• Nenhum resultado encontrado

NGƯỜI THIẾT KẾ NHỮNG CHIẾN CÔNG

No documento Dấu Chân Trinh Sát - Lương Sĩ Cầm (páginas 102-109)

Tên ông là Thái Doãn Mẫn, tục gọi là Tám Nam, tôi đã từng chú ý khi đọc lại những bản báo cáo của Ban Lãnh đạo An ninh T4 gửi lên Ban An ninh Trung ương Cục, có ký tên ông. Trong những lần trò chuyện với các chiến sĩ trinh sát vũ trang B5, như Nguyễn Văn Lệnh (Tư Hổ), Lê Việt Bình (Hai Đường), tôi lại được nghe nhắc đến tên ông với một tình cảm thân thương và tấm lòng kính trọng sâu sắc. Sài Gòn giải phóng đã ba mươi tám năm, nghe nói ông đã ngoài chín mươi tuổi, sức khỏe vơi dần, tôi đoán ông đã già nua lắm, hẳn là tóc đã bạc da mồi, trí nhớ lẫn lộn.

Ấy vậy mà lần đầu tiên được gặp ông ở số nhà 179A, phố Hai Bà Trưng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, tôi thực sự ngỡ ngàng. Mở cổng đón tôi là một người vóc dáng nền nã, lưng thẳng, vai ngang, bước chân săn chắc. Tôi cứ tưởng sẽ gặp một ông già từng lăn lộn trên chiến trường Nam bộ thời chống Pháp, tiếp theo mười ba năm thời chống Mỹ, ắt hẳn cơ thể ọp ẹp lắm. Ngược lại, trước mắt tôi, ông vẫn giữ nguyên phong độ của một cán bộ an ninh vững chãi. Qua cặp kính lão sáng long lanh, ánh mắt tinh anh mà thân thiện của ông biểu lộ một tâm hồn nhạy cảm, một bộ óc giàu trí tuệ.

Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ông đã lăn lộn từ hậu cứ bên đất Campuchia xuôi về tận huyện Cần Đước, cuối dòng sông Vàm Cỏ (Long An) rồi ngược lên quận 8, Sài Gòn với trọng trách chỉ huy đơn vị an ninh vũ trang bảo vệ đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư đặc khu uỷ Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh cánh Nam. Mấy lần, địch tập kích bằng bộ binh và máy bay trực thăng, bom đạn tơi bời, mà đơn vị vẫn bảo vệ cán bộ lãnh đạo chủ chốt được tuyệt đối an

toàn. Có lẽ những ngày tháng chiến đấu quyết liệt và huy hoàng ấy đã tạo nên bản lĩnh vững vàng còn hiện nguyên trong ánh mắt bình thản của ông.

Gương mặt rạng ngời trí tuệ, vầng trán đầy ắp suy tư mà thanh thoát của ông bất chợt khiến tôi liên tưởng tới lớp người trí thức đi theo cách mạng, tự nguyện hy sinh cho khát vọng độc lập, tự do, hy sinh cho lý tưởng cộng sản cao đẹp. Nghe chuyện của ông, tôi chợt nghĩ tới chính sách sử dụng cán bộ trí thức của cố Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn. Ngày ông lên đường đi B, đồng chí bộ trưởng đã trang bị cho riêng ông một bộ điện đài, liên lạc một chiều với bộ trưởng. Điều ấy chứng tỏ độ tin cậy của một vị lãnh đạo cấp cao đối với một cán bộ trí thức sâu sắc đến chừng nào.

Năm 1962, đoàn cán bộ công an vào chiến trường miền Nam do ông làm trưởng đoàn gồm có 250 người. Qua khu Năm, 100 người được tiếp nhận, còn 150 người vào thẳng Ban An ninh Trung ương Cục. Ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban An ninh Miền. Gặp lúc sắp mở hội nghị cán bộ an ninh toàn Miền, ông được giao biên soạn tài liệu nghiệp vụ, nhằm mục đích bồi dưỡng cán bộ, đồng thời tham gia soạn thảo báo cáo tại hội nghị. Việc biên soạn tài liệu là vô cùng khó khăn, vì lúc đoàn lên đường, Bộ chỉ trang bị vũ khí, thuốc men và quần áo, lương thực, còn tài liệu, buộc không được mang theo mà Bộ sẽ gửi sau theo một con đường khác. Ông phải huy động tối đa trí nhớ, cùng một vài đồng chí khác vắt óc hệ thống các kiến thức tích lũy được về lý luận công tác an ninh, nhiệm vụ, đường lối, chính sách công tác an ninh và các mặt nghiệp vụ chuyên môn. Chỉ trong vòng một tháng, mọi việc xong xuôi. Sau này, đối chiếu với tài liệu do Bộ gửi vào, hầu như trùng khớp.

