ là lo hành chính giấy tờ, và đến kỳ thì phát lương... Nhưng Lân không bao giờ tự ái. “Vạn sự bất như nhàn”. Vả lại chính ông Tung, cụ Diệm đều biết rõ như thế, và đồng ý cả. Vậy hà cớ gì mình phải tự ái? Mà tự ái thì chỉ có thiệt vào thân! Lân vốn là người khôn ngoan và “thức thời” có tiếng! Lân lại còn biết: cho tới hiện nay (1961) quân chính qui của Diệm, đều đã có các cố vấn, nhưng thật ra cũng chưa thật chặt chẽ và hoàn chỉnh. Riêng ngành tình báo gián điệp thì khác, Mỹ đã gần như trực tiếp nắm toàn bộ ngay từ đầu (1955 - 1956)...

Hôm nay là lần đầu Raphter, “ông trùm N” thay mặt Colby đi thị sát một cuộc tập dượt quan trọng. Vì đây là lần tập dượt cuối của một toán sắp lên đường.

Lân tin là tụi lính “của mình” sẽ rất hân hạnh và phấn chấn (vẫn cứ gọi là lính “của mình” cũng được chứ sao! Vì bên ngoài, Lân vẫn có mộc son, vẫn ký quyết định này, quyết định kia... oai phong như ai!).

Lân luôn đeo tai nghe VTĐ và nheo nheo hai con mắt xem tấm bản đồ đặt trên đùi, chốc chốc lại ngó xuống những khu rừng bạt ngàn bên dưới. Rồi bỗng anh ta tươi cười:

- Bọn họ đang ở dưới kia, Đại tá!

Raphter vẫn im lặng, chỉ đưa mắt nhìn theo tay chỉ của Ngô Thứ Lân xuống một dải rừng thưa bên dưới với một dòng suối nhỏ thấp thoáng uốn lượn.

- Trung tá. Họ có báo là đã thực hiện được hết các mục tiêu rồi không?

Một câu hỏi nhẹ nhàng từ bên trái bỗng cất lên. Tiếng Việt khá sõi nhưng giọng vẫn còn đôi chút lơ lớ. Lân quay lại. Đó là Teddy Hampton, một sĩ quan CIA còn khá trẻ cùng tham gia cuộc thị

(3)

sát. Lân cũng biết khá rõ về “con báo non” này. Hampton không nằm dưới quyền của Raphter, có nghĩa cũng không trực tiếp nằm ở phòng P54 như bọn Tom và Andrew. Hampton là chuyên viên phân tích tình hình, được trực tiếp làm việc với Colby và cũng được “sếp” tin cậy không kém Raphter. Mới sang có hai năm, Hampton đã nói thạo tiếng Việt, có rất nhiều bạn, đã biết cả quán cơm Bà cả Đọi và đã lần tới để ăn cơm Bắc, cũng đã biết và mò tới được cả tiệm thuốc phiện hết sức bí mật nhưng cũng cực kỳ sang trọng và cả “lý thú” của một nghị sĩ ở ngay đường Hàm Nghi mà hầu như dân Sài Gòn không mấy ai biết... Hampton khác với Raphter ở chỗ đó. Raphter nguyên tắc, cứng rắn và khép kín, còn Hampton lại luôn luôn như mở toang. Nhưng thế mới đáng sợ. Đáng sợ hơn nữa: đây là một thanh niên cực kỳ thông minh và có đầu óc phê phán rất sắc bén. Rất ít khi làm việc vói Hampton, nhưng mỗi lần gặp hắn, Lân đều rất ngại.

Sau khi nghe Ngô Thứ Lân trả lời là mọi việc dưới đó đều tốt đẹp, Hampton lại ngồi lặng im. Anh ta hồng hào, trẻ trung, dáng vẻ phóng khoáng, nom y như một sinh viên còn đang ở đại học, khó có ai có thể nghĩ đây là một điệp viên đầy những khát vọng trong nghề và trong sự nghiệp... Hampton cố giấu một nụ cười. Không hiểu sao bao giờ gặp Ngô Thứ Lân trong đầu Hampton cũng bật lên một câu hỏi: “Có phải cùng họ Ngô, lại cùng dân Quảng Bình với Diệm, một ông Tổng thống vừa dốt nát, vừa đầy máu cục bộ địa phương, bè cánh thì cái tay trung tá vớ vẩn này mới được đưa lên ngồi ở cái phòng 54 này?”.

Lúc đó, trong một cánh rừng ở phía dưới một toán 6 tên khá khoẻ mạnh đang nối nhau đi thành hàng dọc với cự ly khá rộng, khá đều nhưng có vẻ đã thấm mệt. Chúng mặc toàn đồ đen, trên ngực áo đứa nào cũng thêu một hình đầu lâu với hai đoạn xương người bắt chéo. (Đó là huy hiệu riêng của lực lượng Biệt kích. Hôm nay tập, nhưng vẫn mang sắc phục đặc biệt này. Tất nhiên khi nhảy ra Bắc, chúng phải ăn mặc khác). Tất cả đều mang giày vải và mũ vải, kiểu đi rừng, quanh lưng đeo đầy các thứ: lựu đạn nổ, lựu đạn khói, dao găm, dao phát, súng ngắn bắn pháo hiệu, la bàn, cặp bản đồ, bình toong đựng nước, túi cứu sinh... và kè kè cả những bình rượu. Lăm lăm súng, đứa cầm tiểu liên cực nhanh của Mỹ, đứa tiểu liên SK của Thụy Điển. Riêng tên đi đoạn giữa mang AK-47 mà quân đội miền Bắc chuyên dùng và các du kích miền Nam đang nổi lên khắp nơi cũng có không ít. Thích dùng AK47 vì đây là loại tiểu liên có uy lực mãnh liệt hơn hẳn của Mỹ, còn vì muốn khoe: ta đây đã diệt được Việt Cộng và thu được vũ khí của họ (lính ngụy và cả lính Mỹ đều thế cả). Trừ tên có AK47 mang vác tương đối nhẹ chỉ đeo chiếc máy định vị để liên lạc với máy bay, còn những đứa khác đều gùi sau lưng quá nặng: đứa điện đài và ăngten, đứa mìn và thuốc nổ, đứa lương thực dự trữ và máy phát điện quay tay (ragono).

Gần như không có lối mòn. Bọn chúng đi theo phương vị trên bản đồ. Rừng vẫn ngút ngàn. Chúng cặm cụi tiếp tục đi, nhưng chốc chốc, có lẽ do quá buồn mồm, lại nói, hoặc giỡn nhau vài câu tục tĩu. Nhưng khi tên cầm AK “hừm” một tiếng, tất cả lại câm bặt. Tên mang điện đài, người chắc lẳn, rắn như lim, có vầng trán khá rộng và đôi mắt một mí xếch tựa mắt một “tráng sĩ” trong truyện Tầu xưa, bỗng gọi:

- Trung úy toán trưởng. Có tiếng người phía trước!

Tên cầm AK ngẩng đầu, nghe ngóng. Không thấy gì hết, nó hơi chau mày như có ý quở tên điện đài báo hoảng. Nhưng tên điện đài mắt xếch vẫn nói:

(4)

Tới lúc đó tên toán trưởng và cả bọn mới thoáng nghe mơ hồ phía trước hình như có tiếng người thật. Tên toán tưởng gật đầu, nói với tên mang điện đài mắt xếch:

- Đ. mẹ! Dân Mông tụi mày quả là thính tai, thính mũi hơn cả béc-giê, G3 ạ! Tên lính Mông cũng giỡn lại:

- Còn dân Thái trắng, Thái đen thì sao? Các anh mê ăn thịt chuột, thịt dúi, chắc cũng nhất thế giới!

Nhưng tên toán trưởng đã “suỵt”, rồi ra lệnh cho cả bọn dừng lại, ẩn náu, sau đó vẫy một tên có vẻ mặt khá tinh khôn với đôi mắt đảo rất nhanh, và hai cái răng bịt vàng sáng choé:

- G4! Mày tiến lên, thám sát. Lẹ lên!

Tên răng vàng có bí số G4 gật đầu, bỏ bạc đà dụng cụ xuống, xách súng lao đi ngay. Quả là nó đã được huấn luyện đã khá thành thạo, nên tiến lên rất nhanh mà gần như không một tiếng động. Loáng một cái nó đã biến ngay vào mầu xanh ngắt của cây rừng.

Khoảnh khắc sau nó quay lại:

- Trình trung uý toán trưởng, phía trước có một con đường lâm nghiệp mới mở, trong bản đồ ta chưa có. Một chiếc xe reo chở gỗ lớn đang đỗ ở đó. Bọn nó đang sửa máy móc gì đó... Tên toán trưởng im lặng một chút rồi khoát tay:

- Tốt! Đây là cơ hội để ta bắt “tù binh Cộng sản” khai thác tài liệu.

- Nhưng, thưa trung uý, việc này không có trong giả tưởng tập. Hôm nay chỉ là sau khi nhảy dù, ta phải di chuyển gấp tới vị trí an toàn đã đánh dấu trên bản đồ, trong điều kiện liên lạc mất hết lương thực, phải tự mưu sinh bằng trái cây, lá rừng... nhưng cấm nổ súng bắn chim, bắn thú, để khỏi lộ...

- Thôi đi, mày khỏi phải nhắc tao, đồ ngu! - Tên toán trưởng chau mày - Phải biết biến báo, linh hoạt mới là chiến sĩ biệt kích chứ! Tao quyết định coi đây là một trường hợp đột xuất gặp Cộng sản giữa đường. Phải hành động! Gọi tụi nó lại nghe lệnh!

