• Nenhum resultado encontrado

1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam"

Copied!
70
0
0

Texto

(1)

1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam

1. Ba vua trong câu ca dao "Một nhà sinh đặng ba vua/Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài"

những vua nào?

Trả lời: Đó là Đồng Khánh (vua còn); Kiến Phúc (vua mất) và Hàm Nghi (vua thua chạy dài) Câu ca dao này nói về gia đình Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai - Hoàng tử thứ 26 của vua

Thiệu Trị. Ông có 3 người con làm vua:

- Vua Kiến Phúc: tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, con thứ ba của Kiên Thái Vương và bà Bùi Thị Thanh. Vua Tự Đức vì lúc bé bị bệnh đậu mùa, không có con nên đã nhận Ưng Đăng làm con nuôi. Sau này, Ưng Đăng lên ngôi, là vị vua thứ 7 của triều Nguyễn. - Vua Hàm Nghi: tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, còn có tên là Nguyễn Phúc Minh, con thứ 5 của Kiên Thái Vương và bà Phan Thị Nhàn. Là vua thứ 8 triều Nguyễn. - Vua Đồng Khánh: tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ, con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, đồng thời là con nuôi của vua Tự Đức. Là vị vua thứ 9 của

triều Nguyễn.

Trong 3 vua này thì vua Kiến Phúc chỉ làm vua được 8 tháng. Vua mất lúc mới 16 tuổi, chưa nạp phi, không có con cái. Vua Hàm Nghi chống lại quân Pháp, ban hịch Cần Vương, tổ chức kháng chiến nhưng thất bại. Vua phải chạy lên vùng núi Quảng Bình, Hà Tĩnh. Sau bị Pháp bắt đầy đi Algérie năm 1888. Vua Đồng Khánh lên ngôi năm 1885. Vua rất được lòng người Pháp nhưng chỉ ở ngôi được hơn 3 năm, mất ngày 28 tháng 1 năm 1889. Khi đó ông 25 tuổi. Câu ca dao này ra đời khi vua Đồng Khánh vừa lên ngôi. Vua Kiến phúc đã mất. Vua Hàm Nghi đang cùng quân Cần Vương chạy lên vùng núi. Do đó mới gọi là "vua còn, vua mất, vua thua chạy dài".

Chúng ta đang sống ở ngày hôm nay và hướng tới ngày mai...

Cảm ơn bởi:

03-10-2008, 10:36 AM (Được chỉnh sửa: 04-08-2009 03:34 AM bởi Khoai.)

Bài viết: #2

Khoai

I'm Khoai

Bài viết: 180

Tham Gia: Sep 2008 Danh tiếng: 0

Cảm ơn: 21

Ðã cảm ơn 77 lần trong 13 bài 1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam

(2)

2. sao nhà Nguyễn kiêng tên Hoa?

Trả lời: mẹ vua Thiệu Trị tên Hồ Thị Hoa

Từ đầu triều Nguyễn, tất cả các danh từ có từ “hoa” đều phải đổi. Vì thế mà chợ Đông Hoa thành chợ Đông Ba, tỉnh Thanh Hoa thành tỉnh Thanh Hoá, cầu Hoa bắc qua rạch Thị Nghè đổi thành cầu Bông, điệu hát “hoa tình” thành “huê tình”, “hoa lợi” thành “huê lợi”, “hoa viên” thành “huê

viên”,… Vì sao có chuyện kiêng cữ và chuyển đổi ấy?

Chuyện kể rằng: Năm 1806, Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm đến tuổi lập phủ thiếp. Vua Gia Long và Hoàng hậu Thuận Thiên đã chọn bà Hồ Thị Hoa (con gái của công thần Hồ Văn Bôi) cưới cho

Hoàng tử Đảm.

Hồ Thị Hoa có đủ các đức tính thục, thận, hiền, trinh; sống hết đạo hiếu kính. Bà được Hoàng đế và Hoàng hậu dành cho nhiều tình cảm yêu thương. Đến tháng 5/1807, bà sinh con trai đầu lòng, đặt tên là Miên Tông. Bà mất sau khi sinh con 13 ngày. Khi ấy, bà mới 17 tuổi. Mẹ mất, Miên Tông được gửi cho bà nội là Hoàng hậu Thuận Thiên nuôi cho đến trưởng thành. Thương xót cô con dân bất hạnh, vua Gia Long xuống dụ cấm triều đình và bá tánh từ nay không được nhắc đến từ “hoa” nữa. Những từ có chữ “hoa” thì phải chuyển đổi thành ba, huê, bông,

hoá,… để khỏi phạm huý.

Năm 1820, Hoàng tử Đảm lên nối ngôi, lấy niên hiệu Minh Mạng. Năm 1841, người con mất mẹ lúc 13 ngày tuổi Miên Tông lên ngôi, niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị đã làm nhiều việc để làm tròn đạo hiếu đối với người mẹ bạc mệnh. Đặc biệt nhất là triều đại của ông và con cháu của ông sau này đã triệt để kiêng kỵ tên “Hoa”, tên huý của mẹ ông. Việc kiêng kỵ ấy còn ảnh hưởng cho đến ngày nay. (Theo Nguyễn Đắc Xuân – Chuyện các bà trong cung Nguyễn).

Chúng ta đang sống ở ngày hôm nay và hướng tới ngày mai...

Cảm ơn bởi:

23-10-2008, 03:51 AM (Được chỉnh sửa: 19-09-2010 06:08 PM bởi T-AnhCQT.)

Bài viết: #3

Khoai

I'm Khoai

Bài viết: 180

Tham Gia: Sep 2008 Danh tiếng: 0

Cảm ơn: 21

Ðã cảm ơn 77 lần trong 13 bài 1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam

(3)

3.Tiền giấy được phát hành nước ta dưới triều đại nào?

Trả lời: Triều Trần

Nhiều người vẫn nhầm lẫn nghĩ rằng tiền giấy được phát hành đầu tiên ở nước ta vào triều Hồ. Có thể, Hồ Quý Ly là người đóng vai trò quyết định trong việc ban hành tiền giấy, nhưng tiền giấy được phát hành lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1396 (dưới thời vua Trần Thuận Tông). Về việc này, nhiều sử gia có những đánh giá rất khác nhau. Có người cho rằng Hồ Quý Ly cần thu đồng để đúc vũ khí. Cũng có người đánh giá cao cải cách tiền giấy của Hồ Quý Ly bởi cùng với tiền giấy, Hồ Quý Ly còn có những cải cách khác rất tiến bộ và có đóng góp rất lớn cho sự

phát triển của toàn xã hội bấy giờ.

Năm 1400, Hồ Quý Ly ép cháu ngoại của mình là Trần Thiếu Đế nhường ngôi, lập ra nhà Hồ (1400 - 1407).

Chúng ta đang sống ở ngày hôm nay và hướng tới ngày mai...

Cảm ơn bởi:

24-10-2008, 01:23 PM (Được chỉnh sửa: 04-08-2009 03:35 AM bởi Khoai.)

Bài viết: #4

Khoai

I'm Khoai

Bài viết: 180

Tham Gia: Sep 2008 Danh tiếng: 0

Cảm ơn: 21

Ðã cảm ơn 77 lần trong 13 bài 1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam

4. Tổng thống nước nào muốn đặt tên con Hồ Chí Minh?

Trả lời: Tổng thống Ghi Sêcuturê

Sêcuturê, Tổng thống Ghi Nê sang thăm Việt Nam theo lời mời với tư cách là khách của Hồ

Chủ Tịch.

