• Nenhum resultado encontrado

Chuyện Lính Tây Nam - Xuân Tùng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Chuyện Lính Tây Nam - Xuân Tùng"

Copied!
156
0
0

Texto

(1)

HỒI ỨC LÍNH TÂY NAM

XUÂN TÙNG

Tôi vĩnh biệt tuổi thơ bằng một cú va chạm mạnh.

Miền Bắc hồi đó, chị em toàn dùng một loại “quang treo” (áo nịt ngực) cùng kiểu, cùng size. Nó dày, các lớp vải thô được "tích- kê" đồng tâm chặt với nhau thành hình nón. Đặc biệt cái mũi cứng và nhọn hoắt nên cái sơ mi mặc ngoài tại vị trí đó sờn trước tiên. Bác nào ham sưu tầm các tranh cổ động, tranh “bờ hồ” thời đó hẳn biết cái soutien đó nó ảnh hưởng đến nền mỹ thuật hội hoạ tuyên truyền cổ động của chúng ta như thế nào. Trên các tranh này thể hiện rất rõ sự tấn công hùng tráng của “núi đôi”, với sự trợ giúp đắc lực của cặp phụ tùng này...

Tôi năm đó 18 tuổi, đang học lớp 10 trường Phan Đình Phùng – Hà Nội (hệ 10 năm). Thằng con trai 18 tuổi thời đó ngu lắm, không quái như bọn trẻ con bây giờ. Vẫn dở ông dở thằng, vẫn đôi khi còn mặc quần đùi thông lổng ra hồ Hoàn Kiếm câu tôm trong những ngày nghỉ. Một lần, cùng bọn con trai đuổi nhau trong trường, tôi chạy ngoặt qua cái góc cầu thang gỗ thì va đánh ầm vào một cô giáo thực tập đang đi lên. Tôi đỡ cô giáo dậy, lúng búng xin lỗi rồi biến mất. Nhưng cái "vết thương" do hai quả “ngư lôi” gây ra trên ngực tôi thì không biến mất. Từ hôm đó, mặt tôi cứ thộn ra, thỉnh thoảng lại sờ tay lên ngực... Tính tình trở nên trầm hẳn.

(2)

Thời đó áo trắng cũng hiếm. Vì thực ra gần nửa thời gian thơ ấu của tôi sống cùng Hà nội trong bom Mỹ thả. Rồi đi sơ tán...Áo trắng của tôi bị mẹ nhúng vào chậu xanh-mê- ti- len do bố mang về để nguỵ trang.

Điều đó quả thật không may cho một đứa trẻ con. Nhưng có vẻ chính những trận bom ấy, tầm cao xạ ấy, tiếng B.52 rền rền ấy làm cho mình không bị bất ngờ trước những tiếng nổ sau này. Cũng chính cuộc sống nơi sơ tán thôn quê đã giúp mình tự lập, thay đổi thói quen, thích nghi với những hoàn cảnh khó khăn dã ngoại.

Và cũng có thể các cuốn truyện thiếu nhi rất hay thời đó : Đất rừng phương Nam; Cuộc truy tầm kho vũ khí; Rô bin sơn Cru xô; Ti mua và đồng đội... cũng làm mình trong gian khổ vẫn thoáng thấy niềm khao khát tìm hiểu các địa danh, các miền đất lạ, những thú vật, cây cỏ nơi xa lắc… Kể cả cái thú xem, tìm hiểu bản đồ hay thiên văn thường thức. Ngần ấy thứ gộp lại bằng 10%, cộng với 90% là do may mắn, có lẽ thế, đã giúp tôi được trở về.

Sau kỳ thi đại học năm 1978, tôi đi nghỉ hè trên chỗ viện bố tôi công tác ở Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Rồi một ngày chủ nhật, tôi theo công nhân viên của viện ông lên Tam Đảo chơi. Tháng tám, đang mùa thu hoạch cây xuyên khung. Có ai còn nhớ thuốc cảm Khung Chỉ thời đó không? Đó là do ta bào chế từ cây xuyên khung và bạch chỉ nên đặt tên như thế! Thị trấn trên núi vắng teo, thơm ngát mùi xuyên khung héo, phơi đầy trên những con đường dốc…

Chiều tối hôm đó, khi trở về gần đến Vĩnh Yên thì trời đổ mưa. Từ cửa sổ xe ca hồng thập tự, tôi thấy một đoàn quân đang lặng lẽ hành quân đi trong mưa. Họ trùm nilon sù sù, cắm cúi bước trên con đường loáng ánh đèn pha. Trong xe thật ấm. Và chỉ một chút nữa thôi là về đến nhà. Là có thể duỗi dài đôi cẳng đã mỏi nhừ vì leo xuống thác Bạc. Là mở cái đài Hồng Đăng trong phòng bố nghe ca nhạc.... Khi so vai trong phòng ấm, nhìn ra màn mưa dày ngoài kia, khi ta đang an toàn sung sướng, nhìn thấy người ta gian lao vất vả, không biết mọi người nghĩ gì? Nhưng có một điều gì đó như dự cảm đồng vọng, bắt tôi phải nhìn theo mãi đoàn quân ấy. Có biết đâu rằng chỉ vài ngày nữa thôi, là thành đồng đội. Chỉ bốn tháng nữa, là cũng đi rạc rài hơn thế, là chui hầm ngủ đất, là không biết sống chết thế nào ở một nơi xa lắc rồi…

(3)

Về đến viện gặp bố. Ông bảo:”Mai về Hà nội, con có lệnh nhập ngũ”.

Suốt đời, tôi không thể quên được cái buổi chiều hôm chủ nhật ấy. Có thể xuyên gắn chúng lại với nhau bằng những từ đơn giản : Tháng tám Tam Đảo mùi xuyên khung đoàn quân mưa ướt giấy gọi nhập ngũ.

VÙNG QUÊ YÊN TĨNH

Sẽ là một thiếu sót lớn trong câu chuyện biên giới Tây Nam khi không nhớ gì, không nhắc gì đến cái làng quê mà chúng tôi huấn luyện ở tại đó trước khi vào chiến trường. Cái xóm Núi, thôn Lãm gần ga Bình Lục ấy…Một làng quê Bắc bộ vùng đồng chiêm trũng điển hình. Những ngọn đồi thấp cắm chân thẳng xuống đồng sâu. Tre gai bao bọc lấy làng thành luỹ dày ngăn ngắt.

Đoàn tân binh Hà Nội vừa xuống khỏi mấy chiếc xe ca Ba đình, được tập trung tại sân kho. Những đồ lính được phát ngay lập tức gồm: bát sắt, chiếu đơn hoa, màn xô trắng, chăn chiên sợi Nam định màu đỏ nhạt. Đũa thì tự đi mà tìm lấy…Quân phục, mũ, sao, tiết vẫn chưa được phát. Chúng tôi vẫn mặc thường phục ở nhà mang đi. Chiều tối hôm đó đơn vị không nấu cơm. Phát cho mỗi người hai cái bánh mỳ to tổ bố.

Chúng tôi được biên chế thành tiểu đội, trung đội ngay. Lính các tiểu khu (phường bây giờ) được xáo trộn, về các đơn vị khác nhau. Chắc để cho khỏi tụ bạ làm loạn hoặc để chia dễ trị… Chưa được phát ba lô, mấy thằng chúng tôi ôm tất cả các thứ đồ đó trên tay, lếch thếch đi theo các cán bộ về các nhà dân ở.

(4)

Dân làng nghèo, nhiều nhà phải ngả cả cánh cửa xuống, lấy chỗ nằm cho bộ đội. Tôi với thằng T. Anh được anh Ly tiểu đội trưởng đưa về nhà một chị có chồng cũng đi lính chống Mỹ. Chị ấy có thằng bé con năm đó mới đi học lớp Một. Thằng T. Anh cho nó cái bánh mỳ. Nó nhìn mẹ nó rồi ngập ngừng cầm lấy.

Đã ba năm kể từ ngày thống nhất mà chồng chị ấy vẫn không có tin tức gì. Rất ít nói, rất buồn, cứ như một cái bóng. Mờ đất, khi chúng tôi nghe tiếng còi báo thức sáng của anh Ly thì chị ấy đã cuốn xà cạp vào chân, loạt soạt kéo cái rào rong lấp cổng ra đồng rồi…Xà cạp là cái miếng vải cuốn vào bắp chân, cao đến tận đùi để chống đỉa. Đồng chiêm trũng nên đỉa rất nhiều. Đỉa hẹ nhỏ, mỏng như cái que, hai lườn vàng choé nhưng rất thính, động nước là lao đến liền. Con này rất sợ vì nó tham ăn, lại hay luồn lách được vào những chỗ không ngờ. Đỉa trâu thì quả là nỗi khủng khiếp! Khi đói nó co lại có khi chỉ bằng cái *** mít. Nhưng khi đã no máu thì nó trương lên cỡ chục lần, bằng quả chuối tiêu.

Những buổi chiều, chúng tôi tập xong ngồi nghỉ ở sân kho cũng là lúc đàn trâu hợp tác đi cày về. Cũng dồn ở sân kho như bộ đội, trệu trạo nhai lại, hay ngửi hít, cọ sừng cồng cộc với nhau. Trên đùi bọn này là một túm đỉa lúc lỉu căng máu, to như quả chuối tiêu cỡ bự. Ấy thế mà bọn trẻ trâu nó cứ mặc kệ. Tôi kinh tởm nhất cái giống này…Bẻ một cành rong, cùng anh em hò nhau đi bắt đỉa cho từng con. Con khủng long rơi xuống, lấy chân dẵm lên day day. Hai tia máu đỏ phọt ra từ cả hai đầu thành vòi vụt xa đến cả mét. Vẫn chưa hả, chúng tôi đốt rơm, gắp chúng nó thảy vào. Một lúc, những con đỉa nổ trong lửa bụp bụp, tiết dở sống dở chín văng tung toé. Trung đội 2 có thằng Trương xếch, muốn thể hiện bản lĩnh trước anh em. Nó nướng cháy từ từ một con đỉa cho đến khi vỏ ngoài thành than. Hắn bóc cái vỏ đen đen đó, cầm miếng tiết trâu nóng hôi hổi cho thẳng vào mồm, mặt nhăn nhăn nhở nhở. Tởm chết mẹ!

