• Nenhum resultado encontrado

Đào tạo, Phát triển Nghề nghiệp và Hỗ trợ

Giáo viên và các cán bộ đào tạo được tham gia các chương trình đào tạo định kỳ, phù hợp và được cấu trúc theo nhu cầu và tình huống.

Hoạt động chính

(đọc kèm với hướng dẫn)

Giáo viên nam, nữ và các cán bộ đào tạo đều có cơ hội được đào tạo theo nhu cầu (xem hướng dẫn 1-2).

Chương trình đào tạo phù hợp với bối cảnh và phản ánh các mục tiêu và nội dung học tập (xem hướng dẫn 1-2).

Chương trình đào tạo được chấp nhận và phê duyệt bởi cơ quan ban ngành giáo dục có thẩm quyền (xem hướng dẫn 3-4).

Giảng viên đủ trình độ thực hiện các khóa học bổ trợ cho các chương trình đào tạo tại chức, hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát và dự giờ các lớp học (xem hướng dẫn 3-4).

Thông qua quá trình đào tạo và hỗ trợ liên tục, giáo viên sẽ trở thành những người hướng dẫn hiệu quả trong môi trường học tập, sử dụng các phương pháp giảng dạy có sự tham gia cũng như các dụng cụ hỗ trợ giảng dạy (xem hướng dẫn 3-6).

Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức và kỹ năng dành cho giáo dục chính quy và không chính quy, bao gồm nhận thức về những mối nguy hiểm, giảm nhẹ nguy cơ thảm họa và ngăn chặn xung đột (xem hướng dẫn 6).

Hướng dẫn

1. ‘Giáo viên’ dùng để chỉ người hướng dẫn, hỗ trợ hay khuyến khích trong các chương trình giáo dục chính quy hay không chính quy. Giáo viên có thể có kinh nghiệm và tham gia các chương trình đào tạo khác nhau. Họ có thể lớn tuổi hơn người học hay người dân cộng đồng (xem thêm tiêu chuẩn 1-3 về Giáo viên và cán bộ đào tạo khác 1-3 ở trang 77-88).

2. Các cơ quan giáo dục chịu trách nhiệm xây dựng chương trình và nội dung đào tạo chính thức. Chương trình và nội dung đào tạo cần phản ánh nhu cầu và quyền của người học cùng các nhu cầu cụ thể của cán bộ đào tạo trong bối cảnh hạn chế về ngân sách và thời gian.

Nội dung đào tạo có thể bao gồm:

- Kiến thức về các môn học chính như đọc viết, làm tính và kỹ năng sống phù hợp với bối cảnh, bao gồm cả giáo dục về sức khỏe; - Các phương pháp giảng dạy sư phạm, bao gồm kỷ luật tích cực

- Đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên và các cán bộ đào tạo khác bao gồm cả việc lên án bạo lực chống lại người học do phân biệt giới và các cơ chế tham chiếu;

- Các nguyên tắc về giảm nhẹ rủi ro thảm họa và ngăn chặn xung đột;

- Phát triển và hỗ trợ tâm lý xã hội bao gồm cả nhu cầu của người học lẫn giáo viên cùng các dịch vụ và hệ thống tham chiếu sẵn có;

- Các nguyên tắc và triển vọng của nhân quyền và luật nhân đạo, ý nghĩa và ý tưởng của các nguyên tắc này cũng như sự liên hệ trực tiếp và gián tiếp với nhu cầu của người học và trách

nhiệm của người học, giáo viên, cộng đồng và các cơ quan giáo dục;

- Các nội dung khác phù hợp với bối cảnh

Các sáng kiến giáo dục cần phải xem đến cách thức giải quyết được các vấn đề liên quan đến tính đa dạng và sự phân biệt đối xử. Ví dụ, các phương pháp giảng dạy nhạy cảm giới sẽ giúp cho các giáo viên nam, nữ hiểu được và cam kết đảm bảo công bằng giới trong lớp học. Việc đào tạo cho các cán bộ đào tạo nữ và phụ nữ trong cộng đồng có thể thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong lớp học và ngoài cộng đồng (xem thêm tiêu chuẩn 1 về Dạy và học ở các trang 77-82; tiêu chuẩn 2 về Tiếp cận và môi trường học tập, hướng dẫn 2-3 và 8 ở trang 62-63 và 65; tiêu chuẩn 3 về Tiếp cận và môi trường học tập, hướng dẫn 8 ở trang 72; và tiêu chuẩn 3 về Giáo viên và cán bộ đào tạo khác ở các trang 101-102).