Trong buổi mít tinh tiễn đưa tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội, Sêcuturê hết lời ca ngợi và khâm phục Hồ Chủ Tịch. Ông phát biểu đại ý: Vợ tôi sắp sinh, nếu sinh con trai, tôi sẽ đặt tên

con là Hồ Chí Minh.

(4)

"nhập gia vấn huý" của phong tục nước ta. Liền đó Hồ Chủ Tịch trả lời lại rất khôn khéo, tài tình: "Bác không có vợ nên không có con, vậy Bác đề nghị các cháu thanh niên, nếu sắp tới, cháu nào có con trai thì đặt tên cháu là Sêcuturê!" Mọi người dự lễ đều vui cười thoải mái, phục tài đối đáp của Bác, vừa được lòng khách nước ngoài, vừa phù hợp với phong tục nước ta trong hoàn cảnh đó. (Theo 100 điều nên biết về phong tục Việt Nam)

Chúng ta đang sống ở ngày hôm nay và hướng tới ngày mai...

Cảm ơn bởi:

26-10-2008, 04:24 PM (Được chỉnh sửa: 17-09-2010 06:07 PM bởi T-AnhCQT.)

Bài viết: #5

Khoai

I'm Khoai

Bài viết: 180

Tham Gia: Sep 2008 Danh tiếng: 0

Cảm ơn: 21

Ðã cảm ơn 77 lần trong 13 bài 5. Chồng bà Trưng Trắc tên là Thi hay Thi Sách?

Trả lời: Chồng Trưng Trắc tên Thi.

Sách Thủy kinh chú viết "…Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê" (nghĩa là: ...Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ). Từ "sách" trong câu trên vốn có nghĩa là "hỏi". Do nhầm lẫn, người đời sau đã ghép từ "sách" đó với từ Thi thành tên Thi Sách. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này tại đây.

Chúng ta đang sống ở ngày hôm nay và hướng tới ngày mai...

(5)

26-10-2008, 08:09 PM (Được chỉnh sửa: 27-08-2009 03:25 PM bởi Khoai.)

Bài viết: #6

Khoai

I'm Khoai

Bài viết: 180

Tham Gia: Sep 2008 Danh tiếng: 0

Cảm ơn: 21

Ðã cảm ơn 77 lần trong 13 bài 6. Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên vào thời gian nào?

Trả lời: Lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp (23/11/1940).

Tác giả sáng tạo ra lá cờ nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh này là đồng chí

Nguyễn Hữu Tiến (sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, hy sinh ngày 28/8/1941). Tâm huyết

của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông: "Hỡi những ai máu đỏ da vàng

Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc Nền cờ thắm máu đào vì nước Sao vàng tươi, da của giống nòi Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi

Hỡi sỹ nông công thương binh Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh".

Lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của hồn nước, lòng dân, của tình đoàn kết đời đời bền vững của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Nền đỏ tượng trưng cho màu nhiệt huyết cách mạng, màu chiến đấu và chiến thắng; màu vàng của ngôi sao tượng trưng cho sự sáng ngời của linh hồn dân tộc Việt Nam; năm cánh sao là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp đồng bào chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Lá cờ đỏ sao vàng, biểu tượng chung nhất của dân tộc Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người dân Việt.

(6)

Chúng ta đang sống ở ngày hôm nay và hướng tới ngày mai...

Cảm ơn bởi:

10-11-2008, 01:06 AM (Được chỉnh sửa: 19-09-2010 06:14 PM bởi T-AnhCQT.)

Bài viết: #7

Bee

Một sao

Bài viết: 19

Tham Gia: Nov 2008 Danh tiếng: 0

Cảm ơn: 4

Ðã cảm ơn 3 lần trong 1 bài 7. Tại sao người miền Nam lại gọi con trưởng là "anh hai"?

Trong phương ngữ Nam bộ, người con trưởng trong gia đình được gọi là "anh hai / chị hai" mà không gọi là "anh cả / chị cả" như theo cách nói của người miền Bắc. Tại sao lại như vậy? Hiện nay có một số cách giải thích khác nhau về vấn đề này:

Cách thứ nhất: Từ giữa thế kỷ thứ XVII, cư dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung

(đặc biệt là vùng Ngũ Quảng) được lệnh của chúa Nguyễn vào Nam khai hoang lập nghiệp. Những người con trưởng thường phải ở lại quê hương để thờ cúng ông bà tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, chăm nom nhà cửa, vườn tược,... Những người ra đi thường là con thứ hoặc con út. Họ luôn nhớ về quê hương, xứ sở, nhớ về gia đình lớn vẫn còn đang sinh sống ở vùng ngoài... Chính vì vậy, họ không xưng mình là Cả (vì thực tế anh Cả còn ở ngoài kia) mà xưng là Hai, rồi kế tiếp là Ba,... Lâu dần, thành thói quen, họ sinh con đẻ cái và gọi đứa con lớn trong gia đình là bé Hai, thằng Hai chứ không gọi là thằng Cả, con Cả như ở ngoài Bắc.

Cách thứ hai: Ở Việt Nam, làng xã là một đơn vị rất quan trọng. Ý thức quốc gia không

mạnh bằng làng xã: "phép vua thua lệ làng". Khi bị Pháp chiếm làm thuộc địa, cơ quan cai trị ở mỗi xã miền Nam được gọi là Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả. Nếu gọi người con lớn nhất là “cả”, thí dụ: “Thằng cả đâu, vô đây biểu coi” thì vô tình đã gọi trùng với tên Hương Cả. Điều này có thể bị suy diễn là hỗn láo, mỉa mai và bị kết tội phạm húy. Vì vậy, người miền Nam tránh tiếng “cả” mà gọi người con lớn nhất là “anh hai” hoặc “chị hai”. (Trích bài “Tị húy trong sinh hoạt của người Việt

Nam” - Phạm Văn Bân).

Cách thứ ba: Cách giải thích này có liên quan đến “tứ bất lập” dưới thời chúa Nguyễn

Ánh. Sau khi lên ngôi năm 1802, Nguyễn Ánh ban ra nhiều chính sách mà trong đó có “tứ bất lập” (bốn điều không) : không đặt ngôi hoàng hậu và đông cung thái tử, không tể tướng, không trạng nguyên và không phong vương cho người ngoài họ. Trong những điều không ấy, sở dĩ Nguyễn Ánh không phong hoàng hậu và đông cung là vì ông muốn

(7)

dành trọn vẹn hai vị trí đó cho hai người mà ông yêu thương nhất, người vợ cả Tống Thị Lan và con trai cả Nguyễn Phúc Cảnh. Ngược dòng lịch sử, ta biết bà Tống Thị Lan là người vợ đã một lòng một dạ, cùng chia sẻ và đồng cam cộng khổ cùng Nguyễn Ánh khi ông thất thế, lúc còn phải trốn chạy nhà Tây Sơn. Còn Nguyễn Phúc Cảnh, khi mới 4 tuổi đã phải theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện giúp cha. Nguyễn Phúc Cảnh lúc đó không khác gì vật “thí thân”, ra đi mà chẳng biết có ngày trở về hay không. Về sau, hoàng tử Cảnh cũng đoản mệnh, mất vì bệnh đậu mùa. Nguyễn Ánh là người trọng tình, trọng nghĩa, ông muốn dành vị trí cao nhất cho hai người mà ông hết mực yêu thương này. Vì thế về sau, với ông không có gì là “thứ nhất” cả, dù có toàn vẹn thế nào thì cũng chỉ là “thứ hai” mà thôi, và ông muốn thực hiện điều ấy bằng những chính sách của mình. Phải chăng cách nói “anh hai / chị hai” bắt nguồn từ đây?

(Nguồn: Internet)

Cảm ơn bởi:

10-11-2008, 01:11 AM (Được chỉnh sửa: 19-09-2010 06:12 PM bởi T-AnhCQT.)

