• Nenhum resultado encontrado

huyền không phong thủy

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "huyền không phong thủy"

Copied!
59
0
0

Texto

(1)

Ngũ hành

Khí âm dương luân chuyển biến hoá mà tạo ra ngũ hành. Năm hành của ngũ hành được hình

thành qua 2 giai đoạn

1- Giai đoạn sinh: Nói về số thì : Trời 1 sinh thuỷ, đất 2 sinh hoả, trời 3 sinh mộc, đất 4 sinh sinh

kim, trời 5 sinh thổ. Vậy số 1,2,3,4,5 là số sinh của ngũ hành

2- Giai đoạn thành; Nói về số thì ;

-Trời 1 sinh thuỷ, đất 6 thành thuỷ (1-6 là thuỷ tiên thiên)

- Đất 2 sinh hoả, trời 7 thành hoả (2-7 là hoả tiên thiên)

- trời 3 sinh mộc, đất 8 thành mộc (3-8 là mộc tiên thiên)

- Đất 4 sinh kim, trời 9 thành kim (4-9 là kim tiên thiên )

- Trời 5 sinh thổ, đất 10 thành thổ (5-10 thành thổ)

Phương hướng;

Mộc ở phương đông, hoả ở phương nam, thổ ở trung ương, kim ở phương tây, thuỷ ở phương

bắc. Đây chính là phương vị ngũ hành trong hà đồ.

Ngũ khí ;

- Phong khí ( gió)thuộc mộc

- Thử khí và nhiệt khí( khí nóng) thuộc hoả

- Thấp khí(khí ẩm ướt) thuộc thổ

- Táo khí (khí khô) thuộc kim

- Hàn khí ( khí lạnh)

Tạng phủ

- Kim: đầu, họng, lưỡi, phổi

- Mộc: Lông, tóc, tay chân, gan, mật

- Thuỷ: Máu, mồ hôi, nước mắt, tai, thận

- Hoả: Mắt, tim

- Thổ: dạ dày, lá lách, lưng, bụng

Hình dáng:

- Kim: Tròn, dày

- Mộc: hẹp dài

- Thuỷ : Khúc khuỷu

- Hoả: nhọn sắc

- Thổ: vuông vức

Quẻ dịch;

- Kim: 2 quẻ CÀN, ĐOÀI

- Mộc: 2 quẻ CHẤN TỐN

- Thuỷ: quẻ KHẢM

- Hoả: Quẻ LY

- Thổ; 2 quẻ KHÔN, CẤN

Thiên can:

- Kim: canh, tân

- Mộc: Giáp, ất

- Thuỷ: Nhâm, quí

- Hoả: Bính đinh

- Thổ: Mậu, kỷ

Địa chi:

- Kim: Thân, dậu

(2)

- Mộc: dần, mão

- Thuỷ: Hợi, tý

- Hoả: Tỵ, ngọ

- Thổ : Thìn, tuất, sửu, mùi

Sinh khắc của ngũ hành

Sinh:

- kim sinh thuỷ

- thuỷ sinh mộc

- mộc sinh hoả

- hoả sinh thổ

- thổ sinh kim

Khắc:

- Kim khắc mộc

- Mộc khắc thổ

- Thổ khắc thuỷ

- Thuỷ khắc hoả

- Hoả khắc kim

Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự

hủy diệt. Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm

cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời (Thượng Đế), nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật

trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử-

Tuyệt của vạn vật rồi vậy.

Ngũ hành phản sinh

Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai

hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng

nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh

trong Ngũ hành.

Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:

- Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.

- Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.

- Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.

- Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.

- Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Ngũ hành phản khắc

Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó

qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự

phản khắc.

(3)

- Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.

- Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.

- Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.

- Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.

- Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

Cho nên trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay

tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết hết được

những điều này thì khi ứng dụng vào Huyền không mới đạt đến mức độ linh hoạt và tinh vi,

chính xác hơn. Chẵng hạn như một ngôi nhà nơi phía ĐÔNG có các vận-sơn-hướng tinh 3-3-7.

Nếu theo thông thường thì thấy 7 thuộc hành Kim khắc 3 thuộc hành Mộc, nên nếu nhà này có

cửa ra vào tại nơi đó thì đoán là nhà sẽ có người bị gãy tay, chân vì Kim khắc Mộc. Nhưng nếu

nhìn kỹ thì thấy nơi đó có tới hai sao hành Mộc. Lại thêm phía ĐÔNG cũng hành Mộc. Cho nên

Mộc nơi này vượng, một sao Kim thế yếu không thể khắc được, mà còn bị phản khắc lại. Vì thế

nhà này không có người bị gãy tay chân, mà chỉ có bị bệnh yếu phổi hay đau phổi mà thôi.

( trích phongthuyhuyenkhonghoc.com)

Lượng thiên xích

Là sự di chuyển của cửu tinh trong lạc thư hay hậu thiên bát quái còn gọi là "Cửu tinh đăng quái"

1- Lượng thiên xích thuận:

đông nam...nam...tây nam

...9...5...7

đông...8...1...3...tây

...4...6...2

đông bắc...bắc...tây bắc

(1) Từ trung cung xuống TÂY BẮC.

(2) Từ TÂY BẮC lên TÂY.

(3) Từ TÂY xuống ĐÔNG BẮC.

(4) Từ ĐÔNG BẮC lên NAM.

(5) Từ NAM xuống BẮC.

(6) Từ BẮC lên TÂY NAM.

(7) Từ TÂY NAM sang ĐÔNG.

(8) Từ ĐÔNG lên ĐÔNG NAM.

(9) Từ ĐÔNG NAM trở về trung cung.

2- Lượng thiên xích nghịch

đông nam...nam...tây nam

...2...6... ...4

đông...3...1... ..8...tây

...7...5... ...9

đông bắc...bắc...tây bắc

(4)

(1) Từ trung cung lên ĐÔNG NAM

(2) Từ ĐÔNG NAM xuống ĐÔNG

(3) Từ ĐÔNG lên TÂY NAM

(4) Từ TÂY NAM xuống BẮC

(5) Từ BẮC lên NAM.

(6) Từ NAM xuống ĐÔNG BẮC.

(7) Từ ĐÔNG BẮC sang TÂY.

(8) Từ TÂY xuống TÂY BẮC.

(9) Từ TÂY BẮC trở về trung cung.

Sự di chuyển thuận, nghịch của Cửu tinh là hoàn toàn dựa vào nguyên tắc phân định âm-dương

của Tam nguyên long.

Cửu tinh và ý nghĩa

- Số 1: Nhất bạch hay tham lang: Đệ nhất cát tinh. Nếu đương vượng mà hình thế loan đầu có

thủy động thì khoa cử đỗ đạt, sinh con trai thông minh trí tuệ. Nếu suy tử thì hại vợ, không thọ,

cuộc đời trôi nổi, mang nhiều bệnh tậ về huyết, thận hư...

* về ngũ hành: thuộc thuỷ

* Về màu sắc: màu trắng

* Về cơ thể : Thận, tai, máu huyết

* về người : con trai thứ

* về tính chất : thuộc dương

- Số 2 : Nhị hắc hay cự môn : Hung tinh. Nếu vượng thì giàu có, điền sản phát mạnh, nhân khẩu

hưng vượng lại phát quí về binh nghiệp. Nếu suy tử thì vợ đoạt quyền chồng, tính tình nhỏ nhen,

thâm hiểm, keo kiệt, khó sinh đẻ, có bệnh về bụng. Trong nhà thường phát sinh bệnh hoạn liên

miên.

* về ngũ hành: thuộc thổ

* Về màu sắc: màu đen

* Về cơ thể : bụng và dạ dày

* về người: mẹ hoặc vợ trong gia đình

* về tính chất : thuộc âm

- Số 3 : Tam bích hay lộc tồn : Hung tinh. Nếu vượng thì tài lộc đầy đủ, chấn hưng gia tộc, cơ

nghiệp vững vàng, con cái dòng trưởng rất hưng thịnh. Nếu suy tử thì người nhà dễ bị điên hoặc

hen suyễn, chân tàn tật, khắc vợ, kiện tụng thị phi hoặc trở thành trộm cướp.

* về ngũ hành: thuộc mộc

* Về màu sắc: màu xanh lá cây

* Về cơ thể : mật, vai và tay

* về người: con trai trưởng

* về tính chất : thuộc dương

- Số 4 : Tứ lục hoặc văn xương : Cát tinh. Vượng thì văn chương lừng danh, khoa cử đỗ đạt, con

gái dung mạo đoan trang lấy được con nhà quyền quí. Nếu suy tử thì phụ nhân dâm loạn, đàn

ông đam mê tửu sắc, gia sản phá hoại, phải lang thang phiêu bạt.

* về ngũ hành: thuộc mộc

* Về màu sắc: màu xanh dương

* Về cơ thể : đùi và 2 chân

* về người: con gái trưởng

* về tính chất : thuộc âm

(5)

- Số 5 : Ngũ hoàng hoặc Liêm trinh :Đạt sát tinh. Vượng thì tài đinh đại phát. Nếu suy tử thì bất

kể được sinh hay bị khắc đều rất xấu ví vậy nó tịnh không nên động. Nếu gặp sao thái tuế tới thì

tính hung càng phát mạnh làm tổn đinh, phá tài , nhẹ thì ốm đau, nặng thì mất người

* về ngũ hành: thuộc thổ

* Về màu sắc: màu vàng

* Về cơ thể : không

* về người: không

- Số 6 : Lục bạch hoặc vũ khúc : Cát tinh. Vượng thí quyền uy , làm võ tướng thì công trạng hiển

hách, gia đình giáu có, nhiều nhân đinh. Nếu suy tử thì cô độc hoặc chết trong binh đao, người

nhà thường góa bụa, có nhiều quả phụ.

