• Nenhum resultado encontrado

Nhà nghiên cứu lịch sử và thư viện học Nguyễn Trọng Phấn

(

1910

-

1996

)

N

ăm 1975, khi tôi vể Viện Thông tin Khoa học xã hội làm việc thì ô n g đã nghỉ hưu được 4 năm. Lúc đó Viện Thông tin mới được thành lập trên cơ sở của Ban Thông tin Khoa học xã hội và Thư viện Khoa học xã hội. Thỉnh thoảng vẫn thấy ô n g lưng còng, vai đeo túi vải đến cơ quan. Mọi người nói, ô n g là Thư ký khoa học đầu tiên của Viện. Và sau này, do công việc tôi đã có nhiều điều kiện tiếp xúc với Ông, nhất là khi tôi tìm hiểu vê' Học viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO), tôi đã hiểu thêm hơn vê' ồng.

Ông là NGUYỄN TRỌNG PHẤN, sinh năm 1910, quê tại xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc Thành phố Hà Nội), nhưng sinh tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong gia đình công chức.

Ông là một người thông minh, học giỏi, nhiều năm được phần thưởng hạng ưu. Khi là học sinh Trường Bonnal Hải Phòng, ông cùng các thầy giáo, học sinh của trường tham gia các phong trào yêu nước như đòi ân xá cho Phan Bội Châu năm 1925, tổ chức lễ truy điệu Phan Châu Trinh năm 1926 ở chùa Dư Hàng do Nguyễn Phương Thảo (Trung tướng Nguyễn Bình), tổ chức, tham gia diễn các vở kịch như Lọ vàng, Bạn và vỢ... để lấy tiền cứu giúp đổng bào lũ lụt năm 1927. Cùng năm này, ông và các bạn học như Thế

Lữ, Nguyễn Văn Hiền gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đổng chí Hội, trực tiếp viết, in và rải truyền đơn chống chính quyền thực dân.

Học hết Cao đẳng Tiểu học^*^ năm 1931, ông làm Tham biện tại Sở Trước bạ ở Vinh và ở Campuchia đến năm 1939.

Vừa đi làm vừa tự học ông đã thi đỗ Tú tài phần một và phần hai Trung học Pháp vào nám 1937. ô n g cũng tự học tiếng La-tinh và tìm hiểu văn học cổ điển của Pháp qua các tác phẩm của các nhà văn Pháp thời cận đại và các triết gia cổ Hy Lạp. Sau đó ông đã xin theo học hàm thụ (par correspondance) tại Trường Đại học Paris về Sử Thượng cổ và Sử Trung cổ.

Cũng như nhiều công chức đương thời, ông đã tham gia m ột số tổ chức như: Năm 1937, tại Phnom Penh ông gia nhập Hội Nhân quyền (Ligue des droits de rHom m e et du Citoyen - Liên đoàn nhân quyền và dân quyền), một tổ chức nhằm theo dõi, bảo vệ và truyền bá Quyền con người, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tham gia khi ở Pháp. Ông giữ chức phó thư ký chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, thu nguyệt liễm, triệu tập các cuộc hội họp và gửi tập san do Hội sở chính tại Paris gửi sang. Năm 1939, tham gia Hội Tam điểm (Pranc-maẹonnerie), qua đó ông quen biết nhiều người Việt có tiếng lúc ấy như Phạm Huy Lục, Lê Thăng, Phạm Hữu Chương, Trần Trọng Kim, Trần Văn Lai, Nguyễn Quang Oánh, Nguyễn Văn Luyện, Nguyễn Xiển, Trần Ván Giáp, Phạm Văn Bảng, Nguyễn Đình Q uế...

Tại lớp chỉnh huấn cho Giáo sư và Cán bộ Khu Học xá Nam Ninh, Quảng Tây, năm 1953, ông có viết vê' động cơ

(1) Cao đẳng Tiểu học, hay còn gọi là Thành Chung, tiếng Pháp là École primaire supérieure, tương đương với Trung học cơ sở hiện nay. Học xong 4 năm được thi lấy bằng Cao đẳng Tiểu học (Diplôme (TÉtude Primaire Supérieurs Pranco- Indigène) còn gọi là bằng Thành Chung.

tham gia hai tổ chức này là: “Vì tin chắc rằng Hội Tam Điểm tượng trưng cho lý tưởng của cuộc cách mạng 1789, thể hiện trong khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Lý tưởng này giải phóng cho cá nhân từng người, cá nhân đã được giải phóng thì dân tộc cũng được giải phóng, không cần đáu tranh đổ máu. Chỉ cần đấu tranh trong khuôn khổ luật lệ của thực dân là mỗi người dân và toàn dân Việt Nam được giải phóng”. Và “tin rằng gia nhập Hội Tam Điểm là đứng vào Mặt trận Bình dân chống Phát xít và như thế cũng là thể hiện được lý tưởng dân chủ của m ình rổi”^'\

