• Nenhum resultado encontrado

Cấu tạo của bao hoa (i) Đài hoa:

No documento Sach Thuc Tap Thuc Vat (páginas 40-47)

CHƯƠNG 2. CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT BẬC CAO

1.3.2.1. Cấu tạo của bao hoa (i) Đài hoa:

Yêu cầu:

- Quan sát các hoa sau đây: hoa Hồng (Rosa sinensis L.), hoa Cẩm chướng (Dianthus sp.), hoa Dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis L.), hoa Huệ (Polyanthes tuberosa L.), hoa Tai tượng (Acalypha wilkesiana Muel.- Arg.).

- Phân loại và vẽ các kiểu đài đã quan sát. Cách làm:

- Quan sát xem ở hoa nào có lá đài (đài màu xanh lục) hay cánh đài (đài có màu giống cánh hoa).

- Đối với hoa có lá đài, quan sát xem đài hoa hàn liền hay rời; số lượng; hình dạng và kích thước các lá đài. Ngoài ra, quan sát xem đài hoa có hình dạng gì đặc biệt không?

- Đối với hoa có cánh đài, quan sát màu sắc,số lượng, hình dạng và kích thước của cánh đài.

Ví dụ: Hoa Dâm bụt tàu (Malvaviscus arboreus Cav.) có 5 lá đài màu xanh, hàn liền với nhau thành hình ống dài khoảng 1-2cm. Bên ngoài ống đài có một số đài phụ hình sợi mảnh, rời, số lượng không cố định.

(ii) Tràng hoa: Yêu cầu:

F Quan sát các hoa sau đây: Hồng, Cẩm chướng, Dâm bụt, Huệ, Cải, Đậu các loại, Móng bò, Bưởi, Phong lan, Ngọc lan, Cà độc dược, Cà hôi, Cỏ thiên thảo, Hướng dương.

F Phân loại và vẽ các kiểu tràng đã quan sát. Cách làm:

- Quan sát xem hoa có cánh hoa rời nhau hay hàn liền.

- Đối với cánh hoa rời, quan sát xem hình dạng và kích thước của cánh hoa giống nhau (tràng rời đều) hay khác nhau (rời không đều); số lượng cánh hoa. Về hình dạng, cánh hoa thuộc các kiểu nào trong số các kiểu sau:

• Tràng rời đều: hình hoa hồng; hình hoa cẩm chướng, hình chữ thập. • Tràng rời không đều: hình bướm, hình hoa lan.

- Đối với cánh hoa hàn liền, quan sát xem hình dạng và kích thước của các cánh hoa giống nhau (tràng liền đều) hay khác nhau (liền không đều); số lượng các cánh hoa hàn liền thành ống hoa là bao nhiêu. Về hình dạng, cánh hoa hàn liền thuộc các kiểu nào trong số các kiểu sau:

• Tràng liền đều: hình phễu, hình đinh, hình bánh xe, hình ống, hình

nhạc và hình chuông;

• Tràng liền không đều: hình môi, hình lưỡi nhỏ và hình mặt nạ.

Ví dụ: Hoa Dâm bụt có tràng hoa gồm 5 cánh rời, đều, màu đỏ, hình hoa hồng, kích thước trung bình dài khoảng 10-15cm, rộng khoảng 6-8cm.

(iii) Tiền khai hoa

F Quan sát các mẫu hoa trên, xác định hoa được quan sát có tiền khai hoa kiểu gì trong số sau: xoắn ốc, van, vặn, lợp, ngũ điểm, cờ và thìa. Vẽ sơ đồ kiểu tiền khai hoa đó.

1.3.2.2. Cấu tạo bộ nhị (i) Cấu tạo một nhị hoa

Yêu cầu và cách làm:

F Chọn hoa Loa kèn có bộ nhị rời nhau, dùng dao mỏng hoặc kẹp sắt nhỏ tách mở bao hoa ra để quan sát nhị hoa. Tách riêng một nhị hoa ra, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp. Nhận dạng các phần chỉ nhị, bao phấn và trung đới. Cho biết bao phấn đính gốc hay đính lưng và cách nứt của bao phấn như thế nào?

