• Nenhum resultado encontrado

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA THÂN RỄ CHUỐI HỘT (MUSA SEMINIFERA Lour. MUSACEAE)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA THÂN RỄ CHUỐI HỘT (MUSA SEMINIFERA Lour. MUSACEAE)"

Copied!
63
0
0

Texto

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HÀ THỊ XUÂN THU

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ

TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA

THÂN RỄ CHUỐI HỘT

(MUSA SEMINIFERA Lour. - MUSACEAE)

LUẬN VĂN THẠC SỸ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH : Dược liệu - Dược học cổ truyền

MÃ SỐ : 62.73.10.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS

. Nguyễn Thị Hoài

(2)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần hóa học chi Musa L.

13

Bảng 3.1: Ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết

của chuột bình thường

26

Bảng 3.2: Ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết

của chuột tiêm STZ

28

Bảng 3.3: Kết quả định tính các nhóm chất trong thân rễ Chuối hột

30

Bảng 3.4: Các dữ liệu phổ

NMR của hợp chất MS1

35

Bảng 3.5: Các dữ liệu phổ

NMR của hợp chất SH1

38

Bảng 3.6: Các dữ liệu phổ NMR của hợp chất SH4.1

41

Bảng 3.7: Các dữ liệu phổ NMR của hợp chất SH5

44

(3)

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Đặc điểm thực vật của cây Chuối hột

12

Hình 2.1: Cây Chuối hột

20

Hình 2.2: Thân rễ Chuối hột

20

Hình 2.3: Sơ đồ điều chế dạng thuốc nghiên cứu

22

Hình 3.1: Mức thay đổi glucose huyết trên chuột bình thường

27

Hình 3.2: Mức giảm glucose huyết trên chuột bị gây ĐTĐ bằng STZ 29

Hình 3.3: Sơ đồ phân lập chất từ thân rễ Chuối hột

34

Hình 3.4: Các tương tác HMBC (

) và COSY (▬) chính của

(4)

KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

br

Rộng (broad)

13

C-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13 (Carbon-13 Nuclear

Magnetic Resonance Spectroscopy)

d

Doublet

dd

Doublet of doublet

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer

ĐTĐ

Đái tháo đường

1D-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều

2D-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều

ESI-MS

Phổ khối lượng phun mù điện tử (Electron Spray Ionization

Mass Spectrometry)

1

H-NMR

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (Proton Nuclear Magnetic

Resonance Spectroscopy)

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Coherence

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Coherence

m

Multiplet

m/z

Tỷ lệ số khối/điện tích ion

q

Quartet

s

Singlet

SKC

Sắc ký cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STZ

Streptozocin

t

Triplet

ttc

Thể trọng chuột

v/v

Thể tích/thể tích

(5)

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều dược liệu đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi. Đặc biệt việc nghiên cứu tìm kiếm các thuốc mới từ dược liệu có tác dụng điều trị một số bệnh mãn tính và có chiều hướng phổ biến trong xã hội như ung thư, đái tháo đường... đang là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà dược học mà của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Cây Chuối hột (Musa seminifera Lour. - Musaceae) được sử dụng trong dân gian để điều trị nhiều bệnh như: quả sắc uống để trị tan sỏi đường tiết niệu, vỏ chuối khô chữa đau bụng kinh hoặc sắc uống trị kiết lỵ, củ chuối giã nát vắt lấy nước uống chữa sốt cao mê sảng, đặc biệt là nước tiết ra từ thân rễ có tác dụng chữa đái đường [10], [35]. Đái tháo đường là bệnh mãn tính đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng phổ biến. Việc điều trị bệnh kéo dài suốt đời và rất tốn kém. Người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư... Các thuốc tân dược trị đái tháo đường ít nhiều vẫn có tác dụng phụ và có khoảng 40% bệnh nhân dùng thuốc không đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết [14], [27]. Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm các thuốc mới từ dược liệu có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả hơn, an toàn hơn, giá thành rẻ hơn đang là vấn đề được đặt ra cấp thiết.

Với mong muốn làm sáng tỏ kinh nghiệm dân gian về việc sử dụng thân rễ Chuối hột điều trị đái tháo đường và nghiên cứu phát triển thuốc có tác dụng chữa đái tháo đường từ nguồn dược liệu rất phong phú ở Việt Nam, đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học

và tác dụng hạ đường huyết của thân rễ Chuối hột” được thực hiện với mục tiêu chính:

- Đánh giá tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết thân rễ Chuối hột. - Nghiên cứu thành phần hóa học của phân đoạn có tác dụng.

Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ)

1.1.1. Định nghĩa ĐTĐ

Theo WHO (2002): “ĐTĐ là một bệnh mạn tính do thiếu sản xuất Insulin của tụy hoặc do tác dụng Insulin không hiệu quả gây ra bởi nguyên nhân mắc phải và /hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt mạch máu và thần kinh” [6].

(6)

Theo ADA (Hội ĐTĐ Hoa Kỳ) 2008: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết Insulin, khiếm khuyết hoạt động Insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [7].

1.1.2. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.2.1. Trên thế giới

- ĐTĐ là một bệnh khá phổ biến trên thế giới, bệnh phát triển tăng dần theo thời gian và theo tốc độ phát triển của xã hội.

- Theo một thông báo của IDF (Hiệp hội Đái tháo đường quốc tế): Năm 1994: cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, năm 1995: 135 triệu người, năm 2000: 151 triệu người, năm 2006: 246 triệu người và dự báo đến năm 2025: thế giới sẽ có khoảng 300-330 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu [2].

- Quốc gia được dự đoán có số người mắc bệnh ĐTĐ nhiều nhất vào năm 2025 là Ấn Độ: 57 triệu (tỷ lệ tăng nhanh nhất 195%), Trung Quốc: 38 triệu và Hoa Kỳ: 22 triệu [7].

- Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau giữa các vùng lãnh thổ. Bệnh có liên quan đến các yếu tố giống nòi, dân tộc và khu vực địa lý: Tỷ lệ ĐTĐ type 2 cao nhất ở người châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương, tiếp theo là người Mỹ gốc Mêhico, người Mỹ gốc Ấn, người Đông Nam Á, rồi người Mỹ gốc Phi. Bệnh có tỷ lệ cao ở dân thành thị, người di cư tới thành thị và thấp hơn ở nông thôn [2].

1.1.2.2. Ở Việt Nam

- Ở Việt Nam, qua số liệu thống kê ở một số các bệnh viện lớn cho thấy ĐTĐ là bệnh thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết [29].

- Theo số liệu của WHO, năm 2000 Việt Nam có khoảng 8 trăm ngàn người mắc bệnh ĐTĐ và sẽ tăng lên 2,3 triệu người vào năm 2030 (tức là tăng 296%) [26].

- Điều tra toàn quốc năm 2002, tỷ lệ ĐTĐ là 2,7%. Trong đó ở thành phố và khu công nghiệp là 4,4%, đồng bằng 2,7%, trung du 2,2% và miền núi 2,1%. Tỷ lệ ĐTĐ ở 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh trên đối tượng 30-64 tuổi là 4,0% [2].

1.1.3. Phân loại ĐTĐ

Có nhiều cách phân loại bệnh ĐTĐ, trong đó cách phân loại dựa theo nguyên nhân gây bệnh của WHO hiện đang được sử dụng rộng rãi [2]:

(7)

1.1.3.1. ĐTĐ type 1

ĐTĐ type 1 được cho là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào β của đảo tụy. Do đó điều trị cần phải sử dụng Insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong.

ĐTĐ type 1 được phân thành 2 nhóm:

- ĐTĐ qua trung gian miễn dịch: Trước đây còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc Insulin,

ĐTĐ type 1, ĐTĐ tuổi vị thành niên... Người ta thường gặp các bệnh tự miễn khác kết hợp như bệnh Basedow, viêm tuyến giáp tự miễn dịch mạn tính Hashimoto, bệnh Addison. Tỉ lệ tế bào β bị phá hủy ở nhóm này rất khác nhau, có thể mức độ phá hủy rất nhanh và rất cao ở trẻ nhỏ nhưng lại rất chậm ở người trưởng thành thể LADA (Latent Autoimmuno Diabetes in Adult).

- ĐTĐ type 1 không rõ nguyên nhân: Thể này thường gặp ở châu Phi và châu Á.

1.1.3.2. ĐTĐ type 2

ĐTĐ type 2 là tình trạng kháng Insulin kết hợp với suy giảm khả năng bài tiết Insulin của tế bào β của đảo tụy.

- ĐTĐ type 2 thể béo: Chiếm tới 85% các trường hợp ĐTĐ type 2. Đa số những trường hợp này có kháng Insulin ở tế bào đích. Nguyên nhân thường do khiếm khuyết ở hậu thụ thể Insulin.

- ĐTĐ type 2 thể không béo: Chiếm 15% còn lại. Thường đáp ứng tốt với chế độ ăn và thuốc uống. Đa số ở những người bệnh này hoạt động của Insulin có vấn đề ở mức hậu thụ thể.