Sau Hội nghị công tác an ninh toàn miền Nam, các ủy viên trong Ban An ninh Trung ương Cục được phân công xuống các địa phương quán triệt nghị quyết hội nghị. Ông Tám Nam được cử đi đặc khu Sài Gòn - Gia Định, sau đó được điều động biệt phái xuống miền Tây (T3) sáu tháng. Ở đây, ông làm việc với Trưởng ban An ninh T3, Lâm Văn Thê, tức Ba Hương. Ông được giao phụ trách công tác điệp báo. Ông đi khắp các tỉnh miền Tây. Sau sáu tháng công tác trên địa bàn xa xôi này, địa bàn giàu truyền thống cách mạng từ thời kháng chiến chống Pháp và trước đó nữa, ông rút ra được một nhận xét: “Nhiều sĩ quan các cấp trong ngụy quân Sài Gòn có cha mẹ, bà con thân thích ở miền Tây Nam bộ, hoặc có gốc gác ở các vùng căn cứ kháng chiến cũ”. Đây là một điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ sở điệp báo trong hàng ngũ sĩ quan ngụy, kể cả đám tướng tá.

Ông nhớ tới những ngày còn ở miền Bắc, ông từng giữ cương vị một phó phòng phái khiển, giúp việc cho đồng chí Viễn Chi, vậy mà hàng năm trời không gây dựng nổi một cơ sở đánh vào hàng ngũ địch; chỉ hoạt động khơi khơi ngoài rìa. Nay vào miền Tây, ông thấy mở ra cho ông nhiều cơ hội. Ông liền xin Trưởng ban An ninh T3, Ba Hương, cho nghiên cứu các đối tượng trong hàng ngũ địch, thuộc các cơ quan Trung ương tình báo, Tổng nha Cảnh sát, Bộ Tổng tham mưu và được phép đánh cơ sở vào thành phố Sài Gòn.

Trong công tác điệp báo, ông được đồng chí Hai Tân tận tình giúp đỡ. Riêng đồng chí Lê Phước Thọ, Trưởng ban An ninh Sóc Trăng đã giới thiệu cho ông nhiều cơ sở điệp báo. Khu ủy T3 đánh giá cao sự cống hiến của ông. Vì vậy, trước ngày ông hết hạn biệt phái ở miền Tây, lãnh đạo T3 đã đề nghị với Trung ương Cục và được sự đồng ý cho ông ở lại miền Tây. Ông được bổ nhiệm làm Phó ban An ninh T3, giúp việc cho đồng chí Ba Hương (sau này là Thứ trưởng Bộ Nội vụ).

Thời kỳ ở miền Tây, ông xây dựng, phát triển được nhiều cơ sở điệp báo dựa trên công tác vận động các gia đình có con em là sĩ quan ngụy, tuyên truyền giáo dục, kêu gọi họ đi vào con đường chính nghĩa. Vào thời điểm Mỹ - ngụy thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh đặc biệt, phong trào cách mạng của quần chúng lên cao, tiếng nói của cha mẹ, bà con thân thích các sĩ quan ngụy rất có sức thuyết phục. Họ yên tâm vì ở quê nhà, cha mẹ họ được lực lượng giải phóng đảm bảo tính mạng, tài sản, vì cách mạng đã mở cho họ lối thoát sau này.

Ông Tám Nam công tác ở Ban An ninh T3 được bốn năm (1963-1967). Giữa năm 1967, ông được điều về Ban An ninh Trung ương đặc khu Sài Gòn - Gia Định (T4). Ông giúp việc cho đồng chí Tư Trọng (Nguyễn Tài) Trưởng ban An ninh T4. Từ Miền Tây về Sài Gòn, trong tay ông đã có một mạng lưới điệp báo trong ngụy quân, ngụy quyền trung ương, cụ thể là:

- Tổng nha Cảnh sát: Một trung tá, một thiếu tá. - Bộ Chiêu hồi: Một cơ sở.