F Dùng dao mỏng cắt ngang qua bao phấn, nhận xét xem nhị hoa có bao phấn hai ô hay một ô. Quan sát kỹ bằng kính lúp hoặc bằng kính hiển vi thấy trong các túi phấn có nhiều hạt hình cầu rất nhỏ, đó là hạt phấn. F Vẽ lại hình dạng nhị hoa đó.

(ii) Các kiểu bộ nhị Yêu cầu:

F Chọn các hoa sau đây để quan sát và phân loại bộ nhị: Dâm bụt, Đậu, Gạo, Loa kèn, cỏ Thiên thảo, Cải, Phong lan.

F Phân loại và vẽ các kiểu bộ nhị trong các hoa trên đây. Cách làm:

- Tiến hành bộc lộ bộ nhị của các hoa tương tự như phần trên. Quan sát xem các bộ nhị trên thuộc kiểu nào trong số các kiểu sau:

• Bộ nhị một bó; • Bộ nhị hai bó; • Bộ nhị nhiều bó; • Bộ nhị ngang số; • Bộ nhị hai trội; • Bộ nhị bốn trội; • Cuống nhị nhụy; • Trụ nhị nhụy; • Bộ nhị có chỉ nhị phân nhánh.

Ví dụ: Hoa Dâm bụt có bộ nhị một bó gồm nhiều nhị hàn liền với nhau ở phần chỉ nhị tạo thành ống vặn xoắn, ở đầu mỗi chỉ nhị (phần không hàn liền) có mang bao phấn một ô, nứt dọc.

1.3.2.2. Quan sát bộ nhụy (i) Cấu tạo của bộ nhụy

Yêu cầu và cách làm:

F Quan sát ở hoa Dâm bụt. Loại bỏ phần bao hoa và ống chỉ nhị, phần còn lại trên đế hoa là bộ nhụy, chỉ gồm có một nhụy, gồm ba phần (tính từ dưới lên trên) là bầu, vòi và núm nhụy. Quan sát thấy vòng bao hoa và bộ nhị đính ở phía dưới gốc bầu, như vậy gọi là bầu trên.

F Vẽ lại cấu tạo của một nhụy hoa. (ii) Các kiểu bộ nhụy

Yêu cầu:

F Chọn các mẫu hoa: Hồng; Cẩm chướng; cỏ Thiên thảo; Huệ; Đậu và Ngọc lan.

F Quan sát (bằng mắt thường hoặc soi dưới kính lúp) các kiểu bộ nhụy, phân loại theo các kiểu bộ nhị trên.

Cách làm:

- Tiến hành bộc lộ bộ nhụy tương tự như phần, quan sát xem:

• Bộ nhụy có một lá noãn, hoặc • Bộ nhụy có nhiều lá noãn rời, hoặc

• Bộ nhụy có nhiều lá noãn hàn liền một phần hoặc hoàn toàn.

(iii) Các kiểu đính noãn Yêu cầu:

F Chọn các mẫu hoa và quả sau: Hoa Cẩm chướng, hoa Dâm bụt, hoa Huệ, quả Dưa chuột (Curcumis sativus K.), quả Đu đủ (Carica papaya L.) và quả Đậu cove.

F Xác định và vẽ kiểu đính noãn (vẽ lát cắt ngang qua bầu của nhụy hoa và quả).

