• Nenhum resultado encontrado

Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận"

Copied!
20
0
0

Texto

(1)

Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

LỜI MỞ ĐẦU

Dân gian thường nói “bôn ba không qua thời vận”, nay nghẫm lại chả thấy sai tẹo nào cả. Xét lại bản thân; vào năm 2009, sau bao nhiêu cố gắng nỗ lực không biết mệt mỏi nên cũng kiếm được cái ghế để ngồi, có con la trẻ để cưỡi (Corola Altis đời 2008), lúc này trong đầu luôn mường tượng ra cảnh xông pha vẫy vùng cho thỏa chí bình sinh; sang năm 2010 thì chuyển sang cưỡi con la già (Corola đời 96), lúc này trong tâm trạng phải quyết tâm duy trì những thứ mình đang có; đến năm 2011 thì chả còn con la nào để cưỡi, mà cái ghế cũng gẫy nốt, trong đầu lúc này chỉ còn nghĩ đến mái ấm gia đình; cũng may ta là người thâm mưu viễn lự nên luôn chuẩn bị sẵn một gia trang mà ta đặt cho cái tên là Ẩn Long Trang trên Ẩn Long Sơn, lấy ngoại hiệu là Ẩn Long Cư Sỹ, ở nơi này ta thường ngồi phóng tầm mắt ra mọi hướng rồi suy nghĩ về thiên mệnh. Nay nhân đọc lại Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, có mấy câu thơ mà nó cứ mãi đúng theo thời gian:

Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Nhưng cụ lại từng nói “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”; Thiên ở đây theo ý cụ là Thiên định, là những thứ mà trời đã định sẵn cho mỗi cá nhân, suy rộng ra là mỗi dân tộc, mỗi đất nước; nhưng thật ra có ai biết được “Thiên định” thế nào đâu để mà thắng? Nhìn người xưa nhưng lại nghĩ đến ta, sau một thời gian chật vật đấu tranh với số mệnh mà chưa thắng nổi nó, nay đành nuốt hận để nó khống chế, phải ẩn náu tại Ẩn Long Trang luyện Phá Thiên Đao Pháp, Phục Ma Chiêu Hồn Kiếm Pháp và tìm hiểu kỹ về “nó” tức là số mệnh để khi xuất trang với đầy đủ hành tranh bên mình quyết tranh đấu đến cùng với số mệnh một lần nữa!

Mà muốn tìm hiểu về số mệnh thì có nhiều cách, trong đó có một môn gọi là Tứ Trụ hay Tử Bình được ứng dụng rộng rãi. Nay nhân ngày đẹp trời tôi trân trọng giới thiệu đến những quý bạn đọc yêu thích môn này chủ đề “Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận” gồm hai phần, phần I: Tứ Trụ Bản Nghĩa Giản Luận, phần II: Tứ Trụ Bản Nghĩa Ứng Dụng; nội dung bao gồm phần hệ thống lại những nguyên tắc luận giải theo trường phái “tứ trụ truyền thống”, “manh phái mệnh lý”, phần suy luận mở rộng và những ví dụ ứng dụng trong thực tế. Tư liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn, trong đó căn bản từ hai cuốn mệnh lý kinh điển là Uyên Hải Tử Bình và Tử Bình Chân Thuyên. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Ẩn Long Cư Sỹ

(Được chỉnh sửa: 12-25-2011 01:45 AM bởi lysodoanhnhan.) MỤC LỤC

PHẦN I: TỨ TRỤ BẢN NGHĨA GIẢN LUẬN A. CHÂN THUYÊN MỆNH LÝ

CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN I. ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH

(2)

III. TIẾT LỆNH CHƯƠNG II: PHÂN LOẠI CÁCH CỤC I. CHÍNH CÁCH 1. ẤN CÁCH 2. CHÍNH QUAN CÁCH 3. TÀI CÁCH 4. THỰC THẦN CÁCH 5. THƯƠNG QUAN CÁCH 6. THẤT SÁT CÁCH 7. KIẾN LỘC CÁCH 8. DƯƠNG NHẬN CÁCH II. NGOẠI CÁCH 1. CÁCH ĐỘC VƯỢNG 2. TÒNG CÁCH 3. CÁC CÁCH CỤC ĐẶC BIỆT KHÁC III. NGUYÊN TẮC NHẬN BIẾT CÁCH CỤC 1. CHÍNH CÁCH 2. NGOẠI CÁCH CHƯƠNG III: THẦN SÁT 1. CÁT THẦN 2. HUNG THẦN CHƯƠNG IV: LUẬN DỤNG THẦN I. KHÁI NIỆM DỤNG THẦN 1. KHÁI NIỆM 2. QUY TẮC TRONG DỤNG THẦN

II. DỤNG THẦN TRONG PHÂN LOẠI MỆNH 1. QUÝ MỆNH

2. TẠP MỆNH 3. TIỆN MỆNH

III. LUẬN DỤNG THẦN TRONG CÁC CÁCH CỤC 1. LUẬN DỤNG THẦN TRONG CHÍNH CÁCH 2. LUẬN DỤNG THẦN TRONG NGOẠI CÁCH

B. MANH PHÁI MỆNH LÝ

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM CĂN BẢN

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC CỦA MANH PHÁI 1. GIỚI THIỆU VỀ MANH PHÁI

2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN MỆNH TRONG MANH PHÁI II. CÁC KHÁI NIỆM CĂN BẢN

1. KHÁCH – CHỦ 2. THỂ - DỤNG 3. CÔNG THẦN – PHẾ THẦN 4. NĂNG LƯỢNG CÙNG HIỆU SUẤT 5. TẶC THẦN, BỘ THẦN 6. KHÁI NIỆM TỐ CÔNG PHƯƠNG THỨC III. Ý NGHĨA CUNG VỊ VÀ THẬP THẦN 1. CUNG VỊ

(3)

1. LUẬN VỀ THẬP THIÊN CAN 2. NGUYÊN LÝ SẮP ĐẶT CAN CHI V. PHÂN LOẠI MỆNH 1. MỆNH PHÚ QUÝ 2. MỆNH BÌNH THƯỜNG 3. MỆNH BẦN TIỆN CHƯƠNG II: LUẬN MỆNH I. PHƯƠNG THỨC TỐ CÔNG, CHẾ HÓA 1. PHƯƠNG THỨC TỐ CÔNG 2. CHẾ HÓA MINH TÍCH

II. LUẬN TÀI, QUAN, ẤN, NGỤC HỌA 1. TÀI MỆNH CHUYÊN TẬP

2. QUAN MỆNH CÁI NHÌN 3. BẰNG CẤP CHUYÊN TẬP 4. TÙ NGỤC CHUYÊN TẬP

C. LUẬN HÔN NHÂN, HẠN KẾT HÔN VÀ CĂN DUYÊN TIỀN ĐỊNH

CHƯƠNG I: LUẬN HÔN NHÂN

1. TẦM QUAN TRỌNG TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2. KHẮC HỢP TRONG HÔN PHỐI

CHƯƠNG II: HẠN HÔN NHÂN 1. HẠN KẾT HÔN

2. HẠN LY HÔN

CHƯƠNG III: CĂN DUYÊN TIỀN ĐỊNH CHO ĐÔI LỨA 1. TÌM TUỔI VỢ CHỒNG TRÊN LÁ SỐ

2. SỰ KHẮC HỢP VỀ TUỔI TRONG VIỆC CHON ĐỐI TƯỢNG

(Được chỉnh sửa: 12-25-2011 01:56 AM bởi lysodoanhnhan.)