- Tổng Liên đoàn Lao động: Hai cơ sở. - Trung ương tình báo: Một cơ sở. - Bộ Tổng tham mưu: Một đại tá.

Với chức danh Phó ban An ninh T4, ông được cử phụ trách lực lượng trinh sát vũ trang, gồm cả nội đô và ngoại thành. Ở các huyện ngoại thành như Gò Vấp, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Đức v.v…và các ban, ngành đã có các tổ chức trinh sát vũ trang đặc trách công tác diệt ác, phá kềm, hỗ trợ phong trào đấu tranh của quần chúng cách mạng. Riêng ở nội đô, chỉ có các chiến sĩ trinh sát hoạt động lẻ tẻ, chưa hình thành tổ chức. Đầu năm 1965, đồng chí Trưởng ban An ninh đặc khu Sài Gòn - Gia Định là đồng chí Tư Trọng đã đề xuất với Đặc khu ủy ra nghị quyết tổ chức lực lượng trinh sát vũ trang nội đô, mang danh hiệu Đội trinh sát vũ trang B5. Đội trinh sát vũ trang nội đô B5 có một vị trí quan trọng trong tổ chức an ninh T4. Không giống như ở các tỉnh, thành khác ở miền Nam, đội trinh sát vũ trang nội đô nhằm đánh vào các đối tượng thuộc cơ quan đầu não của địch gồm bọn tình báo, gián điệp, ác ôn đầu sỏ. Nội đô Sài Gòn - Gia Định còn là nơi đặt bản doanh của các cơ quan tình báo, sứ quán, tướng tá cố vấn Mỹ điều hành cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trên toàn chiến trường Việt Nam, rộng hơn là trên toàn chiến trường Đông Dương.

Ông Tám Nam kể:

- Từ trước, muốn vào hoạt động nội thành, các chiến sĩ trinh sát vũ trang được tuyển lựa, huấn luyện ngoài vùng giải phóng, phải đột nhập vào nội đô, đánh xong lại phải rút ra căn cứ bên ngoài. Theo chủ trương thành lập đội trinh sát vũ trang nội đô, cần phải cắm người vào Sài Gòn, sau đó người chiến sĩ phải lo liệu nơi ăn chốn ở, tìm công ăn việc làm, vừa để kiếm sống, vừa để che mắt địch. Có ăn ở lâu dài trong nội đô, người chiến sĩ mới thông thạo đường phố, nắm rõ vị trí các cơ quan, công sở của địch.

- Hãy khoan nói đến việc phân công. Trước mắt, anh phụ giúp anh em làm giấy tờ giả cho các đồng chí từ miền Bắc mới vào, sau đó, tìm việc làm, thu xếp nơi ăn ở cho anh em. Việc chuyển vũ khí vào nội đô phải tiến hành đồng thời.

Một thuận lợi lớn cho việc triển khai kế hoạch xây dựng đội trinh sát vũ trang nội đô là có đồng chí Ba Hiệp nằm trong thành phố. Ba Hiệp từ miền Bắc vào gặp lại vợ ở Sài Gòn, bà có cửa hàng nhỏ buôn bán sinh sống, lại thêm có người em trai cũng ở nội đô. Ba Hiệp có điều kiện thu xếp cho nhiều anh em trinh sát có nơi ăn ở và công việc làm kiếm sống. Chuyện lót ổ cuối cùng cũng êm xuôi. Còn việc vận chuyển vũ khí, đã có hàng trăm khẩu AK, K54, K59, hàng tạ chất nổ được bí mật cất giấu ở địa điểm an toàn. Thời kỳ này, quân Mỹ mới vào, cuộc chiến tranh cục bộ mới bắt đầu, địch chưa tổ chức kiểm soát chặt chẽ, chưa xét hỏi gắt gao người đi đường, nên việc đi lại còn dễ dàng. Ngay các đồng chí trong Ban Lãnh đạo An ninh T4 vào Sài Gòn chưa lần nào gặp trở ngại.