* về ngũ hành: thuộc kim

* Về màu sắc: màu trắng bạc

* Về cơ thể : đầu, mũi, cổ, xương, ruột già

* về người: cha hoặc chồng trong gia đình

* về tính chất : thuộc dương

- Số 7 : Thât xích hoặc phá quân : tặc tinh. Vượng thì phát về võ quyền, đinh tài đều vượng. Nếu

suy thì trong nhà xuất hiện trộm cướp hoặc có người chết trận hay bị giam cầm, gia đạo không

yên có thể bị hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mê tửu sắc

* về ngũ hành: thuộc kim

* Về màu sắc: màu đỏ

* Về cơ thể : phổi, miệng, lưỡi

* về người: con gái út

* về tính chất : thuộc âm

- Số 8 : Bát bạch hoặc tả phù: Cát tinh. Vượng thì trung hiếu, phú quí dài lâu, con cháu được

hưởng phúc lộc của tổ tiên. Suy tử thì có tổn thương nhỏ hoặc bị bệnh dịch

* về ngũ hành: thuộc thổ

* Về màu sắc: màu trắng

* Về cơ thể : lưng, ngực và lá lách.

* về người: con trai út

* về tính chất : thuộc dương

- Số 9 : Cửu tử hay hữu bật : trung tính. vượng thì văn chương lừng lẫy, con cháu dòng giữa

được hưởng phú quí. Suy thì hỏa tai hoặc tai họa chốn quan trường, bị bệnh về máu huyết, thần

kinh, mắt hoặc sanh đẻ khó.

* về ngũ hành: thuộc hoả

* Về màu sắc: màu đỏ tía

* Về cơ thể : mắt, tim, ấn đường

* về người: con gái giữa

* về tính chất : thuộc âm

Còn như thế nào là vượng hay suy sẽ phân tích ở phần sau.

Trên đây là những yếu tố căn bản tối thiểu mà người học huyền không phải nắm vững để

ứng dụng sau này

Hướng nhà và Tâm nhà 1- Hướng nhà:

Hướng nhà là một trong nhiều căn bản của Huyền Không Phi Tinh. Tuy là căn bản nhưng lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm . Nếu không thì sẻ nhận thức sai về phương hướng của căn nhà . Phái phi tinh dùng hướng nhà chứ không dùng hướng cửa như phái bát trạch

(6)

Đại đa số hướng nhà đều đi chung với hướng cửa ngoại trừ vài trường hợp như cửa mở bên hông nhà, nhà có kiến trúc khác thường, v.v.

Nói một cách đơn giản thì hướng nhà phải là hướng đối ngược với hướng của người đi tới nhà . Như người đi tới hướng Nam để tới nhà thì hướng nhà là hướng bắc.

Có người dùng cách lấy dương làm hướng, theo cách này thì dương là nơi khí động, có thủy, thấp v.v. Như vậy sẻ gặp nhiều trường hợp rất khó quyết định, thí dụ như có nhà phía sau trống trải và thấp còn phía trước thì có đường lộ và đôi khi cao hơn phía sau vậy làm sao định hướng. Có nhà phía sau rộng và thoáng, phía trước hẹp lại có đường .

Khi phân vân thì ta phải lập nhiều tinh bàn rồi so sánh với diễn biến đã sảy ra trong nhà đó phù hợp với tinh bàn nào thì dùng tinh bàn của hướng đó.

Đo hướng nhà thì đơn giản hơn nhận định hướng, chỉ cần chọn một vách nhà song song với hướng của nhà, sau đó căng một sợi giây song song với vách đó và chạy ra khỏi nhà khoản 2-3 mét . Để la bàn song song với sợi giây đó và xem bao nhiêu độ . Nếu có khả năng canh bằng mắt thì không cần dùng giây . Trong một vài trường hợp không có vách nào song song với hướng nhà thì chọn một vách vuông gốc với hướng nhà mà đo, sau đó cộng hoặc trừ 90 độ thì sẻ được hướng nhà

(7)

Tại sao phải làm như dưới đây ? Tại gì đó là một cách đo chính xác nhất mà không cần phải có nhiều kinh nghiệm. Có người thì đứng giửa nhà hay trước cửa nhìn ra hoặc đứng trước nhà nhìn vào v.v. Những cách này không thể chính xác được . Tại sao ? đó là gì la bàn không có điểm tựa, và người đứng không có điểm tựa, nhích một chút là đã sai lệch thấp nhất củng 1 độ. Sai lệch 1 độ là rất lớn có thể dẩn tới kết quả đảo ngược . Tại sao? đó là gì khi phân kim ta phân 24 sơn ra 60 long rồi có người lại phân ra 384 quẻ như vậy 0.5 độ đã có thể từ quẻ này sang quẻ khác rồi đừng nói gì tới 1 độ

Dụng cụ để đo hướng nhà là la bàn (dụng cụ chuyên nghiệp là La kinh) 2- Tâm nhà :

Tâm nhà củng như hướng nhà là một căn bản mà người học phong thủy lẩn người muốn xem phong thủy cần biết . Nếu lấy hướng sai thì xem phong thủy sẻ sai, nếu lấy tâm nhà sai thì xem phong thủy củng sai . Đại đa số những thầy phong thủy đều dựa vào kinh nghiệm của mình và mức phán đoán của mình mà chọn tâm nhà . Mức độ chính xác dựa theo cách này thì tùy theo kinh nghiệm của mổi người .

Nhưng nếu dựa vào bản vẻ và toán học để tìm tâm nhà thì mức độ chính xác sẻ cao và không phân biệt giửa người không có kinh nghiệm và người có kinh nghiệm .

Tâm nhà trong phong thủy gọi là thái cực và củng có nhiều người gọi là thiên tâm. Thái cực là danh từ dùng chung cho các tâm điểm chứ không riêng về tâm nhà . Mọi vật đều có thái cực và ý nghĩa của thái cực là điểm giửa của các vật, nơi mà vật đó phụ thuộc vào để giử thăng bằng .

(8)

Hình dạng nhà cửa ngày nay cũng rất phức tạp và đa dạng, khiến cho việc tìm tâm nhà đang từ là 1 vấn đề dễ dàng đôi lúc cũng trở nên khó khăn. Đối với những nhà được xây theo hình vuông hay hình chữ nhật thì tâm nhà là giao điểm của 2 đường chéo.

Đối với những nhà có hình tam giác, lục giác, hình thang... thì cách tính tâm nhà cũng là cách tính tâm những hình này trong các lớp toán tiểu học. Còn đối với những nhà có nhiều góc cạnh không đồng đều thì việc định tâm nhà tương đối khó khăn hơn. Phương pháp đơn giản nhất để tìm tâm của những căn nhà này (và ngay cả những nhà hình tam giác, lục giác...) là vẽ sơ đồ nhà lên giấy kẻ ô vuông theo đúng tỉ lệ kích thước của căn nhà, rồi in hình đó sang 1 tấm bìa cứng. Sau đó cắt hết những phần thừa của tấm bìa cứng đi, chỉ để lại phần sơ đồ căn nhà mà thôi. Rồi lấy 1 vật nhọn (như đầu viết chì, viết big...) để nâng tấm bìa cứng có hình sơ đồ căn nhà lên. Tới lúc nó có thể nằm thăng bằng trên đầu cây viết thì điểm đó chính là tâm của căn nhà. Dùng bút chì để đánh dấu điểm đó, xong bạn vẽ 2 đường thẳng đi ngang qua điểm đó: 1 đường thẳng góc với 2 bên hông nhà; 1 đường thẳng góc với 2 mặt trước, sau của căn nhà. Đường thẳng thứ 2 này sẽ là tọa và hướng của căn nhà. Từ đường thẳng này bạn có thể phân ra 8 hướng và 24 sơn chung quanh nhà để xác định chính xác vị trí của mọi thứ trong nhà trước khi luận đoán cát, hung, hay tìm cách sửa đổi Phong thủy cho căn nhà đó.

3- Vẽ sơ đồ nhà:

Trước hết ta cần có giấy trắng kẻ ô vuông và một cây thước đo. Ta đo chiều dài, chiều rộng của căn nhà là bao nhiêu mét (hay feet), rồi tùy theo nhà lớn hay nhỏ mà tính theo tỷ lệ cứ 1mét hay 1 feet = 1 ô hay 2 ô trên giấy. Kế đến, ta vẽ cách bố trí cuả căn nhà, như cửa chính, cửa sau, cửa sổ, phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, v.v., theo từng khu vực trong khuôn viên của 4 bức tường. Dĩ nhiên là phải đo kích thước và tính tỷ lệ trước khi vẽ, ví dụ nếu ta muốn vẽ vị trí bếp thì phải đo xem nó cách bức tường phía trước (hay phía sau) khoảng bao nhiêu. Và cách bức tường bên phải (hoặc bên trái) khoảng bao nhiêu. Rồi nó lớn khoảng bao nhiêu. Và nhìn về bức tường nào?...

Sau đó, ta áp dụng cách tìm tâm nhà như đã nói ở trên để xác định tâm nhà trên sơ đồ vừa vẽ xong. Kết hợp với cách tìm và đo hướng nhà (đã nói ở bài trước) ta sẻ xác định được 8 hướng trên sơ đồ nhà. Như vậy là ta có được một sơ đồ nhà hoàn chỉnh.

