• Nenhum resultado encontrado

Sach Thuc Tap Thuc Vat

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Sach Thuc Tap Thuc Vat"

Copied!
111
0
0

Texto

(1)
(2)
(3)

Mục lục

Trang

Giới thiệu i

Mục tiêu học tập ii

Phần 1 : Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc 1

Chương 1: Cơ quan dinh dưỡng của thực vật bậc cao 1

1. Phương pháp làm tiêu bản vi phẫu các cơ quan dinh dưỡng 1

2. Phương pháp vẽ tiêu bản vi phẫu 6

3. Tế bào và mô thực vật 10

4. Rễ cây 16

5. Thân cây 21

6. Lá cây 27

Chương 2: Cơ quan sinh sản của thực vật bậc cao 32

1. Hoa (bông) 32

2. Quả (trái) 37

3. Hạt (hột) 39

4. Phương pháp làm tiêu bản và quan sát phấn hoa cây thuốc 40

Chương 3: Phân loại và nhận biết cây thuốc 45

1. Phương pháp phân tích hoa 45

2. Phương pháp nhận thức cây thuốc 47

3. Nhận biết các họ và cây thuốc thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliidae)

50 4. Nhận biết các họ và cây thuốc thuộc lớp Hành (Liliidae) 58 5. Phương pháp làm mẫu khô và mẫu ngâm cây thuốc 62

6. Phương pháp mô tả cây thuốc 68

7. Phương pháp xác định tên khoa học của cây thuốc 75 Phần 2 : Các dụng cụ, hoá chất dùng trong thực tập thực vật và 77

(4)

2. Dụng cụ và hoá chất làm mẫu khô và mẫu ngâm cây thuốc 81 3. Dụng cụ dùng trong phân tích hình thái thực vật 88

4. Dụng cụ và hoá chất làm tiêu bản phấn hoa 89

5. Sử dụng máy ảnh trong nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật

90

6. Khoá xác định tên khoa học của cây 95

Phụ lục 100

Danh mục 150 cây thuốc cần nhận thức và nhớ tên khoa học 100

(5)

GIỚI THIỆU

Nhận biết đúng cây thuốc là việc làm quan trọng trong công tác kiểm nghiệm dược liệu, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Xác định đúng tên khoa học của cây có ý nghĩa sống còn trong khởi đầu nghiên cứu và phát triển thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ. Muốn vậy, những người làm công tác liên quan đến cây cỏ làm thuốc phải biết các phương pháp nghiên cứu cũng như các đặc điểm hình thái, giải phẫu và phân loại cây cỏ, đặc biệt là thực vật có hoa - nhóm có mức độ đa dạng cũng được sử dụng nhiều nhất trong thực vật bậc cao.

Cuốn tài liệu này được biên soạn chủ yếu dành cho sinh viên Dược năm thứ hai, đang học môn học Thực vật. Do đó, các phần trong tài liệu này chỉ giới hạn trong chương trình thực tập đã được phê duyệt, từ mô thực vật, cơ quan dinh dưỡng và sinh sản, đến phần ứng dụng để mô tả và xác định tên khoa học của cây thuốc. Các nội dung này được chia thành hai phần chính là (i) Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc và (ii) Các dụng cụ và hoá chất dùng trong thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc. Cuối cùng là phụ lục và mục lục tra cứu.

Phần “Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc” gồm 3 chương: (i) Cơ quan dinh dưỡng của thực vật bậc cao, là nhóm thực vật thường được dùng làm thuốc nhất; (ii) Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa và (iii) Phân loại và nhận biết cây thuốc. Mỗi chương gồm các phần nhỏ, được soạn theo thứ tự các bài thực tập. Mỗi bài gồm 4 phần: mục tiêu học tập; nguyên liệu, dụng cụ và hoá chất; nội dung thực tập và đánh giá.

Phần “Các dụng cụ và hoá chất dùng trong thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc” giới thiệu các dụng cụ và hoá chất thường dùng nhất trong tập tài liệu này. Phần các dụng cụ giới thiệu sơ lược cấu tạo, mục tiêu, cách sử dụng và bảo quản. Các hoá chất được giới thiệu công thức, nguồn gốc, cách pha chế (nếu cần), mục đích, cách dùng và bảo quản.

Phần phụ lục giới thiệu “Danh mục 150 thuốc cần nhận thức và nhớ tên Latin”. Phần lớn trong số này là các loài cây thuốc được qui định trong “Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam” lần thứ IV, bao gồm các loài cây thuốc Nam thiết yếu, thuốc Y học cổ truyền có nguồn gốc Việt Nam. Ngoài ra còn có một số loài cây thuốc không được ghi trong Danh mục thuốc thiết yếu nhưng là

(6)

Với các nội dung như vậy, ngoài đối tượng phục vụ chính là sinh viên Dược năm thứ hai, cuốn tài liệu này cũng có ích cho các đối tượng khác nghiên cứu cây cỏ làm thuốc như sinh viên đang học môn Dược liệu, Dược học cổ truyền, học viên cao học, nghiên cứu sinh và dược sỹ đang công tác trong lĩnh vực sử dụng và nghiên cứu phát triển thuốc từ cây cỏ.

Để cuốn tài liệu này phục vụ sinh viên cũng như các đối tượng nghiên cứu khác ngày một tốt hơn, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các bạn dùng tập tài liệu này, để có thể sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh hơn trong lần in sau.

Hà Nội, tháng 4 năm 2012

(7)

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi thực tập xong phần này, sinh viên sẽ có thể:

1. Làm được các loại tiêu bản để nghiên cứu giải phẫu và kiểm nghiệm các dược liệu từ cây cỏ, bao gồm cắt, tẩy, nhuộm kép và lên tiêu bản theo phương pháp thông thường.

2. Mô tả được đặc điểm giải phẫu của các bộ phận thường dùng làm thuốc như rễ, thân và lá bằng 3 phương pháp mô tả: bằng văn viết, hình vẽ và ảnh chụp.

3. Mô tả được một cây thuốc, bao gồm đặc điểm hình thái và giải phẫu của cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá), đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa, phấn hoa, quả, hạt) bằng 3 phương pháp mô tả: bằng văn viết, hình vẽ và ảnh chụp.

4. Nêu được tên thường dùng (tiếng Việt) và tên Latin của 150 cây thuốc thường dùng đặc trưng cho 80 họ có nhiều cây dùng làm thuốc ở Việt Nam, dựa trên các mẫu không có nhãn.

5. Làm được tiêu bản mẫu khô và mẫu ngâm của cây thuốc.

6. Xác định sơ bộ được tên khoa học của một cây thuốc đến bậc họ và chi khi có khoá phân loại thích hợp.

(8)

PHẦN I - THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN

BIẾT CÂY THUỐC

CHƯƠNG 1. CƠ QUAN DINH DƯỠNG CỦA

THỰC VẬT BẬC CAO

1. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG

1.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:

- Làm được tiêu bản vi học thực vật theo phương pháp bóc, cắt và nhuộm kép.

1.2. MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

@ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

STT Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Không 1 Mẫu vật tươi 1.1 Thân Trầu không 1.2 Thân Kinh giới 2 Dụng cụ cá nhân 2.1 Kính hiển vi 2.2 Kính lúp 2.3 Đĩa petri 2.4 Mặt kính đồng hồ 2.5 Kim mũi mác 2.6 Phiến kính 2.7 Lá kính 2.8 Pipet 2.9 Máy cắt cầm tay 2.10 Dao cắt vi phẫu 2.11 Dao lam 2.12 Chổi lông 3 Hóa chất 3.1 Nước javen 3.2 Cloralhydrat 3.3 Acid acetic 3.4 Xanh methylen 0.5% 3.5 Đỏ carmin bão hòa 3.6 Nước cất

(9)

1.3. NỘI DUNG THỰC TẬP

1.3.1. Phương pháp làm tiêu bản vi học thực vật

Để làm được một tiêu bản vi học thực vật, cần tiến hành theo các bước sau:

1.3.1.1. Chọn mẫu

Thường là mẫu tươi hoặc mẫu ngâm trong cồn 70o. Đối với mẫu vật là lá thì hình dạng lá phải còn nguyên vẹn, chọn những lá không già quá nhưng cũng không non quá (lá bánh tẻ). Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nên chọn những đoạn tương đối thẳng, có đường kính từ 0,1 - 0,5cm. Các mẫu khô nên được luộc hay ngâm nước sôi trước khi cắt, thời gian ngâm hay luộc tuỳ thuộc vào mức độ rắn chắc của mẫu vật.

1.3.1.2. Phương pháp bóc hoặc cắt mẫu Ø Phương pháp bóc:

F Dùng kim mũi mác rạch đứt một đường nông trên bề mặt cần bóc, sau đó bóc lấy 1 lớp tế bào biểu bì của lá cây; đặt tiêu bản lên giữa phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt dung dịch lên tiêu bản (nước cất hoặc glycerin) rồi đậy lá kính lại (theo phương pháp giọt ép) và quan sát dưới kính hiển vi.

Ø Phương pháp cắt: F Cắt trực tiếp :

Mẫu được đặt lên một “thớt” (làm bằng vật liệu có độ cứng nhỏ hơn lưỡi dao cạo như gỗ hoặc khoai lang, v.v.), dùng lưỡi dao cạo cắt thành những lát mỏng. Các lát cắt sau đó được ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất.