Cuối năm 1939, ông về Việt Nam và làm việc tại Thư viện của Học viện Viễn Đông Bác cổ {École /ranọaise d'Extrême-

Orient - EFEO), ông học thêm nghề thư viện để thi Tham tá

(một chức vụ công chức làm cho Pháp), tự học tiếng Nhật và bắt đầu nghiên cứu vê' sử Việt Nam. Năm 1942, ông được EEEO cử tham dự lớp đào tạo thư ký lưu trữ và thư viện Đông Dương do Toàn quyền Đông Dương mở và là một trong ba người đạt kết quả cao nhất.

Được làm việc với các đồng nghiệp người Việt ở EEEO như Nguyễn Văn Tố, Nguyễn W n G iáp... ông đã tham gia một số tổ chức văn hóa tiến bộ thời đó như Hội Trí tri và là thành viên của Ban Văn học của Hội Khai Trí Tiến Đức, trực tiếp tham gia Ban sửa chữa bộ Việt Nam từ điển cùng với Nguyễn Quang Oánh, Trần \ ^ n Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Duy T hanh...

Ông có những quan hệ thân thiết với các thành viên của Tự lực Văn đoàn như Tú Mỡ, Tô Ngọc Vân, Thế Lữ,...

(1) D ương Trung Q uốc có kể lại: khoảng đẩu những năm 1990, ông Nguyễn Trọng Phấn có viết tay m ột bài vé Hội Tam điểm ở Việt Nam, nhưng tiếc là sau đó D ương Trung Q uốc đã đưa bản gốc cho nhà Sử học Nguyễn Thu Trang ở Pháp.

ô n g là thành viên trong ban Biên tập Tạp chí Thanh Nghị và được giao phụ trách phần Lịch sử Việt Nam cận đại. ô n g viết loạt bài khảo cứu về “Xã hội Việt Nam từ thế kỷ XVII” là những trang dịch “những đoạn sách cổ ghi chép việc thực vê' đời sống của dân ta ngày xUa”. Trong loạt bài này ô n g còn lấy bút danh là Thiện Chân.

Cuối năm 1942, ô n g gia nhập Hướng đạo Việt Nam, một tổ chức nhằm tập hợp và giáo dục thanh thiếu niên những kỹ năng sống và ý thức công dân và được Việt Nam hóa với trọng tâm là bồi dưỡng tinh thẩn yêu nước. Nhiều thành viên Hướng đạo Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc Cách mạng tháng Tám và Kháng chiến chống Pháp^‘\

Khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Học viện Viễn Đông Bác cổ được sáp nhập vào Bộ Quốc gia Giáo dục. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh số 65 ấn định nhiệm vụ của Đông phương Bác cổ Học viện. Trước đó Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe đã ban hành Nghị định 146/NĐ, thành lập một Hội đồng cố vấn tại Đông phương Bác cổ Học viện gồm các ông như Nguyễn Đỗ Cung, Lê Dư, Trần Văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn, Cao Xuân Huy, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Khoan, Nguyễn Thiệu Lâu, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đức Nguyên (Hoài Thanh), Hổ Đạt Thăng, Nguyễn Văn Tố, Công Văn Trung, Vĩnh Thụy, Đào Duy Anh, Ngô Đình Nhu và Nguyễn Vạn Thọ (Nam Sơn). Chủ tịch Hội đồng là Tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên và Thư ký Hội đồng là ông Nguyễn Trọng Phấn. Ngoài ra, ô n g

(1) Tinh thẩn đó được ô n g giữ lại đến sau này. Các cán bộ thư viện còn nhớ chuyện trong những năm chiến tranh chổng chiến tranh phá hoại của Mỹ, ô n g xem bản đổ và đi bộ gán 50km dọc theo sông Hổng đến nơi sơ tán của Thư viện Khoa học Xã hội tại thôn Mai Yên, xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc, tỉnh V ĩnh Phúc. N hững cán bộ trẻ kinh ngạc thì ô n g trả lời: Tôi vốn là Hướng đạo sinh mà!

còn là Chánh văn phòng Đông phương Bác cổ Học viện và phụ trách Thư viện Học viện.