Dẫu vậy, để triển khai công tác diệt ác trừ gian, trước tiên nhằm vào bọn đầu sỏ, trước hết cần làm vài ba vụ thí điểm. Ông Tám Nam nêu lên với tôi ba vụ là vụ đánh vào tên thủ tướng ngụy quyền Sài Gòn Phan Quang Đán do nữ chiến sĩ trinh sát Chín Tợn ra tay, vụ diệt tên Trần Văn Văn, chủ tịch thượng viện Sài Gòn do Sáu Sinh bắn hạ và vụ bắn chết tên bộ trưởng Nguyễn Văn Chữ, năm 1966. Hai vụ trước, tôi đã nghe Tư Hổ (Nguyễn Văn Lệnh) và Sáu Sinh (Hoàng Sinh) kể lại, còn vụ diệt tên Chữ mãi đến khi gặp Hai Đường (Lê Việt Bình) tôi mới rõ.

Nguyễn Văn Chữ là bộ trưởng chiến tranh tâm lý trong chính quyền Sài Gòn. Hắn là tên tai sai đắc lực của quan thầy Mỹ, đã từng đưa ra nhiều thủ đoạn chiến tranh tâm lý, kêu gọi chiêu hồi, cùng nhiều quỷ kế đánh phá phong trào cách mạng miền Nam. Cấp trên ra lệnh phải trừ khử tên ác ôn này.

Ba Hiệp điều động hai chiến sĩ là Lại Văn Chắc và Thái Văn Lâu, vốn đã vào nội thành với giấy tờ giả. Chỉ sau một thời gian ngắn, hai chiến sĩ trinh sát đã nắm được quy luật di chuyển của đối tượng. Tên Nguyễn Văn Chữ có nhà riêng ở số 62 đường Trần Văn Thạch (nay là đường Nguyễn Hữu Cầu ở quận 1). Sáng ngày 1 tháng 6 năm 1966, hai trinh sát Chắc và Lâu bí mật tiến vào đường Trần Văn Thạch. Xe của tên Chữ vừa rời khỏi ngôi biệt thự, hai đồng chí dùng Honda đuổi theo trên các tuyến đường. Lâu cặp sát xe của tên Chữ, Chắc đập vỡ kính xe, bắn liên tiếp ba phát đạn, bắt tên Chữ đền tội. Bọn lính bảo vệ không kịp phản ứng. Hai chiến sĩ trinh sát rút lui an toàn. Tên bộ trưởng chiến tranh tâm lý Nguyễn Văn Chữ bị cách mạng trừng trị giữa ban ngày, ngay giữa trung tâm thành phố Sài Gòn làm cho bọn chóp bu Mỹ - ngụy rúng động. Nhân dân trong đô thành Sài Gòn được chứng kiến sức mạnh của cách mạng, càng thêm phấn khởi, kiên định tin tưởng vào cách mạng.

Ngoài việc chỉ đạo các vụ đánh vào bọn đối tượng đầu sỏ trong các cơ quan ngụy quyền Sài Gòn, ông Tám Nam còn trực tiếp tổ chức một số trận đánh, sử dụng những cơ sở mà ông đã dày công xây dựng.

Có thể kể về trận đánh vào cơ quan Tổng liên đoàn Lao động Sài Gòn. Đối tượng cần trừ khử là tên Trần Quốc Bửu, chủ tịch công đoàn Sài Gòn kiêm thủ lĩnh công đoàn vàng, một tên tai sai đắc lực của CIA. Hắn cầm đầu mạng lưới mật vụ trong các trường học, nhà máy, xí nghiệp để kềm kẹp, đánh phá phong trào công nhân. Các cuộc vận động đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trong học