Bài viết: #8

Bee

Một sao

Bài viết: 19

Tham Gia: Nov 2008 Danh tiếng: 0

Cảm ơn: 4

Ðã cảm ơn 3 lần trong 1 bài 8. Có ai biết "Ngũ Quảng" không?

Hỏi: ai biết "Ngũ Quảng" không?

Kể tên từng "Quảng..." từ trong ra ngoài

Trả lời: Ngũ Quảng gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Huế), Quảng Nam,

Quảng Ngãi.

"Ngũ Quảng" chỉ đất miền Trung

Quảng Bình là Quảng ngoài cùng tính vô.

Quảng Bình đất rộng, người thưa

Cái tên tỉnh, từ xa xưa có rồi:

Khi mà đất nước phân đôi

Đằng trong chúa Nguyễn, đằng ngoài vua Lê...

Quảng Bình có Động Phong Nha

và đất "Hai huyện" bao la lúa vàng

Tiếp vào: Quảng Trị hiên ngang

(8)

Dòng sông Bến Hải ruột rà

Một thời chia cắt xót xa một thời...

Vĩ tuyến mười bảy ngăn đôi

Nhưng không ngăn được tình người, nước non.

Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn

Di tích lịch sử mãi còn ghi công

Biết bao xương máu anh hùng

Đã để lại đã nằm cùng chốn đây...

Vào nữa là "Quảng Đức" này

Cái tên đã đổi từ ngày Gia Long

Sau thành tên tỉnh Thừa Thiên

Một vùng đất đã ghi tên sử dài

Cố đô nước Việt một thời

Vàng son...chìm nổi... một thời Cố đô...

Về đây nhớ món bún bò

món cơm hến Huế ngọt lừ bờ môi...

Kể ra được ba "Quảng" rồi

Chỉ con 2 "Quảng" nữa thôi là về

Đi vào đèo dốc quanh co

Hải Vân mây núi lượn lờ biển xanh

Bên kia đèo. Đó, Quảng Nam

Một dải đất bao trang vàng sử xanh

Nổi tiếng phố cổ Hội An

Mỹ Sơn thánh địa. Chiêm Thành xưa kia

Tháp Chiên Đài, tháp Bằng An

Ngũ Hành Sơn đứng quan san bốn bề.

Bây giờ Quảng Ngãi ta về

Là nơi Núi Ấn - Sông Trà nhắc tên

Là nơi Văn hoá Sa Huỳnh

Đất lịch sử 3 ngàn năm nay rồi.

Ngũ Quảng ơi! ngũ Quảng ơi!

Nôm na chút có mấy lời viết ra!

(sưu tầm)

Cảm ơn bởi:

12-11-2008, 10:38 AM (Được chỉnh sửa: 26-09-2010 09:26 AM bởi T-AnhCQT.)

(9)

space

Một sao

Bài viết: 26

Tham Gia: Nov 2008 Danh tiếng: 1

Cảm ơn: 1

Ðã cảm ơn 12 lần trong 0 bài RE: 1001 câu hỏi đáp về lịch sử Việt Nam

9. Ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba từ bao giờ? Trả lời: Ngày xưa, Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương thường được tổ chức vào mùa thu. Đến năm 1917 mới có quy định chính thức của triều Nguyễn lấy ngày mồng Mười tháng Ba hàng năm làm ngày quốc giỗ.

Lịch Sử Ngày Quốc tế lao động 01/05

Chi-ca-go, thành phố trung tâm công nghiệp của nước Mỹ đã đi vào lịch sử bằng những

cuộc đấu tranh quyết liệt của giai cấp công nhân Mỹ hồi cuối thế kỷ XIX. Cũng như ở

bất cứ nơi nào trên thế giới tư bản chủ nghĩa, đời sống của người lao động Mỹ vô cùng

khổ cực. Ngày làm việc kéo dài 14, 15 giờ, đến nỗi họ "không bao giờ được thấy mặt

vợ con dưới ánh mặt trời". Đồng lương không đủ sống, nhà ở chật chội thiếu vệ sinh,

điều kiện lao động rất vất vả. Đã từ lâu, giai cấp công nhân Mỹ tiến hành đấu tranh đòi

rút ngắn thời gian lao động, tăng tiền lương và cải thiện đời sống. Họ bị bọn cầm quyền

khủng bố gắt gao nhưng ý chí không hề giảm sút, kinh nghiệm càng thêm dày dạn. Họ

tiến dần đến những cuộc đấu tranh có tổ chức trên qui mô lớn. Theo quyết nghị của

Liên đoàn lao động Mỹ khi đó thì ngày 1 tháng 5 năm 1886 được chọn làm ngày đấu

tranh của công nhân Chi-ca-go. Mặt dầu bị chánh quyền ngăn chặn, các công đoàn và

báo chí công nhân vẫn khẩn trương vận động nhân dân tham gia đấu tranh. Đúng ngày

hôm đó, công nhân Chi-ca-go tiến hành tổng bãi công, xuống đường biểu tình giương

cao khẩu hiệu: "Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ học tập trong một

ngày". Từ Chi-ca-go, làn sóng bãi công lan nhanh ra toàn quốc, 5000 cuộc bãi công có

34 vạn công nhân tham gia đã diễn ra trong các thành phố lớn của Mỹ. Công nhân ở

New York, Ban-ti-mo, Pi-xbơ-nơ... đã giành được thắng lợi, buộc bọn chủ phải nhận

yêu sách ngày làm 8 giờ. Nhưng ở nhiều nơi khác, máu đã đổ trên đường phố. Đặc biệt

ở Chicago, cuộc xung đột vũ trang bùng nỗ. Trong suốt mấy ngày, số công nhân ở đây

tham gia bãi công càng thêm đông đảo, từ 1,5 vạn lên đến 4 vạn. Bọn chủ điên cuồng

chống lại bằng cách sa thải những người bãi công, gọi cảnh sát đến đàn áp. Chiều

ngày 3 tháng 5, chúng bắn bừa bãi vào đám biểu tình là 6 người chết và 50 người bị

thương. Chúng lại cho bọn khiêu khích len vào cuộc mít tinh của công nhân, ném 2 quả

bom làm chết một số tên cảnh sát. Mượn cớ đó, chúng xả súng vào quần chúng làm

hàng trăm người chết và bị thương. Những người lãnh đạo phong trào bị bắt và nhiều

(10)

người trong số đó bị kết án tử hình. Lòng căm phẫn của công nhân Mỹ và những người

lao động thế giới bùng cháy. Bọn tư bản đã lộ nguyên hình là những tên bóc lột tàn

bạo. Chúng không từ bất cứ một thủ đoạn nào để dập tắt phong trào đấu tranh của

quần chúng nhân dân. Nhưng dòng máu hy sinh của công nhân Chi-ca-go càng nhuộm

đỏ thắm lá cờ đấu tranh cách mạng do Mác và Ăng-ghen giương cao trong 40 năm qua

kể từ ngày ra đời Tuyên ngôn Cộng sản. Tại đại hội Quốc tế thứ hai năm 1889, dưới sự

chỉ đạo của Ăng-ghen, một quyết nghị quan trọng đã được thông qua: đoàn kết giai cấp

công nhân quốc tế đấu tranh cho khẩu hiệu "ngày làm 8 giờ" và chọn ngày 1 tháng 5

hằng năm làm ngày đấu tranh của giai cấp công nhân toàn thế giới. Ngày 1 tháng 5

được mở đầu bằng sự kiện Chi-ca-go đã trở thành ngày biểu dương lực lượng của giai

cấp công nhân, ngày đoàn kết quốc tế của những người lao động, ngày hội của nhân

dân bị bóc lột. Ngày 1 tháng 5 trở thành ngày Quốc tế Lao động. Hưởng ứng nghị quyết

nói trên, ngày 1 tháng 5 năm 1890, công nhân nhiều nước đã bãi công, đấu tranh

chống tư bản. nhiều cuộc biểu tình, mít tinh được tổ chức ở Đức, áo, Hung, Bỉ, Thụy