F Cắt bằng máy cắt cầm tay (microtom), theo qui trình sau:

Các bước Cách thực hiện Minh họa

Chuẩn bị cốt khoai

Dùng dao bài gọt một lõi khoai lang hình trụ, dài 2 – 3cm, sao cho vừa khít ống máy cắt.

Chẻ đôi lõi khoai này theo chiều dọc thành 2 nửa đều nhau.

Cố định mẫu tiêu

Khoét ở cả hai mặt phẳng mới chẻ đôi này, theo chiều dọc, một khe nhỏ theo hình của mẫu tiêu bản cần

(10)

Các bước Cách thực hiện Minh họa Kẹp mẫu cần cắt vào giữa 2 miếng

khoai rồi cho vào ống của máy cắt.

Cắt tiêu bản

Để mặt phẳng của lưỡi dao áp sát với mặt phẳng của mắy cắt, nghiêng một góc 450 kéo chéo từ trái sang phải , cắt qua cốt khoai.

Sau mỗi lần cắt, vặn ốc của máy cắt theo chiều kim đồng hồ để đẩy cốt khoai lên một chút. Mức độ vặn ít hay nhiều sẽ cho lát cắt tiêu bản mỏng hay dầy.

Dùng kim chổi lông gạt vi phẫu đã cắt ngay vào đĩa petri có sẵn nước cất. Sau đó dùng chổi lông chọn lấy các lát cắt chuyển sang mặt kính đồng hồ đã có sẵn cloramin bão hoà (Cloramin B) hoặc dung dịch Javen. 1.3.1.3. Tẩy và nhuộm tiêu bản

Các bước Cách thực hiện Minh họa

Tẩy

- Tẩy mẫu bằng dung dịch Cloramin B trong thời gian ít nhất là 30 phút.

- Rửa sạch Cloramin 3 lần bằng nước cất.

- Nếu mẫu chứa nhiều tinh bột có thể ngâm trong dung dịch cloran hydrat trong 30 phút, sau đó rửa sạch.

- Ngâm mẫu trong acid acetic trong 15 phút.

- Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

(11)

Các bước Cách thực hiện Minh họa

Nhuộm

- Nhuộm màu xanh bằng dung dịch xanh Methylen. Thời gian từ 5-30 giây.

- Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

- Nhuộm màu đỏ bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch đỏ Carmin khoảng 30 phút.

- Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất.

1.3.1.4. Lên tiêu bản

Vi phẫu sau khi được nhuộm, được lên kính theo phương pháp giọt ép. Cách thực hiện như sau:

F Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt chất lỏng được dùng làm môi trường quan sát (nước, glycerin, vv.), dùng kim mũi mác hoặc bút lông đặt vi phẫu cần quan sát vào giọt chất lỏng. Đậy lá kính lại (chú ý không để lẫn bọt khí dưới lá kính). Có 2 cách đặt lá kính:

- Cách 1: Đặt một cạnh lá kính tỳ vào bề mặt của phiến kính, bên cạnh giọt chất lỏng. Dùng kim mũi mác đỡ lấy cạnh đối diện rồi hạ từ từ xuống (Hình 1. A).

- Cách 2: Nhỏ 1 giọt chất lỏng (cùng loại với chất lỏng trên phiến kính) vào giữa lá kính. Lật ngược lá kính lại rồi hạ từ từ đậy lên giọt chất lỏng trên phiến kính. Khi 2 giọt chất lỏng chạm nhau thì bỏ tay ra (Hình 1. B). Sau khi đậy lá kính, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ để chiếm toàn bộ diện tích của lá kính, không thừa chảy ra ngoài và cũng không thiếu. Nếu thiếu, dùng một ống hút nhỏ thêm chất lỏng đã dùng để lên kính vào (Hình 1.C). Nếu thừa, dùng một mảnh giấy lọc để hút đi (Hình 1. D).

Trong một số trường hợp cần phải thay đổi chất lỏng mà không muốn bỏ lá kính ra thì làm như sau: ở một cạnh của lá kính, đặt một miếng giấy lọc để hút chất lỏng đang ở dưới lá kính. ở cạnh đối diện, dùng ống hút cho giọt chất lỏng mới vào thay thế (hình 1.E). Khi cho chất lỏng mới vào thì đồng thời hút chất lỏng cũ ra. Chất lỏng mới sẽ thay thế cho chất lỏng cũ dưới lá kính.

(12)

Hình 1. Phương pháp lên tiêu bản giọt ép

A, B : Hai cách đậy lá kính ; C : Cách cho thêm chất lỏng D : Cách loại bớt chất lỏng thừa ; E : Cách đổi chất lỏng dưới kính.

Tiêu bản đạt tiêu chuẩn phải mỏng, sáng, sạch, màu xanh và đỏ rõ ràng, chất lỏng dưới lá kính phải vừa đủ, chiếm toàn bộ diện tích lá kính, không chứa bọt khí, có thể quan sát dễ dàng.

1.4. ĐÁNH GIÁ

J Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:

STT Nội dung đánh giá Đạt Không

đạt

1 Tiêu bản biểu bì lá Náng 1.1 Độ mỏng tiêu bản

1.2 Lên tiêu bản đúng yêu cầu 2 Tiêu bản thân ích mẫu

2.1 Độ mỏng tiêu bản đạt, có thể quan sát rõ ràng các tế bào và mô

2.2 Tiến hành theo đúng qui trình cắt, tẩy, nhuộm 2.3 Hai màu xanh và đỏ trên tiêu bản rõ ràng

2. PHƯƠNG PHÁP VẼ TIÊU BẢN VI PHẪU 2.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:

- Vẽ được sơ đồ cấu tạo tổng quát và cấu tạo chi tiết một phần tiêu bản thân cây ích mẫu.

(13)

MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ

@ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

STT Mẫu vật, dụng cụ Không

1 Tiêu bản mẫu

1.1 Tiêu bản thân Ích mẫu (Leonurus japonicus Houtt.)

2 Dụng cụ

2.1 Kính hiển vi

2.2 Đèn bàn để chiếu sáng giấy vẽ

2.3 Vở vẽ khổ A4, giấy trắng nhẵn, không dòng kẻ 2.4 Bút chì đen, loại có độ cứng trung bình (HB) hoặc

tương đối mềm (2B). Tốt nhất là bút chì kim 2.5 Tẩy mềm

2.3. NỘI DUNG THỰC TẬP

Trong nghiên cứu thực vật, vẽ là một phương pháp mô tả khoa học có giá trị, không thể thay thế bằng ảnh chụp hoặc bản mô tả, dù đó là bản mô tả chi tiết, tỉ mỉ nhất.

F Vẽ sơ đồ tổng quát và cấu tạo chi tiết một phần của thân cây Ích mẫu. 2.3.1. Một số yêu cầu của hình vẽ

Chỉ vẽ những cái nhìn thấy trên tiêu bản, những đặc điểm điển hình, cần thiết để hiểu được tiêu bản. Không vẽ những nét không quan trọng, ngẫu nhiên và nhất là không được vẽ theo sách hoặc tranh.

Hình vẽ phải đủ to, phù hợp với kích thước của những chi tiết vẽ. Để hình vẽ có giá trị khoa học cao, phải vẽ thật chính xác với tỷ lệ phóng to được quy định.

Nét vẽ phải gọn, sắc, đủ đậm và rõ ràng, không lờm xờm và không đánh bóng. Bản vẽ phải sạch sẽ, càng đẹp càng tốt, giống như hoặc gần giống như một bản vẽ kỹ thuật.

Mỗi hình vẽ cần có lời chú thích chung và riêng cho từng phần, từng chi tiết. Chữ chú thích viết bằng bút chì đen. Các đường chỉ dẫn nên kẻ ngang và song song với nhau, không được cắt chéo qua nhau.

2.3.2. Các cách vẽ

Có hai loại bản vẽ để mô tả cấu tạo giải phẫu của một cơ quan thực vật: sơ đồ tổng quát và chi tiết một phần. Hai cách vẽ này bổ sung cho nhau.

(14)

quát cuả các mô đó, làm sao chỉ khi nhìn vào sơ đồ này, người ta có thể hình dung được thật đúng cấu tạo của đối tượng quan sát.

Hình 2. Một số quy ước khi vẽ tiêu bản vi phẫu

1. Biểu bì, trụ bì ; 2. Nội bì ; 3. Bần ; 4. Mô dày ; 5. Mô cứng ; 6. Libe cấp I ; 7. Libe cấp II ; 8. Gỗ cấp I ; 9. Gỗ cấp II ; 10. Mô giậu ; 11. Sợi ; 12. Ống tiết, túi

tiết

Các quy ước ký hiệu các mô khi vẽ sơ đồ tổng quát:

- Biểu bì, trụ bì, tầng phát sinh : Vẽ 2 nét song song với nhau (Hình 2.1). - Nội bì : Vẽ 2 nét song song, giữa có các vạch ngang (Hình 2.2).

- Bần : Vẽ các ô hình chữ nhật xếp chồng lên nhau một cách đều đặn, thành những vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm (Hình 2.3).

- Mô dày : Kẻ chéo trong phạm vi giới hạn của nó (Hình 2.4).