Răng Vàng không dám nói thêm nửa lời nữa, mặc dầu xưa nay nó nổi tiếng lắm mồm và hay lý sự nhất bọn. Nó đã biết tính gã toán trưởng. Đó là một tay biết thận trọng, tính toán khá cẩn thận, nhưng nhiều khi cũng bốc lên, dám liều làm những việc tưởng chừng như cực khó, thậm chí không thể làm được.

Chỉ trong chớp mắt, cả bọn đã có mặt. Tên toán trưởng nói rất nhanh và cũng rất rành rẽ, chứng tỏ nó là tay có bản lĩnh thực sự, và có khả năng cùng đầu óc phán đoán không tồi:

(5)

- Nghe đây! Để bắt sống được bọn này, cần nhớ là các xe reo, ngoài “xế”, tụi chủ gỗ còn thường cho đi theo từ một tới hai thằng bảo kê, để phòng các “giang hồ hảo hớn” ở sơn lâm cướp xe. Mà tụi bảo kê này võ nghệ cũng “ngon lành” cả, thậm chí có thể chúng còn có cả “chó lửa”. Không thể coi thường. Vậy kế hoạch như sau: phải nghi binh thu hút sự chú ý của chúng về một phía, rồi bất ngờ tấn công từ sau lưng và hai bên. Như thế mới nhanh, gọn được...

Cả bọn đưa mắt nhìn nhau như thầm khen toán trưởng là tay chỉ huy cừ khôi. Tên trung uý toán trưởng mặt vẫn nghiêm nghị, nói tiếp:

- Phân phối trách vụ như sau: thằng G4 (nó lại chỉ tên răng vàng) mày đã đi trinh sát, biết địa hình, bây giờ hoá trang thành một thằng điên đi trên con đường mới mở ấy, làm sao cho tụi nó phải chú ý. Trong khi đó hai thằng này, G6 và G5 với sự yểm trợ của tao và toán phó G2 (nó chỉ một tên béo phục phịch, ngăm ngăm đen, vẻ mặt lầm lì, ít nói), sẽ tấn công bọn bảo kê, lái xe... Cả bọn lại hoan hỉ khen toán trưởng giỏi. Tên Mông - G3 phụ trách điện đài hỏi cắt ngang:

- Tránh khỏi lộ thì không được nổ súng, nhưng nếu cần thì “xỉa” chứ? Tên toán trưởng quắc mắt:

- Tất cả tụi bay đều vốn là lính trinh sát của Sư 22, vừa qua lại được cố vấn Đại Hàn huấn luyện thêm Karatedo, Teakwondo, vậy không đủ tài để thắng lẹ tụi nó sao?

- Thôi được, trung uý! Tên Mông lại hỏi:

- Nhưng sau đó làm gì? Lôi tụi nó đi theo há? Tên toán trưởng lúc đó mới mỉm cười:

- Trói, nhét giẻ vào miệng rồi bỏ đó. Nếu là chuyện thật ngoài Bắc thì bất cứ giá nào cũng phải đưa chúng đi theo, để còn “rút lưỡi” chứ bộ!.

- Còn chiếc xe reo thì sao, trung uý? - Một tên khác hỏi thêm. - Thôi, bỏ!

- Hoài! Giá đem về được thành phố, túi tụi em sẽ đỡ nhẹ hơn, trung uý ạ!

- Đã bảo thôi! Nhưng nếu coi trên xe, hoặc tụi “tù binh” có bạc, có đô gì đó, cho tụi bay được tự do... tàn phá!

Cả bọn cùng la lên: - Hay! Hay!

(6)

Thế rồi, chỉ lát sau, rất nhanh, tên răng vàng đã cải trang thành một người điên cởi trần, đầu bù tóc rối, mặt lem luốc, mắt lác xệch, lại què nữa, tay cầm một cành cây đi tập tễnh giữa đường, vừa đi vừa khóc vừa cười. Trong lúc đó tụi còn lại cũng rất nhanh, lấy phấn màu vẽ mặt loang lổ, kỳ dị như ma quỉ, bắt chước biệt kích Mỹ thường làm. Chúng tiến lên, bí mật áp sát xung quanh chiếc xe reo gần như êm ru... Trước mũi xe, hai tên bảo kê vẫn đang đứng chéo kheo hút thuốc lá, còn tên tài xế vẫn bò dưới gầm xe, gõ gõ, vặn vặn. Người điên từ phía trước vừa khóc vừa cười và vung vẩy cành cây tiến lại gần. Cả bọn, bảo kê và lái xe, cùng ngạc nhiên trố mắt nhìn không hiểu sao giữa rừng này lại xuất hiện một người điên như vậy... Một tiếng “bép” nhỏ bất ngờ vang lên, rồi lập tức ba bóng người với ba bộ mặt loang lổ kỳ dị, từ bụi rậm phía sau xe lao ra như ba ánh chớp đen... Trong khoảnh khắc cả ba tên, lái xe và bảo kê đều bị đánh gục. Chúng bị trói giật cánh khuỷu và nhét giẻ đầy mồm, cũng chỉ trong nháy mắt. Trong lúc bọn này còn chưa hoàn hồn, chưa hiểu chuyền gì đã xảy ra, thì bọn người mặt loang lổ đã lục soát tất cả túi áo, túi quần của chúng, lấy hết tiền bạc, còn giấy tờ thì vứt tung toé...

- Kéo tụi nó ra xa! Xong, gài mìn hẹn giờ để phá chiếc “xe tăng” của “Cộng sản”! Lẹ lên! - Tên toán trưởng ra lệnh.

Tên G4 răng vàng ngạc nhiên:

- Nhưng mà, sếp ơi, đây là... xe gỗ của người ta...! Mặt nghiêm khắc, tên toán trưởng khoát tay: - Kệ cha nó! Hãy thực thi mệnh lệnh!

Và chỉ lát sau, thoắt xồ ra như ma quỉ, chúng cũng thoắt biến đi rất nhanh như quỉ, như ma. Chỉ còn trơ lại chiếc xe reo, với ba “khổ chủ” bị trói chặt, nhét giẻ đầy miệng, được kéo ra xa, nằm còng queo ở bên đưòng, mỗi đứa sau một gốc cây lớn.

Khu rừng trở lại hết sức yên tĩnh, như không hề có chuyện gì vừa xảy ra. Nhưng chỉ 15 phút sau một tiếng nổ lớn đã dậy lên. Lửa bốc cháy đùng đùng trên chiếc xe reo đã bị phá tung, cùng những cây gỗ lớn văng đi tứ tán...

Lúc đó bọn biệt kích đã đi được khá xa. Bỗng nhiên tên G2 người Mông lại nghiêng nghiêng tai rồi nói:

- Có trực thăng!

Cũng lại như lần trước, tên toán trưởng chẳng nghe thấy gì hết. Nhưng đã biết sự thính nhạy quá đặc biệt của G2 rồi, nó không gạt đi nữa, mà chăm chú lắng nghe tiếp. Quả nhiên dần dần đã thấy tiếng cành cạch, rồi tiếng trực thăng mỗi lúc một vang rền rõ hơn. Tiếp đó, dường như nó bay ở ngay trên đỉnh đầu bọn biệt kích. Tên toán trưởng vui vẻ:

- Trực thăng chở các ông lớn tới uý lạo tụi ta đó, bọn bay!

(7)

- Ôi, dà! thuốc thơm là cái khỉ mốc gì! - Một tên khác gạt đi - Đưa các “em gái hậu phương” tới cho mấy anh “xài”, hay hơn nhiều! Ban ngày, giữa rừng xanh đẹp như thế này mà “diễn trò” tập thể thì thật tuyệt cú mèo!

Cười hô hố lên một loạt, nhưng rồi chúng trở lại im lặng, và tiếp tục cắm cúi đi.

Từ lúc đó tiếng trực thăng cứ vang rền mãi không dứt trên bầu trời. Nó đang tìm bãi hạ cánh, hay đang quanh đi quẩn lại để theo dõi từng bước đi của tụi dưới này? Toán biệt kích chỉ biết là chúng phải rảo chân hơn...

* * *

Trên một trảng cỏ không lớn lắm, nằm lọt giữa những khu rừng khá rậm rạp, toán biệt kích đã tập hợp đông đủ. Chúng đứng thành một hàng ngang nghiêm chỉnh với đầy đủ các trang bị phức tạp trên người. Raphter, viên đại tá CIA cao lớn với khuôn mặt đỏ au, cứng cỏi chậm rãi bước tới. Anh ta đứng lại, đôi mắt xanh lơ mạnh mẽ nhìn thẳng vào đám sáu tên biệt kích và bắt đầu cuộc nói chuyện bằng một từ ngắn ngủi:

- Goblin ! (Yêu tinh!)

Goblin (Yêu tinh) là mật danh đã được CIA trao cho toán này ngay từ khi được thành lập. Người Mỹ này dường như cố ý muốn tạo một ấn tượng mạnh. Anh ta gọi lên ngay cái mật danh khá kích động ấy với nhiều ý nghĩa: vừa như một lời chào, vừa như một thán từ kính nể, vừa như muốn nhắc nhở vai trò, và cũng vừa như bao hàm cả sự răn đe về thành bại của bọn này trong trách vụ đặc biệt.

Bọn Ngô Thứ Lân và Hampton ít nhiều đều cảm thấy như vậy. Raphter thong thả nói tiếp, từng lời sắc như dao:

- Các anh đã hoàn tất đợt rèn tập cuối cùng. Tất nhiên các anh còn phải trải qua một đợt trắc nghiệm khác nữa. Rồi các anh sẽ lên đưòng thực thi trách vụ của mình. Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh với các anh: Goblin sẽ là toán đầu tiên được tin cậy tung ra, theo một chủ trương mới là: đi xa và đi lâu. Hoàn toàn khác trước. Các anh biết điều này cả rồi chứ?

