• Nenhum resultado encontrado

8 Mô hình mạng truyền tả

Mạng truyền tải sử dụng việc đóng gói và tập hợp để mang tín hiệu (dữ liệu) của khách hàng: đầu tiên tín hiệu (dữ liệu) khách hàng được đóng gói để cho phép giám sát. Sau đó dữ liệu đã được đóng gói được tập hợp cho (for) truyền tải qua mạng để thu được việc quản lý mạng tối ưu. Tại tất cả các chặng (hop) tín hiệu đã được tập hợp có thể tập hợp xa hơn ngang qua kết nối vật lý (physical link) Tại biên của miền tập hợp dữ liệu khách hàng đã đóng gói được giải nén và chuyển đến khách hàng hoặc được chuyển tiếp tới miền khác. Trong mạng lõi chỉ có dữ liệu được tập hợp mới được giám sát, dữ liệu riêng lẻ của khách hàng được giám sát tại mạng biên.

Tóm lại, mạng truyền tải có hai thuộc tính quan trọng đó là lớp mạng server và lớp mạng client phải độc lập; tương thích với các mô hình quản lý và vận hành của các mạng truyền tải đang tồn tại.

2.4.1.2 Giới thiệu về T-MPLS

T-MPLS được ITU-T định nghĩa là công nghệ truyền tải gói kết nối định hướng kết nối dựa trên định dạng khung MPLS. Không giống MPLS, T-MPLS không hỗ trợ mode kết nối không định hướng, bớt phức tạp trong vận hành và quản lý dễ dàng hơn. Đặc tính lớp 3 bị loại trừ, mặt phẳng điều khiển sử dụng IP một mức tối thiểu - điều này giúp cho giá thành thiết bị rẻ hơn, phát huy mạng gói.

- T-MPLS tương thích với các công nghệ truyền tải kênh mà có cùng kiến trúc, mô hình quản lý và vận hành với nó.

- T-MPLS hoạt động độc lập với client và mạng liên kết quản lý, điều khiển. - T-MPLS có thể hoạt động trên bất kỳ môi trường vật lý nào.

- T-MPLS bao gồm các khả năng chuyển mạch gói để xử lý các dịch vụ khác nhau và các công cụ để giám sát mạng.

Chuyên đề Chương 2: Công nghệ ứng dụng cho MAN-E Trong một miền kết nối định hướng T-MPLS, một luồng dữ liệu người dùng luôn xem xét toàn bộ (traverses a common), quyết định đường thông qua việc thiết lập một đường chuyển mạch nhãn LSP. Tại switch đầu vào, mỗi gói được gán một nhãn và được truyền đi tiếp. Tại mỗi switch thuộc đường chuyển mạch nhãn, nhãn được sử dụng để chuyển gói tới chặng tiếp theo.

T-MPLS định nghĩa khả năng OAM (Khả năng OAM được cấu trúc trong định nghĩa của các khung và công cụ, mô tả việc sử dụng của các khung và chỉ ra địa điểm mà chúng được áp dụng).

T-MPLS sử dụng kiến trúc với các dịch vụ khác nhau để quản lý lưu lượng. Tại node vào, các gói được phân loại và đánh dấu với một mã tương ứng với hoạt động thu gom chúng (dựa trên chính sách cấu hình dịch vụ). Tại mỗi node chuyển tiếp, mã được sử dụng để xác định việc xử lý gói thích hợp tại các chặng tiếp theo (trong một số trường hợp gói có thể bị loại bỏ). Kiến trúc này giúp việc thực hiện QoS.

Một số đặc tính của T-MPLS : - Khả năng mở rộng

- Giá thành thấp

- Độ sẵn sàng cao do khả năng bảo vệ và phục hồi cao - Hỗ trợ nhiều loại dịch vụ

- Quản lý đơn giản

Các khuyến nghị của ITU-T cho công nghệ T-MPLS theo Bảng 2.2: Bảng 2. 2 khuyến nghị của ITU-T cho công nghệ T-MPLS

Khuyến nghị Nội dung

G.8110.1 Kiến trúc phân lớp mạng T-MPLS G.8112 Phân cấp giao diện cho T-MPLS G.8114 Vận hành và duy trì cho T-MPLS

G.8121 Đặc tính của các khối chức năng thiết bị T-MPLS G.8131 Bảo vệ chuyển mạch đường cho T-MPLS

G.8132 Bảo vệ chuyển mạch ring cho T-MPLS 2.4.2 Công nghệ T-MPLS

Với việc gia tăng các công nghệ mạng gói, ITU-T rất quan tâm tới việc làm thể nào để công nghệ MPLS phù hợp với việc truyền tải và kết quả là công nghệ T-MPLS

Chuyên đề Chương 2: Công nghệ ứng dụng cho MAN-E ra đời. Phần này sẽ trình bày kiến trúc và hoạt động của T-MPLS theo khuyến nghị của ITU-T.