- Mô cứng : Kẻ chéo hai chiều, thành những ô hình quả trám trong phạm vi giới hạn của nó (Hình 2.5).

- Libe cấp I : Chấm không đều trong phạm vi giới hạn của bó libe (Hình 2.6).

- Libe cấp II : Chấm đều thành dãy theo hướng xuyên tâm trong khu vực của libe cấp II (Hình 2.7).

- Gỗ cấp I : Vẽ một hình tam giác bôi đen (Hình 2.8)

- Gỗ cấp II : Trong phạm vi giới hạn, vẽ các vòng tròn nhỏ sắp xếp không đều ở giữa các đường thẳng theo hướng xuyên tâm (Hình 2.9).

- Mô giậu : Vẽ các đường thẳng đứng, song song trong phạm vi giới hạn của mô (Hình 2.10).

- Sợi : Vẽ các vòng tròn nhỏ, ở giữa có một chấm đen (Hình 2.11).

(15)

Ví dụ về cách vẽ sơ đồ tổng quát từ một tiêu bản vi phẫu cụ thể được trình bày trong hình 3 và 4.

Hình 3. Cách vẽ tổng quát cấu tạo giải phẫu cây Ích mẫu từ cấu tạo chi tiết

Hình 4. Cách vẽ tổng quát cấu tạo giải phẫu cây Dâm bụt từ cấu tạo chi tiết

Biểu bì Mô dày Sợi Mô mềm vỏ Gỗ cấp II Libe cấp II Mô mềm ruột Bần Libe cấp I Sợi Libe cấp II

(16)

2.3.2.2. Vẽ chi tiết một phần

Sau khi vẽ sơ đồ tổng quát, ta chọn một khu vực điển hình, có thể đại diện cho cả vi phẫu hoặc một phạm vi hẹp nào đó trên vi phẫu (tuỳ theo mục đích nghiên cứu) để vẽ chi tiết một phần. Cách chọn khu vực để vẽ chi tiết như sau:

-­‐ Nếu cơ quan thực vật có cấu tạo đối xứng với một mặt phẳng (vi phẫu lá cây hai lá mầm), thì chỉ cần vẽ nửa lá từ gân giữa ra một ít ở phiến lá (Hình 5.A). -­‐ Nếu cơ quan đó có cấu tạo đều nhau theo một hướng (vỏ cây, lá cây một lá

mầm), thì chọn một đoạn nào đó điển hình nhất để vẽ (Hình 5.B).

-­‐ Nếu cơ quan đó có cấu tạo đối xứng qua một tâm điểm (thân, rễ, thân rễ, vv.), thì chọn một góc nào có cấu tạo điển hình nhất (Hình 5.C).

-­‐ Nếu cơ quan đó có thiết diện vuông mà ở 4 góc có cấu tạo giống nhau (thân của nhiều cây thuộc họ Bạc hà), thì chỉ cần vẽ 1/4 của thiết diện đó (Hình 5.D).

Mục đích của bản vẽ chi tiết là để thấy rõ được cấu tạo của từng loại mô, từng nhóm tế bào, do đó phải vẽ từng tế bào đúng như khi nhìn thấy trên vi phẫu. Để tránh hiện tượng vẽ mất cân đối, ta nên theo các bước sau đây:

- Vẽ phác trên giấy khu vực cần phải vẽ và sự phân chia giữa các mô với nhau.

- Vẽ các mô có cấu tạo phức tạp trước (bó libe gỗ) rồi đến các mô đơn giản sau. Mô mềm nên vẽ sau cùng.

Hình 5. Cách chọn khu vực để vẽ chi tiết

A. Đối với cây hai lá mầm ; B. Đối với cây một lá mầm ; C. Đối với thân cây ; D. Đối với thân hoặc cành cây có tiết diện

vuông.

Những tế bào có màng mỏng thì vẽ một nét thành một vòng kín (không vẽ theo kiểu lợp ngói). Những tế bào có màng dày (mô cứng, mô dày, gỗ), thì vẽ hai nét song song và khi đó cần tuân theo quy ước ánh sáng.

- Qui ước ánh sáng: Người ta quy định ánh sáng từ góc trên, bên trái của trang giấy chiếu xuống, tạo với cạnh của trang giấy một góc 450. Phía có ánh sáng chiếu trực tiếp thì vẽ nét mảnh, phía khuất sáng thì vẽ nét đậm.

A B

(17)

2.4. ĐÁNH GIÁ

J Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:

STT Nội dung đánh giá Đạt Không đạt

1 Vẽ sơ đồ tổng quát thân cây Ích mẫu Vẽ đúng tỷ lệ kích thước

Hình vẽ rõ ràng, đúng quy ước

2 Vẽ chi tiết một phần thân cây Ích mẫu Vẽ đúng tỷ lệ kích thước

Vẽ đúng các loại mô như quan sát trên kính 3. TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT 3.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải: - Làm được tiêu bản biểu bì, quan sát và vẽ đúng

- Làm được tiêu bản để quan sát 6 loại mô thực vật (mô phân sinh, mô mềm, mô che chở, mô dẫn, mô nâng đỡ, mô tiết).

- Chỉ được 6 loại mô thực vật trên tiêu bản mẫu. 3.2. MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ

@ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

STT Mẫu vật và dụng cụ Có Không

1 Mẫu vật tươi 1.1. Lá náng, hành khô

1.2 Cành và lá Hương nhu (Ocimum gratissimum L.) 1.3 Quả lê (Pirus communis L.)

1.4 Thân Trầu rừng (Piper sp.)

2 Tiêu bản mẫu

2.1 Tiêu bản vi phẫu lá Bưởi (Citrus grandis (L.) Osbeck) 2.2 Tiêu bản vi phẫu thân Thiên thảo (Anisomeles indica

(L.) O.Ktze)

2.3 Tiêu bản vi phẫu thân cây Mướp cắt dọc (Luffa cylindrica (L.) M.J.Roem.)

2.4 Tiêu bản vi phẫu thân Trầu không (Piper betle L.)

2.5 Tiêu bản vi phẫu cuống lá Trang (Limnanthemum indicum Thw.)

(18)

STT Mẫu vật và dụng cụ Có Không 3.5 Lá kính 3.6 Pipet 3.7 Dao lam 3.8 Khoai lang 3.3. NỘI DUNG THỰC TẬP 3.3.1. Làm tiêu bản tế bào và mô thực vật

F Làm tiêu bản biểu bì lá Náng và biểu bì Hành khô bằng phương pháp bóc, lên tiêu bản theo phương pháp giọt ép với dung dịch lên tiêu bản là Kali iodua. F Làm tiêu bản vi phẫu của 3 mẫu thân Hương nhu, thân Trầu rừng và quả Lê bằng cách cắt trực tiếp và lên tiêu bản theo phương pháp giọt ép, không tẩy và nhuộm.

3.3.2. Quan sát các mô thực vật

- Quan sát các tiêu bản mẫu thân Mướp cắt dọc, thân Mướp cắt ngang, thân cỏ Thiên thảo, lá Bưởi, thân Trầu không, cuống lá Trang.

- Mô tả và vẽ chi tiết một phần các loại mô quan sát được. 3.3.2.1. Mô phân sinh

Cấu tạo bởi những tế bào non, nhỏ, có vách tế bào mỏng, nhân to và hầu như không có không bào. Chúng phân chia liên tục để tạo thành các thứ mô khác. F Quan sát mô phân sinh cấp II trên tiêu bản rễ Bí ngô (tiêu bản mẫu) ở vật kính 40X: Gồm nhiều lớp tế bào nhỏ hình chữ nhật, có vách mỏng, xếp thành dãy tương đối đều đặn (Hình 6).

Hình 6. Mô phân sinh cấp hai (tầng phát sinh libe-gỗ) ở rễ cây Bí ngô

3.3.2.2. Mô mềm

Cấu tạo bởi những tế bào sống, thường có màng mỏng bằng cenluloza. Tuỳ theo vị trí, hình dạng và nhiệm vụ của mô mềm mà chia ra các loại như mô

Mô phân sinh cấp hai

(19)

protein và dầu mỡ); mô mềm chứa nước (mô nước); mô mềm chứa khí (mô thông khí); mô mềm hình giậu (mô giậu); mô mềm xốp (mô khuyết); mô mềm vỏ; mô mềm libe và gỗ; mô mềm hấp thụ: lông hút của rễ.

F Quan sát mô mềm vỏ ở thân cây Thiên thảo cắt ngang và mô giậu ở lá cây Trúc đào (Hình 7).

A B C

Hình 7. Mô mềm (A. Mô mềm vỏ ở thân Thiên thảo cắt ngang; B. Mô giậu ở lá

cây Trúc đào; C. Mô khuyết ở lá Đa búp đỏ) 3.3.2.3. Mô che chở

Có nhiệm vụ bảo vệ, che chở cho cây, chống lại mọi tác nhân có hại của môi trường sống. Tuỳ theo nguồn gốc phát triển, người ta chia: mô che chở cấp I : biểu bì; mô che chở cấp II : bần, thụ bì.

A B

Hình 8. Mô che chở (A. Biểu bì ở Thân Thiên thảo (lớp tế bào trên cùng); B.