Nhưng cũng có những thằng sợ đỉa. Một lần, thằng T. Anh đang tập ngắm bia số 1 ngoài bờ cùng trung đội thì đau bụng. Nó đi loanh quanh tìm chỗ rồi chúi trong đám cỏ năn nước xâm xấp, bị đỉa bâu mà không biết. Đến khi phát hiện ra thì máu đã chảy ròng ròng trên bắp chân. Nó rú lên, không kịp xốc quần, chạy cà giựt cà tang về phía các chị em xã viên đang ngồi nghỉ. Các bà này thấy thế cũng hoảng, ôm nón chạy toá ra, vừa chạy vừa cười rũ rượi. Cả trung đội trưởng tôi cũng cười rồi xô vào gỡ cho nó. Nhưng anh Cường chính trị viên (dân phố Cầu Gỗ- Hà nội) thấy thế tức lắm! Hôm sau cho nó nghỉ tập ra sân kho, bắt gỡ đỉa cho trâu bằng tay dưới sự giám sát của cán bộ. Nó sợ đỉa chứ không sợ cán bộ, dứt khoát không làm. Vùng vằng mãi rồi suýt đập cả a trưởng.

(5)

Tối đại đội gọi lên thì nó nói thẳng là bảo nó làm gì cũng được, kể cả bốc ***. Nhưng nếu cứ bắt nó làm như thế thì nó sẽ đào ngũ. Hình phạt ấy về sau phải bỏ. Có những nỗi sợ vô thức đâu đó trong con người, trong từng khoảng khắc, nó bất chấp cả kỷ luật. Tôi cũng sợ đỉa nhưng không đến mức như nó…

Một tuần sau, thấy chúng tôi ở nhà chị ấy có vẻ không tiện, anh Ly a trưởng lại lôi hai thằng tôi về ở cùng…

Nhà này khá to. Ông chủ nhà là chủ nhiệm hợp tác xã có con đi bộ đội trong Nam. Hai ông bà cùng cô con gái út 17 tuổi tên là Độ ở nhà trên. Bọn tôi được xếp ở nhà ngang phía dưới. Toàn bộ khu nhà đó nằm thoải từ chân núi xuống cái giếng cạnh đường làng. Cái giếng chết tiệt này nó sâu lắm ! Dây thì lại ngắn vừa phải, nên mỗi lần em Độ cúi nhoài người để giật cái gàu cho nó ụp xuống múc nước thì lại lạnh lưng hở sườn. Những ngày mưa ngâu, chúng tôi không ra thao trường được. Nằm tập ngắm bia con, chấm bút bi ở trong nhà sao cho nó chụm. Ngắm bia thì ít, mà ngắm cái trăng trắng dưới vạt áo đang múc nước ngoài kia thì nhiều. Nó trắng hơn bia là cái chắc. Anh Ly dân Hải Phòng bực mình, nổi máu quân tử mã thượng, đi mua một cái chạc dài thay dây gàu. Lại bắt tụi tôi mỗi đứa mỗi ngày hai gánh nước đổ lên bể trên cho nhà cô Độ.

Lần đầu tiên tôi phải đi gánh nước. Đau vai thì không nói làm gì,.nhưng mấy cái bậc đá trơn leo dốc làm tôi ngã sóng xoài, sứt mất phần ba cái răng cửa. Hít ra hít vào nó buốt lên tận óc. Thành ra ăn cơm ngô, tôi trệu trạo đưa đẩy răng hàm mấy cái rồi nuốt chửng. Đến giờ răng cửa vẫn nguyên cái miếng mẻ to tướng ấy.

Em Độ, lạy giời, không cảm cái oai với sợi thừng dài của anh Ly, mà đâm thông cảm với cái thằng vì sườn mình mà răng nó sứt. Ngày đó quán bà bóp cây đa đầu tiên bán 2 hào quả bưởi. Sau khi bộ đội về làng, bà điều chỉnh giá lên kịch đường tàu thành 5 hào. Tôi với thằng T.A ở đó thích là có bưởi ăn liền, khỏi mua vì cô Độ cho. Bưởi đầy sau núi vườn nhà. Tối thứ Tư sinh hoạt trung đội, đọc báo sân kho. Tôi cáo ốm không đi. Lúc về lão Ly đi khẽ, lia đèn pin, thấy tôi không ốm, đang ngồi chén bưởi rinh rích vô tư cùng ẻm trên bực giếng. Anh ấy mới hầm hầm ra cái lệnh: Từ nay ngồi "tìm hiểu" hay nói chuyện với phụ nữ, với nữ đoàn viên thanh niên địa phương ban tối thì phải đốt đèn dầu. Đèn dầu phải để giữa hai người...

(6)

Từ đó ra đường quốc lộ 1 là 7 km, đến thị xã Phủ lý thêm 4 km nữa. Tổng cộng là 11 km. Ấy thế mà mấy đứa bạn gái cùng lớp các bạn ấy dám đến đơn vị thăm chúng tôi đấy. Đầu tiên đi xe ca từ Hà nội đến Phủ lý. Sau đó thì đi bộ 11km vào đơn vị. Bọn chúng tôi có 4 đứa trai cùng lớp chơi thân với nhau gồm tôi, Votmuoi, thằng T (B trưởng trinh sát D4b mà tôi đã bốt ảnh bên Quân sử vn) với thằng T.A. Sau thêm một nhóm bốn bạn gái nữa thành một nhóm.

Chiều tà tiễn nhau ra bến xe để về nhà. Tôi xin phép cho đi tiễn nhưng anh Ly sợ chúng tôi bám váy trốn theo nên không cho. Chúng tôi cứ lẳng lặng đi. Đồng tháng 10 đang mùa gặt. Rơm phơi đầy trên đường làng, rơm quấn lấy bước chân người. Thơm thơm lãng mạn ghê lắm nhé! Đi giày quân đội như tụi tôi bước còn khó. Huống hồ đi guốc gỗ vẽ sơn mài con cá vàng thì chỉ có mà nhờ dịch vụ cõng. Bao nhiêu guốc các nàng đành tháo ra hết. Tôi lấy sợi lạt bó lúa xâu cả lại xách toòng teng. Gần ra đến ngã ba thì anh Ly mượn xe đạp của dân đuổi kịp. Tôi bảo anh cứ đi về đi, tiễn đến ngã ba thì tụi em trở về. Anh ấy không tin, cứ dắt xe đạp đi sau tụi tôi một đoạn. Đội hình đầu nhọn đuôi dài như truyện Con Ngỗng Vàng của Gờ Rim với cha xứ đi sau cùng

Năm đó cũng cữ này thì chúng tôi đi bắn đạn thật. Trường bắn cách chỗ tôi đóng quân 4km, nằm phía sườn đông dãy núi Khe Non. Từ mấy hôm trước, BCH đại đội cùng thằng Trung liên lạc bò ra cắt dán những bông hoa hồng màu đỏ, có cái đuôi nheo vàng để phát cho những thằng bắn đạt loại giỏi đeo trên ngực. Thằng Trung là em một cô bạn cùng lớp với chúng em, nhà ở số 9 phố Đồng Xuân. Năm đó nó mới 16 tuổi mà không hiểu sao người ta cũng cho đi bộ đội.

Ngày bắn đã đến. Chúng tôi dậy và hành quân từ 5 h sáng sau khi đã chén xong suất ngô sáng. Toàn tiểu đoàn bắn trong một ngày. Đến nơi, tôi giật mình vì ông D trưởng cầm khẩu AK bắn chỉ thiên ba phát. Tiếng súng dội đi dội lại theo sườn núi ào áo chứ không đanh. Tôi vào vị trí bắn thì cũng run. Anh Toại B trưởng nằm xuống cạnh bảo "kệ mẹ cho chúng nó bắn trước để quen tiếng nổ đã". Lão ấy lấy kính kiểm tra gài lên súng tôi, thấy đầu ruồi rung quá mới bảo; " Cứ bình tĩnh. Nếu thiếu tự tin phát nào tao bù đạn cho. Trong túi tao đầy đạn". Bên cạnh tôi, chúng nó nổ súng đùng đùng. Biết đếch thằng nào bắn ba viên, thằng nào bắn năm viên mà lo. Cha chả các bố huấn luyện ! Đơn vị nào cũng có mánh để nâng thành tích của đơn vị mình. Trách gì cái bệnh hình thức của toàn xã hội ta bây giờ. Tôi còn nghe có đứa nó bảo là mấy thằng báo bia còn lấy que thông nòng súng dùi lỗ trên bia để nâng thành tích thêm nữa. Không biết có đúng hay không ?

(7)

Sau kỳ đó thì chúng em tập nhàn hẳn. Buổi sáng lười, trốn tập thể dục không ai nói. Chúng tôi có thời gian lần mò cải thiện tẩm bổ. Mưa thì mượn lưới dân đi lưới cá ở ao Hợp tác vượt ra mương. Đất vùng chiêm trũng. Những buổi trưa nắng thu hanh gắt, nắng rám trái bòng. Những con ốc bươu, ốc nứa vỏ mỏng vàng xọng, tích khí bên trong vỏ, từ từ nổi lên trên mặt nước. Để nhờ cơn heo may dài rộng mà đủng đỉnh làm chuyến viễn du trên mặt sóng lăn tăn. Nghỉ trưa là tụi tôi mang vợt ra đi vớt. Ốc mùa này béo lắm ! Trong những bó rạ được người ta buộc túm, bỏ lại trên ruộng, chờ khô để rải liếp màu, là nơi trú ngụ của cua đồng. Nhấc ra là túm được dăm con. Còn trong những dấu thụt chân người đọng nước trên mặt bùn đã xanh rêu, thọc tay khua khoắng cũng túm được mấy con cá đòng đong, mài mại hay cá giếc nhỏ... đem về nhờ kho khế.

Những chiều cuối thu, nằm dài trên bờ mương dưới bóng bạch đàn ngắm bia mẹ con. Đồng đã gặt xong vắng tênh. Trong không gian bắt đầu chuyển lạnh thấy rõ. Mà đất chỗ tôi ở cách Bình Luc, Yên Đổ quê cụ Tam Nguyên chưa đến 4 cây số. Hẳn ngày xưa, cụ cũng sống trong cái không gian đồng đất xóm mạc cuối thu buồn bã này, nên mới cảm mà viết nên những tuyệt phẩm Thu Vịnh, Thu Điếu...