Toán biệt kích đáp lí nhí: - Rõ.

- Rất tốt. Đây là trách vụ rất khó khăn, nhưng cũng rất quan trọng và thiêng liêng nữa. Có thể coi các anh như một ngọn lửa, nhưng là ngọn lửa đầu tiên sẽ tạo nên một đám cháy lớn sau này...

Raphter nói, Hampton, anh chàng đại uý CIA trẻ làm phiên dịch đỡ cho Ngô Thứ Lân, vì vốn tiếng Anh của viên trung tá người Việt này quá tồi. Hampton dịch khá lưu loát, nhưng trong

(8)

đầu óc hắn lại hoàn toàn nguội lạnh. Những câu nói của Raphter dù có hay ho đến mấy, hắn cũng chẳng quan tâm, mặc dầu rất trọng nể Raphter vì tuổi đời và cả vì tuổi nghề. Hampton đã được nghe nói từ lâu: Raphter từng là một trong những trợ thủ cho Lansdale, viên đại tá CIA gian hùng trong vụ dụ, lừa đưa một triệu dân Bắc Việt mà hầu hết là giáo dân di cư vào Nam hồi cuối 1954 sang 1955. Gần đây cùng làm việc dưới trướng Colby, Hampton biết rõ Raphter hơn: đây đúng là một sĩ quan CIA tuyệt đối trung thành với quyền lợi Mỹ. Raphter rất tin thuyết “hiệu ứng Domino”. Thuyết đó cho rằng: Việt Nam thắng lợi thì chắc chắn có tác dụng lớn tới toàn bộ các nước Đông Nam Á, làm sụp đổ hết, và chủ nghĩa Cộng sản sẽ thống trị tất cả. Do đó Raphter nhiệt liệt hoan nghênh chỉ thị 5809 của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NSC) ngay từ năm 1956 đã kêu gọi tăng cường giúp Diệm, không có tổng tuyển cử, chống Bắc Việt giành thắng lợi... Cho tới nay Raphter là một trong những sĩ quan CIA vẫn còn khá lạc quan về tình hình chung ở Nam Việt Nam, mặc dầu ông ta cũng biết đang có những phức tạp, khó khăn mới đang nảy sinh: đó là những cuộc nổi dậy của dân chúng ở nhiều nơi vùng nông thôn và miền núi... Tuy nhiên Raphter vẫn tin rằng mọi việc rồi đây chắc chắn sẽ mau chóng tốt đẹp trở lại. Việt cộng dẫu sao vẫn còn rất bé nhỏ, nếu tăng cường quân sự sẽ tiêu diệt không khó. Điều quan trọng nhất, đáng quan tâm nhất là miền Bắc bắt đầu bí mật đưa người và vũ khí vào. Nhưng Mỹ đã có đối sách: sẽ tung người ra chống phá, đánh Cộng sản ngay từ trong lòng miền Bắc...

Hampton thường thầm cho rằng Raphter và mấy ông cứ tự cho là “cựu trào” thường chỉ suy nghĩ với những tín điều đã cũ. Mới sang Sài Gòn, nhưng giao du rộng, quen biết nhiều tướng tá, từ những kẻ chống Cộng điên cuồng, đến những người có chừng mực, có tâm huyết, và cả một số người không giấu giếm sự bất mãn, cho nên Hampton có một cái nhìn tự tin là thực tế hơn. Trước hết, hắn thấy rất rõ rằng: thời kỳ ổn định nhất của chính quyền Diệm (1956, 1957) sau khi ông này dẹp được các giáo phái và Bình Xuyên, nay đã qua rồi. Tình hình chung đang ngày một xấu đi một cách đáng lo ngại, ông ta đã mất lòng dân trước hết và chủ yếu vì đã từ chối tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Đó là chưa nói tới các chuyện như “gia đình trị”, “Quảng Bình trị” và “độc tài, phong kiến”... Dân chúng oán hận ngày càng nhiều. Du kích đang nổi lên khắp nơi... Theo Hampton, thì CIA rất máy móc chỉ quan tâm tới các vấn đề quân sự như Việt cộng hiện nay có bao nhiêu người, vũ khí có những gì, miền Bắc đã bí mật đưa vào được bao cán bộ, súng ống mà không quan tâm đúng mức tới các vấn đề cốt tử là Diệm mất lòng dân, là các chính sách sai lầm của ông ta, là các cơ sở xã hội cùng các tổ chức quần chúng của Việt cộng ở nông thôn, và cả ở các đô thị hiện nay đang ngày càng phát triển tạo nên một nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động vũ trang và chính trị của họ. Trong khi đó, ông Diệm vẫn tỏ ra hết sức chủ quan và kiêu ngạo không kém CIA. Ông ta tự tin đến mù quáng là dân chúng vẫn rất ủng hộ ông ta, còn Việt cộng chỉ là một nhúm, đánh bại không khó. Cho nên ông ta chỉ nghĩ đến đánh, đánh mạnh hơn nữa. Ông đã lớn tiếng kêu gọi Mỹ tăng cường viện trợ quân sự. Và ông ta như “gãi đúng chỗ ngứa” của Washington.

Dù là một sĩ quan trẻ mới vào nghề có hơn 4 năm, nhưng Hampton đã thấy khá rõ bức tranh lộn xộn và ngày càng tối xám ấy. Hampton là một người Mỹ rất yêu đất nước mình, và không thích Cộng sản ngay từ khi còn là sinh viên. Nhưng nay ở Việt Nam, Hampton thấy các chính sách chống Cộng như vậy là không ổn. Mà hắn thì “thấp cổ bé họng”- nói ai nghe? Đó là nỗi băn khoăn luôn âm thầm trong lòng hắn... CIA ở Sài Gòn, mà ngay cả ở Washington, Hampton thấy người ta thường luôn luôn nhắc đến những chuyện áp dụng kinh nghiệm tiêu diệt phong trào Cộng sản ở Philippine, Mã Lai, Thái Lan. Nhưng ở đây rất khác, khác lắm... Không thể máy móc áp dụng các kinh nghiệm chống du kích Cộng sản ở các nước ấy vào Việt Nam. Người Mỹ cũng đang hăng hái

(9)

tính chuyện vận dụng kinh nghiệm biệt kích Đồng minh ném sâu vào hậu phương quân Đức trong Thế chiến thứ hai vừa qua. Nhưng Hampton cũng đã được đọc không ít về cuộc chiến tranh ấy. Hắn biết mỗi khi có biệt kích Đồng minh nhảy xuống thì dân Pháp, dân các vùng bị chiếm, ở Ba Lan, Bỉ, Tiệp... không những hoan hô, che giấu, mà còn mời cả rượu... Nhưng ở Việt Nam, đất nước có một lịch sử khác, một truyền thống khác, có thể nói thẳng ra rằng: dân chúng đã gắn bó từ lâu với Cộng sản. Vậy có thể dễ hình dung ra dân miền Bắc sẽ “đón tiếp”: những toán biệt kích của Diệm, mà thực chất là của Mỹ ra sao? Vẫn còn nhớ hồi mới ở Thái Lan chuyển qua, Hampton đã được giao nhiệm vụ ra Đà Nẵng, giúp việc “đánh” đi một số gián điệp và người nhái ra Quảng Bình. Nhưng gần như ra người nào mất người đó... Rõ ràng ở đây, Sài Gòn này, chỉ thấy CIA và Sứ quán Mỹ toàn nói chuyện tăng cường tấn công bình định ở miền Nam, và mở rộng các hoạt động chống phá ra cả Bắc... Chẳng thấy mấy ai nói tới chuyện làm sao cho ông Diệm phải cải tổ cái chính quyền gia đình trị, phong kiến độc tài của ông ta ra sao...

Raphter nói chuyện với toán biệt kích xong, quà tặng được phân phát: mỗi đứa một bao thuốc thơm, một hộp biscuit ngon. Tụi chúng hoan hô nhiệt liệt. Khi chúng được phép ngồi nghỉ, Raphter tiến lại trước mặt tên toán trưởng, mỉm cười thân ái:

- Quê anh có một dòng sông rất đẹp mà cũng rất hung dữ, phải không?

Tên toán trưởng thoáng mở to mắt. Nhưng rồi nó hiểu: “họ” đã tìm hiểu và nghiên cứu hồ sơ của chúng quá tỉ mỉ và từ lâu rồi, không có gì đáng ngạc nhiên hết. Y gật đầu.

- Vâng, sông Đà! Tây Bắc là quê hương cũ của tôi.

- Người Pháp vẫn gọi đó là “Xứ Thái thần tiên” phải không? - Vâng, đúng thế. Quê hương xưa của tôi cực đẹp.

- Này, quê chính của anh là Sơn La hay Lai Châu nhỉ?

- Thưa, gốc thì ở Quỳnh Nhai - Sơn La, nhưng sau cha tôi đưa cả gia đình lên Lai Châu làm vườn và nuôi bò, dê cho cụ Đèo...

- Bây giờ ở quê anh còn có nhiều người thân không, hay kéo cả vào đây hết rồi?

Tên toán trưởng thoáng thở dài. Đó là một thanh niên chạc 28 tuổi, tầm thước nhưng khoẻ mạnh, có bộ mặt cứng cỏi với bộ râu quai nón mờ xanh.