1.1.3.3. Các thể ĐTĐ đặc biệt khác

- Khiếm khuyết chức năng tế bào β do gen.

- Giảm hoạt tính của Insulin do khiếm khuyết gen. - Các thể ít gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch…

1.1.4. Chẩn đoán ĐTĐ

Hiện nay người ta chủ yếu dùng tiêu chuẩn của WHO và IDF năm 2006 để chẩn đoán ĐTĐ [6].

Chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có 1 trong 2 tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất 2 lần xét nghiệm ở 2 thời điểm khác nhau (cách nhau ít nhất 1 ngày):

(8)

- Nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói Go ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl), (đói có nghĩa là không ăn trong vòng 8 giờ).

- Nồng độ glucose huyết tương tĩnh mạch hai giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống (OGTT) G2 ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).

(OGTT: uống 75 g glucose pha trong 250 ml nước, uống trong 5 phút).

1.1.5. Biến chứng của bệnh ĐTĐ

1.1.5.1. Biến chứng cấp tính [4]

- Hạ đường huyết.

- Hôn mê do nhiễm toan ceton. - Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. - Hôn mê do nhiễm toan acid lactic.

- Nhiễm trùng: nhiễm trùng ngoài da, viêm âm đạo-âm hộ, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tai...

1.1.5.2. Biến chứng mạn tính [4], [29]

- Bệnh lý mắt ĐTĐ: Bệnh lý võng mạc ĐTĐ, đục thủy tinh thể, glaucom (tăng nhãn áp).

- Bệnh thận ĐTĐ: Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến chứng mạn tính hay gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ.

- Bệnh lý thần kinh do ĐTĐ: Viêm đa dây thần kinh do ĐTĐ (bệnh lý thần kinh xa gốc đối xứng), bệnh lý thần kinh tự động do ĐTĐ.

- Bệnh lý bàn chân ĐTĐ: Nhiễm trùng làm trầm trọng thêm vết loét, đây là yếu tố nguy cơ cao cho cắt cụt chi dưới và thậm chí tử vong do nhiễm trùng huyết.

1.1.6. Điều trị ĐTĐ

1.1.6.1. Nguyên tắc:

- Để điều trị ĐTĐ có kết quả phải luôn kết hợp giữa bộ ba liệu pháp: chế độ ăn uống, chế độ luyện tập và chế độ dùng thuốc [9].

- Đối với ĐTĐ type 2, dùng thuốc có thể đơn hoặc phối hợp, trừ trường hợp đặc biệt phải tôn trọng nguyên tắc “bậc thang” (tăng dần về liều lượng và thể loại phối hợp) [1].

(9)

- Ngoài chỉ tiêu về glucose máu còn phải chú ý điều chỉnh các rối loạn

lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, chống các rối loạn đông máu, phát hiện

sớm các biến chứng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời [33].

1.1.6.2. Phương pháp điều trị ĐTĐ

Giáo dục bệnh nhân: Nhằm cung cấp kiến thức cho bệnh nhân để họ có thể tự

phòng ngừa, theo dõi, kiểm soát đường huyết và các biến chứng [17].

Chế độ ăn

Mối liên quan chặt chẽ giữa dinh dưỡng, lối sống và bệnh ĐTĐ từ lâu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới công nhận. Dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến thừa cân, béo phì và rối loạn chuyển hóa là một trong những cơ chế quan trọng trong sinh bệnh học của rối loạn dung nạp glucose và bệnh ĐTĐ. Chính vì vậy, chế độ ăn thích hợp trong ĐTĐ là một biện pháp điều trị [3].

Không có một chế độ ăn chung cho tất cả người bệnh ĐTĐ mà chế độ ăn tùy thuộc vào tuổi tác, đặc điểm nghề nghiệp, sở thích cá nhân, đặc điểm hấp thu thức ăn của cá nhân đó … [9].

Tuy nhiên có một số nguyên tắc chung sau [1]:

- Đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường, trong những trường

hợp đặc biệt (lao động nặng nhọc, luyện tập thể thao …) cần bổ sung một

lượng calo thích hợp.

- Tỷ lệ các thành phần của khẩu phần ăn cân đối (protid 15%, glucid

50%, lipid 35%), hạn chế các loại đường hấp thu nhanh và chất béo bão hòa.

- Đủ các vitamin và khoáng chất.

- Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp, không làm glucose máu tăng đột ngột,

giờ ăn phải đều nhau, tối thiểu phải có một bữa phụ giữa các bữa ăn chính và

chế độ ăn trước khi đi ngủ.

Chế độ luyện tập [2]

- Phải coi luyện tập là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm

túc theo trình tự được hướng dẫn.

(10)

- Luyện tập phải phù hợp lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và sở thích cá nhân.

- Nên tập những môn rèn luyện sự dẻo dai bền bỉ hơn là những môn

cần sử dụng nhiều thể lực.

- Cần lưu ý ở người cao tuổi bị mắc ĐTĐ type 2 khi luyện tập vì người

cao tuổi thường có nhiều bệnh tiềm ẩn đi kèm. Do vậy phải thăm khám kĩ để

thiết lập chế độ luyện tập phù hợp. Thường những người cao tuổi có tăng

glucose máu nhẹ, chỉ cần điều chỉnh bằng chế độ ăn và luyện tập là đủ để đưa

nồng độ glucose máu trở về bình thường.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc tân dược

Điều trị ĐTĐ type 1: Hầu như chỉ dùng Insulin trong điều trị ĐTĐ type 1.

Phân theo tác dụng, có các loại Insulin sau [4]:

- Insulin nhanh: Tác dụng sau khi tiêm 25-60 phút, tác dụng tối đa

trong 2-4 giờ, kéo dài 5-8 giờ.

- Insulin bán chậm (Insulin NPH: Neutral Protamine Hagedorn): Tác

dụng sau khi tiêm 1 - 2 giờ, tác dụng tối đa trong 4 - 10 giờ, kéo dài 12-24 giờ.

- Insulin chậm (PZI: protamine zinc Insulin): Tác dụng sau 3 - 4 giờ,

tác dụng tối đa 14 - 20 giờ, kéo dài 12 - 24 giờ.

- Insulin hỗn hợp.

Điều trị ĐTĐ type 2

* Các thuốc điều trị ĐTĐ type 2 dùng đường uống được chia làm 3 nhóm chính [4]:

+ Nhóm kích thích bài tiết Insulin như: sulfonylurea (Tolbutamid, Gliclazid), meglitinid (Repaglinid)…

+ Nhóm làm tăng tác dụng của Insulin tại cơ quan đích: biguanid (Metformin, Buformin, Phenformin), thiazolidinedion (Pioglitazon, Rosiglitazon)…

+ Nhóm ức chế hấp thu glucose tại ruột: acarbose…

* Insulin: Insulin cũng dùng trong điều trị ĐTĐ type 2 khi đã thay đổi chế độ ăn,

(11)

Các thuốc điều trị ĐTĐ hiện nay còn tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn. Tất cả các thuốc điều trị ĐTĐ đều có nguy cơ làm hạ đường huyết (giảm đường huyết quá mức bình thường), nếu không kịp thời điều chỉnh mức đường huyết tăng trở lại thì hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê. Dị ứng thuốc cũng thường gặp với các biểu hiện như: nổi mẩn ngứa, sưng nề mắt và mặt. Khi đã dị ứng một thuốc nào thì ngừng thuốc và không nên sử dụng lại thuốc đó nữa. Một số thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đầy bụng và tiêu chảy) như Metformin, Acarbose… Các tác dụng không mong muốn này là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng kém tuân thủ trị liệu ở bệnh nhân ĐTĐ khi mà điều trị ĐTĐ phải lâu dài. Ngoài những tác dụng phụ thường gặp trên, thuốc điều trị ĐTĐ thuộc nhóm sulfonylurea còn gây một số tác dụng phụ hiếm gặp hơn trên gan thận. Một số thuốc gây giữ nước và có tác dụng xấu trên bệnh nhân ĐTĐ có kèm bệnh tim mạch [25].

Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu

Ở Việt Nam nói riêng và một số nước trên thế giới, đã từ lâu người dân

sử dụng dược liệu để làm thuốc điều trị ĐTĐ dựa trên kinh nghiệm dân gian

và y học cổ truyền. Đỗ Tất Lợi đã thống kê một số dược liệu chữa bệnh ĐTĐ

như: Hoài sơn (Dioscorea persimilis), Sinh địa (Rehmannia glutinosa),

Thương truật (Atractyloides lancea)… [22]. Ngoài ra, một số cây thuốc khác

dùng trong dân gian được nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu như: Thổ phục linh

(Smilax glabra) [39], Dừa cạn (Catharanthus roseus) [34], Mướp đắng

(Momordicar charantia) [32], Chuối hột (Musa balbisiana) [38], Cỏ ngọt

(Stevia rebaudiana), Cúc kinh tiền (Calendula officinalis), Dâu tằm (Morus

alba) [21]… Thuốc có nguồn gốc từ dược liệu do tính an toàn cao, giá thành

hạ phù hợp với việc điều trị lâu dài của bệnh ĐTĐ, do đó hiện nay xu hướng

tìm kiếm các thuốc chữa ĐTĐ có nguồn gốc từ dược liệu ngày càng được các

nhà khoa học quan tâm.