Chiều vãn tập, chuẩn bị về nhà chờ đi ăn cơm. Trung đội ngồi quây quần trên núi đó cùng với B trưởng Toại tán dóc. Lão này là cán bộ B nhưng hóa vẫn còn nghịch dại, đem giấu khóa nòng khẩu AK của một thằng tôi không nhớ tên trong trung đội. Nó sợ, kêu toáng lên là chỉ có em với anh ở đây, lại mới vừa tháo lắp súng thấy đủ. Vậy nó đi đằng nào ? Chỉ có anh giấu thôi ! Ông Toại cứ cãi sống chết. Bọn tôi bênh nó, vào hùa làm ầm lên. Một lúc sau thì lão ấy đành xì ra và bảo đừng có báo cáo đại đội. Báo cáo thì ông ấy đi theo anh em vào chiến trường là cái chắc. Giống như trường hợp của mấy ông A trưởng huấn luyện như Ánh Hải phòng, Kính Hải phòng...

Chúng tôi không báo. Nhưng tối đi sinh hoạt đại đội ngoài sân kho, đang lộn xộn đi qua bờ cây tối thì nghe đánh "Ủm". Rồi tiếng lão Toại chửi rầm lên...

(8)

Lão ấy cũng không báo đại đội hoặc làm căng với tụi tôi. Thế là HÒA !

Thời gian huấn luyện những năm đó khẩu phần ăn của các anh thế nào ?

Chúng tôi thì như sau: Bữa sáng ăn ngô xay nấu như kiểu nấu cơm. Có cho chút vôi để ngô mềm. Thường thường là nát như bánh đúc. Gác ca cuối thì mò vào cạy cửa bếp ăn vụng cháy. trên mỗi chậu nhôm chia ngô, chị nuôi úp một miếng cháy. Cháy ngô nấu chảo gang dày khi ăn nóng khá giòn và ngon. Bữa trưa và chiều thì cơm ngô theo tỷ lệ 50-50. Thức ăn là rau muống chấm "nước mắm" gạo rang. Một chút cá khô mục nữa. Còn thịt hồi đó được định nghĩa: là thức ăn hằng ngày của nhân dân, mà bằng mắt thường ta không thể nào nhìn thấy được

Thằng Long "Nhuận" ở 54 Hàng Giấy, gần hiệu sách Yên Sơn, có mang theo một cây guitar. Nó là học trò ông Văn Vượng, chơi classic khá hay. Ngón trémolo những bài "Bài ca hy vọng", "vũ khúc Tây ban nha".... nghe không khác trên đài là mấy. tôi cũng mới tập tọe học chơi. Nhai đi nhai lại mấy cung Am, Dm, C, E7 rồi lộn về Am là hết vốn. Đã thế lại còn thích sáng tác. Một sáng tác của tôi theo giai điệu bài "Hạ Trắng" của Trịnh Công Sơn thế này:

Tuyệt quá...!

Bữa cơm chúng mình Toàn rau muống xanh

Bát cơm ngô vàng Đệm cho món canh Tép kho hôi rình

(9)

Ngửi sao thấy tanh

Nghẹn không muốn nuốt Biết sao bây giờ...?

Cho nên em buồn Cho nên em chuồn Về nơi phố cũ.... Cho nên em khùng Cho nên em bùng Đường xa sá chi Đường ta cứ đi Nắng không ngại gì Biến xa đơn vị Em hãy cùng đi...

(10)

Phải nói là tôi có công phổ cập âm nhạc Trịnh Công Sơn. Kể ra thì nhiều lão cáu nhưng quả thật nhiều thằng không biết Hạ Trắng là cái gì, nhưng lại thuộc lòng cái lời xuyên tạc chết tiệt này.

Một tối, đang gân cổ say sưa trình tấu thì anh Cường CTV vồ được. Anh ấy hỏi thằng nào sáng tác bài hát này? Tôi bảo là Trịnh Công Sơn. Anh ấy bợp tai tôi phát, bảo là mày đừng có bố láo. Đại đội này không có quân nhân nào tên là Trịnh Công Sơn cả. Mai đi làm cỏ lúa !

Ba hôm liền, cứ sau bữa trưa, mọi anh em về đánh giấc thì tôi ra ruộng làm lao công dưới sự giám sát của anh Ly. Lão ấy cứ lầm bầm chửi tôi là tiên sư mày, vì mày mà bố mày khổ lây.

Nào, tiếp nhé ! Thời đó quân tân binh huấn luyện chúng ta học chính trị những gì? Xem nào: Tất nhiên là 10 lời thề danh dự của QQĐNDVN, các bài hành khúc quân đội...Rồi các bài giảng về kẻ thù lâu dài là đế quốc Mỹ, kẻ thù trực tiếp là bọn bá quyền bành trướng TQ cùng tay sai là bè lũ Pôn Pốt - Iêng Sa ry. Nhiều kẻ thù lắm...Rồi đụng độ hàng nguội, căng thẳng biên giới phía Bắc; anh hùng CAVT Lê Đình Chinh; đánh địch lấn chiếm biên giới Tây nam; người Hoa, người Việt gốc Hoa bỏ nhà cửa, công việc ùn ùn kéo về biên giới Lạng Sơn...Bác gái tôi, gọi bà ngoại tôi bằng dì ruột lấy chồng là người Hoa, cũng bỏ nhà ở ngõ Phất Lộc, theo con trai đi đợt này...Tóm lại, một bầu không khí làm xáo động mọi người lớn trong gia đình tôi, hơi pha chút âu lo.

Hồi đó, dù đã đi bộ đội, có lẽ chúng tôi vẫn còn "hơi sữa" thời học sinh nên cũng chẳng thấy lo lắng gì sất. Mình với TQ chỉ dậm dọa thế thôi chứ đời nào nó dám tẩn mình? Còn bọn Pôn Pốt nó ở đâu đó xa lắm. Chỉ cần vài loạt bom hay pháo của kho vũ khí tối tân Mỹ nó để lại đầy tổng kho Long Bình là chúng nó tan xác pháo. Chuyện chủ quan hay tâm lý tự mãn ấy là có thật đấy! Trong các câu chuyện thời sự vỉa hè mọi người rỉ tai nhau cũng hay bàn nhiều đến các vũ khí này. Và bọn lính mới tò te, như một lẽ tự nhiên, nghĩ rằng có đánh nhau cũng chẳng đến lượt mình. Có đánh thì một phát nó tan ngay... đời lính đẹp và hào hùng như các tác phẩm văn học chiến tranh dạy trong nhà trường.

(11)

Thế thì các "em" lớp dưới_ lớp 9D trường Phan Đình Phùng thấy chúng tôi đi bộ đội, cũng theo không khí chung thời đó, ra hiệu ảnh thuê quân phục làm phát cho nó thỏa mơ ước quân hành. Hặc hặc, quân phục thuê đắt ngang áo dài cưới đấy! Hội này nghe pháo Miên nó đề pa phát chắc chạy phọt guốc. Trường sáng về muộn, cố rình trường chiều xem đứa nào ngồi cùng chỗ, viết thư tình để trong ngăn bàn của mình. Cũng có một đôi nên duyên chồng vợ. Đó là thằng 16 phát B41/ ngày với cô bạn ngoài cùng bên phải tấm hình. Chẳng biết khi giải ngũ nó có bắn nổi 2 phát/ngày không ?

Những tối tập báo động di chuyển ! Kẻng báo động chiến đấu thì keng keng keng_ keng keng keng...giật hồi ba tiếng một. Báo động di chuyển hình như năm tiếng một hay sao ấy nhẩy? Quên rồi ! Nhưng tối có báo động di chuyển thì thể nào tôi cũng biết vì có thằng cu Trung liên lạc nó thông báo trước. Ăn cơm chiều xong. Lên gửi nhà chủ những đồ linh tinh và cái chăn dạ cho đỡ phải đeo nặng. Nhưng cái chiếu gập đôi lồng cồng bên ngoài vẫn phải có để không bị lộ là bỏ lại đồ. Tập trung ở sân kho. Cán bộ phổ biến mệnh lệnh hành quân, tốc độ hành quân, hướng hành quân...là lên đường.

Đi dọc mương ra đường đất lớn. Cắt qua mấy mảnh ruộng khô. Qua bãi tha ma xứ đạo có những ngôi mộ to, những cây thập ác khổng lồ lạnh lẽo dưới trăng rồi vọt ra phố Động. Cái phố này bây giờ chuyên làm đồ đá, bán non bộ, tạc tượng Phật tượng Chúa đủ loại... Thỉnh thoảng điên lên cán bộ hô chạy! Thế là chạy hồng hộc một đoạn như một bọn phát rồ. Tôi còn nhớ là có lần hành quân đêm qua trại thương binh, lúc anh em vừa tan buổi chiếu phim tối, đưa gái làng về. Mấy thằng lính Hà Nội nghịch ngợm đi qua, trêu "mẻng" của các đàn anh chiến trận. Họ gom lại vung tó chiến đấu quên mình nhưng cũng không lại với mấy thằng tân binh đầu gấu. Cứ mũ cối gia công Đội Cấn chúng nó lao vào đập, chẳng kiêng dè các đàn anh gì cả.

Trận hỗn chiến cuối cùng thành cuộc rút quân mau lẹ của đại đội tôi. Vì trong số thương binh đó có anh chạy được về trại, gọi thêm quân cứu viện. Thế là chúng tôi chạy. Cán bộ cũng chạy. Không chạy thì họ vớ được thịt ngay. Đừng có dại. Ở đó họ nhiều lần quậy tưng mà xã huyện còn không dám nói gì nữa là! Quân số bổ sung ra đến nơi thì chúng tôi chân lành rút lâu rồi. Trại thương binh hôm sau tuyên bố sẽ sang ăn gỏi mấy thằng lính mới. Chúng tôi cũng chuẩn bị tinh thần tiếp đón, nhưng không thấy các anh ấy sang...

(12)

Sau thời gian đó, chúng tôi được chuyển ra phía ngoài Mậu Chử. Vào đúng cái làng mà lão ( tên bạn tác giả ) ở. Cái làng có cây cầu xi măng bắc qua ao đầu làng. Lúc đó đơn vị Votmuoi chắc đã hành quân vào Nam. Đêm nằm nghe tiếng còi tàu rít u u ...Chẳng biết bao giờ đến lượt đơn vị mình lên đường

Chúng tôi chuyển đơn vị ra Mậu Chử, gần đường cái (QL1) hơn. Một lần, nhân dịp hội thao trung đoàn, đơn vị cho chúng tôi vượt cầu phao sông Đáy sang trung đoàn bộ xem bóng đá. Trận đấu Thể Công gặp Quân khu Tả ngạn. Cũng như truyện "Tinh thần thể dục" của cụ Nguyễn Công Hoan. Chúng tôi dậy từ lúc gà gáy, ăn cơm, điểm danh, lục suc cờ quạt khẩu hiệu để hành quân. Tôi chẳng nhớ gì tỷ số trận đó cả. Chỉ nhớ chúng nó hô: Bền ! Bền ! Các bác mê bóng đá, mê Thể Công có nhớ anh Thái Nguyên Bền tóc xoăn trắng trẻo đẹp giai lai Pháp đá hay không ạ? Anh ấy trước đá Thể công, sau hình như bị kỷ luật gái gú gì gì đó nên phải sang đá cho Quân khu Tả ngạn.

