• Nenhum resultado encontrado

Ứng Dụng Mô Hình Value at Risk Trong Việc Đo Lường Và Đưa Ra Quyết Định Quản Trị Rủi Ro Tỷ Giá Tại Các NHTM Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Ứng Dụng Mô Hình Value at Risk Trong Việc Đo Lường Và Đưa Ra Quyết Định Quản Trị Rủi Ro Tỷ Giá Tại Các NHTM Việt Nam"

Copied!
59
0
0

Texto

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ------

CÔNG TRÌNH DỰ THI

GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ - UEH 2013”

TÊN CÔNG TRÌNH

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VALUE AT RISK TRONG VIỆC

ĐO LƢỜNG VÀ ĐƢA RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ RỦI

RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

VIỆT NAM.

THUỘC NHÓM NGÀNH KHOA HỌC KINH TẾ

(2)

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ... iii

DANH MỤC BẢNG ... iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ. ... v

PHẦN MỞ ĐẦU ... vi

CHƢƠNG 1. RỦI RO TỶ GIÁ, TÍNH TẤT YẾU CỦA RỦI RO TỶ GIÁ, QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ, MÔ HÌNH VALUE AT RISK VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐO LƢỜNG RỦI RO TỶ GIÁ. ... 1

1.1. Rủi ro tỷ giá và tính tất yếu của rủi ro tỷ giá. ... 1

1.2. Quản trị rủi ro tỷ giá. ... 1

1.3. Mô hình Value at Risk và cơ sở khoa học để đo lường rủi ro tỷ giá. ... 2

1.3.1. Lý luận mô hình Value at Risk. ... 2

1.3.2. Các phương pháp tính VaR. ... 4

1.3.3. Các hạn chế của mô hình VaR. ... 8

1.3.4. Giới thiệu Back – test. ... 8

1.3.5. Giới thiệu Stress – test và E-VaR. ... 8

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM QUA CÁC NĂM 2010 - 2012 ... 10

2.1. Khung pháp lý trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam. ... 10

2.2. Các giao dịch ngoại tệ đang được triển khai ở các NHTM Việt Nam. ... 11

2.2.1. Giao dịch ngoại tệ giao ngay (Spot operation). ... 11

2.2.2. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward operation). ... 12

2.2.3. Giao dịch ngoại tệ quyền chọn (Option operation). ... 15

2.2.4. Giao dịch ngoại tệ hoán đổi (Swap operation). ... 16

2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam. ... 17

2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM qua các năm 2010 – 2012. ... 17

(3)

2.3.2. Mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. ... 21

2.4. Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá của các NHTM Việt Nam. ... 23

2.5. Sự cần thiết phải sử dụng mô hình VaR trong đo lường rủi ro tỷ giá. ... 24

CHƢƠNG 3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH VALUE AT RISK TRONG VIỆC ĐO LƢỜNG VÀ ĐƢA RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NHTMVN ... 25

3.1. Ứng dụng mô hình Value at Risk để đo lường rủi ro tỷ giá. ... 25

3.1.1. Phương pháp mô phỏng lịch sử... 25

3.1.2. Phương pháp Variance – Covariance. ... 26

3.1.3. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo. ... 27

3.1.4. Kết quả tính VaR. ... 28

3.2. Ứng dụng Back – test để kiểm tra tính chính xác của VaR. ... 29

3.3. Ứng dụng Stress test và E-VaR để khắc phục hạn chế của VaR. ... 30

3.3.1. Stress test. ... 30

3.3.2. E- VaR. ... 31

3.4. Hiệu quả của mô hình Value at Risk. ... 32

3.4.1. Đưa ra mức chịu đựng của ngân hàng khi gặp rủi ro tỷ giá. ... 32

3.4.2. Ứng dụng kết quả tính VaR để quản trị rủi ro tỷ giá bằng công cụ ngoại tệ phái sinh. ... 32

3.4.3. Ứng dụng Value at Risk và Optquest để xác định trạng thái ngoại tệ tối ưu. ... 39

3.5. Kiến nghị. ... 40

3.5.1. Kiến nghị với các Ngân hàng Thương mại. ... 40

3.5.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam trong việc ban hành chính sách quản trị rủi ro tỷ giá. ... 44

KẾT LUẬN ... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO. ... a

(4)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

KQKDNT Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ

NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNTVN Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

NHTM Ngân hàng Thương mại

NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần

NHTW Ngân hàng Trung ương

PGD Phòng giao dịch

PL Phụ lục

QLNH Quản lý ngoại hối

TK Tài khoản

TTQT Thanh toán quốc tế

VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

VCB Vietcombank

VCB Bình Thạnh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bình Thạnh.

Vietinbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương.

(5)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.Tình hình kinh doanh của các NHTMCP qua các năm 2010 - 2012. ... 17

Bảng 2.2. Chỉ số HHI cho thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. ... 21

Bảng 2.3. Thị phần thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. ... 22

Bảng 2.4. Quy định về trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng, ngân hàng NH nước ngoài theo thông tư 07/2012/TT NHNN. ... 23

Bảng 3.1. Kết quả tính tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục. ... 26

Bảng 3.2. Kết quả tính ma trận Covariance. ... 27

Bảng 3.3. Kết quả tính VaR theo phương pháp Variance - Covariance. ... 27

Bảng 3.4. Kết quả tính VaR theo các phương pháp. ... 28

Bảng 3.5. Kết quả tính E-VaR. ... 31

Bảng 3.6. Bảng tính tỷ giá mua kỳ hạn EUR/VND. ... 36

Bảng 3.7. Tính toán lời/ lỗ trong chiến thuật Long Butterfly. ... 37

Bảng 3.8. Bảng tính lời lỗ của chiến thuật Short Stradle. ... 38

Bảng 3.9. Các chiến thuật quyền chọn và cách sử dụng. ... 38

Bảng 3.10. Kết quả trạng thái ngoại hối tối ưu ngày 01/04/2013. ... 40

Bảng 3.11. Kết quả tính toán chi phí biên các hợp đồng kỳ hạn. ... 41

(6)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ. DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Kết quả kinh doanh của các NHTM. ... 18

Biểu đồ 2.2. Tình hình biến động tỷ giá USD/VND 2009 -2011. ... 19

Biểu đồ 2.3. Kết quả KDNT của VCB và các ngân hàng khác qua các năm 2010 - 2012. ... 20

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Phân phối xác suất tính VaR. ... 3

Hình 2.1. Lợi nhuận/ lỗ của khách hàng trong vị thế mua ngoại tệ. ... 12

Hình 2.2. Lời lỗ của ngân hàng trong hợp đồng kỳ hạn cam kết mua ngoại tệ. ... 13

Hình 2.3. Lời lỗ của quyền chọn mua ở vị thế khách hàng. ... 15

Hình 3.1. Dữ liệu tỷ giá trong quá khứ từ 01/07/2002 đến 04/03/2013. ... 25

Hình 3.2. Tính toán VaR theo phương pháp mô phỏng lịch sử bằng bảng tính spread sheet. ... 25

Hình 3.3. Kết quả tính VaR bằng mô phỏng Monte Carlo 10.000 tình huống. ... 28

Hình 3.4. Kết quả kiểm định Back test. ... 29

Hình 3.5. Kết quả Stress test 10.000 mô phỏng. ... 30

Hình 3.6. Lược đồ tự tương quan. ... 35

Hình 3.7. Lời/ lỗ trong chiến thuật Butterfly cặp tỷ giá USD/VND. ... 37

Hình 3.8. Hình vẽ minh họa bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán – Short Stradle... 38

(7)

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Cơ cấu thu nhập của đa phần các ngân hàng thương mại tại Việt Nam chủ yếu dựa trên hoạt động cấp tín dụng. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, đây là cơ cấu thu nhập không ổn định. Vì khi cạnh tranh gay gắt diễn ra các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay. Chính điều này làm giảm thu nhập của các ngân hàng. Điều này thực sự có ảnh hưởng đến những ngân hàng có cơ cấu thu nhập dựa vào hoạt động cấp tín dụng. Theo lời khuyên của các chuyên gia này, các ngân hàng nên chuyển dần cơ cấu thu nhập sang hoạt động dịch vụ, đây mới chính là thu nhập bền vững của ngân hàng. Kinh doanh ngoại tệ là một hoạt động có tốc độ tăng trưởng thu nhập rất cao. Cụ thể đóng góp vào 13,01% so với kết quả kinh doanh của Vietcombank năm 2010 tương đương 561.680 triệu VNĐ, sau đó tăng đến 26,17% năm 2011, và 34,86% cho năm 2012 tương đương 1.488.308 triệu VNĐ, gấp 2,65 lần kết quả KDNT 2010.

