• Nenhum resultado encontrado

Ky thuat nghiep vu hai quan va xuat nhap khau.pdf

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Ky thuat nghiep vu hai quan va xuat nhap khau.pdf"

Copied!
314
0
0

Texto

(1)

' f v ^ y ^ ^

■■':ïy,~ '-:.s

_■ ■>'■ • , ,. a ■ ■ i.;->*-l:

-■ ^ ^ £ X ' ' ’

(2)

TS. NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYEN (HỌC VIỆN TÀI CHÍNH)

KỸ THUẬT NGHIỆP

vụ

■ - m

HẢ! QUAN

VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

lý thuyết và tình huống ứng dụng

(SÁCH CHUYÊN KHẢO)

NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH Hà Nội - 2008

(3)

THAM GIA BIÊN SOẠN

1. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền, Trưỏng Bộ môn Nghiệp vụ Hải quan, Phó trưỏng Khoa Thuế và Hải quan - Học viện Tài chính

2. ThS. Lỗ Thị Nhụ, Chuyên viên chính, Phó vụ trưỏng Vụ kiểm tra thu th u ế XNK - Tổng cục Hải quan

3. ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chuyên viên chính - Vụ Giám „ sát quản lý - Tổng cục Hải quan

4. ‘Lê Thu, Chuyên viên chính, Trưỏng phòng nghiệp vụ - Cục kiểm tra saù thông quan - Tổng cục Hải quan

* •* ©

5. NCS Nguyễn Thị An Giang, Chuyên viên chính - Trưỏng phòng - Ban cải cách và hiện đại hpá hải quan - Tổng cục Hải quan

6. ThS. Nguyễn Thị Minh Hằng 1 Giảng viên chính - Bộ môn Thuế Nhà nưốc- Khoa Thuế và Hải quan - Học viện Tài chính

7. ThSỂ Nguyễn Thị Lan Hương - Giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ Hải quan - Khoa Thuế và Hải quan - Học viện Tài chính 8. ThS. Thái Bùi Hải An - Giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ Hải

(4)

LỜI NÓ! ĐẦU

Trong xu th ế hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ngày càng phát triển. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá liên quan rất nhiều đến các kiến thức, nghiệp vụ chuyên sẩu về hảỉ quan cũng như kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu về xuất khẩu, nhập khẩu. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng như công tác quản lý của nhằ nưốc đốì vối các hoạt động này, cuốn sách chuyên khảo “Kỹ th u ậ t n g h iệ p vụ h ả i q u a n v à x u ấ t n h ậ p k h ẩ u - Lý th u y ế t v à tin h h u ố n g ứng d ụ n g ” sẽ cung cấp cho các độc giả, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, cộng đồng doanh nghệp và sinh viên các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu. Đặc biệt cuốn sách là tài liệu thiết thực và bổ ích cho công tác đào tạo Nghiệp vụ khai'hải quan và những cá nhân, tổ chức hành nghề dịch vụ khai hải quan. Cuốn sách được kết cấu gồm 5 phần:

P hần thứ nhất: Phân loai hàng hoá P h ần thứ Ãơ£.ệ X u ất xứ h àn g hoá P hần thứ ha.ế Trị g iá h ải quan

P hần th ứ tư: T h u ế x u ấ t khẩu, th u ế nhập khẩu P hần th ứ năm: Kỹ th u ậ t nghiêp vụ x u ấ t nhập khẩu

Mỗi một phần tập trung vào hai nội dung cơ bản: 1. Lý thuyết; 2. Câu hỏi thực hành và tình huống ứng dụng.

Cuốn sách do TS. Nguyễn Thị Thương Huyền, Trưỏng Bộ môn Nghiệp vụ Hải quan, Phó trưởng Khoa Thuế và Hải quan - Học viện Tài chính; Trọng tài viên - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt

(5)

Nam chủ biên, vói sự tham gia biên soạn của một sô" chuyên gia đầu ngành của Tổng cục Hải quan, một số giảng viên nhiều kinh nghiệm của Bộ môn Nghiệp vụ Hải quan, Bộ môn Thuế Nhà nước thuộc Khoa Thuế và Hải quan - Học viện Tài chính.

Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã đầu tư nghiên cứu những lý luận cơ bản và chuyến sâu mang tính chất kỹ thuật của nghiệp vụ hải quan và nghiệp vụ xuất khẩụ, nhập khẩu cùng vối những qui định mối nhất của nhà nước về các nghiệp vụ đó để đưa ra các tình huống ứng dụng cụ thể, những câu hỏi thực hành giúp các nhà quản lý cũng như cộng đồng doanh nghiệp và các đại lý iàm thủ tục hải quan, các nhân viên khai thuê hải quạn có cách ứng xử và giải quyết tốt nhất những khó khăn, vướng mắc nẩy sinh trong thực tiễn. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển ỏ nước ta hiện nay, cầc chính sách chế độ liên quan đến lĩnh vực thuế, lĩnh vực hải quan, lĩnh vực xuất khẩu, nhặp khẩu đang có những thay đổi và hoàn thiện cơ bản. Vĩ vậy cuốn sách khó tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế nhất định. Tập thể tác giả mong nhận được ý kiến của độc giả để cuốn sách xuất bản lần sau đáp ứng tốt hơn cả về lý luận và thực tiễn.

Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2008 T ập th ể tá c giả

(6)

Phản loại hảng hóa

A. LÝ THUYẾT

1. CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỂ HỆ THỐNG HÀI HOÀ MÔ TẢ VÀ MÃ

HOÁ HÀNG HOÁ (CÔNG ƯỚC HS)

1.1. K hái q u á t q u á tr ìn h h ìn h th à n h v à p h á t tr iể n c ủ a D an h m ục h à n g h ó a x u ấ t k h ẩ u , n h ậ p quốc t ế

Từ những năm cuốỉ th ế kỷ 19 đầu th ế kỷ 20, một sô' quốíc gia, vùng lãnh thổ đã quy định thuế và phí đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu dựa trên một danh mục hàng hóa được sắp xếp theo thứ tự chữ cái ABC. Hệ thống phân loại hàng hoá ban đầu này chỉ gồm một sô" loại hàng hoá có xuất nhập khẩu, nên rấ t đơn giản. Thời kỳ này chưa có một bần Danh mục sỏ dụng chung mà mỗi nước khác nhan lại sử dụng một danh mục hàng hoá khác nhau.

Cùng vối sự phát triển ngày càng đa dạng của hàng hoá và của hoạt động giao lưu thương mại, hệ thông phân loại hàng hoá sắp xếp theo thứ tự ABC đã không cộn đáp ứng nhu cầu phân loại hàng hoá xuẩt nhập khẩu. Vì thế, một sô" nước đã chuyển sang áp dụng hệ thông phân loại dựa trên bản chất của hàng hóa.

Do mỗi nưốc khác nhau lại áp dụng một danh mục phân loại hàng hoá khác nhau đã gây khó khăn cho giao lưu thương mại. Để khắc phục nhược điểm này, đảm bảo phân loại hàng hóa một cách có hệ thống, thông nhất đối với tấ t cả các nưốc áp dụng, một sô" nước đã thống nhất phải xây dựng một danh mục để sử dụng chung,

Trên tinh thần đó, các nưốc này đã cùng nhau xây dựng một bản danh mục hàng hoá. Sau một thòi gian làm việc, nhóm làm việc đã đệ trình một bản dự thảo danh mục chung để các nước tham gia xem xét. Tối năm 1931, bản dự thảo danh mục thống nhất đầu tiên được thông qua và có tên là “Danh mục Genever”. Danh mục này chia thành 21 phần, 86 chương.

(7)

K ỹ ỉhuật nghiệp vụ hải quan và xu ấ ỉ nhập khẩu L ____ĩ.--- --- ĩ--- ---

---Quá trình thực hiện Danh mục này một thời gian cho thấy, danh mục chưa thực sự khoa học; đồng thồi chưa có một quy định nào quy định nguyên tắc áp dụng và xử lý các tranh chấp phát sinh khi thực hiện danh mục ở các quốc gia thành viên. Do đó, các nưốc đã thống nhất hai việc, thứ nhất phải sửa đổi “Danh mục Genever”, và thứ hai là phải ban hành một bản Công ước để quy đinh việc thực hiện Danh mục này.

Trên tinh thần đó, một nhóm chuyên gia kỹ th u ật của các nưóc đã được triệu tập. Sau một thòi gian làm việc khẩn trương, nhóm đã trình một bản dự thảo công ước và danh mục hàng hoá sửa đổi. Ngày 15/12/1550 Công ưởc Brussels kèm theo một danh mục hàng hoá đã ra đời, có hiệu lực tữ 11/9/1959. Ban đầu Danh mục này được gọi là Danh mục biểu thuế Brussels. Tới năm 1974 Danh mục được đổi tên là Danh mục hàng hoá của Hội đồng hợp tác hại quan (sau này đổi tên thành Tổ chức Hải quan th ế giới).