Đó là chúng nó giải thích cho tôi thế! Tôi không biết gì chuyện đó. Nhưng biết rất rõ là hôm đó trời đổ cơn mưa lớn. Chúng tôi ướt như chuột lột. Về đơn vị tôi bị trận sốt to mấy ngày mới khỏi. "Ốm tha già thải" là chế độ quân đội ta, được lính thành ngữ hóa. Ốm trong đơn vị cũ còn có vẻ có lợi chứ ở đơn vị mới này thì khỏe cũng nghỉ mà ốm cũng nghỉ. Chắc là gần đến ngày đi nên chẳng ai bắt chúng tôi tập tành gì nhiều nữa. Chỉ lo đảm bảo quân số đã là một thành công lớn vì độ này tụi nó bùng nhiều lắm!

Đêm cuối thu càng lúc càng lạnh. Tiếng chó sủa ong óc lúc xóm gần, lúc làng xa như có động vì lính trốn, vì quân cảnh đuổi bắt. Một số tiểu đoàn đã lục tục lên đường. Cái dự cảm lên đường hồi hộp nao lòng, bắt đầu từ những tiếng chó sủa đêm đêm. Từ những đoàn gia đình nhà lính vào thăm ngày càng nhiều. Bố mẹ tôi cũng vào thăm một lần. Tôi gửi lại cây guitar mang theo vào đơn vị cho bố mang về. Cây đàn này nay vẫn còn, đang treo trên tường. Chiều hôm đó song thân ra về. Tôi tiễn ra đến đường cái quan. Nhớ mãi hình ảnh bố gò lưng đạp cái xe nam ngược gió ra ga Phủ Lý, đèo mẹ đằng sau tay chống cây đàn...

Bố mẹ tôi là viên chức nghèo nên không có tiền nhiều để cho. Nhưng một số anh em gia đình buôn bán, "phe phẩy" (!?), hay có nghề phụ gia công... thì được cho khá nhiều. Chúng tôi gom tiền, mua hàng mũ trứng vịt luộc ăn với nhau. Rồi Chủ nhật đụng luôn con chó gié nhà chủ. Bác chủ nhà đứng ra gọi người làm hộ, vì bọn tôi có biết thịt chó bao giờ đâu? Bên bờ ruộng khô trắng vì gió bắc đầu mùa, anh ba toa rút những nắm rơm nhỏ, đốt quạt phành phạch, lật đi lật lại con chó để thui lại những chỗ còn da trắng. Chúng tôi lui cui vây xung quanh,

(13)

nghịch đốt những cây muồng khô. Qủa muồng nổ lốp đốp trong lửa. Da chó dần vàng rộm, căng rồi nứt ra vì quá lửa. Mùi rơm đốt, mùi quả muồng cháy, mùi chó thui bên bờ ruộng quẩn quanh rặng bạch đàn...Ôi chao là chủ nhật làng quê !

Có lẽ đó là ngày Chủ nhật cuối cùng yên bình nhất. Mấy ngày hôm sau, các “tham mưu con” đoán già đoán non, phấp phỏng. Tôi thì nghĩ đơn giản là nếu được vào miền Nam thì cũng tốt. Một vùng đất mới chỉ biết qua sách vở vừa được quân ta giải phóng. Vào đó may có khi được đi Sài Gòn xem dinh Độc Lập, đi Cà Mau xem sân chim hay xuống Cần Thơ chỗ anh Phát tôi đóng quân, ăn trái cây “một bụng” ngon hết sảy như anh ấy kể…Hoàn toàn không có một khái niệm gì về cuộc chiến tranh biên giới Tây nam. Các vụ lấn chiếm lẻ tẻ của Pôn Pốt mà báo đài đưa tin không gây một ấn tượng gì. Dẹp mấy vụ đó có các sư đoàn thiện chiến hùng mạnh, cùng một đống vũ khí tối tân của Mỹ chúng ta vừa thu được. Liệu bọn nó sức mấy? Đơn vị mình vào đó có khi chỉ làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế là cùng. Ấy, hồi đó không chỉ tôi mà nhiều thằng cứ nghĩ như thế đấy!

Sáng hôm 18/11/78, cả tiểu đoàn huấn luyện báo động chiến đấu, hành quân ra thị trấn Phủ Lý. Từ Mậu Chử đến thị xã chỉ khoảng 6 km, nên đến gần trưa đã tới đó. Đến nơi thì thấy các tiểu đoàn khác trong trung đoàn huấn luyện (E104) đã tập kết đầy đủ trong sân vận động. Tiểu đoàn tôi vào nốt. Cổng sân vận động được đóng chặt lại. Trưa hôm đấy, trung đoàn ăn bánh mỳ trừ bữa. Đến khoảng 2h chiều, một đoàn văn công bắt đầu đến biểu diễn trên sân khấu. Lòng dạ đâu mà nghe hát lúc này? Một số thằng lính nghịch tinh, ngồi gần sân khấu còn ném xương khẩu mía nhai dở lên ầm ầm...

Đến 4h chiều, đơn vị hành quân ra ga Phủ lý, giữa hai hàng vệ binh lưỡi lê tuốt trần. Từ sân vận động ra ga tàu chỉ khoảng 1 km. Tôi vừa đi trong đội hình hành quân, vừa ngoái lại. Nhìn thấy con em gái với mẹ thằng Thắng Hàng Bè, gia đình thằng Lâm và một số gia đình khác đuổi theo hàng quân. Thằng Thắng học khác lớp nhưng cùng trường với tụi tôi. Họ xông vào thì vệ binh gạt ra ngay. Mấy thằng lính Hà Nội nổi khùng vặc lại. Họ quấn túm lấy nhau. Chao ôi là nước mắt...!

Thành ra bây giờ cứ xem lại đoạn đầu đặc tả cảnh tòng quân trong phim "Đàn sếu bay qua" thì cổ họng tôi nó như nghẹn lại…Một cô gái váy trắng lớ ngớ, len lỏi tìm người yêu tòng quân giữa hai hàng thiết giáp. Tiếng kèn vang vọng lên hành khúc. Và hộp bánh bích-quy sinh nhật tặng người yêu của cô đổ òa, tan vụn dưới xích xe tăng, tan vụn dưới những gót quân hành.

(14)

CHUYẾN TÀU QUÂN SỰ

Có bốn đứa cùng lớp, cùng đơn vị thì bị tách thành hai nhóm. Khi lên tàu yên vị, tôi với thằng T.Anh ngồi cạnh nhau. Còn thằng Bình với thằng Hiệp ngồi hình như ở toa khác. Các cửa toa đóng lại. Lát sau con tàu bắt đầu chuyển bánh. Hàng lính cảnh vệ, và những người thân hôm đó vô tình lên thăm bộ đội, ráng ở lại đến cuối chiều chờ phút chia ly trên sân ga… lùi dần, lùi dần…

Đến ga Nam Định, tàu dừng một lát ngắn. Rất đột ngột, bố T.Anh xuất hiện ở ngay đầu toa. Chúng tôi cùng chạy đến. Ông đã từng học ngành đường sắt ở Bắc Kinh. Lúc đó, ông làm cán bộ điều độ tại ga Hàng Cỏ nên biết rõ hành trình của các chuyến tàu. Chỉ ông mới có đủ trách nhiệm và quyền hạn cần thiết để lên toa quân sự này. Người cho chúng tôi một ít tiền và dặn rằng: anh em chúng mày, dù ở đâu cũng phải phải bao bọc lấy nhau.

Bố nó cũng như bố tôi thôi! Mấy tháng trước, khi vừa thi xong nghỉ hè. Chúng tôi toàn đạp xe lang thang ngoài đường, đi chơi về muộn. Chổng mông tắm ở máy nước công cộng cho khỏi nóng. Khuya mới về nhà nó lục cơm nguội ăn, rồi lăn ra nền ngủ. Sự hiện diện của ông tại toa này, như nhắc rằng những ngày hè cuối cấp đó còn tươi rói. Rồi ông xuống tàu, lên chuyến tàu tránh ngay tại đó ngược trở lại Hà Nội. Tôi vẫn nhớ lúc đó trời còn chưa tối hẳn, mặc dù đèn hành lang trên ga đã sáng. Nước mắt anh em tôi giàn giụa…

Đêm đó là một đêm thật buồn. Đồng bằng tối đen. Có những chấm vắng đèn đêm xa lắc, trôi ngược chầm chậm qua cửa sổ, trong tiếng bánh xe lăn ù ù...Cây đàn guitar thằng Bình Hàng Giấy mới đưa cho tôi trên sân vận động còn nguyên trên xích đông kia. Cây đàn này đã cùng chúng tôi đã hát bài Guantanamera, với bộ trống do con trai ông Cát Huyền Minh số 11 Hàng Giấy chơi trong hội diễn cuối cấp. Hy vọng là thằng Bình còn giữ hình ảnh cây đàn đó trong những tấm hình học sinh sót lại. Nếu còn thì tôi sẽ đưa lên đây như một tri ân. Nhưng từ nay, cây đàn này sẽ sống một cuộc sống khác. Để rồi nó vỡ tan hoang trong một cú đập mà tôi, trong một lúc tuyệt vọng, đã vạng không thương tiếc vào cái cột nhà sàn bên bờ sông của một đất nước khác: bờ sông Niếc Lương.

(15)

Quãng chừng khuya, tàu đang chạy chậm, chuẩn bị vượt cầu Hàm Rồng thì rầm rầm dồn toa, khựng lại bất ngờ. Có tiếng hô, tiếng quát mấy toa dưới. Đó là mấy ông lính đào ngũ sử dụng phanh khẩn cấp trong toa để dừng tàu. Họ quăng ba lô qua cửa sổ, cũng theo cửa đó tuồn ra rồi mất hút trong bóng đêm. Không ai truy đuổi theo cả. Nhốn nháo một lúc rồi tàu lại chuyển bánh… Đến sáng hôm sau thì tất cả cái sự buồn vỡ bích quy hôm trước tan biến. Khung cảnh bên đường luôn thay đổi.