- Thưa, dòng họ Cầm tôi vốn bình thường. Chi họ tôi thì nghèo. Vì vậy không mấy ai được Pháp đưa đi sau hiệp định Giơne. Chỉ có tôi vốn là lính nên...

- Anh Cầm Diêu - Raphter hỏi tiếp - Cha mẹ anh đã chết cả rồi phải không? - Vâng.

(10)

Khuôn mặt tên toán trưởng bỗng như tối lại: - Tôi vẫn còn món nợ với Cộng sản ngoài đó!

Raphter “à” một tiếng, gật đầu, vẻ thông cảm và hài lòng, rồi quay sang phía tên người Mông mang điện đài:

- Còn anh, quê anh ở Tây Trang, đúng không? Tên Mông có vẻ ngạc nhiên:

- Ông biết hả?

- Phải. Anh có muốn được trở lại quê hương không? Anh tên gì? - Tráng A Páo! Có muốn chứ!

- Nhưng về thăm họ hàng đã đành, còn có trách vụ lớn nữa, anh vẫn nhớ chứ? Không ngờ tên Mông toét miệng cười, hồn nhiên:

- Không!

Raphter chau mày:

- Vậy anh quên là về để đánh Cộng sản hả? Tên Mông như sực nhớ ra, lại toét miệng cười: - A, nhớ!

- Chắc anh biết là Cộng sản ác như con beo, độc như con rắn chứ? - Mình không biết.

- Ủa! Vậy làm sao anh có tinh thần chiến đấu được? Tráng A Páo lại hồn nhiên:

- Có chứ, sao không có?

- Nhưng có thật hết lòng hết sức không? - Hết chứ!

(11)

- Này, trước khi về toán này anh đang tham gia hoạt động bên Lào giúp quân ông Vàng Pao phải không?

- Phải rồi. Nhưng cấp trên gọi về, thì về. Bảo tham gia ở đây, thì tham gia.

- Nghe nói anh rất thạo về VTĐ. Anh học từ bao giờ vậy? Pháp cho anh đi học hả?

- Không. Pháp bắt mình làm culi gùi máy. Sau có anh lính điện báo viên người Kinh thích mình, những khi rảnh rỗi, buồn, dạy cho. Dạy mãi rồi cũng làm được.

- Nhưng anh phải biết chữ chứ?

- Phải rồi, trước mình mù chữ. Anh lính người Kinh dạy cho cả cái chữ. Dạy chữ rồi mới dạy moóc mà.

- Hay đấy! Bây giờ hẳn là anh có thể làm điện báo viên một cách thật hoàn hảo? - Ô, cả cái sư đoàn 22 lính truyền tin thua mình hết mà!

Tất cả bọn cùng bật cười, chia sẻ niềm tự hào với cậu lính Mông vẫn còn nhiều chất hồn nhiên nguyên thủy này.

Raphter tiếp tục quay sang tên thứ ba, tên G4 răng vàng, tinh khôn và nhanh nhẹn: - Anh là dân Mường phải không?

- Vâng. Nhưng không phải tỉnh Hoà Bình mà ở Mộc Châu - Sơn La. Tôi là Hoàng Văn Lanh.

- Nhiệm vụ anh trong toán là gì? Răng vàng lại nhanh nhẩu đáp:

- Thưa, tôi nhân viên tình báo phá hoại, chuyên đặt mìn phá cầu, phá xe, bắn lén, bắt tù binh ám sát cán bộ...

Raphter quay sang tên béo, mặt to tròn, đen đúa, lầm lì. - Còn anh?

Tên nọ đáp:

- Tôi là Lò Văn Sính, toán phó, bí số G2. Có thêm trách vụ làm dự bị điện đài cho G3. Tôi cũng đã được huấn luyện cả về VTĐ.

(12)

- Các anh đã hoàn toàn sẵn sàng rồi chứ? - Raphter hất hàm hỏi lại. - Thưa, sẵn sàng. - Cầm Diêu đáp thay cho cả toán.

- Các anh đã được nghe nói về tình hình quê hương chưa? - Raphter hất hàm về phía tên G4 răng vàng lém lỉnh nhất.

Tên này hấp háy đôi mắt, rồi liếc nhanh về phía tên toán trưởng và Ngô Thứ Lân. - Thưa, rồi!

- Anh thử nói lại xem sao?

- Thưa… thưa... Tên răng vàng ngắc ngứ mãi. Rồi đột nhiên nó như sực nhớ ra được một số câu của sếp nào đó, mà theo nó có lẽ là tuyệt vời nhất:

- Thưa, cấp trên bảo Cộng sản chiếm hết mường, bản. Người già, người bệnh đều bị giết chết hết, vì bảo rằng nuôi vô ích. Còn người trẻ thì phải làm như trâu như ngựa, mà chỉ được ăn toàn lá cây, nên cũng chết đầy rừng, đầy suối. Đến chim chóc cũng không còn con nào. Cá ở dưới sông cũng đã hết sạch, chỉ còn có cát với rong rêu.

... Phải về giải phóng, xây dựng lại xứ Thái tự do và giàu có như nước Mỹ. Raphter có vẻ hài lòng:

- Tốt lắm!

Raphter nói chuyện tiếp với hai tên còn lại. Một tên cao gầy, tóc rễ tre, mắt sắc, tên là Chơm, còn tên kia mặt tròn vành vạnh, lại hay cười nụ, nhưng nụ cười đầy bí hiểm, tên là Sam. Cả hai đều là dân Thái ở Mường Lay - Lai Châu. Bọn này không phải là lính sư 22 mà do tình báo sư này giới thiệu về “Lực lượng đặc biệt”. Hai tên này vốn là côn chạ (nô bộc trong nhà) của gia đình họ Đèo đi trước. Chúng chuyên việc phục dịch các phìa, tạo ở các châu, mường, thường xuyên đi thuyền đuôi én về nhà họ Đèo ở Lai Châu đánh bạc đêm này qua đêm khác. Chúng còn có nhiệm vụ tổ chức các đêm xoè thật “nồng nàn” cho các quan Tây đóng tại tỉnh, và các quan Tây hàng tuần từ Hà Nội đi tầu bay lên chơi... Ngoài ra chúng còn làm cả công việc mật vụ dò la tin tức về Việt minh trong vùng để báo cho quan ba Đèo Văn Phát (con trai Đèo Văn Long). Sau hiệp định Geneve, hai tên này được họ Đèo cho theo về Hà Nội, cùng di cư vào Nam. Chúng xin vào làm việc cho một cơ sở mật vụ của Trần Kim Tuyến ở Bình Phước. Do được đánh giá là giàu kinh nghiệm cho nên Sài Gòn đã yêu cầu cơ sở này giới thiệu chúng cho biệt kích. Chúng đã được trao nhiệm vụ trong toán như tên G4: chuyên phá hoại và thu lượm tin tức tình báo, tung tin giả, đặt chuyện gây chia rẽ nội bộ đối phương và móc nối, xây dựng lực lượng cho các “mật khu ở ngoài” khi nào thành lập được...

Một lúc sau, cả bọn Raphter, Hampton và Ngô Thứ Lân ra hiệu tạm biệt lũ biệt kích vẫn còn đang nhồm nhoàm nhai bánh và phì phèo thuốc thơm. Chiếc trực thăng cất mình lên, cánh quạt quay tít, vang rền. Cỏ trên trảng dạt xuống như có bão lốc.

(13)

Ngẩng đầu lên nhìn theo, một tên trong toán lại cất tiếng chửi thề:

- Đ.mẹ! Đã bảo: kéo tới cho vài em gái hậu phương thì có phải là tuyệt cú mèo hơn không! Đ.mẹ, bánh này ở trại, ném cho nó!

2

Goblin đã hoàn tất cuộc tập dượt lần cuối trên thực địa, hôm nay quay trở về Sài Gòn. Chúng cùng ngồi trên một chiếc ambulance (xe cứu thương) bịt kín. Cả sáu tên ngả ngốn trên ghế, cười nói hả hê sau nhiều ngày phải lang thang chui lủi trong rừng sâu để diễn tập. Chúng phải ôn lại các khoa mục mà người Mỹ đã dạy ở căn cứ huấn luyện biệt kích Mỹ tại Philippine, nơi mà tất cả các bọn biệt kích người Việt đều phải sang thụ huấn. Đó là một trong những căn cứ huấn luyện mà chúng gọi là các “Căn cứ tử thần”... Chúng đã phải học cách bí mật luồn rừng trong điều kiện hết hoặc mất sạch lương thực, phải tự mưu sinh bằng trái cây, lá rừng, ốc sên, chuột, dúi; Học chống trả hoặc lẩn tránh khi bất ngờ đụng nhau với lực lượng vũ trang Cộng sản giữa rừng. Học vượt sông sâu, học vượt thác dữ với bè mảng tự tạo; Học leo núi dốc ngược thành vại và băng qua vực sâu; Học cách đột nhập vào các làng bản nhặt tin, bắt mối, xây dựng cơ sở, hoặc bắt cóc tù binh để khai thác tài liệu; Học phục kích, đột kích, tập kích, phá hoại các công trình quốc phòng, xe hơi, xe tăng, pháo binh, tên lửa; Học võ thuật, học đầu độc, ám sát, bắn lén; học nhảy dù; Học lập các hộp thư mật, các kho dự trữ, xây dựng các bãi tập cho “lực lượng” khi tuyển mộ được, học thông tin, mật mã...; Học liên lạc với máy bay, học leo thang dây lên trực thăng đến cứu để tẩu thoát... nhiều lắm! Hết sức căng thẳng và vất vả, kể cả hiểm nguy. Lười một chút hoặc lơ đễnh làm sai là bị huấn luyện viên (Mỹ, thêm một hai võ sư Đại Hàn) đánh liền, đánh tàn bạo. Đã có tên chết.