Nếu các bạn dùng phần mềm AUTOCAD để vẽ và định tâm nhà thì sẽ cho chính xác khá cao. PHƯƠNG PHÁP LẬP TINH BÀN

Xác định tọa hướng nhà:

(9)

Thí dụ: nhà đo độ hướng được 91’ tức nằm trong cung Mão vậy là nhà tọa Dậu hướng Mão Lường Thiên xích : Là hướng bay của cửu tinh khi có một sao nhập trung cung

Lường thiên xích thuận:

(10)

Hậu Thiên Bát quái Sơn & Hướng:

Hậu thiên bát quái được chia thành tám hướng đều nhau, mỗi hướng chiếm 45 độ trên la bàn và đi với một số của cửa tinh: hướng BẮC (số 1), ĐÔNG BẮC (số 8), ĐÔNG (số 3), ĐÔNG NAM (số 4), NAM (số 9), TÂY NAM (số 2), TÂY (số 7) , TÂY BẮC (số 6). Riêng số 5 vì nằm ở chính giữa

Mỗi hướng lại chia thành 3 sơn, mỗi sơn chiếm 15 độ: - Hướng BẮC (số 1): Gồm 3 sơn NHÂM–TÝ-QUÝ - Hướng ĐÔNG BẮC (số 8): 3 sơn SỬU–CẤN–DẦN - Hướng ĐÔNG (số 3): 3 sơn GIÁP–MÃO–ẤT - Hướng ĐÔNG NAM (số 4) 3 sơn THÌN–TỐN–TỴ - Hướng NAM (số 9): 3 sơn BÍNH–NGỌ–ĐINH - Hướng TÂY NAM (số 2): 3 sơn MÙI–KHÔN–THÂN - Hướng TÂY (số 7): 3 sơn CANH–DẬU–TÂN

- Hướng TÂY BẮC (số 6): 3 sơn TUẤT–CÀN–HỢI

Độ số chính giữa của mỗi sơn : sơn NHÂM tại 345 độ; TÝ 360 độ hay 0 độ; QUÝ 15 độ; SỬU 30 độ; CẤN 45 độ; DẦN 60 độ; GIÁP 75 độ; MÃO 90 độ; ẤT 105 độ; THÌN 120 độ; TỐN 135 đô; TỴ 150 độ; BÍNH 165 độ; NGỌ 180 độ; ĐINH 195 độ; MÙI 210 độ; KHÔN 225 độ; THÂN 240 độ; CANH 255 độ; DẬU 270 độ; TÂN 285 độ; TUẤT 300 độ; CÀN 315 độ; HỢI 330 độ;

Độ chính giữa (+)(-) 3 độ thì gọi là chính hướng. Còn (+)(-) trên 3 độ thì gọi là kiêm hướng. Tam nguyên long:

Tam nguyên long gồm có : Thiên nguyên long, nhân nguyên long và địa nguyên long @ THIÊN NGUYÊN LONG: có 8 sơn :

* 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN. * 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU. @ ĐỊA NGUYÊN LONG: có 8 sơn:

* 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH. * 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI.

(11)

@ NHÂN NGUYÊN LONG: có 8 sơn: * 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI. * 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ.

Dựa vào tính chất âm dương của tam nguyên long mà ta sẽ biết được lường thiên xích đi thuận hay đi nghịch.

Phương pháp lập tinh bàn: 1 - Vận bàn:

Thời gian được chia làm 3 nguyên, gồm: thượng nguyên, trung nguyên và hạ nguyên. Mỗi nguyên lại chia làm 3 vận. Mỗi vận là 20 năm

- Thượng Nguyên gồm : Vận 1, 2, 3. Tổng cộng là 60 năm - Trung nguyên gồm : vận 4, 5, 6. Tổng cộng 60 năm - Hạ nguyên gồm : Vận 7, 8, 9. Tổng cộng 60 năm

Tổng 3 nguyên là 180 năm. Hết hạ nguyên lại tới thượng nguyên. Chúng ta đang sống trong hạ nguyên;

- Vận 7 từ 1984 đến 2003 - Vận 8 từ 2004 đến 2023 - Vận 9 từ 2024 đến 2063

Đến vận của sao nào thì lấy sao đó nhập trung cung, xác định các sao khác theo vòng lường thiên xích thuận

Thí dụ: Nay ta đang ở vận 8. Lấy 8 nhập trung cung bay thuận ta được vận bàn

2 - Hướng bàn: Sau khi có vận bàn ta lấy số ở hướng cho nhập trung cung, rồi cho bay thuận hay nghịch theo tính chất âm dương của cung nguyên thủy cùa sao ấy.

Thí dụ 1: nhà tọa Càn hướng Tốn, Hướng có sao số 7, lấy 7 nhập trung cung, Tốn là thiên nguyên long. Thiên nguyên long của 7 là Dậu, Dậu tính chất là Âm nên 7 bay nghịch (thường thì hướng tinh đặt bên

(12)

phải của vận tinh)

3 - Sơn bàn: "Sơn" chỉ khu vực sau nhà , tức phương toạ. Lấy số của vận bàn tại phương toạ đem nhập trung cung, để ở góc bên trái. Xem phương toạ là sơn gì? Thuộc tam nguyên long nào? Thí dụ : toạ càn thuộc thiên nguyên long.Tiếp theo coi số của vận tinh thuộc tam nguyên long đó tính chất âm dương là gì? Nếu là dương thì theo lường thiên xích thuận còn nếu là âm thì theo lường thiên xích nghịch Thí dụ : Vận 8 vận tinh tại càn là 9. Thiên nguyên long của 9 là ngọ, tính chất của ngọ là âm . Vậy 9 nhâp trung cung bay nghịch.

Tóm tắt

(13)

- Nếu là thiên hoặc nhân nguyên long: Số chẵn bay thuận, số lẻ bay nghịch. - Nếu là địa nguyên long: Số chẵn bay nghịch, số lẻ bay thuận

Thế quái

Khi nhà bị lệch (+)(-) Trên 4 độ cho tới dưới 7 độ thì phải dùng thế quái để lập tinh bàn. Phương pháp lập tinh bàn thế như sau:

- Lập vận bàn.

- tam nguyên long của sơn hoặc hướng là gì?

- coi số của vận bàn tại phương toạ hoặc hướng thuộc tam nguyên long đó gốc là gì? Thí dụ: toạ càn vận 7. Càn là thiên nguyên long. Bát (8) đáo toạ, thiên nguyên của 8 là cấn - Không dùng 8 nhập trung cung mà dùng số thế theo bài khẩu quyết của Khương Nghiêu: Bốn sơn : Tí Quí Giáp Thân, dùng sao Tham Lang (1) thay thế

Năm sơn : Nhâm Mão Ất Mùi Khôn, dùng sao Cự Môn (2) thay thế Sáu sơn : Tuất Càn Hợi Thìn Tốn Tỵ, dùng sao Vũ Khúc (6) thay thế Năm sơn : Tân Dậu Sửu Cấn Bính, dùng sao Phá Quân (7) thay thế Bốn sơn : Ngọ Đinh Dần Canh, dùng sao Hữu Bật (9) thay thế

Thí dụ : theo thí dụ trên thì thiên nguyên của 8 là cấn, dùng phá quân (7) thay thế. Vậy lấy 7 nhập trung cung. Cấn dương nên đi thuận.

Trong này ta thấy có một số sơn phải dùng thế mà không thế. Thí dụ : sơn Tý thế bằng 1 thực ra số của sơn Tý cũng là 1.

Ngoại trừ các sơn thế mà không thế ra ta còn:

Hai sơn : Giáp Thân, dùng sao Tham Lang (1) thay thế Ba sơn : Nhâm Mão Ất, dùng sao Cự Môn (2) thay thế Hai sơn : Tốn Tỵ, dùng sao Vũ Khúc (6) thay thế Ba sơn : Sửu Cấn Bính, dùng sao Phá Quân (7) thay thế Hai sơn : Dần Canh, dùng sao Hữu Bật (9) thay thế Tóm tắt:

(14)

Để dễ nhớ thế quái ta thuộc bài thơ sau: Cửu, Canh Dần Nhất, Giáp Thân Nhị, Nhâm Mão Ất Lục, Thìn Tốn Tị Thất, Sửu Cấn Bính Tức là: Số 9 thế cho Canh Dần 1 thế cho Giáp Thân….

Thí dụ: Số ở hướng là 3 lại ở địa nguyên long. Địa nguyên long của 3 là Giáp. Vậy số thế cho Giáp là 1

Các cung khác không trong bài thơ này tức không có số thế. Thí Dụ: Số 6 ở thiên nguyên long. Thiên

nguyên long của 6 là Càn. Càn không có số thế nên vẫn lấy 6 nhập trung cung bay thuận. Lập tinh bàn cho nhà kiêm 7 độ hoặc 7,5 độ

Còn đối với trường hợp hướng nhà lệch 7 độ hay 7 độ rưỡi thì không thể dùng tinh bàn của 1 hướng được nữa, mà phải lập tinh bàn cho cả 2 hướng. Cho nên ngoại trừ những hướng kiêm giữa quẻ Phụ mẫu (Thiên) với Thuận tử (Nhân)( dùng thế quái như kiêm 5 độ)ra, còn những hướng kiêm khác đều sẽ xuất hiện 2 hướng tinh và 2 sơn tinh tại mỗi cung của địa bàn, nếu hướng nhà đó kiêm trên 7 độ.

Nói rỏ hơn là nếu kiêm 7 độ trừ trường hợp kiêm giữa thiên và nhân nguyên long( vì 2 tinh bàn này là 1) ra ta phải lập tinh bàn thế quái cho cả hai hướng

Dưới đây là trạch vận căn nhà toạ nhâm hướng bính kiêm 7 độ vận 3 ...2 ...7 ...9 ...7 .8 ...3. 3 ...5. 1 ...9 .6 ...4. 2 ...2. 4 ...1 ...3 ...5 ...6 .9 ...8 .7 ...1 .5 ...1 .5 ...6 .9 ...6 ...8 ...4 ...2 .4 ...4 .2 ...9 .6 ...5 .1 ...3 .3 ...7 .8

(Chú ý vì tọa-hướng nhà nằm giữa các sơn NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ, nên khi lập trạch vận thì đem những vận tinh tới tọa và hướng nhập trung cung, xong xoay chuyển theo cả 2 chiều thuân-nghịch cho phù hợp âm-dương với 4 sơn NHÂM-BÍNH – TÝ-NGỌ. Do đó, tại mổi khu vực sẽ có 2 Sơn tinh và 2 Hướng tinh và dĩ nhiên là phải dùng thế quái cho cả hai).