Tàu chạy qua những vùng đất trước tôi chỉ biết qua sách vở, khiến lòng người háo hức. Đường sắt Quảng Bình có những đoạn chạy lút giữa những đồi gianh cao ngập đầu người. Những đoạn đường đất heo hút cắt ngang, có những em bé chỉ mặc áo mà không mặc quần, nheo nhóc đứng trông theo đoàn tàu. Những cầu sắt nhỏ, bắc qua những lạch nước bỗng réo lên ù ù khi tàu vượt qua. Sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu xanh biếc. Chỉ có những con ngòi sâu vùng thượng du mới có cái màu xanh thủy tinh đặc biệt ấy… Chắc mọi người còn nhớ là hồi đó chúng ta thường có những cuốn lịch bỏ túi xinh xắn. Bìa thường in cành đào hay hình một cô gái đẹp. Trong cuốn lịch đó có một mục thống kê các ga trên tuyến đường sắt Thống nhất từ Hà nội đến Sài gòn và độ dài từng cung đường.

Tôi chúi mũi vào đó để tra tên ga xép, biết mình đang đi qua đâu. Năm ngoái, chuyến đi xa nhất về phương nam theo cơ quan bố đi nghỉ mát là mới chỉ đến Sầm Sơn, Thanh Hóa. Vậy nên tôi gần như ôm chặt cái cửa sổ, mắt hút hết cảnh vật trên đường… Một phác thảo theo ấn tượng còn lại:

Cầu Hiền Lương bé tí. Cửa Tùng bên tay trái xa kia. Nơi đó cách đây 18 năm, Nửa đêm bố đạp xe ra Hồ Xá. Đánh điện về nhà đặt tên cho mình.

(16)

Lịch kịch! Rình rình… Quảng Trị cát trắng... Những ruộng ớt đỏ. Những con đường vắng. Những nhà tôn tạm bợ không người. “Đây là ga Huế!”. Các công tằng tôn nữ mập và hơi đen. Vị trà đá uống chưa quen.

Lăng Cô: năm hào được một đống ghẹ luộc.

Hải Vân

Đệ nhất hùng quan

Hổn hển hai đầu tàu kéo đẩy. Chui hầm tối.

Lính mồm reo...

(17)

CĂN CỨ LONG BÌNH

Hành trình xuyên Việt băng xe lửa kết thúc ở ga Hố Nai.

Xe tải đón về Long Bình. Ấn tượng nhất là cái cổng lớn ghép bằng những tấm ghi thô sơ, trông xấu thậm tệ. Sau mấy ngày đi tàu, mồ hôi chua loét. Cả đoàn tranh nhau ra cái giếng to tắm giặt. Lần đầu tiên biết nhai bo bo toàn tòng. Những hạt bo bo màu nâu nấu cứng, nhai lép bép trong miệng. Vậy mà mỗi đứa cũng chỉ kịp hớt hai bát là nhẵn nhụi. Ở ngoài Bắc chúng tôi ăn cơm độn ngô vàng. Còn trong này là bo bo. Lương thực cho lính như vậy là có khác nhau theo từng vùng.

Chúng nó bảo ở đây gần Sài gòn lắm rồi. Những đứa có họ hàng, người nhà, gửi đồ lại cho nhóm cạ rồi tếch đi chơi luôn. Không biết có đứa nào tếch thẳng không? Tôi không có ai quen biết nên nằm lại. Vét mấy đồng còn lại theo ra cổng ăn đậu phụng chiên da cá, uống nước rau má.

Cái nước rau mà hàn tính đó, nó xỏ tôi một vố sau này. Kể luôn là thế này: Hồi ra viện sư đoàn, trốn về Sài gòn cùng thằng Trung thì có đến ở nhà bác nó tá túc chờ tàu. Nhà chật, lại đông người. Gồm có hai bác, hai cô con gái trạc tuổi tôi. Lại thêm tôi với thằng Trung thành 6 người trong một diện tích khoảng 10m2. Tôi với thằng Trung ngủ trên gác lửng cùng ông bác. Còn bác gái với hai cô ngủ tầng trệt. Hồi cơm chiều xong, ra ngõ làm ly rau má mát lạnh cho khoái khẩu. Đến đêm thì bụng đau quặn, sôi ùng ục. Cá mắm Căm pu chia tẩn nhau với nước rau má lạnh Sài thành dữ dội. Đành ôm bụng đi xuống nhà cầu. Lối đi lại phải qua giường các quý bà. Thế mới bất tiện.

Đêm đó tôi diễu qua diễu lại cái giường đó không dưới 5 lần...Nhưng điều đó không tệ bằng cái thứ âm thanh trung thực, lại không phải tiếng vĩ cầm do tôi, đúng hơn là do rau má, phát ra từng đợt qua cái cửa tạm kề giường ngủ bằng tấm ri đô. Mặc dù tôi đã cố gắng vận hết sức để giảm thiểu volume. Báo hại là hình như càng cố gắng, khi buột ra thì nó càng vang vọng đến tàn tệ. Bây giờ nghĩ lại vẫn thấy xấu hổ nhục nhã. Huống hồ là khi đó mới hai chục tuổi đời sĩ diện chứ mấy. Khổ quá! Ở Sài gòn cũng có cái khổ của Sài gòn. Đâu cũng có những nỗi khổ riêng.

(18)

Thôi tiếp câu chuyện cho chóng quên.

Được mấy bữa thì xe quân sự đến đón. Cái xe ca trong này cũng khác xe ngoài Bắc. Nó dài ngoẵng và xanh xanh đỏ đỏ rất vui mắt. Lúc đó cũng chẳng biết mình được đón đi đâu. Chỉ biết xe thẳng hướng Sài gòn là thấy sướng. Nhưng nó chỉ chạy đến Thủ Đức thì rẽ phải. Chẳng thấy hòn ngọc Viễn đông trong mong ước đi qua. Dần dần thì chỉ thấy rừng cao su mút mắt. Cảm giác nữa là đường quá nhẵn, quá tốt, khác hẳn những con đường thơ ấu đầy ổ gà ngoài Bắc. Hồi nhỏ đi sơ tán theo viện bố, tôi hay được ngồi ké ghế trước cái com- măng- ca *** vuông của ông. Đường Hà nội lên Vĩnh phúc có 50 km mà nó chạy mất đến 3 tiếng lận. Đây thì xe cứ vù vù lướt êm cuốn mù bụi vàng. Bên đường thoáng qua, những quán nước có những nải chuối tây treo lủng lẳng. Thêm một nhận xét là chuối rẻ như cho, và toàn một loại chuối tây.

CĂN CỨ TRẢNG LỚN

Cho đến khi chuyển từ trạm Long Bình về cứ của Sư đoàn 9 ở Trảng Lớn, Thị xã Tây Ninh năm 1978, tôi - một binh nhì 18 tuổi đời vẫn chưa có hình dung nào về chiến tranh trên bộ, về những ngày tháng mình sẽ đi qua cùng trung đoàn mình được bổ sung vào. [/FONT]

Thị xã Tây Ninh, một thị xã biên giới xinh xắn và xanh ngắt nằm yên tĩnh giữa một vùng đất đỏ. Đoàn xe quân sự vừa dừng bánh, các dì, các em chìa tận cửa xe mời mua những bịch nước mía đá, những gói kẹo đậu phộng... “Mía ghim! Mía ghim....Năm hào một cây mía ghimm...”. Xe lôi, xe thổ mộ ngược xuôi. Toà Thánh Cao Đài, chợ Long Hoa người đi lại nhộn nhịp. Đám đông dân chúng thỉnh thoảng điểm sắc lính áo xanh. Trong một vài quán cóc, dăm ba thương binh chống nạng hoăc băng tay trắng toát, phì phèo điếu thuốc rê trên môi, nhìn theo đoàn lính mới ra chiều thông cảm...

(19)

Chúng tôi được gom vào tiểu đoàn 31, một tiểu đoàn với chức năng huấn luyện bổ sung của sư đoàn tại căn cứ . Nhưng những ngày ở đó, cũng không có huấn luyện được thêm gì. Quanh khu căn cứ, có một đội quân đầu nậu thu gom "ve chai" các đồ thải, vật dụng chiến tranh, quân cụ...Tôi thấy hồi đó toàn các anh em lính cũ nằm trông cứ ở Trảng Lớn suốt ngày đi kiếm đồ trong căn cứ, giấu gom một chỗ. Đêm mang qua lỗ thủng hàng rào bán. Tấm ghi lót đường băng có giá nhất. Kế đến là tôn, cọc rào thép gai có các tai móc, cát tút đạn 105mm...Sau mót hết rồi thì đào dây điện. Thỉnh thoảng bị vệ binh rượt, bắn đùng đùng, quăng cả ghi mà chạy. Vệ binh phục ở các đường rào thủng "dân sinh" này là chắc ăn. Thu lại được thì cũng bán nhậu nốt.

Tiểu đoàn trưởng vệ binh sư 9 năm 78 tên là đại uý Thanh Nga. Ông này lúc nào cũng có mùi rượu. Nhớ cả anh Lan đội trưởng vệ binh cổng Trảng Lớn nữa... Một hôm, tôi đang ngồi uống nước mía, cái áo mút mang đi từ ở nhà khoác buộc trên cổ thì ông ấy với mấy thằng lính vệ binh xộc vào. À! Thằng này định bán quân trang! Bắt nhốt cho tao! Tội nghiệp cái thời đó! Cái áo mút cũng phải được mấy chục. Và nó không phải là quân trang mà ở nhà mang đi mặc trong quân phục cho khỏi lạnh. Thế là mình vào "boong ke", vốn là cái thùng dù tiếp vận Mỹ, chật và nóng điên người. Còn cái áo thu được thì tụi nó bán, nhậu ngay lúc đó. Cà tưng cà tưng lên rồi thì ném đá hoặc lấy thanh sắt đập vào thành boong ke làm chói ù hết tai. Nhậu tàn thì chúng nó thả tôi ra. Ông Thanh Nga lại còn ca mấy câu vọng cổ nữa, rồi chúng nó cười ầm cả lên...Tôi lủi thủi đi về tiểu đoàn huấn luyện. Ức nghẹn họng, nước mắt cứ giàn giụa vì từ bé đến lớn chưa bao giờ bị cư xử bất công như thế.