1.2. CHUỐI HỘT (Musa seminifera Lour. - Musaceae)

1.2.1. Về thực vật

(12)

Chi Musa L. trong hệ thống phân loại thực vật thuộc Họ Chuối

Musaceae - Bộ Gừng Zingiberales - Phân lớp Hành Lilidae - Lớp Hành

Liliopsida - Ngành Ngọc lan Magnoliophyta.

1.2.1.2. Đặc điểm thực vật họ Chuối [12]

Họ Chuối (Musaceae Juss.) thường ở dạng cây thảo lớn có rễ sống lâu năm. Lá mọc xoắn ốc, gồm bẹ lớn ôm lấy nhau làm thành thân giả và phiến lá rất lớn. Mạch thường thủng lỗ đơn nằm ngang hay thủng lỗ hình thang xiên, xiên ít hoặc nhiều ở cuối. Cụm hoa là những bông hình thành ở ngọn của thân khi sinh. Lá bắc rất lớn, mang trong bụng 1 - 3 hàng hoa. Những hoa ở phần gốc của cụm hoa là hoa cái, những hoa ở phần giữa là hoa lưỡng tính và những hoa ở phần trên là hoa đực. Bao hoa hai vòng 3, nhưng dính liền lại với nhau làm thành hai hay một mảnh: mảnh ngoài có mép bao phủ lấy mảnh trong và do 3 đài và 2 cánh làm thành, trong khi đó mảnh trong thường ngắn. Nhị 5, ít khi 6; chỉ nhị mảnh rời, bao phấn hình dải. Màng hạt phấn không có khe, có vỏ ngoài mỏng và vỏ trong dày. Bộ nhụy hợp lá noãn; bầu dưới, chứa nhiều noãn. Nội nhũ nhân. Quả dạng quả mọng, nạc, dày, có nhiều hạt, ở các loại trồng thì hạt thui đi rất sớm (không thụ tinh). Hạt có ngoại nhũ và nội nhũ bột.

1.2.1.3. Đặc điểm thực vật và sự phân bố của chi Musa L.

Các loài trong chi Musa L. được nhận biết dễ dàng với những đặc điểm sau: thường có thân rễ to, từ đó mọc ra những lá rất to, dài tới 2m, có các bẹ lá úp vào nhau tạo thành một thân giả hình trụ cao tới 3 - 4m hay hơn, từ đó mọc ra những lá rất to, dài tới 2m. Khi cây chuối còn non, phần nõn chuối chính là nõn thân giả còn thân thật là phần nằm dưới đất hay gọi là củ chuối. Khi chuối ra buồng mới thấy một cán hoa từ củ chuối mọc lên xuyên qua phần thân giả lồi ra phía ngọn. Cụm hoa chuối là một bông gồm nhiều lá bắc màu đỏ úp lên nhau tạo thành bắp chuối, hình nõn dài; ở kẽ mỗi lá bắc có khoảng 20 hoa xếp thành một nải chuối hai tầng; hoa ở giữa thường là hoa lưỡng tính, ở phía ngọn là hoa đực, ở phía gốc lá hoa cái. Quả mọng, còn mang dấu vết của vòi nhụy [10].

Họ Chuối (Musaceae Juss.) có 2 chi (Musa L. và Ensete Horan) với khoảng hơn 70 loài. Chi Musa L. phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới [12]. Ở Đông Nam Á, Chuối hột phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Lào và Campuchia [35]. Ở Việt Nam, các loài trong chi Musa L. phân bố trong cả nước từ Bắc tới Nam, thường mọc hoang hay được trồng làm cảnh hoặc để thu hái các bộ phận của cây [10].

(13)

Tên khoa học: Musa seminifera Lour., ngoài ra còn có các tên gọi khác như Musa

balbisiana Colla., M. brachycarps Barck., họ Chuối Musaceae.

Tên Việt Nam: Chuối hột, Chuối chát.

Cây có thân giả cao 2 - 4m, to, màu xanh. Lá dài 1 - 1,5m, có cuống mập hình máng, gân giữa to, lồi lên ở mặt dưới, gân phụ song song. Cụm hoa mọc từ thân rễ trên 1 thân thật xuyên qua thân giả thành bông dài gồm nhiều lá bắc màu đỏ tía, mỗi lá bắc mang nhiều hoa xếp đều đặn thành nải chuối khi quả chín và lá bắc rụng đi, bao hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa và 5 nhị; bầu hạ. Quả có cạnh, đầy hột; hột hình cầu, to 4 - 5mm.

1.2.1.5. Một số loài khác trong chi Musa L.

Phạm Hoàng Hộ [18] và Võ Văn Chi [10], [11] đã mô tả một số loài

thuộc chi Musa L., bao gồm:

- Musa paradisiacal L. - Chuối

- Musa nana Lour. - Chuối-già lùn (Chuối dui)

- Musa corniculata Lour. - Chuối bôi

- Musa chiliocarpa Back. - Chuối trăm-nải

- Musa textilis Née. - Chuối sợi

- Musa balbisiana Colla. - Chuối hột

- Musa acuminate Colla. - Chuối hoang nhọn

- Musa coccinea Andr. - Chuối sen

- Musa rosacea Jacq. - Chuối kiểng, Chuối hường

- Musa ornate Roxb. - Chuối-kiểng đỏ

- Musa sanguinea Hook. f. - Chuối kiểng đỏ

- Musa bakeri Hook. f.

(14)

Hình 1.1: Đặc điểm thực vật của cây Chuối hột (Musa balbisiana Colla.)

Chú thích:

a. Cây Chuối hột b. Bẹ lá c. Thân giả d. Cuống lá e. Lá f. Cụm hoa g. Hoa cái và lá bắc h. Nhị hoa i. Mặt cắt ngang quả j. Mặt cắt dọc quả k. Buồng l. Hạt.

(15)

1.2.2. Về thành phần hóa học

Căn cứ các tài liệu đã công bố, thành phần hóa học chủ yếu của chi

Musa L. có flavonid, diterpenoid, phytosterol và một số dẫn chất khác. Thành

phần hóa học của chi Musa L. được tóm tắt ở bảng 1.1.

Bảng 1.1: Thành phần hóa học chi Musa L.

Nhóm chất

Tên chất

Có trong loài

TK

TL

Flavonoid

Myricetin-3-O-rutinoside

M. balbisiana

M. acuminata

M. itinerans

M. laterita

[62]

Myricetin glycoside

M. balbisiana

Kaempferol-3-O-rutinoside

M. acuminata

Quercetin-3-O-rutinoside

Naringenin glycoside I

Naringenin glycoside I

M. acuminata

M. laterita

Genistein glycoside II

M. acuminata

Delphinidin-3-rutinoside

M. acuminata

M. balbisiana

M. velutina

M. laterita

[56]

Cyanidin-3-rutinoside

M. acuminata

M. coccinea

M. balbisiana

M. velutina

M. laterita

Petunidin-3-rutinoside

M. acuminata

Pelargonidin-3-rutinoside

M. coccinea

Malvidin-3-rutinoside

M. acuminata

Peonidin-3-rutinoside

Epiafzelechin

M. balbisiana

[60]

(16)

Propelargonidin

M. balbisiana

[23]

Diterpenoid

Musa balbisiane A

M. balbisiana

[40]

Musa balbisiane B

Musa balbisiane C

Phytosterol

Sitosterol

M. balbisiana

[23]

Stigmasterol

Stigmast-5,22-dien-3b-ol

M. balbisiana

[37]

β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid

Cyclomusalenon

Phytoalexin

2-(4'-Hydroxyphenyl)-1,8-naphthalic anhydrid

M. balbisiana

M. acuminata

[53]

2-Hydroxy-4-(4’-methoxyphenyl)phenalen-1-one

(+)-cis-2,3-Dihydro-2,3-

dihydroxy-4-(4’-hydroxyphenyl)phenalen-1-one

(+)-cis-2,3-Dihydro-2,3-

dihydroxy-4-(4’-methoxyphenyl)phenalen-1-one

(-)-trans-2,3-Dihydro-2,3-dihydroxy-9-phenylphenalen-1-one

Các

nhóm

khác

Dopamine

M. acuminata

M. itinerans

M. laterita

[62]

N-acetylserotonin

M. acuminata

M. laterita

(17)

Dưới đây là cấu trúc một số hợp chất đã được phân lập từ loài Musa

seminifera (tên đồng nghĩa: Musa balbisiana) [23], [37], [40], [56], [60], [62].