Bần ở vỏ cây Dâu tằm)

F Quan sát biểu bì ở tiêu bản thân cây Thiên thảo (tiêu bản mẫu) và bần ở tiêu bản vỏ cây Dâu tằm (tiêu bản mẫu) (Hình 8).

3.3.2.4. Mô nâng đỡ

Có trong tất cả các cơ quan của thực vật được cấu tạo bởi những tế bào có màng dày và cứng làm nhiệm vụ nâng đỡ cho cây. Tuỳ theo thể chất của màng dày đó mà người ta chia ra 2 loại mô nâng đỡ :

- Mô dày : cấu tạo bởi những tế bào sống thường kéo dài, có màng dày bằng celluloza. Tuỳ theo cấu tạo và vị trí dày lên của màng tế bào mà phân biệt các loại : mô dày góc, mô dày phiến và mô dày xốp

(20)

đỏ, xếp thành nhiều lớp nằm ngay sau lớp tế bào biểu bì. Chuyển sang vật kính 40, thấy các tế bào này có thành dầy lên ở các góc (đối với mô dầy góc) và ở các màng tiếp tuyến (đối với mô dầy phiến), bắt màu đỏ sẫm (Hình 9).

Hình 9. Mô nâng đỡ ở thân cây Thiên thảo

1. Mô dầy góc, 2. Mô dầy phiến

- Mô cứng: Cấu tạo bởi những tế bào chết, có màng dày hoá gỗ ít nhiều, khá cứng rắn, để làm nhiệm vụ nâng đỡ cho cây. Theo hình dạng của tế bào, mô cứng được chia thành các loại: tế bào mô cứng, thể cứng, tế bào đá, tế bào sợi.

A B C

Hình 10. Mô cứng (A. Thể cứng hình sao ở cuống lá Trang; B. Tế bào đá ở quả

Lê; C. Sợi ở thân Dâm bụt) F Quan sát:

Thể cứng ở cuống lá Trang (tiêu bản mẫu): Phân nhánh hoặc hình sao (Hình 10A).

Tế bào đá ở tiêu bản quả Lê (tự làm): Là các đám màu sẫm xếp chồng lên nhau thành “đống” (Hình 10B).

Sợi ở tiêu bản vỏ cây Dâu tằm: Xếp thành từng đám phía ngoài libe cấp II (Hình 10C).

3.3.2.5. Mô dẫn

Gồm các mạch gỗ và mạch rây, có nhiệm vụ dẫn nhựa nuôi cây. Các mạch này được cấu tạo bởi những tế bào dài, xếp nối tiếp nhau thành các ống. Những

(21)

libe. Các mạch gỗ, sợi gỗ và mô mềm gỗ hợp thành bó gỗ. Các mạch rây, sợi libe, tế bào kèm và mô mềm libe hợp thành bó libe.

F Quan sát mô dẫn trên tiêu bản rễ bí ngô cắt ngang (tiêu bản mẫu): Bó gỗ là đám có chứa các mạch gỗ (là lỗ thủng lớn) và mô mềm gỗ (tế bào nhỏ, thành dầy, bắt màu xanh). Bó libe là các đám tế bào nhỏ, vách mỏng, bắt màu đỏ, xếp thành dãy xuyên tâm thẳng hàng hay ngoằn ngèo (Hình 11).

Hình 11. Mô dẫn ở thân mướp cắt ngang quan sát ở vật kính 40X

1. Libe; 2. Mạch gỗ

F Quan sát mô dẫn trên tiêu bản thân mướp cắt dọc (tiêu bản mẫu), bao gồm các mạch gỗ, bắt màu xanh (mạch xoắn, mạch mạng, mạch điểm) và libe, bắt màu đỏ (phiến rây).

Hình 12. Mô dẫn trên tiêu bản thân Mướp

(A) Cắt ngang: Phiến rây; (B) Cắt dọc: 1. Mạch xoắn; 2. Mạch mạng 3.3.2.6. Mô tiết

Cấu tạo bởi các tế bào làm nhiệm vụ bài tiết các sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cây. Tuỳ theo sự chuyên hoá của các tế bào này mà ta phân

(22)

Hình 12. Một số loại mô tiết

A. Lá hương nhu: 1. Lông tiết; 1’. Lông che chở (tránh nhầm lẫn); B. Thân trầu rừng: 2. Tế bào tiết; C. Thân Trầu không: 3. Ống tiết; D. Lá bưởi: 4. Túi tiết F Quan sát:

Túi tiết kiểu dung sinh: Tiêu bản lá bưởi (tiêu bản mẫu): Các túi tiết tinh dầu nằm ở rải rác trong phần mô mềm gần biểu bì, kích thước lớn hơn nhiều so với các tế bào mô mềm (Hình 12A).

Ống tiết: Thân cây Trầu không cắt ngang (tiêu bản mẫu): Là các lỗ thủng lớn nằm ở phía ngoài các bó libe-gỗ, có kích thước lớn hơn nhiều so với tế bào mô mềm xung quanh (Hình 12B).

Lông tiết: Lá tươi Hương nhu (tự làm) (Hình 12C).

Tế bào tiết: Thân cây Trầu rừng cắt ngang (tự làm): là các tế bào có kích thước như các tế bào mô mềm có chứa chất tiết màu đỏ nhạt.

3.4. ĐÁNH GIÁ

J Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:

STT Tiêu chuẩn Đạt Không đạt

1 Mô thực vật

1.1. Chỉ được vị trí và đặc nêu được đặc điểm của mô dày, mạch gỗ, túi tiết , mô cứng, mô phân sinh trên các tiêu bản mẫu

2 Làm tiêu bản quan sát mô thực vật

2.1 Tiêu bản lá non Hương nhu cắt ngang mỏng, lên tiêu bản sạch

(23)

4. RỄ CÂY 4.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:

- Trình bày và vẽ được các đặc điểm hình thái của rễ cây và phân biệt được các loại rễ cây.

- Phân biệt được các đặc điểm cấu tạo vi học của rễ cấp một và cấp hai. - Vẽ được sơ đồ tổng quát của các loại rễ cây.

- Vẽ được một phần cấu tạo chi tiết của rễ cây Bí ngô. - Làm được tiêu bản vi học rễ cây Bí ngô.

4. 2. MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

@ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

STT Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Không

1 Mẫu hình thái rễ

2 Tiêu bản mẫu

2.1 Rễ Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.) 2.2 Rễ Si (Ficus benjamina L.) 2.3 Rễ Bí ngô (Cucurbita pepo L.) 3 Mẫu cắt tiêu bản 3.1 Rễ bí ngô (Cucurbita pepo L.) 4 Dụng cụ, hoá chất 4.1 Kính lúp cầm tay 4.2 Kính hiển vi 4.3 Kính hiển vi truyền hình

4.4 Bộ dụng cụ cắt tiêu bản (xem bảng kiểm bài 1) 4.5 Bộ hoá chất tẩy nhuộm tiêu bản (xem bảng kiểm bài

1)

4.3. NỘI DUNG THỰC TẬP 4.3.1. Hình thái của rễ

4.3.1.1.Các phần của rễ cây

Nhận dạng các phần của một rễ: Quan sát trên rễ đậu non.

Nhận dạng các phần của rễ bằng mắt thường hoặc kính lúp. Quan sát từ dưới lên trên thấy cây đậu non có một rễ cái là rễ chính mọc tiếp theo trục của

(24)

F Vẽ lại mẫu quan sát và ghi chú từng phần của rễ. 4.3.1.2. Nhận dạng các loại rễ cây

F Quan sát các loại rễ bố trí trong phòng thí nghiệm và phân loại các loại: rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ bám, rễ khí sinh, rễ mút và rễ củ.

Đặc điểm nhận dạng chính như sau: − Rễ cọc: Rễ cái phát triển hơn rễ con. Rễ chùm: Rễ cái và rễ con bằng nhau.

Rễ bám: Mọc ra ở các mấu của thân, bám vào các vật để cây leo lên. − Rễ khí sinh: Mọc ra từ thân và nằm trong không khí. Mặt ngoài có mô xốp

dể hút nước cung cấp cho cây.

− Rễ mút: Rễ của các loài cây sống ký sinh vào các cây khác với các giác mút mọc đâm vào cây chủ để hút chất dinh dưỡng.

Rễ củ: Rễ cái, rễ con hoặc rễ phụ phát triển thành củ. 4.3.2. Cấu tạo giải phẫu của rễ cây

Quan sát các tiêu bản sau đây trên kính hiển vi. Trước hết, quan sát ở vật kính nhỏ để thấy toàn bộ cấu tạo của vi phẫu. Sau đó chuyển sang vật kính lớn hơn để xem chi tiết.

4.3.2.1. Cấu tạo của rễ cây lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) (i) Cấu tạo cấp một:

F Yêu cầu: Quan sát tiêu bản rễ Si và chỉ ra được các phần sau: ngoại bì, mô mềm vỏ, nội bì, trụ bì, gỗ cấp một, libe cấp một và mô mềm ruột. Cách quan sát:

Với vật kính nhỏ, quan sát thấy trên vi phẫu có hai phần lớn: phần vỏ và trụ giữa. Trong trụ giữa có các bó libe-gỗ xếp xen kẽ nhau. Riêng bó gỗ có sự phân hóa hướng tâm. Chuyển chỗ nào có cấu tạo rõ nhất vào giữa kính trường để quan sát chi tiết.