Chiếc ambulance về tới Sài Gòn. Cả bọn đều hú lên một cách cực kỳ thú vị và man rợ. Qua ô kính nhỏ sau xe, một số tên luôn giơ các ngón tay lên ra hiệu “làm tình” hết sức tục tĩu với những “em gái hậu phương” áo dài tha thướt đạp xe trên phố mà chúng vừa vượt qua. Rồi tất cả cười hô hố cả lên như hoá rồ. Chúng ồn ào nhắc lại chuyện cách đây 3 tháng, khi từ “căn cứ tử thần” bên Philippine về, chúng đã được tập trung ở Phú Nhuận ăn chơi xả láng, và lĩnh lương cùng quân trang... Lương tháng của chúng mỗi đứa là 8000 đồng tiền Diệm (trong khi lương một đại uý Cộng hoà chỉ có 4700 đồng). Đó là chưa kể tiền phụ cấp để may thường phục. CIA trực tiếp trả hết, không lấy trong ngân sách của Diệm, mặc dầu ai cũng biết ngân sách Diệm cũng là của Mỹ cả. Sự chi trả trực tiếp này đã tỏ ra: Mỹ nắm toàn quyền lực lượng biệt kích của Diệm. Bên Diệm chỉ có danh nghĩa bề ngoài...

Tên răng vàng G4 bỗng nói to: - P54 kia rồi!

Cả bọn cùng nhao người nhìn qua ô kính nhỏ sau xe: một căn nhà hai tầng thoắt hiện ra. Nó màu vàng nhạt, có phần hơi cũ kỹ, không có gì thật khác biệt với tất cả những ngôi nhà khác bên đường phố mang tên Nguyễn Minh Chiếu. Nhưng ngôi nhà này thật sự đặc biệt. Nó là trụ sở mật của phòng 54, phòng chuyên đánh biệt kích ra Bắc, cái phòng quan trọng bậc nhất trong các

(14)

phòng khác của “Sở liên lạc”. Các phòng nọ cũng đều bố trí phân tán lẫn trong dân, người ngoài chỉ mang máng biết là công sở nào đó như trăm nghìn công sở khác... Ở đây, P54, tụi này đã lui tới đến nhẵn mặt, và quen biết đủ các nhân vật quan trọng của ngôi nhà: trước hết là Ngô Thứ Lân, về danh nghĩa là chủ và Nguyễn Quýnh: nghe nói trước đây, ở ngoài Bắc làm lý trưởng, vậy mà không hiểu sao cái “ông lý toét” này bây giờ lại là một đại uý an ninh của “Quân lực Việt Nam Cộng hoà” được biệt phái sang đây giúp Ngô Thứ Lân. Và một người nữa tên Chắt cũng bên quân đội cử sang giúp theo dõi các việc huấn luyện! Ngoài ba người Việt ấy, ở ngôi nhà P54 này còn có mặt thường xuyên đại uý Tom và thiếu tá Andrew, hai chuyên viên của CIA. Và đây mới là những ông chủ thực sự của P54...

Chiếc xe chạy qua mấy đường phố khác rồi dừng lại trước một ngôi nhà hai tầng, xây theo kiểu Pháp cũ, có rào sắt phía ngoài với một cổng nhỏ luôn luôn khoá kín cũng như tất cả các cửa sổ của ngôi nhà trông ra mặt phố đều không khi nào mở. Một lần nữa bọn Cầm Diêu lại hú lên vui vẻ. Đây là chỗ ở của chúng từ khi ở Philippine trở về.

Đã 17 giờ hơn. Buổi chiều hè Sài Gòn bao giờ cũng thường dịu mát, dễ chịu. Bọn chúng ào ngay vào phòng tắm, cởi tuột hết áo quần, trần như nhộng. Các vòi nước được mở hết cỡ, tuôn rào rào. Vừa kỳ cọ, chúng vừa nhổ phì phì, thi nhau đái tứ tung ngay tại chỗ, và nói đủ các thứ chuyện hết sức tục tĩu... Gần một tháng trời ở rừng rồi còn gì! Hôm nay chúng sướng như điên. Tắm xong, không một tên nào nghĩ đến chuyện ăn bữa chiều nữa, mà lao ngay vào những việc riêng, những thú riêng đã tính toán sẵn.

Thoáng cái G4 - Hoàng Văn Lanh đã biến mất, chỉ sau một cái giơ tay chào nhẹ cùng một câu rất gọn và chiếu lệ: “Xin phép sếp!”, Cầm Diêu biết thừa tên này đi đâu. Nó mới có mụ bồ cũng dân Mường, nhà đang ở Dakao. Mụ này to béo, phốp pháp, dâm đãng đến mức “hãi hùng”. Lão chồng mụ là người Kinh, một viên thiếu tá mèng đã già lẽ ra phải về hưu ba bốn năm rồi. Nhưng cũng dân đồng hương với tổng Diệm, quanh năm, suốt tháng lão chỉ mê mải ra vào luồn cúi, hầu hạ trong nhà họ Ngô, bỏ mặc cho con vợ quá mãnh liệt đi “cải thiện” tứ tung. Đã 3 con nhưng cùng một thời điểm mụ có tới sáu bảy ông bồ đủ loại. Nhưng nghe G4 khoe (chắc cũng khoác lác) là nó được mụ “mết” nhất, khen là “lính đặc nhiệm dẻo dai đến kinh hoàng”...

Hai tên Chơm và Sam (G5 và G6) cũng rủ nhau biến, Cầm Diêu biết chúng cũng đi kiếm gái. Nhưng hai thằng này vừa keo kiệt, vừa kém mồm kém miệng, thua thằng G4 xa, nên chỉ đi kiếm gái đứng đường. Nhào vào một xó nào đó, chỉ một lúc sau đã xách quần bước ra hớn hở tuyến bố một câu xanh rờn: “Xong!”. Đã một lần cả hai tên đều bị “nổ ống khói” đi tập cũng phải mang theo thuốc “bệnh kín”, đến là khổ!

Thằng Sính, toán phó (G2) ngăm ngăm đen, to con và ít mồm ít miệng, lại mê cờ bạc hơn cả chơi gái. Nó cũng đã lùi lũi đi tới một tụ điểm đỏ đen nào đó rồi. Nó nom vậy mà luôn luôn hên, hay thắng lắm. Tụi con bạc, nhất là tụi đầu gấu thấy nó mặc thường phục tưởng dân Mán, Mường xớ rớ nào đó, đã mấy lần toan trấn lột. Nhưng tất cả đều bị thằng Sính cho “ăn quết trầu” hết. Gần đây, tụi bụi đời, tay chơi đều đã phải hoàn toàn kiêng nể “thằng mặt chảo gang”.

Còn thằng G3 người Mông, Tráng A Páo cũng là đứa thích “tìm của lạ”. Nhưng có lẽ nó còn mê ti vi hơn. Nó có thể ngồi cả ngày trước chiếc tivi quên cả ăn, y như một thằng bé ham chơi vậy. Đặc biệt là Tráng A Páo, không thích Mỹ. Nó vẫn luôn luôn công khai khen Pháp tốt hơn Mỹ. Đã

(15)

có lúc Cầm Diêu hỏi thử: Mày đang phục vụ dưới quyền Mỹ, ăn lương Mỹ, sao lại chê người ta? Nó cãi: “Ăn lương thì mình phải làm cho họ. Không có nợ nần gì nhau mà! Người Mỹ khinh người lắm. Không tốt đâu!”. Người Mông thường có những “cái lý” của mình như vậy và hay tranh cãi đến cùng.