Sự kết hợp của các cặp Sơn - Hướng tinh

Phi tinh (khí) và Loan đầu (hình thế) là 2 yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau trong việc quyết định

cát, hung của 1 căn nhà, còn thiết kế bên trong cũng có tác dụng nhưng yếu hơn, nên chỉ là phụ

thuộc mà thôi. Cũng giống như 1 căn nhà tuy phía trước có biển lớn, phía sau có núi cao, 2 bên

Long, Hổ hùng tráng bảo vệ. Nhưng nếu phi tinh lại gặp phải cách vượng khí của Sơn tinh tới

phía trước, Vượng khí của Hướng tinh tới phía sau thì vẫn bị cách "Thượng Sơn, Hạ Thuỷ" mà

(15)

gia nghiệp suy bại thê thảm. Nếu những căn nhà đã bị như thế thì dù thiết kế bên trong có hoàn

mỹ tới đâu cũng không thể làm thay đổi cục diện xấu của căn nhà. Ngược lại, 1 nhà tuy phía

trước có núi cao, còn phía sau có biển lớn, tuy đối với phái Loan đầu là cục diện thất bại, nhưng

nếu có vượng khí của Sơn tinh tới phía trước, vượng khí của hướng tinh tới phía sau thì vẫn có

thể phát phúc 1 thời. Cho nên mới nói Loan đầu phụ thuộc vào Phi tinh, Phi tinh phụ thuộc vào

Loan đầu là vậy.

Về sự tương quan giữa vận-sơn-hướng tinh trong cùng 1 cung thì cũng đã có nhiều sách vở đề

cập tới, thậm chí còn chia ra thành tỷ lệ phần trăm giữa 3 sao này để cứu xét. Nhưng có lẽ các tác

giả đó 1 là không muốn tiết lộ những gì họ biết, 2 là vì không hiểu rõ tính chất vượng, suy hay

"thất, đắc" của những phi tinh nên mới bày vẽ đủ cách tính toán mà thôi. Nhưng thực chất là vì

toạ và hướng là 2 phương vị quan trọng quyết định vận khí của 1 căn nhà, nên Sơn tinh và

Hướng tinh mới có tầm quan trọng đặc biệt, và cũng vì vậy mà khi lấy trạch vận cho 1 căn nhà

thì người ta mới lấy những Vận tinh tới TOẠ VÀ HƯỚNG nhập trung cung xoay chuyển để xác

định những phương vị sinh, vượng, suy, tử của Sơn tinh và Hướng tinh mà thôi. Chứ không ai

lấy hết Vận tinh chung quanh nhà đem nhập trung cung xoay chuyển làm gì, dù là phía trước của

căn nhà đó có thuỷ hoặc cửa ra vào hay không? Hoặc phía sau có núi hoặc nhà cao che chắn hay

không? Điều này cho thấy 2 phương toạ và hướng có tác động quyết định lên vận khí của 1 căn

nhà, và do đó, sức mạnh của Sơn và Hướng tinh mới có tầm quan trong đặc biệt hơn Vận tinh.

Riêng Vận tinh chỉ là vị trí cố định của phi tinh trong từng Vận, nên tác dụng rất yếu, chỉ có khả

năng phối hợp với Sơn và (hoặc) Hướng tinh để làm tăng thêm sự tốt, xấu mà thôi, chứ không

thể có khả năng chi phối hay giảm thiểu, hoặc làm thay đổi tính chất của Sơn, Hướng tinh cùng

vị trí với nó. Còn sự tương tác giữa Sơn tinh và Hướng tinh, trên thực tế phải tuỳ thuộc vào sự

"đắc cách" hay "thất cách" của chúng mới có thể biết được sao nào nắm quyền chủ chốt tại khu

vực đó. Muốn biềt được điều này thì phải nắm vững những nguyên lý về "Thu Sơn, Xuất Sát"

mới không bị lầm lẫn hoặc rối trí trong việc xét đoán những ảnh hưởng của phi tinh trong cùng 1

cung. Biết rằng khí sinh, vượng của Sơn tinh cần phải đóng trên những chỗ cao. Nếu được như

thế thì tức là Sơn tinh đã đắc cách, uy lực của nó đương nhiên được phát huy tới mức tối đa, cho

nên chẳng những nó có đủ sức để chi phối cả Vận tinh và Hướng tinh tại đó, mà nếu gặp trường

hợp Hướng tinh tại đây lại là khí suy, tử thì mọi hung khí của Hướng tinh đều được nó hoá giải.

Cho nên đây chính là trường hợp "dùng Sơn thần xuất sát của Thuỷ thần", hay còn được gọi tắt

là "Xuất Sát".

Ngược lại, khí sinh, vượng của Hướng tinh cần phải đóng tại những nơi có Thuỷ như sông, hồ,

ao, biển, hoặc những nơi có cửa nẻo ra, vào nhà. Nếu được như thế là Hướng tinh đã "đắc cách",

nên uy lực của nó đủ để khống chế cả Vận tinh lẫn Sơn tinh tại đây. Nếu trong trường hợp Sơn

tinh là khí suy, tử thì sẽ được Hướng tinh hoá giải, làm mất hết hung khí, nên đây là trường hợp

"dùng Thuỷ thần để thu sát của Sơn thần", hay còn được gọi tắt là "Thu Sơn".

Trường hợp 1 khu vực có cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều là khí sinh, vượng: nếu khu vực này có

núi hay nhà cao thì Sơn tinh nắm quyền, chi phối Vận tinh và Hướng tinh. Nếu khu vực này có

Thuỷ thì Hướng tinh nắm quyền, chi phối Vận tinh và Sơn tinh. Nếu khu vực này không có núi,

cũng không có Thuỷ, tức là cả Sơn tinh lẫn Hướng tinh đều không có hiệu lực. Đây là cục diện

ngang hoà, không có sao nào chi phối nhau cả, và cũng không có ảnh hưởng gì tới vận khí căn

nhà.

Trường hợp 1 khu vực có cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh đều là khí suy, tử: nếu khu vực này có núi

hay nhà cao thì Sơn tinh đó đắc thế, nên nhà sẽ bị tai hoạ do đối tượng ứng với Sơn tinh đó gây

ra. Lấy thí dụ như nhà trong vận 8, nơi phía ĐÔNG có Sơn tinh 7, hướng tinh 3. Nếu khu vực đó

có núi hay nhà cao thì nhà sẽ bị tai hoạ do Sơn tinh số 7 này mang tới. Vì số 7 thất vận chủ kẻ

(16)

tiểu nhân hay trộm cướp, nên nhà này dễ bị kẻ tiểu nhân hãm hại, hay trộm cuớp đến phá nhà.

Trong trường hợp này, Sơn tinh sẽ khống chế Vận tinh và Hướng tinh. Còn Hướng tinh thất vận

lại nằm trên cao nên vô lực. Ngược lại, nếu khu vực đó không có núi, nhưng lại có Thuỷ thì nhà

sẽ bị tai hoạ hay thất tán tiền bạc do Hướng tinh đó đem tới. Trong trường hợp này, Hướng tinh

đã khống chế cả Vận tinh và Sơn tinh. Còn Sơn tinh vừa là khí suy, tử, vừa đóng tại nơi thấp,

trũng nên vô lực.

Cho nên sự tương tác giữa những Sơn tinh và Hướng tinh trong cùng 1 cung là tuỳ thuộc vào sự

thất, đắc của chúng mà thôi. Nói "thất, đắc" không phải là nói thất vận hay đắc vận, mà là ám chỉ

chúng có đóng tại những nơi phù hợp hay không mà thôi. Sơn tinh nếu đóng trên núi cao là "đắc

cách", sẽ có đủ uy lực sai khiến Thuỷ thần (tức Hướng tinh). Hướng tinh nếu đóng tại những nơi

có Thuỷ là "đắc cách", sẽ có đủ uy lực mà điều động Sơn tinh. Nhưng cũng phải phân ra nếu khí

sinh, vượng của Sơn, Hướng tinh mà "đắc cách" thì sẽ chủ đại phúc lộc, còn nếu khí suy, tử của

Sơn, Hướng tinh mà "đắc cách" thì sẽ chủ đại hoạ. Còn nếu khí sinh, vượng của Sơn, Hướng tinh

mà "thất cách", tức là Sơn tinh gặp Thuỷ, Hướng tinh gặp núi thì đã thuộc vào cách "Thượng

Sơn, Hạ Thuỷ" rồi. Cho nên khí sinh, vượng của Sơn, Hướng tinh cần phải "đắc cách" , còn khí

suy, tử thì cần phải "thất cách". Có như thế thì mới bảo đảm phúc lộc lâu dài và tránh được mọi

tai hoạ.

Còn vấn đề dùng Ngũ hành sinh-khắc để luận ảnh hưởng của các sao, cũng như sự phối hợp giữa

chúng mà tạo thành những số "hợp thập", số Tiên thiên hay Hậu thiên, Phản ngâm, Phục ngâm...

chỉ là phụ và sau khi đã biết được tình trạng "thất, đắc" của Sơn tinh và Hướng tinh mà thôi.

Thế nào là thất cách hoặc đắc cách

Đắc cách là Sơn gặp núi cao, nhà cao , cây cao,…Hướng gặp thủy, trống thoáng hay đường đi

Thất cách là :Sơn gặp Thủy, trống thoáng hay đường đi,…Hướng gặp Núi cao hay nhà cao, cây

cao,..

Thế nào là vượng và thế nào là suy ?