O O O OH OH OH O OH O O H3C HO OH OH R2 R3 HO R1 O+ OH R2 R3 HO R1 O O OH OH OH O O H3C HO OH OH R1 R2 R3 Delphinidin-3-rutinoside OH OH OH Cyanidin-3-rutinoside OH OH H O O H CH2 R1O OH CH2OH R4 R2 R3 OH CO2H R1 R2 R3 R4

M. balbisiane A H CO2H CHO CHO

M. balbisiane B H CHO CO2H CH2OH M. balbisiane C Ang CH2OH CH2OH CH2OH HO 17 18 19 20 22 5 24 26 27 28 29 3 HO 17 18 19 20 22 5 24 26 27 28 29 3 Sitosterol Stigmasterol O 18 19 20 24 29 25 27 26 O H HO H HO H H OHH OH 28 23 21 6 9 11 2 1 1' 3 ' 4 ' 5' 6' 3 15 17 5 7 13 14 10 2 ' 22 12 8 16 4

β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid

CH

3

CH

3

H

3

C

H

3

C

CH

3

H

H

HO

CH

3

H

Stigmast-5,22-dien-3-β-ol

O

H

3

C

CH

3

CH

3

CH

3

CH

3

CH

2

CH

3 Cyclomusalenon Myricetin-3-O-rutinoside R1 = R2= R3 = OH O OH OH OH HO Epiafzelechin

(18)

1.2.3. Về tác dụng và công dụng

1.2.3.1. Tác dụng dược lý

Tác dụng trên đường tiêu hóa

Vào năm 2008, Kalita D. và Bora L. [55] đã phối hợp Trichosanthes

cordata Roxb. (Cucurbitaceae) và Musa balbisiana Colla. (Musaceae) để trị

viêm dạ dày trên các bệnh nhân cho thấy hiệu quả điều trị tốt.

Setyo S.R. và cs (2007) [63] đã tiến hành thí nghiệm so sánh khả năng

cải thiện tình trạng loét dạ dày của dịch chiết quả Chuối hột với thuốc kháng

acid trên chuột bị gây viêm dạ dày bằng Aspirin. Chuột cho nhịn đói trước 48

giờ và gây viêm dạ dày với Aspirin liều 120 mg/200 g ttc. Kết quả cho thấy lô

chuột dùng dịch chiết Musa balbisiana với liều 3 ml/200 g ttc (tương đương

378 mg bột dược liệu) cải thiện vết loét tốt hơn so với lô dùng thuốc kháng

acid liều 10,8 mg/200 g ttc.

Nghiên cứu Widyasari D.F. (2009) [68] đã cho thấy cả dịch chiết etanol

và dịch chiết ether của hạt Musa balbisiana có tác dụng giảm tiết acid dạ dày

chuột trong đó dịch chiết etanol cho kết quả tốt hơn. Sholikhah E.N. và cs

(2006) [67] đã chứng minh dịch chiết etanol của hạt Musa balbisiana làm giảm

tiết acid dạ dày chuột bằng cách ức chế histamine và gastrin trong các tế bào.

(19)

Tác dụng trên đường huyết

Một số công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã chứng minh

một số loài thuộc chi Musa L. có tác dụng hạ đường huyết. Điển hình là các

nghiên cứu của Gomathy R. [51], Pari L. [59] hay Ojewole J.A. [57] cho thấy

dịch chiết thân, hoa, quả của Musa paradisiaca (tên đồng nghĩa Musa

sapientum) đều có tác dụng hạ đường huyết.

Đỗ Quốc Việt (2006) [37], [38] đã phân lập được Cyclomusalenon từ

quả Chuối hột và chứng minh Cyclomusalenon là hoạt chất chính có tác dụng

hạ đường huyết. Tác giả đã tiến hành thử tác dụng hạ đường huyết của cao

toàn phần (dịch chiết etanol 96

0

) và của Cyclomusalenon theo đường tiêm

màng bụng trên chuột thí nghiệm. Kết quả cho thấy:

- Các mẫu thử đều có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt trên chuột thí

nghiệm và mạnh nhất vào giờ thứ 3 sau khi tiêm.

- Đáng chú ý ở liều tiêm 300 mg cao toàn phần/kg ttc và 2,62 mg

Cyclomusalenon /kg ttc thì mức hạ đường huyết tối đa là 55% và 45% tương

ứng so với đường huyết ban đầu.

- Thời gian tác dụng hạ đường huyết được duy trì trên 4 giờ.

Tác dụng điều trị sỏi thận

Theo dân gian, cao chiết từ hạt Chuối hột có tác dụng trị sỏi thận [35].

Nghiên cứu của Bùi Mỹ Linh (2007) [23] đã sơ bộ giải thích tác động

trị sỏi của hạt Chuối hột là có thể làm tan sỏi, tác dụng lợi tiểu, pha loãng

dòng nước tiểu, làm ngưng sự lớn lên của hòn sỏi. Đồng thời với tác dụng

chống viêm kháng khuẩn đã làm giảm sự phù nề của niệu quản, giảm co thắt

của cơ trơn tạo điều kiện thuận lợi cho viên sỏi di chuyển xuống dưới và đào

thải ra ngoài.

Tác dụng kháng khuẩn

Bùi Mỹ Linh (2007) [19], [23] cũng đã xác định dịch chiết cồn của hạt

Chuối hột có thể hiện tính kháng khuẩn yếu trên trực khuẩn mủ xanh

(Pseudomonas aeruginosa).

(20)

Tác dụng kháng nấm

Một số phytoalexin có hoạt tính kháng nấm được tìm thấy trong nhiều

loài của chi Musa L. như Musa balbisiana và Musa acuminate [53].

1.2.3.2. Công dụng

Ở Việt Nam, theo kinh nghiêm dân gian, Chuối hột cho nhiều công dụng tốt [10], [35]:

- Chữa sỏi thận: Lấy hột phơi khô, tán nhỏ, nấu lấy

nước uống hàng ngày như nước trà, uống liền 2 - 3 tháng cho

kết quả khá tốt.

- Chữa bệnh đái tháo đường: Đào lấy củ cây Chuối

hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống, dùng thường xuyên

và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.

Ngoài ra, quả Chuối hột xanh được dùng điều trị bệnh hắc lào, quả chín có tác dụng điều trị táo bón ở trẻ em hoặc nước sắc quả Chuối hột chữa bệnh đái rắt, lá và vỏ quả phơi khô làm thuốc lợi tiểu, chữa phù thủng.

Ở Ấn Độ (trong Y học cổ truyền Ayurveda) thân giả và củ chuối thường dùng chữa rối loạn về máu và trị bệnh hoa liễu, còn nhựa cây được dùng trị bệnh đau thần kinh, động kinh, trị lỵ và làm nước giải khát khi bị thổ tả [10]. Nước sắc thân và lá Chuối hột có tác dụng lợi tiểu, chữa phù thũng. Quả Chuối hột có tác dụng chữa bệnh đái đường, viêm thận, cao huyết áp; nước hãm củ Chuối hột uống mát, giải độc, kích thích tiêu hóa [35].

Như vậy theo các tài liệu thu thập được cho đến nay chỉ có các thông báo về một số tác dụng và thành phần hóa học của hoa, quả, hạt Chuối hột. Thân rễ Chuối hột được dùng chữa ĐTĐ theo kinh nghiệm dân gian chứ chưa ghi nhận công trình nghiên cứu nào về thành phần hóa học cũng như tác dụng hạ đường huyết của bộ phận này. Đó là lý do cho việc lựa chọn các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

(21)

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NGUYÊN LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu

Nguyên liê êu nghiên cứu là thân rễ Chuối hô êt được thu hái khi cây đã và đang ra hoa ở huyện Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế vào tháng 5 năm 2009. Mẫu cây có hoa được TS. Trần Văn Ơn xác định tên khoa học là Musa balbisiana Colla., họ Musaceae (tên đồng nghĩa: Musa seminifera Lour., M. brachycarpa Back.).

Nguyên liê êu được rửa sạch, thái nhỏ, phơi, sấy khô, sau đó xay thành bô êt thô và bảo quản ở nơi khô thoáng.

2.1.2. Động vật thí nghiệm:

 Chuột nhắt trắng đực trưởng thành chủng Swiss, khỏe mạnh, cân nặng 22 - 25 g do Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp.

(22)

 Chuột được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng theo tiêu chuẩn của chuột dùng cho thử nghiệm tác dụng dược lý, đảm bảo chu kì chiếu sáng và các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm [36].

- Dinh dưỡng:

+ Thức ăn: Thức ăn viên tổng hợp (làm từ bột bắp, đậu nành, bột cá, thóc mầm…) dành cho chuột nhắt trắng thí nghiệm của Viện vệ sinh dịch tễ trung ương có chứa tỷ lệ thích hợp protein, carbonhydrat, mỡ, chất khoáng, vitamin, chất xơ (0,8 g thức ăn/con chuột/ngày).

+ Nước uống: Nước máy sinh hoạt.

- Ánh sáng: Chiếu sáng với chu kì 12 giờ sáng, 12 giờ tối.

2.1.3. Hóa chất, dụng cụ, máy móc

Hóa chất

- Hóa chất gây mô hình ĐTĐ thực nghiệm: Streptozocin (STZ) của hãng Mp Biochemicals - Mỹ sản xuất, HSD: 9/2012.

