• Nenhum resultado encontrado

Là pháp môn truyền thừa Tâm Ấn bắt đầu từ pháp hội núi Linh Thứu, Đức Thích Ca cầm cành sen đưa lên, đại chúng đều ngơ ngác, không ai hiểu yếu chỉ của ngài. Duy có trưởng lão Ma Ha Ca Diếp chúm chím cười. Do đó, Đức Phật nói: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm, thật tướng vô tướng, nay truyền cho Ma Ha Ca Diếp".

Từ đó dòng thiền Ấn Độ lần lượt truyền đến Bồ Đề Đạt Ma cả thảy 28 đời. Khi Bồ Đề Đạt Ma nhận giáo chỉ của Sư phụ Bát Nhã Đa La lên đường sang Đông Độ, thẳng đến Trung Quốc vào năm 520 T.L, gặp Lương Vũ Đế không xứng hợp khế cơ, ngài qua Giang Bắc vào đất Ngụy 9 năm đối vách tại động đá chùa Thiếu Lâm bằng lời khai thị: "Chẳng lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo, chỉ thẳng vào tâm, thấy tánh thành Phật".

Qua câu chuyện An Tâm giữa sư tổ Bồ Đề Đạt Ma và nhị tổ Huệ Khả ta thấy thiền phong khẳng định tâm tức Phật, lấy Tâm Ấn Tâm, không ràng buộc giáo điều

như Đức Phật đã dạy phổ thông cho bảy chúng đệ tử.

Đến đời Lục Tổ Huệ Năng mặc dù ngài lấy Định Huệ làm căn bản, và lấy 36 cặp đối ứng để phá tâm trụ chấp, thể nhận được "bản lai vô nhứt vật" nhưng có một thay đổi lớn qua lời dạy của ngài: "Nếu không gây nhân thì không có quả. Do vậy đừng tạo tác". Ngài đã trở thành Thiền Tổ nổi tiếng qua lời dạy đơn giản này.

Như vậy mục đích của Thiền là chỉ thẳng vào tâm. Mục tiêu của Thiền là đạt đến giác ngộ giải thoát. Cho nên giáo lý của Đức Phật nói chung là lấy tâm giác ngộ làm nòng cốt, Thiền tông nói riêng cũng lấy tâm giác ngộ làm nòng cốt. Và tất cả pháp môn của đạo Phật cũng lấy tâm giác ngộ làm nền tảng.

Giác ngộ là nhận rõ chân tướng của vạn pháp là tánh không, nghĩa là nhận ngay trong sanh tử tức Niết Bàn, phiền não tức Bồ Đề, chúng sanh tức Phật, vô minh tức đại trí chơn như Bát nhã. Vậy Thiền và Giác đồng nghĩa như nhau không khác.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất Có người cho Thiền là dễ bị lạc đường và tẩu hỏa nhập ma, nói như thế không phải là đúng. Bởi vì những pháp Thiền trong Phật giáo chính thống dạy về Minh Tâm Kiến Tánh. Còn có những pháp thiền ngoài đạo Phật, dễ rơi vào tà kiến điên đảo. Thế nào là thiền ngoại đạo ?

Thiền ngoại đạo là lối tu không phải của Phật giáo, thường vọng cầu không thể giải quyết được luân hồi sanh tử, gồm có:

- Thiền Yoga: Là lối tu có trước đức Phật

hàng ngàn năm, do các đạo sĩ ẩn mình nơi hoang vắng, xa lánh sự ồn náo của thế gian, tìm về lối sống minh triết, tịch tĩnh tạo thành hai phái: Hatha Yoga, chuyên luyện tập thân thể chịu đựng với thời gian, mong được sống lâu, sống khỏe. - Raja Yoga: Luyện tập ý chí trở thành năng lực thông tuệ, đem Tiểu ngã hòa nhập vào Đại ngã. Dĩ nhiên họ cũng có thần thông, nhưng không có lậu tận thông.

- Thiền xuất hồn: Chủ trương con người có hai phần xác và hồn. Phần xác họ cho rằng phía trước và sau dọc xương sống Nhâm và Đốc mạch lên tới đỉnh đầu, có những bí huyệt lưu chuyển gọi là luân xa. Mở các luân xa nầy và mở hộp sọ nơi phía sau xoáy đầu sẽ được xuất hồn, bay đi chốn này, chỗ nọ, gặp cảnh sinh tình, vọng tưởng đam mê tham chấp, ắt sẽ bị điên loạn.