Trong kháng chiến, từ năm 1947 đến năm 1957, ô n g làm việc tại Bộ Quốc gia Giáo dục, giữ các chức Chánh văn phòng Nha Đại học, kiêm Thư ký văn phòng Trường Đại học Y Dược Khoa, Tổng thư ký Ban Sử học Bộ Giáo dục, cộng tác viên Ban Sử Địa trường Sư phạm Trung cấp Trung ương, Trại tu thư của Bộ Giáo dục, Giáo viên Sử Địa Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương tại Khu học xá Tâm Hư, Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Hoa.

Năm 1950, tại Đào Giã, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, thuộc chi bộ Ván phòng Bộ Quốc gia Giáo dục. Hai người giới thiệu ông sau này làm việc cùng tại ủ y ban Khoa học xã hội: Hoàng Vĩ Nam, Tham chính Văn phòng Bộ Quốc gia Giáo dục (sau này là Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội) và Nguyễn Khánh Toàn, Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, Bí thư Chi bộ (sau này là Chủ nhiệm ủ y ban Khoa học xã hội Việt Nam).

Khi Chính quyền Pháp bàn giao Học viện Viễn Đông Bác cổ cho Nhà nước Việt Nam, ô n g đã được cử tham gia Ban tiếp quản (10/1957 - 1/1958) và sau đó được giao làm Thư ký Ban phụ trách Thư viện Bác cổ, thuộc Bộ Giáo dục (1/1958 - 10/1958). Năm 1959 Thư viện Bác cổ được bàn giao cho ủ y ban Khoa học Nhà nước khi ủ y ban này được thành lập. Ngày 6/2/1960, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Quyết định thành lập Thư viện Khoa học Trung ương trên cơ sở của Thư viện Bác cổ, ông Phấn đã được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Tập hợp, là phòng có nhiều chức năng nhất của Thư viện: có nhiệm vụ thu mua, bổ sung, sưu tầm, trao đổi đăng ký, biên mục, phân loại và biên soạn thư

mục thông báo sách mới. Ngoài ra, ô n g còn đảm nhiệm chức Thư ký học thuật (Thư ký khoa học) của Thư viện.

Tuy mong muốn của bản thân là được nghiên cứu và giảng dạy sử Việt Nam, nhưng do khả năng, kinh nghiệm và nhiệm vụ được giao, ô n g đã tập trung vào việc quản lý và xây dựng thư viện từ những ngày mới thành lập và đào tạo cán bộ trẻ làm công tác thư viện. Với những kinh nghiệm tích lũy được khi làm tại EFEO, ô n g đã cùng các cán bộ cơ quan soạn thảo các quy tắc nghiệp vụ về bổ sung, biên mục, xây dựng mục lục, thư mục, tổ chức kho sách báo và bảo quản tài liệu. Thư viện EEEO trước đó chỉ có một mục lục chủ đề cho sách hệ chữ La Tinh. Khi Thư viện EEEO được bàn giao cho Chính phủ Việt Nam, ô n g và các cộng sự đã tìm hiểu một số khung phân loại giản đơn và tạm thời sử dụng Khung phân Trung tiểu hình của Trung Hoa. Năm 1963, ô n g cùng các ông Đỗ Thiện, Nguyễn Văn Thu sang công tác và tìm hiểu nghiệp vụ Thư viện tại Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Khi trở vê' Việt Nam, ông đã trực tiếp tổ chức và chỉ đạo nghiên cứu Khung phân loại thư mục thư viện (BBK) của Liên Xô, dịch bộ khung BBK sang tiếng Việt, biên tập lại cho phù hợp với điểu kiện phát triển của các ngành khoa học ở nước ta và cho áp dụng thử để phân loại tài liệu một số ngành khoa học. Cũng xin nói thêm, vào thời đó các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ chỉ sử dụng trong nội bộ, nên không ghi tên các tác giả tham gia, mà chỉ ghi tên cơ quan biên soạn.

Ông là người thông thạo nhiều ngôn ngữ: Pháp, Anh, Hán, Nga, N hật... Năm 1962, ô n g đã cùng các đồng nghiệp tại Thư viện Khoa học Trung ương biên soạn cuốn Tù điển

thuật ngữ thư viện học Nga - Anh - Pháp - Việt. Sau này với

sự giúp đỡ của Tổ thuật ngữ Viện Ngôn ngữ, một tiểu ban duyệt, bổ sung và chỉnh lý đã được thành lập trong đó có Ông và cuốn từ điển này đã được Nhà xuất bản Khoa học

xã hội xuất bản năm 1972. ô n g cũng đã tham gia biên tập Nội san Thư viện Khoa học Trung ương, gổm các bài viết về nghiệp vụ thư viện, tổng kết kinh nghiệm công tác, trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin về công tác thư viện ở nước ngoài qua các bài dịch và lược dịch.