Từ đó trỏ về sau, bản danh mục này thường xuyên được sửa đổi theo hướng đảm bảo ngày càng thống nhất, hài hoà hoá danh mục biểu thuế của các quốc gia. Năm 1983, Tổ chức Hải quan th ế giới đã ban hành Công ước quốc tế về hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (Công ước HS).

Tại sao công tác phân loại hàng hoá lại quan trọng như vậy? Trước hết.» phân loại mang tính kỹ th u ật và trung lập. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, đôi khi nó bị bóp méo bỏi chính sách thương mại hoặc chính sách hải quan... cho đến khi phân loại quốc tế được quy định rõ ràng bằng luật quốc gia hay các quy định mối. Một sô" doanh nghiệp hay người xuất nhập khẩu có thể cung cấp thông tin sai về phân loại để tập trung sự chú ý của nhân viên hải quan vào các thông tin đó nhằm đạt được mức th u ế suất nhập khẩu thấp hoặc thậm chí chấp nhận cả mức th u ế cao hơn để tránh nhập khẩu theo hạn ngạch hay các giấy phép khác. Phần lớn người xuất nhập khẩu tìm mã sô" ổn định và rõ ràng cho hàng hoá của họ nên nhiều trường hợp, mặc đù mức chênh lệch về th u ế suất không đủ gây ảnh hưởng đến cuộc đua tranh trên thị trường nhưng họ vẫn khiếu nại. Nói chung, họ cô" gắng tránh xa hoặc giảm thiểu việc trả tiền thuế cao hơn đo phân loại S £ Ì.

(8)

Phân loại hàng hóa Đa sô' việc khiếu nại thường phát sinh từ phân loại giữa các sản phẩm đã chế biến hay chưa chế biến, hoá chất (dạng tinh khiết hay thành phẩm), thuốc hay thực phẩm bổ sung, thuốc hay thức ăn cho gia súc, bộ phận hay loại sản phẩm khác, hàng hoá mang tính chất đặc trưng hay ngụyên liệu cấu thành, phương tiện chở khách hay phương tiện vận tải, đôi khi, việc phân loại được cụ thể theo Biểu th u ế quốc gia ỏ cấp phân nhóm nhưng không thể phân loại vào nhóm đó theo HS, nhiều trường hợp, việc phân loại không thống nhất khi áp dụng quy tắc 2a và quy tắc 3.

Tuy nhiên, phân loại hàng hoá là công việc cần thiết và gắn liền vối công việc của ngành hải quan, thương mại, môi trưòng và các chính sách khác liên quan và nó tác động đến nền kinh tê theo nhiều góc độ. Vì vậy, phân loại hàng hoá phải rõ ràng, chính xác và không tách rời HS.

Một vấn đề lớn đáng phải quan tâm và giảm thiểu trong công tác phân loại hàng hoá là phân loại sai, chậm trễ hoặc phân loại không thống nhất giữa các nơi trong cùng một quốíc gia bởi vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại, đầu tư và thông kê.

Đối với thưdng mại, nếu phân loại khác nhau giữa sản phẩm có phương pháp gia công khác nhau sẽ dẫm đến việc cùng một sản phẩm có các mức thuế suất khác nhau, Điều này gây bất ổn định cho kinh doarih của doanh nghiệp, ngườỉ xuất khẩu và người nhập khẩu không thể tính toán chi phí kinh doanh do phải chi khoản tiền vô hình cho thời gian chờ đợi khiếu nại và vì thê không thể tính được giá bán hay giá mua khi ký kết hợp đồng thương mại. Hiển nhiên, họ hầu như không thể chắc chắn vể khả nầng thanh toán. Đôi khi, khoản tiền lớn mà các đại lý; hay người bán hàng dự định dành cho khuyến mại giảm giá bán phải huỷ bỏ vì người nhập khẩu gặp khó khản trong; giảm giá hàng, hay kế hoạch cải tiến sản phẩm bị hạn chế vì gặp rủi ro do chi phí cho nguyên liệu, máy móc tăng.

Trường hợp trả lời khiếu nại phân loại chậm trễ, người nhập khẩu phải mất thòi gian dài để thông quan hàng. Do đó, ngưòi sản xuất có thể phải đối mặt với sự khủng hoảng do bị phá vỡ kế hoạch

(9)

K ỹ thuâỉ nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu

bán hàng và sản xuất, đặc biệt đúng thời gian sản xuất không có nguyên liệu dự trữ Thông quan chậm cũng sẽ ảnh hưỏng đến kế hoạch cải tiến sản phẩm, ảnh hưởng đến đầu tư. :

Trường hợp phân loại sai hàng hoá sẽ dẫn đến mức th u ế suất cao, làm nản lòng nhà đầu tư, đặc biệt đốỉ với nhà đầu tư tại các nứóc đạng phát triển. Thuế suất cao sẽ có thể làm cho chí phí lao đọng thấp tại các nưdc đang phát triển trỏ nên vô hiệu, doanh nghiệp không thể xây đựng kế hoạch sản xuất do không dự trù được chi phí đầu tư. Thêm vào đó, ngay cả nếu phân loại cKỈ 'để thống kê thương mại thì cũng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Sô' liệù thống kê sai sẽ dẫn đến sai lầm trong hoạch định chiến lược kinh tế của chính phủ và các nhà quản lý kinh tế.

Do đó, để công tác phân loại phát huy hiệu quả cao n h ất thì n h ất thiết phải xây dựng cho nó một cơ sỏ hạ tầng kỹ th u ậ t phù hợp, đảm bảo tính pháp lý khi thực hiện, giảm thiểu việc phân loại sai:

- Bảo đảm sự trung lập trong công tác phân loại, đảm bảo tính công minh tại các phiên toà;

- Bảo đảm tính rõ ràng, minh, bạch trong phân loại, xác định trách nhiệm cán bộ làm công tác phân loại và người xuất nhập khẩu;

- Giảm thịểu tỷ lệ hàng hoá phân loại khác nhau;

- Xây dựng quy định cần thiết mang tính pháp lý để bảo đảm thống nhất phân loại giữa các đơn vị hải quan, trả lòi nhanh khiếu nại, đơn giản hoá thủ tục hải quan, cung cấp thông tin phân loại trưỏc;

- Xây dựng và đào tạo chuyên gia giỏi về phân loại hàng hoá và thông thuộc, am hiểu HS, có trí tuệ logic, có kiến thức sâu về thương mại vặ chính sách khác, có khả năng phán đoán và phân tích, có kiến thức về thương phẩm học.

1.2. T ổng q u a n về Công ước HS Í.2.Í. Công ưởc HS là gì?

Công ưốc HS có tên gọi đầy đủ là “Công ước quốc tế về Hệ

(10)

Phản ìoẹì hàng hóa thông hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá” được Tổ chức Hải quan th ế giới (WCO) thông qua tại Bruxel vào ngày 14 tháng 06 năm 1983. Công ưốc có hiệu lực từ ngày 01.01.1988. Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2003, có 112 nước là thành viên Công ước HS và hơn 190 quốc gia và các liên minh kinh tế, hải quan sử dụng Danh mục HS để xây dựng hệ thông thuế quan của mình.

Lý do ra đời của Công ước HS:

+ Sự thay đổi về công nghệ và mô hình thương m ại quốc tế đòi hỏi sửa đổi lón của Công ước về Danh mục phân lọại hàng hoá trong Biểu th u ế hải quan, làm tại Brúc-xen ngày 15 tháng 12 năm 1950;

+ Mức độ chi tiết yêu cầu vì các mục đích của Hải quan và thông kê số liệu do chính phủ các nưốc và lợi ích thương mại đã vượt quá thực trạng của cuốn Danh mục phụ thêm vào của Công ưốc kể trên;

+ Tầm quan trọng của nguồn dữ liệu chính xác và có thể so sánh được đôi vói các mục đích đàm phán thương mại quốc tế;

+ Hệ thống Hài hoà được dự định dùng cho Biểu thu cước và thống kê vận tải của các phương thức vận tải khác nhau;

+ Hệ thông Hài hoà được dự định để kết hợp với hệ thống mã hoá và mô tả hàng hoá thương mại trong qui mô lớn nhất;

+ Hệ thống Hài hoà được dự định để đẩy mạnh sự so sánh dối chiếu sát nhất giữa số liệu thống kê thương mại xuất khẩu và nhập khẩu và số liệu thông kê sản lượng;

+ Sự so sánh sát nhất sẽ được Hệ thống hài hoà và Tổ chức Phân loại tiêu chuẩn thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (SITC) cùng duy trì quản lý;

+ Mong muốn đáp ứng những điều cần thiết nêu trên bằng Danh mục kết hợp biểu th u ế và thống kê, thích hợp sử dụng cho nhiều mục đích và lợi ích khác nhau liên quan đến thương mại

a'_ , +?

quốc te;

(11)

K ỹ thuật nghiệp vụ hảỉ quan và xu ấ ỉ nhập khẩu

+ Tầm quan trọng để bảo đảm rằng Hệ thếng Hài hoà được cập nhật những thông tin mới nhất theo sự thay đổi của côrig nghệ và mô hình thương mại quốc tế; <

+ Đã cân nhắc xem xét công việc do u ỷ ban HS thực hiện trong lĩnh vực này, theo sự phân công của Hội đồng Hợp tác Hải quan;

+ Khi Danh mục Công ưóc kể trên đã chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu để đạt được một sô" mục tiêu vừa nêu thì cách tốt n h ất để đạt được những kết quả mong muốn trong lĩnh vực này là ký kết một Công ước qụôc tế mới.