- Thiền thai tức: Thai là gom hết thánh thai, tức là hơi thở. Đưa hơi thở xuống đan điền để luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần huờn hư. Như vậy kết được thánh thai (anh nhi), sẽ có thần thông và sống lâu, còn gọi là Phái Thiền tu Tiên.

- Thiền phàm phu: Chú tâm và kỹ xảo như thôi miên, ảo thuật ...

- Thiền thiêng liêng: Chú tâm vọng tưởng về một đấng thiêng liêng nào đó, dù không có thật để mong nhập vào xác mình ban cho kẻ khác thứ gì, như trị bịnh, nói hên xui, cầu danh lợi v.v...

- Tà thiền: Chú tâm luyện phù làm phép ếm đối để mê hại người, hoặc giả trò ma thuật lừa đảo người mê theo, để kiếm tiền tài, vật dục...

Tóm lại, các thứ Thiền trên đây mong sự mầu nhiệm và kéo dài tuổi thọ. Thiền Phật Giáo nhằm khai mở trí tuệ, quét sạch vọng tưởng vô minh hôn ám,

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất III - TÁC DỤNG CỦA THIỀN

Thiền dưỡng sinh là bộ môn cổ truyền ngày nay đang có rất nhiều người theo học vì những tác dụng đáng ngạc nhiên của nó. Đây là phương pháp làm cho bộ não lành mạnh (kiện não phát) giảm thiểu những tần số sóng loạn động trong não, giúp cho thanh tâm tĩnh trí, tập trung tư tưởng không để cho những tạp niệm xen vào, giúp cho đầu óc sáng suốt, ý chí minh mẫn, kiên nhẫn, tinh thần thanh thản, tâm hồn thoải mái vui tươi, yêu đời.

Theo tác giả Tỳ Kheo Thích Minh Hiến thì lợi ích của việc thiền hành như một phương pháp luyện tập, vận động thể dục trong cuộc sống hàng ngày để làm sao chúng ta có một “Thân thể khỏe mạnh trong một tinh thần minh mẫn”.Như vậy để hiểu rõ hơn lợi ích của thiền hành như sự vận động, ta hãy tìm hiểu vận động là như thế nào ? ra sao ?

Vận động là một quá trình diễn ra giữa con người và thiên nhiên, trong quá trình đó con người bằng hoạt động của chính mình can thiệp vào, điều hòa và làm chuyển hóa vật chất giữa mình và thiên nhiên. Vận động không thể thiếu đối với con người, chẳng khác nào thức ăn đối với sự sống của chúng ta vậy. Vì nó là những hoạt động liên tục không dừng nghĩ của sự sống.

Vận động hay lao động có 2 mặt : Vận động bằng những hoạt động cơ bắp, chân, tay v.v.. Đó là sự vận động bên ngoài. Vận động bằng hệ thần kinh, sự suy nghĩ, tìm tòi là sự vận động bên trong hay là vận động trí óc.

Trong quá trình tiến hóa của con người ngoài sự hoạt động của các cơ bắp trong các công việc như săn bắn, hái lượm, còn hiện hữu cùng với việc tìm ra những giải pháp, kinh nghiệm trong việc làm, đó là sự vận động của trí óc.

Từ thời Đức Phật sự vận động được thể hiện qua pháp thiền hành, kinh hành, đi khất thực, và là một phương tiện chính trong Tăng đoàn, đi từ tụ lạc này đến quốc ấp kia v.v… luôn luôn là sự vận động điều đặn, ngoài sự di chuyển của toàn thân, Đức Phật còn dạy các Thầy Tỳ Kheo lúc nào cũng phải chánh niệm tĩnh giác, quán chiếu các pháp nhằm nhiếp phục các phiền não, đó là sự vận động hay lao động trí óc trong thiền hành.

Cho nên việc, vận động trong thiền hành là quá trình không thể thiếu đối với bất cứ người Phật tử nào nói riêng, và nhân loại nói chung.