Điển và nhiều nước khác. Khẩu hiệu chiến đấu của Mác và Ăng-ghen: "Vô sản tất cả

các nước, đoàn kết lại" được giương cao. Công nhân Anh đòi ban hành đạo luật quy

định ngày làm 8 giờ trong phạm vi cả thế giới. 10 vạn công nhân Pháp biểu tình rầm rộ

ở Paris. Những sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành, đã bước đầu

phối hợp đấu tranh trên quy mô rộng lớn. Nơi đầu tiến hành kỷ niệm ngày 1 tháng 5

một cách công khai và hợp pháp với tư cách của người làm chủ là nước Nga Xô-viết,

quê hương của Cách mạng tháng Mười vĩ đại. Từ đó, ở Liên Xô và các nước xã hội

chủ nghĩa, ngày 1 tháng 5 được coi là ngày hội lớn của quần chúng. Giai cấp công

nhân, nông dân tập thể cùng các tầng lớp lao động khác ra sức thi đua xã hội chủ

nghĩa để lấy thành tích chào mừng ngày Quốc tế Lao động. Ở nước ta, những ngày kỷ

niệm 1 tháng 5 gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và

nhân dân lao động trong nửa thế kỷ qua. Có thể kể đến một vài sự kiện quan trọng

dưới đây: Ngày 1 tháng 5 năm 1930, ngay sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành

lập, lần đầu tiên, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế Lao

động. Từ các thành phố đông dân như Hà Nội, Huế, Vinh, Sài Gòn, Gia Định đến các

vùng nông thôn Thái Bình, Nghệ An, Long Xuyên, Sa Đéc, tùy theo điều kiện mà treo

cờ búa liềm, rải truyền đơn, biểu tình, mít tinh. Đặc biệt là ở Vinh-Bến Thủy, hàng ngàn

nông dân kéo về sát cánh cùng giai cấp công nhân biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, tăng

tiền lương, bỏ sưu, giảm thuế. Cuộc đấu tranh đó mở đầu cho một cao trào cách mạng

đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng, đánh dấu một cuộc tổng diễn tập thứ nhất của

cách mạng: cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Mùng 1 tháng 5 năm 1938, tận dụng những

khả năng hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp của thời kỳ Mặt trận dân chủ, Đảng ta

tổ chức một cuộc mít tinh lớn, thu hút đến 25 nghìn người tham gia tại khu Đấu xảo Hà

Nội (khu vực Nhà hát Nhân dân hiện nay). Đại diện các giai cấp công nhân, nông dân,

tiểu thương và các đoàn thể xã hội đứng theo hàng ngũ, hát Quốc tế ca, hô vang khẩu

hiệu cách mạng, chống chiến tranh đế quốc. Những hoạt động sôi nổi trong cả nước kỷ

niệm ngày Quốc tế Lao động đã góp phần thắng lợi vào cuộc tổng diễn tập thứ hai, dẫn

tới ngày cách mạng thành công. Ngày 1-5 đã khắn sâu vào trái tim các chiến sĩ cách

mạng bị tù đày. Mặc dầu nhà tù đế quốc rất khắc nghiệt, chế độ khủng bố rất dã man,

nhiều đồng chí cộng sản đã tổ chức những buổi kỷ niệm trong buồng giam, đơn sơ mà

nghiêm trang, động viên tinh thần đấu tranh cách mạng. Bài "Quốc tế ca" từ lời thơ

phỏng dịch của đồng chí Nguyễn ái Quốc đến bài ca hoàn chỉnh đã vang lên từ các

(11)

ngục tối, toát lên ý chí chiến đấu và tinh thần bất khuất của các chiến sĩ. Sau khi giành

Độc lập, ngày 29 tháng 4 năm 1946, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh quy định công nhân được

hưởng lương ngày nghỉ lễ Quốc tế Lao động 1-5. Từ đó, ngày 1 tháng 5 được coi là

một trong những ngày lễ chính thức của nhà nước ta. Ba mươi năm sau ngày Cách

mạng tháng Tám, một sự trùng hợp ngẫu nhiêu trong lịch sử đấu tranh cách mạng của

dân tộc: ngày 1 tháng 5 năm 1975 toàn miền Nam được giải phóng, đất nước hoàn

toàn Độc lập, Tự do. Từ đó, đối với chúng ta, niềm vui của ngày 1 tháng 5 được nhân

lên gấp bội.

Cảm ơn bởi: 28-10-2008, 05:26 PM Bài viết: #3

macashipo

CTK2 Bài viết: 374

Tham Gia: Oct 2008 Danh tiếng: 1

Cảm ơn: 38

Ðã cảm ơn 30 lần trong 6 bài Mình xin đóng góp vài bài cho bài viết cho Alibaba ha.

Lịch sử ngày cá tháng tư (1/4)

Nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Vào thế kỷ thứ 16, năm mới bắt đầu từ ngày 25.3 và kéo dài trong vòng 8 ngày đến 1.4. Năm 1562, Giáo hoàng Greogry đưa ra Công lịch và năm mới bắt đầu từ ngày 1.1. dến năm 1564, vua Henry IX đưa ra sắc lệnh thông qua lịch Greogry, theo đó năm mới bắt đầu từ ngày 1/1. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên nhiều người nhận được tin đổi lịch chậm mất vài năm. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Một số người đẫ trêu họ bằng cách gửi những món quà nghịch ngợm, càng làm họ lầm tưởng 1.4 là ngày đón năm mới. Nạn nhân của những trò đùa ấy bị gọi là " đồ ngốc tháng Tư" (April Fool) và người ta bắt đầu gọi ngày đó là "Cá tháng Tư". Dần dần, thói quen này được lan sang Anh và Mỹ. Ở Mexico, ngày "Cá tháng Tư " được tổ chức vào ngày 28.12. Ban đầu, đây là dịp tưởng nhớ các trẻ em bị vua Herod giết hại. Về sau, mọi người mới nghĩ ra các trò tinh quái để đùa nhau. Cá tháng Tư nay trở thành ngày nói dối ở nhiều nước, cho phép mọi người có thể trêu đùa nhau vui vẻ. Cá tháng Tư phổ biến ở Anh và Scotland suốt thế kỷ 17. Người Scotland thích gửi những thông tin ngớ ngẩn đến mọi người, giống như yêu cầu tìm giúp răng của con gà hoặc sữa chim bồ câu. Trẻ con ở Pháp thường trêu bạn bằng cách dán cá giấy vào lưng nhau rồi hô: "Cá tháng Tư!". Người Mỹ vào ngày này thường chỉ vào giày người khác „Chưa buộc dây giày kìa !". Không giống như hầu hết các ngày đặc biệt khác trong năm, ngày Cá tháng Tư có lịch sử không rõ ràng. Mỗi nền văn hóa khác nhau lại có lịch sử và thời gian kỷ niệm ngày Nói dối khác