Với vật kính lớn, quan sát lần lượt từ ngoài vào trong thấy (Hình 13): § Phần vỏ:

Ngoại bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào có màng ngoài dày hoá bần. Không có lông hút ở bên ngoài.

Mô mềm vỏ: Gồm các tế bào hình đa giác tương đối đều nhau, ở các góc có khoảng gian bào. Phía trong, gần sát nội bì có các ống nhựa mủ.

Nội bì: Cấu tạo bởi một lớp tế bào, trên vách xuyên tâm có khung hoá bần (đai Caspari).

(25)

Trụ bì: Nhiều lớp tế bào hình chữ nhật đều nhau nằm sát nội bì, các góc có những chỗ dày hoá gỗ.

Bó libe: Hình bầu dục, nằm sát ngay dưới lớp trụ bì, gồm những tế bào nhỏ bắt màu đỏ, xếp luân phiên với các bó gỗ bắt màu xanh.

Bó gỗ: Hình tam giác, đỉnh nhọn hướng ra ngoài, tiếp giáp với trụ bì, đáy rộng quay vào trong. Bó gỗ cấu tạo bởi các mạch gỗ, không có sợi gỗ và mô mềm gỗ.

Mô mềm ruột: Là phần trong cùng của trụ giữa, gồm những tế bào hình đa giác, có kích thước tương đối lớn, xếp sát nhau nên không có khoảng gian bào.

Hình 13. Cấu tạo cấp một của rễ non cây Si

1. Biểu bì; 2. Mô mềm vỏ; 3. Nội bì; 4. Trụ bì; 5. Libe cấp 1; 6. Gỗ cấp 1; 7; Mô mềm ruột

(ii) Cấu tạo cấp hai:

Yêu cầu:

F Làm tiêu bản rễ Bí ngô theo quy trình ở mục 1.3.1 (trang 2).

F Quan sát cấu tạo giải phẫu rễ Bí ngô và chỉ ra các phần sau: bần, mô mềm vỏ, libe cấp 2, gỗ cấp 2, tầng phát sinh libe-gỗ, tia ruột, gỗ cấp 1 và mô mềm ruột.

(26)

Cách quan sát:

Trước hết quan sát ở vật kính nhỏ để thấy cấu tạo tổng quát, sau đó chuyển sang vật kính lớn để xem chi tiết. Từ ngoài vào trong thấy (Hình 14): − Lớp bần: Gồm vài lớp tế bào có màng hoá bần bắt màu xanh, xếp đều đặn

thành những vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm.

Mô mềm vỏ: Gồm một vài lớp tế bào có màng mỏng, xếp không đều, có các khoảng gian bào nhỏ.

Bó libe gỗ cấp hai: Các bó mạch lớn, xếp theo lối chồng chất, libe bắt màu hồng nằm bên ngoài, gỗ nằm phía trong bắt màu xanh. ở giữa là tầng phát sinh libe gỗ. Mỗi bó gỗ có 3-5 mạch gỗ lớn. Giữa các bó libe gỗ là các tia ruột khá rộng.

Tầng phát sinh libe gỗ: Nằm giữa libe cấp hai và gỗ cấp hai gồm nhiều lớp tế bào nhỏ hình chữ nhật, có màng mỏng, xếp thành dãy đều đặn.

Hình 14. Cấu tạo cấp hai ở rễ cây Bí ngô 1. Bần; 2. Libe cấp 1; 3. Libe cấp 2; 4. Tầng phát sinh libe - gỗ; 5. Gỗ cấp 2; 6. Tia ruột; 7 Gỗ cấp )

4.3.2.2. Cấu tạo của rễ cây lớp Hành (Liliopsida)

Yêu cầu:

F Quan sát tiêu bản rễ Thiên môn đông và chỉ ra được các phần sau: tầng lông hút, mô mềm vỏ, nội bì, trụ bì, gỗ cấp một, libe cấp một và mô mềm ruột.

(27)

Cách quan sát Tiến hành quan sát tương tự như tiêu bản rễ Si. Lưu ý cấu tạo của rễ Thiên môn đông cũng tương tự như cấu tạo của rễ Si vì cùng có cấu tạo cấp 1. Tuy nhiên, có một vài điểm chi tiết khác nhau là: bên ngoài cùng của rễ Thiên môn đông có tầng lông hút (do cắt qua tầng lông hút) bao gồm các tế bào ngoại bì kéo dài ra, số bó libe gỗ trong rễ Thiên môn đông nhiều hơn (Hình 15). Hình 15. Cấu tạo cấp một ở rễ cây Thiên môn

đông (1. Tầng lông hút; 2. Ngoại bì; 3. Mỏ mềm vỏ;

4. Nội bì; 5. Trụ bì; 6. Libe cấp 1; 7. Gỗ cấp 1; 8. Mô mềm ruột)

4.4. ĐÁNH GIÁ

J Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:

STT Nội dung thực tập Đạt Không đạt

1. Chỉ ra và vẽ được các phần của rễ cây đậu non 2. Phân loại được các mẫu rễ bố trí trong bài thực

tập

3. Chỉ ra được các phần trong tiêu bản rễ Thiên môn đông

4. Chỉ ra được các phần trong tiêu bản rễ Si 5. Làm được tiêu bản rễ Bí ngô đạt tiêu chuẩn 6. Chỉ ra được các phần trong tiêu bản rễ Bí ngô 7. Vẽ đúng sơ đồ tổng quát của rễ Bí ngô

8. Vẽ đúng một bó libe-gỗ trong rễ Bí ngô

(28)

5. THÂN CÂY 5. 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:

- Trình bày và vẽ được các đặc điểm hình thái của thân cây và phân biệt được các loại thân cây.

- Phân biệt được cấu tạo cấp một và cấp hai của các loại thân cây lớp Ngọc lan và lớp Hành.

- Vẽ được sơ đồ tổng quát của các loại thân cây: Thầu dầu non, Dâm bụt, Thiên môn đông.

- Vẽ được một phần cấu tạo chi tiết của thân cây Dâm bụt. - Làm được tiêu bản vi học thân cây Dâm bụt.

5.2. MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

@ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

STT Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Có Không

1 Mẫu hình thái

1.1 Mẫu hình thái thân

2 Tiêu bản mẫu

2.1 Thân Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.)

2.2 Thân non Thầu dầu (Ricinus comunis L.) 2.3 Thân Dâm bụt (Hibiscus rosa – sinensis L.)

3 Dụng cụ

3.1 Kính lúp cầm tay 3.2 Kính hiển vi

3.3 Bộ dụng cụ cắt tiêu bản (xem mục 1.2- trang 1)

3.4 Bộ hoá chất tẩy nhuộm tiêu bản (xem mục 1.2- trang 1) 5.3. NỘI DUNG THỰC TẬP

5.3.1. Hình thái của thân

5.3.1.1. Nhận dạng các phần của một thân

Yêu cầu:

F Quan sát trên một mẫu thân và chỉ ra các phần của thân: thân chính, mấu, gióng, chồi ngọn, chồi bên, cành.

F Vẽ và ghi chú từng phần.

(29)

Cách làm:

Quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp (nếu cần) các mẫu cây ớt, cây mào gà, cây mã đề, cây nho. Phân biệt các phần của thân trên các mẫu này.

5.3.1.2. Nhận dạng các loại thân cây

Yêu cầu:

F Quan sát các loại thân bố trí trong phòng thí nghiệm và phân biệt các loại: thân gỗ, thân rạ, thân bò, thân leo, thân củ, thân rễ và thân hành.

Các đặc điểm chính: Thân gỗ: cây gỗ to.

Thân rạ: Thân rỗng ở gióng và đặc ở các mấu.

Thân bò: Thân mọc bò lan trên mặt đất và có các rễ phụ mọc ra ở các mấu. Thân leo: Leo bằng thân cuốn, tua cuốn hay rễ bám.

Thân củ: Thân phồng lên thành củ để chứa chất dự trữ.

Thân rễ: Có hình dạng gần như rễ, mang các vảy mỏng do các lá biến đổi thành.

Thân hành: Thân rất ngắn, mang rễ ở mặt dưới, phần trên có nhiều lá mọng nước gọi là vảy hành.

5.3.2. Cấu tạo giải phẫu của thân cây

Quan sát các tiêu bản sau đây trên kính hiển vi. Trước hết quan sát ở vật kính nhỏ để thấy toàn bộ cấu tạo của vi phẫu. Sau đó chuyển sang vật kính lớn hơn để xem chi tiết.

5.3.2.1. Cấu tạo thân cây lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) (i) Cấu tạo cấp một:

Yêu cầu:

F Quan sát tiêu bản thân non cây Thầu dầu và chỉ ra được các phần sau: biểu bì, mô mềm vỏ, nội bì, trụ bì, bó libe-gỗ cấp một và mô mềm ruột. Cách quan sát:

Dùng vật kính nhỏ để quan sát toàn bộ vi phẫu, sau đó chọn chỗ rõ nhất chuyển sang vật kính lớn để quan sát chi tiết. Từ ngoài vào trong có các phần sau (hình 16):

(30)

Phần vỏ:

Biểu bì: Là một lớp tế bào ngoài cùng xếp sát vào nhau, đều đặn, màng ngoài có một lớp cutin mỏng bao bọc. Đôi khi quan sát thấy có lỗ khí.