Khi chúng đã đi hết, Cầm Diêu lấy giấy ra viết thư cho vợ là Lò Thị Nhạn đang ở Nha Trang. Y cắm cúi viết một mạch, say sưa, xúc động đến ứa lệ như thời còn ở quê nhà, yêu nhau tha thiết. Còn nhớ: ấy là năm 1953, 18 tuổi Diêu mới học xong tiểu học (vì nhà nghèo y phải làm lụng giúp cha, mãi sau mới được biết đến quyển vở, cái bút). Học hết tiểu học, y xin được vào làm ở trạm bưu điện ở ngay thị xã Lai Châu, ngày ngày đánh chiếc xe ngựa chở thư, công văn lóc cóc xuống các mường, bản. Cuộc sống không đến nỗi quá vất vả nhưng vô cùng buồn chán. Nhưng rồi có lẽ ông Trời đã giúp nó. Một hôm, chiếc xe ngựa của nó rệ xuống một bên đường vào thị xã. Nhạn có việc đi qua, dừng lại. Thương anh chàng trẻ tuổi vất vả, cô cúi xuống kéo giúp một tay. Vừa nom thấy Nhạn, Cầm Diêu đã bàng hoàng, tâm hồn hoàn toàn bị chiếm đoạt tức khắc. Cô đẹp quá, một vẻ đẹp trong trắng, thiên thần mà y chưa bao giờ được thấy... Từ đó hai người quen nhau và Diêu được biết Nhạn là một cô gái xoè mới bị bắt lên nhà họ Đèo. Cũng từ đó, cứ mỗi lần trên dinh nhà họ Đèo tổ chức xoè là Cầm Diêu lại đứng đón chờ ở bến sông Đà, để ít nhất được ngắm nhìn và nói với cô một vài lời. Nhưng nhiều lần đã đứng suốt ngày dưới mưa rơi, trong gió rét, mà vẫn không gặp được Nhạn... Cho tới cuối năm ấy (1953), Cầm Diêu đột ngột bị gọi vào BAT (Tiểu đoàn bộ binh Thái). Trong khi nó còn đang chưa hết choáng váng vì phải rời thị xã, phải xa Nhạn thì một sự cố nữa lại xảy ra: ở Tây Bắc, Pháp thua liên tiếp. Lai Châu bị uy hiếp dữ dội, Pháp phải bỏ Lai Châu đem quân chạy về Điện Biên Phủ... Thế là từ đó nó càng xa Nhạn, và cũng từ đó coi như tan nát hết, tan nát cả gia đình, tan nát cả mối tình mới chớm nở. Cho tới khi Điện Biên Phủ thất thủ, Pháp phải ký Hiệp định Genevé, chạy vào Nam, Cầm Diêu càng tuyệt vọng. Đã hai lần y định trốn ở lại để đi tìm Nhạn, nhưng cả hai lần đều bị Pháp bắt lại... Phải nuốt nước mắt đi theo Pháp. Đến năm 1956 Pháp cuốn gói về nước, Cầm Diêu cùng nhiều sĩ quan binh lính Thái, Mông, Tày bị Diệm đưa về sư đoàn 22 đóng ở Nha Trang. Cũng không ngờ trôi dạt về mãi tận nơi đây. Cuối năm 1957 y đã được gặp lại Nhạn. Hai người chỉ còn biết hết cười rồi khóc, khóc rồi cười. Và chỉ muốn quì xuống ngàn lần mà tạ ơn những đấng thiêng liêng đã thương cho mối tình quá đau khổ của hai người. Thì ra Lò Thị Nhạn cùng gia đình theo người ta cũng chạy vào thành phố bên bờ biển này từ đầu năm 1955. Nay cả nhà cô đang làm vườn và chài cá ở gần cầu Bóng... Lần này rút kinh nghiệm khi trước, không để lâu nữa, Cầm Diêu cùng với Nhạn làm lễ cưới ngay. Khi ấy Cầm Diêu đã là một thiếu uý...

Nhưng hai người lấy nhau mới được một năm, chưa kịp có con, Cầm Diêu lại được lệnh của Ban trinh sát và tình báo Sư đoàn về Sài Gòn cùng một số người khác cũng là dân miền núi Tây Bắc, tham gia tuyển chọn vào lực lượng gián điệp biệt kích đường dài. Từ đó y chưa một lần được trở lại Nha Trang. Nhiều lúc y cũng thầm hối tiếc vì đã quá ham đồng lương cao của biệt kích, thêm nữa cũng vì còn nhớ quê hương mường bản, muốn có dịp được trở lại. Nhưng hơn tất cả là do đại uý Quyền, người chỉ huy trực tiếp của Cầm Diêu trong đội trinh sát của Sư đoàn đã hết sức khích lệ. Dù rất biết Cầm Diêu mới lấy vợ, đại uý Quyền vẫn nồng nhiệt hối thúc, ông ta tỏ ra là một người vô cùng tâm huyết với việc giải phóng đất nước ông bà, quê hương, bản quán. Ông ta cho đây là một dịp quí hơn vàng. Nhiều lúc nói về những chuyện này với Cầm Diêu ông ta cứ ứa lệ. Ông ta cũng là dân Thái, nỗi đau cho quê hương của ông tỏ ra sâu sắc, đã làm cho Cầm Diêu không thể không động lòng... Ông ta nói sẽ hết lòng giúp Cầm Diêu để có thể dễ dàng qua đợt tuyển chọn của người Mỹ. Ông còn tha thiết bộc lộ: “Em hãy đi trước! Rồi anh cũng sẽ tình

(16)

nguyện trở về. Anh em ta sẽ cùng trở về với dòng sông Đà tuyệt vời hùng vĩ, với núi Pú Nhung uy nghiêm, thiêng liêng huyền diệu của chúng ta... Bây giờ em cứ đi đi! Trong này, mọi việc gia đình em đã có anh lo liệu giúp. Đây là gia đình thân thiết nhất mà anh phải có trách nhiệm. Em cứ yên tâm...”. Thế đấy! Như một người ruột thịt, thậm chí một ân nhân, ông ta đã làm cho Diêu từ do dự đi tới quyết chí thực sự...

Viết cho Nhạn xong, Cầm Diêu viết tiếp cho Quyền. Nếu như viết cho Nhạn hẳn như đã trút hết tình yêu của mình trên các trang giấy thì với Quyền hắn cũng viết với tất cả niềm kính trọng và biết ơn hết sức chân thành. Vừa viết, hắn vừa hình dung ra trước mặt một con người đã đứng tuổi, ăn mặc luôn luôn chải chuốt, khuôn mặt xương xương, đôi mắt ướt át đầy tình cảm và cái miệng tươi cười...

Viết xong, Cầm Diêu đẩy ghế đứng dậy. Đến lượt hắn cũng phải ra ngoài xả hơi đôi chút. Mặc dầu yêu vợ hết sức nồng nàn, nhưng hắn cũng vẫn là đứa chơi gái có hạng. “Việc nào đi việc ấy mà, các chiến hữu!”. Hắn vẫn thường cười trả lời bạn bè như vậy khi tung tiền vào các hộp đêm không tiếc. Nhưng đêm nay, vừa viết thư cho Nhạn xong, hắn không muốn tới các “hộp đêm” nữa, mà tìm sự “giải toả” ở một nơi khác và một cách khác.

Hắn ra cổng vẫy một chiếc taxi, để tới Chợ Lớn. Đã ăn là phải ăn ở đó. Cơm Tầu quả là tuyệt vời, Tây các loại qua đây cũng phải thường mò tới Chợ Lớn. Ăn ngon và ở đó cũng vui nữa. Đầu 1955, theo quân đội Pháp kéo vào Sài Gòn, Cầm Diêu cũng đã có buổi đi theo những tay thạo ăn chơi, tới đây. Hồi đó ở Chợ Lớn còn có một khu gọi là Đại Thế Giới rất lớn với đủ thứ, đủ trò: ăn uống, cờ bạc, đĩ điếm... cực kỳ xa hoa. Bạc vạn, bạc triệu một đêm “Nhất dạ đế vương”... Ở đó còn có đủ cả sân khấu cải lương, sân khấu hát bội, sân khấu ảo thuật, cùng các phòng trà tuyệt hảo của Trung Hoa với đờn ca tài tử, có cả các sàn đấu võ thuật Á Đông, gọi là “đả lôi đài” để cho các “yêng hùng” tứ xứ, từ vùng đồng bằng sông Cửu Long lên, từ Thái Lan, Cam Bốt sang, thậm chí tận Ma Cao, Hồng Kông đến tỉ thí. Hồi đó Đại Thế Giới do quân Bình Xuyên chiếm giữ thu thuế, kinh doanh. Sau đó Diệm diệt được Bình Xuyên, lấy lại Đại Thế Giới. Nhưng ông quan ấy ra cái vẻ gìn giữ thuần phong mỹ tục, đã ra lệnh không những đóng cửa Đại Thế Giới, còn cấm tất cả các vũ trường nhảy đầm... Lẽ cố nhiên, dân chúng oán, các thương gia càng oán. Tuy nhiên, họ cũng không chịu mất hết bao giờ. Hiện nay những hoạt động ăn chơi, cao lâu tửu quán rải rộng ra. Các hoạt động đĩ điếm cũng biến tướng thành trăm hình, ngàn vẻ, âm thầm và bí mật. Cờ bạc cũng vậy. Ai mà cấm được Hoa kiều chơi mạt chược? Bây giờ họ chơi ngay trên lầu nhà mình. Nhưng đó chính là những sòng bạc “kinh khủng” trá hình dưới những đêm chơi tao nhã của những đại gia...

Cầm Diêu thi thoảng vẫn tới đây.

Đã tới địa phận Chợ Lớn. Cầm Diêu bảo xe dừng lại và xuống đi bộ. Ở rừng mãi, hắn lại muốn được tắm mình trong đêm Chợ Lớn. Dân ở đây hầu hết là “các chú con trời”. Đây cũng được coi như một xã hội đặc sệt Trung Hoa, cổ xưa, huyền bí, đầy sức sống mãnh liệt. Đường phố phần lớn nhỏ hẹp, ngang dọc như bàn cờ. Đèn sáng trưng trên các đường phố chính, nhưng khá âm u ở những đường hẻm, ngõ tắt. Những thứ ánh sáng ấy trùm lên các đường phố, lớn nhỏ, dọc ngang, nhung nhúc những người với muôn vàn tiếng huyên náo: bồi bàn gọi món ăn, gái hát sàng xê và Hồ Quảng trên các sân khấu kịch nghệ lớn nhỏ, hồ lì hô réo trong các tụ điểm tài xỉu, xóc đĩa, và các đấu sĩ thì gầm thét trên các “đả lôi đài” nay đã biến tướng thành các sàn tập của các “Câu lạc

(17)

bộ văn nghệ và thể thao”. Mọi thứ tiếng huyên náo ấy cùng các mùi quay, rán, xào, nấu gần như ngày đêm ngào ngạt hoà lẫn mùi thuốc phiện ngây ngây, kỳ ảo bao trùm khắp nơi... tất cả đã tạo cho cái khu phốkỳ lạ này một không khí vừa vương giả vừa ti tiện, vừa tàn bạo vừa dâm đãng, vừa đầy lạc thú vừa có những gì đó hết sức bí mật với biết bao âm mưu, quỉ kế trên thương trường và cả trên chính trường...