(12)

nhau, nhưng thường vào ngày đầu tiên của mùa xuân. Ví dụ: Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Mexico là kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng. Những trò đùa của ngày Cá tháng Tư có thể chỉ rất đơn giản (“bạn chưa buộc dây giày kìa”) nhưng cũng có khi gây ra hậu quả nghiêm trọng (như vặn đồng hồ của cậu bạn cùng phòng chậm tới một tiếng). Dù đùa kiểu gì, kẻ lừa gạt vẫn hoàn toàn vô tội bằng cách nói với “nạn nhân”: “Ngày Cá tháng Tư mà”. Các phương tiện truyền thông cũng không đứng ngoài cuộc vui một năm chỉ có một lần này. Trong ngày cả thế giới nói dối, truyền hình Anh từng chiếu một bộ phim ngắn và rất chi tiết về việc những người nông dân Anh thu hoạch vụ mùa spaghetti. Ngày Cá tháng Tư chỉ là một ngày vui. Đó không phải là một lễ hội để công chức được nghỉ làm và trẻ em không phải đến trường. Chỉ là một ngày vui nho nhỏ, nhưng ai cũng cần “đề cao cảnh giác” kẻo lại trở thành “con cá ngớ ngẩn”. ٩(● )۶ ٩(- - )۶ ٩( ๏ ๏)۶ ٩(- )۶ ٩(× ×)۶ Cảm ơn bởi: 28-10-2008, 05:26 PM Bài viết: #4

macashipo

CTK2 Bài viết: 374

Tham Gia: Oct 2008 Danh tiếng: 1

Cảm ơn: 38

Ðã cảm ơn 30 lần trong 6 bài

Lịch sử ngày quốc tế thiếu nhi 1/6

Vào rạng sáng ngày 1-6-1942, bọn phát xít Đức bao vây làng Li-đi-xơ (Tiệp Khắc), chúng bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Tại đây, chúng đã tàn sát dã man 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung, 88 em đã bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn phát xít. Làng Li-đi-xơ không còn một bóng người. Hai năm sau, ngày 10-6-1944, bọn phát xít Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương. Căm phẫn trước tội ác dã man của bọn phát xít Đức, cả loài người tiến bộ trên toàn thế giới kịch liệt lên án và đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Sau khi phát xít Đức bị đánh bại, nhà nước Tiệp Khắc lúc bấy giờ đã cho xây dựng lại làng Li-đi-xơ và Đài tưởng niệm để ghi sâu tội ác của bọn phát xít. Tháng 12-1949, Liên hiệp Hội phụ nữ Á Phi họp ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đề nghị và được Liên đoàn phụ nữ Dân chủ thế giới chọn ngày 1-6 hàng năm làm ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhằm nhắc nhở nhân dân toàn thế giới nhớ đến vụ thảm sát Li-đi-xơ và Ô-ra-đua của bọn phát xít, và hành động để bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Tiếp theo quyết định lấy ngày 1 tháng 6 hàng năm là ngày Quốc tế Thiếu nhi, tháng 4 năm 1952 tại Viên ( thủ đô

(13)

nước Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu nhi. Hội nghị này đã yêu cầu tất cả Chính phủ các nước đặt ra những Pháp luật cho nước mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm dùng những phát minh khoa học vào mục đích chiến tranh. Đến năm 1955, Đại hội các bà mẹ của hầu hết các nước trên thế giới họp tại Matxacơva đã tố cáo bọn đế quốc âm mưu gây lại chiến tranh và kêu gọi các bà mẹ khắp năm châu xiết chặt thêm hàng ngũ đấu tranh cho một nền hoà bình bền vững trên đất nước. Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ thanh niên ở các nước đã lấy ngày 1 - 6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới. Ở nước ta, từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 1- 6 đã được tổ chức hàng năm và trở thành ngày hội chăm sóc và bồi dưỡng thế hệ măng non cho Tổ Quốc. Nhà nước ta cũng ban hành Pháp lệnh về chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng coi trách nhiệm vẻ vang ấy là của toàn dân. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em- Văn kiện pháp lý Quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em dựa trên nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. ٩(● )۶ ٩(- - )۶ ٩( ๏ ๏)۶ ٩(- )۶ ٩(× ×)۶ Cảm ơn bởi: 31-10-2008, 09:06 PM Bài viết: #5

macashipo

CTK2 Bài viết: 374

Tham Gia: Oct 2008 Danh tiếng: 1

Cảm ơn: 38

(14)

Lịch sư ngày Halloween

Cứ vào ngày 31/10 hàng năm, hàng nghìn trẻ em Bắc Mỹ và Anh quốc đổ ra đường trong các bộ lễ phục hóa trang, chơi trò lừa nhau, đục khoét bí ngô, đớp táo và gõ cửa các nhà để xin bánh kẹo. Vậy, phong tục độc đáo này bắt nguồn từ đâu? Từ "Halloween" bắt nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo, là dấu vết còn lại của lễ hội All Hallow Eve (lễ thánh). Ngày 1/11 là ngày lễ của người Thiên chúa bày tỏ lòng thành trước thánh thần. Nhưng vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, ở xứ Celtic (Ireland) mùa màng kết thúc vào ngày 31/10 và ngày hội Halloween được gọi là ngày lễ Samhain (gieo trồng). Ngày này cũng chính thức bắt đầu một năm mới của người Celtic. Người Celtic tổ chức kỷ niệm năm mới với lễ hội Samhain. Vào thời gian này vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho thần Chết. Lễ hội bắt đầu vào ngày 1/11, khi linh hồn của người chết quay trở lại nhà người thân để xin thức ăn và nước uống. Trong suốt đêm lễ thánh Hallow‟s Eve, diễn ra vào đầu mùa đông - thời điểm kết thúc một năm, các xác chết đi lại tự do. Người xưa kể lại, vào ngày lễ Samhain linh hồn của người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồn người chết nhập vào mình, vì thế vào ngày 31/10 dân làng dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo và tẻ ngắt. Sau đó họ hoá trang thành ma cà rồng và lặng lẽ đi vòng quanh nhà hàng xóm vẻ hăm doạ để xua đuổi những hồn ma tìm thể xác. Theo giải thích khác thì người ta cho rằng vào đêm Samhain, người Celtic dập tắt lửa không phải để xua đuổi những linh hồn mà để sau đó họ cùng nhau đi lấy lửa tại nguồn sáng gọi là Druidic, liên tục cháy ở Usinach thuộc miền trung Ireland. Sau này, người La Mã đã biến những tục lệ trên của người Celtic thành tục lệ của mình. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, họ bỏ tục lệ hiến người sống và thay vào đó là hiến hình nộm. Theo thời gian, do người ta không còn tin vào linh hồn nữa, nên tục lệ hoá trang thành ma quỷ hay phù thuỷ chỉ còn là hình thức. Cùng với phong trào di cư để tránh nạn thiếu khoai tây của người Ireland sang Mỹ những năm 1840, lễ hội Halloween được du nhập vào Mỹ cùng trò như lật ngược nhà vệ sinh và tháo cổng ra vào. Tuy nhiên, ngày hội "lừa phỉnh" được cho là bắt nguồn từ một phong tục gọi là tục "cầu hồn" của người Châu Âu ở thế kỷ thứ 9. Ngày 2/11 hàng năm, người Thiên chúa giáo đi từ làng này sang làng khác xin "bánh cầu hồn". Đây là những chiếc bánh hình vuông làm từ bánh mỳ và nho Hy Lạp. Người đi xin nhận được càng nhiều bánh thì họ càng cầu được cho nhiều linh hồn người thân của gia chủ siêu thoát. Ở Anh trước đây, đêm Halloween từng được gọi là Nutcrack Night hay

(15)