2.4.2.1 Các khái niệm cơ bản

Đơn vị lưu lượng thông tin tương thích mạng T-MPLS (TM_AI_D) bao gồm trường S và dữ liệu của người dung.

S Payload

Đơn vị thông tin đặc tính mạng phân cấp T-MPLS (TM_CI_D) bao gồm trường TTL và một TM_AI_D.

S TTL Payload

2.4.2.2 Kiến trúc mạng T-MPLS

T-MPLS là một mạng phân cấp đường gồm: thông tin tương thích mạng T- MPLS (TM_AI) và thông tin đặc tính mạng T-MPLS (TM_CI).

Thông tin tương thích mạng phân cấp T-MPLS là một luồng liên tục của các đơn vị lưu lượng TM_AI (TM_AI_D).

Thông tin đặc tính mạng phân cấp T-MPLS là một luồng liên tục của các đơn vị lưu lượng TM_CI (TM_CI_D).

Mạng phân cấp T-MPLS cung cấp việc truyền tải thông tin adapted qua một đường T-MPLS giữa hai điểm truy cập T-MPLS.

Thông tin đặc tính mạng phân cấp T-MPLS được truyền tải qua một kết nối mạng T-MPLS.

2.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Có nhiều xu hướng công nghệ xây dựng mạng dịch vụ Metro Ethernet. Từ những hướng truyền thống dựa trên hạ tầng mạng SONET/SDH cho đến những công nghệ mới như PBT hay T-MPLS, mỗi công nghệ đều có những điểm mạnh, yếu khác nhau.

Công nghệ SONET/SDH hay WDM có thể tận dụng hạ tầng cáp quang có sẵn nhưng lại kém trong việc quản lý dịch vụ, khai thác giá trị gia tăng, giá thành đầu tư cao. Công nghệ RPR đã từng hứa hẹn là công nghệ mang tính đột phá nhưng nhanh chóng bị lạc hậu và không còn thích hợp cho các yêu cầu dịch vụ mới. Nhìn chung,

Chuyên đề Chương 2: Công nghệ ứng dụng cho MAN-E hiện thời chỉ có các công nghệ MPLS, PBT, T-MPLS đang cạnh tranh nhau quyết liệt để dành thị phần trên thị trường mạng Metro Ethernet.

Công nghệ MPLS với những ưu điểm là đã được triển khai rộng rãi, khả năng điều khiển cao đang chiếm ưu thế lớn. Mọi dịch vụ ngoại trừ đa điểm – đa điểm đều có thể triển khai hiệu quả với MPLS. Với dịch vụ đa điểm – đa điểm, do chuẩn VPLS yêu cầu phải tạo kết nối full-mesh giữa các điểm nên việc quản lý cũng như triển khai dịch vụ sẽ khó khăn, phức tạp. Ngoài ra, MPLS yêu cầu các nhà điều hành phải đào tạo đội ngũ làm quen với khái niệm mới, cũng sẽ gây nhiều khó khăn, tăng giá thành triển khai.

Công nghệ PBT với ưu điểm là giá thành rẻ, đơn giản do dựa trên nền Ethernet, hiện đang tiến những bước vững chắc trong việc chiếm thị phần MAN - E. PBT sử dụng những chuẩn đã được phê duyệt hoặc đang trong giai đoạn xem xét phê duyệt như IEEE 802.1ad, IEEE 802.1ah, IEEE 802.1ag. Vấn đề của PBT là sự khẳng định trong thực tế hiện còn ít, chưa chắc chắn, rõ ràng.

T-MPLS hay MPLS-TP là một công nghệ còn mới. Tuy hầu hết các thành phần đều đã được phê duyệt bởi ITU nhưng hiện tại mới chỉ có Alcatel-Lucent hỗ trợ. Còn quá ít cơ sở để nói về khả năng phát triển của T-MPLS trong thực tế.

Chương tiếp theo đề cập đến ứng dụng và triển khai công nghệ MAN-E trên mạng Viễn thông của VNPT Yên Bái.

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MAN-E TẠI VIỄN THÔNG

Documentos relacionados