Trước khi Công ưốc HS ra đời, có nhiều hệ thống phân loại hàng hoá khác nhau và chính việc áp dụng các hệ thống phân loại hàng hoá này đã làm kéo dài thời gian thông quan hằng hoả, phát sinh các chi phí do phải mô tả lại phân loại và mã hoá lại hàng hoá khi chuyển từ hệ thống phân loại này sang hệ thống phân loại khác. Để giải quyết vấn đề này và cũng để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, Tổ chức Hải quan th ế giổi đã xây dựng một hệ thốhg phân loại mới làm cầu nối và hài hoà các hệ thống phân loại hàng hoá khác nhau, hài hoà tên gọi cho hàng hoá, mã hoả hàng hoá bằng các con số, chuẩn hoá đơn vị định lượng đối vối các nứốc... Công ước HS ra đòi là công cụ pháp lý hữu hiệu n h ất đảm bảo cho Danh mục HS được khả thi và trên thực tế, Danh mục HS nhờ đó đã trỏ thành một Danh mục phân loại hàng hoá toàn cầu.

Mục -tiêu của Danh mục HS là đảm bảo phân loại hàng hoá có hệ thòng; Xác định cho mỗi mặt hàng một vị trí thích hợp trong Danh mục sao cho các quốc gia áp dụng Danh mục này đều đặt mỗi mặt hàng như nhau vào một con sô' trong Danh mục gọi là mã số’; Thông nhất hệ thông thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan nhằm giúp mọi người dễ hiểu và dờn giản hoả công việc của các tổ chức, cá nhân có liên quan; Tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán các hiệp ước, hiệp định thương mại cũng như áp dụng các hiệp ưỏc hiệp định này giữ cơ quan hải quan các nưóc. Tới nay, Danh mục HS sử dụng để:

(12)

Phân ìoạl hảng hóa (1) Làm cơ sỏ xây dựng hệ thống phân loại hàng hoá xuất

nhập khẩu và thuế quan hải quan (2) Thống kê thương mại quốc tế

(3) Xác định xuất xứ và đàm phán thương mại giữa các quốc gia

(4) Quản lý hàng hoá cần kiểm soát (ví dụ: chất phá huỷ tầng ozôn, phế liệu, phế thải, chất hướng thần, chất gây nghiện...)

Danh mục HS đã qua 3 lần sửa đổi vào các năm 1992, 1996, 2002 và tới đây là lần sửa đổi thứ 4 có hiệu lực vào ngày 01/01/2007. Lần sửa đổi thứ nhất vào năm 1992 chủ yếu biên tập lại, trong lần sửa đổi này, sô" dòng thuế giảm từ 5019 dòng xuống 5018 dòngễ Lần sửa đổi thứ hai vào nẳm 1996 có 393 điểm sửa đổi, sô dòng thuê từ 5018 dòng tăng lên 5113 dòng. Lần sửa đổi thứ ba vàọ năm 2002 có 374 điểm sửa đổi thông qua và sô'dòng th u ế tăng từ 5113 dòng lên 5224 dòng. Lần sửa đổi thứ tư có hiệu lực vào ngày 01/01/2007 có 356 kiến nghị sửa đổi được thông qua.

Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước HS ngày 06/3/1998 theo Quyết định số 49/QĐ-CTN của Chủ tịch nước Trầri Đức Lương. Công ước có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/01/2000. Là thành viên Công ưốc HS, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi:

- Xây dựng Danh mục biểu thuê quan và Danh mục thống kê phù hơp với HS;

- Sử dụng toàn bộ các nhóm hàng và phân nhóm hàng và không được thay đổi bất cứ điều gì trong các văn bản hoặc các mã sô" có thể dẫn đến làm thay đổi hoặc sai lạc nội dung hay thứ tự các nhóm hoặc phân nhóm hàng.

- Được quyền tạo ra trong Danh mục của mình các phân nhóm phụ nhằm xác định cụ thể hơn các m ặt hàng không thể phân loại trong HSễ Điều này có nghĩa là chỉ được chi tiết hoá các phân nhóm đang có trong HS và sô" của các mã sô" chi tiết này phải bao gồm các chữ sô" của phân nhóm 6 sô quy định trong Danh mục HS.

(13)

K ỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu

- Công bcTcác số liệu thống kê về nhập khẩu, x u ất khẩu theo mã sô" 6 sô' của HS nhưng cũng có thể cung cấp ở mức chi tiết hdn so với HS. Trường hợp đặc biệt để bảo mật một sổ" thông tin thương mại hoặc lý do an ninh quốc gia, có thể được miễn nghĩa vụ công bô" sô liệu thống kê liên quạn.

Để thực hiện các nghĩa vụ như quy định đối với thành viên Công ước HS, Chính phủ đã nội luật hoá nghĩa vụ này tại Điều 3 Nghị đinh số' 6/2003/NĐ-CP ngày 22/01/2003 của Chính phủ: “Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam đựợc xây dựng trên cơ sỏ áp dụng toàn bộ Danh mục HS và được mỏ rộng ỏ cấp độ 8 sô" tuỳ theo yêu cầu điểu hành xuất nhập khẩu của đất nước; Danh mục này được sử dụng trong yiệc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, th u ế xuất khẩu, thống kể”.

Các nước thành viên tham gia Công ước HS, được thành lập dứới sự bảo trợ của Hội đồng Hợp tác hải quan vổi mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, tạo thuận lợi cho việc thu thập, so sánh và phân tích số liệu thông kê, đặc biệt về thương mại quốc tế, giảm bớt chi phí phát sinh do việc mô tả lại, phân loại lại và mã hoá lại hàng hoá khi chuyển từ hệ thông phân loại này sang hệ thông phân loại khác trong tiến trình thương mại quốc tế và tạo thuận lợi cho chuẩn hoá tài liệu thương mại và chuyển giao dữ liệu.

1.2,2. Cấu trú c của Công ước H S

Công ưốc HS gồm 2 phần chính: Phần thân và Phụ lục.

Phần thân công ưốc HS gồm lời mở đầu và 20 điều khoản, cụ thể như sau:

Lời mồ đầu, nêu về mục đích, ý nghĩa của công ưốc.

Điểu 1: Khái niệm các th u ật ngữ sử dụng trong công ước, như “hệ thông hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá”, "danh mục biểu th u ế hải quan”, “danh mục thống kê”, ‘'Ban thư kỹ”, “Hội đồng”, v.v;

Điểu 2: Khảng định vị trí, vai trò pháp lý của phụ lục, cấu trúc của phụ lục.

(14)

Phản loại hảng hóa Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia công ước; Điều 4: Áp dụng từng phần công ước đối với các nưốc đang

phắt triển;

-Điều 5: Trợ giúp kỹ thuật cho các nưốc đang phát triểĩ£ Điều 6: u ỷ ban về hệ thống hài hoà;

Điều 7: Những chức năng của u ỷ ban; Điều 8: Vai trò của Hội đồng;

Điều 9: Thụế suất hải qúan; Điều 10: Giải quyết tranh chấp;

Điều 11: Tư cách để trỏ thành bên tham gia công ước HS; Điều 12: Quy chê thủ tục để trỗ thành bên tham gia công ưốc; Điều 13: Hiệu lực của công ước;

Điều 14: Áp dụng công ưóc tại các khu vực lãnh thổ phụ thuộc; Điều 15: Rút khỏi công ước;

Điều 16: Quy chế sửa đổi, bổ sung công ước;

Điều 17: Những quyền hạn của các bên tham gia công ước đôi với hệ thống hài hoà;

Điều 18:'Bảo lưu;

Điều 19: Những thông báo của Tổng thư ký; Điều 20: Đăng ký lưu chiểu tại Liên hợp quốc.

Phần phụ lục của công ước là một bộ phận không thể tách rời của Công ưốc, gồm 3 phần chính, thường được gọi là “Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá” hay “Danh mục HS” và thường viết tắ t là HS. Ba phần đó là:

(i) Các quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu theo HS;

(ii) Chú giải phần, chương, phân nhóm; (iii) Mã sô" nhóm và phân nhóm.