RE: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

PHẦN II: TỨ TRỤ BẢN NGHĨA ỨNG DỤNG

CHƯƠNG I: PHÊ BÌNH KHOA TỨ TRỤ

I. NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN VỀ KHOA TỨ TRỤ 1. TÍNH MINH TRIẾT CỦA KHOA TỨ TRỤ

2. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN VỀ ĐỘ CHÍNH XÁC TRONG DỰ ĐOÁN II. PHẠM VI ỨNG DỤNG KHOA TỨ TRỤ

1. NHỮNG GIỚI HẠN KHI ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN 2. KHÔNG GIAN ỨNG DỤNG KHOA TỨ TRỤ

CHƯƠNG II: MỆNH LÝ TỔNG LUẬN I. CHÂN THUYÊN MỆNH LÝ TỔNG LUẬN

1. CUNG VỊ LẤY TƯỢNG VÀ THẬP THẦN LOẠI TƯỢNG 2. HẠN KỲ

3. CHÍNH CÁCH TOÀN TẬP 4. NGOẠI CÁCH TOÀN TẬP

II. MANH PHÁI MỆNH LÝ TỔNG LUẬN 1. MỆNH CỤC TỔNG LUẬN

(4)

CHƯƠNG III: CÁC VÍ DỤ DỰ ĐOÁN 1. CÁC VÍ DỤ DỰ ĐOÁN ĐẠI DIỆN

2. CÁC VÍ DỤ DỰ ĐOÁN TRONG THỰC TIỄN

(Được chỉnh sửa: 12-25-2011 01:57 AM bởi lysodoanhnhan.) PHẦN I: TỨ TRỤ BẢN NGHĨA GIẢN LUẬN

A. CHÂN THUYÊN MỆNH LÝ

CHƯƠNG I: NHỮNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN I. ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH

Khái niệm này đã được nêu ở rất nhiều sách nên tôi không nhắc lại nữa, chỉ lưu ý hai điểm:

Thứ nhất: Âm Dương là khái niệm rất rộng, Âm – Dương luôn tồn tại cùng nhau, nếu hình tượng hóa bằng tượng sự vật, sự việc, hiện tượng cụ thể thì có thể chỉ ra trạng thái cân bằng hay thiên lệch, nhưng điều này không cần thiết vì nó không thể định lượng như các môn khoa học. Nếu so sánh khập khiễng thì nó cũng giống như một cặp phàm trù trong triết học Phương Tây;

Thứ hai: về ngũ hành thì luôn có sinh có khắc; ngũ hành được sinh thì sinh trưởng, phát triển; ngũ hành bị khắc thì co lại, dồn lại mà thành hình, trưởng thành. Ở đây phải chú ý đến trạng thái ngũ hành thái quá thành bất cập phản sinh, phản khắc và suy vượng trong bốn mùa. Điều này vô cùng quan trọng vì liên quan đến vượng suy của thập thần trong tứ trụ nên bạn đọc cần hiểu sâu và ghi nhớ.

III. CAN CHI

Ở đây tôi cũng chỉ nhắc lại những điểm cần lưu ý:

Thứ nhất: ta chỉ cần chú ý đến nạp, âm, dương, ngũ hành cho can, chi mà không cần quá chú ý đến sự suy diễn hình tượng của nó. Ví dụ như chỉ cần hiểu Giáp là dương mộc, Ất là âm mộc chứ không cần suy diễn như Giáp mộc là cây to, rừng; Ất mộc là cỏ, cây bé vì lý luận như vậy chỉ là sự suy diễn không ai chứng minh được nó sai hay đúng cả.

Thứ hai: sự sắp xếp của can chi tạo nên những trạng thái sau

a. Can – can có thể sinh, có thể khắc, có thể hợp; hợp có thể hóa, có thể không hóa , hợp xa , hợp gần. Ví dụ Giáp mộc sinh Bính hỏa, Bính hỏa khắc Canh kim, Ất mộc hợp Canh kim …

b. Chi – chi có thể sinh, có thể khắc, có thể xung, có thể hợp, có thể hội, có thể hình, có thể hại; hợp có thể lục hợp, có thể tam hợp cục, hợp cục có thể hợp toàn cục, có thể bán hợp cục, có thể bán hợp củng cục. Ví dụ Thân, Tý, Thìn là toàn hợp thủy cục; Thân, Tý là bán hợp thủy cục, Thân, Thìn là bán hợp củng thủy cục …

c. Can – chi có thể sinh, có thể khắc, có thể hợp; ví dụ như Đinh Hợi, về lý thì Hợi Thủy khắc Đinh hỏa, trong Hợi tàng Nhâm, Giáp nên Đinh – Nhâm ám hợp … IV. TIẾT LỆNH

Cũng như trên, tôi chỉ nhấn mạnh những điểm cần lưu ý: Thứ nhất: những nét đại cương cần nhớ :

Tháng giêng Dần mộc nắm lệnh, tháng hai Mão mộc nắm lệnh, tháng ba Thìn thổ nắm lệnh, tháng tư Tỵ hỏa nắm lệnh, tháng năm Ngọ hỏa nắm lệnh, tháng sáu Mùi

(5)

thổ nắm lệnh, tháng bảy Thân kim nắm lệnh, tháng tám Dậu kim nắm lệnh, tháng chín Tuất thổ nắm lệnh, tháng mười Hợi thủy nắm lệnh, tháng một Tý thủy nắm lệnh, tháng chạp Sửu thổ nắm lệnh. Đây chỉ là nét đại cương, khi tổ hợp tứ trụ được sắp xếp thì có thể sẽ có sự biến hóa nên hành khác có thể sẽ nắm lệnh.

Thứ hai: Bài “nhân nguyên tư lệnh ca quyết” cần nhớ để bổ sung:

Tháng Dần: từ Lập Xuân, Mậu thổ 7 ngày, Bính hỏa 7 ngày, Giáp mộc 16 ngày. Tháng Mão: từ Kinh Trập, Giáp mộc 10 ngày, Ất mộc 20 ngày.

Tháng Thìn: từ Thanh Minh, Ất mộc 9 ngày, Quý thủy 3 ngày, Mậu thổ 18 ngày. Tháng Tỵ: từ Lập Hạ, Mậu thổ 5 ngày, Canh kim 9 ngày, Bính hỏa 16 ngày. Tháng Ngọ: từ Mang Chủng, Bính hỏa 10 ngày, Kỷ thổ 9 ngày, Đinh hỏa 11 ngày. Tháng Mùi: từ Tiểu Thử, Đinh hỏa 9 ngày, Ất mộc 13 ngày, Kỷ thổ 18 ngày. Tháng Thân: từ Lập Thu, Mậu Kỷ thổ 10 ngày, Nhâm thủy 3 ngày, Canh kim 13 ngày.

Tháng Dậu: từ Bạch Lộ, Canh kim 10 ngày, Tân kim 20 ngày.

Tháng Tuất: từ Hàn Lộ, Tân kim 9 ngày, Đinh hỏa 3 ngày, Mậu thổ 18 ngày. Tháng Hợi: từ Lập Đông, Mậu thổ 7 ngày, Giáp mộc 5 ngày, Nhâm thủy 18 ngày. Tháng Tý: Từ Đại Tuyết, Nhâm thủy 10 ngày, Quý thủy 20 ngày.

Tháng Sửu: Từ Tiểu Hàn, Quý thủy 9 ngày, Tân kim 3 ngày, Kỷ thổ 18 ngày. Ví dụ: Giáp mộc sinh vào tháng Dần, trong vòng 7 ngày từ Lập Xuân thì Mậu thổ nắm lệnh, sau đó Bính hỏa nắm lệnh 7 ngày và cuối cùng là Giáp mộc nắm lệnh 16 ngày.

(Được chỉnh sửa: 12-25-2011 01:58 AM bởi lysodoanhnhan.)

RE: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

CHƯƠNG II: PHÂN LOẠI CÁCH CỤC I. CHÍNH CÁCH

1 . ẤN CÁCH Ấn cách có ba loại:

a. Quan, Sát Ấn tương sinh

Lệnh tháng là Ấn, có Quan Sát đến sinh Ấn, thành cách Quan Ấn tương sinh hoặc Sát Ấn tương sinh.

b. Thực, Thương tiết tú cách

Ấn vượng ở lệnh tháng, Thân vững gốc, không có Quan Sát Tài mà có Thực Thương, thành cách Thực Thương tiết khí của Thân.

c. Bỏ Ấn dụng Tài cách

Gặp từ hai Ấn tinh trở lên gọi là “quá nhiều dụng thần” nếu Tài có gốc, thì bỏ Ấn mà dùng Tài thành cách cục “bỏ Ấn dụng Tài”.

