• Nenhum resultado encontrado

BÀI THẢO LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "BÀI THẢO LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP"

Copied!
14
0
0

Texto

(1)

BÀI THẢO LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

NHÓM I

CHỦ ĐỀ: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ

Hiện nay cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các hình thức tài trợ vốn cho doanh nghiệp ngày càng trở nên phong phú và đa dạng giúp các doanh nghiệp có điều kện lựa chọn, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi

nguồn vốn khác nhau lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Do vậy các nhà quản lý phải cân nhắc kĩ trước khi ra quyết định để đảm bảo vừa đủ vốn cho doanh nghiệp vừa đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.

Với chủ đề: “ Lựa chọn chiến lược tài trợ” nhóm chúng tôi mong muốn sẽ làm rõ một số vấn đề cơ bản nhất của các hình thức tài trợ trong các doanh nghiệp hiện nay.

Bài thảo luận sẽ gồm các nội dung chính sau:

I, Tổng quan về các hình thức tài trợ của doanh nghiệp 1. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

2. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp 3. Các mô hình tài trợ chính

II, Liên hệ thực tiễn

I, Tổng quan về các hình thức tài trợ trong doanh nghiệp 1, Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp

Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có các tài sản để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Có nhiều cách phân loại tài sản cố định, tuy nhiên dưới giác độ của tài chính doanh nghiệp, chúng tôi sẽ xem xét đến hai loại chính là : tài sản cố định ( tài sản dài hạn) và tài sản lưu động ( tài sản ngắn hạn).

(2)

- Tài sản cố định: là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài và thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn của tài sản cố định như:

 Thời gian sử dụng trên một năm

 Phải đáp ứng được tiêu chuẩn về giá trị theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Tài sản lưu động: là những tài sản ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kì kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

Do tính chất chu kì trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã hình thành nên các tài sản tài sản thường xuyên và tìa sản tạm thời. Tổng tài sản thường xuên bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn thường xuyên. Đây là những tài sản tối thiểu một doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Mức chênh lẹch giữa tổng tài sản và tài sản thương xuyên là tài sanr ngắn hạn tạm thời.

Tài sản ngắn hạn tạm thời dao động mang tính chất mùa vụ, khối lượng dao động của nó thay đổi tùy vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Nó có thể lên tới đỉnh điểm khi nhu cầu tối đa hoặc biến mất khi nhu cầu tối thiểu.

2, Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố tiền dề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh dopanh thành hiện thực, dòi hỏi một lượng vốn nhất định nhằm hình thành nên tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn. Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp và có hiệu quả ( hay nói cách khác là tìm nguồn tài trợ) cần có sự phân lọa nguồn vốn. Dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau có thể chia nguồn vốn doanh nghiệp thành các loại như sau:

- Dựa vào quan hệ sở hữu vốn: nguồn vốn bao gồm:

 Vốn chủ sở hữu

 Nợ phải trả

(3)

 Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổ định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thương được dùng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một phàn tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn( dưới một năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vố thương bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.

- Dựa vào phạm vi huy động vốn

 Nguồn vốn từ bên trong: là nguồn vốn huy động được từ chính hoạt động đầu tư của bản thân doanh nghiệp tạo ra. Nguồn vốn từ bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

 Nguồn vốn từ bên ngoài: việc huy động vốn từ bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng của doanh nghiệp. doanh nghiệp có thể huy đọng từ một số nguồn như từ người thân, vay các ngân hàng, tổ chức tín dụng....

3, Các mô hình về nguồn tài trợ

3.1. Nguồn vố lưu động thường xuyên

Để đảm bảo trong quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, lien tục thì tương ứng với một quy mô kinh nhất định, thường xuyên phải có một tài sản lưu động nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm và thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Những tài sản lưu đọng này gọi là tài sản lưu đọng thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản lưu động thường xuyên. Tài sản thường xuyên gồm tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên. Trong hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp, không phải lúc nào cũng được tiến hành một cách bình thường, mà có những lúc xuất hiện những sự cố biến đổi làm nảy sinh nhu cầu vốn lưu động để trang trải.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành bộ phận tài sản lưu đọng có tính chất tạm thời, các nguyên nhân chính có thể là:

(4)

B

A

- Dự kiến giá cả nguyên vật liệu, vật tư tăng hoặc có những chuyến hàng chở vật tư về đến doanh nghiệp ngoài kế hoạch., làm vật tư dự trữ tăng lên đột biến nên cần các nguồn vốn lưu động tạm thời để trang trải.

- Sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp tăng lên đột biến, do nhiều thuận lợi trong việc bán hàng làm hàng tồn kho tăng lên do đó nhu cầu vốn lưu động cũng tăng lên theo.