- Thuốc đối chứng: Gliclazide (Diamicron 30 mg) của hãng Servier - Pháp sản xuất, HSD: 3/2011.

- Các hoá chất và thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích theo quy định của Dược Điển Việt Nam III: Metanol, etanol, n-butanol, etylacetat, cloroform, n-hexan, acid sunfuric, acid formic, silicagel pha thường, silicagel pha đảo dùng cho SKLM, SKLM điều chế và SK cột, Shephadex LH20, Dianion HP 20...

Thiết bị máy móc

Thiết bị đo glucose máu: Máy đo glucose huyết Accu chek và kits thử (Roche -Thụy Sĩ).

- Các thiết bị khác: bình chiết, máy cô quay, cột sắc ký, cân phân tích, các dụng cụ thuỷ tinh, máy siêu âm...

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết [36]

2.2.1.1. Điều chế dạng thuốc nghiên cứu

Bột dược liệu thô được chiết hồi lưu với 3 dung môi: cloroform, cồn 960 và nước.

(23)

dịch cloroform và cồn), 700C (đối với dịch nước) cho đến cắn khô. Ba cắn khô thu được ở

trên được phân tán trong nước bằng phương pháp siêu âm.

Sơ đồ điều chế dạng thuốc nghiên cứu được trình bày ở hình 2.3.

Rửa sạch, thái lát, sấy, xay

Clororm Cồn 960 Nước p, t0 p, t0 p, t0

2.2.1.2. Phương pháp định lượng glucose huyết

Trong nghiên cứu này, định lượng glucose huyết của chuột bằng máy đo glucose huyết Accu - chek (Roche - Thụy Sĩ) theo nguyên tắc :

Oxi hóa glucose thành acid gluconic được xúc tác bởi enzym glucose oxidase (GOD).

Glucose + H2O + O2 Acid gluconic + H2O2

H2O2 tạo thành sẽ bị peroxidase phân hủy, giải phóng oxy, oxy hóa O- Dianisidin để

tạo thành phức chất có màu vàng nâu.

O- Dianisidin + H2O2 Phức hợp màu vàng nâu + H2O

Cường độ màu được xác định bằng phương pháp đo quang tương ứng với lượng glucose huyết cần định lượng.

Bột thô

Dịch chiết cloroform Dịch chiết cồn Dịch chiết nước

Cắn nước Cắn cồn

Phân đoạn cloroform Cắn cloroform

Thân rễ Chuối hột

Hình 2.3: Sơ đồ điều chế dạng thuốc nghiên cứu

+ nước Siêu âm + nước Siêu âm + nước Siêu âm

(24)

Máu để định lượng đường huyết là máu toàn phần được lấy từ tĩnh mạch đuôi chuột. Giá trị glucose huyết đo lúc đói là giá trị glucose huyết của chuột đã được cho nhịn đói 12 giờ.

2.2.1.3. Nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm

- Nghiên cứu ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết của chuột

bình thường

Chuột thí nghiệm được cho uống các phân đoạn dịch chiết thân rễ Chuối hột với liều tương đương 16 g dược liệu khô/kg ttc/ngày trong 7 ngày liên tục. Trong 7 ngày đó chuột được cho ăn uống bình thường. Định lượng glucose huyết lúc đói trước và sau đợt dùng dịch chiết thân rễ Chuối hột. Tiến hành tương tự với lô chứng uống nước cất.

- Nghiên cứu ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết của chuột

tiêm STZ

Chuột thí nghiệm được tiêm màng bụng dung dịch STZ trong đệm citrat pH 4,5 liều 150 mg/kg ttc, sau 72 giờ định lượng glucose huyết lúc đói của chuột. Chuột có mức glucose huyết ≥ 12 mmol/l được coi là bị ĐTĐ và đem chia lô thử nghiệm. Cho chuột uống các phân đoạn cloroform, cồn và nước với liều tương đương 16 g dược liệu khô/kg ttc/ngày trong 7 ngày liên tục. Ngày thứ 7, xác định lại glucose huyết lúc đói của chuột vào cùng thời điểm với ngày đầu. Tiến hành tương tự với lô chứng uống nước cất và lô đối chứng uống Gliclazide (40 mg/kg ttc/ngày).

2.2.1.4. Xử lý số liệu [13]

Số liệu được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm Excel 2003. So sánh sự khác biệt giữa 2 lô theo phương pháp thống kê Y sinh học, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

2.2.2. Nghiên cứu thành phần hoá học

2.2.2.1. Định tính các nhóm chức [5], [15]

- Định tính bằng các phản ứng hóa học (chủ yếu dựa vào phản ứng tạo

màu và tạo tủa).

- Định tính bằng sắc ký lớp mỏng.

2.2.2.2. Chiết xuất và phân lập thành phần chính [15], [28]

Chiết xuất và phân lập chất tinh khiết dựa vào các phương pháp sắc ký,

trong đó chủ yếu sử dụng:

(25)

- SKLM được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60G F254 (Merck, ký

hiệu 105715), RP18 (Merck). Sắc ký đồ được quan sát dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở hai

bước sóng 254 nm và 366 nm hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%/etanol.

- SKLM điều chế thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn silicagel 60G F254 (Merck, ký

hiệu 105875), phát hiện vết chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 366 nm, hoặc cắt rìa bản mỏng để phun thuốc thử là dung dịch H2SO4 10% trong etanol, hơ nóng để

phát hiện vết chất, ghép lại bản mỏng như cũ để xác định vùng chất, sau đó cạo lớp silicagel có chất, giải hấp phụ bằng dung môi thích hợp.

- Sắc ký cột được tiến hành trên cột silicagel pha thường (0,040-0,063 mm, Merck)

và silicagel pha đảo YMC (30-50 m, FuJisilisa Chemical Ltd.), Dianion HP-20, Sephadex LH20.

2.2.2.3. Xác định cấu trúc phân lập được [31]

Các chất tinh khiết đã phân lập được xác định cấu trúc bằng các số liệu

phổ: Phổ khối lượng phun mù điện tử (ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân

(1D-NMR, 2D-NMR).

Phổ khối lượng phun mù điện tử (ESI-MS) được đo trên máy

AGILENT 1100 LC-MSD Trap của Viện hoá học, Viện Khoa học và Công

nghệ Việt Nam.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân được đo trên máy Bruker Avance AM500

FT-NMR tại Viện hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chất

chuẩn nội là tetramethyl silan.

2.2.2.4. Xác định các nguyên tố vô cơ

Định lượng các nguyên tố vô cơ trong thân rễ cây Chuối hột theo

phương pháp khối phổ plasma cảm ứng (ICP-MS) trên máy AGILENT 7500A

của Trung tâm phân tích, Viện Công nghệ xạ hiếm.

(26)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÁC DỤNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

3.1.1. Ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết của

chuột bình thường

Để đánh giá ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột đến glucose huyết trên chuột bình thường, nghiên cứu tiến hành xác định sự thay đổi glucose huyết của chuột sau khi uống các phân đoạn dịch chiết với liều tương đương 16 g dược liệu khô/kg ttc/ngày trong 7 ngày. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết của chuột bình

thường

Glucose huyết (mmol/l) Mức thay đổi glucose huyết (%) p so với lô chứng Ngày 0 Ngày 7 Chứng 5,81 ± 0,69 7,01 ± 0,97 + 20,65 ± 5,63 Phân đoạn chloroform 4,77 ± 0,23 6,20 ± 0,46 + 29,98 ± 7,97 p > 0,05 Phân đoạn cồn 5,20 ± 0,52 6,48 ± 0,50 + 24,61 ± 7,12 p > 0,05 Phân đoạn nước 5,91 ± 0,49 5,00 ± 0,71 - 15,40 ± 6,59 p < 0,05

Ghi chú: Kết quả trên bảng là giá trị trung bình của 7-9 con chuột ± SD

(27)

Hình 3.1: Mức thay đổi glucose huyết trên chuột bình thường

 Nhận xét:

Trên chuột bình thường, với liều tương đương 16 g dược liệu khô /kg ttc/ngày, sau 7 ngày thử nghiệm:

- Phân đoạn cồn và cloroform làm tăng glucose huyết, nhưng mức tăng không có ý nghĩa thống kê so với chứng (p > 0,05).

- Phân đoạn nước làm giảm glucose huyết (15,40%) có ý nghĩa thống kê so với chứng (p < 0,05).