1,2.3. Cơ quan điều hành Công ưởc HS

(15)

Kỹ ỉhuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu

hành công ước HS gồm Hội đồng hợp tác hải quan (ngày nay gọi là Tổ chức Hải quan th ế giới, viết tắ t là WCO theo tiếng anh và OMD theo tiếng Pháp), Ưỷ^bạn HS và các nưóc thành viên (hay còn gọi là các bên tham gia Công ưốc HS).

(1) Hội đồng hợp tác hải quan được thành lập theo Công ước thành lập Hội đồng hợp tác hải quan ký tại Bruxel ngày 15/12/1950ẻ Hội đồng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/11/1952, đến năm 1994 được đổi tên thành Tổ chức Hải quan th ế giới. Vai trò của Hội đồng được quy định tại Điều 8 của Cộng ước. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Công ước, Hội đồng có nhiệm vụ:

• Xem xét đề nghị sửa đổi Công ước do u ỷ ban HS đệ trình, các kiến nghị của các nước thành viên đối với việc rà soát sửa đổi Công ước cũng như Danh mục HS;

- Thông qua các chú giải chi tiết, ý kiến phân loại, các văn bản liên quan đến HS... do u ỷ ban HS đệ trình nhằm đảm bảo thông nhất cách hiểu và áp dụng HS.

(2) u ỷ ban HS gồm đại diện của các quốc gia thành viên, họp thường kỳ một năm 2 lần do Tổng thư ký điều hành. Tổng thư ký có 3 Uỷ ban giúp việc: Tiểu ban điều hành, Tiểu ban kỹ thuật, Tiểu ban sửa đổi HS). Theo Điều 7 của Công ưóc, Ưỷ ban HS có chức nảng:

- Đề nghị sửa đổi Công ước;

- Dự thảo chú giải chi tiết (Explanatory Notes, viết tắ t là E- notes), ý kiến phân loại (Classification Opinions), các kiến nghị khác. Chú giải chi tiết này thường xuyên được cập nhật nhằm đáp ứng với yêu cầu của các nưốc thành viên và phù hợp vối sự thay đổi và phát triển của công nghệ, tập quán thương mại quốc tế và các vân đề xã hội;

- Dự thảo các khuyến nghị sửa đổi Công ước;

- Tập hợp và phổ biến thông tin, hướng dẫn sử dụng HS cho thành viên của Hội đồng (Tổ chức Hải quan th ế giói).

(16)

Phản loạò hàng hóa - Báo cáo các hoạt động liên quan đến HS cho Hội đồng và

các việc khác. *

(3) Các nước thành viên ĩả các quốc gia, vừng, lãnh thổ thãm gia ký hoặc gia nhập Công ước. Theo Điều 3 của Công ước, các nước thành viên có nhiệm vụ:

- Xây dựng Danh mục thuế, Danh mục thông kê phù hợp vối Danh mục HS.

- Cung cấp công khai số liệuu thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu đến cấp 4 sô" hoặc 6 số hoặc chi tiết hơn.

- Chi tiết hoá dòng th u ế trên cấp độ 6 sô theo mục đích quốc gia.

Trong quá trình phân loạỉ hàng hoá theo HS, có thể phát sinh những trường hợp tranh chấp, bất đồng về kết quả phân loại giữa các nước thành viên, theo quy định tại Điều 10, trưốc hết, các nước thành viên liên quan giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán. Nếu không tự thoả thuận được, tranh chấp sẽ được trình lên Uỷ ban HS để xem xét, nếu các nưốc thành viên vẫn không nhất trí với ý kiến của Uỷ ban thì vấn đề sẽ được đưa lên Hội đồng. 1.3. Hệ th ô n g h à i h o à m ô t ả v à m ã ho á h à n g h o á (hệ th ố n g HS)

1.3.1 Vai trồ của hệ thống H S

Hệ Thống Hài hoà Mô tả và Mã ỉioá hàng hoá còn gọi là Hệ thống hài hoà hay đơn giản là HS là sản phẩm danh pháp quốc tế đứợc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và do Tổ chức Hải quan Thế giới WCO) ấn hành.

Hệ thông bao gồm hơn 5000 nhóm hàng, được mã hoá tới 06 sô', xếp đặt theo cấu trúc pháp lý và lôgích, được thừa nhận bằng những qui tắc rành mạch, rõ ràng nhằm đạt tới sự phân loại thống nhất. Hệ thông được sử dụng trong hơn 200 quốc gia và nền kinh tế, làm cơ sỏ cho việc xây dựng biểu th u ế XNK và thu thập sô' liệu thông kê thương mại quốc tế. Hđn 98% hàng hoá mua bán trong giao dịch thương mại quốc tế được phân loại theo các điều khoản

(17)

K ỹ ỉhuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu và qui tắc của HS.

HS góp phần hài hoà thủ tục Hải quan và tập quán thương mại. Theo đó việc trao đổi dữ liệu thương mại phi giấy tờ đã giảm thiểu các chi phí liên quan đến thương mại quốc tế. HS cũng được Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tê , các khối tư nhân sử dụng rộrig rãi cho nhiều mục đích khác nhaủ như thực hiện chính sách th u ế nội địa, chính sách thương mại, kiểm tra định lượng hàng hoá cần kiểm soát, xác định qui tắc xuất xứ, biểu th u ế cước, thốhg kê dịch vụ vận tải, kiểm tra giá, kiểm tra hạn ngạch, biên soạn chế độ k ế toán quốc gia và nghiên cứu, phân tích hoạt động kinh tế. Do đó HS là ngôn ngữ kinh tế thông nhất và là bộ mã chuẩn cho hàng hoá và là một công cụ cần thiết cho thương mại quốc tế.

Hệ thống Hài hoà được vận hành theo “Công ước quốc tế về Mô tả Hài hoà và mã hoá hàng hoá”. Việc giải thích chính thức HS được trình bày trong Bộ Chú giảị Chi tiết (gồm 05 tập bằng tiếng Anh và tiếng Pháp) do Tổ chức Hải quan Thế giới xuất bản. Chú giải chi tiết cũng được phát hành bằng dĩa CD-ROM, là phần cơ sỏ dữ liệu hàng hoá giúp cho việc phân loại hàng hoá thẹo HS đôì với hơn hai trăm ngàn mặt hàng được giao dịch buôn bán quốc tê hiện nay.

Tổ chứe Hải quan Thế giới đảm nhiệm việc quản lý HS. Công việc này bao gồm những biện pháp bảo đảm cách hiểu thông nhất vế HS và cập nhật theo đinh kỳ các thông tin mới nhất theo hướng phát triển của công nghệ và sự thay đổi mẫu mã thương mại. Tổ chức Hải quan Thế giới quản lý qui trình này thông qua Ưỷ ban Hệ thống hài hoà (đại diện cho các thành viên tham gia Công ưốc HS), uỷ ban xem xét các nội dung chính sách, đưa ra quyết định về các vấn đề phân loại, giải quyết tranh chấp và, chuẩn bị cập nhật sửa đổi bố sung Chú giải Chi tiết thẽo định kỳ từ 4-6 năm.

Những quyết định liên quan đến,cách hiểu và áp dụng Hệ thông Hài hoà như các quyết định phân loại hay những sửa đổi Chú giải Chi tiết hoặc Bộ tập hợp các ý kiến phân loại sẽ có hiệu lực sau hai tháng kể từ khi Uỷ ban HS phê chuẩn. Việc này được phản ảnh trong Phụ lục sửa đổi của Các ấn phẩm của WCO.

(18)

Phản Bọại hàng hóa Ngay từ đầu những năm 1970, một nhóm chuyên gia cao cấp của Tổ chức Hải quan th ế giới tại Brucxen đã đưa ra một hệ thông danh-mục hàng hoá, bảo đảm cho các quốc gia . quản lý xuất nhập hàng hoá qua biên giới. Thiếu Danh mục này, nhiều văn bản qui phạm pháp luật quốc gia và các công ước quốc tế đều không thể thực thi được và sự không rõ ràng sẽ vây quanh các cuộc đàm phán thương mại song phương và đa phương.

Khi thương mại quốc tế trỏ nên phức tạp hơn, chính phủ các nước trên th ế giới đòi hỏi những hiệu quả lớn hơn trong công tác quản lý của ngành Hải quan của nước mình, các quốc gia nốì tiếp nhau hưống về Hệ thống mô tả hài hoà và mã hoá hàng hoá củạ WCO như một trụ cột trung tâm để giải quyết các vấn đề về th u ế khoá và các qui định pháp lý về tuâri thủ pháp luật.