Tuy nhiên ở một số ngân hàng thương mại khác hoạt động kinh doanh ngoại tệ lại không mấy khả quan. Đơn cử với trường hợp của ACB kết quả KDNT năm 2010 đạt 191.104 triệu VNĐ, năm 2012 lợi nhuận hoạt động này dừng ở -1.863.643 triệu VNĐ, tức là giảm 8,75 lần so với năm 2010. Hoặc trường hợp của Eximbank kết quả kinh doanh ngoại tệ năm 2010 và 2012 lần lượt là 15.750 triệu VNĐ, và -297.374 triệu VNĐ, tức kết quả năm 2012 giảm 17,9 lần so với năm 2010.

Vậy nhân tố nào đã làm nên những sự khác biệt trên? Chìa khóa để thành công trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ chính là quản trị rủi ro tỷ giá (Keyon 1990). Mặc dù vậy, thực tế việc quản trị rủi ro tỷ giá tại Việt Nam lại được thực hiện theo cơ chế trạng thái ngoại tệ. Cơ chế này đã không phản ánh được đúng rủi ro tỷ giá mà các ngân hàng thương mại đang gặp phải, đồng thời cũng tỏ ra một số không hiệu quả.

Thêm một yếu tố khác nữa chính là sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ giữa các NHTM trong và ngoài nước, mà phần thắng đang dần thuộc về các NHTM nước ngoài. Điều này sẽ gây ra một số khó khăn cho hoạt động KDNT cũng như hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các NHTM trong nước.

(8)

Cuối cùng xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tại Mỹ năm 2007 – 2008 trước tình hình nhiều ngân hàng sụp đổ. Nhưng lại có một số ngân hàng vẫn vững thế nhờ vào việc sử dụng công cụ quản trị rủi ro mạnh.

Chính từ những nguyên nhân này mà tác giả đã thực hiện đề tài “Ứng dụng mô hình Value at Risk trong việc đo lường và đưa ra quyết định quản trị rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam”.

2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam, từ đó tìm ra những hạn chế. Tiến hành xây dựng công cụ định lượng rủi ro tỷ giá mà cụ thể là mô hình VaR, để tiến hành khắc phục những hạn chế này.

Bài viết đi từ những vấn đề cơ bản nhất của rủi ro tỷ giá, tiến hành phân tích tình hình quản trị rủi ro cũng như kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM để cho thấy tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tỷ giá, từ đó ứng dụng mô hình VaR để đo lường rủi ro bằng các phương pháp, cuối cùng đưa ra những biện pháp để khắc phục hạn chế mô hình VaR cũng như nghiên cứu một số kiến nghị giúp mô hình VaR được khả thi tại Việt Nam.

3. CÂU HỎI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU. Bài viết tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau.

Thứ nhất, tại sao rủi ro tỷ giá luôn tồn tại trong cơ chế điều hành chính sách tỷ giá

hiện nay tại các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng?

Thứ hai, thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ và quản trị rủi ro tỷ giá tại các

NHTM Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

Thứ ba, tại sao cần sử dụng mô hình Value at Risk để đo lường rủi ro tỷ giá? Thực

sự mô hình Value at Risk là gì?

Thứ tư, ứng dụng của mô hình Value at Risk để đo lường rủi ro tỷ giá ra sao? Và

việc sử dụng kết quả từ mô hình Value at Risk để ra quyết định quản trị rủi ro tỷ giá như thế nào?

Thứ năm, có những hạn chế nào của mô hình Value at Risk và cách khắc phục ra

(9)

Để trả lời những câu hỏi nghiên cứu trên bài viết tập trung nghiên cứu những đối tượng sau đây.

Thứ nhất, phân tích tình hình thực trạng về quản trị rủi ro tỷ giá và hoạt động kinh

doanh ngoại tệ tại Việt Nam để làm cơ sở khẳng định tầm quan trọng của mô hình Value at Risk.

Thứ hai, nghiên cứu lý thuyết và cách ứng dụng mô hình Value at Risk để áp dụng

tại Việt Nam.

Thứ ba, phân tích những hạn chế của mô hình Value at Risk để tìm ra những giải

pháp hoàn thiện và kiến nghị.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Phương pháp nghiên cứu của bài viết được chia thành hai phần.

Thứ nhất, đối với các mục tiêu định tính, bài viết sử dụng phương pháp mô tả, thống kê, so sánh để làm rõ những lý thuyết về tính tất yếu của việc tồn tại tỷ giá hối đoái. Cùng với đó là việc khẳng định tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, được thể hiện qua phần phân tích thực trạng.

Thứ hai, với những mục tiêu định lượng, bài viết sử dụng chỉ số HHI để đưa ra mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam làm nền tảng để đưa ra kết luận về tính cấp thiết ứng dụng mô hình Value at Risk. Tiếp theo, bài viết xác định sử dụng mô hình Value at Risk để đo lường rủi ro tỷ giá. Đồng thời sử dụng Back test, Stress test, và E-VaR để khắc phục những hạn chế của mô hình Value at Risk. Cuối cùng để tăng hiệu quả quản trị khi ứng dụng mô hình này tác giả đã sử dụng thêm chi phí rủi ro biên trong việc tối đa hóa lợi nhuận kết hợp tối thiểu hóa rủi ro, cùng với mô hình ARIMA để chào tỷ giá kỳ hạn.

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

Bài viết được bố trí thành ba chương với nội dung sau đây.

Chương 1. Trình bày những sơ sở về rủi ro tỷ giá, tính tất yếu của rủi ro này, đồng

thời khẳng định tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tỷ giá, cùng với đó là việc giới thiệu mô hình VaR cùng những cách thức đo lường.

(10)

Chương 2. Trình bày thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM Việt

Nam cùng với quá trình quản trị rủi ro, để cho thấy những bất cập trong quản trị rủi ro tỷ giá tại Việt Nam. Đồng thời để tăng tính thuyết phục khi đưa ra tầm quan trọng của việc ứng dụng VaR, tác giả đã trình bày chỉ số HHI, chỉ số đo lường mức độ cạnh tranh, trong hoạt động KDNT.

Chương 3. Trên cơ sở nền tảng lý thuyết chương 1, tầm quan trọng của mô hình

VaR đã được khẳng định tại chương 2, chương 3 tập trung trình bày ứng dụng của mô hình VaR cùng những cách khắc phục hạn chế. Nội dung cuối chương là phần trình bày một số mô hình cũng như chỉ số giúp tăng hiệu quả của việc ứng dụng mô hình VaR để đưa ra quyết định quản trị rủi ro tỷ giá.

6. Ý NGHĨA CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.

Bài viết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về mặt kinh tế xã hội, nhất là trong điều kiện thực tế tại Việt Nam hiện nay.

Về mặt lý luận, bài viết đã hệ thống hóa lại những vấn đề liên quan đến rủi ro tỷ giá, quản trị rủi ro tỷ giá. Trình bày những nội dung liên quan đến mô hình VaR cùng với những cách khắc phục hạn chế. Đây là những đóng góp cho việc phát triển những đề tài tương tự sau này.

Về mặt thực tiễn, bài viết đã nêu ra những thực trạng trong hoạt động, quản trị rủi ro, và mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam. Cùng với đó là việc ứng dụng mô hình VaR để đo lường rủi ro tỷ giá, làm cơ sở để nhà quản trị đưa ra những quyết định quản trị rủi ro tỷ giá. Cuối cùng là những đóng góp về các chỉ số chi phí rủi ro biên, mô hình ARIMA, và ứng dụng công cụ Optquest để tăng hiệu quả khi ứng dụng mô hình VaR vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

(11)

CHƢƠNG 1.

RỦI RO TỶ GIÁ, TÍNH TẤT YẾU CỦA RỦI RO TỶ GIÁ, QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ, MÔ HÌNH VALUE AT RISK VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐO

LƢỜNG RỦI RO TỶ GIÁ. 1.1. Rủi ro tỷ giá và tính tất yếu của rủi ro tỷ giá.