Ở đây chúng ta không cần phân biệt rõ là Thiên Ấn, Chính Ấn một phần vì trong tứ trụ Ấn Thụ thường thường đại diện cho học vấn, bằng cấp, học hàm . Ví dụ như trong giáo dục có các bậc học như cao đẳng, đại học, cao học …, nếu chia nhỏ ra thành các nghành khác nhau thì chỉ làm phức tạp thêm trong quá trình dự đoán. Một điểm nổi bật nữa của Ấn Thụ là đại diện cho tổ nghiệp, ví dụ: Ấn Thụ vượng trên lệnh tháng thì thường thường đương số sinh trong gia đình khá giả và được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng, tiền vận khá tốt.

2 . CHÍNH QUAN CÁCH

Lệnh tháng là Chính Quan, cần Ấn và Tài phối hợp, lại cần Tài Ấn phối hợp nhau chứ không phá hoại lẫn nhau, Quan tinh thì không bị hình xung phá hại.

(6)

Trường hợp nêu trên là lý tưởng nhất vì nếu được cách trên đương số vừa có quan cao chức trọng, vừa có học vấn cao, lại có bổng lộc hậu. Trong thực tế ta còn gặp các cách khác như Quan được Tài sinh, Quan vượng hỷ Ấn chế, Quan quá vượng mà không gặp chế … Trường hợp Quan được Tài sinh, Quan quá vượng thì đòi hỏi thân phải vượng mới gánh vác nổi, nếu không thì Quan ở đây biến thành Quan họa, Quan tai, nhẹ thì sự nghiệp thấp, thăng giáng thất thường, nặng thì không nghề nghiệp lông bông lang bang, nặng nữa thì ôi thôi nói ra chỉ khiến cho người có cách này thêm nản.

3 . TÀI CÁCH Tài cách có ba loại:

a. Tài vượng sinh Quan cách

Tài vượng ở lệnh tháng, không có Thương Thực tương sinh, không có Quan tinh vẫn quý vì Tài vượng có thể tự sinh Quan. Nếu có Tỷ Kiếp khắc Tài gặp Quan tinh chế Kiếp hộ Tài, đều coi là Tài vượng sinh Quan cách.

b. Tài được Thực sinh cách

Tài vượng ở lệnh tháng có Thương Thực tương sinh tất mừng nhật chủ có gốc hoặc thêm Tỷ đều là cách Tài được Thực sinh.

c. Tài phối Ấn cách

Tài vượng lệnh tháng có Thương Thực tương sinh lại có Ấn hộ Thân coi là Tài Ấn tương hỗ chứ không tương phá mà thành Tài cách phối hợp với Ấn.

Ở đây chúng ta cũng không cần phân biệt Chính Tài với Thiên Tài nhưng khi dự đoán thì cần phải phân biệt.

4 . THỰC THẦN CÁCH Thực Thần cách có ba loại: a. Thực thần sinh Tài cách

Thực Thần nắm lệnh, Tỷ Kiếp tràn ngập, mệnh cục dù không có Tài tinh vẫn coi là quý cách, gọi là “Thực Thần có khí lực mà thắng Tài Quan”, nếu có Tài tinh tiết khí Thực Thần cũng tốt, coi như Thực sinh Tài.

b. Thực Thần chế Sát cách

Nếu Thực Thần nắm lệnh lại không có Tài và Ấn chỉ có Quan Sát cùng Thương Thực đối kháng, thì gọi là Thực Thần chế Sát cách.

c. Bỏ Thực dụng Sát cách

Nếu Thực Thần chế Sát mà thấu Ấn hóa Sát chế Thực, thì thành cách cục bỏ Thực dùng Sát.

5 . THƯƠNG QUAN CÁCH Thương Quan cách có bốn loại: a . Thương Quan sinh Tài cách

Thương nắm lệnh, có Tài tiết Thương, không có Quan Sát tiết Tài, thành cách Thương Quan sinh Tài.

b . Thương Quan phối Ấn cách

Thương Quan nắm lệnh không có Tài tiết Thương mà có Ấn chế Thương, thành cách Thương Quan phối Ấn.

c . Thương Quan giá Sát cách

Thương Quan nắm lệnh chỉ có Quan Sát tương khắc, thành cách Thương Quan giá Sát, còn gọi là Thương Quan hỉ Quan.

d. Thương Quan thương tận

Thương nắm lệnh, không Tài không Ấn, có Quan Sát tương khắc, có điều Thương Quan thương tận (khống chế toàn diện) Quan tinh đi mà thành cách cục đại quý, còn gọi là Thương Quan loại trừ Quan tinh.

(7)

6 . THẤT SÁT CÁCH Thất Sát cách có ba loại a . Sát gặp Ấn hóa

Sát tinh nắm lệnh, có Ấn hóa Sát sinh Thân là Ấn hóa Sát luận như cách Sát Ấn tương sinh.

b . Sát gặp Thực chế

Sát nắm lệnh, không có Ấn mà có Thực Thương chế Sát, thành cách Thực chế Sát. c . Sát hợp với Kiếp

Sát nắm lệnh mà không có Ấn hóa với cả Thực chế chỉ có Kiếp Nhận hợp Sát thì thành cách Sát gặp Kiếp hợp còn gọi là Dương Nhận hợp Sát.

Thất sát cách đòi hỏi Thân vượng, chế hóa hợp lý mới thành cách 7 . KIẾN LỘC CÁCH

Kiến Lộc cách được xếp thành 3 loại sau:

a . Lệnh tháng Kiến Lộc, có Quan tinh lại có Tài Ấn phối hợp, luận như Chính Quan cách.

b . Lệnh tháng Kiến Lộc, không có Quan mà có Sát, giống như cách Thực Thần chế Sát

c . Lệnh tháng Kiến Lộc, không có Quan Sát mà có Tài, lại có Thực Thương sinh Tài, luận như cách Tài sinh Thực.

8 . DƯƠNG NHẬN CÁCH

Nhật chủ can dương gặp ngôi Đế Vượng tại chi tháng thì xếp vào Dương Nhận cách. Lệnh tháng Dương Nhận, mừng có Quan Sát chế Nhận, lại có Tài Ấn phối hợp, không tạp Thương Quan, thành cách Dương Nhận giá Sát hoặc Dương Nhận dụng Quan. Một điểm cần chú ý là Nhật chủ can dương gặp ngôi Đế Vượng ngay tại Nhật chi thì cũng cần phải chế như cách Dương Nhận

Ghi chú: có một số sách đồng nhất Dương Nhận cách thành Kình Dương cách, điều này chắc có chút nhầm lẫn vì trong cuốn mệnh lý kinh điển Tử Bình Chân Thuyên đã chỉ rõ điều này.

Chú ý: giảng cách cục là giảng phối hợp của Bát Tự, giảng kết cấu của Mệnh chớ có quan trọng hóa điều kiện Thân Cường Thân Nhược. Vì chỉ cần phối hợp Bát Tự tốt thì Thân cường hay nhược đều tốt. Cách chính cục thanh là đều phát phúc. Ngược lại, cho dù Thân cường Tài Quan vượng mà phối hợp Bát Tự không tốt thì cũng chẳng ra gì.

(Được chỉnh sửa: 12-25-2011 02:00 AM bởi lysodoanhnhan.)

RE: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận II. NGOẠI CÁCH

1 . CÁCH ĐỘC VƯỢNG

Cách này là một hành nào đó (bắt buộc phải là hành của Can Nhật chủ) trong ngũ hành chuyên vượng, gồm 5 loại: a . Cách khúc trực (mộc độc vượng) b . Cách tòng cách (kim độc vượng) c . Cách nhuận hạ (thủy độc vượng) d . Cách gia tường (thổ độc vượng) e . Cách viêm thượng (hỏa độc vượng)

Cách phân biệt thì các bạn đọc lại trong cuốn “Dự đoán theo tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa, tôi không nhắc lại nữa nhưng có một vấn đề lớn ở đây là đọc xong cuốn sách trên ta hiểu mà như không hiểu, tại sao thế? Là bởi vì gặp cách này ta không biết

(8)

luận đoán như thế nào cho phải, mệnh quý hay không quý? Hay hay dở? Tôi lấy một ví dụ về Cách viêm thượng trong “Uyên hải tử bình”:

Nguyên văn: “Hạ hỏa viêm thiên diễm diễm cao, cục trung vô hỏa thị anh hào; vận hành bản địa phương thành khí, nhất cử tranh vanh đoạt cẩm bào. Hỏa đa viêm thượng khứ xung thiên, huyền vũ vô xâm phú quý toàn; nhất lộ Đông Phương hành hảo vận, trâm anh đầu đỉnh đới yêu huyền”.