3. Hỗ trợ và điều phối công tác đào tạo: Khi có thể, các cơ quan giáo dục nên tiên phong trong việc thiết kế và thực hiện các hoạt động đào tạo cho các giáo viên của các cơ sở giáo dục chính quy và không chính quy. Khi các cơ quan giáo dục không thể lãnh đạo quá trình này, một ủy ban điều phối liên ngành có thể hướng dẫn và điều phối hoạt động. Các kế hoạch đào tạo cần bao gồm cả đào tạo tại chức và,khi cần thiết, cần tổ chức lại các cơ sở đào tạo giáo viên và các cơ sở đào tạo đại học. Các cơ sở này đóng vai trò sống còn trong việc xây dựng lại một ngành giáo dục bền vững (xem thêm tiêu chuẩn 1 về Điều phối, hướng dẫn 1 trang 31-32 và tiêu chuẩn 2 về Giáo viên và cán bộ đào tạo khác, hướng dẫn 3-4 trang 102).

Các cơ quan giáo dục quốc gia và các cơ quan liên quan khác nên bắt đầu đối thoại về chương trình giảng dạy cho các chương trình đào tạo giáo viên tại chức cùng các cơ chế công nhận ngay từ khi bắt đầu ứng phó với các trường hợp khẩn cấp. Khi có thể, đào tạo tại chức nên được thiết kế để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn

quốc gia đối với một giáo viên đủ chuẩn. Ngoài ra cũng cần phải lồng ghép các yếu tố bổ sung trong trường hợp khẩn cấp như đáp ứng được các nhu cầu về tâm lý xã hội của người học. Trong trường hợp các trường học dành cho người tỵ nạn bị tách ra khỏi hệ thống giáo dục địa phương, công tác đào tạo tại chức cho các giáo viên của các trường này cần được thực hiện theo hướng đảm bảo đủ chuẩn quốc gia của quốc gia sở tại hay quốc gia tỵ nạn. Cần phải xác định năng lực các giáo viên địa phương để xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp cho giáo viên hoặc có thể cần phải nâng cao năng lực và kỹ năng giảng dạy của họ. Cần phải thúc đẩy sự cân bằng nam nữ trong số các giáoviên cũng như học viên. Trong trường hợp số lượng giảng viên hạn chế hoặcgiáo viên chưa được đào tạo đầy đủ, có thể sẽ phải tăng cường hơn nữa các cơ sở đào tạo giáo viên và đào tạo giáo viên tại chức. Điều này đòi hỏi nỗ lực phối hợp giữa các cơ sở quốc gia và khu vực và các tổ chức quốc tế như các cơ quan của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ. Công tác này có thể bao gồm:

- đánh giá lại các chương trình và sách giáo khoa về đào tạo giáo viên;

- đưa vào các nội dung mới và có liên quan đến các trường hợp khẩn cấp;

- cung cấp các kinh nghiệm giảng dạy thực tế

4. Công nhận đào tạo và công nhận bằng cấp: Việc được các cơ quan giáo dục thông qua việc công nhận các chương trình đạo tạo giáo viên trong tình trạng khẩn cấp cho đến khi phục hồi và bằng cấp đóng vai trò quan trọng để đảm bảo chất lượng các chương trình đạo tạo giáo viên. Đối với các giáo viên cho người tỵ nạn, các cơ quan giáo dục ở nước sở tại hay nước của người tỵ nạn nên xác định khả năng được chấp nhận của chương trình đào tạo và nếu cần, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của người học và giáo viên (xem thêm tiêu chuẩn 1 về Chính sách giáo dục, hướng dẫn 7 ở trang 110-111). 5. Tài liệu giảng dạy và học tập: Giáo viên cần được đào tạo để có

năng lực xác định được nhu cầu đối với các dụng cụ hỗ trợ giảng dạy cơ bản trên cơ sở chương trình giảng dạy của nhà trường. Giáo viên cần được học để có năng lực sáng tạo ra các dụng cụ giảng dạy hiệu quả và phù hợp sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương (xem thêm tiêu chuẩn 1 về Dạy và học, hướng dẫn 9 ở trang 82 và tiêu chuẩn 3 về Giáo viên và các cán bộ đào tạo khác, hướng dẫn 1 ở trang 101).

6. Nhận thức về các hiểm họa, giảm nhẹ rủi ro và phòng ngừa ứng phó: Giáo viên cần có những kỹ năng và kiến thức để giúp cho người học và cộng đồng phòng ngừa và giảm nhẹ các thảm họa trong tương lai. Họ có thể cần sự hỗ trợ để có thể lồng ghép các nội dung về giảm nhẹ rủi ro và ngăn chặn xung đột vào quá trình dạy và học. Điều này bao gồm các thông tin, kỹ năng cần thiết để xác định, phòng ngừa và ứng phó với các hiểm họa và thảm họa có thể xảy ra cho cộng đồng (xem thêm Tiêu chuẩn phân tích 1, hướng dẫn 3 ở trang 37-28; tiêu chuẩn 2 về Tiếp cận và môi trường học tập, hướng dẫn 11, trang 66-67; tiêu chuẩn 3 về Tiếp cận và môi trường học tập, hướng dẫn 1-2 ở các trang 68-70; và tiêu chuẩn 1 về Chính sách giáo dục, hướng dẫn 2 và 6 ở các trang 108-110).