- Trong trường hợp nhận được đơn đặt hàng ngoài kế hoạch cũng làm nhu cầu vốn lưu động tăng lên đột biến.

Biến động của nhu cầu vốn và nguồn tài trợ

- Phân tích đồ thị:

- - Do tài sản ngắn hạn tạm thời dao động mang tính chất mùa vụ, khối lượng của nó thay đổi tùy vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn Tổng tài sản TS ngắn hạn tạm thời TS Dài hạn TS ngắn hạn thường xuyên Nhu cầu vốn của doanh nghiệp tại từng thời điểm là khác nhau.

(5)

- - Do tài sản thường xuyên của doanh nghiệp là tài sản tối thiểu cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường  Tài sản thường xuyên cũng thay đổi nhưng thay đổi ít, tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.

- Khi tài sản ngắn hạn tạm thời ở mức cực đại, tức doanh nghiệp hoạt động ở mức tối đa thì nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng tăng lên đến mức cực đại (ví dụ: tại B).

- Khi tài sản ngắn hạn tạm thời ở mức tối thiểu, tức doanh nghiệp hoạt động ở mức tối thiểu thì nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng giảm xuống mức thấp nhất (ví dụ: tại A)

-  Ứng với nhu cầu vốn tại từng thời điểm khác nhau, doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động nguồn tài trợ khác nhau để đảm bảo nhu cầu chung về vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tạo ra mức đọ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu đọng thường xuyên đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động thường xuyêncòn nguồn vốn lưu động tạm thời sẽ đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy.

Những yếu tố làm tăng nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp là: - Tăng vốn chủ sở hữu như tăng phát hành cổ phần, tăng lợi nhuận để lại, tăng

các nguồn ngân quỹ của doanh nghiệp.

- Tăng các khoản vay trung và dài hạn, kể cả việc phát hành trái phiếu. - Nhượng bán hoặc thanh lí TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng

Những yếu tố làm giảm nguồn vốn lưu đọng thường xuyên: - Giảm vốn chủ sở hữu

- Hoàn trả các khoản vay trung và dài hạn.

- Tăng đầu tư vào tài sản cố định hoặc đầu tư dài hạn khác bằng cách xây dựng, đổi mới thiết bị công nghệ.

(6)

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một phương thức phối hợp nguồn vố trong việc đảm bảo nhu cầu về vốn kinh doanh của mình. Một chiến lược thường được các doanh nghiệp sử dụng là sự phù hợp chặt chẽ giữa thời hạn của nguồn vốn và thời hạn của tài sản được tạo ra . Những tài sản thường xuyên phải đảm bảo từ nguồn vốn thường xuyên. Tài sản dài hạn có thời hạn sử dụng lâu dài tất yếu phải được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên. Đối với các tài sản ngắn hạn, tuy thời gian sử dụng ngắn và luôn luôn đổi mới, nhưng để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục cũng luôn phải có một lượng tài sản cố định ngắn hạn thường xuyên ở mức độ nhất định được hình thành bằng nguồn vốn có tính chất ổn định và lâu dài ( nguồn vốn thường xuyên). Bộ phận tài sản ngắn hạn tạm thời có thể đảm bảo bằng nguồn vốn ngắn hạn

Chiến lược tổ chức huy đọng của doanh nghiệp được xây dựng dựa vào nhiều căn cứ khác nhau. Có ba mô hình thường được các doanh nghiệp sử dụng là:

a, Mô hình tài trợ thứ nhất:

Tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn thường xuyên và một phần tài sản ngắn hạn tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phần tài sản lưu động tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn ngắn hạn.

(7)
(8)

Ưu điểm của mô hình: Giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn.

Nhược điểm của mô hình:

- Chi phí cao hơn các mô hình khác do lãi vay dài hạn thường cao hơn lãi vay ngắn hạn.

- Chưa tạo ra được sự linh hoạt trong tổ chức và sử dụng nguồn vốn.

Trong thực tế doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thường xuyên biến động, vì vậy khi doanh nghiệp gặp khó khăn mà vẫn phải đảm bảo nguồn vốn như vậy làm giảm tính linh hoạt cho việc tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.

b, Mô hình tài trợ thứ 2

Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản ngắn hạn tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Thời gian Nguồn vốn thường xuyên TS dài hạn TS ngắn hạn thường xuyên TS ngắn hạn tạm thời Nguồn vốn tạm thời Tiền

(9)

Ưu điểm: Xác định được sự cân bằng về thời gian sử dụng vốn và nguồn vốn từ đó giúp doanh nghiệp có thể hạn chế các chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi ro có thể gặp trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhược điểm:

- Việc tổ chức cơ cấu và sử dụng nguồn vốn vẫn chưa thực sự linh hoạt bởi doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp biến đọng thường xuyên trong khi vần phải đảm bảo một nguồn vốn thường xuyên khá lớn.