Ở đây tôi không dịch cho dài dòng nhưng các bạn chỉ cần hiểu rằng người nào gặp cách cục này mà không bị phá hại thì cũng là mệnh quý, gặp vận tốt nhất là Đông Phương mộc.

Một điểm các bạn cần phải nhớ kỹ là bất kỳ cách cục nào được thành lập mà không bị phá hại thì đều có những điểm quý nhất định, mệnh quý đến mức nào thì còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể(ở đây tôi chỉ bàn về nguyên tắc của mệnh cục chứ chưa bàn về vận hạn)

Một điểm quan trọng nữa cần phải phân biệt đó là: cũng là độc vượng nhưng mệnh cục có Ấn Thụ sinh thân tất phải khác với mệnh cục gặp Tỷ Kiếp trùng trùng. Mệnh cục gặp Tỷ Kiếp trùng trùng( ở đây trừ cách mà Nhật chủ can dương gặp ngôi Đế Vượng, Kiếp Tài tại chi tháng thì cứ mạnh dạn xếp vào Cách Dương Nhận cũng không sai là mấy) thì chỉ đặc biệt ở chỗ tạo cho đương số thành người bảo thủ đôi khi còn chập mạch nữa là khác, nếu có huy hoàng thì chỉ lóe lên rồi chợt tắt, giống như Tô đại ca sau khi thốt lên câu “mô mô, đứa nào xô tao vô” rồi leo thẳng lên ban thờ ngồi ăn chuối xanh, ngậm phao câu gà khỏa thân mà hưởng hương khói của chúng nhân. 2 . TÒNG CÁCH

Tòng tức là theo, theo ở đây là theo thế; ví dụ trong thực tế chẳng hạn như khi chú Kim chết, mọi người đều khóc mà ta không khóc được thì cũng cố xát ớt vào mắt để khóc được như họ, nếu không khóc được theo số đông thì coi chừng vong mạng, vì thế của số đông quá lớn mà ta lại không có chỗ dựa nên phải theo, nếu có chỗ dựa thì không cần phải “tòng”.

Có hai loại: a . Tòng Tài cách b . Tòng Sát cách

Cũng giống như trên, tôi không nhắc lại cách phân biệt nữa; trong sách “Dự đoán theo tứ trụ” còn thêm Cách tòng nhi nhưng ta không cần phân biệt làm gì cho phức tạp vì đây chỉ là trường hợp riêng của Thực, Thương sinh Tài cách.

3 . CÁC CÁCH CỤC ĐẶC BIỆT KHÁC

Ngoài những cách cục kể trên, còn rất nhiều các cách cục khác như: Tỉnh lan thoa cách, Lục âm triều dương cách, Củng lộc cách, Phi thiên lộc mã cách, Nhâm kỵ long bối cách, Thiên nguyên nhất khí cách, Phượng hoàng trì cách …

Ở đây tôi chỉ nêu những kết cấu mệnh cục (cách cục) hay gặp nhất. Chủ đề này sẽ được bàn kỹ vào phần sau.

(Được chỉnh sửa: 12-25-2011 11:43 PM bởi Ẩn Long Cư Sỹ.)

III . NGUYÊN TẮC NHẬN BIẾT CÁCH CỤC

Trước khi đi sâu vào chủ đề này, tôi lan man ngoài lề một chút vì nó có liên quan trực tiếp đến đến phần này và các phần sau.

Như chúng ta đã biết; bất kỳ lúc nào con người cũng luôn tìm cách dự đoán trước tương lai, phạm vi nhỏ thì dự đoán tương lai cho mỗi cá nhân, rộng hơn thì cho dân tộc, cho đất nước, cho nhân loại. Có rất nhiều những hệ thống lý luận để phục vụ cho

việc dự đoán tương lai, ở đây tôi chỉ bàn trong phạm vi hẹp đó là dự đoán nhân mệnh. Dự đoán nhân mệnh thì cũng có nhiều khoa, nhưng được nhiều người biết đến

(9)

pháp lý luận độc đáo riêng nhưng có một điểm chung đó là đều dựa trên hệ thống lý luận bao trùm là Âm Dương, Ngũ Hành. Trong phần này tôi chỉ bàn riêng về khoa tứ

trụ.

Theo tôi được biết thì tuy khoa tứ trụ đều dựa trên tổ hợp Can Chi của năm, tháng, ngày, giờ sinh nhưng cũng có những sự lý luận khác biệt và phân chia thành các

trường phái khác nhau mà cụ thể là: - Trường phái hiện đại

Trường phái này, người đại diện nổi tiếng mà chúng ta biết đến chính là Thiệu Vĩ Hoa. Đặc đểm lý luận nổi bật nhất của trường phái này là dựa vào sự vượng suy của ngũ hành, lấy Nhật Can làm trung tâm, tổ hợp tứ trụ lấy sự cân bằng của ngũ hành là yếu

tố tiên quyết để đoán vận mệnh. Khái niệm quan trọng bậc nhất là Dụng Thần và Hỷ Thần, tùy thuộc vào sự vượng suy của Nhật chủ để chọn Dụng Thần, Thân vượng thì chọn Dụng Thần ức chế, Thân nhược thì chọn Dụng Thần sinh phù, sinh vào Đông – Xuân thì chọn Dụng Thần điều hậu, hai hành tương tranh thì chọn Dụng Thần thông quan, chọn Dụng Thần ứng cứu khi tổ hợp mệnh cục bất lợi; Hỷ Thần dùng phù trợ cho Dụng Thần. Nguyên tắc bất di bất dịch là phải dựa vào sự vượng suy của “Thân”

mà chọn Dụng Thần phù ức, thông quan, ứng cứu.

Cuốn sách gối đầu giường của nhiều người theo trường phái này là “Dự đoán theo tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa, đặc điểm nổi bật của cuốn sách này là viết rất dễ hiểu, phù hợp với mọi loại đối tượng. Không biết mọi người thế nào chứ tôi thì đọc đến đâu hiểu

đến đấy, nhưng khi dự đoán lá số cụ thể thì mới thấy mình chả hiểu gì mấy, ngoài việc cân đong đo đếm Thân vượng hay suy để chọn Dụng Thần ra thì rất khó để dự

đoán sự phú quý, sang hèn của mệnh cục, nhất là rơi vào trường hợp cách cục đặc biệt. Nói ra những điều này sẽ có nhiều người nói là chắc tại tôi kém nên không hiểu

hết được ý của cụ Thiệu, mà có lẽ tôi kém thật. Có câu chuyện mà tôi muốn kể với các bạn; đó là cách đây chừng mấy năm tôi có mua 20 cuốn sách trên để tặng cho 19

người thuộc mọi lứa tuổi trong giới cũng am hiểu về mệnh lý, với tôi nữa là đủ số đầu sách để cùng học cách luận mệnh theo tứ trụ. Đầu năm vừa rồi tôi đến Nha Trang để

thăm một người bạn vong niên đang hành nghề xem bói, sau khi hàn huyên được một lúc tôi mới hỏi về việc tiếp thu kiến thức tứ trụ của cụ Thiệu đến đâu thì người bạn này mới cẩn thận lôi từ tủ ra một cuốn sách được bọc cẩn thận, thấy vậy tôi mới

hỏi tại sao lại phải bọc thì người bạn già trả lời là phải bảo quản cẩn thận để làm kỷ niệm chứ đọc gần nát cuốn sách mà có xem được mệnh đâu, thấy vậy tôi mới móc điện thoại ra hỏi những người mà tôi đã tặng sách khi trước, họ đều trả lời là cho đám

trẻ mang đi đổi kem ăn hết rồi! chỉ còn tôi do chưa có trẻ nên cùng với người bạn vong niên này là còn giữ lại được.