Cầm Diêu tìm đến một tiệm ăn quen, khá tiếng tăm: “Đại Hưng Lâu tửu quán”. Toà nhà chỉ hai tầng nhưng hết sức sang trọng. Dân có tiền mới dám đặt chân tới đây. Cấp trung uý thường, dường như chưa có tên nào dám bén mảng. Tên Hoa kiều gác cửa nhận ra ngay Cầm Diêu, khách quen, nó cúi rạp mình:

- Kính chào sếnh sáng! Lâu lâu không thấy sếnh sáng quá bộ tới đây.

Học đòi bọn vương giả, Cầm Diêu chỉ mỉm cười, giơ nhẹ một ngón tay, rồi thong thả bước vào. Hắn lên thẳng lầu. Chiếc bàn quen thuộc ở một góc còn trống. Hôm nay hơi vắng khách. Tên bồi bàn chạy ra. Nhận ra khách quen, nó cúi rạp mình thi lễ, đợi lệnh. Cầm Diêu gọi hai món: yến sào và óc khỉ.

- Bẩm, còn rượu ạ?

- Loại nào hay nhất, đem ra đây cho tao!

Lát sau mọi thứ được đem ra. Lẽ ra, mỗi bàn đều có một cô gái phấn son loè loẹt ngồi tiếp rượu. Nhưng có lẽ nhà hàng đã quá quen tính nết ông khách khó hiểu này, nên chỉ độc một mình Cầm Diêu ngồi khề khà... Trước khi cầm đũa, đưa mắt nhìn chung quanh, hắn thấy có một vài người Âu (có lẽ Mỹ) cũng đến đây ăn. Đây là hiện tượng mới. Trước kia, cái khu phố kỳ lạ này dường như rất kỳ thị người Âu. Các nhân viên tửu quán, sòng bạc... đều luôn luôn tỏ ra hết sức lãnh đạm với dân da trắng, làm cho họ phải phát chán, không đến nữa.

Cũng không hiểu vì sao. Có thể dân Hoa kiều đã có cái hận lâu đời bị dân Âu châu khinh thị với từ “Chinoiserie” (nghĩa bóng: những sự lạc hậu, bẩn thỉu, bệ rạc… của người Trung Hoa dưới các chế độ phong kiến cổ hủ xưa). Nay họ kiêu ngạo muốn duy trì một khu vực hoàn toàn Trung Hoa mang tính thống soái ở đây và từ khi Diệm lên, người Pháp đi, người Mỹ đến, nếp cũ đã đổi khác. Cầm Diêu ngồi ăn, lúc đầu tưởng cũng khoái. Nhưng càng ăn, nhất là càng uống lại càng thấy buồn, càng nhớ tới Nhạn ngoài Nha Trang đang vò võ đợi chồng. Rượu càng vào chỉ càng đắng. Nhớ vợ, rồi lan man nhớ và thương tới cả đứa em gái út ít trong gia đình. Nó xấu số bạc mệnh. Nó đã chết cuối năm 1953. Cộng sản đã giết nó!... Ôi, đứa em gái út yêu quí không sao nói hết. Nó là tất cả thời thơ ấu của Cầm Diêu. Nó là tất cả những ước mơ về một tương lai sáng sủa, no ấm của gia đình... Nhưng nó đã chết rồi! Cộng sản đã giết nó cùng với mẹ... Không được trông thấy mặt họ một lần cuối. Không kịp khóc họ lấy một câu... Việc đời bề bộn, lắm lúc cũng quên đi, nhưng khi nhớ Nhạn hắn lại nhớ cả tới mẹ và đứa em gái tội nghiệp ấy, lòng lại đau như cắt...

Gọi thêm rượu, vẫn chỉ càng cay, càng buồn. Cầm Diêu hô bồi bàn tính tiền. Hắn muốn ra ngoài cho khuây khỏa.

(18)

Ra tới cửa Cầm Diêu gần như xô phải hai người Âu, một nam một nữ vừa bước vào. - Ô, Cầm Diêu! Anh đấy hả?

Cầm Diêu định thần lại và ngạc nhiên thốt lên: - Ông Hampton!

Người Mỹ trẻ tuổi ấy đúng là Hampton. Anh ta chìa tay ra giới thiệu cô gái tóc màu hạt dẻ, mặc quần Jean, áo sơ mi xanh nhạt rộng thùng thình, vẻ rất hiện đại:

- Đây là Diana, bạn tôi, nhà báo Thụy Điển. Còn đây - Hampton giới thiệu Cầm Diêu - một người bạn rượu của tôi.

Cô gái chìa tay ra với cầm Diêu, tươi cười, niềm nỏ: - Rất hân hạnh!

Cô ta khá xinh với một vẻ khoẻ mạnh, mới mẻ, tự do, phóng túng tựa như nam giới - Cầm Diêu cảm thấy như thế. Thấy Cầm Diêu nhìn mình chằm chằm, cô gái tưởng lầm người này ngạc nhiên về cái tên của mình. Cô vui vẻ giải thích:

- Anh có lẽ lạ: người Thụy Điển mà tên lại Ănglê phải không? Ô! Bố tôi là người Thụy Điển nhưng mẹ tôi gốc Anh. Vả lại tôi thích cái tên Diana vì nó vừa có nghĩa: người con gái cưỡi ngựa, vừa có nghĩa người con gái thích ở vậy một mình.

Hampton cười, Cầm Diêu hơi nhếch miệng cười theo.

Hampton giữ Cầm Diêu ở lại cùng uống thêm với họ và ăn thêm “một cái gì đó”. Đang buồn, Cầm Diêu cám ơn, từ chối, rồi xuống cầu thang.

Cầm Diêu tìm đến một bà chuyên nghề tẩm quất nổi tiếng khắp Chợ Lớn này mà không lần nào tới đây hắn không đến nhờ bà “bẻ xương” cho. Đó là một bà Hoa kiều đã móm mém, nhưng vô cùng khéo tay và có một sức mạnh ghê gớm. Bà như tuốt xương các khách hàng. Bà vặn, xoáy họ, làm cho tứ chi họ kêu lên răng rắc như nhà gỗ cũ gặp bão, trong khi đó thì khách cứ rên lên vì khoái cảm hơn là vì đau... Lần nào trông thấy Cầm Diêu tới, bà cụ cũng cười phô cả lợi ra: “Thằng nhỏ mình đồng da sắt này, hôm nay tao sẽ bẻ hết xương sống, xương sườn, cho mày về âm phủ, không nương tay nữa nghe!”...

Trong khi đó, Hampton và Diana đã kiếm được một chiếc bàn ở góc phòng, gần cửa sổ nhìn xuống phố, rất ưng ý. Họ gọi rượu và món vịt quay kiểu Bắc Kinh mà cả hai đều rất thích. Hai ly vang đỏ được nâng lên, Hampton trịnh trọng một cách vui vẻ:

- Nào, xin chúc mừng ngày sinh của bạn! Diana cười rất tươi:

(19)

- Cám ơn! Rất cám ơn! Này, Hampton, còn nhớ không: năm ngoái, vào tháng hai, chúng ta cũng đã tới đây uống rượu mừng sinh nhật của bạn?

- Nhớ chứ. Hôm đó chúng ta cũng uống Whisky Irland. - Chóng thật, đã một năm! Chúng ta mau già quá. Hampton lại nâng ly lên:

- Ồ, già ư? Vậy thì xin chúc mừng cho cả hai người già chúng ta... càng thêm già mãi mãi! Khách xung quanh có thể tưởng rằng đây là một đôi vợ chồng trẻ, hoặc ít nhất cũng là một cặp yêu nhau hết sức thắm thiết, nồng nàn. Nhưng không phải, hoặc chưa phải thế. Họ mới chỉ là bạn. Nhưng quả là Diana có rất nhiều cảm tình với anh chàng Mỹ này: trẻ đẹp đã đành, còn có nhiều tư tưởng phóng túng, khác với nhiều người Mỹ mà Diana đã gặp. Bọn ấy thường rất kiêu ngạo, thậm chí ngạo mạn, tính tình thì thực dụng một cách khó chịu... Diana và Hampton mới quen và thân nhau hơn một năm. Diana làm cho một tờ báo lớn của Thụy Điểncó khuynh hướng tự do, có cảm tình với Việt Nam từ cuộc chiến tranh chống Pháp. Còn Hampton, theo lời tự giới thiệu: anh ta là nhân viên của USIS (Cơ quan thông tin Mỹ).

Ăn uống một lúc, Diana mỉm cười:

- Này bạn, ta trở lại với câu chuyện đang nói dở lúc nãy đi! Hampton gật đầu:

- OK!

Diana nói:

- Lúc nãy tôi có nói với bạn và giới báo chí quốc tế đang rất xôn xao về việc người Mỹ đang gia tăng các hoạt động quân sự ở miền Nam Việt Nam này. Tôi muốn hỏi bạn: có đúng không?

Hampton làm ra vẻ ngơ ngác:

- Nhưng có gì đâu nhỉ? Hay tôi là dân USIS chỉ chuyên lo việc giới thiệu cho dân Việt Nam hiểu rõ hơn, yêu nước Mỹ, bạn của họ.