Vượng là khi sao vượng được đắc cách ( dĩ nhiên phải là sao vượng, sinh hoặc tiến khí trong

vận đó )như sơn vượng thì có núi cao. Nhà cao, cây cao….Hoặc hướng vượng thì có thủy, trống

thoáng hoặc có đường đi

Suy là khi sao vượng bị thất cách . Như sao sơn vượng, sinh hoặc tiến khí mà lại gặp thủy. Hay

sao hướng vượng, sinh hoặc tiến khí lại gặp sơn . Sao tử khí đắc cách như: Sao sơn là tử khí mà

lại gặp núi hoặc sao hướng là tử khí mà lại gặp thủy

Lấy thí dụ như nhà trong vận 8, nhưng có Hướng tinh số 2 đắc thuỷ của hồ tắm lớn. Đây là

trường hợp tử khí đắc cách, nên trong nhà này vừa bị hao tài, vừa bị bệnh tật liên miên, lại còn

xuất hiện quả phụ. Cho nên đàn ông trong nhà đó dễ bị vắn số. Đó là chưa kể nếu nơi đó lại có

sơn tinh 3, tạo thành thế "ĐẤU NGƯU SÁT", nên gia đình sẽ bị mắc khẩu thiệt, quan tụng liên

miên. Hoặc nếu nơi đó có sơn tinh hay vận tinh 7, kết hợp với hướng tinh 2 tạo thành cặp 2-7

Hoả tiên thiên thì nhà này dễ bị xung đột hoặc trong nhà có người mắc bệnh đau tim. Vào những

năm có niên tinh 9, 7, 2 chiếu tới khu vực này thì bệnh tim càng nặng, có thể chết người. Nếu

khu vực này mà lại nằm tại phía ĐÔNG hoặc ĐÔNG NAM thì vào những năm có niên tinh 4, 3

chiếu tới thì còn gặp hoả hoạn mà sản nghiệp tiêu tan nữa. Cho nên nếu khí suy tử mà đắc cách

thì ngoài vấn đề phá tài, tổn đinh thì còn bị những tai hoạ, bệnh tật khác nữa, chứ không phải chỉ

là làm ăn lụn bại (trường hợp Hướng tinh "Thượng Sơn") hoặc nhân số giảm thiểu (trường hợp

Sơn tinh "Hạ thuỷ") như các trường hợp vượng tinh thất cách, tức là mức độ tai hoạ còn nguy

hiểm và trầm trọng hơn.

(17)

Vấn đề khảo sát các sao Vận-Sơn-Hướng (nhất là Sơn và Hướng) thì trước hết cần phải xét đến

thời vận, xem chúng là sinh, vượng hay suy, tử. Sau đó mới xét tới hình thế Loan đầu xem chúng

có đắc cách hay không? Như Sơn tinh vượng cần gặp núi hay nhà cao, Hướng tinh vượng cần có

thuỷ hoặc cửa ra vào... Nếu chúng được như vậy thì dù ngũ hành có bị xung khắc cũng vẫn

không có tai hoạ gì cả. Chỉ khi chúng đều là khí suy, tử, hoặc không đắc cách thì mới xét đến

ngũ hành sinh, khắc để đoán biết hung hoạ mà thôi. Lấy thí dụ :cung KHẢM có các sao 7-8-3

(theo thứ tự Sơn-Vận-Hướng). Nếu là trong vận 7, sơn tinh 7 là vượng khí, nên nếu khu vực này

có nhà cao thì chủ vượng nhân đinh, lại hoá sát của Hướng tinh số 3, chứ không có vấn đề khắc

chế gì cả. Nhưng qua vận 8, sơn tinh 7 biến thành suy khí, khắc chế Hướng tinh 3, nên nhà này

dễ bị trộm cướp hay tai hoạ hình thương, hay có bệnh về thần kinh... Chỉ có khi xét tới niên,

nguyệt, nhật thời tinh thì mới dùng đến nguyên lý ngũ hành sinh, khắc làm chủ yếu. Còn giữa

vận-sơn-hướng khi xét đến sự sinh, khắc thì chủ yếu là giữa Hướng tinh và Sơn tinh, còn vận

tinh chỉ có thể phụ hoạ thêm vào cái sinh hoặc khắc giữa 2 sao đó mà thôi.

Thí dụ : vận 8 ở một cung có cặp sơn hướng 8-6 . Nếu có núi, nhà cao, cây cao thì gọi là vượng

vì 8 là sơn tinh vượng. Nếu có ao hồ thì gọi là suy vì 6 là hướng tinh tử khí trong vận 8

(tham khảo từ phongthuyhuyenkhonghoc.com)

Thu sơn xuất sát

Ở một cung. Nếu sao hướng là vượng khí hoặc sinh khí lại đắc cách tức là loan đầu có thủy hay đường đi, trong khí đó sao sơn là tử khí thì trường hợp này gọi là “thu sơn” vì sao hướng vượng đã làm mất đi tử khí của sơn tinh. Nếu sao sơn là vượng khí hay sinh khí lại đắc cách tức loan đầu có núi cao hay nhà cao cây cao, trong khi đó hướng tinh là tử khí thì trường hợp này gọi là “xuất sát” hay còn gọi là “thoát sát” vì sơn tinh vượng đã làm mất đi tử khí của hướng tinh.

Ý nghĩa của các cặp Sơn – Hướng tinh 1. Nhất Bạch

Nhất Bạch là sao Tham Lang, hiệu Văn Xương, ngũ hanh thuộc thủy, màu trắng; mùa thu tiến, mùa đông vượng, mùa xuân tiết, mùa hạ tử . Kẻ sỹ gặp nó ắt được lộc của nó, người thường gặp nó nhất định tiền bạc sẽ vào nhà, đây là đệ nhất cát thần . Bị khắc sát thì như Trang Tử gõ chậu mà chôn vợ . Nhất Bạch lại là quan tinh, nếu nó đương vượng, hình thế Loan Đầu bên ngoài lại có thủy phóng quang thì khoa cử đổ đại, danh lừng bốn bể, sinh con trai thông minh trí tuệ . Nó mà suy tử thì hại vợ, không thọ, cuộc đời trôi nổi lênh đênh, màng nhiều bệnh tật về huyết, thận hư, hoặc thành kẻ nghiện ngập, trộm cướp

Nhất gặp Nhất là tỵ hòa. Nếu vượng thì có lợi cho tài văn chương hoặc các công việc về văn. Nếu suy thì dễ bị bệnh về máu, nghiện ngập hoặc chìm đắm trong tửu sắc

Nhất gặp Nhị là khắc nhập. Nếu vượng thì mẫu thân dễ mắc bệnh về tỳ vị hoặc đường ruột . Nếu suy thì chồng bị vợ nhục mạ hoặc lấn quyền, người nhà dễ mắc các chứng bệnh về thận hoặc tiết niệu

Nhất gặp Tam là sinh xuất. Nếu vượng thì con trưởng được danh giá quyền quý, có lợi cho người thuộc mệnh Tam mộc, nhân đinh tài bạch đều phát lớn . Nếu suy thì con cháu dòng trưởng suy bại, bị kiện cáo tù tội hoặc trộm cướp, người nhà dễ mắc các chứng bệnh về gan,chân, hoặc bị ép phải dời đi nơi khác ở

(18)

Nhất gặp Tứ là sinh xuất. Nếu vượng thì xuất người nổi tiếng trong khoa cử, quan vận hanh thông thuận lợi, ra ngoài gặp nhiều điều hay về văn nghiệp, tên tuổi nổi bật . Nếu suy thì cũng đỗ đạt nhưng quý mà không phú, hoặc vì mang tiến tài hoa mà chìm đắm trong chống nữ sắc sinh ra quan hệ nam nữ bất chính . Nếu hình thế loan đầu bên ngoài có vật thuộc hành thổ thì đường văn chương hư bại, không con nối dõi, hoặc con cái chết yểu

Nhất gặp Ngũ là khắc nhập. Nếu vượng thì được cả tài bạch lẫn sang quý (tức có địa vị chức tước). Nếu suy thì nữ nhân trong nhà dễ mắc các chứng bệnh về đường sinh dục; nặng thì thận suy kiệt, ngộ độc thức ăn, con thứ chết yểu

Nhất gặp Lục là sinh nhập. Nếu vượng thì từ nhỏ đã được hưởng giàu sang, ngoài ra, nếu sơn Kiền mà đắc thủy (có sông nước) thì sự nghiệp văng chương có thể phát đên tám đời . Nếu suy thì thủy kim chủ về lạnh, dễ mắc các chứng bệnh về đầu, xương hoặc bị thương tật vì kim loại

Nhất gặp Thất là sinh nhập. Nếu vượng thì đào hoa, dễ tạo của cải . Nếu suy thì kim thủy đa tình, đam mê tửu sắc, hoặc vì tửu sắc mà bị kiện tụng thị phi, có khi vì tranh chấp mà sinh ra thù hằn gây gỗ đến nổi phải mang thương tật

Nhất gặp Bát là khắc nhập. Nếu vượng thì trẻ con trong nhà có họa chết đuối, xuất hiện người có tài về viết lách . Nếu suy thì vợ mắc chứng vô sinh, có bệnh về tai, thiếu máu, hoặc có con chết non

Nhất gặp Cửu là khắc xuất. Nếu vượng thì thủy hóa đều có đủ, lợi lớn về tiền tài, nhân khẩu cũng thịnh vượng . Nếu suy thì dễ mắc các chứng bệnh về tim, vợ chồng bất hòa, anh em tranh chấp