Các phân đoạn cloroform, cồn và nước có làm tăng hoặc hạ glucose huyết nhưng mức glucose huyết của chuột ở các lô thử nghiệm vẫn nằm trong giới hạn bình thường (< 12 mmol/l). M c gl uc os e hu yế t (m m ol /l )

(28)

3.1.2. Ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết của

chuột tiêm STZ

Chuột bị gây ĐTĐ bệnh lý bằng cách tiêm màng bụng STZ liều 150 mg/kg ttc. Sau 3 ngày, định lượng glucose huyết lúc đói và những chuột có glucose huyết > 12 mmol/l được xem là có dấu hiệu tăng đường huyết để lựa chọn đưa vào nghiên cứu. Cho chuột uống các phân đoạn dịch chiết với liều tương đương 16 g dược liệu khô/kg ttc/ngày trong 7 ngày liên tục vào cùng một thời điểm trong ngày, định lượng glucose huyết lúc đói của chuột vào ngày thứ 7. Sự thay đổi glucose huyết của chuột được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2: Ảnh hưởng dịch chiết thân rễ Chuối hột trên glucose huyết của chuột tiêm STZ

Glucose huyết (mmol/l) Mức hạ glucose huyết (%) p so với lô chứng Ngày 0 Ngày 7 Chứng 24,95 ± 2,17 20,18 ± 1,54 19,08 ± 5,36 Phân đoạn chloroform 26,25 ± 1,44 13,70 ± 1,31 47,80 ± 7,01 p < 0,001 Phân đoạn cồn 25,22 ± 2,17 7,87 ± 0,70 68,79 ± 8,52 p < 0,001 Phân đoạn nước 26,13 ± 1,87 11,04 ± 0,81 57,71 ± 8,23 p < 0,001 Gliclazide 26,22 ± 1,23 5,68 ± 0,72 78,29 ± 5,64 p < 0,001

(29)

Hình 3.2: Mức giảm glucose huyết trên chuột bị gây ĐTĐ bằng STZ

 Nhận xét:

Trên chuột bị gây ĐTĐ bằng STZ, với liều tương đương 16 g dược liệu khô/kg ttc/ngày, sau 7 ngày thử nghiệm:

- Ba phân đoạn dịch chiết đem thử đều làm hạ glucose huyết của chuột, các mức giảm đều có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p < 0,001).

- Trong đó phân đoạn cồn có mức hạ glucose huyết cao nhất (68,79%), tiếp theo là phân đoạn nước (57,71%) và phân đoạn cloroform (47,80%).

- Phân đoạn cồn và nước làm hạ glucose huyết xuống dưới mức glucose huyết bệnh lý (< 12 mmol/l), còn phân đoạn cloroform thì chưa đạt được tác dụng này.

- Gliclazide ở liều 40 mg/kg thể trọng chuột/ngày làm giảm glucose huyết của chuột có ý nghĩa thống kê so với chứng (p < 0,001), mức giảm (78,29%) cao hơn các mức giảm của các phân đoạn dịch chiết từ thân rễ Chuối hột và glucose huyết của chuột ở lô này đã đưa được về mức bình thường (5,68 mmol/l).

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC

M c gl uc os e hu yế t (m m ol /l )

(30)

3.2.1. Định tính các nhóm chất

Kết quả định tính các nhóm chất trong thân rễ Chuối hột được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả định tính các nhóm chất trong thân rễ Chuối hột

STT Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận 1 Alcaloid Mayer -Không Dragendorff -Bouchadat -2 Flavonoid Cyanidin ++ Có NaOH 10% ++ NH3 ++ FeCl3 5% ++ 3 Glycosid tim Liebermann +++ Không Baljet Legal -4 Coumarin Mở, đóng vòng lacton + Có Vi thăng hoa + Diazo +

5 Saponin Hiện tượng tạo bọt - Không

Hiện tượng phá huyết -6 Anthranoid Borntraeger - Không 7 Tanin FeCl3 5% + Có Cu(CH3COO)2 10% + gelatin 2% + 8 Acid hữu cơ Na2CO3 + Có 9 Đường khử TT Fehling +++ Có

10 Chất béo Tạo vết mờ trên giấy + Có

11 Acid amin Ninhydrin 3% - Không

12 Sterol Liebermann +++ Có

(31)

(+): Phản ứng dương tính (+++): Phản ứng dương tính rất rõ

Nhận xét: Qua các phản ứng định tính hóa học đặc trưng đã xác định trong thân rễ

Chuối hột có flavonoid, tanin, coumarin, sterol, đường khử, chất béo và acid hữu cơ. Trong đó sterol và đường khử là 2 nhóm chính.

3.2.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất

Thân rễ Chuối hột (4,0 kg) được rửa sạch, thái mỏng, sấy khô ở nhiệt độ 600C,

sau đó nghiền nhỏ thu được bột thô (0,95 kg). Bột dược liệu được thấm ẩm và chiết bằng etanol 960, phương pháp đun hồi lưu trực tiếp ở nhiệt độ 700C. Dịch chiết cất thu hồi

dung môi dưới áp suất giảm thu được 50,01 g cắn. Phân tán cắn vào nước rồi lắc với cloroform. Dịch cloroform được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm đến dung dịch đậm đặc, dịch đặc này tẩm với silicagel rồi cô quay đến bột tơi mịn. Silicagel tẩm chất được đưa lên cột sắc ký sau khi đã chuẩn bị cột bằng phương pháp nhồi cột ướt. Việc chiết tách được thực hiện trên cột silicagel pha thường cỡ hạt 0,040 - 0,063 mm với hệ dung môi rửa giải là n-hexan – aceton với độ phân cực tăng dần từ tỉ lệ n-hexan – aceton (10:1) đến (1:1). Theo dõi các phân đoạn thu được bằng SKLM, các phân đoạn giống nhau được gộp chung, thu được 10 phân đoạn đánh số từ H1  H10.

Phân đoạn H1 được tiến hành phân lập bằng sắc ký cột pha thường với dung môi

rửa giải là n-hexan – ethyl acetate có độ phân cực tăng dần từ tỉ lệ n-hexan – ethyl acetate (90:1) đến (10:1) thu được 20 mg chất MS1 (1) dưới dạng chất lỏng màu vàng.

Phân đoạn H2 được tiến hành phân lập tiếp bằng sắc ký cột Sephadex LH20 với

dung môi aceton tuyệt đối. Theo dõi các phân đoạn thu được bằng SKLM, các phân đoạn giống nhau được gộp chung, thu được 4 phân đoạn được đánh số từ H2a  H2d. Phân đoạn

H2b được tiếp tục phân lập trên cột silicagel pha đảo YMC với hệ dung môi aceton –

metanol (5:1) thu được 45 mg chất SH1 (2) dưới dạng tinh thể hình kim không màu. Dịch nước còn lại được phân lập trên sắc ký cột (Dianion HP - 20) rửa giải với hệ dung môi metanol : nước theo hướng giảm dần độ phân cực là 0:100 (v/v, 3 lít), 25:75 (v/v, 3 lít), 50:50 (v/v, 3 lít), 75:25 (v/v, 3 lít) và 100% metanol (1 lít). Sau khi cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được các phân đoạn tương ứng là D1  D5.

Phân đoạn D5 được tiến hành phân lập bằng sắc ký cột pha thường với dung môi

rửa giải là cloroform – aceton (3:1). Theo dõi các phân đoạn bằng SKLM, các phân đoạn giống nhau gộp chung, thu được 2 phân đoạn S1 và S2.

(32)

Phân đoạn S1 được triển khai qua sắc ký cột lọc qua gel Sephadex LH 20, rửa giải

bằng metanol 80%. Kiểm tra các phân đoạn bằng SKLM thu được 1 phân đoạn khá sạch. Cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm được dịch đậm đặc rồi chấm toàn bộ lên bản mỏng điều chế tráng sẵn Silicagel 60G F254 (Merck, ký hiệu 105875), triển khai bằng hệ

dung môi cloroform – aceton – metanol (10:4:1). Phát hiện vết chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 366 nm, đồng thời cắt rìa bản mỏng để phun thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%/etanol, hơ nóng. Ghép bản mỏng lại như cũ để xác định vùng chất, sau đó

cạo lớp Silicagel có chất, giải hấp phụ bằng metanol, thu được 13,5 mg chất SH4.1 (3) tinh khiết.

Phân đoạn S2 được tiến hành phân lập bằng sắc ký cột pha thường với hệ dung môi

cloroform – metanol (4:1) và sau đó bằng cột silicagel pha đảo YMC rửa giải với hệ dung môi metanol – nước (2:1) thu được 15,6 mg chất SH5 (4) tinh khiết.

(33)

Quá trình phân lập các chất từ thân rễ Chuối hột được trình bày tóm tắt ở hình 3.3.

3.2.3. Nhận dạng các chất phân lập được

3.2.3.1. Nhận dạng MS1

Chất MS1 là chất lỏng màu vàng, tan tốt trong cloroform, metanol.