Tính phức tạp cửã thương mại quốc tế và sự gia tăng của tội phạm xuyên quốc gia đã cho thấy HS là một công cụ đa năng - như một con dao quân dụng Thuỵ sỹ - qui định nhiều hơn việc bảo đảm rằng cái mà được gọi là “quả táo” ỏ quốc gia này thì khổng thể trở thành “quả cam” ỏ quốc gia khác được.

Đối vổi một công chức hải quan tại cửa khẩu kiểm tra một lố hàng vận tải đường bộ thì HS đưa ra những thông tin sống động giúp hải quan khi thực thi nhịệm vụ của mình. Thiếu sự phân loại mã hàng theo HS sống động như thế, sự nhầm lẫn rấ t dễ xảy ra, kéo theo là sự kiểm tra tràn lan và chậm trễ.

Đối vối các công chức khác khi phải đương đầu với một số lượng lớn hàng hoá vận tải bằng đường biển, đường hàng không và bưu phẩm chuyển phát nhanh thì HS là một công cụ quan trọng sống còn, là một phầri không thể thiếu. Chúng ta có thể mong đợi rằng sự tín nhiệm này sẽ táng lên như đòi hỏi của xã hội và thương mại trong th ế kỷ 21 đã đề cập đến.

Ở cấp độ quốc tế, HS dựa vào thứ bậc từ Phần, Chương, Nhóm. Việc này giúp cho WCO có một khuôn khổ để trả lời các vấn để mà các Chính phủ và các Tổ chức quốc tê quan tâm muốn đưa ra các đối sách giải quyết các vấn đề nổi cộm hiện nay. Việc

(19)

K ỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu

tạo ra các phân nhóm đối vối các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, các tiền chất hoá học để sản xuất ma tuý trái phép, các chất thải nguy hại, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, cáp chất ma tuý và các chất hưống thần là những ví dụ .sinh động của sự đáp ứng nhiệt tình đối vổi các vấn để quốc tê cùng quạn tâm. Các khuyến nghị tương tự như vậy cũng được đưa ra liên quan đến Công ước về Vũ khí Hoá học.

Trong lĩnh vực môi trường, th ế kỷ 21 được miêu tả là “thời kỳ tái chế5’ và điều này cũng như sự phát triển của các công nghệ mới như thực phẩm biến đổi gien đang được mong đợi để bảo đảm rằng các vấn đề về môi trường vẫn giữ nguyên tính thời sự trong các chương trình nghị sự của các nhà hoạch định chính sách quốc tế trong tương lai có thể dự đoán được. Như những tranh luận khi làm chính sách, một điều không thể tránh khỏi là các quốc gia sẽ đặt nhiều quan tâm quan trọng hơn vào HS vì những thông tin họ cần để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế và bảo đảm tuân thủ vói khuôn khổ pháp luật của chính họ.

Chức năng tự nhiên của lần sửa đổi này bảo đảm cho WCO thiết lập các sự cộng tác mới với các tổ chức quốc tế như Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc. Khuynh hướng này sẽ tiếp tục như những vấn đề mới phát sinh, đòi hỏi trả lời rõ ràng và xác đáng.

1,3,2. Caụ trúc của D anh mue HS

Theo Điều 1 Công ước HS, “Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá” (Harmonized commodity description and coding system) sau đây gọi là Hệ thống hài hòạ (HS) là Danh mục bao gồm Nhóm, Phân nhóm và các Mã sô" sô" học của chúng, chú giải Phần, Chương, Phân nhóm và các Quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hoá theo HS được trình bày tại Phụ lục Công ước.

Theo Điều 2 Công ước HS, Danh mục này là một phần không thể tách rời với Công ước.

Danh mục HS gồm:

(1) Các quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hoá

(20)

Phản loại hàng hóa theo HS. Đây là quy tắc quan trọng luôn được áp dụng khi phân loại hàng hoá.

(2)'Chú giải Phần, Chương, Phân nhóm là chú giẩi pháp lý (Legal notes) là chú giải bắt buộc áp dụng trong quá trình phân loại hàng hoá. Chú giải của Phần, được trình bày ngay sau tiêu đề của Phần đó và tương tự, Chú giải của Chương cũng được trình bày ngay sau tên của Chương đó. Tiếp theo chú giải Chương là chú giải Nhóm và Chú giải Phân nhóm.

(3) Nhóm hàng, phân nhóm hàng và mã số sô' học của chúng (nhóm 4 số và mã sô' 6 số) được đặt ngay sau Chú giải từng Phần, Chương, Nhóm và Phân nhóm tương,ứng.

Danh mục HS hiện hành lá/Danh mục HS phiêry^ản 2002. Qua các lần sửa đổi, bổ sung, cập nhật, Danh mục được đưa vào áp dụng gồm 1.244 nhóm hàng (4 chữ sô) được sắp xếp trong 21 phần và nhóm thành 96 chương. Các quốc gia thành viên của Công ưốc phải áp dụng toàn bộ Danh mục HS mà không được phép bổ sung hay sửa đổi nào để xây dựng Hệ thống thuế quan và thống kê.

Để đảm bảo việc xây dựng yà áp dụng Danh mục một cách thống nhất, có khoa học đối vối các quốc gia thành viên, cách đánh số, đánh phân cách và mô tả hàng hóá trong Danh mục và xây dựng các chú giải pháp lý cũng được tuân thủ theo quy định:

(i). Nội dung mô tả và cấp độ chi tiết trong Danh mục cũng đi từ cấp độ mô tả bao quát đến mô tả chi tiết. Tên của Phần mô tả hàng hoá ỏ cấp độ rộng nhất và tên của phân nhóm mô tả hàng hoá ỏ cấp độ cụ thể, chi tiết nhất.

Ví dụ về cách mô tả hàng hoá trong Danh mục Phần I: Động vật sống, sản phẩm động vật

Chương 1: Động vật sốhg

Nhóm 01-01: Cừu và dê sông Phân nhóm 0104.10: Cừu

(21)

K ỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu

mô tả hàng hoá là các loài động vật và sản phẩm từ động vật” ỏ mức độ rộng. Như vậy các loại động vật sống và sản phẩm từ động vật thuộc Phần này.

Tiếp theo Chương 1 có tên mô tả là “Động vật sống” đã giới hạn phạm vi áp dụng của Chương này là chỉ bao gồm hàng hoá là động vật sống, các sản phẩm từ động vật sẽ khôrig thuộc chương i nữa.

Nhóm 01.01 được mô tả là “Cừu và dê sống” giối hạn cụ thể hơn loài động vật được xếp trong Nhóm này là Cừu và dê sống, như vậy nếu động vật sống là trâu hay bò thì cũng không thuộc nhóm 01ẵ01 này. Và sau cùng là Phân nhóm 0104.10 mô tả cụ thể hơn là “Cừu” nghĩa là nếu mặt hàng cần phân loại là dê thì thuộc nhóm 01.01 nhưng không thuộc Phân nhóm 0104.10 vì Phân nhóm này chỉ gồm Cừu thuộc Chương “Động vật sống” nghĩa là phân nhóm này mô tả rấ t cụ thể m ặt hàng là cừu sông.

(ii) Sô" thứ tự của Phần được thể hiện bằng chữ số La mã, sô" của Chương, Nhóm và Phân nhóm được sử dụng bằng sô' Ảrập.

- Nhóm hàng được ký hiệu bằng 4 chữ số, khi đứng độc lập, mã sổ Nhóm hàng được ngăn thành 2 phần chính cách nhau bằng

dấu chấm. Ví dụ x x .x x

Hai chữ số đầu của Nhóm chỉ số Chương mà Nhóm trực thuộc, hai chữ số sáu chỉ vị chí nhóm đó trong Chương. Ví dụ Nhóm 01.04 thuộc chương 01 và nằm ỏ vị trí thứ 4 trong Chương 1.

- Nhóm hàng có thể được chia nhỏ thành hai hay nhiều phân nhóm ở cấp độ 6 chữ số, được phân cách bằng dấu chấm đặt giữa

nhóm hàng 4 chữ số và phân nhóm 6 chữ số: x x x x .x x , trong đó, 4

chữ số đầu chỉ nhóm hàng, chữ số thứ 5 và 6 là 2 sô" bổ sung, được chi tiết hoá và mô tả cụ thể hơn từ nhóm 4 số đầu (mã số 5, 6 sô" này gọi là phân nhóm). Mỗi phân nhóm hàng có thể được thể hiện vối 1 gạch hoặc 2 gạch, thống nhất với việc quy định 2 mã số bổ sung.