2. Nhị Hắc

Nhị Hắc là sao Cự Môn, cũng là bệnh phù. Nếu vượng thì giau có, nhà cửa ruộng vườn thên than, nhân khẩu hưng vượng, lại phát quý về binh nghiệp . Khi nó suy tử thì vợ đoạt quyền chồng, tính tình nhỏ nhen, thâm hiểu, keo kiệt, khó sinh đẻ, có bệnh về bụng, trong nhà thường phát sinh bệnh tật liên miên Nhị gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì giàu có về điền sản, gia cảnh hưng vượng, nhân khẩu đông, mẫu thân khỏe mạnh sống lâu. Nếu suy thì vợ khắc chồng, đàn ông mất ở tuổi trung niên, quả phụ làm chủ gia đình, người nhà thường mắc cách chứng bệnh về tỳ vị, đường ruột hay thận

Nhị gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng đất nhiều, có quyền thế, lợi về binh nghiệp. Nếu suy thì ham mê nữ sắc, dâm đãng, khí lực suy yếu, mẹ già nhiều bệnh tật, người trong nhà thường xảy ra nhiều chuyện xấu, ra ngoài dễ gặp tiểu nhân ngầm hại

Nhị gặp Tam là khắc nhập. Nếu vượng thì vợ ngắm quyền, gia tài tích lũy do làm việc bất chính, nhưng con trưởng chẳng ra gì. Nếu suy thì đàn ông vì dâm đãng mà gia đình tan nát, đàn bà dễ mắc các chứng về đường tiêu hóa . Nhị Tam sóng đôi còn gọi là "đâu ngưu sát" nên vợ chồng thường bất hòa, chống đối nhau. Người trong nhà chỉ ham an chơi nên ruộng vường bỏ hoang, con cháu dễ thành trộm vặt

Nhị gặp Tứ là khắc nhập. Nếu vượng thì con dâu nắm quyền, gia đình hưng vượng, nhiều nhân đinh. Nếu suy thì chọ dâu ức hiếp em chồng, nam giới hiếu sắc . Có mẹ già cô khổ, hoặc xuất gia làm ni. Người

(19)

trong nhà dễ mắc các chứng bệnh về tỳ vị, đường ruột, đau cách tay. Gia cảnh buồn tẻ vắng lặng, ra ngoài thường gặp những việc tai tiếng quấn vào thân, hoặc mắc bệnh thương hàn

Nhị gặp Ngũ là tỵ hòa. Nếu vượng thì tạo dựng cơ nghiệp dễ dàng, tài vận tốt, hưng thịnh nhất là về địa sản. Nếu suy thì phát sinh đủ thứ bệnh, vợ đau yếu nặng, dễ thành người góa vợ . Đặc biệt người nhà thường mắc các chứng về tỳ vị, đường ruột mãn tính

Nhị gặp Lục là sinh xuất. Nếu vượng thì gia cảnh bình yên, con cái thuận hòa, gia nghiệp hưng thịnh, nhiều khả năng hành nghề y cứu đời, hoặc trở thành người có quyền trong nghiệp võ. Nếu suy thì cha già lắm bệnh, trong nhà có người đi tu, cha con thù oán nhau, chủ khách tranh chấp, thường gặp việc tai tiếng thị phi, người nhà thường mắc bệnh đau dầu hay điên loạn

Nhị gặp Thất là sinh xuất. Nếu vượng thì trở thành cự phú bằng tiền của bất chính hoặc bất ngờ (hoạnh tài), nhiều con cái. Nếu suy thì mẹ và con gái thường nghịch nhau, vợ kế không hiền thục . Ngoài ra dễ có hỏa tai hoặc bị chứng bạch đới cấp tính, kiết lỵ; đàn ông thường hay bị phụ nữ quấy rầy hoặc vì tranh chấp thị phi mà bị đâm chém

Nhị gặp Bát là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng đất không thấy bờ. Nếu suy thì hay mắc bệnh nhẹ, đàn bà thường bỏ nhà đi tu

Nhị gặp Cửu là sinh nhập. Nếu vượng thì văn chương chử nghĩa bề bề, đất đai tiền của tích tụ lớn. Nếu suy thì việc đen tối ập đến ngay, chủ về chuyện nam nữ ám muội, tiền của ra đi nhanh chóng, vả lại còn xuất hiện người chồng ngu đân . Hóa nóng thổ (đất) khô nên dễ sinh ra chứng bạch đới cấp tính . Khi âm quá nhiều nên nhiều đời có quả phụ . Thổ tổn thương mắt, con cháu ắt có người mù lòa

3. Tam Bích

Tam Bích là sao Lộc Tồn, tính thích đấu đá nên còn gọi là Xi Vưu. Nếu vượng thì tài lộc đầy đủ, chấn hưng gia tộc, cơ nghiệp vững vàng . Con cái dòng trưởng đại hưng vượng. Nếu suy tử thì người nhà dễ bị điên hoặc hen suyễn, chân tàn tật, khoác vợ, kiện tụng thị phi hoặc trở thành trộm cướp

Tam gặp Nhất là sinh nhập. Nếu vượng thì con trưởng được quyền quý, đinh tài đều đại phát, thi cử đổ đạt. Nếu suy thì con cháu ngành trưởng lụn bại, tính khí ngỗ ngáo, có thể dẩn tới họa quan tụng; hoặc vì bấtt hòa với xóm giềng mà phải dọn nhà đi xa. Việc làm phần lớn không thuận lợi, hơn nữa còn dễ bị thương tật ở tai chân.

Tam gặp Nhị là khắc xuất. Nếu vượng thì được giàu có về nhà cửa ruộng vườn, con trưởng tài đinh đại phát. Nếu suy thì dễ có sát khí chống đối nhau. Gia đạo bất hòa, vợ chồng không êm ấm. Thường vì tranh chấp với cấp trên mà gặp điều tai tiếng . Dễ mắc chứng đau dạ dày, khó tiêu hóa, hoặc vì đánh nhau mà chân bị thương tật; nói chung là gia đình gặp nhiều vất vả, trở ngại mà vẫn thất bại tan vở

Tam gặp Tam là tỵ hòa. Nếu vượng thì thanh danh hiển hách, hưng gia lập nghiệp, tiền của tương đối khá giả. Nếu suy thì trong nhà sinh ra trộm cướp hoặc bị trộm cướp, dễ bị thương tật ở chân tay, hoặc vì đánh nhau với người mà bị tù tội.

(20)

Tam gặp Tứ là tỵ hòa. Nếu vượng thì Tam và Tứ là chính phối, sinh nhiều quý tử, sự nghiệp và tài vận phát triển hanh thông. Nếu suy thì trong nhà sinh ra trộm cắp hoặc ăn xin, thường mắc chứng dị ứng hoặc bị thương ở tay chân, đau gan, đau mật. Nếu gặp Thái Tuế e rằng kiếp nạn vì tình hoặc bị rắn cắn

Tam gặp Ngũ là khắc xuất. Nếu vượng thì tiền tài khá giả và quyền quý, có thể làm quan to. Nếu suy thì dễ bị các chứng độc như bọ cạp, rắn, rết cắn; tâm tư uất kết dễ mắc bệnh gan, hoặc thương tật ở chân. Tam gặp Lục là khắc nhập. Nếu vượng thì quan trường lao đao vất vả nhưng sự nghiệp ắt thành, trở thành người phụ tá đắc lực cho cấp trên. Nếu suy thì bị quan tụng hoặc tai họa binh đao, dễ bị thương tật ở chân tay do kim loại gây nên; đôi khi mắc bệnh gan, gia đạo thường xảy ra tranh chấp.

Tam gặp Thất là khắc nhập. Nếu vượng thì nguồn tiền của tăng tiến, có chức quyền ca/ văn lẫn võ. Nếu suy thì nó là "Xuyên Tâm Sát", thường mắc các chứng bệnh ở tay chân, gan mật; hoặc bị quan tụng thị phi. Nếu phương Đoài bị khắc phá thì gan bị thương tổn hoặc mắc chứng thổ huyết. Trong nhà có kẻ đam mê tửu sắc, bị trộm cướp trèo tường khoét vách phá hoại danh tiết con gái trong gia đình, chốn phòng the không hòa thuận, các tai họa thường là con trưởng chịu

Tam gặp Bát là khắc xuất. Nếu vượng thì xuất hiện văn tài bậc nhất, lại phát cả tài lẩn đinh. Nếu suy thì con thứ gặp nhiều tai họa, dễ bị thương gân cốt hoặc bị chó cắn. Anh em trong nhà bất hòa hoặc vì tranh giành gia sản mà gây ra kiện tụng

Tam gặp Cửu là sinh xuất. Nếu vượng thì phát như sấm dậy, con cháu thông minh, văng tài hiếm thấy, hưởng giàu sang được nhiều năm. Nếu suy thì tai tiếng thị phi chồng chất liên tiếp, thường mắc các chứng đau mắt, đau dầu; ngoài ra con dễ gặp hỏa hoạn.

4. Tứ Lục

Tứ Lục là sao Văn Khúc . Nếu vượng thì tai văn chương lừng danh, khoa cử đổ đạt, con gái dung mạo đoan trang và lấy được con nhà quyền quý . Nếu suy tử thì phụ nhân dâm loạn; đàn ông đam mê tửu sắc, gia sản phá bại phải lang thang phiêu bạt

Tứ gặp Nhất là sinh nhập. Nếu vượng thì một đời danh giá, đại lợi về văn tài, học hành thì cử đổ đạt. Con cái thông minh, thành tích thường đứng đầu, nghề nghiệp vừa ý, tài vận thuận lợi. Nếu suy thì dễ mắc bệnh trúng phong, hoặc vì dâm đãng tửu sắc mà hư bại, gây ra tiếng xấu bên ngoài . Hoặc vợ vô sinh, có con thì cũng chết yểu.