đường, đòi tăng lương, giảm giờ làm của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp đều bị tay chân của hắn đàn áp khốc liệt. Ban lãnh đạo An ninh T4 ra lệnh cho đội trinh sát vũ trang B5 đánh vào trụ sở Tổng liên đoàn Lao động và công đoàn vàng tại Sài Gòn. Ông Tám Nam, người trực tiếp chỉ huy trận đánh, đã chọn được người đảm nhiệm trận đánh. Đó là anh Phan Văn Hoàng, một trí thức yêu nước. Phan Văn Hoàng vốn là cán bộ thanh vận và trí thức vận của thành phố Huế. Cuối năm 1968, anh bị địch bắt bỏ tù. Anh đã vượt ngục, về với cách mạng, được ông Tám Nam bắt liên lạc ở Sài Gòn, xây dựng thành cơ sở của An ninh T4. Ông Tám Nam đặt cho Phan Văn Hoàng bí danh là “Năm Trầm” và giao nhiệm vụ đánh tên Trần Quốc Bửu. Trong cơ quan Tổng liên đoàn Lao động Sài Gòn, ông Tám Nam có hai cơ sở là anh Sung, thư ký của Trần Quốc Bửu và vợ anh làm biên tập viên. Cả hai đều là đảng viên đảng Công Nông của Trần Quốc Bửu, thường xuyên cung cấp cho ông tin tức liên quan đến đối tượng. Năm Trầm lại tạo được vỏ bọc và xây dựng được một cơ sở là chị Nghĩa làm việc ngay trong văn phòng của tên Bửu ở số 14 đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám). Anh thường đóng vai một công chức ngụy quyền Sài Gòn đến trụ sở của Tổng liên đoàn Lao động để vẽ bản đồ khu vực cơ quan. Bước vào hành động, Năm Trầm mang một quả mìn hẹn giờ có chất nổ mạnh. Anh vào phòng làm việc của chị Nghĩa rồi đặt mìn vào chân tường văn phòng tên Bửu. Sau khi anh và chị Nghĩa ra ngoài, mìn phát nổ dữ dội, phá hủy khối văn phòng và mười chiếc xe hơi. Một điều không lường trước đã xảy ra là lúc mìn nổ, tên Trần Quốc Bửu có việc đi ra ngoài nên thoát chết.

Mặc dù tên ác ôn bán nước chưa bị trừng trị, nhưng vụ nổ đã làm cho hắn và bọn quan thầy hoang mang. Từ đó, tên Bửu bỏ bê công việc một thời gian, giao cơ quan cho bọn tay sai điều hành.

Trận đánh diễn ra chỉ mấy ngày trước cuộc bầu cử “Tổng thống Việt nam Cộng hòa” nên báo chí trong và ngoài nước bình luận sôi nổi, tác động tới tâm lý những tên tay sai của Mỹ ngụy. Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên trong các trường học, của công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp có đà phát triển mạnh hơn trước.

Ông Tám Nam còn trực tiếp lên kế hoạch và chỉ huy một vụ diệt ác ôn có tiếng vang lớn trong dư luận Sài Gòn. Đó là vụ đánh và diệt tên Nguyễn Văn Bông, chủ tịch tổ chức cấp tiến phản động và Viện trưởng Viện Hành chánh Quốc gia. Tên này là chuyên gia tổ chức lực lượng phản động trong giới trí thức, sinh viên, làm tay sai cho đế quốc Mỹ.

Một hôm, một nghị sĩ Sài Gòn là dân biểu nghị viện, đồng thời là cơ sở điệp báo của ông Tám Nam báo cho ông biết một tin quan trọng. Đó là tin tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu sắp thay thế tên đại tướng Trần Thiện Khiêm đang giữ chức thủ tướng bằng một nhân vật dân sự là tên Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Viện Hành chánh Quốc gia. Sự việc sẽ diễn ra ngay trong vòng một tuần lễ. Ban lãnh đạo An ninh T4 chủ trương phải diệt tên Bông trước khi hắn nhận chức. Trong tình thế khẩn trương, không đủ thì giờ xin ý kiến của Bộ Công an, ông Tám Nam nghĩ ra cách đến xin ý kiến đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Đồng chí bí thư nghe ông báo cáo xong liền nói: “Tên Bông này nguy hiểm lắm đa! Chà, chỉ còn một tuần lễ, gấp quá! Cứ mần đi, tui chịu trách nhiệm”. Ông yên tâm vào việc sau khi được cấp trên trực tiếp ủng hộ. Ông triệu tập hai cơ sở là luật sư Võ Quang Hùng (Ba Điệp) và Lê Văn Châu. Hai người dùng xe Honda phân khối lớn mang theo một quả mìn tự tạo nặng hai ki lô gam với thuốc nổ cực mạnh kèm theo ba quả lựu đạn mỏ vịt của Mỹ. Quãng mười một giờ ba mươi, xe của Nguyễn Văn Bông từ Viện Hành chánh Quốc gia ra về theo đường