Đối với mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi địa phương thậm chí mỗi gia đình, mỗi cá nhân có thể có những truyền thống riêng về cách tận dụng hoạt động thế lực để rèn luyện thân thể và củng cố sức khỏe. Mỗi cơ thể, mỗi lứa tuổi cũng có những ưa thích riêng đối với một phương pháp, một thể loại, một kỷ thuật luyện tập.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất Phương pháp đi bộ trong thiền định (thiền hành) là một môn thể dục vận động không những đối với người già mà còn cho mọi đối tượng, vì nó là một hoạt động dễ và đem lại nhiều hiệu quả. Tựu chung lại việc đi bộ trong thiền hành gồm những yếu tố chính sau :

1- Cố gắng kiên trì tập luyện thiền hành như môn thể thao mình ưa thích, coi nó như là người bạn không thể xa được.

2- Không nên hấp tấp hay gò bó mà phải thoải mái trong thiền hành.

3- Kết hợp với việc ăn uống đúng dinh dưỡng, ngủ nghĩ đúng giờ - phòng ngủ không chật quá - yên tỉnh - thoáng mát.

4- Luyện tập hít thở điều đặn, không nhanh không chậm.

5- Luôn luôn lúc nào cũng giữ tâm an tĩnh, không sợ hãi, rầu lo, bực tức v.v… Vì nó là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Nhịp sống dồn dập của thời kỳ hội nhập thời nay là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh cho con người như Stress, khủng hoảng tâm lý, mất ngủ… Nhiều người đã tốn không ít tiền bạc và thời gian để chạy chữa nhưng tác dụng nhiều khi lại không như mong muốn. Có một biện pháp đơn giản khác mà lại có hiệu quả khá cao đó chính là tập Thiền. Thiền định gíup an định tinh thần. Tinh thần khỏe mạnh tức hệ thần kinh động vật lẫn thực vật hoạt động ổn định. Khi hệ thần kinh cân bằng, các cơ quan sinh học trong cơ thể sẽ hoạt động bình thường, chúng ta sẽ hạn chế rất nhiều bệnh do rối loạn cơ năng sinh ra như ung thư, tiểu đường, stress… và cuộc sống ta sẽ được an lạc. Nếu mỗi ngày bỏ ra chừng 30 phút ngồi Thiền đúng cách ta có thể tại lập sự cân bằng cho cơ thể. Có nhiều kỹ thuật đưa ra đưa bộ não vào trạng thái tâm không - tức rỗng rang. Trong trạng thái này, vỏ não (nơi chuyên xử lý thông tin) sẽ được mát xa và nghỉ ngơi. Khi đạt được trạng thái này ta sẽ cảm nhận cơ thể có sự biến đổi lạ kỳ.

Thiền dưỡng sinh còn được áp dụng để phát triển khả năng tập trung, rèn luyện ý chí. Người tập Thiền đúng phương pháp sẽ có khả năng tập trung về mặt thần kinh rất cao, khả năng khai thác và xử lý thông tin từ đó cũng được tăng lên gấp nhiều lần. Khi tập trung được ý nghĩ, tính chính xác của vận động và tư duy cũng sẽ trở lên rất linh hoạt. Không chỉ có thế, phương pháp thư giãn thần kinh

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất nhiều vấn đề, sự kiềm chế đôi khi cũng mang lại cho con người những thành công nhất định.

Bên cạnh đó, Thiền dưỡng sinh còn được sử dụng như một biện pháp để kích thich sự sáng tạo, tư duy logicvà cả những tư duy trừu tượng. Theo như tính toán của các nhà nghiên cứu thì tiềm năng con người mới chỉ được sử dụng 10%. Thiền định có thể giúp bạn khai mở thêm các năng lực còn lại. Khi đạt trạng thái tâm không, các thông tin rối loạn đang nằm trong hệ xử lý thông tin nằm ở vỏ não sẽ được loại bỏ, thay vào đó là sự sáng suốt.

Trong sự sáng suốt đó, chúng ta có thể tập trung toàn bộ tư duy vào những công việc quan trọng. Khi tiềm thức được khai mở, nhiều khả năng đặc biệt khác của con người có thể được phát huy trong đó có cả những tiềm năng được coi như là năng lượng siêu nhiên và khi đó chúng ta sẽ từng bước đạt tới sự giác ngộ. Hiện nay ở một số nước có nền giáo dục tiên tiến thì phương pháp Thiền dưỡng sinh còn được đưa vào giảng dạy trong các trường học, thậm chí trong các cơ quan để khai thác tiềm năng của con người, phát huy và đào tạo nhân tài cho đất nước.