Năm 1966, cùng với Quyết định của ủ y ban Thường vụ Quốc hội về việc ủ y ban Khoa học Nhà nước chia thành hai cơ quan: ủ y ban Khoa học Nhà nước và Viện Khoa học xã hội (sau đó là ủ y ban Khoa học xã hội), Thư viện Khoa học cũng tách thành hai: Thư viện Khoa học kỹ thuật Trung ương và Thư viện Khoa học xã hội. ô n g được phân về Thư viện Khoa học xã hội và làm việc tại đó đến khi nghỉ hưu vào năm 1971. Tuy vậy ô n g vẫn còn tham gia các hoạt động khoa học cho đến khi ô n g mất vào ngày 3/8/1996.

Do hoàn cảnh gia đình và xã hội, ông Nguyễn Trọng Phấn chưa có được một học vị cao như ông hằng mong muốn. Tuy nhiên với trí thông m inh sẵn có và sự tận tụy hăng hái trong hoạt động xã hội, trong công việc, ông đã cống hiến cho xã hội, đất nước với tất cả khả năng và nhiệt tình của mình. Những công trình nghiên cứu và giảng dạy về sử học của ông có ích cho đời sau và với công tác thư viện, ông là người có nhiều công lao xây dựng nền móng cho Thư viện nước nhà.

Ngô Thế Long

Viện Thông tin xã hội

Nguyễn Trọng Phấn

Bữa tiệ c c u ố i n ă m c ủ a cá c viê n ch ứ c n g ư ờ i V iệ t c ủ a EFEO, n g à y 2 2 /1 2 /1 9 3 9 . Ô n g N g u y ễ n Trọng P h ấ n n g ó i h à n g đ â u , b ê n p h ả i.

Bộ trư ở n g Bộ G iá o d ụ c N g u y ễ n Văn H u yê n và P h ó C h ủ n h iệ m ủ y b a n K h o a h ọ c N h à n ư ớ c B ù i C ô n g Trừng c ù n g cá n b ộ T h ư việ n tr o n g b u ổ i lễ b à n g ia o T h ư việ n

s a n g ủ y b a n K h o a h ọ c N h à nước. H à n g đ ẩ u ( n g ồ i g h ế ): từ n g ư ờ i th ứ ba, tr á i s a n g p h ả i: Trần Văn G iáp, Ca Ván T h ỉn h (G iá m đ ố c T h ư viện),

N g u y ễ n Văn H u yên , B ù i C ô n g Trừng, Đ ặ n g M in h Trứ (Phó C h ủ tịc h H ộ i P h ổ b iế n K h o a h ọ c và Kỹ th u ậ t V iệ t N a m ), Trân M a i (P hó G iá m đ ố c T hư viện). (Ả n h c h ụ p n g à y 2 1 / 2 / 1 9 5 9 )

Cụ N g u y ễ n T rọ n g P h ấ n (n g o à i c ù n g bê n trá i) t ạ i Liên Xô.

Cụ N g u y ê n Trọng P h ấ n ( th ứ 3 t ừ b ê n trá i) t ạ i Liên Xô.

Cụ N g u y ễ n T rọ n g P h ấ n và đ ồ n g n g h iệ p tạ i Viện T h ô n g tin k h o a h ọ c x ã h ộ i n ă m 1992.

Cụ N g u y ễ n T rọ n g P h ấ n (h à n g c u ố i) tr o n g b u ổ i g ặ p m ậ t Viện T h ô n g tin k h o a h ọ c x ã h ộ i n h â n d ịp đ ẩ u X u â n n ă m 1993.

Cụ N g u y ễ n T rọ n g P hấ n (bê n p h ả i) và n h à vă n Sơn Tùng trê n b ã i b iể n ở D iễ n Kim , D iễ n Châu, N g h ệ A n n ă m 1994.

Cụ N g u y ễ n Trọng P h ấ n ( th ứ 4 từ p h á i q u a ) c ù n g cự u H ư ớ n g đ ạ o sin h m ừ n g th ọ ô n g N g u y ễ n Dực.

Cụ N g u y ễ n T rọ n g P h ấ n ( th ứ 3 t ừ b ê n p h ả i, h à n g n g ồ i)

Cụ N g u y ê n T rọ n g P h ấ n (bên p h ả i) và h ọ c g iả Đ à o P h a n (19 2 0 - 1996).