Ở đây tôi không cố chứng minh trường phái nào đúng, trường phái nào sai, vì suy cho cùng thì cũng đều dùng để dự đoán nhân mệnh cả, nếu không dự đoán nhân mệnh

được thì dùng nó vào việc gì? - Trường phái truyền thống

Đặc đểm nổi bật của trường phái này là dựa vào tổ hợp sinh khắc chế hóa của trụ ngày với các trụ khác mà tạo nên các cách cục. Dụng Thần ở đây khác biệt lớn với Dụng Thần thần trong trường phái nêu trên, ngoài ra còn có các khái niệm Tướng Thần, Tướng Thần phù tá, Hỷ Thần của nhật nguyên. Lấy Dụng Thần chủ yếu dựa vào Nguyệt lệnh, sự thấu can( can tàng trong chi nguyệt lệnh) hội chi biến hóa mà

mà thành cách. Ở đây chủ yếu dựa vào thành bại của cách cục mà định mệnh cao thấp sang hèn. Khác với trường phái trên, ở đây cũng không quá quan trọng việc

(10)

Thân vượng hay suy, điều hậu thì khi cần khi không. Các sách mệnh lý kinh điển như: Uyên Hải Tử Bình, Tử Bình Chân Thuyên, Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú, gần đây là cuốn Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa của Hoàng Đại Lục đều theo trường phái

này. - Manh phái

Phái này mới thấy nổi lên gần đây do Đoàn Kiến Nghiệp khởi xướng. Tuy cũng dựa vào sinh khắc chế hóa của trụ ngày với các trụ khác nhưng hệ thống lý luận có những

chỗ độc đáo riêng, có những khái niệm mới lạ với chúng ta như “tố công” , các khái niệm “chủ khách”, “thể dụng” …

Theo ý tôi thì chúng ta cứ ghi nhận các hệ thống lý luận của các trường phái để nghiệm lý.

(Được chỉnh sửa: 12-26-2011 06:30 AM bởi Ẩn Long Cư Sỹ.)

RE: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận 1 . CHÍNH CÁCH

Tôi nhắc lại nguyên văn cách lấy cách cục trong Chính Cách của Thiệu Vĩ Hoa: “cách lấy cách cục hiện đại lấy tháng lệnh làm chính, hoặc lấy nhân nguyên do chi tháng tàng chứa lộ ra, còn khi nhân nguyên không lộ ra thì lấy cái gì mà thấy cần lấy”. Ở đây có 3 ý chính cần làm rõ; một là “lấy tháng lệnh làm chính” là lấy thế nào? lấy làm sao? hai là “lấy nhân nguyên do chi tháng tàng chứa lộ ra”, cái này thì trong sách nói quá rõ rồi; ba là “còn khi nhân nguyên không lộ ra thì lấy cái gì mà thấy cần lấy”, cần lấy ở đây là lấy cái gì? nguyên tắc lấy? Trong sách Thiệu Vĩ Hoa chỉ đề cập đến ý hai tức là “lấy nhân nguyên do chi tháng tàng chứa lộ ra” mà xếp thành cách cục. Nhưng ở đây nan giải là ở chỗ do địa chi có thể tàng chứa một can như các chi Tý, Mão, Dậu; hai can như các chi Ngọ, Hợi; ba can như các chi Sửu, Dần, Thìn, Tỵ , Mùi, Thân, Tuất; trong trường hợp chi tàng có 1 can nếu thấu thì không nói làm gì, nhưng nếu chi tàng 2, 3 can mà cùng thấu thì thành cách gì? đấy là chưa kể đến những trường hợp thấu mà bị hợp, hợp hóa hay không hóa, rồi bị phá nữa ví dụ thấu Chính Quan mà bị Thương Quan phá hại … liệu có thành cách không?

Để giải quyết những vấn đề nan giải nêu trên, qua tổng hợp từ những sách mệnh lý kinh điển như đã từng đề cập tới ở phần trên, tôi nêu lên đây những nguyên tắc căn bản để lấy cách cục; tôi nhắc kỹ các bạn rằng đây chỉ là những nguyên tác cứng nhắc mà chưa có sự biến hóa của cách cục! nhớ đấy!

a . Một là “lấy tháng lệnh làm chính” là lấy thế nào? lấy làm sao?

Nguyên tắc lấy: lấy Nhật Can phối hợp với chi tháng xem sinh khắc thế nào? sinh khắc ở đây cũng theo nguyên lý âm dương, ngũ hành, ví dụ Nhật Can là Giáp mộc sinh tháng Dần là cách Kiến Lộc, sinh tháng mão là cách Dương Nhận, sinh tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là Tài cách, sinh tháng Tỵ là Thương Quan cách, sinh Ngọ là Thực cách, sinh tháng Thân là Sát cách, sinh tháng Dậu là Chính Quan cách, sinh tháng Hợi, Tý là Ấn cách.

Chú ý: Nhật Can là can âm thì không có cách Dương Nhận mà cứ xếp chung vào cách Kiến Lộc nếu nó đóng ở hai ngôi Lâm Quan và Đế Vượng tại Chi tháng cũng không sai là mấy.

(11)

b . Hai là “lấy nhân nguyên do chi tháng tàng chứa lộ ra”:

Nguyên tắc: nếu lộ một can thì phải xem can đó sinh khắc với các can phía trên thế nào? gần hay xa mà thành cách hay phá cách, cách này bị phá có lập được cách khác hay không? Như thấu Chính Quan thì xem nó có hợp, sinh, khắc không, ví dụ Chính Quan gặp Thương Quan thành phá cách, nhưng Thương Quan gặp Ấn chế lại thành cách. Nếu thấu hai, ba can thì cũng phải xem chúng tương tác với nhau thế nào mà hình thành phá cách hay thành cách.

c . Ba là “còn khi nhân nguyên không lộ ra thì lấy cái gì mà thấy cần lấy”, cần lấy ở đây là lấy cái gì? nguyên tắc lấy?

Ở đây không thể tùy tiện thiếu nguyên tắc được, mà vẫn phải căn cứ vào chi tháng, sự tương tác của các can – can ở phía trên, can trên – chi dưới, chi - chi mà thành cách

Quan trọng nhất là phải xét thấu can, tại sao vậy? là bởi vì can thấu “có lực mạnh nhất”, nếu tàng thì “lực không mạnh bằng”

Ví dụ: do mất cả nửa tiếng trên diễn đàn mà chưa tìm ra được lá số thành cách nên mượn tạm lá số của muội muội có nick là Cáo Tiểu Thư làm ví dụ phân tích:

Lá Số:

CHƯƠNG III: THẦN SÁT

Phần này tôi bàn chung cả Cát Thần và Hung Thần, về ý nghĩa thì trong sách “Dự đoán theo tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa đã bàn kỹ, tôi không nhắc lại nữa.

Trong thực tế chúng ta bắt gặp hầu như lá số nào cũng có Thần Sát, không ít thì nhiều, có những lá số Thần Sát đứng đầy cả tứ trụ, cát có, hung có, hung sát lẫn lộn cũng có, khiến chúng ta không biết đoán thế nào cho phải. Tỷ lệ xuất hiện của một loại Thần Sát nào đó trong tổng số tất cả các lá số thì ta hoàn hoàn có thể nhìn vào cách an hoặc dùng toán học để chứng minh, ví dụ như Hung Thần Kình Dương chẳng hạn: Kình Dương đóng tại chi có ngôi Đế Vượng của Nhật can, 4 chi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là không đóng Kình Dương nên trừ đi, ta có 2/3 trên tổng số chi có Kình Dương đóng, tỷ lệ KD xuất hiện trên chi trụ năm là 2/3*1/10, chi trụ tháng là 2/3*1/10, chi trụ ngày là 1/10, chi trụ giờ là 2/3*1/10; ta có 2/3*3/10+1/10=3/10=30%(bạn nào thử dùng lý thuyết xác suất tính lại xem có đúng không), tức là cứ 10 lá số thì cứ 3 lá số có Kình Dương trú đóng, chả lẽ sức ảnh hưởng của nó lớn đến vậy sao? Đấy là chưa kể đến các Thần Sát khác.