- Trường hợp một nhóm hàng không chia nhỏ thì 2 chữ sô" bổ

sung được thể hiện bằng số 0: xxxx.oo

(22)

Phân Eoạỉ hàng hóa Ví dụ: về cách đảnh sô trong danh mục N hóm h àn g Mã sô" (P h â n nhóm ) Mô tả h à n g h o á ' 42.03 4203.10 - Hàng .may mặc -ỵốấng tay thường, găng tay hồ ngón /và găng tay bao: 4203.21 / Phân nhóm mi

- Loại được thiết kê chuyền dùng cho

5t gạch ‘—^ Phân nhóm hai gạch 4203.29 -- Loại khác 4203.30 - Thắt lưng và dây đeo súng 4203.40 - Đồ phụ trợ quần áo khác 42.04 4204.00

V

Sản phẩm bằng da thuộc hoặc da thuộc tổng hợp, dùng cho máy, dụng cụ cơ khí hoặc cho các mục đích kỹ thuật khác

Không chia nhỏ

(iii). Các dấu phân cách được sử dụng trong các mô tả hàng hoá cũng được quy định thông nhất và đều mang ý nghĩa cụ thể. Chúng ta thưồng ít chú ý tối vai trò của các dấu này nhưng đôi khi, chính việc bất cẩn đó làm chúng ta phân loại không chính xác do không hiểu rõ hoặc hiểu sai nội dung mô tả hàng hóá được sử dụng trong HS.

Có 4 loại dấu phân cách được sử dụng để mô tả hàng hoá: (1). D ấu p h ẩy (,): Phân biệt riêng từng m ặt hàng trong một loại các mặt hàng được liệt kê để mô tả hàng hoá hoặc phân biệt các tiêu chí mô tả được sử dụng. Ví dụ:

(23)

Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu

02.04 Thịt cừu hoặc dê, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh

Dấu phẩy ỏ đây sử dụng để liệt kê các tiêu chí mô tả cho mặt hàng là thịt cừu hoặc th ịt dê ở các dạng tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Như vậy, mặt hàng là thịt cừu hoặc thịt dê thuộc nhóm 02Ệ04 nếu ỏ dạng tươi hoặc dạng ướp lạnh hay dạng đông lạnh, nếu ỏ dạng khác như dạng khô hoặc đã hỏng» không còn tươi nữa thì không thuộc nhóm này.

(2). D ấu ch ấ m p h ẩ y (;): Phân tách riêng biệt các mô tả mặt hàng hoặc các thành phần độc lập nhau. Ví dụ:

03.06 Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nưóc muối; động vật giáp xác chưa bóc mai, vỏ, đã hấp chín hoặc luộc chín tròng nước, đã hoặc chưa ưốp lạnh, đông lạnh, sấy khô, muối hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn và bột viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người

Dấu chấm phẩy sử dụng trong đoạn mô tả nhóm 03.06 được dùng để phân chia các mặt hàng trong nhóm này thành 3 phần:

- Phần đầu chỉ các loại động vật giáp xác đã sơ chế hay chế biến hoặc chưa sơ chế nhưng chưa được làm chín.

- Phần thứ hai chỉ các động vật giáp xác giống phần đầu nhưng là loại đã được làm chín.

- Phần thứ ba chỉ các dạng chế phẩm của động vật giáp xác nhưng để làm thức ăn cho người, khống phải làm thức ăn cho

động vạt. .

Như vậy, nếu không xem xét kỹ dấu chấm phẩy ở đây, khi phân loại có thể chúng ta sẽ xếp tất cả những động vật giáp xác để làm thức ăn cho người vào nhóm này hoặc những động vật giáp xác đã được làm chín bằng phương pháp hấp hoặc luộc chín mối được xếp vào nhóm này. Do đó, cần phải đọc kỹ nội dung mô tả và các dấu ngắt câu, đặc biệt phải lưu ý nội dung đặt trưốc và sau các dấu ngắt câu sẽ có ý nghĩa khác nhau trong việc phân loại hàng hoá.

(24)

Phân loại hàng hóa (3) D ấu h a i ch ấm (:): Sau dấu hai chấm sẽ là một loạt các mặt hàng hoặc các tiêu chí được liệt kê hoặc sau đó sẽ được chia nhỏ thành các phân nhóm chi tiết hơn. Ví dụ:

13.02 Nhựa và các chiết suất thực vật; chất pectic, muôi của axit pectinic, muôi của axit pectic; thạch, các chất nhầy và các chất làm đặc, dày khác, đã hoặc chưa cải biến, thu được từ các sản phẩm thực vật

- Nhựa và các chiết suất từ thực vật: 1302.11 -- Từ thuốc phiện

1302.12 - Từ cam thảo 1302.1-3 - T ừ hoa bia

1302.14 -- Từ cây kim cúc hoặc rễ loại cây có chứa chất rotenon

1302.19 -- Loại khác

Sau từ nhựa và các chiết suất từ thực vật ở phân nhóm một gạch là dấu hai chấm và sau dấu hai chấm này là các phân nhóm hai gạch được chi tiết hơn, cụ thể là phân nhóm 1302.11 là nhựa và các chiết suất từ thực vật và cụ thể ỏ đây là cây thuốc phiện, phân nhóm 1302.12 mô tả cụ thể mặt hàng là nhựa và chiết suất từ cây cam thảo... và sau cùng là phân nhóm 1302.19 là nhựa và chiết suất từ cây khác.

Như vậy, nếu phân loại nhựa của cấy bồ công anh, chúng ta không dừng ở phân nhóm một gạch mà đi tiếp cho đến khi tìm ra mã sô" cụ thể (6 số), trong trường hợp này không thể phân loại vào phân nhóm 1302.11 hay 1302.12... mà nhựa cây bồ công anh sẽ thuộc phân nhóm 1302.19 (nhựa từ cây khác với cây thuốc phiện, cam thảo, hoa bia, kim cúc hoặc rễ loại cây có chứa chất rotenon)

(4). D ấu ch ấ m (.): Dùng để kết thúc một hay một đoạn của một nhóm hàng Trong Danh mục HS, chỉ mô tả hàng hoá trong nhóm hàng mới sử dụng dấu chấm để kết thúc phạm vi mô tả nhóm hàng đó. Ví dụ:

14.01 Nguyên liệu thực vật chủ yếu dùng để tết bện (như: tre, song, mây, sậy, liễu giỏ, cây bấc, cọ sợi, đã rửa sạch, chuội

(25)

Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu

hoặc các loại rơm, rạ ngũ cốc đã tẩy hoặc nhuộm và vỏ cây đoạn). Sau dấu chấm ỏ trên là mặt hàng được mô tả trong nhóm 14ế01 đã kết thúc, không còn có mặt hàng nấo khác tiếp theo được mô tả trong nhóm này nữa.

(iv). C hú giải p h á p lý (chú giải b ắ t buộc)

Chú giải pháp lý có chức năng giải thích khái niệm mô tả trong Danh mục, giới hạn phạm vi cụ thể của từng Phần, Chương, Nhóm hàng và Phân nhóm hàng:

- Chú giải Phần, Chương để xác định phám vi của từng Phần, Chương và Nhóm hàng (4 chữ số).

- Chú giải phân nhóm để giải thích rõ hơn nội dung mô tả các phân nhóm cụ thể.

Các chú giải này là chú giải pháp lý, mang tính bắt buộc áp dụng khi phân loại hàng hoá theo HS. Có 4 loại chú giải pháp lý:

(1) C hú giải loại trừ : Giối hạn phạm vi từng Phần, Chương, Nhóm và Phân nhóm.

Ví dụ:

Chú giải 1 Chương 1: Động vật sống

“l ế Chương này bao gồm tấ t cả các loại động vật sống, trừ: (a) Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động

vật thuỷ sinh không xương sống khác thuộc nhóm 03.01, 03.06 hoặc 03.07;

(b) Vi sinh vật nuôi cấy và các sản phẩm khác thuộc nhóm 30.02; và

(c) Động vật thuộc nhóm 95.08ẳ”

Như vậy, chương này bao gồm các động vật sống nhưng cũng giới hạn phạm vi chương này bằng cách loại trừ một scí loài cụ thể các động vật giáp xác, động vật thuộc chương 95, nhóm 95.08, vi sinh v ậ t ... thuộc nhóm 30.02.

Chú giải loại trừ thường được điễn đạt dưới dạng: “không bao gôm”

(26)

Phản loại hảng hóa (2) C hú giải đ ịn h nghĩa: đưa ra giải thích cụ thể cho nội dung của các mô tả hàng hoá trong từng nhóm hàng, phân nhóm hàng cụ thể.

Ví dụ:

Chú giải 2 Chương 35: Các chất chứa anbumin; các dạng tinh bột biến tinh; keo hồ; enzim

“2. Theo mục đích của nhóm 35.05, khái niệm “dextrin” chỉ các sản phẩm có thành phần tinh bột đã suy biến với hàm lượng đưòng khử, coi là dextroza ỏ dạng chất khô, không quá 10%”.

Chú giải này giải thích khái niệm mặt hàng “dextrin” trong nhóm 35.05 được hiểu là mặt hàng gì.

Chú giải định nghĩa thứờng được diễn đạt bằng cụm từ “có nghĩa là” hoặc “chỉ”.