Tứ gặp Nhị là khắc xuất. Nếu vượng thì tương đối giàu sang, vợ nắm quyền trong nhà, con cái đông. Nếu suy thì vợ ngỗ nghịch khắc mẹ chồng và ức hiếp em chồng. Không khí gia đình nặng nề, không vui; người nhà thường hoảng loạn, dễ mắc chứng đau dạ dày; bị chó dại cắn . Mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em chồng thường hay xích mích, mẹ già gặp tai ương. Sự nghiệp suy bại, gia phong càng lúc càng xấu đi, hoặc có người xuất gia làm ni.

Tứ gặp Tam là tỵ hòa. Nếu vượng thì âm dương phối hợp đúng phép, gia đạo êm ấm, con cái thuận hòa, sự nghiệp thuận lợi, tương đối giàu sang. Nếu suy thì vợ chồng hay cải vả xích mích, người nhà thường có ý làm tăng ni, xuất hiện kẻ sống lang thang chẳng ra gì. Thường mang bệnh dị ứng hoặc có tật ở tay chân

(21)

Tứ gặp Tứ là tỵ hòa. Nếu vượng thì hai sao Văn Khúc cùng đến, con cháu thành tích nổi bật, có tinh mừng về thi cử. Đại lợi về tài văn chương, làm quan văn khá nổi tiếng. Nếu suy thì phiêu bạn khắp nơi, hoặc trở thành tăng ni. Đàn ông xa nhà bôn ba, sống nơi chân trời gốc bể. Người nhà dễ bị bệnh phong; quả phụ làm chủ gia đình

Tứ gặp Ngũ là khắc xuất. Nếu vượng thì có tài văn chương, giàu có, sự nghiệp thuận lợi. Nếu suy thì ham ăn ham uống, ruộng vườn bỏ hoang, cảnh nhà ảm đạm, buồn tẻ; nữ chủ nhân thường hay đau ốm, có ý hướng xuất gia, khó sinh và khó nuôi con cái, gia đạo lụn bại.

Tứ gặp Lục là khắc nhập. Nếu vượng thì quan binh không dám đụng đến, được mọi người đối đãi tử tế, gia đạo êm ấm, tài lộc có đủ. Nếu suy thì cha chồng ngược đãi con dâu, dễ khiến con dâu phải bỏ nhà ra đi. Người trong nhà thường tranh chấp nhau; dễ mắc bệnh gan, mật và thương tật ở tay. Tứ Lục sóng đôi là tượng "Dịch Mã", nên người nhà dễ phảI tha hương, rày đây mai đó; nặng thì có thể bị đày.

Tứ gặp Thất là khắc nhập. Nếu vượng thì vợ nắm quyền hành, táo bạo hơn người nhưng tích lũy được nhiều tiên của. Nếu suy thì nam nữ đa dâm, con cháu học hành chẳng ra gì; dễ bị bệnh thổ huyết mà chết yểu. Ra ngoài thị gặp nhiều thị phi; mẹ chồng nàng dâu bất hòa . Dễ phạm kiếp sát đào hoa

Tứ gặp Bát là khắc xuất. Nếu vượng thì vợ hiền dạy con thảo, của cải chất thành núi. Nếu suy thì người nhà có người ở trong rừng núi sâu làm ẩn sĩ, hoặc vào chùa làm sư. Con cháu nhiều bệnh tật, học hành không giỏi giang; dễ mắc bệnh viêm mũi, bệnh phong hoặc bị rắn hay chó cắn.

Tứ gặp Cửu là sinh xuất. Nếu vượng thì hợp với kim Tiên Thiên, được tài lẫn quý, xuất hiện kẻ sĩ văn chương nổi tiếng. Nếu suy thì thường bị đau mắt hoặc bị hỏa tai. Đàn ông dễ rơi vào cảnh ngộ vi gian dâm mà gia sản lụn bại

5. Ngũ Hoàng

Ngũ Hoàng là sao Liêm Trinh, là đại sát tinh Mậu Kỷ . Nếu vượng thì tài đinh đại phát . Nếu suy thì bất kể nó được sinh hay bị khắc đều rất xấu . Vì vậy nó nên tịnh mà không nên động . Nếu gặp lúc sao Thái Tuế tới thì tính hung càng phát ra mạnh, tức tổi đinh hao tài lớn, nhẹ thì ốm đau, nặng thì hao vài người . Cuộc này nên tránh không nên phạm

Ngũ gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì tài đinh đại phát, nhưng con giữa không phát. Nếu suy thì con giửa lại chịu tai ương hoặc đau ốm nặng, đặc biệt là bệnh về đường tiết niệu, bệnh phụ khoa. Ngoài ra còn thường bị các bệnh về tai, hắc lào . Người nhà bệnh hoạn luôn

Ngũ gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì thì tài đinh đại phát, người mẹ nắm quyền trong nhà. Nếu suy thì phát đủ thứ bệnh, nhất là cha mẹ. Chủ yếu là bệnh về dạ dày và đường ruột . Gặp lúc sao Thái Tuế tới thì cha bệnh nặng, mẹ dễ thành quả phụ

Ngũ gặp Tam khắc nhập. Nếu vượng thì tài đinh đại phát, con trưởng được thừa hưởng phúc lộc. Nếu suy thì thường mắc các chứng bệnh về gan, tụy, mụn nhọt, ghẻ lở ở chân tay hoặc chổ kín. Con trai phản nghịch, trong nhà có người bị thương tật ở chân, gia đạo không yên ấm

(22)

Ngũ gặp Tứ khắc nhập. Nếu vượng thì có tài vănt hơ và giàu có, sự nghiệp thuận lợi. Nếu suy thì con trai lêu lỏng ăn chơi, ruộng vườn bỏ hoang; phụ nhân có nhọ độc ở vú, phái nam thường bị sởi. Nhà cửa ảm đạm buồn tẻ, con dâu có ý xuất gia làm ni, gia phong suy bại

Ngũ gặp Ngũ là tỵ hòa. Nếu vượng thì đinh tài đều vượng, gia nghiệp phồn thịnh. Nếu suy thì khó thoát hung sát hoành hành, dễ bị chứng bạch đới cấp tính. Nhẹ thì bị nhọt độc, nặng thì hao người

Ngũ gặp Lục sinh xuất. Nếu vượng thì tiền tài tương đối khá giả, con cái hiếu thuận, nhưng chủ nhân không hưởng được. Nếu suy thì chủ nhân mang bệnh, nhẹ thì đau đầu, đau xương, nặng thì thập tử nhất sinh, ra ngoài dễ bị thương tổn. Hoạn lộ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có thể bị tổn thất

Ngũ gặp Thất sinh xuất. Nếu vượng thì giàu có sung túc, gia nghiệp hưng vượng. Nếu suy thì tranh chấp thị phi, chuyện rắc rối xảy ra thường xuyên, hoặc vì tửu sắc mà phá hết gia sản, có khi gây nên tai họa dẫn tới tù tội. Thiếu nữ trong nhà thường đau ốm . Có người bệnh răng, miệng, họng, hoặc bị thương bởi búa riều

Ngũ gặp Bát là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có, ruộng vườn mênh mông, con cái tốt lành gặp nhiều thuận lợi. Nếu suy thì con trai nhỏ thường đau yếu, trung niên đau mỏi gân cốt. Khí vận của gia đạo suy giảm Ngũ gặp Cửu là sinh nhập. Nếu vượng thì con cái thông minh, tài vận tốt. Nếu suy thì sinh con ngu đần, người nhà mắc chứng đau mắt, đau đầu hay trong lòng buồn phiền. Gặp lúc Thái Tuế tới dễ mắc chứng bạch đới cấp tính

6. Lục Bạch

Lục Bạch là sao Vũ Khúc, là cát tinh. Nếu vượng thì quyền uy chấn động bốn phương, làm võ tướng thì công trạng hiển hách, gia đình giàu có, nhiều nhân đinh. Nếu suy tử thì sống cô độc hoặc chết trong binh đau; Người nhà thường góa vợ, có nhiều quả phụ

Lục gặp Nhất là sinh xuất. Nếu vượng thì quan vận thuận lợi, hanh thông, tiền của dồi dào, con cái học hành đỗ đạt. Nếu suy thì quan lộc tuy không giảm nhưng người nhà thường mắc chứng đau đầu, hoặc gặp tai nạn sông nước.

Lục gặp Nhị là sinh nhập. Nếu vượng thì phát lớn, giàu có nhiều vàng bạc ngọc quý, cuộc sống bình yên, xuất hiện người hành nghề y cứu đời. Nếu suy thì tham lam vô độ, bủn xỉn, hoặc xuất gia đi tu, vợ chồng bất hòa chia cách. Người nhà thường mắc các chứng về đầu, xương, dạ dày, đường ruột

Lục gặp Tam khắc xuất. Nếu vượng thì tài vận và quan vận đều hanh thông, quyền uy hơn người. Nếu suy thì dễ gặp nạn binh đao, bị thương, cha con bất hòa, có tang tóc.

Lục gặp Tứ khắc xuất. Nếu vượng thì giàu có, thành công trên thương trường, nhất là lãnh vực buôn báng đường xa, hoặc được làm quan võ. Nếu suy thì khắc vợ hoặc bị khổ sai, có khi người vợ không chịu đựng nổi, phải bỏ mà đi. Người nhà thường đau tay, đau đầu hoặc bị tê liệt

(23)

Lục gặp Ngũ là sinh nhập. Nếu vượng thì tài vận và quan vận đều tốt, nhưng có tiểu nhân ngầm hại. Nếu suy thì tiểu nhân chống đối, làm hao tổn tinh thần hoặc mất chức. Chủ nhân nhiều bệnh tật, thường là bệnh đau đầu, tinh thần bất ổn có thể làm điều sai quấy

Lục gặp Lục tỵ hòa. Nếu vượng thì quan vận thuận lợi, hanh thông, quyền chức cao. Nếu suy thì gặp nhiều rắc rối, khó thoát thân, có khi phải ngầm di chuyển chỗ ở; hoặc bị hung đồ truy đuổi mà phải trốn chạy, của cải tổn thất, dễ bị tai nạn trên đường.