Sự sụp đổ của chế độ tỷ giá cố định được thiết lập thông qua hệ thống tiền tệ Bretton Woods đã tạo ra sự biến động không lường trước của tỷ giá hối đoái, mặc dù chính phủ các nước đã cố gắng neo những tỷ giá này lại (Bandopadhya, Gotti, and Lu, 2010). Từ sự biến động này đã tạo ra những thua lỗ tiềm ẩn cho những nhà đầu tư, hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Những thua lỗ tiềm ẩn này được gọi bằng một khái niệm quen thuộc hơn là rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá ngày càng trở nên nghiêm trọng khi mà sự biến động của cung cầu ngoại tệ, cũng như các nhân tố khác của nền kinh tế đang diễn ra ngày càng nhanh (Viktor Popov and Yann Stutzmann, 2003).

Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính cho các NHTM. Nếu các NHTM muốn đo lường được rủi ro này, thì một phương pháp thích hợp cần được tìm ra (Moremi Marwa, 2006).

Với các NHTM rủi ro tỷ giá tồn tại chủ yếu do sự mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên nhiều lĩnh vực (Hillier, 2003). Đặc biệt hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cụ thể là trên các giao dịch ngoại tệ phái sinh như quyền chọn, kỳ hạn, swap đã mở ra cho ngân hàng nhiều trạng thái ngoại tệ, cũng như nhiều mức rủi ro tiềm ẩn khi tỷ giá biến động (Crouhy el, 2001).

Tuy nhiên các NHTM không thể không tiến hành các giao dịch ngoại tệ này, cũng như không thể không mở rộng phạm vi hoạt động của mình được vì nhu cầu giao dịch cũng như bảo hiểm tỷ giá của khách hàng ngày càng cao (Moremi Marwa, 2006).

Chìa khóa để thành công trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở các NHTM chính là hiểu và quản trị rủi ro tỷ giá (Keyon 1990).

1.2. Quản trị rủi ro tỷ giá.

(12)

(1) Nhận ra rủi ro tỷ giá mà NH đang phải đối mặt.

(2) Xem xét mức độ ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá nếu nó xãy ra. (3) Đo lường rủi ro tỷ giá.

(4) Quyết định chiến thuật giảm thiểu hoặc hoán chuyển rủi ro.

Mục tiêu của quản trị rủi ro tỷ giá chính là nhằm tránh, hoặc giảm thiểu rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên trong thực tế một vấn đề về quản trị rủi ro tỷ giá hay gặp chính là các ngân hàng chỉ nhận ra là mình đang gặp rủi ro tỷ giá khi khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực xãy ra (Hiller, 2003). Điều này là không phù hợp vì thực chất quản trị rủi ro tỷ giá chính là để giảm lỗ hoặc né tránh lỗ và nó được thực hiện trước khi khoản lỗ đó xãy ra. Nguyên nhân chính khiến các ngân hàng không quan tâm đến rủi ro họ đang gặp phải chính là thiếu đi công cụ đo lường rủi ro.

Để giúp nhà quản trị rủi ro của ngân hàng giải quyết những hạn chế này, bài viết xin được tiếp tục với việc giới thiệu mô hình Value at Risk.

1.3. Mô hình Value at Risk và cơ sở khoa học để đo lƣờng rủi ro tỷ giá.

1.3.1. Lý luận mô hình Value at Risk.

Value at Risk là gì?

Bạn đang chịu trách nhiệm quản trị rủi ro tỷ giá tại một ngân hàng. Nếu ngài giám đốc đã đọc một thông tin liên quan đến những khoản lỗ do biến động tỷ giá ở một ngân hàng khác, và ông ta muốn biết liệu rằng điều tương tự đó có xãy đến với ngân hàng của ông ta không. Hay nói khác hơn ông ta muốn biết rủi ro tỷ giá tác động đến ngân hàng như thế nào? Bạn sẽ trả lời bằng những con số trạng thái ngoại tệ chăng? Điều này chưa đủ trừ khi ngài giám đốc đó cực kỳ am hiểu về trạng thái ngoại tệ sẽ gây ra cho ngân hàng ông ta nguy hiểm đến mức nào. Câu trả lời có thể ở đây là Value at Risk là … (Thomas J. Linsmeier and Neil D. Pearson, 1996). Value at Risk, VaR, là mô hình đo lường khoản lỗ lớn nhất mà ngân hàng có thể gặp phải với một mức xác xuất nhất định khi tỷ giá biến động trong điều kiện bình thường. Một khoảng lỗ lớn hơn VaR có thể xãy ra nhưng với xác suất nhỏ hơn. (Thomas J. Linsmeier and Neil D. Pearson, 1996) Trong thực hành chúng ta hay chọn mức xác suất để tính VaR là 95% hoặc 99%, vậy xác suất để khoản lỗ lớn hơn VaR là 5% hoặc 1%. Theo quy tắc xác suất nhỏ xem như điều đó là không xãy ra.

(13)

Mục tiêu của mô hình VaR là tính toán ra được giá trị VaR bằng các phương pháp sẽ được trình bày tại mục 1.3.2.

Nói như thế sẽ rất khó hiểu, hãy cùng bước đến một ví dụ đơn giản sau đây. Ông Join là một nhà quản trị cho ngân hàng Standard Chartered, hiện tại ngân hàng đang có 5 hợp đồng kỳ hạn được thực hiện vào ngày mai trị giá quy đổi USD là 1.000.000 USD, bằng mô hình VaR ông tính được VaR vào ngày mai ở mức ý nghĩa 95% là 20.000 USD. Điều này có nghĩa là với xác xuất 95% mức lỗ lớn nhất của Standard Chartered với những hợp đồng kỳ hạn trên là 20.000 USD. Một câu hỏi khác được đặt ra là có sai xót gì trong kết quả tính toán trên hay không? Và xác suất sai là bao nhiêu? Câu trả lời sẽ là có, có một khả năng 5% mức lỗ lớn nhất của Standard Chartered sẽ lớn hơn 20.000 USD.

Mục tiêu tối cao của mô hình VaR là để tính ra được giá trị VaR, như vậy từ đây chúng ta có dạng tổng quát của mô hình VaR như sau.

VaR = X (α) với P[X X (α)] = α vậy để minh họa cho dạng tổng quát của mô hình này chúng ta sẽ chấp nhận một giả định rằng VaR tuân theo phân phối chuẩn N(0;1) khi đó VaR sẽ được xác định như sau.

Hình 1.1. Phân phối xác suất tính VaR.

Lịch sử của mô hình VaR.

VaR được sử dụng lần đầu tiên bởi nhiều công ty tài chính năm 1980 để đo lường danh mục đầu tư. Sau đó được phát triển, và được sử dụng bởi nhiều tổ chức khác. Theo khảo sát năm 1994 của một nhóm The Third có đến 43% các Dealer tham gia

-1 -0,8 -0,6 -0,4 -0,2 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1

5%

(14)

trả lời nói rằng họ có sử dụng VaR. Đến cuối năm 1995, J. P. Morgan đã nổ lực để phát triển mô hình VaR này thông qua hệ thống RiskMetric.

Sự phát triển của VaR, cũng như những công dụng của VaR đã chính thức được ghi dấu bằng sự cho phép của Ủy ban Basel để các ngân hàng tính yêu cầu vốn cho trên cơ sở dùng VaR tính ra giá trị rủi ro vào tháng 04 năm 1995. Tháng 06 năm 1995, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ, Fed, đã đưa ra đạo luật để dùng VaR để tính yêu cầu vốn tối thiểu đáp ứng được rủi ro mà các NHTM đang mắc phải, và sẽ áp dụng một khoản phạt nếu các NHTM không đáp ứng được chuẩn vốn này. Tháng 12 năm 1995, Ủy ban Chứng khoán Mỹ và Cục quản lý ngoại hối Mỹ cũng đưa ra đạo luật buộc các công ty chứng khoán, đa quốc gia phải tính rủi ro và yêu cầu vốn tối thiểu trên mô hình VaR. Năm 1996 chỉ thị Vốn cần thiết của Liên Minh Châu Âu tính toán theo mô hình VaR đã chính thức có hiệu lực.

Lịch sử phát triển kể trên của VaR cũng phần nào cho thấy được tầm quan trọng cũng như khả năng ứng dụng VaR trong việc đo lường rủi ro.

1.3.2. Các phương pháp tính VaR.

Tùy theo quan điểm của các tác giả mà họ tiến hành chia các phương pháp tính VaR thành nhiều cách. Tuy nhiên ở đây, tác giả sẽ theo những quan điểm phổ biến tức có tất cả ba phương pháp tính VaR được sử dụng ưa chuộng.