Cụ N g u y ễ n T rọ n g P hấn, ô n g H o à n g Kính, h ọ c g iả Đ à o Phan, n h à v à n Sơn Tùng ( t ừ p h ả i q u a ) t ạ i g ia đ in h n h à và n Sơn Tùng.

Cụ P h í Văn B á i (1 9 1 4 -2 0 1 4 ), cụ N g u y ễ n T rọ n g P hấ n, Đ ạ i tư ớ n g Võ N g u y ê n G iá p và PGS. TS. Đ ặ n g Bích H à - v ợ Đ ạ i tư ớ n g ( t ừ p h â i q u a ) tro n g n g à y m ừ n g th ọ Đ ạ i tư ớ n g 8 5 tu ổ i (2 5 /8 /1 9 9 5 ). Ả n h c h ụ p cụ N g u y ễ n T rọ n g P hấ n, GS. Trân Q u ố c Vượng, N h à sử h ọ c D ư ơ n g T ru n g Q uốc, ô n g Lê C ư ờ ng (ch á u n ộ i cụ Lê H o a n ) (từ t r á i q u a p h ả i) tr o n g b u ổ i h ộ i th ả o về d a n h n h â n C h u Vàn A n.

MỤC LỤC

II.

III. IV.

Đ ô i lời về m ột người ẩn danh (Thay lời tựa s á c h ) ...5

Lời thưa ...9

Lời tòa s o ạ n ...11

ALEXANDRE DE R H O D E S ... 13

- Lễ tịch điển về đời L ê... 14

- Đất kinh kỳ vê' đầu thế kỷ XV II...15

- Nhân dân và thuế m á ...16

- Quần lính và tướng t á ... 18

- Lễ tuyên thệ của binh lín h ...19

- Nến thương mại của xứ Đàng Ngoài ở đẩu thế kỷ thứ X V II...21

CRISTOEORO B O R R I...23

- Tính tình người Trung kỳ... 24

- Y phục của người Trung k ỳ ... 27

- Thực phẩm của người Trung k ỳ ... 30

- Khoa chữa bệnh của người Trung kỳ...32

.BA LD IN O TTI... 36

GIOVANNI EILIPPO DE M A R IN I...41

- Những sản vật của xứ Bắc k ỳ... 42

- Nhà cửa của người Bắc k ỳ ...50

- Lễ nghi của người Bắc kỳ...52

- Thành Hà N ộ i...55

- Hoàng c u n g ...56

- Cách tiếp rước sứ Tàu... 58

- Bơi c h ả i... 60

- Thủy quân...61

- Tết Nguyên đán của người Bắc k ỳ ... 63

- Những cuộc giải trí của dần chúng lúc đầu n ă m ...69

- Hình phạt...71

- Tang lễ Thanh Đô vương Trịnh Tráng...74

V. JEAN BAPTISTE TAVERNIER... 85

- Bàn qua về Đàng Ngoài (Royaume de Tunquin) và tại sao tác giả lại biết xứ ấ y ... 86

- Thổ sản xứ Đàng N g o à i... 88

- Nển thương mại của xứ Đàng N g o à i... 91

- Binh thủy và binh bộ xứ Đàng N g o à i...93

- Về sự hôn lễ của người Đàng Ngoài và cách họ trừng trị sự gian dâm ... 95

- Học hành, thi c ử ... 97

- Triều đ ìn h ...97

- Những lễ cử khi các vua Đàng Ngoài đăng quang...99

- Tang lễ m ột ông vua Đàng N g o à i... 103

VI, SA M Ư ELBAR O N... 106

- Lời d ẫ n ... 107

- Phê bình tập du ký của ông Tavernier vê' xứ Đông K in h .... 108

- "VỊ trí diện tích xứ Đông K inh... 110

- Phong tụ c... 113

- Thi cử... 114

- Chúa T rịnh...117

- Không có lễ đăng quang và lễ tấn phong như ông Tavernier kể đâu...124

- Vua đi d ạo... 126

- Tế kỳ đảo (? )...127

- Tang lễ chúa Trịnh... 130

- Các giáo phái, những sự thờ phụng tin nhảm, chùa, đền của người Đàng N g o à i... 137

VII. H ÀNH TRÌNH CỦA CHIẾC THUYỀN BUÔN G RO L..139

PH Ụ LỤC... 169

- lược lý lịch Nguyễn Trọng P h ấ n ...169

- Nhà nghiên cứu lịch sử và thư viện học Nguyễn Trọng Phấn (1910 - 1996) ... 174

XÃ HỘI

VIỆT NÁM

từ th í kỷ XVII