Trần Quốc Toản (nay là đường Ba tháng Hai). Khi xe của Bông xuất hiện, hai người cấp tốc đuổi theo. Đến ngã ba Cao Thắng, xe đối tượng rẽ ngang, gặp chốt đèn đỏ ở ngã tư Phan Thanh Giản, buộc phải dừng lại. Văn Châu tấp xe vào sát lề đường. Ba Điệp nhảy xuống, ném khối chất nổ vào xe của tên Bông. Tiếng nổ vang dậy. Tên Nguyễn Văn Bông bị thương nặng, đem vào bệnh viện, chết luôn. Tên Bông bị trừng trị, nội bộ bọn quan thầy chóp bu hoang mang dao động. Dư luận Sài Gòn râm ran tin đồn rằng đây là một vụ hai phe quân sự và dân sự đấu đá rồi thanh trừng nhau, và rằng chính tên đại tướng Trần Thiện Khiêm xuống tay hạ sát Nguyễn Văn Bông. Cũng từ vụ này, nội bộ ngụy quân, ngụy quyền thêm lục đục.

Ông Tám Nam kể:

- Ngay sau khi tên Nguyễn Văn Bông bị diệt, Bộ Công an điện vào hỏi: “Ai đánh vụ này?”. Ông Tám Nam tuy lo lắng đánh nhầm một đối tượng chưa được Bộ duyệt nhưng cũng mạnh dạn đứng ra chịu trách nhiệm. Không ngờ, sau khi nhận được báo cáo, Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn điện vào: “Hoan nghênh các đồng chí đã hành động kịp thời. Bộ sẽ khen thưởng sau”.

Ông Tám Nam nói tiếp:

- Trinh sát vũ trang nội đô B5 còn lập được nhiều thành tích đáng khen trong suốt quá trình chiến đấu trên địa bàn đặc khu Sài Gòn - Gia Định, tôi không nhớ hết.

Ông nhắc đến tên một người từng bỏ công sức sưu tầm, thống kê các trận đánh của đơn vị mình. Đó là thiếu tá Lê Việt Bình (Hai Đường). Ngoài những mẩu chuyện chiến đấu đã thu thập được, tôi đã được Lê Việt Bình kể thêm một số trận đánh bảo vệ căn cứ và diệt ác trừ gian.

Đáng nhớ nhất là trận đánh chống càn, giải vây cho quân y xá B5 đóng ở xã An Thành, huyện Bến Cát (Bình Dương), hậu cứ của Ban An ninh T4.

Do có mật vụ chỉ điểm, một đại đội biệt kích Mỹ dùng trực thăng đổ quân bao vây quân y xá. Lực lượng thương binh nhẹ chạy được hết ra ngoài, còn mười một thương binh nặng chưa kịp chuyển đi. Trong tình thế nguy kịch, ba chiến sĩ trinh sát vũ trang B5 là Trương Văn Xào, Trần Hoàng Sinh và Anh Thái dũng cảm chiến đấu giải vây, đẩy lùi quân Mỹ, cứu được mười một thương binh khỏi bị giặc Mỹ tàn sát.

Trong nhiệm vụ diệt ác phá kềm, đơn vị đã diệt tên Lai, trưởng ấp 4, huyện Hóc Môn, kết quả hỗ trợ cho đồng bào trở về quê làm ăn sinh sống. Sau đó, các chiến sĩ trinh sát vũ trang B5 lại đánh tiêu diệt bốn tên ác ôn, trong số ấy có tên đồn trưởng cảnh sát Nghĩa, một tên có nhiều nợ máu với nhân dân, tại xã Tân Phú, huyện Củ Chi, kết quả phá được thế kềm kẹp của địch trong vùng.

Ba mươi tám năm đã trôi qua. Nhớ về đội trinh sát vũ trang nội đô B5, ông Tám Nam thổ lộ: - Đội trinh sát vũ trang B5 xứng đáng được Đảng và Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1979. Hai đồng chí trong ban chỉ huy đội, Ba Hiệp (Nguyễn Công Tâm) và Tư Hổ (Nguyễn Văn Lệnh) đúng là một cặp bài trùng. Cả hai anh đều là sĩ quan Công an nhân dân vũ trang, cùng vào chiến trường miền Nam trong một đoàn và cùng về đặc khu