- Mô hình tài trợ này phải sử dụng một lượng vốn vay trung và dài hạn tương đói lớn nên chi phải cho việc sử dụng vốn cao.

c, Mô hình tài trợ thứ 3

Tài sản dài hạn và một phần tài sản ngắn hạn thương xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn dài hạn còn một phần tài sản ngắn hạn thường xuyên và toàn bộ tài sản ngắn hạn tạm thời được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn.

(10)

Ưu điểm: do tỷ trọng nguồn tài trợ ngắn hạn tăng thêm nên mô hình này - Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn

- Tăng tính linh hoạt trong việc tài trợ nhu cầu ngắn hạn

Nhược điểm: doanh nghiệp có thể gặp rủi ro cao hơn trong kinh doanh cao hơn so với hai mô hình trên do nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng nhiều hơn.

Thông thường các doanh nghiệp không chỉ áp dụng một mô hình tài trợ mà tùy vào điều kiện cụ thể trong từng thời kì mà có thể điều chỉnh một cách hợp lý. II, Liên hệ thực tiễn

(11)

Để hiểu rõ hơn về mô hình tài trợ trong doanh nghiệp, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk như sau:

2, giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn theo cơ cấu tài sản a. Hoàn thiện cơ cấu tài sản ngắn hạn

 Tiền: tiền của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, một doanh nghiệp luôn luôn phải đảm bảo có đủ một lượng tiền trong doanh nghiệp để đảm bảo các mục đích:

- Đủ để thanh toán các hóa đoen mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất, phí dịch vụ như điện nước và tiền lương cho công nhân, cán bộ trong doanh nghiệp.

- Dự phòng cho các khoản chi bất thường. Khoản dự phòng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào khả năng dự báo về chi trả và vay ngắn hạn nhanh hay chậm của doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra.

Để thực hiện các mục tiêu trên thì mỗi doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết cho khả ngăn về doanh thu, khả năng thu hồi nợ và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì

 Đầu tư tài chính ngắn hạn: doanh nghiệp chỉ nên đầu tư khi thừa vốn và đầu tư chắc chắn có hiệu quả. Đây là một kênh đầu tư để kiếm lợi nhuận. tuy nhiên cũng chỉ nên đầu tư ở một mức độ nhất định đủ an toàn về vốn. Cần tính toán, cân nhắc kĩ trước khi quyết định đầu tư vì lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao.

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn nên đầu tư khi thấy chắc chắn vì đây là hình thức mang lại lợi tức nhanh.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác chủ yếu là góp vốn liên doanh trong vòng dưới một năm tuy nhiên cũng cần đàu tư ở mức đọ vừa phải để đảm bảo an toàn về vốn

 Các khoản phải thu khách hàng: phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần quản lý một cách chặt chẽ các khoản phải thu này cho từng khách hàng để tránh thất thoát lợi ích cho doanh nghiệp.

(12)

 Các tài sản ngắn hạn khác như: kí cược, kí quỹ,tạm ứng, các khoản chi phí phải trả:

- Các khoản kí cược, thế chấp, kí quý có khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu vay vốn, các khoản này cần được quản lý một cách chặ chẽ và thu hồi ngay khi đến hạn để tránh thất thoát. Tỷ lệ các khoản này càng thấp càng tốt khi để tránh bị lạm dụng vốn.

- Doanh nghiệp cần có định mức về các khoản tạm ứng để đảm bảo thu chi trong kì

BẢNG CƠ CẤU TÀI SẢN NGẮN HẠN

Chỉ tiêu Mức độ cần thiết

Tỷ trọng Tiền - Đảm bảo để thanh toán các hóa đơn mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi trả chi phí và tiền lương.

- Duy trì một mức độ an toàn để để chi trả các chi tiêu bất ngờ. từ 5-10%

Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Phản ánh khả năng tạo lợi tức và chỉ thực hiện khi có đủ khả năng. Tỷ trọng khoảng 10% Tỷ trọng các khoản phải thu Phải thu khách hàng Càng nhỏ càng tốt để tránh bị lạm dụng vốn. Từ 0 – 5% Phải thu nội bộ Càng nhỏ càng tốt, từ 0 -5% Phải thu khác Càng nhỏ cang tốt, từ 0 -1% Tỷ trọng hàng tồn kho Nguyên vật liệu Giữ ở mức độ phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, tránh dự trữ

nhiều dẫn đến ứ đọng vốn. tỉ lệ từ 5-10% Công cụ dụng cụ Chi phí sản xuất dở dang

(13)

tài sản ngắn hạn khác Chi phí trả trước thực tế, tránh thất thóat và ứ đọng vốn Kí cược...

b. Hoàn thiện cơ cấu tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư dài hạn khác.