Lục gặp Thất tỵ hòa. Nếu vượng thì làm văn quan hay võ chức đều có quyền lớn trong tay, tài lộc thuận lợi. Nếu suy thì dễ bị thương vì đao kiếm, hoặc vì tranh chấp mà bị tổn thương. Nhà có thể bị trộm cướp, hoặc vì xích mích mà gặp rắc rối . Già trẻ đều không yên, thường mắc bệnh đau đầu, đau miệng, đau họng Lục gặp Bát là sinh nhập. Nếu vượng thì có văn chức, võ quyền, công danh và bổng lộc đều có, con cháu được thừa hưởng gia nghiệp hưng thịnh. Nếu suy thì tuy quan lộc không giảm nhưng người nhà phần nhiều mắc bệnh đau đầu, đau xương.

Lục gặp Cửu là khắc nhập. Nếu vượng thì hỏa chiếu thiên môn nên đinh tài đều vượng, chủ nhân quyền cao chức trọng lại sống thọ. Người nhà xuất hiện võ tướng tài ba. Nếu suy thì hỏa đốt thiên môn, người nhà sinh con bất hiếu. Con cháu dòng trưởng sa sút, gặp hỏa khắc kim thì dễ bị bệnh thổ huyết . Hỏa thiêu dốt thiên môn nên trong nhà dễ sinh nghịch tử; hỏa thịnh thì dễ gặp tai ương

7. Thất Xích

Thất Xích là sao Phá Quân, còn gọi là tặc tinh. Nếu vượng thì phát về võ quyền, đinh tài đều vượng . Nếu suy thì trong nhà xuất hiện trộm cướp hoặc có người chết trận, bị giam cầm . Gia đạo không yên, có thể vì hỏa tai mà tổn đinh hoặc xuất hiện người ham mể tửu sắc .

Thất là hung tinh vì vậy nên tịnh mà không nên động . Động thì điều xấu càng nhiều, nhất là nhà ở đầu phố hay ngã ba thì nguy hại càng lớn . Nếu sao Thất Xích tương ứng với hình thế Loan Đầu thì sẻ các biểu hiện như:

a. Bên ngoài có sa hình dạng hồ lô thì trong nhà có người hành nghề y b. Bên ngoài có sa hình dạng con dao thì có con làm nghề đồ tể

c. Bên ngoài có sa hình dạng cái kềm thì trong nhà có người làm thợ thủ công d. Bên ngoài có sa hình dạng cờ trống thì trong nhà dễ có người phản nghịch

e. Bên ngoài có sa thủy hình dạng thập thò hoặc phình ra bên hông thì trong nhà dễ có kẻ làm trộm cướp f. Bên ngoài có sa xung chiếu thẳng tới gặp Nhất Lục bay đến thì trong nhà dễ có người thổ huyết nặng Thất gặp Nhất là sinh xuất. Nếu vượng thì võ chức thăng tiến, con cái đào hoa. Nếu suy thì thủy kim đều lạnh nên con cháu ham mê tửu sắc, tiêu phá tiền của hoặc vong ơn bội nghĩa. Gặp lúc Thái Tuế bay tới thì có điều nọ tiếng kia, hoặc bị cướp, bị bệnh ở bụng dưới, thổ huyết, thương tật, hay bị tù đày mà phá sản Thất gặp Nhị là sinh nhập. Nếu vượng thì tài sản ruộng vườn thêm nhiều, thăng quan tiến chức, phụ nhân sang quý . Nếu gặp được số Nhị Thất bát quái Tiên Thiên thì trong nhà luôn có đèn chiếu sáng, hưng vượng nhộn nhịp. Nếu suy thì dễ gặp hỏa hoạn, phụ nữ trong nhà bất hòa, người nhà dễ bị ngộ độc thức ăn, có bệnh về răng miệng hay kiết lị.

(24)

hiện người có tài văn thao võ lược, bốn phương kính phục, con cháu giỏi giang hơn người. Nếu suy thì đối xử thô bạo với mọi người, con cái hống hách lộng hành. Gia đạo bị xuyên tâm sát dễ gặp binh đao, trộm cướp . Trong nhà cãi cọ, kiện cáo lẫn nhau; gia đình bất hòa, con cái ly tán . Người nhà dễ mắc bệnh thổ huyết, bị thương tật hoặc quan tai.

Thất gặp Tứ khắc xuất. Nếu vượng thì phụ nhân sang cả quyền thế, quan lộc đều có, đồng thời gặp vận đào hoa. Nếu suy thì phụ nữ làm chủ nhân, gặp kiếp đào hoa nên nam nữ ham dâm, trong nhà bất hòa, mẹ chồng nàng dâu không hòa thuận. Dễ bị bệnh thổ huyết hoặc chết yếu

Thất gặp Ngũ là sinh nhập. Nếu vượng thì giàu có, ruộng vườn của cải đại phát. Nếu suy thì có bệnh ở miệng, ung nhọt. Thường tranh chấp nên dễ bị kiện tụng hoặc gặp rắc rối vì đào hoa

Thất gặp Lục tỵ hòa. Nếu vượng thì văn võ toàn tài, quan lộc đều có. Nếu suy thì có tranh chấp ở chốn quan trường, gia đạo bất hòa, dễ bị thương tật vì đao kiếm hoặc tai nạn xe cộ. Dễ bị bệnh tật ở miệng, đau đầu, viêm nhọt

Thất gặp Thất tỵ hòa. Nếu vượng thì của cải và quyền bính đều được quý nhân phù trợ nhưng kiếm tiền bất nghĩa. Nếu suy thì dễ gặp trộm cướp hoặc hỏa hoạn; thường hay bị tranh chấp. Trai gái vì ham mê tửu sắc nên dễ bị quan tai

Thất gặp Bát là sinh nhập. Nếu vượng thì thăng quan tiến chức liên tiếp, tài vận hanh thông, trở nên giàu có, gia đình hòa thuận, con cháu khỏe mạnh và phát triển thuận lợi. Nếu suy thì tiền tài tổn thất, ra đi nhanh chóng. Dễ bị tật ở miệng hoặc con nhỏ lắm bệnh tật

Thất gặp Cửu là khắc nhập. Nếu vượng thì hỏa chiếu sảnh đường, gia đạo hưng vượng. Nếu suy thì dễ gặp hỏa hoạn. Phương vị Thất Cửu nếu có Nhất Bạch bay đến thì dể gặp hỏa tai. Nếu phương vị Thất Cửu là ở hướng mà động thì gặp hỏa hoạn . Thất Cửu ở phương vị sơn gặp Nhị Hắc thì hung sát càn nặng, dù không động cũng gây nên hỏa hoạn . Nếu Loan Đầu bên ngoài có nhiều màu đỏ thì khó tránh khỏi hỏa tai 8. Bát Bạch

Bát Bạch là sao Tả Phụ, là cát tinh. Nếu vượng thì trung hiếu, phú quý dài lâu, con cháu được hưởng phúc lộc tổ tiên. Nếu suy tử thì có tổn thương nhỏ hoặc bị bệnh dịch

Bát gặp Nhất là khắc xuất. Nếu vượng thì đại lợi về văn chương học hành, văn chức thăng tiến, đặc biệt thuận lợi về kinh doanh địa sản. Nếu suy thì dễ mắc bệnh thiếu máu, bệnh về tai; anh em trong nhà bất hòa, bạn bè phản bội, hoặc phụ nữ không sinh đẻ, trẻ con chết đuối.

Bát gặp Nhị là tỵ hòa. Nếu vượng thì giàu có nhờ địa sản. Nếu suy thì dễ mắc bệnh đau dạ dày, đường ruột, hoặc bị chó cắn. Nếu Loan Đầu bên ngoài có dải núi chạy đi thì có thể xa rời quê hương đất tổ, xuất gia làm tăng ni hoặc chết ở đất khách quê người

Bát gặp Tam khắc nhập. Nếu vượng thì địa sản (nhà cửa, ruộng vườn) dồi dào, quyền lực tăng tiến lên đột ngột, nhờ đước số của Tiên Tiên bát quái nên việc hợp tác rất tốt. Nếu suy thì của cải thất thoát, chức quyền giảm sút. Trong nhà có người bị thương nhẹ ở tay chân hoặc có bệnh gan, dạ dày

Referências

Documentos relacionados

Para utilização do sistema e realização de coleta de dados, o usuário deverá obrigatoriamente possuir treinamento prévio ou, ser acompanhado por algum responsável que

Os débitos abaixo, além de honorários advocatícios, juros, multas e correção, existentes e eventuais outras contas inerentes ao imóvel posteriores a essas citadas em

A rastreabilidade dos Instrumentais Não Articulados Não Cortantes é garantida através de marcação a laser do logo do fabricante (Engimplan), número do código e do número de lote

Entendemos também que criar meios para que os trabalhos dos estudantes sejam expostos e assim se sintam valorizados é de suma importância, como para outros docentes que

Torna público que requereu a SECRETARIA MUNICIPAL DE DESENVOLVIMENTO TERRITORIAL E MEIO AMBIENTE – SEDET, a AUTORIZAÇÃO AMBIENTAL MUNICIPAL de REGULARIZAÇÃO DE

Função objetivo: Deseja-se minimizar o custo total, considerando o custo de transportar o lixo dos municípios para os aterros sanitários e o custo operacional referente

As amostras (pastilhas) foram polidas para obter superfícies planas, e cola de prata foi passada em ambos os lados para garantir um bom contato elétrico para realização

O setor calçadista está em expansão no Brasil, principalmente no que se refere a sua importação, o que leva as empresas a investirem em tecnologias diferenciadas para apresentar um