• Nenhum resultado encontrado

2/ Những vị trí nên đặt giường: Gặp nhưng năm có hạn hoặc mệnh xung Thái tuế, để giảm tai họa ta nên kê giường vào những vị trí sau:

No documento huyền không phong thủy (páginas 47-50)

• Tuế hợp với can:

Năm Giáp ở phương Kỷ (khôn); năm Bính ở phương Tân; năm Quí ở phương Mậu (cấn); năm

Nhâm ở Đinh; năm Tân ở Bính, năm canh ở Ất; năm Kỷ ở Giáp; năm Mậu ở Quí; Năm Đinh ở

Nhâm; năm Ất ở Canh.

• Phương Lục hợp: cần biết hành hóa là hành gì có tị hòa hoặc sinh cho dụng thần, hỷ thần thì

tốt, bằng ngược lại thì không nên dùng.

Năm Tý ở Sửu, Tý-Sửu hóa Thổ; năm Dần ở Hợi, Dần-Hợi hóa Mộc; Mạo tuất hóa Hỏa; Thìn-

Dậu hóa Kim; Tị -Thần hóa Thủy; Ngọ-Mùi hóa Thổ…và ngược lại.

__________________

Luận về cửa chính

Trong căn nhà của chúng ta (dương trạch) nếu được bếp tốt mà phòng ngủ xấu thì cŨng không được tốt. Nếu được bếp và phòng ngủ tốt mà cửa chính (cửa thường ra vào nhà) xấu thì cũng không phải là căn nhà tốt. Cho nên khi nhập trạch vào một nhà mới thì cái cửa chính vẫn là quan trọng nhất, thứ đến là phòng ngủ và bếp. Trong “thuật phong thủy” người ta coi trọng ba cái này mà gọi là CHỦ-MÔN-TÁO. - Chủ: là phòng chủ (phòng lớn nhất trong nhà)

- Táo: là bếp

Theo “Dương trạch tam yếu” thì người ta cho phối vị trí đặt của 1 trong 3 cái này với hướng nhà, nếu được du niên tốt (sinh khí, thiên y,…) thì tốt, còn nếu phạm vào du niên xấu (tuyệt mệnh, ngũ quỉ,…) thì phải tránh. Ngay cả cửa phòng, cửa bếp cũng phải đặt vào vị trí tốt mà tránh vị trí xấu.

Theo phong thủy “Huyền Không” thì Cửa chính là nơi nạp khí vào nhà và là cái quan trọng cần đặc biệt quan tâm. Nếu cửa chính bố trí đúng cách và được hướng tinh là vượng khí thì cho dù phòng ngủ, bếp bố trí có hơi sai một chút thì cũng không sao vì đã được “nhất chính đương quyền mà bách tà phải phục” rồi. Chỉ khi nào qua vận sau, lúc đó hướng tinh thành suy khí thì mấy anh chị này mới nổi lên “quậy” mà thôi. - Trước hết Cửa chính hay cửa thường ra vào nhà cần bố trí ở cung hướng có hướng tinh là Tam cát hay Ngũ cát. Nếu được hướng tinh là vượng tinh thì càng tốt.

- Điều sau này là quan trọng không kém. Đó là dùng “bí quyết thành môn” để tìm cung có vượng khí của vận chúng ta đang sống mà mở cửa ngay đó. Vì có như vậy thì mới nạp được khí tốt vào nhà

Thí dụ: nhà hướng Nam 180’ vận 8 có hướng tinh 8 tại cung hướng Nam. Nay nếu mở cửa tại cung Bính thì nhà vẫn khó khăn như thường vì không nạp được vượng khí, chỉ khi mở cửa tại cung Ngọ hoặc Đinh thì mới khá được. Khi qua vận 9, tuy hướng Nam vẫn có hướng tinh là tam cát (1-6-8) nhưng nếu cửa vẫn ở Ngọ hoặc Đinh) thì tài vận lại đi xuống, nếu chuyển cửa qua Bính thì sẽ giử được tài lộc.