Tuy nhiên cần nói trước rằng mỗi phương pháp được giới thiệu sẽ có độ chính xác khác nhau. Nếu nhà quản trị mong muốn một sự đơn giản trong tính toán thì dĩ nhiên kết quả tính VaR sẽ kém chính xác hơn so với việc sử dụng những phép mô phỏng phức tạp.

1.3.2.1. Phương pháp mô phỏng lịch sử.

VaR được tính toán mà không cần phải giả thiết giá trị VaR tuân theo phân phối chuẩn, theo đó cách tính này mang tính chất đơn giản. Tuy nhiên kết quả tính toán từ phương pháp này sẽ mang tính chính xác kém hơn.

Các bước tính toán.

Bước 1. Từ dữ liệu hàng ngày Yt t=1,…,n tính thay đổi giá trị hàng ngày %ΔYt=(Yt

(15)

Bước 2. Tiến hành tính toán giá trị mô phỏng lịch sử Qt=(1+ ΔYt)xYn với Yn là giá

trị hiện tại của danh mục đồng tiền đang có.

Bước 3. Tìm ra phân phối của các giá trị mô phỏng lịch sử. Căn cứ vào mức độ tin

cậy cho trước để tìm giá trị VaR.

Ưu điểm của phương pháp là cho kết quả nhanh, khối lượng tính toán ít, phù hợp khi nhà quản trị có một danh mục tài sản tài chính, hay các hợp đồng kỳ hạn với giá trị nhỏ.

Khuyết điểm của phương pháp này là kết quả tính VaR kém chính xác.

Nhận xét của tác giả với phương pháp này là không hiệu quả nếu nhà quản trị muốn việc kinh doanh, đặc biệt KDNT có hiệu quả, vì ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật máy tính, thì việc tính toán không còn là vấn đề trở ngại nữa. Nên chính tính không chính xác từ phương pháp này sẽ là trở ngại lớn nhất khi quản trị rủi ro.

1.3.2.2. Phương pháp Variance – Covariance.

Phương pháp này còn gọi là phương pháp phương sai, hiệp phương sai.

Đầu tiên hãy nói về sự ra đời của phương pháp variance – covariance này. Các nhà quản trị cho rằng rủi ro của một danh mục đầu tư phải có sự liên hệ từ các rủi ro của các tài sản, chứ nó không thể bằng tổng rủi ro của các tài sản trong một danh mục đầu tư. Chính vì thế khái niệm Covariance đã được ra đời để tính toán rủi ro cho một danh mục đầu tư. Hãy tiếp tục ở một khía cạnh khác, phương pháp mô phỏng lịch sử còn có thêm một khuyết điểm khi không chú ý đến sự biến động rủi ro cùng nhau của các tài sản trong một danh mục. Do vậy nếu sử dụng phương pháp này để đo lường VaR cho danh mục thì kết quả càng không chính xác. Từ những lý do này mà phương pháp Variance- covariance đã được ra đời để đáp ứng nhu cầu tính VaR làm sao vừa có thể đáp ứng được tính chính xác, vừa thể hiện được sự biến động rủi ro của cả danh mục bằng ma trận covariance.

Quy trình tính toán.

Bước 1. Từ dữ liệu hàng ngày Yt t=1,…,n tính thay đổi giá trị hàng ngày %ΔYt=(Yt

(16)

Bước 2. Tính toán tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục theo công thức sau. Gọi

w1 là tỷ trọng của đồng tiền 1 trong danh mục các hợp đồng kỳ hạn,… đang tính toán với w1 = trạng thái ngoại hối của đồng tiền 1 quy đổi/ tổng trạng thái ngoại hối

của các hợp đồng kỳ hạn đang xét quy đổi. w2 là tỷ trong của đồng tiền 2 trong danh mục các hợp đồng kỳ hạn,…. , wn là tỷ trọng của đồng tiền N trong danh mục các hợp đồng kỳ hạn. Lưu ý ở đây chúng ta lấy ví dụ là hợp đồng kỳ hạn, nhưng trong thực tế nhà quản trị có thể tính toán cho nhiều hợp đồng khác, miễn là một position cho ngân hàng được mở ra. Từ dãy chênh lệch % tỷ giá hàng ngày tính được ở bước 1, dùng hàm average trong excel chúng ta tính được tỷ suất sinh lợi trung bình của từng đồng tiền X1, X2, …, Xn.

Tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục ̅ = w1X1 + w2X2 + … + wnXn

Bước 3. Tính toán ma trận covariance cho danh mục.

Nếu danh mục chỉ có một tài sản thì thay vì tính ma trận covariance chúng ta tính thẳng ra độ lệch chuẩn bằng những công thức quen thuộc.

Còn nếu danh mục có từ hai tài sản trở lên phải sử dụng đến ma trận covariance. Ma trận này được tính toán như sau.

Đồng tiền 1 Đồng tiền 2 Đồng tiền N Đồng tiền 1 w12Cov1,1 w1w2Cov1,2 … w1wnCov1,n Đồng tiền 2 w2w1Cov2,1 w22Cov2,2 … W2wnCov2,n

… … … …

Đồng tiền N wnw1Covn,1 wnw2Covn,2 … wn2Covn,n Với Covi,j = độ lệch chuẩn đồng tiền i σi x độ lệch chuẩn đồng tiền j σj x hệ số tương

quan giữa đồng tiền i và j ρij

Tuy nhiên trong Excel chúng ta có thể tính toán đại lượng này dễ dàng bằng cách dùng hàm covariance.

Bước 4. Tính độ lệch chuẩn cho danh mục.

σ = √

(17)

VaR = ̅ - Zα σ với Zσ được tính theo phân phối chuẩn N(0;1) và thường được tính

bằng excel với cách dùng hàm Normsdist.

Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo tính tương quan của các đồng tiền trong

danh mục, do đó làm cho VaR được tính chính xác hơn.

Nhược điểm. VaR vướng phải một giả định là tuân theo phân phối chuẩn. 1.3.2.3. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo.

Đây là phương pháp toàn diện nhất trong các phương pháp tính VaR, với một kịch bản các tình huống có thể xãy ra, cộng thêm với nhiều mô phỏng sẽ cho ra kết quả chính xác về phân phối xác suất của VaR. Với sự hỗ trợ của các phần mềm việc tính toán tìm ra VaR ở mức độ tin cậy 95% hay 99% đã trở nên không đáng lo ngại. Quy trình tính toán.

Bước 1. Nhận diện nhân tố rủi ro đang tác động đến trạng thái ngoại tệ mà ngân

hàng gặp phải. Trong trường hợp đo lường rủi ro tỷ giá thì đó là sự biến động của tỷ giá.

Bước 2. Tiến hành xây dựng các giả định cho nhân tố rủi ro đã xác định ở bước 1. Bước 3. Từ các giả định bước 2 tiến hành mô phỏng.

Bước 4. Trên kết quả mô phỏng tiến hành tính VaR sao cho mức lỗ không vượt quá

5% hoặc 1% tùy theo khẩu vị rủi ro của nhà quản trị tỷ giá.

Ưu điểm phương pháp này cho kết quả chính xác nhất, vì nó bao hàm những biến động có thể xãy ra trong quá khứ vào kết quả tính toán VaR.

Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi khối lượng tính toán nhiều. Nhưng theo quan điểm của tác giả, với sự phát triển của nhiều phần mềm thì việc tính toán đã trở nên đơn giản rất nhiều. Nên phương pháp này nên được sử dụng rộng rãi để có thể tính toán VaR chính xác nhất.

Một câu hỏi khác nếu chúng ta có dữ liệu theo tuần, mà cần tính VaR của 15 ngày thì sao? Lúc này VaR sẽ được tính toán như sau

(18)

1.3.3. Các hạn chế của mô hình VaR.

Để có thể tính toán được VaR bằng mô hình Value at Risk không đòi hỏi dữ liệu quá khứ phải là bao nhiêu mẫu thì kết quả tính toán mới chính xác. Do vậy đôi lúc trong những trường hợp nhà quản trị chỉ có khoảng 10 đến 15 mấu cũng sẽ tính ra được VaR như bình thường, nhưng kết quả này có thể không chính xác do vậy cần dùng đến Back test được trình bày tại mục 1.3.4.

Song song đó VaR chỉ phản ảnh những biến động từ dữ liệu lịch sử do người tính toán cung cấp. Nên có đôi lúc chuỗi dữ liệu này không bao gồm những biến động lớn trong các cuộc khủng hoảng. Do vậy để kết quả VaR phản ánh chính xác chúng ta cần dùng đến stress – test được trình bày tại mục 1.3.5.