Phổ 1H-NMR của MS1 xuất hiện các tín hiệu cộng hưởng với hai cụm tín hiệu nằm ở

hai vùng trường rất khác nhau. Ở vùng trường cao xuất hiện tín hiệu đặc trưng của một nhóm etanol thu hồi

CHCl3 thu hồi Hình 3.3: Sơ đồ phân lập chất từ thân rễ Chuối hột Bột dược liệu (0,95 kg) Dịch chiết etanol Cắn (50,01 g) Dịch nước + etanol 960 phân tán vào nước + CHCl 3 Dịch nước Dịch CHCl3 Cắn SKC SKC S 1 S2 SH4.1(3) (13,5 mg) SH5(4) (15,6 mg) H1 H2 MS1(1) (20 mg) (45 mg)SH1(2)

(34)

metyl bậc một tại  0,89 (3H, t, J = 6,5 Hz, H-16). Ngoài ra, tín hiệu singlet của một nhóm metyl bậc ba xuất hiện tại  2,07 gợi ý cho sự có mặt của một nhóm axetyl. Cụm tín hiệu ở vùng trường thấp có độ dịch chuyển hóa học đặc trưng cho các proton olefin và oximetin.

Trên phổ 13C-NMR của hợp chất MS1 xuất hiện 17 tín hiệu cacbon. Trong đó, hai

tín hiệu cacbon cộng hưởng tại  169,47 (C) và 20,89 (CH3) khẳng định sự có mặt của một

nhóm axetyl. Nhóm metyl đầu mạch được xác định tại  13,96 (CH3, C-16). Sự xuất hiện

của một liên kết đôi bị thế hai vị trí được xác định bằng các tín hiệu cộng hưởng tại  117,32 (CH2, C-1)/135,79 (CH, C-2) và 125,79 (CH, C-9)/136,45 (C-10). Ngoài ra, hai tín

hiệu cộng hưởng tại  63,47 (CH, C-3) và 60,12 (CH, C-8) xác định sự có mặt của hai nhóm oximetilen. Các số liệu của phổ NMR của hợp chất MS1 được trình bày trong bảng 3.4. Bảng 3.4: Các dữ liệu phổ NMR của hợp chất MS1

C

#

C

Ca,b

Ha,c

dạng pic (J = Hz)

HMBC

(H

C)

1

117,3

117,32

5,45*

5,25 dt (1,0, 10,0)

3

2

135,8

135,79

5,93 ddd (5,5, 10,0, 17,0)

3, 4

3

63,4

63,47

4,93 br s

4

78,6

78,56

-5

70,2

70,17

-6

69,2

69,25

-7

76,5

76,58

-8

60,1

60,12

6,14 d (9,0)

6, 7, 9, 10, OAc

9

123,8

123,79

5,48*

10

136,4

136,45

5,67 ddt (1,0, 7,5, 10,0)

8, 9, 11, 12

11

27,7

27,82

2,15 dq (1,0, 7,5)

12

29,1

28,79

1,39 m

10, 11, 13, 14

13

29,1

28,79

1,27 m

10, 11, 13, 14

(35)

14

31,8

31,5

1,27 m

15

22,6

22,45

1,30 m

16

14,0

13,96

0,89 t (6,5)

13, 14

OAc

169,4

169,47

-OAc

20,8

20,89

2,07 s

*tín hiệu bị chồng lấp, #C của 8-O-acetylfalcarindiol [48] aĐo trong CDCl 3, b125 MHz, c500 MHz

Phân tích chi tiết các tương tác trên phổ 1H-1H COSY cho phép ghép nối các mảnh

cấu trúc từ C-1 đến C-3 và từ C-8 đến C-16.

HO

OAc

1 3 8 11 16 Hình 3.4: Các tương tác HMBC () và COSY (▬) chính của hợp chất MS1

Dựa trên kết quả phổ 1H-1H COSY đã thu được, cùng với các tương tác xa HMBC

giữa H-2 ( 5,93) và C-4 ( 78,56) và giữa H-8 ( 6,14) và C-6 ( 69,29)/C-7 ( 76,58) khẳng định vị trí của 3 cacbon bậc bốn còn lại và sự tồn tại của 2 liên kết ba liên tiếp (hình 3.4). Ngoài ra, tương tác HMBC giữa H-8 ( 6,14) và cacbon cacbonyl của nhóm axetyl (

169,47) cho phép xác định vị trí liên kết của nhóm axetyl tại C-8. So sánh số liệu phổ 13

C-NMR của hợp chất MS1 với các số liệu tương ứng đã được công bố của hợp chất 8-O-acetylfalcarindiol [48] cho thấy sự phù hợp hoàn toàn ở tất cả các vị trí (bảng 3.4) khẳng định thêm tính chính xác của cấu trúc đã xác định.

Từ tất cả các phân tích nêu trên cho phép xác định chính xác cấu trúc hóa học của hợp chất MS1 là 1,9-hexadecadiene-4,6-diyne-3,8-diol-8-acetate.

Công thức cấu tạo của MS1

H3C O CH3 O CH2 OH 1 3 4 5 6 7 2 8 9 10 11 12 13 14 15 16

(36)

1,9-hexadecadiene-4,6-diyne-3,8-diol-8-acetate

3.2.3.2. Nhận dạng SH1

Hợp chất SH1 thu được ở dạng tinh thể hình kim không màu. Hợp chất SH1 phản ứng với thuốc thử H2SO4 10% trong điều kiện hơ nóng thấy xuất hiê ên màu hồng khá đâ êm,

sau đó chuyển dần sang màu xanh mờ chứng tỏ đây có thể là mô êt sterol. Phổ 1H-NMR (500

MHz, CDCl3) xuất hiện tín hiệu nhóm oximetin tại  3,53 (1H, m, H-3), một nối đôi thế ba

lần ở  5,37 (1H, brs, H-6), mô êt nối đôi ngoại vòng kiểu -CH=CH- tại  5,17 (1H, dd, J = 15,1, 3,7 Hz, H-22) và 5,07 (1H, dd, J = 15,1, 3,7 Hz, H-23). Ngoài ra còn có tín hiệu của 6 nhóm methyl tại  0,67 (3H, s, H-18), 1,01 (3H, s, H-19), 1,03 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-21), 0,83 (6H, d, J = 6,8 Hz, H-26 và H-27), và 0,70 (3H, t, J = 7,5 Hz, H-29). Trên phổ 1

H-NMR ngoài những tín hiê êu rõ nét nêu trên, còn thấy vùng phổ đám khá dầy đă êc có giá trị đô ê dịch chuyển hóa học từ  1,0 đến 3,0 ppm điển hình của các steroid hoă êc terpenoid. Tuy nhiên, ba tín hiê êu doublet tại  1,03 (3H, d, J = 6,5 Hz, H-21), 0,83 (6H, d, J = 6,8 Hz, H-26 và H-27), và 0,70 (3H, t, J = 7,5 Hz, H-29) này đă êc trưng cho 4 nhóm metyl bâ êc hai của khung stigmasta. Những dữ liệu phổ này cho thấy đây là hợp chất sterol có hai nối đôi, mô êt nối đôi nô êi vòng thế ba lần và mô êt nối đôi ngoại vòng và một nhóm hydroxyl.

Trên phổ 13C-NMR (125 MHz, CDCl

3) xuất hiện tín hiệu của 29 carbon, trong đó

có mô êt nối đôi thế ba lần ở  140,8 (C, C-5) và 121,1 (CH, C-6), và mô êt nối đôi -CH=CH-tại  138,2 (C-22) và 129,7 (C-23), carbon oximetin tại  72,2 (C-3), 6 nhóm metyl tại 

12,4 (C-18), 19,8 (C-19), 21,6 (C-21), 12,6 (C-26), 32,2 (C-27) và 0,7(C-29). Các loại cacbon được xác định cụ thể bằng phổ DEPT 90 và DEPT 135. Với mô êt số tín hiê êu đă êc trưng nêu trên, đă êc biê êt là giá trị đô ê dịch chuyển của că êp tín hiê êu của 2 nối đôi cũng như tín hiê êu của cacbon CH nối với nguyên tử oxi tại C-3 có thể nhâ ên biết được đây là sitosterol (Stigmasta-5,22-dien-3-ol, hay 24-ethylcholesta-5,22-dien-3-ol), mô êt hợp chất khá phổ biến trong thiên nhiên. Các dữ liệu về phổ của chất SH1 (bảng 3.5) hoàn toàn phù hợp với các dữ liệu phổ đã công bố về hợp chất stigmasterol [23]. Vì vậy, SH1 được nhận dạng là Stigmasterol.

Bảng 3.5: Các dữ liệu phổ NMR của hợp chất SH1

(37)

T T 1 37,7 (t) CH2 16 29,3 (t) CH2 2 32,1 (t) CH2 17 56,4 (d) CH 3 72,2 (d) 3,53 (1H, m) CH 18 12,4 (q) 0,67 (3H, s) CH3 4 42,7 (t) CH2 19 19,8 (q) 1,01 (3H, s) CH3 5 140,8 (s) 20 40,9 (d) CH 6 121,1 (d) 5,37 (1H,brs) CH 21 21,6 (q) 1,03 (3H, d, 6,8 ) CH3 7 32,3 (t) CH2 22 138,2 (t) 5,17 (1H, dd, 15,1,3,7) CH2 8 32,2 (d) CH 23 129,7 (t) 5,07 (1H, dd, 15,1,3,7) CH2 9 50,6 (d) CH 24 51,6 (d) CH 10 36,9 (s) 25 25,8 (d) CH 11 21,5 (t) CH2 26 12,6 (q) 0,83 (3H, t, 7,0) CH3 12 40,1 (t) CH2 27 32,2 (d) 0,83 (3H, t, 7,0) CH3 13 42,6 (s) 28 21,5 (q) 0,7 (3H, d, 6,6) CH2 14 57,3 (d) CH 29 19,4 (q) 0,7 (3H, d, 6,6) CH3 15 24,8 (t) CH2 aĐo trong CDCl 3, b125MHz, c500 MHz.