Snap Apple Night tức là một đêm dành cho gia đình ngồi bên đống lửa hồng để nghe kể chuyện, ăn trái cây. Những người nghèo đi ăn xin (a-souling) thường được cho một thứ bánh gọi là bánh linh-hồn (soulcakes) với điều kiện họ phải cầu nguyện cho người chết. Ngày nay, nhiều nhà thờ tổ chức tiệc Halloween hoặc tổ chức khắc đèn lồng cho trẻ em. Mọi người cùng nhau đấu tranh vì một thế giới không còn tội lỗi. Trò Trick for treat: Trong suốt lễ hội Samhain, vị thần Druids cho rằng người chết sẽ tìm đến lừa, gây hoang mang, lo sợ và phá hoại con người. Những hồn ma đi lại ăn xin và đến nhà nào, gia chủ phải cung cấp thức ăn cho chúng. Chính vì thế, trong tuần lễ Halloween, trẻ em phương Tây rất hứng thú với trò "gõ cửa xin ăn" này. Chúng mặc trang phục hóa trang và đeo mặt nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gõ cửa để gặp chủ nhà và nói câu "trick-or-treat". Câu này có nghĩa là: "Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi". Để tránh bị phiền toái, chủ nhà đãi chúng kẹo, bánh trái, và cả cho tiền nữa. Trò "đớp táo": Khi người Celtic bị người La Mã đánh chiếm, nhiều phong tục của người La Mã theo đó cũng du nhập vào đất Celtic, trong đó có lễ hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma. Vị thần này thường "ẩn náu" trong giỏ hoa quả. Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần linh, do đó nhiều trò chơi có liên quan đến loại quả này xuất hiện trong lễ hội Samhain. Lễ hội đèn lồng (đèn bí ngô Jack-O‟-Lantern): Lễ hội đèn lồng bắt nguồn từ tập quán của người Ireland. Theo truyền thuyết kể lại, Jack là người nổi tiếng vì nghiện rượu và tư chất thông minh. Anh đã lừa con quỷ Satan trèo lên ngọn cây, sau đó khắc hình một chữ thập lên gốc cây và trói con quỷ trên đó. Jack thoả thuận với con quỷ nếu nó không trêu chọc anh nữa thì anh sẽ thả nó xuống. Do phạm nhiều tội lỗi cho nên khi chết, ông không được lên thiên đàng hay xuống địa ngục. Do vậy, ông phải đi lang thang nhiều nơi tìm kiếm một chỗ trú chân. Hơi ấm duy nhất sưởi ấm cho ông trong giá lạnh là ngọn nến leo lét trong củ khoai tây thối. Trẻ em ở Ireland thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và bí đao trong lễ hội Halloween. Nhưng khi di cư sang Mỹ, người ta phát hiện quả bí ngô sáng hơn bí đao nên sau này đèn lồng ở Mỹ được trang trí bằng quả bí ngô có cục than hồng bên trong. Do truyền thống Halloween được coi là bắt nguồn từ những người ngoại đạo, nên ngày này nhiều người theo đạo Thiên chúa giáo không tổ chức lễ kỷ niệm. Một số người ở các giáo phái khác tổ chức kỷ niệm nhưng coi đây là lễ hội mùa màng, lễ hội xá tội hay đêm thánh Halleluja và họ tổ chức lễ tại nhà thờ của giáo phái mình. Lễ hội mang đến cho trẻ em nhiều trò chơi lý thú. Tối hôm trước của ngày lễ Halloween, tức là 30/10, được gọi là "đêm ma-quỉ", thường các thanh thiếu niên hay phá phách, gây thiệt hại đến tài sản, thậm chí tính mạng của người dân. Bởi thế lực lượng cảnh sát phải tăng cường giữ trật tự trong đêm này, còn các bậc phụ huynh cũng coi chừng con em mình. Biện pháp

an toàn cho trẻ em và người lớn trong đêm Halloween. Đã có rất nhiều tai nạn xảy ra trong Tết Halloween. Chính vì thế, trẻ em đi chơi trò Trick or treat nên: - Đeo băng phản

chiếu ánh sáng lên quần áo để báo hiệu cho xe cộ khỏi đâm vào. - Mặc đồ hóa trang ngắn gọn và khó bén lửa để tránh vấp ngã và khỏi bị cháy. Để tránh bị lạnh khi đi "lang thang gõ cửa các nhà" nên mặc quần áo thật ấm ở bên trong đồ hóa trang. - Vẽ mặt thay vì đeo mặt nạ để tránh bị che mất tầm quan sát trên đường. Nếu đeo mặt-nạ trong khi đi thì nên đẩy mặt nạ lên trán để dễ nhìn. - Chỉ đi vào nhà người ta bằng cửa trước và tránh dùng cửa hậu hay cửa bên để tránh các bất trắc. - Mang theo tiền và giấy tờ có ghi địa chỉ, số điện thoại, và tên cha mẹ để phòng khi trẻ lạc thì có người giúp đưa về. - Không nên ăn bất cứ thứ gì người ta cho mà phải đợi đến khi về nhà để cha mẹ xem xét kỹ trước khi ăn. Nếu có muốn ăn kẹo bánh người ta cho trong lúc đi đường, chỉ ăn những kẹo bánh còn nguyên trong gói để tránh ngộ độc. - Phụ huynh phải biết rõ lộ trình các con định đi chơi trò Trick or treat để theo dõi khi cần. (sưu tâm tư internet )

(16)

٩(● )۶ ٩(- - )۶ ٩( ๏ ๏)۶ ٩(- )۶ ٩(× ×)۶ Cảm ơn bởi: 12-11-2008, 10:22 AM Bài viết: #6

Rin

Một sao Bài viết: 20

Tham Gia: Nov 2008 Danh tiếng: 0

Cảm ơn: 0

Ðã cảm ơn 2 lần trong 0 bài Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

...

Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Tháng 7, năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là F.I.S.E (tiếng Pháp: - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Năm 1949, tại hội nghị Vácxava (thủ đô Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958. Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến. Khi Việt Nam thống nhất, ngày 20 tháng 11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

Cảm ơn bởi: 13-11-2008, 10:12 AM Bài viết: #7

(17)

Alibaba

Bốn sao

Bài viết: 482

Tham Gia: Oct 2008 Danh tiếng: 8

Cảm ơn: 20

Ðã cảm ơn 380 lần trong 11 bài Mình xin bổ xung một số ý vào bài viết của bạn Rin: "LỊCH SỬ NGÀY 20 THÁNG

11" Ngày nhà giáo Việt Nam Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà

giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục. Lịch sử Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE). Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958. Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến. Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Nội dung quyết định số 167-HĐBT Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam. Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng năm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình. Điều 3: Việc tổ chức ngày 20-11 hàng năm do Uỷ ban Nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh. Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương. Một số sự kiện liên quan Tháng 7, năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là F.I.S.E (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Năm 1949, tại một hội nghị ở Vácxava (thủ đô của

(18)

Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Vácxava, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958. Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến. Khi Việt Nam thống nhất, ngày 20 tháng 11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "ngày nhà giáo Việt Nam".