Trên đây là 3 vấn đề cốt lõi, gọi là CHỦ-MÔN-TÁO theo “Huyền Không” Luận về Mượn / cướp khí & sự thông nhau giữa các cung

Trong các cách cục "Vượng sơn vượng hướng" thì sự tốt đẹp cho nhà cửa hoặc phần mộ chỉ được trong vận đó mà thôi (tối đa được 20 năm). Khi qua vận kế tiếp, sao hướng trở thành thoái khí nên nhà hay mộ phần trở thành suy mà tai hoạ ập tới. Nếu muốn tiếp tục phát ta phải sửa lại mộ phần hay căn nhà. Ngoài cách cục “vượng sơn vượng hướng” mà thời gian hưng vượng ngắn ngủi ra người ta còn tìm được một số cách cục khác có sự hưng vượng lâu dài hơn, đó là các dạng nhà có sự thông nhau giữa các cung Khi khí giữa các cung được thông nhau thì có thể mượn được khí của VẬN hoặc NGUYÊN khác về sử dụng cho vận hiện tại gần giống như những chiếc bình thông nhau. Theo một số nhà phong thủy: Nhà được thông khí thì khi vượng sẽ vượng gấp 4 lần nhà "vượng sơn vượng hướng" ( trong điều kiện của vùng đất có phong thuỷ như nhau). Nhưng theo tôi : Nhà “thông khí” không phải gấp 4 lần nhà “vượng sơn vượng hướng” mà gấp nhiều ngàn lần, Nó giống như một lỗ đen hút vật chất vậy.

http://vn.answers.yahoo.com/question...6214935AAP9t0v

Khi nhà được thông khí, nếu vượng thì tiền tài hút vào kinh khủng có thể đến mức mà gia chủ không thể kiểm soát nổi, nhưng nếu suy thì cực suy vì lúc đó nó đã suy lại còn bị cướp mất khí nên sự suy bại không thể lường được, có thể đến tán gia bại sản.

Đối với môn phong thủy cấp cao thì người học phong thủy đều phải có lời thề với môn sư, từ đó người thầy nhận xét mà trao những chìa khóa đặc biệt theo cá tính từng người. Bởi vì người học phong thủy nếu chưa tỏ tường các môn lý số đã vội đem áp dụng thì gieo họa chứ không phải phúc. Thí dụ: một người mà mệnh số chỉ có thể sử dụng tốt ở mức 5-10 ngàn đồng, nay bất ngờ có trong tay hàng triệu, hàng tỷ thì con người đó sẽ như thế nào? Chắc chắn đây là một tai họa với người đó.

Chúng ta cần tìm tòi, học hỏi và chiêm nghiệm nhiều. Nếu có căn duyên thì sẽ gặp Các cách cục được thông khí mà chúng ta sẽ lần lượt khảo sát qua là:

1)_ Thiên tâm thập đạo. 2)_ Tam ban xảo quái. 3)_ Phụ mẫu tam ban quái. Thiên tâm thập đạo

Dùng số 10 để thông với ngũ hoàng (5) ở trung cung của cửu cung, là nơi giao hội, xuất nhập của Nhật Nguyệt mà tạo thành thế “Thiên tâm Thập đạo” của Lạc thư và Hậu thiên Bát quái. Vì Thập (10) là âm Kỷ, thuộc Địa, còn Ngũ (5) là dương Mậu, thuộc Thiên, nên khi lấy Thập (10) ở tám cung mà phối với Ngũ (5) tại Thiên tâm (chính giữa) thì sẽ tạo thành sự kết hợp giữa Thiên- Địa, Phu – Phụ, Âm – Dương. Thiên tâm thập đạo có thể thông khí giữa 8 cung gọi là “thông quái” Giúp cho nhà dù ở thế suy bại ( trường hợp bị thướng sơn hà thuỷ) cũng chuyển thành vượng mà phát phúc, lộc dồi dào.

Thiên-Tâm Thập-đạo chĩ áp dụng cho các sao về Vận, Tọa và Hướng mà thôi. Có nhiều loại Hợp thập:

• Tổng số là 10 của Tọa của các cung tọa và hướng. • Tổng số là 10 của Hướng của các cung tọa và hướng.

• Tổng số là 10 của Hướng hay Tọa của các cặp cung (1, 6), (2, 7), (3, 8) và (4, 9). • Hợp thập quái: là tổng số của Tọa và Hướng ở Trung-cung là 10, chủ phát vượng nhanh chóng.

• Tổng số là 10 của Hướng hay Tọa của các cặp cung đối xứng qua Trung-cung.

Vì đây là cách cục đặc biệt, nên chỉ có 6 trường hợp, và đều xảy ra trong Vận 5 cho những nhà có tọa- hướng CẤN-KHÔN, KHÔN-CẤN, THÂN-DẦN, DẦN-THÂN, GIÁP-CANH, CANH-GIÁP mà thôi. - Thí dụ: nhà tọa CẤN hướng KHÔN (tức hướng 225 độ), nhập trạch trong vận 5. Nếu lấy trạch vận thì ta thấy:

- Sơn tinh 5 ở phía TÂY NAM + Hướng tinh 5 ở phía ĐÔNG BẮC = 10; - Sơn tinh 1 ở phía TÂY + Hướng tinh 9 ở phía ĐÔNG = 10.