(3) C hú giải định hướng: Chú giải này mang tính chất định hướng hay hưống dẫn phân loại một hàng hoá cụ thể.

Ví dụ:

Chú giải 3 Chương 26:

“3. Nhóm 26.20 chì áp dụng đối vối:

(a) Tro và cặn dùng trong công nghiệp tách kim loại hay dùng để sản xuất các hdp kim hoá học, trừ tro và cặn từ quá trình đốt rác thải của đô thị (nhóm 26.21); và (b) Tro và cặn chứa arsen, có chứa hay không cliứa kim

loại, là loại dùng để tách arsen hoặc kim ioại hoặc dùng để sản xuất các hợp chất hoá học của chúng.” Chú giải này định hưống điều kiện để m ặt hàng là tro và cặn được phân loại vào nhóm 26.20 phải có các thành phần hoặc công dụng như nêu tại điểm (a), (b) trên ề Như vậy, khác với chú giải định nghĩa là giải thích một từ hoặc cụm từ mô tả hàng hộầ th ì chú giải định nghĩa nhằm định hưống phân loại một mặt hángxaó một nhóm hàng cụ thể.

(4) Chú g iải bao gồm: Liệt kê một danh sách các hàng hoá cụ thể được phân loại vào một Nhóm cụ th ểể

(27)

■ à * f il n ^ý - E S Ị t

Ví dụ:

Chú giải 2 Chương 7: Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được “2. Trong các nhóm 07.09, 07.10, 07.11Và 07.12, từ “rau” bao gồm cả các loại nấm, nấm cục (nấm củ), ô liu, nụ bạch hoa, bí, bí ngô, cà tím, bắp ngô ngọt ăn được, quả thuộc chi Capsicum hoặc thuộc chi Pimenta, rau thì là, rau mùi tây, rau ngải giấm, cải xoong, kinh giới ngọt.

Chú giải này chỉ rõ những mặt hàng được phân loại trong nhóm 07ẻ09, 07Ệ10, 07.11, 07.12.

Về nguyên tắc, mỗi loại hàng hoá chỉ thuộc một Phần và một Chương nhất định. Do đó, việc phân loại hàng hoá theo Danh mục phải tuân thủ theo trậ t tự cấu trúc của Danh mục để đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số.

l ế4. Các ấ n p h ẩ m bổ su n g

Trong quá trình xây dựng Danh mục HS, các quốc gia thành viên và Ưỷ ban HS đã đưa ra một sô" quy định để xây dựng Danh mục được thống nhất và hạn chế tối đa việc các nưóc thành viên muốn mỏ thêm các dòng th u ế mối. Do đó, Danh mục không liệt kê và cũng không thể liệt kê tất cả các mặt hàng có mặt trên thị trường thê" giối hay các mặt hàng xuất hiện trong hoạt động kinh doanh, xụất nhập khẩu. Vì vậy, đối với những mặt hàng đã được mô tả cụ thể, chi tiết tại một phân nhóm, những ngưồi làm công tác phân loại hay các tổ chức cá nhân liên quan cũng không gặp - khó khăn nhiều nhưng có những mặt hàng chưa được chi tiết, mô tả cụ thể thì việc phân loại thưòng gặp ,phải khó khăn trong việc xác định cho mặt hàng đó một mã sô' duy nhất và như nhau giữa các quốc gia áp dụng Danh mục HS.

Vì vậy, để giải thích rõ hơn và thống nhất cho các quốc gia thành viên cũng như những tổ chức cá nhân sử dụng Danh mục HS, Tổ chức Hải quan th ế giói đã Dhát hành một sô" ấn phẩm bổ sung, trong đó có thể kể đến 2 ấn phẩm quan trọng n h ất được phát hành dưói dạng sách cũng như file điện tử để giúp tra cứu nhanh, gồm:

Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu

(28)

Phản íoại hảng hóa i ế4 .í. Chủ g iả i chi tiế t H S (The E xpỉanatory N otes to the

HS) goi tắ t là E-notes

Khác với Chú giải pháp lý (Legal notes), Chú giải này không phải là một bộ phận của Danh mục HS, do đó nó không mang tính bắt buộc nhưng đây Ịà văn bản duy n h ất giải thích chính thức cho Danh mục HS và là một phần bổ sung không thể tách rời hệ thống HS.

Chú giải gồm 4 tập và công bô' trên mạng truyền thông. Để đáp ứng yêu cầu của các nưóc thành viên và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật công nghệ, chú giải này luôn được cập nhật qua các phiên họp của Ưỷ ban HS.

Về m ặt nội dung, Chú giải chi tiết HS được trình bày theo thứ tự của Danh mục HS và giải thích nội dung các m ặt hàng mô tả trong Danh mục, phạm vi của từng nhóm bằng cách đưa ra Danh sách các m ặt hàng thuộc nhóm cụ thể hay các mặt hàng loại trừ khỏi nhóm đó. Ngoài ra, chú giải cũng đưa ra những giải thích về mặt bản chất hàng hoá, mô tả kỹ thuật, phương pháp sản xuất ra sản phẩm, chức năng, mục đích sản phẩm.„, các giải thích này nhằm định hướng và phân biệt các sản phẩm có cùng tên thương mại hay các sản phẩm có cùng công dụng.,, để đảm bảo mỗi mặt hàng có một mã số duy nhất. Nhiều trường hợp, chú giải chi tiết cũng nêu rõ vị trí của các mặt hàng cụ thể.

Vì những lý do trên, khi phân loại hàng hoá, việc tham chiếu và sử dụng chú giải chi tiết là rất cần thiết, đảm bảo cho những ngưòi làm công tác phân loại có cách hiểu thống nhất đối với cùng loại hàng hoá mô tả trong HS.

Chú giải chi tiết HS phiên bản 2002 hiện đang áp dụng đã được Tổng cục Hải quan biên dịch và phát hành dưỏi dạng đĩa nén có phần mềm tra cứu nhanh dữ liệu liên quan đến hàng hoá cần phân loại. Đây là một công cụ rất cần thiết cho cán bộ Hải quan và doanh nghiệp khi thực hiện phân loại, áp mã hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

(29)

1.4,2. Tiiyển tậ p ý kiến p h â n loại (The C om pendium o f C lassi-fication opinionỉOP)

Đây là ấn phẩm được phát hành dựa trên việc tập hợp các ý kiến phân loại đá được thống nhất tại các phiên họp của u ỷ ban HS và của Tổ chức Hải quan thê giới, ấn phẩm này có một cuốn duy nhất và được sắp xếp theo thứ tự của nhóm, phân nhóm thẻo HS đã được Tổ chức Hải quan thê giới thông qua.

Các ý kiến phân loại này bắt nguồn từ thực tế phân loại của các nưóc thành viên Công ước HS, trong quá trinh phân loại nảy sinh những khó khăn hoặc tranh chấp không thống n h ất được giữa các nưóc thành viên và đã được đưa ra bàn luận, trao đổi, bỏ phiếu tại Ưỷ ban HS. Khác vối Chú giải chi tiết, các m ặt hàng mô tả trong ấn phẩm này là mô tả chi tiết về một mặt hàng cụ thể.

Ví dụ: Phân loại Interferon

Interferon là một loại protein do tế bào cơ thể sinh ra nhằm chống lại các vừus hoặc các chất khác xâm nhập vào cơ thể và làm cản trỏ sự phát triển của tế bào họặc ngăn chặn sự sinh sôi của các tác nhân viêm nhiễm khác nhau, điều chỉnh chức năng miễn dịch.

Theo Tuyển tập ý kiến phân, loại thì mặt hàng này thuộc nhóm 30.02: các sản phẩm của máu và các chế phẩm miễn dịch cải biến.

Mặc dù ý kiến phân loại trên không mang tính pháp lý nhưng cũng là mội; tài liệu thiết thực để tham khảo khi phân loại một m ặt hàng tương tự.

' 1A.3. D anh mục p h â n loai theo bảng chữ cái

Ngoài raj một ấn phẩm cũng rất cố ích trong việc phân loại hàng hoá là “Danh mục phân Ịoại theo bảng chữ cái”. Đây là Danh mục hàng hoá và các sản phẩm đề trong trong HS và chú giải chi tiết được xắp xếp theo trậ t tự chữ cái. ấn phẩm này hiện nay vẫn ít được sử dụng trong công Ịạc phân loại của nhiều nứớc thành viên, kể cả Việt Nam

Danh mục này gồm 3 cột:

- Cột 1 gồm hàng hoá được xắp xếp theo thứ tự chữ cái.

K ỹ thuật nghiệp vụ hải quan vả xuất nhập khả?u_____________

(30)

Phân loại hàng hóa - Cột 2 nêu chú giải pháp lý của Phần, Chương, Phân nhóm định vị hàng hoá.