Ngoài ra, Thiền còn là phương pháp bồi dưỡng nhân cách. Nhân cách thông thường được hình thành ngang qua sự hun đúc của các nền giáo dục, đạo đức, nghệ thuật v.v… nhưng điều đó chưa hẳn là hình thành một nhân cách trọn vẹn. Trong dòng chảy cuộc sống, có một số người vì bị mê hoặc bởi các dục vọng, như danh lợi, quyền thế v.v… mà họ đành phải núp mình trong các nền giáo dục, nghệ thuật…, khi đứng trước mọi người họ luôn tỏ ra là một người có nhân phẩm cao thượng,hoặc hành vi trong sáng, nhưng thật chất trong tâm họ lại chứa đầy những dã tâm đáng sợ và những âm mưu quỉ quyệt. Chúng ta có thể gọi những người đó là những người có nhân cách hai mặt. Do đó chúng ta không thể hoàn toàn tin tưởng các nền giáo dục, đạo đức, nghệ thuật có thể vun thành một nhân cách hoàn mỹ. Những luân lý giáo dục, hoặc các tiêu chuẩn đạo đức, hoặc những thẩm mỹ nghệ thuật dù có cao đẹp đến đâu, chúng cũng là những phẩm chất được truyền dẫn từ bên ngoài vào mà thôi, cho đến những áp lực uy quyền cũng chỉ là những dục cầu bên trong cá nhân, tất cả đều không khế hợp với một nhân cách hoàn mỹ.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất Thiền là phương pháp tốt nhất để bồi dưỡng nhân cách, bởi thiền là sự tự giác cao độ phát xuất từ nội tâm mà đạt được sự thăng hoa nhân cách. Giáo dục, đạo đức, nghệ thuật đối với người hành thiền mà nói, chúng chẳng có tác dụng gì; vì chúng có thể thay đổi theo hoàn cảnh, thời đại, và đối tượng. Thiền là trực nhận ra cái trạng thái tĩnh lặng, tự do vô biên tuyệt đối nơi mình, nên thiền không vay mượn ngoại duyên, cũng chẳng cần lập văn tự. Vì thế thiền là pháp môn huấn luyện tâm linh muôn đời không thay đổi.

Thực tập hành thiền là sự lột bỏ các lớp vọng niệm của cái tôi, lột mãi lột mãi cho đến khi nào bóng dáng của cái tôi không còn nữa. Cho nên người hành thiền không cần phải trang sức, trau chuốt gì trước mặt người khác mà tự nó trong sáng; hoặc cũng không vì sửa đổi mà phải chấp nhận phục tùng những áp lực bên ngoài, điều đó chẳng khác nào gồng mình chịu mọi đau đớn để cắt bỏ đi khối u.

Hành thiền là tuân theo phương pháp tu tập, dần dần dứt bỏ các vọng niệm, cho đến khi đạt được trình độ vô niệm. Lúc bấy giờ, mọi hành vi động tác của chúng ta đều được soi sáng, hướng dẫn đúng mức. Một nhãn quan mới về nhân sinh, vũ trụ được mở ra, cõi lòng này sẽ không còn là biển khổ, hay một bức tranh gớm ghiếc, mà là một bức họa, một bản hợp tấu tuyệt vời, chúng ta sẽ nhìn đời bằng cặp mắt bình đẳng và đầy tràn tình thương. Cho nên chúng ta không cần phải truy cầu cái gì, và cũng chẳng cần bỏ cái gì, trách nhiệm của chúng ta là xây dựng con người của ta hoàn mỹ hơn.

Đức Phật đã dạy: ‘Trí tuệ và phước đức của chúng sanh không đâu không bằng Phật’. Nếu như chúng ta siêng năng thực hành thiền thì nguyện vọng của chúng ta nhất định sẽ thành hiện thực. Bất luận là già trẻ gái trai, không phân biệt kẻ trí người sơ, kẻ mạnh người gầy mòn, cũng chẳng màng đến chức danh địa vị tôn giáo, cánh cửa thiền luôn rộng mở chào đón chúng ta.