Diana lắc đầu:

- Hãy cứ tin là bạn không biết đi. Nhưng chẳng lẽ tôi lại phải nhắc lại mọi chuyện của người Mỹ ở đây, thậm chí cả ở Mỹ…

(20)

- Diana ạ, cũng nên hiểu cho: thật ra chuyện gì cũng có lý do của nó. Về tình hình chung ở đây trong mấy năm 1958, 1959 đã có nhiều biến động, nhất là năm 1960 vừa qua, Diana và các nhà báohẳn đã biết rõ: riêng tỉnh Bến Tre không phải một mà đã hai lần nổi loạn. Còn ngoài Quảng Ngãi, -tướng Đỗ Cao Trí đã phải đưa cả một vạn quân ra để giải toả cho mấy căn cứ bị dân chúng và đặc biệt có cả du kích mới tái lập bao vây, tấn công. Họ đã phá được một số ấp chiến lược, bức ông Diệm phải bỏ hẳn mấy đồn lẻ... Đó là chưa nói về mặt chính trị, một sự kiện hàng đầu: ở Hà Nội, Đảng Cộng sản đã họp đại hội lần thứ 3. Chắc các bạn còn nhớ: ở Đại hội ấy ông Hồ đã đưa ra lời kêu gọi hết sức quan trọng: “xây dựng miền Bắc và giải phóng miền Nam!”. Một sự kiện cũng lớn nữa: ở ngay miền Nam, Cộng sản đã tập hợp được khá nhiều giới và đã thành lập cái gọi là “Mặt trận giải phóng”... Vậy tình hình ấy không phải là đáng lo ngại, và không cần có những phản ứng thích hợp hay sao?

Diana đốt một điếu thuốc thơm, phì phèo trong khi đó Hampton lại không hề biết hút. Diana như hăng hái hẳn lên:

- OK! Hiểu ý Hampton rồi! Năm ngoái, 1960, đúng là một năm đã có những biến động lớn, tình hình đã vỡ ra và có những đòi hỏi hết sức quan trọng cho cả đôi bên là phải có một chiến lược, sách lược mới, phải có những thay đổi mới. Hampton thân mến ạ! và tụi này đã thấy rõ: con đường màphía Mỹ chọn là: ráo riết làm mọi chuyện để mở rộng xung đột. Có đúng không? Một trong những dẫn chứng nóng bỏng nhất mà tụi này biết được là: ông Ford phó tổng thống vừa sang Sài Gòn ký với ông Diệm một Hiệp ước quân sự 15 điểm...Thêm nữa: Staley cùng ông Taylor được lệnh của tổng thống Kennedy đang soạn thảo gấp một kế hoạch chiến tranh với một khái niệm mới gọi là: Chiến tranh đặc biệt, nhằm giành thắng lợi... Có đúng không Hampton? Nếu vậy, chúng tôi cho rằng người Mỹ đã sai lầm...

Hampton chăm chú: - Sai lầm?

- Phải. Trước hết là Mỹ đã vứt bỏ hết mọi thứ, từ Hiệp định Genevé tới công pháp quốc tế về chủ quyền, về toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia... Không thể ngang nhiên thế được đâu bạn ơi! Thật là sai lầm khi cho rằng với cái mũ “rởm” là bảo vệ “đồng minh” mà có thể hành động theo luật rừng như vậy. “Đồng minh” nào? “quốc gia” nào? Hai miền Bắc, Nam chỉ là hai bộ phận của một quốc gia tạm thời bị chia cắt. Sai lầm nữa của các bạn là đã không chịu tìm hiểu gì về đối tượng. Các bạn đã quên đây là một dân tộc đã có một lịch sử đấu tranh rất lâu dài và khát vọng độc lập, thống nhất đất nước của họ thì thật là đặc biệt. Nếu họ chịu khuất phục trước vũ khí thì họ đã chịu Pháp rồi. Bạn phản đối ư? Bạn cho là tiềm lực quân sự Pháp không thể so sánh được với Mỹ ư? Vậy tôi phải nhắc tới vụ vịnh Con Lợn ở Cuba vừa mới đây thôi. Một nước Cuba nhỏ bé với 6 triệu dân, lại mới giành được chính quyền mà các anh cho đổ bộ lên có được không!

Hampton lắc đầu, mỉm cười:

- Thôi, khoan tranh luận về chuyện này. Xin được hỏi lại bạn về vấn đề mà bạn vừa nói: cả hai bên đang đứng trước những sự lựa chọn. Và bạn cho rằng Mỹ chọn giải pháp chiến tranh là sai lầm. Vậy phía bên kia, họ cũng chọn giải pháp mà họ gọi là bạo lực cách mạng, mà thực chất là

(21)

các hoạt động quân sự kết hợp với các cuộc nổi loạn của dân chúng. Vậy các bạn cho là họ đúng sao?

Câu hỏi khá hóc búa, nhưng Diana vẫn tỏ ra rất bình tĩnh:

- Họ không có con đường nào khác trong khi các bạn còn! Thế đấy bạn ạ! Xin báo cho bạn biết: bọn chúng tôi nhiều đứa có biết bức thư của ông Hồ gửi ông Diệm năm 1956 hoặc 1957 gì đó. Đó là một bức thư với lời lẽ hết sức nhã nhặn và chân thành, đề nghị tiến hành hiệp thương hai miền để thống nhất đất nước theo như hiệp định Geneve đã quy định. Nhưng ông Diệm đã làm gì? Chúng ta đều biết cả: không hề trả lời lại một câu, và được Mỹ đổ vũ khí vào, ông ta mở ngay những chiến dịch tố Cộng, rồi diệt Cộng với đạo luật 10/59... Thế đấy Hampton ạ, phải công bằng mà nói: phía Cộng sản họ thực sự muốn chọn con đường hoà bình thương lượng. Nhưng không được!

- Cám ơn Diana! - Hampton cười - Vậy theo bạn, người Mỹ nên làm gì? Bạn vừa nói người Mỹ còn có con đường khác để lựa chọn. Con đường nào vậy?

Diana ngửa mặt lên, cũng cười ran, hàm răng trắng ngần, đều tăm tắp. - Ôi, đơn giản quá! Hãy trở về với hiệp địnhGenevé, Hampton ạ! Hampton lắc đầu, nhún vai:

- Bạn nói vậy thôi! Nhưng chuyện đời đâu có đơn giản. Còn nhiều điều phức tạp lắm. Rồi nâng ly lên lần nữa, anh ta trở lại tươi cười, chuyển câu chuyện khá khéo:

- Nhưng mà thôi, không nói những chuyện “trên trời” đó nữa. Mệt óc lắm! Diana đồng ý chứ?

Và cả hai lại tiếp tục ăn, uống.

Vừa lúc đó có tiếng huyên náo ở phía ngã tư đầu phố. Có cả những tiếng hô rất to: “Bắt sống lấy nó!”, “Bắt! Bắt! Nhào dzô tụi bay!”. Tiếng huyên náo mỗi lúc một dữ. Bọn bồi bàn nhào xuống lầu, túa hết ra đường, xem chuyện gì đang xảy ra. Hiếu kỳ, Hampton cùng Diana cũng vội tới quầy, ném lại một số tiền, rồi lao xuống nhà. Lúc đó lại nghe có thêm cả tiếng xe hơi rú vang khẩn cấp. Đã quen rồi, Hampton nhận ra ngay tiếng xe cảnh sát dã chiến đô thành.

Hampton cùng Diana chạy tới một ngã tư, nơi đó dân chúng, hầu hết vẫn là Hoa kiều đang vây kín, vòng trong vòng ngoài. Bốn chiếc xe của cảnh sát dã chiến đô thành “sát khí đằng đằng” đã đứng trấn cả bốn ngả đường. Vô hình chung khoảng trống giữa ngã tư đã biến thành một bãi chiến trường, mà trong đó gần một chục tên cảnh sát dã chiến đang cùng quây lại đánh nhau với một người chắc là Việt Nam. Người đó mặc sơ mi màu vàng nhạt cộc tay và một quần Âu xám. Có tới ba tay chỉ huy cảnh sát có mặt ở đó, đang tiếp tục gào lên “Bắt sống! Phải bắt sống!”. Có lẽ vì vậy, Hampton mới hiểu vì sao tất cả bọn cảnh sát chỉ dùng quyền cước, chứ không dùng gậy gộc hoặc dao, súng. Người Việt bị tấn công đang chống trả hết sức lợi hại. Hắn đã đánh ngã tới ba tên cảnh sát cho nằm bất tỉnh trên mặt

Referências

Documentos relacionados

O objetivo do presente trabalho foi analisar a diversidade genética, por meio de marcadores molecu- lares ISSR, entre 20 genótipos do gênero Citrus, repre- sentados

Correlacionar com a passagem evangélica anotada por Mateus, 6:21 -"PORQUE ONDE ESTÁ O TEU TESOURO, AÍ ESTARÁ TAMBÉM O TEU CORAÇÃO" (Mateus, 6:21)..

Ao longo da estocagem, as embalagens PA/PEBD com vácuo preservaram ligeiramente mais a cor (diferença muito pequena) da farinha de batata-doce do que o PETmet/PEBD sem

´ E exatamente sob este aspecto que, no Cap´ıtulo 2, apresenta-se um Sub-Projeto para ser desenvolvido no ˆambito do Programa de Inicia¸c˜ao Cient´ıfica da Universidade Estadual

Os débitos abaixo, além de honorários advocatícios, juros, multas e correção, existentes e eventuais outras contas inerentes ao imóvel posteriores a essas citadas em

NÃO HAVENDO QUÍMICA GERAL II SEMESTRE PASSADO, SOLICITO CURSAR A DISCIPLINA DE CIÊNCIA DO. MATERIAIS AO MESMO TEMPO COM QUÍMICA II

Sua margem dorso-cranial proporciona a origem principal do músculo, que se faz a partir do limite inferior do quarto proximal da borda caudal da escápula, até

Esse número subnotificado representa mais que o triplo do México, que ficou em segundo colocado com 256 mortes (CORREIO BRASILIENSE, 2016). Diante desta situação de extrema