• Nenhum resultado encontrado

So sánh ƣu nhƣợc điểm của phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ với các phƣơng thức thanh toán khác và trƣờng hợp áp dụng.

No documento Thanh Toan Quoc Te (Tong Hop) (páginas 55-60)

PHẦN: CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƢƠNG

Câu 29: So sánh ƣu nhƣợc điểm của phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ với các phƣơng thức thanh toán khác và trƣờng hợp áp dụng.

Câu 30: Các loại thƣ tín dụng:

1) Thƣ tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) : Là L/C mà người yêu cầu phát hành (người NK) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà xuất khẩu). L/C loại này là một lời hứa trả tiền không chắc chắn cho người thụ hưởng. Do đó, nó ít được giới thương gia sử dụng.

2) Thƣ tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là L/C sau khi đã được phát hành thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từng phần nội dung trong thời hạn hiệu lực của nó. L/C loại này là một sự cam kết trả tiền chắc chắn của NHPH cho người thụ hưởng L/C. Vì vậy, nó được áp dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế. 3) Thƣ tín dụng xác nhận (Confirmed L/C): Là L/C không thể hủy ngang, được một NH thứ 3 xác nhận, cùng cam kết với NHPH là sẽ thanh toán/chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng khi xuất trình phù hợp, theo yêu cầu của NHPH. L/C loại này đã được hai ngân hàng cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, do vậy, độ an toàn trong thanh toán rất cao. 4) Thƣ tín dụng miễn truy đòi (Without recourse L/C): Là L/C mà khi đã thanh toán cho người thụ hưởng số tiền của L/C thì Ngân hàng được chỉ định thanh toán không có quyền đòi lại người thụ hưởng. L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.

5) Thƣ tín dụng có thể chuyển nhƣợng (Transferable L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định quyền của người hưởng lợi là có thể yêu cầu NHPH hoặc là NH chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác.

6) Thƣ tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể hủy ngang, mà sau khi sử dụng xong thì nó tự động có giá trị như cũ, và nó cứ lặp đi lặp lại theo vòng tuần hoàn như vậy cho đến khi tổng trị giá của Hợp đồng cơ sở được thực hiện xong.

Thường được dùng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên, định kì, khối lượng lớn và trong thời hạn dài và hàng hóa phải đồng nhất về chủng loại, phẩm chất, cách đóng gói bao bì.

7) Thƣ tín dụng giáp lƣng (Back to back L/C): Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung của L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho một người khác hưởng với nội dung gần giống với L/C ban đầu. L/C phát hành sau gọi là L/C giáp lưng (Back to back L/C), L/C dùng để đem đi thế chấp gọi là L/C gốc (Master L/C).

Thường dùng: trong mua bán thông qua trung gian khi mà người trung gian không muốn sử dụng L/C chuyển nhượng bởi vì họ không muốn lộ bí mật khách hàng của họ; L/C gốc không cho phép chuyển nhượng; khi các chứng từ cần có của L/C gốc không trùng hợp với các chứng từ của L/C thứ hai. ( nguồn: http://www.scribd.com/doc/42449241/Bai-Thuyet- Trinh-Phan-Loai-Lc)

8) Thƣ tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã được mở. Thường được sử dụng trong mua bán hàng đổi hàng, trong phương thức gia công xuất khẩu (tuy nhiên phức tạp).

9) Thƣ tín dụng thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C): là thư tín dụng không thể hủy ngang, trong đó Ngân hàng phát hành L/C hay Ngân hàng xác nhận L/C cam kết sẽ thanh toán cho người hưởng lợi dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn quy định rõ trong L/C đó.

10) Thƣ tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C): là loại L/C ứng trước một phần tiền cho Người hưởng lợi L/C trước khi giao hàng.

Câu 31:Thƣ tín dụng có thể chuyển nhƣợng (Transferable L/C): 1) hái niệm:

Là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định quyền của người hưởng lợi là có thể yêu cầu NHPH hoặc là NH chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người khác.

• NHPH chuyển nhượng sẽ phát hành một L/C mới trên cơ sở kết hợp L/C có thể chuyển nhượng gốc và đơn yêu cầu chuyển nhượng của Người thụ hưởng thứ nhất. • NH sẽ chuyển L/C có thể chuyển nhƣợng gốc kèm theo đơn yêu cầu chuyển nhượng

cho người thụ hưởng thứ 2. Còn việc hiểu và vận dụng L/C này như thế nào thì sẽ do người thụ hưởng thứ 2 quyết định.

2) Những lƣu ý khi áp dụng: + Phạm vi áp dụng:

 Thư tín dụng có thể chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.

 Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nNK. + Chứng từ thay thế: Các chứng từ thay thế là hóa đơn và hối phiếu.