Thế giới ngày nay đầy những đè nén và căng thẳng về tâm trí. Con người luôn luôn tất bật mà cũng chẳng có đủ thời giờ để hoàn tất mọi việc mà họ đã hoạch định. Tốc độ và mức hoạt động cao của thế giới hiện đại đang làm tổn hại trí óc và hệ thần kinh nhạy cảm của chúng ta.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất suy nghĩ và cảm giác của chúng ta, và nó cũng là một bộ phận của con người bị tác động nhiều nhất bởi những điều kiện của môi trường sống. Muốn giảm thiểu nhưng tác dụng phụ có hại của môi trường gây ra, chúng ta phải biết điều chỉnh cách thức chúng ta liên hệ với môi trường.

Tất cả các tôn giáo trên thế giới dường như tập trung vào ba điều: - Khám phá chân lý

- Nhận thức được Đấng Tối Cao

- Đạt đến cuộc sống vĩnh cửu hoặc cõi vĩnh phúc.

Tất cả đều nói đến một hình thức hiện hữu cao hơn và họ đã gọi điều đó bằng những cái tên khác nhau, chẳng hạn như thượng giới, thiên đường, cứu rỗi, cõi phúc, Satori, niết bàn, giải thoát.v.v. Tôn giáo bắt nguồn từ khát vọng của con người là muốn vượt lên trên cuộc sống vật chất và tâm trí để bước vào thế giới mà chúng ta gọi là cõi tâm linh. Ngày nay, vấn đề về cõi tâm linh đã gây ra nhiều bối rối và thất vọng. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đã mất lòng tin vào những truyền thống tôn giáo chính thống và đã không làm cho họ đạt được các mục tiêu. Nhiều vấn nạn đã được đưa ra, không biết các tôn giáo có biểu hiện được những gì mà các người đề xướng đã nêu ra hay không. Có điều gì bị bỏ quên hay không? có phải đức tin đã trở thành dị đoan hay không? Hoặc nhận thức đã trở thành giáo điều?

Những làn sóng thức tỉnh mới về tôn giáo và tâm linh đã sống dậy từ những đổ nát của các tôn giáo lạc hậu, nhấn mạnh đến chính yếu tính của nhiệm vụ của họ: kinh nghiệm và nhận thức về Chân lý. Trong số những phong trào tâm linh mới thức tỉnh này, khoa học cổ xưa của Yoga và Thiền, bắt nguồn từ phương Đông, ngày càng được phương Tây quan tâm. Một trong những lý do của tình hình này là phương pháp thực tiễn và khoa học của nó.

Cùng với trào lưu tiến bộ của khoa học kỹ thuật…giới trẻ ngày nay không sẵn sàng chấp nhận bất cứ lý thuyết hoặc giáo điều nào nếu nó không phù hợp với những khám phá khoa học và không dựa trên luận lý. Yoga nhấn mạnh khía cạnh thực tiễn của con đường tâm linh chúng ta. Nó không cần đến vẻ hào nhoáng bên ngoài, cũng không cần đến những bước lễ nghi hoặc chấp nhận kinh điển nào.

Người ta có thể thuộc bất cứ đức tin nào (hoặc không có đức tin nào cả) mà vẫn tham gia vào Yoga và Thiền. Vì thế nên không có tranh chấp giữa Yoga và các tín điều tôn giáo. Thường xuyên luyện tập Thiền giúp cho con người được

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất sáng suốt hơn trong tín điều của mình (hoặc không có tín điều nào) vì chân trời tâm trí dần dần mở rộng và con người sẽ dễ tiếp nhận trạng thái thăng hoa của nhận thức.

Với những tác dụng nêu trên thì phương pháp thư giãn thần kinh tập trung tư tưởng quả xứng đáng để được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó sẽ đem lại cho chúng ta một thể trạng thoải mái và nhiều thành công trong cuộc sống.

IV - MỘT SỐ TƯ THẾ NGỒI THIỀN VÀ NGỒI THIỀN ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP, ĐÚNG CÁCH

Khi tập trung tư tưởng, để đạt được mục đích thư giãn và bình an cho tâm trí, người tập có thể nghĩ đến những cảnh quang mà mình ưa thích hoặc đã từng trải qua như rừng thông bạt ngàn, gió thổi vi vu, bãi cát trắng xóa, sóng biển nhấp nhô, nhữngcánh đồng lúa rì rào, gió thổi miên man hay cảnh núi non hùng vĩ, các thác nước trắng xóa… nằm hoặc ngồi thoải mái ở một nơi yên tĩnh, thoáng mát, mắt khép nhẹ, hít thở điều hòa, thở ra chậm và hít vào thật sâu.

