• Nenhum resultado encontrado

ỉ l ặ SÁCH Y HỌC VIỆT NAM VÀ NHẬT BÀN

No documento Tử Siêu Y Thoại - Scan (páginas 143-147)

t UJt/eLK

ĐIỀU 1 ỉ l ặ SÁCH Y HỌC VIỆT NAM VÀ NHẬT BÀN

Nhật Bản là một đảo quốc, cách xa Trung Quốc cũng như nước ta. Về y học, cũng học theo Trung y như ta. Nhưng xét về phần đi sâu nghiên cứu lẽ hơn ta nhiều. Nđi như vậy không phải là không co bằng cứ, chỉ xem về phần tác phẩm, ở nước ta ngoài hai bộ Tuệ^ Tĩnh và Tâm lỉnh ra phỏng còn được là bao? nếu tính cả những loại sách bị quân nhà Minh tịch thu, và một số sách hiện còn tản mác tại dân gian, chưa cò phương tiện ấn hành... Chảng qua cũng chỉ được chừng vài ba chục bộ... Sò với Nhật Bản thì cổ chăng chỉ bằng một phần ba. Chỉ xem một bộ H oàng h á n y học tù n g th ư cũng đã thấy phong phú lám rồi. Ngoài bộ đđ ra, lại còn rất nhiều bộ chưa áp vào trong tùng thư, như các sách về khoa châm cứu của Dại điền Văn chí, Văn sơn phú nhất lang,... các sách về y lý, bệnh lý và trị liệu như H oàng h án y học của Thang Bản Cầu Chân, H án y nội kh o a cương lính của Sơn Diền Mai Khanh v.v... Đây mới chỉ là những loại sách mà tôi đã được xem qua. Lại còn các loại mà ở trong các sách đổ đã nêu tên dẫn chứng, thì lại nhiều vô kể. Xét về nguyên nhân sự chênh lệch đđ, một phàn là do nghề ấn bản của ta còn kém,một khi in ra được một bộ sách, tốn kém không phải ít; mà các lương y có tài biên soạn, lại phần nhiều là quá nghèo. Ta cứ xem những bàng ghi tên^các vị giúp tiền cho thuê khắc bản in ở cuối bộ Ỵ tô n g tâm lính, cũng đủ thấy rõ nỗi khố khần ấy. Nếu không may mà về đời Tự Đức, không gặp được một người vừa hiếu học, vừa tận tâm như Vũ Xuân Hiên ở Dường Mi, và các vị sư chùa Dồng Nhân xã Đại Tráng, thì biết đâu bộ Hải thượng khồng cùng một số phận như các bộ

y môn hội a n h , Vệ sin h yếu chỉ của Bùi Thúc Trinh ở làng Quỳnh Anh! Đây là một nguyên nhân. Lại còn một nguyên nhân nữa là do cái học khoa cử đã trdi buộc hết cả tài năng của những người cđ tài xuất chúng. Chỉ những người bất đấc chí về khoa cử, không thể nhờ khoa cử để đưa đến vinh thân phì gia... Bấy giờ mới bất đác dỉ xoay sang nghề thuốc để làm kê' sinh nhai. Khi bát đầu bước vào nghề, đã do sự "bất đắc dĩ", mà cái mụe đích cũng chỉ là "làm kế sinh nhai", thì một khi "sinh nhai” đã đầy đủ tức là mản nguyện, thì tha hồ mà rượu sớm trà trưa, ngắm trảng đợi gid, cho thỏa cái thèm muổn của con người trân tục, còn tâm đâu mà nghiên cứu, mà trưốc thư lập ngôn. Đó là nguyên nhân thứ hai. Do hai nguyên nhân trên nên sách thuốc ở ta mới hiếm. Ngẫm về dỉ vãng đã như vậy, trông về tương lai thì như sao? ở đời chúng ta hiện nay, không còn khoa cử trói buộc nữa rồi; nghề ấn loát cũng nhanh chóng hơn trước nhiều, lại được sống ở dưới chế độ xã hội xâ hội chủ nghĩa, muôn hoa đều có thể nảy nở tốt tươi cả rồi... Hay hay dở, hơn hay kém, đều do sự phấn đấu nỗ lực của chúng ta thồi."

ĐIỀU 112. TÁC PHẨM Y HỌC GẰN DÂY (Ị)

"Gia đ ạo T ru y ền T hông bảo" là một quyển sách thuốc kinh nghiệm do Linh mục Dặng Chính Tế soạtì, xuất bản lần thứ nhất năm 1936, lần thứ 2 năm 1952. Nội dung chia làm 3 phần:

- Phần thứ nhất: là các bài thuốc, kinh nghiệm chữa các loại tạp bệnh, tổng cộng 285 bài. Các bài thuốc phần nhiều là thuốc dân tộc, chỉ lác đác có đôi ba vị thuổc bắc nhưng đều là các vị rẻ tiền, thường dùng như Thương truật, Phòng phong v.v... Tựu trung có cả bài của Hải thượng Lân ông như bài chữa tê thấp số 94, mà soạn giả chua là "rất hiệu nghiệm" là

trích ở trong Bách gia chân tàng trong bộ Y tô n g tâm lĩnh. Ngoài ra cd rất nhiều bài giá trị như Kim Đĩnh, Cửu khí v.v...

- Phàn thứ hai: tường thuật vè vận niên. Trong phần này lại chia làm hai: phàn m ột là cách xem vận niên tính theo dương lịch do CỐ Hàn sáng tác tại phần hai là tính vận niên theo can chi âm lịch, 60 năm là một hội; cd phân tích rõ từng năm, kèm theo cả bản đồ can chi so sánh với nâm dương lịch.