Yêu cầu:

F Dùng dao mỏng cắt một lát mỏng ngang qua bầu. Đưa lát cắt đó soi lên kính hiển vi hoặc kính lúp soi nổi. Quan sát số lá noãn, số ô trong một bầu và cách đính noãn. Phân loại các bộ nhụy của các hoa trong phần thực tập có kiểu đính noãn nào trong số các kiểu sau:

1.4. ĐÁNH GIÁ

J Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:

T T Nội dung thực tập Không

1 Phân biệt được các kiểu cụm hoa

2 Làm được các thao tác phân tích hình thái các bộ phận của hoa bằng các dụng cụ cần thiết

3 Nhận thức và phân loại được các phần của bao hoa (đài, tràng) và cách sắp xếp các phần đó trong hoa 4 Phân biệt được các phần của một nhị và các kiểu bộ

nhị

5 Phân biệt được các phần của một nhụy, các kiểu bộ nhụy và cách đính noãn

2. QUẢ (TRÁI) 2.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:

- Làm quen và sử dụng thành thạo các dụng cụ thông thường để phân tích hình thái quả.

- Phân biệt và vẽ được các đặc điểm hình thái của một quả. 2.2. MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ

@ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

TT Mẫu vật, dụng cụ Không

1 Mẫu hình thái quả

Cam (hoặc Chanh, Bưởi); Dưa chuột (hoặc Dưa hấu); Táo tây; Đào (hoặc Mận); Ổi; Hồi; Đậu côve; Mào gà; Thầu dầu; Hướng dương; Tía tô; Mùi; Thóc; Na; Dứa; Mít; Dâu tằm; Bằng lăng.

2 Dụng cụ

2.1 Kính lúp cầm tay 2.2 Kính lúp soi nổi

2.3 Kim mũi mác đầu nhọn 2.4 Panh kẹp

2.5 Đĩa petri 2.6 Dao lam

2.3. NỘI DUNG THỰC TẬP 2.3.1. Các phần của quả

ngoài, vỏ quả giữa và vỏ quả trong. Ở quả loại này có đặc điểm gì đặc biệt giúp phân biệt với các loại quả khác.

F Vẽ cấu tạo các phần của mẫu quả trên. 2.3.2. Các loại quả

- Việc phân loại quả rất phức tạp, đặc biệt khi dựa vào nguồn gốc hình thành và sự tiến hoá của nó. Trong chương trình học này, tiến hành phân loại quả dựa trên các đặc điểm cấu tạo và hình dạng khi chín.

F Lấy mẫu các loại quả đã được bố trí trong bài thực tập, tiến hành quan sát và phân loại chúng. Có thể cắt ngang, cắt dọc (đối với những loại quả thịt) hoặc tách (đối với những loại quả khô) và quan sát dưới kính lúp (tuỳ theo độ nhỏ của mẫu mà dùng kính lúp cầm tay hoặc soi nổi). Các loại quả được phân chia thành các loại sau:

(i) Quả đơn:

- Quả thịt: bao gồm quả mọng và quả hạch. - Quả khô:

• Tự mở: bao gồm quả đại, quả loại đậu, quả hộp và quả nang. • Không tự mở: bao gồm quả bế (đơn, đôi, tư), quả thóc (dĩnh).

(ii) Quả tụ. (iii) Quả kép.

Yêu cầu: Chọn các loại quả sau để quan sát và phân loại chúng:

F Cho biết các loại quả Cam (Citrus spp.), Táo tây (Malus domestica Borkh.), Mận (Prunus communis Franch), ổi (Psidium guajava L.), Dưa chuột thuộc loại quả thịt. Hãy quan sát và phân loại chúng thuộc loại quả mọng hay quả hạch.

F Các loại quả Hồi (Illicium verum Hook.), Đậu côve, Mào gà (Celosia argentea L.), Thầu dầu, Bằng lăng (Lagerstroemia frosreginae Retz.) thuộc nhóm quả khô tự mở. Hãy quan sát và phân loại chúng thuộc loại quả nào.

F Các loại quả Hướng dương (Helianthus annus L.), Tía tô (Perilla frutescens), Rau mùi (Coriandrum sativum L.) , Lúa (Oriza sativa L.) thuộc loại quả khô không tự mở. Hãy quan sát và phân loại chúng thuộc loại quả nào trong nhóm trên.