Cuối cùng khi VaR không đánh giá chính xác được rủi ro, tức kết quả Back – test đã bác bỏ VaR. Lúc này chúng ta cần dùng đến một kết quả khác để đánh giá rủi ro đó chính là E-VaR được giới thiệu ở mục 1.3.5.

1.3.4. Giới thiệu Back – test.

Những khoản lỗ lớn nhất trong hoạt động KDNT có thể được tìm ra bằng mô hình VaR. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao có thể biết giá trị VaR tìm được có đánh giá đúng rủi ro? Một kiểm định được Cục dự trữ liên bang Mỹ, Fed, cùng với các nước phát triển khác đang sử dụng là dùng kiểm định Back –test. Vậy Back – test được thực hiện như thế nào, và công dụng thực sự của nó ra sao.

Back test thực chất là một phép kiểm tra để so sánh VaR tìm được với những dữ liệu trong quá khứ để đảm bảo rằng các mức lỗ thực sự gặp phải trong quá khứ tương ứng với danh mục đồng tiền đang có không vượt qua một giới hạn nào đó. Nếu độ tin cậy là 95% thì số lần bị lỗ vượt qua này không quá N*5%. Với N là kích thước mẫu.

1.3.5. Giới thiệu Stress – test và E-VaR.

Mục 1.3.1 đã giới thiệu tính ứng dụng của mô hình VaR trong hoạt động KDNT. Tuy nhiên VaR vẫn có những hạn chế nhất định, và một trong những hạn chế lớn nhất đó là VaR chỉ đo lường mức lỗ lớn nhất trong những điều kiện bình thường, tức những diễn biến đã diễn ra trong quá khứ, mà thiếu đi những cú sốc về kinh tế hay nói khác hơn đó là những biến động lớn hiếm gặp. Vấn đề này được đặc biệt

(19)

quan tâm từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi các nhà quản trị tài chính hàng đầu nước Mỹ phải đối mặt với những cơn lỗ khủng khiếp mà họ, thậm chí rằng, không biết được khoản lỗ này xuất phát từ đâu. Chính mô hình VaR mà họ thần tượng đã phản bội lại họ khi không thể đo lường những cú sốc kinh tế như thế. Kể từ thời điểm này mà các nhà kinh tế lại tiếp tục phát triển Stress- test và E-VaR với mong muốn khắc phục những nhược điểm của VaR. Vậy Stress – test và E- VaR thực chất là gì?

Stress – test thực chất là phép kiểm định lại VaR trong trường hợp thị trường có những cú sốc đột biến bất ngờ. Hay cách khác hơn sau khi thực hiện Stress – test kết quả VaR trong những trường hợp đột biến sẽ được biết đến. Từ kết quả này, kết hợp với kết quả VaR trong những điều kiện bình thường và những kinh nghiệm của nhân viên, nhà quản lý KDNT để có những giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng công cụ phái sinh.

Còn E-VaR là chữ viết tắc của Expanded Value at Risk, tức nó là giá trị mở rộng của VaR. Thường E-VaR được dùng trong những trường hợp mà kiểm định Back – test cho kết quả bác bỏ VaR tức số ngày trong quá khứ có độ biến động thua lỗ lớn hơn VaR vượt quá số lượng cho phép. E-VaR sẽ được tính theo mô hình sau đây. Giả sử một dữ liệu đầu vào là những thua lỗ vượt quá VaR ký hiệu là L, hàm mật độ xác suất chuẩn của L ký hiệu là , đồng thời mức ý nghĩa ký hiệu là và hàm xác suất của mức ý nghĩa này ký hiệu là lúc này E-VaR sẽ được tính như sau.

∫ ∑

Với pi là xác suất thua lỗ ứng với mức lỗ li

E-VaR sẽ cho kết quả chính xác về việc đo lường rủi ro hơn VaR trong những trường hợp back –test bác bỏ VaR. Tuy nhiên không phải lúc nào E-VaR cũng hữu hiệu vì nếu nhà quản trị cứ đi dự phòng rủi ro thì mức lợi nhuận sẽ phải giảm xuống ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Nên một lần nữa khẳng định lại rằng E-VaR chỉ nên sử dụng trong những hợp đồng KDNT lớn hoặc trong trường hợp Back test cho rằng VaR đang đánh giá thấp rủi ro.

(20)

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM QUA CÁC NĂM 2010 - 2012 2.1. Khung pháp lý trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam.

Thứ nhất, Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL – UBTVQH11 ngày 13/12/2005.

Gồm 10 chương, 46 điều quy định những khái niệm, nền tảng cơ bản cho hoạt động trao đổi cũng như quản lý ngoại hối của Việt Nam. Pháp lệnh đã nêu rõ những hạn mức ngoại tệ được mang theo khi xuất cảnh mà không cần khai báo, hoặc trường hợp đầu tư trực tiếp. Nói chung đây là văn bản có tính chi phối chung cho hoạt động KDNT.

Thứ hai, Quyết định số 2635/QĐ – NHNN ngày 06/11/2008 về việc ban hành một

số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối. Nội dung quyết định này quy định biên độ giao động của tỷ giá giao dịch tại các tổ chức tín dụng được thực hiện KDNT so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng công bố.

Thứ ba, Thông tư của NHNN số 03/2008/TT – NHNN ngày 11/04/2008 hướng dẫn

về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng. Nội dung văn bản này quy định về điều kiện để đăng ký cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng ngân hàng, và phi ngân hàng. Cùng với đó là phạm vi cung cấp từ khi NHNN xác nhận đã đăng ký hoạt động và xác nhận đủ điều kiện hoạt động. Ngoài ra thông tư cũng quy định trường hợp thu hồi giấy phép kinh doanh ngoại tệ.

Thứ tư, Quyết định 21/2008/QĐ – NHNN ngày 11/07/2008 ban hành Quy chế Đại

lý đổi ngoại tệ. Để tăng quy mô giao dịch ngoại tệ, các tổ chức được kinh doanh ngoại hối sẽ tiến hành thành lập các Đại lý quy đổi ngoại tệ. QĐ 21/2008 này quy định rõ về thủ tục, cách thức cũng như điều kiện mở đại lý quy đổi ngoại tệ. Cùng với đó là những trách nhiệm của các bên, hình thức kiểm tra giám sát của NHNN.

Thứ năm, Công văn 9699/NHNN – QLNH ngày 30/10/2008 hướng dẫn hoạt động

Đại lý đổi ngoại tệ. Công văn này quy định bổ dung cho quyết định 21. Theo đó các chi nhánh NHNN ở các tỉnh, thành phố sẽ kiểm tra và cho kết luận về địa điểm mà tổ chức tín dụng xin phép đặt Đại lý thu đổi ngoại tệ. Đồng thời giám sát việc chấp

(21)

hành chế độ báo cáo của những đại lý này.

Thứ sáu, Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29/08/2011 của NHNN quy định về

việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép. Theo đó thông tư này cho phép cá nhân cũng được mua ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu học tập, sinh hoạt, chữa bệnh,… ở nước ngoài. Đồng thời quy định rõ hạn mức áp dụng cho một cá nhân là 100 USD/người/1 ngày. Nhưng hạn mức này có thể thay đổi theo mức độ tự cân đối ngoại tệ của tổ chức tín dụng. Cùng với đó là việc quy định về nghiệp vụ mua lại ngoại tệ của cá nhân khi có nhu cầu giao dịch.

Thứ bảy, Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012 của NHNN quy định về

trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó tổ chức tín dụng chỉ được phép duy trì trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm không quá 20% vốn tự có vào cuối ngày. Riêng với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm không quá 5 triệu USD vào cuối ngày. Nhận xét do tính đặc thù cũng như rủi ro từ sự biến động của tỷ giá, mà hoạt động KDNT được chi phối bởi nhiều văn bản pháp lý. Tuy nhiên nếu so sánh với một số nước phát triển như Mỹ đã quy định rõ mức lỗ tối đa hàng ngày cho một ngân hàng là bao nhiêu, thì cách quản lý bằng trạng thái ngoại tệ của Việt Nam có phần chưa đánh giá được rủi ro tỷ giá mà các ngân hàng đang vướng phải. Chính vì như thế một yêu cầu cho những NHTM ở VN hoạt động KDNT là phải tự xây dựng cho mình một phương pháp đo lường rủi ro thích hợp. Vấn đề này sẽ được nêu rõ hơn tại mục 2.4.