- Phàn thứ ba:N am dược bản tháo, xếp theo vần A. B. Ò"ề, tổng cộng 309 vị. Các vị thuốc đềũ chép rõ tên Việt, tên Hoa, và nói rõ tính năng, công dụng khá rành mạch.

Một quyển sách viết bằng quốc âm mà nội dung được như trên cũng là rất hiếm. Khá tiếc về phần ấn loát sai lầm quá nhiều, nhất là về bản thảo; phàn tên Hoa cũng nhầm nhiều quá như Thiên niên kiện mà nhận là Cây Vạn tuế, cây Nhọ nồi là Nhân trần... Cả đến âm chữ Hoa cũng đọc sai, như Mãng thảo đọc là Bôn thảo... Những điểm sai nhầm như vậy nhan nhản khắp sách. Không hiểu vì sao mà cẩu thả đến như vậy. Nhưng dù sao cũng là một quyển đáng quí, sau này nếu chỉnh lý lại được, thì giúp ích cho kho tàng thuốc Nam và công tác phục vụ nhân dân không phải nhỏ.

DIÊU 113. TÁC PHẨM Y HỌC GẦN DÂY ịII)

Các sách Đông y do người Việt Nam ta soạn, ngoài các bộ của Tuệ Tĩnh, Tâm Lỉnh là hai tác phẩm đặc sác nhất, không những toàn thể y giới Dông y ta đều biết tiếng, đều tuân theo làm gương mẫu... Cho cả giới Tây y hiện nay cũng đã có nhiều người rất quen thuộc và hâm mộ cái danh hiệu Tuệ Tĩnh và Lãn Ông. Ngoài hai bộ nói trên, tôi còn được xem tác phẩm của cụ Bùi Thúc Trinh, người làng Quần Anh, tinh Nam Định, nay là Hà Nam Ninh. Xem bài tựa bộ Vệ sinh yếu chỉ, viết vào niên hiệu Thành Thái năm Canh dần, lúc đó cụ đã 80 tuổi. Thì thấy cụ đã soạn: Y học th u y ế t nghi

(1 quyển), Y môn hội an h (28 quyển), Sơ th í tiện d ụ n g (3 quyển) và Vệ sinh yếu chi (8 quyển). Văn cụ viết giản ước, cứng rắn, không rườm rà. Tuy là sách biên tập nhưng tựu trung không ít sáng kiến độc đáo, không hoàn toàn sao lục sách của người xưa. Chỉ xem một bài "Biện chứng huyền thuyên” viết trên đầu bộ Vệ sinh yếu chỉ cũng đủ thấy văn bút và học lực của Cụ. Xin giới thiệu một đoạn sau đây:

"Việc chủ yếu của nghề làm thuốc là biện chứng, mà biện chứng rất khổ. Bởi bệnh chứng ẩn hiện, chân giả, tựa phải mà không phải, khác nhau chỉ bằng sợi tđe. Thí dụ một chứng ngoại cảm phong tà, mà hoặc rức đầu, mình nòng; hoặc khái thấu, hoặc hôn mê, hoặc sợ sệt, hoặc co ruỗi, hoặc lở ngứa, hoặc đau tê, hoặc nôn mửa, tiết tả... Những chứng hậu về phần "tiêu” cđ khá nhiều, nhưng cđ khi đơn phát, cổ khi kiêm phát, vốn không nhất định, mà cái "gốc" của nđ là "phong" thì chỉ cổ Ậiộfẩ Không những thế mà những chứng hậu vừa kể trên, thì ở các bệnh cảm hàn, cảm thử, cảm thấp và Nội thương v.v... cũng đều cò cả, không riêng gì một chứng cảm phong. Nhưng thuộc về bệnh cảm phong, tấ t còn phải "phong chứng, phong mạch” cổ thể dựa vào đo làm bàng. Các bệnh Hàn, Thử, Thấp và Nội thương cũng đều như vậy.

Lại như một bệnh về Nội thương uống ăn? mà hoặc rức đầu mình nóng, hoặc trướng đầy, hoặc đau bụng, hoặc nôn mửa, hoặc ỉa chảy, hoặc mỏi mệt... Những chứng hậu về phần "tiêu" có khá nhiều: Nhưng cổ khi đơn phát, cđ khi kiêm phát, cũng không nhất định, mà cái gốc của nđ là "thương thực” thì chỉ co một. Không những thế, mà những chứng hậu như vừa kể trên, thi ở các bệnh thất tình, lao dịch, phòng dục và khí huyết đờm uất... cũng đều cổ cả, không riêng gì một bệnh Thương thực. Nhưng thuộc về bệnh Thương thực, tất nò còn phải co' "thực chứng", "thực mạch”, cđ thể dựa vào đđ làm bằng. Các bệnh ngoại càm, Nội thương cũng đều như thế cà.

Do đổ ta co thể nhận thấy "ngụyén nhân" cđ một mà chứng hậu biểu hiện khá nhiều; chứng hậu biểu hiện tuy như một, mà nguyên nhân thỉ lại khác..."

Xem đoạn văn viết trên, thật là rành mạch, rõ ràng, không chút hàm hò khuất khúc... Những đoạn nghị luận trong toàn bộ đều một thể tài như thế cả.

Tôi nghe Bổi những bộ sách của họ Bùi tại vùng Nam Dinh, Thái Bình người ta cũng đã chép tay được tới linh 50 bộ. Khá tiếc còn 2 bộ Y môn hội a n h và Sơ th í tiệ n d ụ n g tôi chưa được xem... Ước mong rằng: những bộ sách đó sau này cũng được dịch cả ra quốc vãn như bộ Y tông Tâm lĩnh của Hải Thượng-thiieh lợi cho nền Đôngy của ta rất lớn.

No documento Tử Siêu Y Thoại - Scan (páginas 143-147)