+ Trách nhiệm của các bên liên quan thư tín dụng chuyển nhượng:

 Người hưởng lợi thứ hai không được phép chuyển nhượng L/C cho một người khác, nhưng được phép tái chuyển nhượng L/C cho người hưởng lợi thứ nhất, nếu như mình không có khả năng thực hiện được L/C.

 Chuyển nhượng có cho phép tu chỉnh hay không, nếu có cần qui định rõ trong lệnh chuyển nhượng.

 Quy định rõ Ngân hàng nào được quyền chuyển nhượng L/C.

 Người hưởng lợi thứ nhất nên dành quyền thay thế chứng từ để hoàn chỉnh chứng từ theo yêu cầu của L/C chuyển nhượng mẹ (Master transferable L/C). Các chứng từ thay thế là hóa đơn và hối phiếu.

+ Để có thể vận hành L/C chuyển nhượng được thuận lợi:

 L/C quy định giao hàng từng phần (Partial Shipment allowed).

 Chấp nhận thanh toán các chứng từ do bên thứ 3 cấp (Third Party Documents are acceptable)

 Chứng từ đến chậm cũng chấp nhận. Câu 32: Thư tín dụng dự phòng:

1) hái niệm: Theo Qui tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế ISP 98, tín dụng dự phòng được định nghĩa là:

Cam kết không hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và ràng buộc khi được phát hành.

Người phát hành cam kết với Người hưởng lợi thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản điều kiện của thư tín dự phòng theo đúng các qui tắc này.

Người phát hành phải thanh toán các chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay …, hoặc chấp nhận hối phiếu của người hưởng.., hoặc cam kết trả tiền sau hoặc chiết khấu.

2) Tập quán: Áp dụng UCP 500 hoặc ISP 98. (nguồn: http://www.scribd.com/doc/42449241/Bai- Thuyet-Trinh-Phan-Loai-Lc)

3) Phạm vi sử dụng: (SGK)

Sử dụng như một bảo lãnh của ngân hàng phát hành nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thương mại, hợp đồng gia công, hợp đồng liên doanh hay hợp tác hay đảm bảo cho việc tham gia dự thầu.

Bảo lãnh các khoản vay của hợp đồng vay nợ trong nước, quốc tế.

Tín dụng dự phòng còn đóng vai trò như một tín dụng thư thương mại là đảm bảo khả năng thanh toán.

Thực tế cho thấy tín dụng thư dự phòng được sử dụng kết hợp cùng các phương thức bảo lãnh và thanh toán khác.

Trong hợp đồng thuê mua tài chính, tín dụng thư dự phòng còn được sử dụng để đảm bảo những nghĩa vụ tài chính theo phán quyết của tòa án.

Câu 33: Back to back L/C: 1) Khái niệm:

 Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung của L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho một người khác hưởng với nội dung gần giống với L/C ban đầu.

 L/C phát hành sau gọi là L/C giáp lưng (Back to back L/C), L/C dùng để đem đi thế chấp gọi là L/C gốc (Master L/C).

 Người mở L/C giáp lưng là trung gian trong mua bán hàng hóa

 Mặc dù gọi là L/C giáp lưng, nhưng cả hai L/C này không ghi tiêu đề như vậy 2) Những lƣu ý khi sử dụng:

• L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau. • Số tiền của L/C gốc thường lớn hơn L/C giáp lưng.

• Đơn giá của hàng hóa trong L/C giáp lưng cũng thường nhỏ hơn đơn giá hàng hóa trong L/C gốc.

• Số loại chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn số loại chứng từ của L/C gốc. • Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn so với thời hạn giao hàng của

L/C gốc.

• Thời hạn hiệu lực của L/C gốc phải dài hơn thời hạn hiệu lực của L/C giáp lưng. Câu 34: Red clause L/C:

1) Khái niệm: Là loại L/C ứng trước một phần tiền cho Người hưởng lợi L/C trước khi giao hàng.

2) Những lƣu ý khi sử dụng:

 Ngân hàng phát hành L/C điều khoản đỏ quy định, Người hưởng lợi L/C trước ngày giao hàng x ngày được quyền ký phát một hối phiếu trơn đòi tiền Ngân hàng phát hành kèm với một L/G của Ngân hàng cam kết hoàn trả tiền ứng trước nếu không thực hiện L/C điều khoản đỏ, hoặc một L/C dự phòng hoặc một Kỳ phiếu có ký bảo lãnh của Ngân hàng.

 Tên của L/C điều khoản đỏ có thể khác nhau, nhưng cùng một nội dung như trên. Ví dụ: Advance L/C, Anticipatory L/C,..

Câu 35: Thƣ tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C):

No documento Thanh Toan Quoc Te (Tong Hop) (páginas 55-60)