Sài Gòn - Gia Định chỉ huy đội trinh sát vũ trang B5. Anh Ba Hiệp có công lớn trong việc xây dựng đội, có tầm nhìn sâu rộng trong việc lên kế hoạch chiến đấu, sử dụng lực lượng. Đặc biệt, Ban lãnh đạo An ninh T4 đánh giá cao đề xuất của anh Ba Hiệp cho rút toàn bộ đội về căn cứ để củng cố trong lúc thằng địch bố ráp cực kỳ gay gắt, bố phòng các mục tiêu cực kỳ chặt chẽ; nhờ vậy lực lượng trinh sát vũ trang B5 còn sức để trở lại nội đô hoạt động lập thành tích vẻ vang đầu 1969. Còn Tư Hổ là một người chỉ huy gan dạ, quả cảm, luôn luôn đi sát chiến sĩ trong từng trận đánh có tác phong kiểm tra sâu sát, đảm bảo đánh thắng. Chỉ tiếc là trong vụ đánh tên thủ tướng Trần Văn Hương. Anh tạo trái không nổ, lý do phần vì chất lượng kíp nổ kém, phần vì trận đánh phải lùi lại hai ngày, chất lượng thuốc nổ vốn kém lại bị ẩm nên không nổ, gây hệ lụy không tốt.

Trong hàng ngũ các chiến sĩ trinh sát, bên cạnh các chiến đấu viên gan lì trận mạc, xả thân vì cách mạng không quản ngại hy sinh như Út Cạn, Lê Việt Bình, Hoàng Sinh, còn có những nữ chiến sĩ cực kỳ mưu trí, sáng tạo và chiến đấu dũng cảm như Năm Mến, Chín Tợn. Cả một tập thể đồng tâm nhất trí mười người như một, chiến đấu kiên cường đã vun đắp truyền thống cho đội trinh sát vũ trang B5 anh hùng.

Nửa chừng câu chuyện, sắc mặt ông bỗng sầm lại khi nhớ đến đội trưởng Ba Hiệp. Ông trầm ngâm cất giọng nuối tiếc:

- Tôi thương và tiếc cho Ba Hiệp. Anh được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân hơn mười năm sau khi anh hy sinh. Tôi không thể nào quên cái đêm mồng ba Tết năm 1970 (Canh Tuất). Tôi và Ba Hiệp trú tại hậu cứ ở Bến Tre. Hai anh em nằm trong hai căn hầm cách nhau chỉ hai mét. Ba Hiệp đợi sáng để lên đường đi thăm vợ con, năm ấy đã thoát ly Sài Gòn, rút lên vùng biên giới Campuchia. Đêm ấy, đúng mười hai giờ khuya, máy bay Mỹ tới ném bom, trúng khu vực hậu cứ của đơn vị. Một quả bom nổ sát sạt hầm của tôi, đất cát tả tơi. Dứt trận bom, chúng tôi gọi Ba Hiệp, không thấy lên tiếng. Thì ra anh đã bị bom vùi dập và đã hy sinh. Sau cái chết của Ba Hiệp tôi phải kiêm luôn chức Đội trưởng Đội trinh sát vũ trang B5. Kể ra, sống trọn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến tận ngày giải phóng miền Nam, cũng là một điều kỳ lạ.

Tôi hỏi ông:

- Ngày 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng Sài Gòn, bác ở đâu?

Đôi mắt ông lấp lánh sau cặp kính lão. Ông trở lại trạng thái tỉnh táo, đáp:

- Sáng 30 tháng 4 năm 1975, tôi chỉ huy một đại đội an ninh vũ trang. Sử dụng hai chiếc GMC tiến vào nội đô theo cánh quân hướng Tây. Lúc mười giờ ba mươi phút, trước khi Dương Văn Minh lên đài tuyên bố đầu hàng, đơn vị tôi đã chiếm lĩnh xong Tổng nha Cảnh sát ở đường Nguyễn Trãi. Chấp hành lệnh bằng điện của Bộ Công an là bằng mọi giá phải thu trọn vẹn tất cả hồ sơ tài liệu của địch ở Tổng nha Cảnh sát. Tôi biết rằng kho tài liệu của địch vô cùng quan trọng; nó sẽ giúp ta nắm được mọi tình hình, mọi sự kiện đã diễn ra ở cơ quan này thời Mỹ - ngụy ngự trị ở miền Nam. Nó giúp ta tiết kiệm công sức điều tra thu nhập tin tức hàng chục năm sau này. Tôi chia đơn vị làm sáu mũi, mỗi mũi một tiểu đội, canh gác các gian kho hồ sơ mật. Có một đơn vị

No documento Dấu Chân Trinh Sát - Lương Sĩ Cầm (páginas 102-109)

Documentos relacionados