- Sơn tinh 9 ở phía TÂY BẮC + Hướng tinh 1 ở phía ĐÔNG NAM = 10. - Sơn tinh 4 ở phía BẮC + Hướng tinh 6 ở phía NAM = 10.

- Sơn tinh 2 ở phía ĐÔNG BẮC + Hướng tinh 8 ở phía TÂY NAM = 10. - Sơn tinh 6 ỏ phía ĐÔNG + Hướng tinh 4 ở phía TÂY = 10.

- Sơn tinh 7 ở phía ĐÔNG NAM + Hướng tinh 3 ở phía TÂY BẮC = 10. - Sơn tinh 3 ở phía NAM + Hướng tinh 7 ở phía BẮC = 10.

Ngoài ra nếu nhìn vào trung cung thì cũng thấy Sơn tinh 8 + Hướng 2 = 10, nên đây là cách toàn bàn Hợp thập giữa Sơn tinh và Hướng tinh.

• Hợp thập số là tổng số là 10 của một cặp Tọa, Hướng hay Vận trong mổi cung xung quanh Trung cung, chủ hương vượng. Đây là toàn cuộc Hợp-thập

1)_ Sơn tinh và Vận tinh:

- Vận 1: Tọa TỐN hướng CÀN, tọa TỴ hướng HỢI. - Vận 3: Tọa NGỌ hướng TÝ, tọa ĐINH hướng QUÝ. - Vận 4: Tọa CANH hướng GIÁP.

- Vận 6: Tọa GIÁP hướng CANH.

- Vận 7: Tọa TÝ hướng NGỌ, tọa QUÝ hướng ĐINH. - Vận 8: Tọa SỬU hướng MÙI, tọa MÙI hướng SỬU. - Vận 9: Tọa CÀN hướng TỐN, tọa HỢI hướng TỴ. Thí dụ: nhà tọa Sửu hướng Mùi, vận 8

2)_ Hướng tinh và Vận tinh:

- Vận 1: Tọa CÀN hướng TỐN, tọa HỢI hướng TỴ. - Vận 2: Tọa SỬU hướng MÙI, tọa MÙI hướng SỬU. - Vận 3: Tọa TÝ hướng NGỌ, tọa QUÝ hướng ĐINH. - Vận 4: Tọa GIÁP hướng CANH.

- Vận 6: Tọa CANH hướng GIÁP.

- Vận 7: Tọa NGỌ hướng TÝ, tọa ĐINH hướng QUÝ. - Vận 9: Tọa TỐN hướng CÀN, tọa TỴ hướng HỢI. Thí dụ:

nhà toạ Ngọ hướng Tý vận 7

Bất kể sự kết hợp giữa hướng tinh với vận tinh hay giữa sơn tinh với vận tinh thì khi đã được thiên tâm thập đạo thì toàn bàn đã được thông khí, 2 khí âm-dương Mậu-Kỷ đã tác hợp nên Sơn vượng thì Hướng cũng vượng và ngược lại.

Trong cách cục Thiên Tâm Thập Đạo tuy toạ hướng có thể lâm vào tình trạng “:thướng sơn há thuỷ” tức suy bại về tài lộc và nhân đinh nhưng chỉ cần cung có sao sinh khí hoặc tiến khí được phù hợp hình thế mà trở lên vượng thì toàn bàn đều trở lên vượng mà không sợ “thướng sơn há thuỷ” nữa. Thí dụ nhà toạ TÝ hướng NGỌ vượng phát trong vận 7, qua vận 8 thì trở lên suy bại vì hướng tinh 7 đã trở thành thoái khí. Nhưng nếu cung hướng NAM (có hướng tinh 8 là vượng khí) hay cung hướng ĐÔNG BẮC (có hướng tinh 9 là sinh khí) có thuỷ, trống thoáng hay đường đi hoặc cung hướng TÂY NAM (có sơn tinh 8) hay cung hướng ĐÔNG (có sơn tinh 9) có núi, đồi, nhà cao hay cây cao thì nhà này vẫn vượng phát như thường (dĩ nhiên những khu vực này cần có cửa để đón nhận vượng khí)

Thiên Tâm thập đạo có thể phá được thế Phản phục ngâm toàn bàn nếu có cửa thu vượng khí. Ngoài ra Thiên tâm thập đạo còn cần hình thế chung quanh phù hợp thì mới được thông khí.

Tam ban quái & Thất tinh đả kiếp

Các bộ số (1-4-7); (2-5-8); (3-6-9) được gọi là bộ số của quẻ tam ban.

Phép dùng Tam ban quái và Thất tinh đả kiếp (đả kiếp là cướp đoạt khí của tương lai) là phép

No documento huyền không phong thủy (páginas 47-50)