Mô mềm vỏ: Gồm nhiều lớp tế bào hình nhiều cạnh, có góc tròn, tại các góc có những khoảng gian bào nhỏ.

Nội bì: Là một hàng tế bào xếp sát nhau thành vòng không tròn đều.

Phần trụ giữa:

-­‐ Trụ bì: Là một lớp tế bào nằm ngay sát dưới lớp nội bì và xếp luân phiên với tế bào nội bì.

-­‐ Bó libe gỗ cấp một: Nằm ngay sát trụ bì, libe ở ngoài gồm có mô mềm libe và mạch rây, bó gỗ ở trong gồm có mạch gỗ và mô mềm gỗ. Mô mềm ruột: Nhiều tế bào hình đa giác, gần như tròn, các góc có khoảng gian bào nhỏ.

Hình 16. Cấu tạo cấp một ở thân non cây Thầu dầu

1. Biểu bì; 2. Mô mềm vỏ; 3. Nội bì; 4. Trụ bì; 5. Libe cấp một; 6. Tầng phát sinh libe gỗ; 7. Gỗ cấp một; 8. Mô mềm ruột

(ii) Cấu tạo cấp hai

Yêu cầu:

F Làm tiêu bản thân Dâm bụt theo quy trình ở bài 1.

F Quan sát cấu tạo giải phẫu rễ Bí ngô và chỉ ra các phần sau: bần, mô mềm vỏ, libe cấp 2, gỗ cấp 2, tầng phát sinh libe-gỗ, sợi libe, tia ruột và mô mềm ruột.

F Vẽ sơ đồ tổng quát và một phần cấu tạo chi tiết của thân Dâm bụt. Cách quan sát:

Dùng vật kính nhỏ để quan sát toàn bộ vi phẫu, sau đó chọn chỗ rõ nhất chuyển sang vật kính lớn để quan sát chi tiết. Từ ngoài vào trong có các phần sau (Hình 17): 1 2 4 5 7 3 6 8

(31)

Hình 17. Cấu tạo cấp hai của thân cây Dâm bụt

1. Bần; 2. Mô mềm vỏ; 3. Libe cấp 1; 4. Libe cấp 2 (hóa sợi); 5. Libe cấp 2; 6. Tầng phát sinh libe-gỗ; 7. Gỗ cấp 2; 8. Gỗ cấp 1; 9 Mô mềm ruột

Lớp bần: Cấu tạo bởi vài hàng tế bào hình chữ nhật, xếp đều đặn thành các vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm, màng tế bào hoá bần, bắt màu xanh. Trên lớp bần có thể thấy lỗ vỏ.

Tầng phát sinh bần, lục bì: một lớp tế bào mỏng hình chữ nhật bắt màu đỏ nhạt, nằm ngay sát dưới lớp bần và trên lớp mô mềm vỏ (màu đỏ sẫm). − Mô mềm vỏ cấp một: gồm nhiều tế bào hình đa giác không đều, các góc có

(32)

Libe cấp hai: Cấu tạo xen kẽ giữa các mạch rây và mô mềm libe bắt màu đỏ với sợi libe bắt màu xanh (libe kết tầng).

Gỗ cấp hai: cấu tạo bởi những mạch gốc và mô mềm gỗ, xếp đều đặn thành từng dãy xuyên tâm. Kích thước phần này khá lớn.

Gỗ cấp một: Bị dồn vào trong ở ngay dưới phần gỗ cấp hai. các bó gỗ cấp một gồm các mạch gỗ xếp thành hình tam giác, đỉnh hướng vào trong (phân hoá ly tâm).

Tầng phát sinh libe-gỗ: Gồm một lớp tế bào dẹt, có màng mỏng, nằm ngay giữa libe và gỗ cấp hai.

Ruột và tia ruột: Ruột nằm chính giữa của thân, cấu tạo bởi những tế bào mô mềm không đều, các góc có khoảng gian bào nhỏ. Tia ruột gồm 1-2 dãy tế bào đi từ ruột qua lớp gỗ cấp hai và loe ra hình phễu ở phần libe cấp hai. Tế bào của tia ruột thường lớn hơn tế bào mô mềm gỗ.

5.3.2.2. Cấu tạo thân cây lớp Hành (Liliopsida)

Yêu cầu

F Quan sát tiêu bản thân Thiên môn đông và chỉ ra được các phần sau: biểu bì, mô mềm vỏ, nội bì, trụ bì, bó libe – gỗ cấp một và mô mềm ruột.

Hình 18. Cấu tạo cấp một của thân cây Thiên môn đông

(33)

Cách quan sát

Dùng vật kính nhỏ để quan sát toàn bộ vi phẫu, sau đó chọn chỗ rõ nhất chuyển sang vật kính lớn để quan sát chi tiết. Từ ngoài vào trong có các phần sau (Hình 18):

§ Phần vỏ

− Biểu bì: Một hàng tế bào, phía ngoài có lớp cutin mỏng và có thể thấy cả lỗ khí.

− Mô mềm vỏ: Gồm 5-6 lớp tế bào xếp sát nhau, đôi chỗ có các khoảng gian bào nhỏ.

− Nội bì: Một lớp tế bào mỏng nằm sát lớp trụ bì hoá mô cứng ở bên trong. § Phần trụ giữa:

− Trụ bì: Gồm vài lớp tế bào hoá mô cứng xếp sát nhau, bắt màu xanh. − Mô mềm ruột: Nhiều tế bào đa giác hoặc trong, góc có khoảng gian bào. − Bó libe gỗ: Nhiều bó libe gỗ sắp xếp theo lối đồng tâm xếp rải rác trong

mô mềm ruột. Các bó phía ngoài nhỏ hơn phía trong. Bó gỗ hình chữ V, góc nhọn quay vào trong, phân hoá ly tâm. Libe nằm kẹp giữa hai cạnh của bó gỗ.

5.4. ĐÁNH GIÁ

J Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:

STT Nội dung thực tập Đạt Không

đạt 1 Chỉ ra và vẽ được các phần của thân cây

2 Phân loại được các mẫu thân cây bố trí trong bài thực tập

3 Chỉ ra được các phần trong tiêu bản thân Thầu dầu non

4 Vẽ đúng sơ đồ tổng quát của thân Thầu dầu 5 Làm được tiêu bản thân Dâm bụt đạt tiêu chuẩn 6 Chỉ ra được các phần trong tiêu bản thân Dâm

bụt

7 Vẽ đúng sơ đồ tổng quát của thân Dâm bụt 8 Chỉ ra được các phần trong tiêu bản thân Thiên

(34)

6. LÁ CÂY 6.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:

− Trình bày và vẽ được các đặc điểm hình thái của một lá.

− Phân biệt và vẽ được cấu tạo giải phẫu của các loại lá cây đại diện cho lớp Ngọc lan và lớp Hành.

− Làm được thành thạo tiêu bản lá Trúc đào. 6.2. MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT

@ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

TT Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Không

1 Mẫu hình thái lá

2 Tiêu bản mẫu

2.1 Lá Trúc đào (Nerium oleander L.) 2.2 Lá Ý dĩ (Coix lachryma – jobi L.) 3 Dụng cụ, hóa chất

3.1 Kính lúp cầm tay 3.2 Kính hiển vi

3.3 Bộ dụng cụ cắt tiêu bản (xem mục 1.2- trang 1) 3.4 Bộ hoá chất tẩy nhuộm tiêu bản (xem mục 1.2-

trang 1)

6.3. NỘI DUNG THỰC TẬP 6.3.1. Hình thái lá

6.3.1.1. Nhận biết các phần của lá

F Quan sát lá cây Đinh lăng và chỉ ra được các phần: phiến lá, cuống lá và bẹ lá.

F Quan sát các lá cây Hà thủ ô đỏ, cây Tra làm chiếu và cây Sa nhân và chỉ ra các phần : bẹ chìa, lá kèm và lưỡi nhỏ.

6.3.1.2. Phân biệt các thứ lá

F Xác định các loại lá bố trí trong phòng thí nghiệm là loại lá đơn hay lá kép (loại gì).

Dựa vào hình vẽ các dạng phiến lá để xác định kiểu phiến lá của các mẫu trên (Hình 19).

(35)

Hình 19. Các hình dạng phiến lá thường gặp 1. Hình kim; 2. Hình tim; 3. Hình tam giác; 4. Hình Elip; 5. Hình lưỡi liềm; 6. Hình mác; 7. Hình mũi giáo; 8. Hình tuyến; 9. Hình đàn Lia (Lyre); 10. Hình tim ngược; 11. Hình mũi giáo ngược; 12. Hình thuôn; 13. Hình trứng ngược; 14. Hình tròn; 15. Hình trái xoan; 16. Hình trứng; 17. Hình thận; 18. Thùy xẻ ngược; 19. Hình tên; 20. Hình thìa Hình 20. Các hình dạng mép phiến lá thường gặp 1. Mép nguyên; 2. Mép có lông mi; 3. Mép lượn sóng; 4. Mép khía tai bèo; 5 – 6. Mép khía răng; 7. Mép khía rắng 2 lần; 8. Mép cuốn trong; 9. Mép cuốn ngoài; 10. Lá chia thùy; 11- 12. Lá chẻ; 13 – 14. Lá xẻ

(36)

Dựa vào hình vẽ các dạng mép lá để xác định kiểu mép lá của các mẫu trên (hình 20).