Cái nhớ nữa ở Trảng Lớn là ổ bánh mỳ suất buổi sáng của lính. Cái bánh mỳ nho nhỏ thơm dậy mùi men đặc biệt. Nhất là khi nó vừa được dỡ ra từ bao tải còn nóng hôi hổi. Suất sáng điểm tâm này chúng nó liếm một phát hết nửa cái. Còn mình cứ dè dặt nhấm nháp. Cái bánh mỳ thơm, bột trắng và vỏ giòn tan, hơn loại bánh mỳ mậu dịch mà chúng tôi gặm suốt những năm thơ ấu. Nhớ sang cả cái lúc tụi tôi 4 đứa Tùng, Vinh, Anh, Thọ trong năm học lớp 9, trong một lần trốn tiết. Đổi 8 cái tem lương thực 250g lấy 8 cái bánh mỳ sừng bò, rồi lên hàng cây cơm nguội trụi lá mùa đông trên khách sạn Thắng Lợi gặm. Từ đó kết giao thành hội VAT. Bây giờ, cả bốn đứa đều vào vùng biên giới Tây nam này.

Trảng Lớn là căn cứ cũ của sư đoàn 25 QLVNCH trước đây, nằm ngoài rìa thị xã Tây Ninh, bao gồm nhiều phân khu độc lập. Các phân khu giới hạn bởi các hàng rào thép gai phủ đầy cỏ Mỹ, vạch ngang dọc những lối chồn đi. Bấy giờ đang là mùa khô. Ngày nắng, bụi, nhưng đêm về gió chướng lùa qua lỗ vách tròn, vốn là những tấm ghi lột lên từ đường băng dã chiến cũ, lạnh gai người. Bình minh mùa khô phương nam thật lạ. Chân trời đỏ rực với những dải mây thấp, loang lổ xám. Chưa đến giờ tập thể dục. Tôi còn đang ngái ngủ bỗng dỏng tai nghe.

(20)

“Vi vi vuuut...Oành! Oành...! Tất cả chạy nháo ra sân. Trung đội trưởng hét lên: “Tản ra! Nằm xuống! Pháo 130 ly nó giã đấy! Mấy quả nữa bắn trúng dãy nhà tôn bỏ không mé bên trái, giật tung mái bay xoang xoảng. Tôi không còn thấy sợ nữa nhưng bắt đầu hiểu rằng: Chiến tranh thực sự rồi! Nó bắn thêm mấy quả nữa rồi ngưng, chắc sợ ta dò toạ độ phản pháo hoặc oanh tạc không quân. Cỏ Mỹ khô bắt lửa cháy giần giật. Tàn lửa bay tung toé trong khói cuồn cuộn.

Ngày 25/11/1978, buổi tối, trong khi đang điểm danh đơn vị, bầu trời thị xã đột nhiên sáng bừng bởi hàng trăm vệt đạn vạch đường xé toạc màn đêm yên tĩnh. Lính mới nhốn nháo cả lên. Đại trưởng hô: “Giữ nghiêm hàng ngũ! Các đơn vị phòng không đang diễn tập đánh máy bay địch! Tiếp tục điểm danh đi”.

Đêm đó, tôi đã cảm thấy hơi thở của những ngày báo động cũ đang phả nóng tai mình. Đã sáu năm trôi qua, kể từ cuối năm 1972, bây giờ mới lại nhìn thấy đạn cao xạ vạch đỏ trời đêm.

HAI CÂY ĐÀN GUITARS

Đại đội có hai cây đàn guitar. Thằng Long Hàng Giấy có một cây, thằng Bình nhóm tôi có một cây. Thằng Long là học trò thầy Văn Vượng. Như tôi đã nói ở phần trước, nó chơi cổ điển bài bản. Các bản Vũ khúc Tây Ban Nha, Arabia, Bài ca hy vọng, Cô gái vót chông….đâu ra đó. Kỹ thuật t’remolo hai ngón của nó rất nhuyễn. Tôi thì tự đọc giáo trình Maloloff cùng các thế tay, các hợp âm đơn giản ở nhà. Chủ yếu học chuyền tay mô-đẹc đường phố là chính. Nhưng khi là lính, nhất là đã nhậu sừng sừng thì “chát bùm bùm” có vẻ thích hợp hơn là “t’remolo”. Văn hóa bình dân quần chúng, ca khúc chính trị chiếm ưu thế với âm nhạc hàn lâm a ca đe my con sớt. Điều đó được thể hiện hùng hồn qua số nhóm khán giả của tôi đông hơn gấp nhiều lần. Khi thằng Long đàn thì chỉ mỗi mình nó nghe.

Còn khi tôi đàn, đúng hơn là bật bông phừng phừng phừng…thì chúng nó lăn vào vỗ thùng đàn thay trống bass. Nhiều thằng gõ thìa theo phách. Các loại khác thì gào lên một cách đáng sợ. Thế mới biết cạnh tranh nghệ thuật thật là khủng khiếp! Tôi thật khoái chí về điều này,

(21)

mặc dù vẫn vừa nể, vừa ghen tức với cái thằng đàn một mình lặng lẽ kia. Có lẽ tôi đã đi đúng với định hướng dòng chảy văn nghệ thời chiến. Đàn đi liền với hát, vừa mồm vừa tay. Tay chẳng ra gì thì đã có cái mồm kia nó giúp đỡ. Thế cũng tốt!

Một buổi tối, C bộ sau cữ nhậu gọi tôi xách đàn sang. Tôi chẳng ngần ngại gì mà không thể hiện. Xem nào? Cuộc đời vẫn đẹp sao này; Hạnh phúc ơi, mau đưa ta về chốn cũ xa xôi, mà thời gian trôi đi ta có thấy đâu…này. Rồi là: Hoàng hôn buông xuống bên sông êm đềm…mờ xa thành phố lung linh ánh đèn…Khúc ca mùa hè, nắng trong chiều về…Các bạn chắc còn nhớ những bài hát hay hay, trữ tình… trong thời gian cả nước hát hành khúc đó. Mặc dù không phát trên đài, không in các bướm nhạc, nhưng bằng cách nào đó, nó vẫn được các tay chơi nghiệp dư và không nghiệp dư hát, đàn ở các nơi không chính thống.

Chát phình phình…! C bộ ngày càng bốc. Một đám lính B tôi nữa kéo qua. Thủ trưởng ơi nhảy đi! Được! Mấy thằng em nhảy đi. Thế là chúng nó nhảy giật đùng đùng không khách khí. Sân đất bụi mù dưới trăng suông. Thằng liên lạc té nước ra sân cho khỏi bụi. Lính Hà nội lăn vào nhảy tiếp. Thủ trưởng ở đây không giống thủ trưởng ngoài Bắc, hay thật! Tàn cuộc vui, C trưởng (tệ thật, không nhớ tên) bảo tôi ở lại. Sau khi hỏi han tên tuổi trích ngang…anh ấy bảo tao sẽ gửi mày lên đội văn nghệ Sư đoàn.

Hai hôm sau, tôi khoác ba lô, đội nắng lội bộ lên đội văn nghệ đang tập trung, chuẩn bị biểu diễn cho ngày 22/12. Ối giời là giời! Mừng khấp khởi. Thằng Bình tặng cây đàn của nó cho tôi. Từ nay chia tay mấy đứa cùng lớp cũ Phan Đình Phùng. Chúng nó cũng mừng cho tôi, nhưng chắc cũng khá buồn.

Lên đến nơi thì đội đang tập. Tạm dừng mươi phút để chú phụ trách xem các giấy tờ tôi trình. Gọi là chú vì tóc chú ấy cũng có những sợi bạc rồi. Nào chơi thử một bản đi. Thế là tôi chơi bản Danube waves đúng giáo trình của F. Ianovici. Được rồi! Thử hát một bài nhé! Tôi hát: …Cả tình yêu, mang cho ta nhiều nỗi xót thương đau. Giờ đây không biết em ở phương nào…Được rồi! Đội tập tiếp nào! Còn em xuống bếp báo cơm nhé!

(22)

Ăn cơm trưa xong thì anh Đoàn, tay trống trong dàn nhạc, gọi tôi vào buồng riêng của anh ấy. Anh ấy cũng người Hà nội. Câu chuyên lan man ca khúc. Anh ấy cũng thuộc nhiều bài hát “Nhạc trẻ” thời đó. Một thời để yêu, Tình ca hồng, Trong nắng trong gió… các bài trong băng Thanh Lan, Nhạc trẻ 2… đang thịnh hành. Cuối cùng, anh ấy hỏi tôi là có vàng không? Hai chỉ thôi! Em làm gì có vàng, và để làm gì? Không có à? Được rồi, chú em có năng khiếu đấy! Để anh nói giúp cho.

Buổi chiều. Tôi được thông báo chính thức là đội văn nghệ sư đoàn đã đủ biên chế rồi. Đến khi khác có dịp thì sẽ gọi lên. Ngay chiều tối hôm đó, tôi lại vác ba lô cùng cây đàn về tiểu đoàn 31. Lòng không buồn lắm, vì lại được sum họp với mấy thằng cùng lớp. Cười lên đi em ơi! Dù nước mắt rớt trên vành môi. Hãy ngước mặt nhìn đời…Bạn có biết ca khúc này của Lê Hựu Hà không?

Cuối cùng thì âm nhạc hàn lâm và ca khúc chính trị, “t’remolo” lẫn “chát phình phình” , đàn nào thì cũng đều lên đường ra chốt biên giới hết!

RA CHỐT

Ở căn cứ thêm mấy ngày nữa, ngày 8/12/1978, chúng tôi lên đường ra chốt.

Lại lên xe. Nhưng không phải xe ca nữa, mà là xe REO, loại xe vận tải quân sự của Mỹ. Chạy về hướng Sài Gòn à? Ai cũng thắc mắc, mặt trận ở hướng Tây kia mà? Lại qua những xóm ấp yên bình, những cánh đồng, trảng mía ngút tầm mắt, sông Vàm Cỏ đông nước xanh ngăn ngắt, thị trấn Gò Dầu hạ tấp nập... Chóp núi Bà Đen uy nghiêm chầm chậm xoay mình theo hướng xe lăn....