Tập trung tư tưởng nghĩ đến cảnh quan đã định, hình dung rõ ràng quang cảnh như đang hiện ra trước mắt mình. Lặng lẽ quan sát để từ từ tiến đến rung hợp giữa người và cảnh, thấy mình hòa tan vào cảnh hoặc quên đi bản thân mình.

Để tăng chất lượng của bài tập có thể sử dụng thêm những âm thanh êm dịu của đĩa nhạc hay những lời dẫn mượt mà. Chúng ta cũng nên lưu ý rằng, kết quả của biện pháp Thiền là khác nhau do khả năng tập trung tư tưởng của mỗi người là khác nhau. Điều này tùy thuộc vào căn cơ và các điều kiện trợ duyên khác như chế độ ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp… nhưng biện pháp tốt nhất để luyện tập thành công chính là lắng nghe cơ thể mình.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất Như một vị thiền sư nói: "Ngồi thiền

nghĩa là cảm thấy hài lòng với việc ngồi khi ta ngồi, hài lòng với việc đi khi ta đi". Đó là chính mình dù điều gì đến với ta, không bị cảm xúc chi phối. Để đạt được điều đó, phải tập luyện thường xuyên, hãy thử nghiệm, cảm nhận việc đó vì nó thật sự không tốn thời gian. Tọa thiền cần một căn phòng yên tĩnh. Ăn uống chừng mực, giảm thiểu những mối giao tiếp thế sự.

Chớ tính toán nghĩ suy phải quấy, tốt xấu, cũng không theo bên này chống bên kia. Hãy dừng lại mọi tạo tác vận hành của tâm thức, ngay cả ý niệm muốn thành Phật cũng nên dập tắt. Ðiều này vẫn đúng không chỉ trong thời tọa thiền mà suốt mọi động tác trong ngày.

Bạn nên bắt đầu tọa thiền vào buổi sáng sớm thức dậy, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn thực tập trước khi ngủ sẽ bất lợi vì bạn sẽ dễ bị cơn buồn ngủ lôi kéo hoặc suốt một ngày làm việc tồn đọng lại trong đầu bạn biết bao tạp niệm chưa giải quyết. Bạn nên mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi.

Trước hết trải một tấm nệm vuông dày khoảng 2 inches (toạ cụ), ngay giữa đặt lên trên một cái gối ngồi nhỏ (bồ đoàn) để ngồi. Nếu không có bồ đoàn bạn có thể dùng một cái gối thường gấp đôi lại. Nửa mông sau đặt trên bồ đoàn và ngồi ngay thẳng vững vàng. Có nhiều cách ngồi, nhưng với những người mới bắt đầu có thể ngồi kiểu

Miến Điện hay ngồi bán kiết già. Những người thường mặc Âu phục rất khó ngồi bán kiết già hay toàn kiết già, có thể ngồi thiền trên ghế hay ngồi theo kiểu Nhật Bản.

- Ngồi kiểu Miến Điện: Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cách ngồi kiểu Miến Điện (Burmese position), cả hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm. - Ngồi Bán Kiết Già (Half Lotus position): Tư thế bán kiết già là đặt chân trái lên đùi phải. Tuy nhiên có thể thay đổi,chân trái có thể đặt dưới và chân phải đặt trên đùi trái.

Trường Đại học Thăng Long - Bài Tiểu luận Lý thuyết môn Giáo dục thể chất

- Ngồi Toàn Kiết Già (Full Lotus position): Tư thế toàn kiết già là hai chân được khoá vào nhau, trước hết đặt bàn chân phải lên đùi trái rồi đem bàn chân trái đặt lên đùi phải. Kéo sát chân vào trong thân để ngồi được lâu hơn. Còn bàn tay trái để lên bàn tay phải, hoặc ngược lại. Hai bàn tay để lên hai lòng bàn chân, những ngón tay chồng lên nhau, hai đầu ngón tay cái chạm vào nhau nằm ngay chiều rốn, cùi chõ vừa ôm hông là được .

Xương sống hoàn toàn thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước cũng không ngả về phía sau, lỗ tai thẳng với vai và

No documento 02. Tiểu luận Giáo dục thể chất (páginas 38-53)

Documentos relacionados