BẢNG CẤU TÀI SẢN DÀI HẠN Khoản phải thu dài hạn Các khoản phải thu khách hàng Càng nhỏ cang tốt để tránh bị lạm dụng vốn, tỉ lệ từ 0 -1 % Các khoản phải thu nội bộ Các khoản phải thu khác Tài sản cố định TSCĐ hữu hình

Duy trì ở mức cần thiết để đảm bảo vị thế và haotj đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tỉ lệ 35 -40%

TSCĐ thuê tài chính

Trong điều kiện vốn hạn hẹp thì nên tăng tỉ lệ này, từ 10- 20%

TSCĐ vô hình Chỉ cần một mức độ nhất định 5%

Bất động sản đầu tư Doanh nghiệp cần cân nhắc dến yếu tố lợi nhuận trong trường hợp này.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Đầu tư vào công ty con

Là hoạt động đầu tư mới mẻ, cần số vốn lớn doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn lực, tranh thủ mọi cơ hội để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. trong điều kiện có thể thì nên giữ ở mức nhất định để đảm bảo cho nguồn vốn. (đến 5%) Đầu tư liên doanh, liên kết Đầu tư dài hạn khác Tài sản dài hạn khác Chi phí trả trước Càng nhỏ càng tốt để tránh ứ đọng vốn ( 0-5%) Tài sản cố định khác

Chỉ có khi nguồn tài chính của công ty dồi dào(đến 5%)

(14)

Kết luận: trong cơ chế thị trường, một doanh nghiệp có được càng nhiều tài sản càng tốt nhưng điều quan trọng hơn là doanh nghiệp sử dụng những tài sản đó phân bổ vào khâu nào và tỷ trọng bao nhiêu cho hợp lý và phát huy hiệu quả. Nói cách khác, doanh nghiệp có vốn thôi chưa đủ , diều quan trọng là sử dụng vốn đó như thể nào cho hiệu quả, đáp ứng nhu cầu kinh doanh và nâng cao hiệu quả của nguồn vốn. Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị tài chính, doanh nghiệp và các nhà tài chính cần cân nhắc kĩ trước các quyết định đầu tư của mình để nâng cao hiểu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp, nhóm chúng ta đưa ra một số giải pháp như sau:

- Huy động vốn: các doanh nghiệp nên đa dạng hóa các hình thức huy động vốn khác nhau để tăng tính linh hoạt cho nguồn vốn như vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc huy động vốn thong qua phát hành cổ phiếu

- Đội ngũ cán bộ tài chính: nên thưỡng xuyên được tham gia các lớp đào tạo để nâng cao chuyên môn

- Công tác lập kế hoạch cho cho sản xuất kinh doanh, sử dụng nguồn vốn phải được quản lý một cách chặt chẽ để đảm bảo cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tránh bị thất thoát vốn mọt cách lãng phí.

Referências

Documentos relacionados

Keen (1980) cho rằng Hệ hỗ trợ quyết định là sản phẩm của quá trình phát triển trong đó người sử dụng Hệ hỗ trợ quyết định, người tạo ra Hệ hỗ trợ quyết định và

Nagios có thể điều khiển máy cài NRPE kiểm tra các thông số phần cứng, các tài nguyên, tình trạng hoạt động của máy đó hoặc sử dụng NRPE để thực thi các

Khảo sát chuyển động của hệ vật trên băng đệm khí để nghiệm lại ba định luật của Newton dựa trên sự bảo toàn trạng thái chuyển động của một vật chịu tác dụng

TMQT tối đa hóa mức sản lượng của nền kinh tế thế giới ( Đúng ) : vì ở chương II nghiên cứu thương mại quốc tế trong điều kiện tự do cho nên các quốc gia

Có nhiều phương pháp để xác định hàm lượng các kim loại, tùy thuộc vào hàm lượng chất phân tích mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau: phương pháp phân

Điều 645 Bộ luật dân sự quy định: Ngƣời thừa kế có quyền từ chối nhận di sản,trừ trƣờng hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình

Điều này được giải thích như sau: khi sử dụng tỉ lệ R/L thấp đồng nghĩa với lượng dung môi sử dụng lớn, sẽ hòa tan triệt để lượng tanin có trong nguyên

Hệ điều hành sử dụng các thành phần nào sau đây của nó để chuyển đổi ngữ cảnh và trao CPU cho một tiến trình khác (đối với tiến trình đang thực thi)..