Để dự đoán được thì chúng ta phải đánh giá đúng vai trò của Thần Sát, thực tế chứng minh cho thấy vai trò của Thần Sát không lớn đến mức như trong sách nói, mà phải lấy vai trò của cách cục làm trọng, là lấy sự phối hợp của Bát Tự là chính; ở đây tổ hợp của Bát Tự ví như cơ thể, Thần Sát ví như áo quần mặc bên ngoài (ít Thần Sát không có nghĩa là cởi truồng hay mặc quần áo lót đâu nha ), ví dụ như người đẹp thì mặc gì, đi xe gì mà chả đẹp? Ở đây tôi chỉ nêu lên những Thần Sát đáng chú ý.

- Thiên Ất Quý Nhân: Quý Nhân này ngoài trú đóng trong tứ trụ còn trú đóng ở Thai Nguyên. Trong thực tế nếu Thiên Ất đóng ở chi nào thì ta hay gặp người tuổi chi đó giúp đỡ mà không vụ lợi (kể cả Thai Nguyên); tất nhiên là Quý Nhân của đám du côn phải khác với Quý Nhân của người bình thường, khác với Quý Nhân của “quý nhân”. Ngoài ra TAQN còn gắn liền với thuyết tâm linh huyền bí;

(12)

- Thiên Quan Quý Nhân: cách an như Thiên Quan trong tử vi, theo các thầy bói giang hồ thì Quý Nhân này gần giống với TAQN, cũng gắn với thuyết Thai Nguyên;

- Văn Xương – Tướng Tinh: trong thực tế thường khi hai Cát Thần này đứng chung với nhau thì tác dụng rõ rệt hơn là khi đứng riêng, có được hai Cát Thần này thì mệnh cục dù gặp chút bất lợi thì vẫn là người thông minh, học giỏi, may mắn trong khoa cử, nhưng nếu gặp Không Vong thì lại trắc trở trong con đường khoa cử; - Không Vong: Trong thực tế chúng ta hay gặp nó tác dụng lên các Thần Sát khác nhiều hơn là tác dụng lên kết cấu mệnh cục;

- Hồng Diễm – Đào Hoa: hai Thần Sát này phối với nhau xem chuyện tình ái rất chuẩn. Nếu người phụ nữ nào mà có hai Thần Sát này mà mệnh cục không ra gì thì dễ rơi vào kiếp phong trần. Cách tra Hồng Diễm: Dùng trụ năm và trụ ngày để tra: Trụ năm, ngày: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.

Gặp địa chi đối ứng: Ngọ, Thân, Dần, Mùi, Thìn, Thìn, Thân, Dậu, Tý, Tuất. - Tứ Phế: có Thần Sát này thì cơ thể hay có nhiều bệnh;

- Nguyên Thần(Đại Hao): đương số là người phóng khoáng, nếu mệnh cục xấu thì là người hoang đàng.

Ngoài ra còn rất nhiều Thần Sát khác mà trong sách đã bàn kỹ. Bạn nào có những trải nghiệm quý báu thì vui lòng cùng chia sẻ, nếu muốn giữ làm của riêng hoặc thủ miếng thì cũng đành chịu.

CHƯƠNG IV: LUẬN DỤNG THẦN I . KHÁI NIỆM DỤNG THẦN 1 . KHÁI NIỆM

Trong trường phái hiện đại trong đó có Thiệu Vĩ Hoa thì đều chia Dụng Thần và cách cục để bàn riêng từng phần; tác dụng của Dụng Thần là để cân bằng tứ trụ, muốn lấy Dụng Thần thì trước hết phải xác định sự vượng suy của “Thân”. Trong thực tế áp dụng thì thường cùng một lá số có khi cho ra 2,3 kết quả khác nhau mà chúng ta vẫn thường thấy cãi nhau ì xèo về việc chọn Dụng Thần trên diễn đàn. Tính ứng dụng trong việc đoán mệnh cao thấp, sang hèn, vận hạn thì các bạn cứ tự kiểm nghiệm sẽ thấy.

Trường phái truyền thống thì không phải vậy, bàn về Dụng Thần cũng là bàn về cách cục. Sự phối hợp giữa Dụng thần và Tướng Thần(phò tá cho Dụng Thần) hoặc Dụng Thần - Tướng Thần - Tướng Thần phò tá mà thành cách cục, ví dụ cách cục Thương Quan phối Ấn thì Thương Quan là Dụng Thần, Ấn là Tướng Thần; Chính Quan cách cần sự phối hợp của Tài, Ấn thì đó là sự phối hợp ba thành phần Dụng Thần - Tướng Thần - Tướng Thần phò tá. Trong các sách xưa thì cuốn Tử Bình Chân Thuyên là bàn rõ nhất về Dụng Thần, ta thử xem đoạn đầu tiên trong phần luận Dụng Thần trong cuốn sách này: 论用神 八字用神,专求月令,以日干配月令地支,而生克不同,格局分焉。财官印食,此用神之善而顺用 之者也;煞伤劫刃,用神之不善而逆用之者也。当顺而顺,当逆而逆,配合得宜,皆为贵格。 Nguyên văn: Luận dụng thần

(13)

Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh, dĩ nhật kiền phối nguyệt lệnh địa chi, nhi sinh khắc bất đồng, cách cục phân yên. Tài Quan Ấn Thực, thử dụng thần chi thiện nhi thuận dụng chi giả dã; Sát Thương Kiếp Nhận, dụng thần chi bất thiện nhi nghịch dụng chi giả dã. Đương thuận nhi thuận, đương nghịch nhi nghịch, phối hợp đắc nghi, giai vi quý cách.

Dịch:

Luận dụng thần

Bát tự dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh, lấy nhật can phối nguyệt lệnh địa chi, sinh khắc khác nhau mới phân cách cục. Tài Quan Ấn Thực là các dụng thần thiện mà thuận dụng, Sát Thương Kiếp Nhận là các dụng thần bất thiện mà nghịch dụng. Thuận thì theo thuận, nghịch thì theo nghịch, phối hợp như vậy, đều là quý cách. Ở đây ta đối chiếu ý đầu trong phần lấy cách cục của Thiệu Vĩ Hoa: “lấy tháng lệnh làm chính” (ý này tôi đã giải thích ở phần trên); như vậy là trong Tử Bình Chân Thuyên thì cách cục và Dụng Thần bàn chung.

Vậy Dụng Thần là gì? cho đến nay thì chưa có định nghĩa cụ thể, nhưng chúng ta chỉ cần hiểu rằng Dụng Thần tức là ta lấy Thần(trong tứ trụ) nào đó làm trung tâm (nguyên tắc lấy đã bàn trong phần cách nhận biết cách cục), sự phối hợp của Thần này với các Thần khác tạo nên cách cục; nên bàn về Dụng Thần cũng là bàn về Cách Cục.

2 . QUY TẮC TRONG DỤNG THẦN

Chúng ta nhắc lại nguyên ý trong Tử Bình Chân Thuyên: Luận Dụng Thần

Bát tự dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh, lấy nhật can phối nguyệt lệnh địa chi, sinh khắc khác nhau mới phân cách cục. Tài Quan Ấn Thực là các dụng thần thiện mà thuận dụng, Sát Thương Kiếp Nhận là các dụng thần bất thiện mà nghịch dụng. Thuận thì theo thuận, nghịch thì theo nghịch, phối hợp như vậy, đều là quý cách. “Bát tự dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh, lấy nhật can phối nguyệt lệnh địa chi, sinh khắc khác nhau mới phân cách cục ”. Ở đây có hai ý chính; một là lấy Nhật Can phối với Chi tháng sinh xem nó là Thần gì; hai là lấy Nhật Can phối với Can tàng trong chi tháng thấu ra xem nó là Thần gì (cách lấy đã bàn ở phần trên); ý nữa là lấy chi tháng xem nó hội, hợp hóa với chi khác thành hành gì, lấy hành đó phối với Nhật can rồi chúng ta lấy Thần đó(Dụng Thần) làm trung tâm, xem xét đến sự tương tác với các Thần khác thế nào mới xếp cách cục (chính cách, ngoại cách). Luôn ưu tiên xét can thấu; can tàng không xét, vì tuy nó có vai trò nhất định nhưng nếu không thấu thì không tham gia vào kết cấu tạo nên cách cục(do lực tương tác yếu), vì từ xưa không phải ngẫu nhiên mà cổ nhân gọi là tổ hợp Bát Tự (8 chữ) mà không phải là Nhị Thập Tự( 20 chữ, 4 can trên + 4 chi dưới + tối đa 4*3 can tàng) hay Nhị Thập Nhị Tự (22 chữ, 10 can + 12 chi) . Nhắc lại các bạn rằng đây chỉ là nguyên tắc cứng nhắc, chưa xét đến sự biến hóa của cách cục, nhớ nhé!