Công thức cấu tạo của SH1

3.2.3.3. Nhận dạng SH4.1

Hợp chất SH4.1 thu được dưới dạng chất bô êt vô định hình. Trên bản

mỏng sắc ký, sau khi tiến hành chạy sắc ký và hiê ên màu bằng thuốc thử

H

2

SO

4

10% rồi hơ nóng thấy xuất hiê ên màu tím hồng đă êc trưng của hợp chất

HO 17 18 19 20 22 5 24 26 27 28 29 3 Stigmatsterol

(38)

steroid. Phổ

1

H-NMR cho dạng phổ của mô êt hợp chất sterol glycoside gắn với

một mạch cacbon dài của acid béo. Trong đó có tín hiê êu của đường xuất hiê ên

trong khoảng vùng từ

3,00 đến 4,50. Đă êc biê êt, tín hiê êu proton nối với

cacbon anome tại

ppm

4,42 (1H, d, J = 7,5 Hz) chứng tỏ phân tử đường này có

proton H-1 và H-2 đều nằm ở vị trí axial. Tức là liên kết β-glycosid đã được

hình thành. Phần khung aglycon cho phổ đám dầy đă êc từ

0,65 đến 3,00

điển hình cho hợp chất steroid. Ngoài ra, tín hiê êu của nối đôi thế ba lần

xuất hiê ên dưới dạng broad singlet của mô êt proton duy nhất và tín hiê êu của

mô êt nhóm oximetin cũng cho phép dự đoán đây là mô êt hợp chất có khung

stigmast-5-en-3-ol [50]. Những tín hiê êu rất đă êc trưng trên phổ

13

C-NMR như

nối đôi thế ba lần nô êi vòng C-5/C-6 tại

140,4 (C)/122,1 (CH), cacbon metin

nối với oxi tại

79,7 cùng với ba tín hiê êu doublet và một tín hiệu triplet của 4

nhóm metyl bâ êc một rất đă êc trưng cho khung stigmast-5-en-3-ol.

Cũng trên phổ NMR có thể thấy sự có mă êt của mô êt mạch axit béo no

với tín hiê êu chồng lấp nhiều tại

1,29 trên phổ

1

H-NMR và tín hiê êu CH

2

vùng

29,1-28,8 ppm trên phổ

13

C-NMR. Các dữ kiê ên phổ NMR của mạch dài này

cũng được so sánh với các dữ kiê ên của hợp chất tương tự là longiside-B [41]

cho thấy sự phù hợp về cơ bản. Tuy nhiên, chiều dài của mạch cacbon này cần

phải được xác định bằng phổ khối lượng. Như vâ êy, những dữ liệu phổ NMR

của chất SH4.1 khá phù hợp với những dữ liệu phổ tương ứng của hợp chất

longiside-B tức là gồm có khung aglycon là stigmast-5-en-3β-ol có nối một

phân tử đường thông qua liên kết axetal tại C-3 và một mạch dài của acid béo

được nối với phân tử đường bằng liên kết ester. Tuy nhiên, kết quả so sánh chi

tiết các giá trị phổ của hai hợp chất này khác nhau ở các tín hiệu của phân tử

đường (bảng 3.6).

(39)

Sự có mă êt của 1 phân tử đường galactopyranose cũng được khẳng định. Các giá trị

Cppm của phân tử đường của hợp chất SH4.1 (bảng 3.6) được so sánh với các giá trị phổ

tương ứng đã được công bố cho đường galactopyranose (Cppm 97,4, 72,9, 73,8, 69,7, 75,9

và 61,8) [61] và cho kết quả hoàn toàn phù hợp.

Kết quả phổ khối lượng ESI-MS xuất hiê ên pic ion tại m/z 829 (phổ

positive) [M+H]

+

, hoàn toàn phù hợp với công thức phân tử C

52

H

92

O

7

. Kết quả

này cho thấy, so với hợp chất longiside-B số khối đã tăng thêm 14 đơn vị

cacbon, tương ứng với mô êt nhóm CH

2

. Công thức phân tử C

52

H

92

O

7

phù hợp

với mô êt hợp chất tương tự là 3-O-(6’-O-heptadecanoyl-

-D-glucopyranoside)

stigmast-5-en-3-ol (nhánh axit có 17 cacbon) được phân lâ êp từ cây Cistanche

deserticola [46]. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, hợp chất SH4.1 lại có phân

tử đường galactopyranose. Ngoài viê êc phân tích, so sánh các dữ liê êu phổ

NMR với các tài liê êu đã công bố, dữ kiê ên phổ NMR của SH4.1 còn được xác

định nhờ phổ DEPT 135, DEPT 90. Tổng hợp những kết quả nêu trên có thể

khẳng định hợp chất SH4.1 là 3-O-(6’-O-heptadecanoyl-

-D-galactopyranoside)-stigmast-5-en-3-ol.

Bảng 3.6: Các dữ liệu phổ NMR của hợp chất SH4.1 và longiside-B [41

]

Vị trí C Hợp chất SH4.1  longiside-B [41] (Cppma,b) DEPT Hppm a,c, Chuối hột(Hz) 1 37,3 (t) CH2 37,0 (t) 2 29,5 (t) CH2 29,5 (t) 3 79,7 (d) CH 3,50 (1H, m) 79,7 (d) 4 38,9 (t) CH2 38,7 (t) 5 140,4 (s) C 5,36 (1H, brs) 140,2 (s) 6 122,1 (d) CH 122,3 (d) 7 31,9 (t) CH2 32,0 (t)

(40)

8 31,9 (d) CH 31,9 (d) 9 50,2 (d) CH 50,1 (d) 10 36,4 (s) C 36,6 (s) 11 22,7 (t) CH2 21,8 (t) 12 39,8 (t) CH2 39,6 (t) 13 42,4 (s) C 42,2 (s) 14 56,8 (d) CH 56,6 (d) 15 24,3 (t) CH2 24,2 (t) 16 28,2 (t) CH2 28,1 (t) 17 56,2 (d) CH 55,9 (d) 18 11,9 (q) CH3 0,68 (3H, s) 11,7 (q) 19 19,4 (q) CH3 1,00 (3H, s) 19,2 (q) 20 36,2 (d) CH 36,0 (d) 21 18,8 (q) CH3 0,92 (3H, d, 6,5) 18,8 (q) 22 34,2 (t) CH2 34,0 (t) 23 26,2 (t) CH2 26,0 (t) 24 45,9 (d) CH 45,7 (d) 25 29,2 (d) CH 29,2 (d) 26 19,8 (q) CH3 0,83 (3H, t, 6,5) 19,6 (q) 27 18,9 (d) CH3 18,9 (d) 28 23,1 (d) CH2 0,87 (3H, d, 6,5) 23,0 (d) 29 12,0 (q) CH3 0,87 (3H, d, 6,5) 11,8 (q) 1’ 101,2 (d) CH 99,6 (d) 2’ 73,5 (d) CH 71,4 (d) 3’ 73,9 (d) CH 71,8 (d) 4’ 70,3 (d) CH 68,7 (d) 5’ 76,1 (d) CH 72,9 (d) 6’ 63,5 (t) CH2 61,1 (t) 1” 174,4 (s) C 174,6 (s)

Referências

Documentos relacionados

A pesquisa Político 2.0 selecionou os principais indicadores do levantamento realizado e classificou os parlamentares em relação a sua influência, audiência, presença,

Para as competições Taça de Portugal, Campeonato Nacional, bem como, para as restantes provas homologadas para ranking (ou, com classificação de Nível III IPSC),

Entendo que não tendo o autor sido capaz de se desincumbir do ônus processual que lhe competia de comprovar a ocorrência do fato constitutivo do direito alegado por ele

Os débitos abaixo, além de honorários advocatícios, juros, multas e correção, existentes e eventuais outras contas inerentes ao imóvel posteriores a essas citadas em

A cada indivíduo são aplicados operadores genéticos (mutação e recombinação) de forma a modificá-los para encontrar uma melhor solução ao problema.. Uma vez modificados,

Se um processo tentar abrir uma fila em modo de escrita, e nesse instante não houver um processo que tenha aberto a fila em modo de acesso de leitura, o processo fica

Usar vestuário de protecção, luvas e equipamento protector para os olhos/face adequados. Em caso de acidente ou de indisposição, consultar imediatamente o médico (se

Na historiografia acadêmica escrita até 1999 existe uma diversidade de objetos e abor- dagens que incluem pesquisas sobre o surgimento de uma música urbana popular no Rio de Janeiro