Bây giờ thì chóp núi ấy đã ở phía sau chúng tôi, hơi chếch về tay phải. Có nghĩa là trước mặt là hướng chính Tây...Đường bắt đầu vắng teo. Cánh đồng không cày cấy cỏ dại dày rịt, vàng úa. Một con đê thấp nằm chắn ngang cánh đồng, đùn lên là mấy ụ đất bao quanh mấy khẩu pháo tự hành lừng lững. Dãy lều bạt lụp xụp nửa chìm nửa nổi. Đơn vị pháo chiến dịch 175mm (pháo Mỹ) đấy! Cửa khẩu Mộc Bài đấy! Biên giới đấy! Ôi chao biên giới là thế này đây...! Nó không như hình dung của tôi. Đoàn xe bình thản vượt qua ranh giới vô hình ấy. Chúng tôi

(23)

ngoái lại nhìn nước Việt một lần nữa. Ôi đất nước mẹ tôi em tôi! Có lẽ nhiều nghìn ngày nữa, trên những con đường đầy khói bụi của chiến tranh, có thể tôi sẽ gặp, hoặc không gặp lại Người!

Đồng không mông quạnh. Thốt nốt mọc theo những bờ ruộng thành từng cụm hoặc đơn lẻ. Xe chạy nhanh và xóc lắm. Cả bọn bám thành xe, nghiêng ngả. Gần đến ngã ba Chi Phu, đoàn xe rẽ trái xuôi về hướng nam theo con đường đất chừng 1.5 km rồi dừng lại. Bộ đội xuống xe, tập trung dưới một chòm thốt nốt khá rộng. Đã có một số các “thủ trưởng” nhốn nháo chờ sẵn đón chúng tôi ở đó. Một cha gầy nhẳng, thấy tôi xách cây đàn gọi nhắng lên:”Tuấn ơi! Tuấn ơi! Lấy thằng này!”. Các anh ấy là cán bộ tiểu đoàn 4 lên thẳng trung đoàn chọn quân rôì dẫn về. Tôi và nhiều anh em Hà Nội khác được điều về tiểu đoàn 4, trung đoàn 2, sư đoàn 9 thuộc quân đoàn 4. Anh Tuấn - hỗn danh Tuấn “còi” , trung đội phó thông tin tiểu đoàn dẫn tôi và đoàn lính mới tò te băng đồng về chốt. Bố này muốn doạ , hoặc ra điều ta đây lính cũ thỉnh thoảng lại nhắc: “Bảo đi khom là đi khom, bảo chạy là chạy rõ chưa! Không 12.8 mm nó quất cho bỏ mẹ!”. Tiếng thì eo ** như con gái, nghe vừa tức, vừa buồn cười.

Xế chiều hôm đó, chúng tôi về đến chốt Long An. Địa bàn chốt giữ của tiểu đoàn nằm trọn trong vùng Mỏm Vẹt, phía nam cách ngã ba Chi Phu chừng 4 km.

Tiểu đoàn bố trí đội hình hàng ngang theo chiều dài một con đê thẳng tắp. Đại đội 2 nằm ngoài cùng, gần phum chùa có cái mái ngói đỏ. Tiếp đó là đại đội 1. Đại đội 3 nằm nhô lên phía trên đội hình tiểu đoàn chừng 350m trong một cụm nhà cũ đã bị phá huỷ. Đại đội 4 - đại đội hoả lực nằm gần tiểu đoàn bộ, hơi chếch về bên trái. Đã bắt đầu mùa khô nhưng những căn hầm nửa nổi nửa chìm tựa vào bờ đê vẫn toát lên mùi mốc ẩm. Thôi nhé từ nay vĩnh biệt thời huấn luyện! Ah ha! Cái phản lính dài dằng dặc trại Trảng Lớn trở thành niềm mơ ước. Còn cốc chè đậu đường đen thị xã Tây Ninh, trong tiếng hát ma mị Khánh Ly chừng thuộc một thế giới xa mờ. Thôi tiến lên nào, anh lính chiến!...

Chập tối. Các cán bộ lục tục về hội ý tiểu đoàn. Tiểu đoàn trưởng lúc đó là anh Huỳnh Ngọc Sơn. Chính trị viên là anh Sông. Các anh ấy gọi tên hiệu anh ấy là “già như Sông”

(24)

Đêm đầu tiên lính mới về thì được nghỉ, không phải gác. Hầm thông tin thêm 6 người nên chật. Tuấn còi B phó bảo tôi ra ngoài hầm truyền đạt ngủ. Hầm này nằm ngoài cùng, cách hầm gác có 5-6m. Tôi ôm mùng ra đó nằm luôn một mình. Nửa đêm thấy lục sục trong mùng, rồi có con chết tiệt gì nằng nặng, ngồi chồm hỗm trên ngực mình. Bật quẹt lên mới thấy con chuột to kinh khủng. Nó phải to bằng bụng chân người lớn. Thấy ánh sáng, nó cuống lên nhảy tứ tung phá chạy nhưng vướng mùng không ra được. Bực cả mình! Tôi mới rình chụp tấm chăn dạ đỏ Nam định lên người nó rồi vồ được. Hai tay cứ thế bóp xiết của nợ nần nẫn ấy vì một tay không đủ vòng. Nó chết tươi ằng ặc qua lần chăn dạ. Sau tôi vất xác ra ngoài, kéo chăn ngủ tiếp.

Chuột ở chốt Long An nhiều nhưng anh Ky a phó hữu tuyến nói chưa khủng bằng chốt Ngã tư Nhà Thương. Bọn chuột xơi quen bông băng , máu mủ, thịt cắt lọc thương binh tử sỹ trong trạm phẫu nên con nào con nấy núc ních, thành tinh cả. Thằng Hải cụt dưỡng thương xong mới về đơn vị. Chưa kịp nhận nhiệm vụ thì đêm đó, một con chuột đại tướng, có lẽ là con đầu đàn, ngửi mùi da non chỗ ngón chân cái cụt của nó táp ngay một miếng. Thằng này kêu ré lên, máu tuôn ướt vạt mùng. Hôm sau lại phải cho lên K.23 điều trị tiếp. Trạm phẫu được ưu tiên thực phẩm cho anh em thương binh. Hồi đó đánh gần biên giới nên ngoài thịt hộp, mỳ tôm, rau xanh… thỉnh thoảng còn có trứng tươi do Hội Phụ nữ tỉnh Tây ninh và các má gửi cho. Các anh què đánh chén xong, vỏ hộp thịt, vỏ trứng xả bừa bãi. Đêm chuột kéo vào bãi xả càm vỏ hộp, tha vỏ trứng lục sục ầm ĩ như địch vào. Lia đèn pin, thấy khắp bãi cả đàn chuột chạy rầm rầm.

Tình hình những ngày cuối năm 1978 ở địa bàn đứng chân của trung đoàn 2 khá yên tĩnh. Ta và địch cách nhau một cánh đồng rộng khoảng 1.2km. Ngoại trừ một lần vào lúc chập tối, tiểu đoàn trưởng Sơn lệnh cho đại 3 mang cối 60 tập kích địch để thăm dò. Khẩu đội cối bò lên trước đội hình khoảng 600m, nạp liều 3 bắn chừng hơn chục quả. Địch trả lời bằng 12.8 mm toang toác suốt đêm.

Hầm của trung đội thông tin nằm gần hầm tiểu đoàn. Ban ngày, tiểu đội hữu tuyến củng cố lại dây dợ máy móc. Tiểu đội vô tuyến 2W chúi đầu học bảng mật danh mới. Thằng Vỹ, thằng Mạnh, Thằng Ban trố suốt ngày lầm bầm như cầu kinh: “01 tiểu đội, 02 trung đội, 03 tiểu đoàn, 04 trung đoàn....” Cha Nhương - tiểu đội trưởng 2W suốt ngày càu nhàu vì quân lâu thuộc. Nhưng tôi dám chắc nếu kiểm tra thì chính bố này thể nào cũng tạm tịt nhất. Đã thế lại còn cái tính hay chê, bôi bác người khác. Chẳng hạn kể chuyện anh Hoạch bên hữu tuyến, hồi mới giải phóng Sài Gòn cứ tưởng cái bồn cầu là chậu vo gạo. Thế là cứ tống gạo vào vo.

(25)

Đến khi giật nước gạo trôi đi sạch cứ thắc mắc um lên. Lại còn luôn mồm chửi tiện nghi của bọn tư bản là thâm độc. Hay chuyện Khương “khàn” dưới đại 1 dẫn lính đi khao. Không biết gọi phin cafe là gì mới e hèm cất giọng khàn khàn: “Này cô em! Cho một số cái nồi ngồi trên một số cái cốc” ! Hết biết!

Tuy tiểu đoàn bộ nằm lui về sau đội hình nhưng vẫn tổ chức gác ba vọng đề phòng địch bâu bám mật tập. Tôi đã biết định vị sao Tua Rua để căn giờ gác. Trong đêm, nếu ếch nhái đang rỉ rả ầm ĩ mà tự nhiên im bặt, hoặc chim đêm trong chòm cây phía trước bỗng dưng xao xác là phải coi chừng. Luồn hào về bấu tay anh em dậy rồi trở lại vị trí gác ngay. Hãy cúi thật thấp sát mặt đất, dùng nền trời đêm sáng mờ làm phông sẽ dễ phát hiện địch hơn.

Lại còn muỗi mới khiếp. Muỗi Chi Phu có họ với muỗi Đồng Tháp mười, con nào con nấy to như con châu chấu con. Áo ka ki ga ba đin Nam Định không là cái đinh gì. Vòi muỗi xuyên qua hết. Muỗi đốt không ngứa mà đau nhói vì toàn muỗi đói. Muỗi lăn xả cảm tử xông vào đốt người. Không được đập vì sẽ gây tiếng động. Cũng không được dùng dầu gió xoa vì ban đêm trên đầu gió, mùi dầu sẽ lan rất xa. Chỉ được phép vuốt thôi, vuốt đến đâu lép bép đến đó... Có anh (chắc là con bác Ba Phi) còn kể là hồi mùa mưa, mình nằm trong màn. Muỗi bâu kín ngoài màn hết lớp này lớp khác, một lúc thì dây màn (dây dù) đứt phựt. Lỡ để một ngón tay sát chân màn, muỗi châm ngay. Những con khác không châm được thì châm ngay vào bụng con đang hút máu mình thành một dây chuyền dài hàng mét. Tóm lại là cũng biết làm ăn theo kiểu hợp tác xã.