6.3.1.3. Phân biệt các kiểu gân lá

F Dựa vào bảng hình vẽ các kiểu gân lá để xác định kiểu gân của các lá bố trí trong phòng thí nghiệm (Hình 21).

F Vẽ 3 ví dụ về hình dạng của phiến lá và kiểu gân lá.

Hình 21. Các kiểu gân lá thường gặp

1. Gân hình cung; 2. Gân hình chân vịt; 3. Gân song song; 4. Gân hình lông chim; 5. Gân hình mạng.

6.3.1.4. Nhận biết cách sắp xếp của lá trên cành

F Xác định cách mọc của các mẫu lá bố trí trong bài thực tập. Xác định công thức lá cho mỗi loại.

6.3.2. Cấu tạo giải phẫu

6.3.2.1. Cấu tạo lá cây lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)

Yêu cầu:

F Làm tiêu bản lá Trúc đào theo quy trình ở bài 1.

F Quan sát và chỉ ra các phần trong cấu tạo giải phẫu lá Trúc đào. F Vẽ sơ đồ tổng quát cấu tạo giải phẫu lá Trúc đào.

Cách quan sát

Trước hết quan sát ở vật kính nhỏ, thấy vi phẫu có hai phần: Phần phồng to ở giữa là gân chính (giữa) của lá; phần hẹp ở hai bên là phiến lá (hình 22).

Đưa từng phần vào giữa vi trường và quan sát ở vật kính lớn để xem chi tiết.

§ Phần phiến lá:

Từ trên xuống dưới quan sát thấy:

Biểu bì trên: Một lớp tế bào có màng cutin, không có lỗ khí.

Hạ bì trên: 2-3 lớp tế bào nằm ngay sát dưới biểu bì, chứa nước và màng hơi dày.

(37)

Mô khuyết: Nằm ở giữa phần thịt lá.

Mô giậu dưới: Chỉ gồm một lớp tế bào ngắn, trong chứa lạp lục. Hạ bì dưới: mỏng hơn hạ bì trên.

Biểu bì dưới: tương tự như biểu bì trên nhưng mang các phòng ẩn lỗ khí (phần lõm vào), bên trong có các cặp lỗ khí.

§ Phần gân lá:

Biểu bì trên và dưới: Một lớp tế bào mỏng nối tiếp với biểu bì ở phần phiến lá.

Mô dày: Một lớp mỏng ở sát dưới lớp biểu bì trên và dưới của gân lá. Mô mềm: Nhiều tế bào hình đa giác hoặc hình tròn, các góc có khoảng

gian bào nhỏ. Có tinh thể canxi oxalat.

Bó libe gỗ: Làm thành hình cung ở chính giữa gân lá, mặt lõm quay về phía trên, gỗ bắt màu xanh ở giữa, libe bắt màu đỏ bao bọc xung quanh. Phía ngoài libe có các đám sợi xếp rời nhau thành một vòng bao quanh bó libe gỗ.

Hình 22. Cấu tạo giải phẫu của lá Trúc đào

1. Biểu bì trên; 2. Mô dày; 3. Mô mềm;

4. Libe; 5. Gỗ; 6 Mô mềm; 7. Biểu bì trên; 8. Hạ bì trên. 9. Mô giậu; 10. Hạ bì dưới; 11. Biểu bì dưới; 12. Mô khuyết; 13. Phòng ẩn lỗ khí

(38)

Hình 23. Cấu tạo giải phẫu lá Ý dĩ

1. Biểu bì; 5. Mô mềm; 3.Gỗ; 4. Libe; 5. Vòng mô cứng; 6. Mô cứng

Cách quan sát:

Nhìn tổng thể ở vật kính nhỏ thấy lá Ýdĩ khác với lá Trúc đào ở chỗ không phân biệt hai phần khác biệt là phiến lá và gân lá. Lá ý dĩ có mặt trên và dưới như nhau. Đưa lên quan sát chi tiết ở vật kính nhỏ, từ ngoài vào trong có các phần (hình 23):

− Biểu bì: Lớp tế bào mỏng ở ngoài cùng phủ một lớp cutin mỏng, có tế bào lỗ khí (có thể có ở cả biểu bì trên và biểu bì dưới.

− Mô mềm đồng hoá: Nhiều tế bào hình tròn hay nhiều cạnh.

− Mô cứng: Gồm các tế bào có màng hoá gỗ, bắt màu xanh, làm thành các cột nâng đỡ nối liền bó libe gỗ với biểu bì hoặc bao quanh bó libe gỗ. − Bó libe gỗ: Xếp thành một hàng trong phiến lá, tương ứng với các gân lá

song song. 6.4. ĐÁNH GIÁ

J Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau:

TT Nội dung thực tập Không

1 Chỉ ra và vẽ được các phần chính và phụ của lá cây

2 Phân loại được các mẫu lá bố trí trong bài thực tập về kiểu lá, hình dạng phiến lá, kiểu gân và cách sắp xếp lá trên cành

3 Làm được tiêu bản lá Trúc đào đạt tiêu chuẩn 4 Chỉ ra được các phần trong tiêu bản lá Trúc đào 5 Vẽ đúng sơ đồ tổng quát của lá Trúc đào

6 Chỉ ra được các phần trong tiêu bản lá Ý dĩ 7 Vẽ đúng cấu tạo chi tiết lá Ý dĩ

(39)

CHƯƠNG 2. CƠ QUAN SINH SẢN CỦA

THỰC VẬT BẬC CAO

1. HOA (BÔNG)

1.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải:

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ thông thường để phân tích hình thái hoa. - Phân loại và vẽ được các kiểu cụm hoa.

- Phân biệt và vẽ được đặc điểm hình thái của các bộ phận trong một hoa như đế, đài, tràng, bộ nhị và bộ nhụy.

1.2. MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ

@ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau:

TT Mẫu vật, dụng cụ Không

1 Mẫu hình thái

Hoa: Ngọc lan, Cẩm chướng, Tai tượng, Bưởi, Gạo, Dâm bụt, Hồng, Cải, Đậu, Móng bò, Rau má, Mã đề, Mào gà hoa trắng, Mẫu đơn, Cỏ thiên thảo, Cà hôi, Hướng dương, Huệ, La dơn, Loa kèn, Phong lan.

2 Dụng cụ

2.1 Kính lúp cầm tay 2.2 Kính lúp soi nổi

2.3 Kim mũi mác đầu nhọn 2.4 Panh kẹp

2.5 Đĩa petri 2.6 Dao lam 1.3. NỘI DUNG

1.3.1. Nhận dạng các kiểu cụm hoa (hoa tự)

F Chọn các mẫu hoa sau đây để tiến hành quan sát và phân loại. Dùng dụng cụ phân tích hoa là kẹp, kim mũi mác để phân tích và quan sát. Đối với các hoa có kích thước nhỏ thì nên dùng kính lúp soi nổi để quan sát. Xác định loại hoa đó mọc đơn độc hay mọc thành cụm. Nếu là cụm hoa thì xác định kiểu cụm hoa và vẽ sơ đồ cụm hoa đó.

1.3.1.1. Hoa mọc riêng lẻ: Dâm bụt, Hồng 1.3.1.2. Cụm hoa:

(40)

- Chùm: Xem ở hoa một số cây họ Đậu (Fabaceae) như hoa Thàn mát (Millettia ithiochtoma), Vông mồng gà (Erythrina crista-gali).

- Bông: Xem ở cụm hoa cây Mã đề (Plantago major L.), Mào gà hoa trắng (Celosia argentia ), Tai tượng (Acalypha wilkesiana Muel.-Arg.) (bông đuôi sóc).

- Tán: Xem cây Rau má (Centella asiatica (L.) Urb.).

- Đầu: Xem ở các cây họ Cúc như Hướng dương (Helianthus sp.). o Đơn hữu hạn:

- Xim 1 ngả hình đinh ốc: Xem ở cụm hoa La dơn (Gladiolus communis L.).

- Xim 2 ngả: Xem cụm hoa Mẫu đơn (Ixora nigricans R.Br. ex Wight et Arn.) .

- Xim co: Xem ở các cây họ Bạc hà (Lamiaceae), ví dụ như Cỏ thiên thảo (Anisomeles indica (L.) O.Ktze).

(ii) Cụm hoa kép:

- Chùm kép: Xem cụm hoa Bưởi (Citrus grandis (L.) Osbeck). - Tán kép: Xem cụm hoa Giần sàng (Selinum monnieri L.). 1.3.2. Nhận dạng cấu tạo các phần của một hoa

F Chọn các mẫu hoa theo yêu cầu trong phần này để quan sát và phân loại. Dùng kim mũi mác, kẹp nhỏ, dao lam để tiến hành phân tích. Đối với các mẫu có kích thước nhỏ thì có thể quan sát trên kính lúp soi nổi.

Đối với từng loại hoa, tiến hành phân tích từ bên ngoài vào trong và từ dưới lên trên. Quan sát, nhận dạng và vẽ lại từng bộ phận của hoa.