2.2. Các giao dịch ngoại tệ đang đƣợc triển khai ở các NHTM Việt Nam. Phân theo đặc điểm của từng giao dịch ngoại tệ chúng ta có các giao dịch sau.

2.2.1. Giao dịch ngoại tệ giao ngay (Spot operation).

Khi khách hàng có nhu cầu cần mua một số ngoại tệ nhất định để phục vụ cho việc thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu, hoặc thực hiện một số giao dịch khác được phép theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối 2005 và theo các quy định khác của pháp luật, hoặc trong trường hợp khách hàng có nhu cầu bán một số loại ngoại tệ nhất định có đầy đủ chứng từ chứng mình nguồn gốc thì có thể sử dụng giao dịch ngoại tệ Spot.

(22)

Giao dịch spot là giao dịch mà khách hàng và ngân hàng thỏa mua hoặc bán một số ngoại tệ nhất định theo tỷ giá niêm yết tại thời điểm thỏa thuận (ngày T) và việc thực hiện giao dịch sẽ được thực hiện vào ngày T1 hoặc ngày T + 2. Lợi ích khi sử dụng giao dịch spot với khách hàng: Thủ tục nhanh chóng, thời gian giao dịch nhanh, đáp ứng ngay nhu cầu ngoại tệ hoặc chuyển đổi ngoại tệ

của khách hàng, không giới hạn quy mô giao dịch, áp dụng với nhiều loại ngoại tệ khác nhau (theo như ở nhiều Ngân hàng là khoảng 18 loại ngoại tệ khác nhau được niêm yết theo tỷ giá mua, tỷ giá bán tiền mặt, bán chuyển khoản).

Hạn chế của giao dịch spot với khách hàng: Khách hàng có thể gặp rủi ro tỷ giá tùy theo từng vị thế mua (Long position) hoặc bán ngoại tệ (Short position). Hình 2.1 minh họa lợi nhuận/ lỗ của người ở vị thế Long position trong giao dịch Spot nếu tỷ giá giao ngay St>S02 thì người này sẽ có lợi nhuận, nhưng ngược lại khi St<S0

người này sẽ phải chịu rủi ro tỷ giá. Chính vì hạn chế này của giao dịch Spot mà các ngân hàng đã tiếp tục triển khai các giao dịch phái sinh khác để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

2.2.2. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (Forward operation).

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn là một giao dịch mà khách hàng và ngân hàng sẽ thỏa thuận mua hoặc bán ngoại tệ tại ngay thời điểm hiện tại, nhưng việc chuyển giao ngoại tệ sẽ được thực hiện vào một ngày X trong tương lai, với một tỷ giá xác định theo thỏa thuận tại thời điểm hiện tại. Mặc dù vậy nhưng thực tế việc chuyển giao ngoại tệ thực sẽ diễn ra vào ngày X + 2 3.

Lợi ích của khách hàng khi thực hiện giao dịch Forward: Tránh được sự biến động của tỷ giá hay nói cách khác hơn phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhờ vào sự cố định tỷ giá

1

Thường gặp trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng để đáp ứng ngay nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng.

2 S

o là tỷ giá thực hiện mua bán. 3

Đây là điểm giống như việc kinh doanh sản phẩm ngoại tệ phái sinh của các ngân hàng trên thế giới.

Profit

St

S

o

Hình 2.1. Lợi nhuận/ lỗ của khách hàng trong vị thế mua ngoại tệ.

Profit

(23)

theo thỏa thuận, song song đó giúp khách hàng có thể tính toán được chi phí phát sinh liên quan đến khoản ngoại tệ giao dịch kỳ hạn, và cuối cùng giúp khách hàng tránh sự khan hiếm ngoại tệ trong tương lai vì hợp đồng Forward là bắt buộc thực hiện.

Với giao dịch ngoại tệ kỳ hạn sẽ mở ra cho ngân hàng một trạng thái ngoại tệ có thể là long position hoặc put position, cộng với sự biến động khó đoán của tỷ giá sẽ mang lại những rủi ro cao khi triển khai sản phẩm này. Sự rủi ro sẽ được minh họa như sau Hình 2.2.

Giả sử Ngân hàng cam kết mua kỳ hạn 20.000 USD từ nhà xuất khẩu. Như vậy Ngân hàng đã mở ra một long position. Chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay tại ngày thực hiện hợp đồng và tỷ giá kỳ hạn cam kết được gọi là basis. Với quan điểm này Basis

= Tỷ giá giao ngay St – tỷ giá kỳ hạn Fbuy nếu basis dương hay basis >0 thì ngân hàng sẽ có lời trong hợp đồng kỳ hạn này, tuy nhiên nếu basis âm hay basis < 0 thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro, hoặc basis = 0 thì xem như ngân hàng không gặp rủi ro trong hợp đồng kỳ hạn này.

Xử lý hợp đồng kỳ hạn trong các trường hợp khác nhau.

Các trường hợp có thể xảy ra với hợp đồng kỳ hạn như sau.

Thứ nhất, khách hàng thực hiện đúng hợp đồng.

Thứ hai, khách hàng xin hủy hợp đồng vào ngày đáo hạn.

Thứ ba, khách hàng đến xin hủy hợp đồng vào trước ngày đáo hạn. Thứ tư, khách hàng xin kéo dài thêm hợp đồng kỳ hạn vào ngày đáo hạn.

Thứ năm, khách hàng xin được thực hiện bất cứ lúc nào trong một khoảng thời gian. Thứ sáu, khách hàng xin được thực hiện sớm hợp đồng.

St Fbuy Profit Loss Exchange rate Basis

Hình 2.2. Lời lỗ của ngân hàng trong hợp đồng kỳ hạn cam kết mua ngoại tệ.

(24)

Xử lý hủy hợp đồng vào ngày đáo hạn.

Dùng giao dịch giao ngay để kết thúc hợp đồng kỳ hạn. Nếu khách hàng đang mua ngoại tệ kỳ hạn.

Số tiền ngân hàng có được là = X ngoại tệ * Fbán – X ngoại tệ * Smua giao ngay = Y

Nếu Y > 0 thì khách hàng phải thanh toán lại số tiền đó cho ngân hàng.

Nếu Y < 0 thì tùy theo mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng mà ngân hàng sẽ áp dụng một mức phạt do vi phạm hợp đồng.

Khách hàng xin thực hiện hợp đồng sớm hơn.

Dùng giao dịch giao ngay để đáp ứng cho khách hàng, sau đó yêu cầu khách hàng ký thêm một hợp đồng kỳ hạn trái chiều tương ứng với số ngày còn lại của kỳ hạn hợp đồng cũ. Và tính chênh lệch để khách hàng thanh toán.

Ví dụ, khách hàng xin mua ngoại tệ sớm hơn hạn trong hợp đồng.

Số tiền ngân hàng có được = Sbán*X ngoại tệ + max(Fbán hợp đồng kỳ hạn cũ*X ngoại tệ -

Fmua*X ngoại tệ; phạt)

Khách hàng xin hủy hợp đồng vào trước ngày đáo hạn.

Do những bắt trắc trong việc kinh doanh nên khách hàng sẽ đến ngân hàng để xin hủy hợp đồng kỳ hạn vào trước ngày đáo hạn.

Kỹ thuật nghiệp vụ: dùng hợp đồng kỳ hạn trái chiều, với số ngày của hợp đồng kỳ hạn mới là số ngày còn lại của hợp đồng cũ.

Ví dụ, khách hàng xin hủy hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn vào trước ngày đáo hạn. Số tiền ngân hàng có được = max(Fbán hợp đồng kỳ hạn cũ*X ngoại tệ - Fmua hợp đồng kỳ hạn mới*X ngoại tệ; phạt)

Số tiền phạt tùy vào mức độ quen thuộc giữa khách hàng với ngân hàng.

Khách hàng xin kéo dài thêm hợp đồng kỳ hạn tại ngày đáo hạn.

Kỹ thuật nghiệp vụ: Dùng hợp đồng spot trái chiều để hủy hợp đồng forward cũ, sau đó yêu cầu khách hàng ký hợp đồng kỳ hạn mới với số ngày bằng số ngày mà khách hàng xin gia hạn.

(25)

Ví dụ khách hàng xin kéo dài hợp đồng mua kỳ hạn vào ngày đáo hạn.

Số tiền ngân hàng có được tại thời điểm ngày đáo hạn = max(Fbán hợp đồng kỳ hạn cũ*X

ngoại tệ - Smua *X ngoại tệ; phạt)

Khách hàng xin được thực hiện hợp đồng bất kỳ thời điểm nào trong khoản thời gian T đến T + X.