Tôi được điều xuống đại đội 1 cùng với anh Ky. Đại trưởng đại 1 lúc đó là anh Thẩm, người Hà Bắc. Đại đội phó là anh Liêu, người Hà Nam Ninh. Ngay ca gác đầu tiên khi phối thuộc với đại đội 1 ở chốt Long An là tôi đã nổ súng “tiêu diệt địch” rồi. Đang ngồi gà gật lơ mơ trên thành hầm quan sát sở đại đội thì giật mình có tiếng động. Thằng “địch” đen đen ngồi chồm hổm cạnh bờ ruộng. Nó còn chống nẹ, cánh tay áo phất phất...Người tôi túa mồ hôi lạnh, nhưng tay vẫn kịp xiết cò. Khẩu đại liên bên tay trái ăn theo tằng tặc một tràng. Tất cả túa ra hầm. Anh Liêu đại phó hỏi mày phát hiện hướng nào? Sao nó không bắn lại?

Tôi nói không biết! Chắc bị tiêu diệt rồi, kia kìa! Lão ấy với thằng Đồng xồng xộc vọt hào lên đấy luôn. Đ...má! Ông ấy chửi ầm ĩ... Tiêu diệt gì bay cái gốc chuối cụt? Lúc đó vừa sợ, vừa ngượng, nhưng cũng thấy thêm yên tâm ấm áp nữa. Vì lúc đó chưa hết ca, chúng nó vẫn còn lục sục thức cùng với mình chán...!

(26)

Những ngày rảnh, mà nằm chốt thì toàn những ngày rảnh. Rất khoái! Không vất vả như thời huấn luyện. Chỉ có mỗi ban đêm khổ vì gác địch. Những ngày như thế, tôi xách AK đi vẩn vơ dọc bờ mương bắn cá. Tháng 12 rồi mà sen hồng, súng hồng vẫn nở. Điều đó quả là lạ với một anh học trò mới đi bộ đội. Nhớ sen hồ Tây, cữ tháng chạp là sen tàn. Chỉ còn những cọng khô, tiêu điều xơ xác. Lá sen tàn, quăn lại trong gió bấc. Đầm sen hiu hắt, lấy chỗ cho những con le le lầm lụi, chổng mông lên lặn hụp kiếm mồi. Ở đây sen, súng vẫn rộ như mùa hè. Nước trong leo lẻo… Đứng rình một lúc, từng đàn cá “mã giáp” to cỡ bàn tay từ từ nổi lên. Thân cá dẹp, lốm đốm chấm hoa, đôi râu vây ngực dài thướt. Đích thị cá mã giáp(!). Tôi há cả mồm ra mà nhìn. Nghĩ thầm sao cá mã giáp ở đây sao nó to khủng thế?

Ngày bé, tôi ham nuôi cá cảnh. Buổi trưa hay mò ra hàng mấy bà bán cá, nơi tiếp giáp giữa chợ Đồng Xuân và chợ Bắc qua. Cá gì mà tôi không lạ? Vạn long, mã giáp, thần tiên, sê can, hồng tử kỳ, kiếm mắt đỏ, mún, ngựa vằn, hắc quần, mây chiều…Rồi chọi hồng, chọi tím than…Rẻ nhất, mắn đẻ nhất là mấy anh khổng tước. Con đực bé tí và đỏm dáng, lúc nào cũng xun xoe quanh con cái, rình húc *** vào cái bụng đầy trứng. Cái giống khổng tước cái, động tí là chửa... Tóm lại không thiếu loại gì tôi không biết. Nhưng quả thực cá “mã giáp” to như bàn tay thì chưa thấy bao giờ.

Bụp! Cá láng trắng nước. Tôi lội ào xuống vớt được mấy con chạy về khoe ầm lên. Các anh ấy ôm bụng lăn ra cười. Mày bảo gì? Cá mã giáp hả? Mã giáp là cá gì? Ối giời ơi…! Mấy con sặc bông mà bày đặt mã giáp.

Lại học được thêm một từ mới :”bày đặt”. Đơn vị năm đó toàn lính Bắc, từ quan tới lính. Nhưng ngôn từ thì điển hình rặc Nam bộ, tuy vẫn giữ giọng Bắc. Từ đó, tôi quen dần với những từ :”cà chớn”, “dễ nóng”, “bầy hầy”, “siêng nhác”, “nói nam nam”…Và cũng học thêm một điều nữa là bắn cá xong phải lấy miếng mùng rách vớt ngay.. Vì nó bị sức ép, bị choáng thôi. Chỉ một lát sau là nó hồi lại. Cá mang về đun với lá, với đài hoa cây chân vịt chua cọng tím là món ăn hàng ngày của lính chốt.

Bố Nhương lại có kiểu bắt cá khác. Không biết anh ấy kiếm đâu được quả đạn B.40 lép liền tháo ngòi nổ ra. Buộc vào một thanh tre cứng dài chừng 2m rồi vác xuống cái đìa cạn gần đại đội 4. Vào xin ít liều cối tọng vào đầu đạn đốt. Thuốc nổ TNT bắt lửa cháy thổi ra đen kịt. Thế là cha ấy gí cái dụng cụ bắt cá quái dị ấy xuống đìa. Rà đi rà lại một lúc như đi cày cho thuốc cháy hết rồi lội ào xuống. Quờ quạng,

(27)

quăng liên tiếp lên bờ những con cá lóc đen bị say thuốc to cỡ bắp tay. Tôi ngán cái dụng cụ nghề cá ấy quá. Kinh bỏ mẹ! Thôi! Để em xách cá về cho nào...

Ăn cá mãi cũng phát chán. Có thằng còn đập chết con chuột đồng. Phanh bỏ ruột, ướp ngũ vị hương, kẹp tre tươi nướng vàng lên chén ngay. Lần đầu tiên tôi mới thấy người ta ăn thịt chuột. Dù đọc hồi bé, biết rằng ở làng Đình Bảng bên Bắc Ninh, cỗ chỉ đóng tư. Và chỉ có cỗ nào to mới có thịt chuột đồng hấp, ép lá chanh dưới cối đá.

Buổi trưa nằm hầm, thiu thiu nửa ngủ nửa thức. Vẫn nhớ in cái nóng âm âm, giữa không gian tịch mịch, giữa cánh đồng chỉ nghe tiếng gió lào thào... Tịch lặng đến mức có thể nghe tiếng lá thốt nốt đang nỏ dần, cựa mình tí tách trên mái lá nóc hầm…Loạt xoạt loạt xoạt…Một cái đuôi đen dài thòng xuống, rồi cái lườn xanh bóng loáng duyên dáng ườn ra. Cái đầu nhỏ tí lại rúc vào phía trong mái. Phần thân béo núc lồ lộ. Chết mẹ mày con rắn mối! Ai cho ỉa lên đầu chúng ông? Mà phân của loài này thì rất khó ngửi. Thằng Đồng với cái que thông nòng, lấy cái thùng đại liên kê đứng lên. Roạt…! Vô mánh rồi! Cái đuôi tự rụng, văng ra giãy giãy. Nhặt lấy nốt! Nó để nguyên con kẹp cây, xuống anh nuôi cời than nướng luôn cả vỏ. Đó là kiểu nướng mọi: thơm phức, và thịt rất ngọt. Chấm muối ớt ăn thôi rồi ngon.

Cả trận địa phòng ngự chúng tôi dàn hàng ngang, tựa vào bờ đê. Nhìn về phía địch thấy một rặng cây xa mờ. Buổi trưa tan sương, thấy rõ bên đó một mái chùa đỏ ngói. Còn ban đêm, đôi khi thấy những vệt đèn pha chấp chới rồi tắt ngấm. Chúng tôi đào khoét vào thân đê những cái hố chiến đấu hình móng ngựa. Những bụi cây ráy, cây điên điển lúp xúp che khuất những bờ đất mới đắp trên ụ. Còn ngủ thì trong những cái lán nửa nổi nửa chìm. Phần nổi đắp đất dày ba mặt chống đạn nhọn. Mái lán thì úp đủ các loại: chằm lá thốt nốt, che tôn hoặc lợp rạ sơ sài. Hầm và ụ hoàn toàn không có nắp đắp như hầm phòng không thời đi sơ tán máy bay Mỹ. Hẳn là hỏa lực cối pháo địch ở đây không đáng kể. Mọi hoạt động của đơn vị hoàn toàn diễn ra sườn bên này con đê.

Có một lần, tôi không biết gì, mới mặc nguyên cái áo lót có tay còn trắng ra chỗ cây xoài cổ thụ. Chỗ đó là đài trinh sát 27 của sư đoàn. Trên đó, tổ đài làm một cái sàn nhỏ. Họ nằm cả ngày trên đó quan sát binh tình địch. Điện đàm lúc nào cũng léo nha léo nhéo. Tính leo lên theo cái thang làm bằng thân cây tre buộc vào thân, lên đó xin các ông ấy cho nhòm qua ống nhòm xem địch nó thế nào. Các anh ấy chửi um lên, bắt tôi leo xuống. Đ…má, mầy mặc áo trắng nó tỉa cho phọt óc bây giờ! Nghĩ lại thấy đúng là điếc không sợ súng. Rồi cuộc đời nó sẽ còn dạy cho nhiều bài học nữa. Thể tích hình cầu, đạo hàm f(x) bậc 2 cùng đồ thị, hay những công thức tính lượng giác của các góc đặc biệt…ở đây

Referências

Documentos relacionados

Bass FM Tape Smp... Bass FM

Este trabalho apresenta um estudo comparativo entre o custo de uma operação utilizando o dimensionamento apresentado pela Resolução CONAMA nº 398, de 11 de junho de 2008, e o

Formas no vertebrado:.. mostra formas em divisão. Seus movimentos são contínuos, deslocando as hemácias por meio do flagelo livre, dirigido sempre no sentido do deslocamento

Sousa et al (2007), analisaram num amplo registro institucional de um serviço brasileiro, o DESIRE (Drug Eluting Stents in the Real World), onde foram incluídos 2043 pacientes

entender o que o Dropbox faz para manter sua conta segura e o que você pode fazer para manter a visibilidade e o controle sobre os dados da sua equipe.... Responsabilidades do

Para entender esse processo tentamos fazer aqui uma análise cultural do projeto Recôncavo Experimental (R.E.), que tem como berço identitário o Recôncavo baiano,

Este índice teve uma grande ascendência entre os anos de 1991 e 2010, o que caracteriza uma maior escolaridade da população do município, com mais crianças e

discutimos como reflexões espaciais podem ser gestadas para além dos confins da ciência geográfica; em seguida verificamos como algumas dimensões do conceito