1.3.2.1. Cấu tạo của bao hoa (i) Đài hoa:

Yêu cầu:

- Quan sát các hoa sau đây: hoa Hồng (Rosa sinensis L.), hoa Cẩm chướng (Dianthus sp.), hoa Dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis L.), hoa Huệ (Polyanthes tuberosa L.), hoa Tai tượng (Acalypha wilkesiana Muel.-Arg.).

- Phân loại và vẽ các kiểu đài đã quan sát. Cách làm:

- Quan sát xem ở hoa nào có lá đài (đài màu xanh lục) hay cánh đài (đài có màu giống cánh hoa).

(41)

- Đối với hoa có lá đài, quan sát xem đài hoa hàn liền hay rời; số lượng; hình dạng và kích thước các lá đài. Ngoài ra, quan sát xem đài hoa có hình dạng gì đặc biệt không?

- Đối với hoa có cánh đài, quan sát màu sắc,số lượng, hình dạng và kích thước của cánh đài.

Ví dụ: Hoa Dâm bụt tàu (Malvaviscus arboreus Cav.) có 5 lá đài màu xanh, hàn liền với nhau thành hình ống dài khoảng 1-2cm. Bên ngoài ống đài có một số đài phụ hình sợi mảnh, rời, số lượng không cố định.

(ii) Tràng hoa: Yêu cầu:

F Quan sát các hoa sau đây: Hồng, Cẩm chướng, Dâm bụt, Huệ, Cải, Đậu các loại, Móng bò, Bưởi, Phong lan, Ngọc lan, Cà độc dược, Cà hôi, Cỏ thiên thảo, Hướng dương.

F Phân loại và vẽ các kiểu tràng đã quan sát. Cách làm:

- Quan sát xem hoa có cánh hoa rời nhau hay hàn liền.

- Đối với cánh hoa rời, quan sát xem hình dạng và kích thước của cánh hoa giống nhau (tràng rời đều) hay khác nhau (rời không đều); số lượng cánh hoa. Về hình dạng, cánh hoa thuộc các kiểu nào trong số các kiểu sau:

• Tràng rời đều: hình hoa hồng; hình hoa cẩm chướng, hình chữ thập. • Tràng rời không đều: hình bướm, hình hoa lan.

- Đối với cánh hoa hàn liền, quan sát xem hình dạng và kích thước của các cánh hoa giống nhau (tràng liền đều) hay khác nhau (liền không đều); số lượng các cánh hoa hàn liền thành ống hoa là bao nhiêu. Về hình dạng, cánh hoa hàn liền thuộc các kiểu nào trong số các kiểu sau:

• Tràng liền đều: hình phễu, hình đinh, hình bánh xe, hình ống, hình

nhạc và hình chuông;

• Tràng liền không đều: hình môi, hình lưỡi nhỏ và hình mặt nạ.

Ví dụ: Hoa Dâm bụt có tràng hoa gồm 5 cánh rời, đều, màu đỏ, hình hoa hồng, kích thước trung bình dài khoảng 10-15cm, rộng khoảng 6-8cm.

(iii) Tiền khai hoa

F Quan sát các mẫu hoa trên, xác định hoa được quan sát có tiền khai hoa kiểu gì trong số sau: xoắn ốc, van, vặn, lợp, ngũ điểm, cờ và thìa. Vẽ sơ đồ kiểu tiền khai hoa đó.

(42)

1.3.2.2. Cấu tạo bộ nhị (i) Cấu tạo một nhị hoa

Yêu cầu và cách làm:

F Chọn hoa Loa kèn có bộ nhị rời nhau, dùng dao mỏng hoặc kẹp sắt nhỏ tách mở bao hoa ra để quan sát nhị hoa. Tách riêng một nhị hoa ra, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp. Nhận dạng các phần chỉ nhị, bao phấn và trung đới. Cho biết bao phấn đính gốc hay đính lưng và cách nứt của bao phấn như thế nào?

F Dùng dao mỏng cắt ngang qua bao phấn, nhận xét xem nhị hoa có bao phấn hai ô hay một ô. Quan sát kỹ bằng kính lúp hoặc bằng kính hiển vi thấy trong các túi phấn có nhiều hạt hình cầu rất nhỏ, đó là hạt phấn. F Vẽ lại hình dạng nhị hoa đó.

(ii) Các kiểu bộ nhị Yêu cầu:

F Chọn các hoa sau đây để quan sát và phân loại bộ nhị: Dâm bụt, Đậu, Gạo, Loa kèn, cỏ Thiên thảo, Cải, Phong lan.

F Phân loại và vẽ các kiểu bộ nhị trong các hoa trên đây. Cách làm:

- Tiến hành bộc lộ bộ nhị của các hoa tương tự như phần trên. Quan sát xem các bộ nhị trên thuộc kiểu nào trong số các kiểu sau:

• Bộ nhị một bó; • Bộ nhị hai bó; • Bộ nhị nhiều bó; • Bộ nhị ngang số; • Bộ nhị hai trội; • Bộ nhị bốn trội; • Cuống nhị nhụy; • Trụ nhị nhụy; • Bộ nhị có chỉ nhị phân nhánh.

Ví dụ: Hoa Dâm bụt có bộ nhị một bó gồm nhiều nhị hàn liền với nhau ở phần chỉ nhị tạo thành ống vặn xoắn, ở đầu mỗi chỉ nhị (phần không hàn liền) có mang bao phấn một ô, nứt dọc.

(43)

1.3.2.2. Quan sát bộ nhụy (i) Cấu tạo của bộ nhụy

Yêu cầu và cách làm:

F Quan sát ở hoa Dâm bụt. Loại bỏ phần bao hoa và ống chỉ nhị, phần còn lại trên đế hoa là bộ nhụy, chỉ gồm có một nhụy, gồm ba phần (tính từ dưới lên trên) là bầu, vòi và núm nhụy. Quan sát thấy vòng bao hoa và bộ nhị đính ở phía dưới gốc bầu, như vậy gọi là bầu trên.

F Vẽ lại cấu tạo của một nhụy hoa. (ii) Các kiểu bộ nhụy

Yêu cầu:

F Chọn các mẫu hoa: Hồng; Cẩm chướng; cỏ Thiên thảo; Huệ; Đậu và Ngọc lan.

F Quan sát (bằng mắt thường hoặc soi dưới kính lúp) các kiểu bộ nhụy, phân loại theo các kiểu bộ nhị trên.

Cách làm:

- Tiến hành bộc lộ bộ nhụy tương tự như phần, quan sát xem:

• Bộ nhụy có một lá noãn, hoặc • Bộ nhụy có nhiều lá noãn rời, hoặc

• Bộ nhụy có nhiều lá noãn hàn liền một phần hoặc hoàn toàn.

(iii) Các kiểu đính noãn Yêu cầu:

F Chọn các mẫu hoa và quả sau: Hoa Cẩm chướng, hoa Dâm bụt, hoa Huệ, quả Dưa chuột (Curcumis sativus K.), quả Đu đủ (Carica papaya L.) và quả Đậu cove.

F Xác định và vẽ kiểu đính noãn (vẽ lát cắt ngang qua bầu của nhụy hoa và quả).

Yêu cầu:

F Dùng dao mỏng cắt một lát mỏng ngang qua bầu. Đưa lát cắt đó soi lên kính hiển vi hoặc kính lúp soi nổi. Quan sát số lá noãn, số ô trong một bầu và cách đính noãn. Phân loại các bộ nhụy của các hoa trong phần thực tập có kiểu đính noãn nào trong số các kiểu sau:

Referências

Documentos relacionados

Mô hình chỉ số nhiệt kinh lạc trong tạng phủ biện chứng và phương huyệt chẩn trị tương ứng. Những nhận định chủ đạo trong việc phân tích diễn giải các

Hình 12: Sơ đồ khối hệ nhận dạng tiếng nói theo phương pháp từ dưới lên Việc sử dụng hệ chuyên gia nhằm tận dụng kiến thức con người vào hệ nhận dạng: Kiến thức

Hàm lượng của Pb trong pha hữu cơ được xác định  bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử, mặt khác người ta dùng đèn catot rỗng với đường hấp

- Kết luận: Phương pháp cực phổ là một trong những phương pháp phân tích hữu cơ nhanh và đạt được độ chính xác cao, ngoài ra chi phí cho máy móc thiết bị và

Vì phopho có thể tồn tại trong các liên kết của chất hữu cơ, phương pháp oxi hóa phân hủy mẫu để xác định photpho tổng cần phải phân hủy một cách hiệu quả

- Trong phép đo phổ hấp thụ nguyên tử để xác định một nguyên tố hay một hợp chất người ta có thể tiến hành phân tích ngay chính chất đó theo phổ hấp thụ nguyên

THIẾT KẾ KHUNG MÓNG BĂNG TRÊN NỀN ĐÀN HỒI CÁC BÀI TOÁN CƠ BẢN CÁC BÀI TOÁN CƠ BẢN  Các phương pháp xác định nội lực 1a. Tính theo mô hình Winkler Mô hình

Song, những tính toán lượng tử được áp dụng rộng rãi để xác định cấu trúc hình học, cấu trúc electron, các đại lượng nhiệt động (năng lượng tạo thành, EA, PA,