“Tài Quan Ấn Thực là các dụng thần thiện mà thuận dụng, Sát Thương Kiếp Nhận là các dụng thần bất thiện mà nghịch dụng. Thuận thì theo thuận, nghịch thì theo nghịch, phối hợp như vậy, đều là quý cách”. Ở đây ta phân tích từng phần. Tại sao

(14)

gọi Tài Quan Ấn Thực là các dụng thần thiện vì chúng đại diện cho những thứ tốt đẹp quanh ta như : Tài đại diện cho vật ta dưỡng thân, cho vợ …, Quan đại diện cho nghề nghiệp, chức vụ của ta…, Ấn đại diện cho học vấn, bằng cấp, cho mẹ ta …, Thực đại diện cho phúc, thọ…; thuận dụng tức là dùng theo chiều sinh phù, bảo hộ như Quan cần Tài sinh, sinh Ấn hộ Quan … Tại sao gọi Sát Thương Kiếp Nhận là các dụng thần bất thiện vì chúng đại diện cho những thứ làm hại ta như: Sát chuyên tấn công Nhật Can làm hại Thân, Thương Quan chuyên phá Quan, Kiếp Tài là thần hại của, khắc vợ, đoạt vợ ta [đoạt vợ ta cho thằng khác nó xài(dùng) thì nhục như con trùng trục nhỉ

], Nhận là Dương Nhận mang khí cực dương, trên trời là thần chiến tranh, đại diện cho những thứ cùng hung cực ác; nghịch dụng là dùng theo chiều khắc chế hoặc hóa như: Sát dùng Thực chế hoặc Ấn hóa, Thương dùng Ấn chế hoặc Tài hóa, Kiếp, Nhận dùng Quan chế hoặc Thực hóa; trường hợp này giống với học thuyết "dùng bạo lực để trị bạo lực, lấy chiến tranh để chống chiến tranh" mà tôi rất tâm đắc. Khi cách cục được thành lập(thành cách) đều là mệnh quý.

Tóm lại, nói ngắn gọn thì là thế này: Thuận dụng:

Tài hỉ Thực Thần tương sinh, sinh Quan chế Kiếp hộ Tài; Quan hỉ thấu Tài mà tương sinh, sinh Ấn hộ Quan; Ấn hỉ Quan Sát tương sinh, Kiếp Tài hộ Ấn;

Thực hỉ Thân vượng tương sinh, sinh Tài hộ Thực; Nghịch dụng:

Thất Sát hỉ Thực Thương chế phục, kị Tài sinh, Kiêu đoạt Thực Thương Quan hỉ phối Ấn chế phục, sinh Tài hóa Thương

Dương Nhận hỉ Quan Sát chế phục, kị không có Quan Sát

(15)
(16)
(17)

RE: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận

Ví dụ 2: đây là lá số của của bạn có nick là ong_gia_barcamania

Phân tích: Nhật can Ất mộc sinh vào tháng Thân, kim nắm lệnh, can Canh Kim và Mậu thổ đều thấu, Mậu Tài thổ lại sinh Quan Canh kim nên là Chính Quan cách nhưng Quan quá nhiều, hơn nữa lại được Tài sinh mà Nhật can tuy có cường căn nhưng vẫn là nhược, cách cục này rất cần Ấn thủy hóa Quan, hộ Quan sinh Thân nhưng Nhâm, Quý thủy đều không thấu nên chỉ chờ vận hóa giải. Số này khi vận chạy vào Bắc Phương hành thủy thì sẽ bắt đầu phất. Tuy nhiên tổ hợp cách cục này có nhiều bất ổn nên chỉ xếp vào diện trung phú, trung quý, hậu vận thì kém hơn. 2 . NGOẠI CÁCH

Phần này các bạn đọc lại trong cuốn “Dự đoán theo tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa và chú thích bên trên, tôi không nhắc lại nữa.

dụ 2: đây là lá số của của bạn có nick là ong_gia_barcamania

Nhật can Mậu thổ sinh tháng Tỵ, hỏa nắm lệnh, Bính đương quyền vốn là Ấn cách, Mậu thổ thấu ở đây không lấy vì không thể lấy “ta” để lập cách được. Ấn ở đây quá nhiều cần phải chế bớt nhưng tài lại quá nhược nên không thể thành cách “Bỏ ấn dụng Tài”, cũng không thể thành cách “Thực Thần tiết tú” vì Thực Canh kim không phải bản khí của lệnh tháng hơn nữa lại không thấu.

Kết luận: do không thành lập được cách cục nên đây không phải là mệnh quý nhưng có những điểm tốt như sinh trong gia đình khấm khá, được cha mẹ nuôi nấng ăn học đến nơi đến chốn, lực học tốt… ở đây còn nhiều điểm nữa tôi không tiện nêu lên.

(Được chỉnh sửa: 12-27-2011 05:16 AM bởi Ẩn Long Cư Sỹ.)

RE: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận CHƯƠNG III: THẦN SÁT

Phần này tôi bàn chung cả Cát Thần và Hung Thần, về ý nghĩa thì trong sách “Dự đoán theo tứ trụ” của Thiệu Vĩ Hoa đã bàn kỹ, tôi không nhắc lại nữa.

Trong thực tế chúng ta bắt gặp hầu như lá số nào cũng có Thần Sát, không ít thì nhiều, có những lá số Thần Sát đứng đầy cả tứ trụ, cát có, hung có, hung sát lẫn lộn cũng có, khiến chúng ta không biết đoán thế nào cho phải. Tỷ lệ xuất hiện của một loại Thần Sát nào đó trong tổng số tất cả các lá số thì ta hoàn hoàn có thể nhìn vào cách an hoặc dùng toán học để chứng minh, ví dụ như Hung Thần Kình Dương chẳng hạn: Kình Dương đóng tại chi có ngôi Đế Vượng của Nhật can, 4 chi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là không đóng Kình Dương nên trừ đi, ta có 2/3 trên tổng số chi có Kình Dương đóng, tỷ lệ KD xuất hiện trên chi trụ năm là 2/3*1/10, chi trụ tháng là 2/3*1/10, chi trụ ngày là 1/10, chi trụ giờ là 2/3*1/10; ta có 2/3*3/10+1/10=3/10=30%(bạn nào thử dùng lý thuyết xác suất tính lại xem có đúng không), tức là cứ 10 lá số thì cứ 3 lá số có Kình Dương trú đóng, chả lẽ sức ảnh hưởng của nó lớn đến vậy sao? Đấy là chưa kể đến các Thần Sát khác.

(18)

chứng minh cho thấy vai trò của Thần Sát không lớn đến mức như trong sách nói, mà phải lấy vai trò của cách cục làm trọng, là lấy sự phối hợp của Bát Tự là chính; ở đây tổ hợp của Bát Tự ví như cơ thể, Thần Sát ví như áo quần mặc bên ngoài (ít Thần Sát không có nghĩa là cởi truồng hay mặc quần áo lót đâu nha ), ví dụ như người đẹp thì mặc gì, đi xe gì mà chả đẹp? Ở đây tôi chỉ nêu lên những Thần Sát đáng chú ý.