Kỹ thuật nghiệp vụ: Tính toán tỷ giá kỳ hạn tại hai thời điểm T và T+X sau đó sử dụng tỷ giá nào có lợi nhất cho ngân hàng để làm tỷ giá thỏa thuận trong hợp đồng. Vẫn còn nhiều tình huống nữa, nhưng nguyên tắc là dùng hợp đồng kỳ hạn trái chiều nếu khách hàng xin thực hiện sớm hoặc hủy hợp đồng trước ngày đáo hạn, và dùng giao ngay khi khách hàng xin hủy hoặc kéo dài hợp đồng vào ngày đáo hạn. Những hợp đồng giao ngay hoặc kỳ hạn như thế này gọi là hợp đồng thanh toán bù trừ.

2.2.3. Giao dịch ngoại tệ quyền chọn (Option operation).

Đây là một trong những giao dịch ngoại tệ phái sinh mà ngân hàng triển khai để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng. Tuy nhiên không áp dụng với cặp USD/VND vì đây là cặp đồng tiền được NHNN quản lý, nếu áp dụng sẽ gây ra hiện tượng đầu cơ, gây thiệt hại cho ngân hàng. Với những cặp này khách hàng có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá sẽ thực hiện giao dịch Forward hoặc Swap.

Giao dịch option là một giao dịch gắn với hợp đồng mua bán quyền mà khách hàng sẽ là bên mua quyền, còn ngân hàng là bên bán quyền. Hợp đồng sẽ quy định rõ rằng khách hàng có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định, theo tỷ giá đã thỏa thuận, trong một khoảng thời gian xác định với ngân hàng.

Có hai loại hợp đồng quyền chọn là hợp đồng quyền chọn mua, và hợp đồng quyền chọn bán. Với hợp đồng quyền chọn mua, khách hàng sẽ có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải mua một số lượng ngoại tệ nhất định, theo tỷ giá

Profit

Losses

1,5342

OTM ATM ITM

St Hình 2.3. Lời lỗ của quyền chọn mua ở

(26)

đã thỏa thuận, trong khoảng thời gian xác định quy định tại hợp đồng với ngân hàng. Hoàn toàn tương tự với hợp đồng quyền chọn bán, khách hàng sẽ có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải bán một số lượng ngoại tệ nhất định, theo tỷ giá đã thỏa thuận, trong khoảng thời gian xác định được quy định tại hợp đồng với Ngân hàng.

Lợi ích với khách hàng khi thực hiện giao dịch: Tránh được rủi ro tỷ giá, dự toán trước chi phí lớn nhất phát sinh nhờ vào cố định tỷ giá, mặc khác giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc quản trị chi phí nhờ vào quyền thực hiện hay không thực hiện hợp đồng quyền chọn.

Giả sử Ngân hàng ký với khách hàng 1 hợp đồng quyền chọn mua 2.000 GBP, tỷ giá thực hiện E = 1,5342 USD/GBP, tỷ giá giao ngay tại ngày ký hợp đồng là S = 1,5256 USD/GBP, thực hiện theo kiểu Âu và thời gian thực hiện là 3 tháng phí quyền là 300 USD.

Hình 2.3 thể hiện lời lỗ của khách hàng trong trường hợp này, theo đó khách hàng sẽ thực hiện quyền chọn ở tỷ giá giao ngay St > 1,5342 USD/GBP vùng này gọi là vùng cao giá, ITM. Sẽ không thực hiện quyền khi tỷ giá St < 1,5342 USD/GBP,

vùng này gọi là vùng thấp giá, OTM. Còn ở St = 1,5342 USD/GBP khách hàng có

thể thực hiện hoặc không. Tuy nhiên khách hàng thực sự có lời trong quyền chọn mua này ở tỷ giá St > 1,6842 USD/GBP

4

.

2.2.4. Giao dịch ngoại tệ hoán đổi (Swap operation).

Giao dịch swap là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một số lượng ngoại tệ nhất định nhưng việc mua và bán này được thực hiện tại hai thời điểm khác nhau, và tỷ giá mua, bán được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận. Theo đó, nếu mua và bán được thực hiện, một tại hiện tại, và một trong tương lai thì chúng ta có swap là sự kết hợp của spot với forward. Mặc khác nếu mua và bán được thực hiện, một trong tương lai ngày T, một trong tương lai ngày T+ X (X thì chúng ta có sự kết hợp forward với forward.

Lợi ích của khách hàng khi thực hiện giao dịch swap là tránh được rủi ro tỷ giá, hưởng chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền, quản lý dòng tiền hiệu quả hơn nhờ vào sự chênh lệch kỳ hạn giữa hai giao dịch trong swap, và một lợi ích khác là nếu

4

(27)

khách hàng có nhu cầu sử dụng loại ngoại tệ A, nhưng hiện tại khách hàng chỉ có ngoại tệ B, và khách hàng không muốn bán ngoại tệ B, khách hàng có thể dùng swap để làm điều này.

Ví dụ ngày 19/03/2013 công ty Vạn Thiên thực hiện một hợp đồng swap với Ngân hàng, trong đó bán giao ngay 1.200 USD ở tỷ giá Sbuy = 20.350 VND/USD để đi

đầu tư và cam kết mua kỳ hạn 1.200 USD ở tỷ giá Fsell= 20.450 VND/USD. Lợi

nhuận của khách hàng trong trường hợp này là 1.200x20.350x(1 + tỷ suất sinh lợi đầu tư) – 1.200x20.450

Giao dịch ngoại tệ giao sau (Future operation) hầu như không được sử dụng nên tác giả không nêu lên giao dịch này.

2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM Việt Nam.

2.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM qua các năm 2010 – 2012.

Bảng 2.1.Tình hình kinh doanh của các NHTMCP qua các năm 2010 - 2012.

Đơn vị tính triệu VND

VCB ACB Exim Vietin SHB

Tài sản

2010 307.621.338 205.102.950 131.110.882 367.730.655 51.032.861 2011 368.521.753 281.019.319 183.567.032 460.603.925 70.989.542 2012 414.335.709 177.011.778 170.251.799 503.605.815 117.569.220 Thu nhập lãi thuần

2010 8.195.264 4.163.770 2.882.935 12.089.124 1.216.165 2011 12.138.229 6.607.558 5.303.626 20.048.054 1.897.534 2012 10.702.118 6.897.693 4.901.459 18.426.499 1.704.970 Kết quả kinh doanh

2010 4.303.042 2.334.794 1.814.639 3.435.661 494.329 2011 4.504.525 3.207.841 3.038.864 6.243.795 753.029 2012 4.269.296 928.390 2.138.516 6.178.431 26.992 Lãi/ lỗ hoạt động kinh doanh ngoại tệ

2010 561.680 191.104 15.750 158.444 53.138 2011 1.179.584 (161.467) (88.156) 382.562 54.762 2012 1.488.308 (1.863.643) (297.374) 363.396 34.756

Nguồn tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng.

Bảng 2.1. trình bày khái quát tình hình kinh doanh của các NHTM qua các năm 2010, 2011, và 2012. Qua bảng trên nhìn chung kết quả kinh doanh của các ngân

(28)

hàng tăng qua các năm, ngoại trừ ACB với những vấn đề trong năm 2012 đã làm giảm kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên kết quả kinh doanh của các ngân hàng điều có sự đóng góp lớn từ thu nhập tín dụng, bằng chứng thu nhập từ lãi thuần ở các ngân hàng đều cao hơn rất nhiều so với kết quả kinh doanh, và theo các ngân hàng trên thế giới thì đây là một cơ cấu thu nhập không bền vững, vì khi nhiều đối thủ gia nhập vào thị trường, cuộc cạnh tranh lãi suất sẽ diễn ra tất yếu làm cho nguồn thu nhập này giảm nghiêm trọng. Các ngân hàng nên chuyển cơ cấu thu nhập sang các dịch vụ, đây sẽ là nguồn thu nhập ổn định trong kinh doanh. Và việc này sẽ là cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra tại Việt Nam.

Biểu đồ 2.1. Kết quả kinh doanh của các NHTM.

(Đơn vị tính: Triệu VNĐ)

Nguồn. Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng.