Cảm ơn bởi: 31-12-2008, 09:42 AM Bài viết: #8

Khoai

I'm Khoai Bài viết: 180

Tham Gia: Sep 2008 Danh tiếng: 0

Cảm ơn: 21

(19)

Sau 12 tháng học tập và lao động vất vả, mọi người lại đón năm mới với những lời chúc tụng hạnh phúc, vui vẻ và may mắn. Những quả bóng được thả trong giây đầu năm mới, pháo bông được bắn sáng rực đất trời và mọi người ôm hôn nhau ngoài đường phố... Từ lịch Caesar (Julian Calendar) Ngày đầu năm mới đã có từ lâu và biến đổi qua nhiều thiên kỷ theo lịch sử tiến hóa của loài người. Nó bắt đầu từ thời cổ đại, và tồn tại cùng với dòng chảy văn minh. Ngày và Giờ được qui định khác nhau trên từng quốc gia và từng lục địa tùy theo tiết khí, múi giờ.v.v. đồng thời cũng tùy vào chủng tộc và nền văn hóa của từng nước, từng tôn giáo. Đế Quốc La Mã là nước đầu tiên chọn ngày 1.1 làm ngày Năm mới (New Year) trong hệ thống lịch Julian do Hoàng đế Julius Caesar đề xướng. Trước đó, ngày 25.3 (ngày xuân phân-vernal equinox) được chọn là ngày đầu năm Dương lịch. Ngày Năm mới 25.3 này được đa số nước theo đạo Cơ đốc ở châu Âu chấp nhận từ thời trung cổ 1.100 – 1.400 trước Công Nguyên. Ngày này không phải là thời điểm thu hoạch vụ mùa hay tiết trời đặc biệt nào mà chỉ là ngày các Nguyên lão trúng cử bắt đầu nhận nhiệm vụ mới trong Viện Nguyên lão (Thượng viện) của Đế quốc La Mã mà thôi. Như vậy, thời Đế quốc La Mã, ngày đầu năm được tính lùi lại ba tháng và ngày 25.3 đuợc xem là ngày đầu năm. Sau này mỗi Hoàng đế La Mã lên trị vì thường đặt thêm tên khác cho tháng, ví dụ tháng Chín (September) còn gọi là “Germanucus”, “Antonius” hay “Tacitus”, và tháng 11 (November) còn gọi là “Domitianus”, “Faustinus” hay “Romanus”. Thấy những bất tiện này, Hoàng đế Julius Caesar cho lập bộ Lịch mới (Julian Caesar). Lịch mới là phát minh của nhà Thiên văn người Hy Lạp Alexandria, trong đó ông tính hệ thống thời gian cho

(20)

Lịch theo mặt trời. Caesar muốn thay đổi ngày đầu năm từ ngày 1.1 mà ông cho là hợp lý nhất, vì như vậy sẽ phù hợp với điểm chí (Solstices) hay điểm phân (Equinoxes) và tiết khí. Các tháng 9, 10, 11, 12 đôn lên thành 7,8,9 và 10. Để ghi ơn Julius Caesar, bộ lịch cách tân Julian được Viện Nguyên lão dành riêng tháng 7 (July, xuất xứ từ chữ Julius) cho tháng sinh nhật của ông (Quintilis). Đến đời cháu của Caesar, Hoàng đế Augustus cũng được dành ra tháng 8 “August” để nhớ tháng sinh nhật Sextilis của ông. Công lớn của Augutus là sửa sai cách tính toán của năm nhuần. Đến lịch Gregory XII (Gregorian Claendar) Lịch Julian được chấp nhận ở Venice (Ý) năm 1522; Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Người Cơ đốc giáo ở Nam châu Âu năm 1556; Đế quốc Phổ, Đan Mạch, Thụy Điển năm 1559; Pháp năm 1564. Đến năm 1582, lịch Julian mất chỗ đứng khi Giáo hoàng Gregory XII ngay sau ngày nhậm chức đã dùng phương pháp tính Lịch hiện đại để phân chia tháng năm. Giáo hoàng sửa đổi và ấn định ngày đầu của năm mới (New Year) là ngày 1.1 bất chấp chống đối của nhiều hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo. Trong lịch sửa đổi có tên “Lịch Gregorian”, 10 ngày trong tháng 10 bị bỏ đi. Như vậy, ngày 4.10.1582 nhảy sang ngày 15.10.1582 và tiếp tục. Bằng cách này, Giáo hoàng đã xóa bỏ 11 ngày nhuần dự trù cho năm 1700 để các năm đầu thế kỷ 1700,1800 và 1900 không phải là năm nhuần mà đến năm 2000 chuyển giao thiên niên kỷ mới nhuần. Các nước theo đạo Công giáo tiếp nhận ngày “New Year” trong lịch Gregorian sớm nhất. Người Tin lành (bắc châu Âu), Hà Lan năm 1583; Scotland năm 1600; sau đó đến những nước theo đạo Tin Lành và Đức Quốc chấp nhận ngày “New Year” vào năm 1700, Anh, Mỹ, Canada năm 1752 và Thụy Điển năm 1753. Tất cả đều đồng tình với việc xóa bỏ 11 ngày trong của năm nhuần 1700.

Chúng ta đang sống ở ngày hôm nay và hướng tới ngày mai...

Cảm ơn bởi: 31-12-2008, 10:42 AM Bài viết: #9

T-AnhCQT

Đồng quản trị Bài viết: 50

Tham Gia: Sep 2008 Danh tiếng: 0

Cảm ơn: 6

Ðã cảm ơn 12 lần trong 0 bài Cám ơn Khoai về bài viết này! Khoai và các bạn có thể tham khảo thêm đoạn trích dưới đây: Năm 46 TCN, Julius Caesar ban hành lịch mới (lịch Julian). Lịch tính một năm có 365,25 ngày - dựa trên hiểu biết của người La mã lúc bấy giờ (con số đúng ngày nay là 365,242199 ngày, tương đương với 365 ngày, 5 giờ, 48 phút, và 45,96768... giây). Vì mỗi năm, theo lịch Julian dư ra ¼ ngày nên cứ mỗi 4 năm lại có một năm 366 ngày. Nhưng so với con số đúng thì lịch Julian mỗi năm lại dư ra

(21)

khoảng 11 phút 14 giây. Qua nhiều thế kỷ, những phút dư này tích tụ thành ngày, vào khoảng 7 ngày trong 1000 năm. Dưới triều đại của Giáo Hoàng Gregory XII vào thế kỷ 16, số ngày dư ra là 10 ngày. Điều này làm cho việc xác định những ngày Xuân Phân, Thu Phân, Hạ Chí, Đông Chí rất khó khăn. Năm 1578, Giáo Hoàng Gregory XII bổ nhiệm một giáo sĩ dòng Tên rất giỏi về toán học, Christopher Clavius, để nghiên cứu một hệ thống lịch sao cho đúng với các sự kiện thiên văn xảy ra hàng năm. Lịch mới được công bố vào năm 1582. Trong lịch này, Clavius đã bỏ đi 10 ngày dư, từ 5 đến 14 tháng 10, nghĩa là trong năm 1582, ngày sau ngày 4 tháng 10 là ngày 15 tháng 10. Mặt khác, Clavius dùng con số 365,2422 ngày là khoảng thời gian trong một năm. Đây chính là Dương Lịch mà chúng ta dùng ngày nay.

Cảm ơn bởi: 31-12-2008, 09:07 PM Bài viết: #10

Alibaba

Bốn sao Bài viết: 482

Tham Gia: Oct 2008 Danh tiếng: 8

Cảm ơn: 20

Ðã cảm ơn 380 lần trong 11 bài

Nguồn gốc ngày Saint Valentin

Về nguồn gốc của ngày này có nhiều giải thích khác nhau. Một số các

chuyên gia cho rằng nó được khởi nguồn từ thánh Valentin thánh

Valentin (Pháp: Valentin, Anh: Valentine, Ý: Valentino), một người La Mã

đã tử vì đạo do từ chối bỏ đạo Thiên Chúa. Ông mất vào ngày 14/02

năm 269, đúng vào ngày mà trước đây người ta gọi là Ngày May Rủi của

Tình yêu. Tại La Mã, vào năm 270, Giám mục Valentino di Interamna,

bạn của những tình nhân trẻ, được hoàng đế Claudio II mời đến và có ý

dụ Valentino bỏ sáng kiến lạ lùng này (Cơ Ðốc giáo) và làm cho quy theo

trở lại đạo Tà giáo (Ða Thần). Thánh Valentino, một cách bình tĩnh

nghiêm trang, đã từ chối do đức Tin của ông và một cách bất cẩn, ông

đã dụ Claudio II vô Cơ Ðốc giáo. Ngày 14 tháng Hai năm 270, Thánh

Valentino bị ném đá cho đến chết rồi sau đó bị chặt đầu. Chiếc thiệp

Valentin đầu tiên do Esther Howland vẽ tay. Ảnh: Blog Congtuhaohoa.