' Cột 3: Sô" trang của chú giải chi tiết đề cập đến hàng hoá. 1.5. Nội d u n g sửa đổi HS 2007

1.5,1. Nguyên tắc

- Tách riêng các sản phẩm công nghệ cao/các sản phẩm mói quan trọng trong thương mại (máy photo, in, kỹ th u ật sô', máy tính, máy tạó sản phẩm bán dẫn,..)

- Sản phẩm liên quan đến môi trường (giấy in báo, sợi amiang, tre nứa, ...)

- Đơn giản hoá biểu (ví dụ như các nhóm liên quan đến gà sống, máy hút bụi, đồ chơi,.)

- Xoá các nhóm có trị giá thương mại thấp - Biên tập, lọc gạn lại các sửa đổi

- Các sửa đổi khác (đơn giản hoá) 2.5.2Ề Tiêu chuẩn tạo các nhóm mỗỉ*

“ Các nhóm mới được tạo ra khi trị giá thương mại > 50 triệu USD

Các nhóm/phân nhóm HS cũng được xem xét lại theo trị giá thương mại (ìootriệu USD vối cấp độ nhóm và 50Triệu USD vối phân nhóm)

- Loại trừ hàng hoá liên quan đến mồi trường và xã hội. 1.5.5. Các sửa đổi cu th ể

(i) Sản phẩm công nghệ cao

- Sửa đổi định nghĩa về máy tính (chú giải 5 chương 84) - Máy in (84.43)

- Thiết bị sản xuất vật liệu bán dẫn (8486) - Thiết bị điện thoại (8517)

- Thiết bị ghi và tái tạo âm thanh (8519) - Phương tiện lưu trữ điện tử (85.23)

(31)

K ỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu

- Thiết bị truyền radio, TV; máy ảnh kỹ thuật số (8525) - Thiết bị ghi, nhận.yà tái tạo tín hiệu radio (8527) - Màn hình TV và máy chiếu (8528)

- Mạch điện tử tích hợp (8542)

(ii). Sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường - Gác loài cậ. (chương 3)

- Sản phẩm từ tre (44,46,47,48,94)

- Ho á chất và: thuốc trừ sâu theo công ước Rotterdam (chương 29, 38)

- Chất phá huỷ tàng ozon (công ưốc Monterial (nhóm 3824) - Giấy in báo làm từ sợi tái 'tạò (chú giải 4 chương 48) - Sản phẩm chứa sợi amiang (68.11 và 68.13)

(Ui) Biên tập các sửa đổi

(iv) Các khuyến nghị được biên tập, đánh số và phát hành song ngữ Anh - Pháp

Trau chuốt lại văn bản - Bơ xanh - 0406.40 - Cảchaca- 2208.40

- Môi trường nuôi cấy đã chế biến- 3821 - Các sản phẩm vệ sinh: 39.24

- Các tấm panel lắp sàn- 4418.7

- Đồ trang sức quý : Chứ giải 9 chương 71 Đơn giản hoá biểu thuế

- Gà sống (01.05) - Máy hút bụi (8508) - Đồ chơi. (9503) Giá trị thương mại tăng - Hoa tươi (06.03) 34

(32)

Phản loại hàng hóa - Hạt macadamia (0802.60)

- Măng tre, trúc (2005.91) - Poly (lactic acit) (3907.70)

- Bảng làm bằng sợi định hướng (44.10) - Cốc thuỷ tinh để uống (70.13)

Tái cấu trúc

- Cá<rh'ộp chất đồng kết hợp (chú giải 5(c)(3) chương 29

- Tái cấu trúc phạm vi cho ván sợi và gỗ dán (nhóm 4411 và 4412)

- Tái cấu trúc phạm vi cho ông và ống dẫn (chương 73)

2. QUY TẮC TỔNG QUÁT GlẢỉ THÍCH PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ THEO HS

Đây là 6 quy tắc tổng quát giải thích phân loại hàng hoá theo HS, là phần không thể tách ròi của Danh mục HS và phải áp dụng trong quá trình phân loại hàng hoá nhằm thống nhất cách phân loại đối với các nưốc thành viên Công ước HS và vối các tổ chức hay quốc gia sử dụng Danh mục HS.

Các quy tắc này được áp dụng theo trình tự. 5 quy tắc đầu liên quan đến phân loại hàng hoá ở cấp độ nhóm 4 số, trong đó quy tắc 5 áp dụng cho trường hợp riêng là phân loại bao bì. Quy tắc 6 liên quan đến phân loại ỏ cấp phân nhóm.

2.1. Quy tắ c 1

T ên c ủ a P h ần , C hương h o ặc P h â n chư ơ ng đ ư a r a chỉ n h ằm m ục đ íc h d ễ t r a cứu. Đ ể đảm bảo tín h p h á p lý, việc p h â n loại h àn g ho á p h ả i được xác đ ịn h th e o nội d u n g củ a từ n g n h ó m v à b ấ t cứ chú giải củ a P h ầ n , C hương liên q u a n và th e o các qu y tắ c dưới đây nếu các n h ó m h o ặc các chú giải dó k h ô n g có yêu cầu nào khác.

Hàng hoá là đối tượng của thương mại quốc tế được sắp xếp một cách có hệ thống trong Danh mục của Hệ thông hài hoà theo các Phần, Chương và Phân chươngễ Phần đầu Quy tắc 1 qui định

(33)

K ỹ thuật nghiệp vụ hải quan và xuất nhập khẩu

tên đề mục "chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu". Điều đó có nghĩa là tên các Phần, Chương và Phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hoá. Theo cấu trúc của Danh mục HS, tên của Phần, Chương và Phân chương để chỉ ra loại hoặc chủng loại hàng hoá được xếp trong đó nhưng vì sự đa dạng của chủng loại hàng nên tên các Phần, Chương và Phân chương không thể liệt kê hết các hàng hoá xắp xếp trong đề mục.

Phần thứ hai của quy tắc này qui định rằng việc phân loạị ^ líàng hoá được xác định theo nội dung của nhóm hàng và bất cứ chú giải Phần hoặc Chương nào có liên quan, và các quy tắc 2,3,4 và 5 khi nội dung nhóm hàng hoặc các chú giải không có yêu cầu nào khác. Điều đó khẳng định rằng nội dung của nhóm hàng và bất kỳ chú giải phần hoặc chương nào có liên quan có giá trị tối cao, nghĩa là chúng phải được xem xét trước tiên khi phân loại.

Đa sô" hàng hoá có thể được phân loại ngay trong Danh mục do nội dung của nhóm đã mô tả cụ thể, chính xác hàng hoá đó hoặc chú giải phần, chương đã nêu cụ thể mặt hàng phân loại được đặt trong nhóm cụ thể của Danh mục, nghĩa là chúng đã thể hiện rõ theo qui tắc 1. Do vậy không phải áp dụng thêm bất cứ qui tắc nào tiếp theo. Ví dụ: Ngựa sống đã nêu cụ thể tại nhóm 01.01.

Trường hợp áp dụng qui tắc 1 không phân loại được hàng hoá thì áp dụng qui tắc tiếp theo.

Ví du ĩ : Ngựa sôĩig đ ể làm giống, nhằm mục đích sinh sản và th ế hệ con của chứng sẽ được đào tạo thành ngựa đua.

Không có tài liệu gửi kèm về quá trịnh sinh sản củng như các tài liệu liên quan khác.

Khả năng phân loại:

- Nhóm 95.08

Những điểm cần xem xét trước khi phân loại:

1- Chú giải l(c) chương 1: Chương này bao gồm tấ t cả các loại - Nhóm 01.01 > 0101.10.00.00

& 0101-90.30.00

Referências

Documentos relacionados

Este modo de vida começa por ser criticado pelo autor como parasitismo, acrescentando que tal forma de vida deve ter sido aprendida por estes peixes a partir dos

f) A comprovação da regularidade fiscal e trabalhista de microempresas, empresas de pequeno porte ou cooperativas que preencham as condições estabelecidas no artigo 34 da

[r]

De acordo com a Declaração do AUBP, os Estados- membros devem tomar todas as providências necessárias para facilitar e acelerar o processo de delimitação e demarcação das

Desde 1920, pesquisadores brasileiros e estrangeiros têm efetuado coleta de germoplasma das espécies e raças silvestres de algodoeiro do Brasil. hirsutum L raça marie

(2003) estudando o efeito de diferentes tempos entre a pulverização do regulador a base de cloreto de mepiquat na dose de 12,5 g ha -1 do ingrediente ativo e a ocorrência de

Consulta Pública nº 108/ 2014 - A ditivos alimentares para fórmulas para nutrição enteral Dados do respondente?. Nome completo

Composto de comunicação de marketing e vendas; Visão holística e estratégias de comunicação; Vendas e orientação para o mercado; Vendas, relacionamento e oferta de valor; Papeis