Hãy nhìn lại Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.3, nhận thấy rằng kết quả kinh doanh ngoại tệ của các NHTM không mấy khả quan lắm, cụ thể kết quả KDNT của các ngân hàng ACB, Eximbank, SHB đang giảm sút trầm trọng, Vietinbank thì khá hơn, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với kết quả kinh doanh (5,89% so với lợi nhuận 2012) VCB lại đạt một kết quả khá hơn, kết quả KDNT chiếm 13,01% so với kết quả kinh doanh 2010 tương đương 561.680 triệu VNĐ, sau đó tăng đến 26,17% năm 2011, và 34,86% cho năm 2012 tương đương 1.488.308 triệu VNĐ, gấp 2,65 lần kết quả

1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000

VCB ACB Exim Vietin SHB

2010 4.303.042 2.334.794 1.814.639 3.435.661 494.329 2011 4.504.525 3.207.841 3.038.864 6.243.795 753.029 2012 4.269.296 928.390 2.138.516 6.178.431 26.992

(29)

KDNT 2010. Có sự sụt giảm kết quả hoạt động KDNT ở các NHTM theo tìm hiểu của tác giả thì đó là do công tác quản trị rủi ro còn chưa hiệu quả. ACB năm 2012 khoản lỗ này có được từ việc kinh doanh một số lớn hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên tỷ giá chào chưa hợp lý, dẫn đến khoản cách giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn tại ngày thực hiện hợp đồng lớn, tạo ra khoản lỗ nhiều. Từ những ý tưởng này cho thấy tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro.

Một nguyên nhân khác khiến cho một số NHTM lời to như VCB, Vietinbank trong năm 2011, nhưng một số ngân hàng lại gặp rủi ro đó là sự điều chỉnh tỷ giá của NHNN lớn nhất trong mười năm trở lại đây.

Biểu đồ 2.2. Tình hình biến động tỷ giá USD/VND 2009 -2011.

Nguồn. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Còn nhớ ngày 11/02/2011 NHNN đã chính thức điều chỉnh tỷ từ 18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD tức tăng gần 9,3% là mức điều chỉnh cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Có thể quan sát trên Biểu đồ 2.2 đây là đợt điều chỉnh cao nhất trong những năm gần đây. Cùng với đó NHNN đã giảm biên độ giao động của tỷ giá từ 3% xuống còn 1% có thể thấy mức độ dao động trong biểu đồ từ sự kiện này trở về sau có xu hướng hẹp lại. Với những điều chỉnh này mục đích chính là NHNN mong muốn xóa bỏ cơ chế hai tỷ giá5 vốn đã tồn tại nhiều năm nay trong hệ thống tỷ giá USD/VND của thị trường ngoại hối Việt Nam. Cơ chế này đã gây cản trở trong việc điều hành chính sách tỷ giá với những mục tiêu ổn định cán cân thương

5

Cơ chế hai tỷ giá gồm tỷ giá giao dịch chính thức và tỷ giá giao dịch trên thị trường chợ đen. 16000,0 16500,0 17000,0 17500,0 18000,0 18500,0 19000,0 19500,0 20000,0 20500,0 21000,0 21500,0 22000,0 22500,0 23000,0 7 /1 /2 0 0 9 8 /1 /2 0 0 9 9 /1 /2 0 0 9 1 0 /2 /2 0 0 9 1 1 /2 /2 0 0 9 1 2 /3 /2 0 0 9 1 /3 /2 0 1 0 2 /3 /2 0 1 0 3 /6 /2 0 1 0 4 /6 /2 0 1 0 5 /7 /2 0 1 0 6 /7 /2 0 1 0 7 /8 /2 0 1 0 8 /8 /2 0 1 0 9 /8 /2 0 1 0 1 0 /9 /2 0 1 0 1 1 /9 /2 0 1 0 1 2 /1 0 /2 0 1 0 1 /1 0 /2 0 1 1 2 /1 0 /2 0 1 1 3 /1 3 /2 0 1 1 4 /1 3 /2 0 1 1 5 /1 4 /2 0 1 1 6 /1 4 /2 0 1 1 7 /1 5 /2 0 1 1 8 /1 5 /2 0 1 1 Reference rate of the State Bank of Viet Nam

Upper bound of the trading band Lower bound of the trading band Black market exchange rate rate of commercial bank

(30)

mại,… của NHNN. Khi tỷ giá đột nhiên có sự tăng đột biến như thế này, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động KDNT. Đặc biệt đối với các ngân hàng đang ở trạng thái Short position sẽ gặp rủi ro tỷ giá. Với một vài ngân hàng đã dự báo trước được, hoặc đang ở tổng trạng thái là Long position thì đây là một cơ hội để lời to từ hoạt động KDNT, nhưng với những ngân hàng chưa dự báo được, hoặc đang ở trạng thái Short position thì quả thật là tình thế ngàn cân treo sợi tóc, tức là đang có khoản lỗ lớn từ hoạt động KDNT. Điều này giải thích cho tình hình tăng giảm kết quả hoạt động KDNT tại các NHTM năm 2011. Đồng thời nó cũng khẳng định tầm quan trọng của Stress –test vì dù rằng các ngân hàng có dùng VaR thì cũng không thể tiên đoán trước những khoản lỗ như thế này.

Biểu đồ 2.3. Kết quả KDNT của VCB và các ngân hàng khác qua các năm 2010 - 2012.

(Đơn vị tính: Triệu VNĐ)

Nguồn. Tổng hợp từ báo cáo tài chính của VCB và các ngân hàng khác.

Tóm lại, qua phần trình bày này tác giả muốn nhấn mạnh đến các vấn đề sau đây.

Thứ nhất, kết quả kinh doanh của các NHTM VN có xu hướng tăng qua các năm, nhưng phần lớn đóng góp chiếm gần 90% cho kết quả đó là do hoạt động cấp tín dụng mang lại, cơ cấu thu nhập này có vẻ chưa phải là một cơ cấu thu nhập hợp lý như đã trình bày bên trên. Thứ hai, KDNT là một hoạt động có thể mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho ngân hàng, nhưng tình hình kinh doanh hoạt động này tại Việt Nam không mấy khả quan, đóng góp vào kết quả kinh doanh của ngân hàng vẫn còn

VCB ACB Exim Vietin SHB

2010 561.680 191.104 15.750 158.444 53.138 2011 1.179.584 (161.467) (88.156) 382.562 54.762 2012 1.488.308 (1.863.643) (297.374) 363.396 34.756 (2.500.000) (2.000.000) (1.500.000) (1.000.000) (500.000) 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000

(31)

thấp. Thứ ba, chìa khóa thành công cho hoạt động KDNT đúng như Keyon, 1990 đã nói chính là quản trị rủi ro tỷ giá, trong đó chú trọng công tác đo lường rủi ro vì như phân tích ACB, hay một vài ngân hàng trong sự kiện điều chỉnh tỷ giá năm 2011 đã cho thấy điều đó. Đây là một trong số những nguyên nhân mà tác giả thực hiện bài viết này để cung cấp một công cụ đo lường rủi ro tỷ giá.

2.3.2. Mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Quốc tế WTO thì mức độ cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết, đặc biệt là NHNN đã cho các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động đầy đủ chức năng như các NHTM trong nước. Để làm rõ sự cạnh trang gay gắt này, tác giả xin được giới thiệu chỉ số đo lường mức độ cạnh tranh của thị trường là Hirfendahl – Hirschman Index, HHI. Chỉ số HHI được Bộ Tư pháp Mỹ sử dụng để đánh giá mức độ tập trung và xu hướng sáp nhập mua bán M&A6, cùng với đó HHI cũng chỉ ra được mức độ quyền

hay độc quyền nhóm của các ngân hàng. Nói một cách đơn giản hơn người ta thường dùng chỉ số HHI để xem xét thị trường đó có phải đang diễn ra cạnh tranh gay gắt hay không? Hoặc nó đang bị độc quyền bởi một hay một số tổ chức nào đó. HHI được tính bằng tổng bình phương thị phần của mỗi ngân hàng trong toàn hệ thống.

Với n là số định chế tài chính đang hoạt động trên thị trường. Ý nghĩa

HHI < 1.500 thể hiện thị trường đó đang diễn ra cạnh tranh gay gắt.

1.500 HHI 2.500 thể hiện mức độ cạnh tranh trong thị trường đó là vừa phải. 2.500 < HHI thể hiện thị trường đó đang có độc quyền.

Bảng 2.2. Chỉ số HHI cho thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

2009 2010 2011

HHI 728 565 631

Nguồn. Phòng tổng hợp và phân tích chiến lươc VCB.

6

Referências

Documentos relacionados