Ngoài ra câu chuyện còn kể thêm rằng trong lúc Valentino bị giam và

chờ ngày xử thì có thương cô bé gái mù, con của ông cai ngục Asterius.

Với đức Tin của ông, một cách mầu nhiệm, đã làm sáng mắt người con

(22)

gái này và sau đó ông ký viết cho họ lời vĩnh biệt "quot; dal vostro

Valentino", một câu đã sống lâu dài sau cái chết của tác giả. Dần dần,

ngày 14 tháng 2 đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp của tình

yêu và thánh Valentin đã trở thành vị thánh bảo hộ của những người yêu

nhau. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ

và những món quà giản dị như hoa. Người ta cũng thường tổ chức một

cuộc hội họp hoặc một buổi khiêu vũ. Ở Hoa Kỳ, cô Esther Howland

được coi là người gửi những chiếc thiệp Valentin đầu tiên. Các bưu thiếp

Valentin mang tính chất thương mại đã được giới thiệu từ những năm

1800 và hiện nay ngày lễ này đã được thương mại hóa rất nhiều. Thành

phố Loveland, Colorado là nơi kinh doanh các dịch vụ bưu điện cho ngày

14 tháng 2. Sự cảm xúc về cái đẹp của ngày Thánh Valentin vẫn được

duy trì khi người ta gửi bưu thiếp cùng với những bài thơ tình cảm và trẻ

con trao đổi nhau những chiếc thiệp Valentin ở trường học.

Lịch sử ngày Saint Valentin

Ngày Valentin được bắt đầu từ thời kỳ đế quốc La Mã. Dưới thời La Mã

cổ đại, ngày 14 tháng 2 là ngày lễ tưởng nhớ Junon. Junon là nữ hoàng

của các nam thần và nữ thần La Mã. Người La Mã cũng coi bà là nữ

thần cai quản phụ nữ và hôn nhân. Ngày tiếp theo của ngày 14 tháng 2,

ngày 15 tháng 2 là ngày đầu tiên của lễ Lupercalia hôn nhân. Cuộc sống

của các chàng trai và cô gái trẻ bị ngăn cấm triệt để không cho gần nhau.

Tuy nhiên, họ vẫn có thể đến với nhau thông qua phong tục rút thăm tên

nhau. Vào đêm hôm trước ngày hội Lupercalia, tên của những cô gái La

Mã được viết lên một mảnh giấy nhỏ và được cho vào trong các lọ. Mỗi

một chàng trai trẻ sẽ rút thăm một cái tên bất kỳ và sau đó chàng trở

thành bạn của cô gái mà anh ta chọn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Ðôi khi, việc kết đôi của đôi bạn trẻ kéo dài nguyên cả một năm và thông

thường họ yêu nhau và sau đó thì cưới nhau. Dưới sự trị vì của Hoàng

đế Claudius II, La Mã tham gia nhiều cuộc chiến đẫm máu và không

được dân ủng hộ. Claudius Bạo Tàn gặp phải khó khăn khi kêu gọi các

chàng trai trẻ gia nhập vào đội chiến binh của ông ta. Claudius cho rằng

nguyên nhân chính là đàn ông La Mã không muốn rời xa gia đình hay

người yêu của họ. Do đó, Claudius hủy bỏ tất cả các đám cưới hoặc lễ

đính hôn ở La Mã. Thánh Valentin tốt bụng là một linh mục ở thành La

Mã dưới thời Claudius II. Ông cùng thánh Marius đã giúp đỡ những

người Cơ Ðốc giáo phải chịu cảnh đọa đầy và cho những cặp vợ chồng

bí mật cưới nhau. Vì hành động nhân ái này mà thánh đã bị bắt giam và

bị kéo lê trước mặt quận trưởng La Mã. Ông ta đã xử thánh Valentin phải

(23)

bị đánh bằng gậy đến chết và sau đó phải bị chặt đầu. Valentin phải chịu

cuộc hành hình vào đúng ngày 14 tháng 2 vào khoảng năm 270. Lúc đó

đang diễn ra một phong tục truyền thống của người dân thà, lễ hội để

nhớ đến một vị thần của người La Mã. Vào dịp này, trong số rất nhiều

nghi lễ vô thần thì có một lễ rút thăm tên của các cô gái trẻ trong một cái

hộp cho những người đàn ông bốc trúng. Các Giám mục của những nhà

thờ Cơ Ðốc giáo ở La Mã đã cố gắng loại bỏ yếu tố ngoại đạo của

những lễ hội này bằng cách thay thế tên của các vị thánh cho những

ngày hội của các thiếu nữ này. Bởi lễ hội Lupercalia bắt đầu vào giữa

tháng 2, các Giám mục có vẻ như đã chọn ngày Thánh Valentin làm

ngày kỷ niệm cho lễ hội mới này. Do đó, dường như phong tục các

chàng trai trẻ chọn các thiếu nữ làm người yêu của mình (trong dịp

Valentin) hay chọn cho mình các vị thánh bảo hộ cho năm tới cũng phát

sinh do cách này..

1. Vì sao Êsin (Aeschylus) chết? Trả lời: Vì bị đại bàng thả một con rùa trúng đầu. Theo truyền thuyết, đại bàng khi bắt được rùa thường tìm cách đập vỡ lớp mai cứng bằng cách thả con mồi từ trên cao xuống một tảng đá. Một con đại bàng đã tưởng nhầm đầu Êsin là hòn đá (Êsin bị hói) và đã thả con rùa trúng vào đó... Êsin (525 - 456TCN) là một nhà soạn kịch Hy Lạp. Ông được công nhận là cha đẻ của bi kịch hiện đại. Trong các tác phẩm của mình, Êsin thường sáng tác nhiều nhân vật trong các vở kịch để tạo sự mâu thuẫn giữa các nhân vật. Trong số khoảng 70 vở kịch viết bởi Êsin chỉ còn 7 tác phẩm là còn tồn tại cho đến ngày nay.

(24)

Tượng Êsin

Chúng ta đang sống ở ngày hôm nay và hướng tới ngày mai...

Cảm ơn bởi: 27-12-2008, 05:28 AM Bài viết: #2

Duanbaby92

Hai sao Bài viết: 51

Tham Gia: Sep 2008 Danh tiếng: 0

Cảm ơn: 3

Ðã cảm ơn 6 lần trong 1 bài 2. Vì sao Hitler thù hận người Do Thái?

Vì sao Hitler thù hận người Do Thái đến mức y đã nguỵ tạo nên cả một học thuyết Dân tộc thượng đẳng, học thuyết mà một trong những cốt lõi và mục tiêu của chủ thuyết này là loại bỏ người Do Thái ra khỏi thế giới này?

[COLOR="DarkGreen"] Hitler kêu gào tàn sát người Do Thái

Referências

Documentos relacionados

Để phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc giữa các cơ quan, đơn vị

Hàm lượng của Pb trong pha hữu cơ được xác định  bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử, mặt khác người ta dùng đèn catot rỗng với đường hấp

Tương truyền Bành Tổ tiên sinh rất th ọ và dùng phương pháp nhiếp bổ (dùng thuốc bổ) và cường tinh (làm cho tinh khí m ạnh hơn, cường dương) nên khi đã già mà