F Quan sát và nhận xét quả Na (Annona squamosa L.), Dứa (Ananas sativa L.), Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.), Dâu tằm (Morus alba L.), Dâu tây (Fragaria vesca L.) thuộc loại quả kép hay quả tụ.

2.4. ĐÁNH GIÁ

J Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:

TT Nội dung thực tập Đạt Không

đạt 1 Làm được các thao tác phân tích hình thái các bộ

phận của quả bằng các dụng cụ cần thiết 2 Vẽ 1 mẫu quả để phân biệt các phần của quả 3 Phân biệt được các loại quả

3. HẠT (HỘT)

3.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ thông thường để phân tích hình thái hạt. - Phân tích và vẽ được cấu tạo của hạt nói chung và các kiểu hạt đã được

quan sát.

3.2. MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ

@ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

TT Mẫu vật, dụng cụ Không

1 Mẫu hình thái hạt

Đậu cô ve; Thầu dầu; Hồ tiêu; Hoa sữa; Quả gỗ

2 Dụng cụ

2.1 Kính lúp cầm tay 2.2 Kính lúp soi nổi

2.3 Kim mũi mác đầu nhọn 2.4 Panh kẹp

2.5 Đĩa petri 2.6 Dao lam

3.3. NỘI DUNG THỰC TẬP 3.3.1. Các phần của hạt

Quan sát ở hạt Đậu côve và hạt Thầu dầu. Đối với hạt khô, có thể ngâm qua với nước cho vỏ hạt mềm để dễ quan sát.

F Hạt Đậu côve có hình thận, ở mặt lõm thấy có vết sẹo dài và hẹp gọi là

rốn hạt. Trên rốn hạt có thể thấy một chấm nhỏ, đó là vết tích của lỗ noãn. Phía trên lỗ noãn còn thấy có một u lồi nhỏ, tương ứng với đầu rễ mầm. Dùng kim mũi mác bóc vỏ hạt đậu thấy có một lớp vỏ. Bên trong có hai lá mầm lớn, không có nội nhũ hay ngoại nhũ.

F Hạt Thầu dầu (Ricinus communis L.) có hình dạng đặc biệt: mặt ngoài của vỏ hạt có những đường vân, đầu hạt có một phần sùi lên gọi là mồng

(sinh bởi mép của lỗ noãn). Bóc vỏ hạt thầu dầu thấy có hai lớp vỏ: ở ngoài là lớp vỏ cứng, bên trong có lớp vỏ mềm màu trắng. Bổ dọc hạt thấy ở chính giữa mặt cắt lá cây mầm, phần úp ở ngoài cây mầm là nội nhũ. F Hạt Hồ tiêu (Piper nigrum L.) thường dùng để ăn chính là quả khô. Chọn

quả to, già, ngâm hoặc đun với nước sôi vài phút cho mềm. Bổ dọc quả. Quan sát với kính lúp, ta thấy bộ phận có màu vàng nhạt nằm trong nhân hạt là ngoại nhũ, ở cực đối diện với cuống quả.

3.3.2. Các loại hạt đặc biệt

F Quan sát ở hạt cây Sữa (Alstonia scholaris (L.) R.Br.); hạt cây Quả gỗ (Swietenia macrophylla Jacq.). Nhận xét đặc điểm đặc biệt ở hai loại hạt bày.

3.4. ĐÁNH GIÁ

J Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:

TT Nội dung thực tập Đạt Không đạt 1 Làm được thành thạo các thao tác phân tích hình thái các bộ phận hạt bằng các dụng cụ cần thiết. 2 Phân biệt và vẽ được các phần của hạt. 3 Nhận dạng được các loại hạt đặc biệt 4. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN PHẤN HOA 4.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:

- Làm được tiêu bản phấn hoa bằng phương pháp acetolyze, mô tả được cấu tạo màng hạt phấn theo phương pháp phân tích sáng tối.

4.2. CHUẨN BỊ MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

No documento Sach Thuc Tap Thuc Vat (páginas 40-47)

Documentos relacionados