- Thiên Ất Quý Nhân: Quý Nhân này ngoài trú đóng trong tứ trụ còn trú đóng ở Thai Nguyên. Trong thực tế nếu Thiên Ất đóng ở chi nào thì ta hay gặp người tuổi chi đó giúp đỡ mà không vụ lợi (kể cả Thai Nguyên); tất nhiên là Quý Nhân của đám du côn phải khác với Quý Nhân của người bình thường, khác với Quý Nhân của “quý nhân”. Ngoài ra TAQN còn gắn liền với thuyết tâm linh huyền bí;

- Thiên Quan Quý Nhân: cách an như Thiên Quan trong tử vi, theo các thầy bói giang hồ thì Quý Nhân này gần giống với TAQN, cũng gắn với thuyết Thai Nguyên;

- Văn Xương – Tướng Tinh: trong thực tế thường khi hai Cát Thần này đứng chung với nhau thì tác dụng rõ rệt hơn là khi đứng riêng, có được hai Cát Thần này thì mệnh cục dù gặp chút bất lợi thì vẫn là người thông minh, học giỏi, may mắn trong khoa cử, nhưng nếu gặp Không Vong thì lại trắc trở trong con đường khoa cử; - Không Vong: Trong thực tế chúng ta hay gặp nó tác dụng lên các Thần Sát khác nhiều hơn là tác dụng lên kết cấu mệnh cục;

- Hồng Diễm – Đào Hoa: hai Thần Sát này phối với nhau xem chuyện tình ái rất chuẩn. Nếu người phụ nữ nào mà có hai Thần Sát này mà mệnh cục không ra gì thì dễ rơi vào kiếp phong trần. Cách tra Hồng Diễm: Dùng trụ năm và trụ ngày để tra: Trụ năm, ngày: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí.

Gặp địa chi đối ứng: Ngọ, Thân, Dần, Mùi, Thìn, Thìn, Thân, Dậu, Tý, Tuất. - Tứ Phế: có Thần Sát này thì cơ thể hay có nhiều bệnh;

- Nguyên Thần(Đại Hao): đương số là người phóng khoáng, nếu mệnh cục xấu thì là người hoang đàng.

Ngoài ra còn rất nhiều Thần Sát khác mà trong sách đã bàn kỹ. Bạn nào có những trải nghiệm quý báu thì vui lòng cùng chia sẻ, nếu muốn giữ làm của riêng hoặc thủ miếng thì cũng đành chịu.

RE: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận CHƯƠNG IV: LUẬN DỤNG THẦN I . KHÁI NIỆM DỤNG THẦN 1 . KHÁI NIỆM

Trong trường phái hiện đại trong đó có Thiệu Vĩ Hoa thì đều chia Dụng Thần và cách cục để bàn riêng từng phần; tác dụng của Dụng Thần là để cân bằng tứ trụ, muốn lấy Dụng Thần thì trước hết phải xác định sự vượng suy của “Thân”. Trong thực tế áp dụng thì thường cùng một lá số có khi cho ra 2,3 kết quả khác nhau mà chúng ta vẫn thường thấy cãi nhau ì xèo về việc chọn Dụng Thần trên diễn đàn. Tính ứng dụng trong việc đoán mệnh cao thấp, sang hèn, vận hạn thì các bạn cứ tự kiểm nghiệm sẽ thấy.

Trường phái truyền thống thì không phải vậy, bàn về Dụng Thần cũng là bàn về cách cục. Sự phối hợp giữa Dụng thần và Tướng Thần(phò tá cho Dụng Thần) hoặc Dụng Thần - Tướng Thần - Tướng Thần phò tá mà thành cách cục, ví dụ cách cục Thương Quan phối Ấn thì Thương Quan là Dụng Thần, Ấn là Tướng Thần; Chính Quan cách cần sự phối hợp của Tài, Ấn thì đó là sự phối hợp ba thành phần Dụng Thần - Tướng

(19)

Thần - Tướng Thần phò tá. Trong các sách xưa thì cuốn Tử Bình Chân Thuyên là bàn rõ nhất về Dụng Thần, ta thử xem đoạn đầu tiên trong phần luận Dụng Thần trong cuốn sách này: 论用神 八字用神,专求月令,以日干配月令地支,而生克不同,格局分焉。财官印食,此用神之善而顺用 之者也;煞伤劫刃,用神之不善而逆用之者也。当顺而顺,当逆而逆,配合得宜,皆为贵格。 Nguyên văn: Luận dụng thần

Bát tự dụng thần, chuyên cầu nguyệt lệnh, dĩ nhật kiền phối nguyệt lệnh địa chi, nhi sinh khắc bất đồng, cách cục phân yên. Tài Quan Ấn Thực, thử dụng thần chi thiện nhi thuận dụng chi giả dã; Sát Thương Kiếp Nhận, dụng thần chi bất thiện nhi nghịch dụng chi giả dã. Đương thuận nhi thuận, đương nghịch nhi nghịch, phối hợp đắc nghi, giai vi quý cách.

Dịch:

Luận dụng thần

Bát tự dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh, lấy nhật can phối nguyệt lệnh địa chi, sinh khắc khác nhau mới phân cách cục. Tài Quan Ấn Thực là các dụng thần thiện mà thuận dụng, Sát Thương Kiếp Nhận là các dụng thần bất thiện mà nghịch dụng. Thuận thì theo thuận, nghịch thì theo nghịch, phối hợp như vậy, đều là quý cách. Ở đây ta đối chiếu ý đầu trong phần lấy cách cục của Thiệu Vĩ Hoa: “lấy tháng lệnh làm chính” (ý này tôi đã giải thích ở phần trên); như vậy là trong Tử Bình Chân Thuyên thì cách cục và Dụng Thần bàn chung.

Vậy Dụng Thần là gì? cho đến nay thì chưa có định nghĩa cụ thể, nhưng chúng ta chỉ cần hiểu rằng Dụng Thần tức là ta lấy Thần(trong tứ trụ) nào đó làm trung tâm (nguyên tắc lấy đã bàn trong phần cách nhận biết cách cục), sự phối hợp của Thần này với các Thần khác tạo nên cách cục; nên bàn về Dụng Thần cũng là bàn về Cách Cục.

RE: Tứ Trụ Bản Nghĩa Tổng Luận 2 . QUY TẮC TRONG DỤNG THẦN

Chúng ta nhắc lại nguyên ý trong Tử Bình Chân Thuyên: Luận Dụng Thần

Bát tự dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh, lấy nhật can phối nguyệt lệnh địa chi, sinh khắc khác nhau mới phân cách cục. Tài Quan Ấn Thực là các dụng thần thiện mà thuận dụng, Sát Thương Kiếp Nhận là các dụng thần bất thiện mà nghịch dụng. Thuận thì theo thuận, nghịch thì theo nghịch, phối hợp như vậy, đều là quý cách. “Bát tự dụng thần chuyên cầu nguyệt lệnh, lấy nhật can phối nguyệt lệnh địa chi, sinh khắc khác nhau mới phân cách cục ”. Ở đây có hai ý chính; một là lấy Nhật Can phối với Chi tháng sinh xem nó là Thần gì; hai là lấy Nhật Can phối với Can tàng

(20)

trong chi tháng thấu ra xem nó là Thần gì (cách lấy đã bàn ở phần trên); ý nữa là lấy chi tháng xem nó hội, hợp hóa với chi khác thành hành gì, lấy hành đó phối với Nhật can rồi chúng ta lấy Thần đó(Dụng Thần) làm trung tâm, xem xét đến sự tương tác với các Thần khác thế nào mới xếp cách cục (chính cách, ngoại cách). Luôn ưu tiên xét can thấu; can tàng không xét, vì tuy nó có vai trò nhất định nhưng nếu không thấu thì không tham gia vào kết cấu tạo nên cách cục(do lực tương tác yếu), vì từ xưa không phải ngẫu nhiên mà cổ nhân gọi là tổ hợp Bát Tự (8 chữ) mà không phải là Nhị Thập Tự( 20 chữ, 4 can trên + 4 chi dưới + tối đa 4*3 can tàng) hay Nhị Thập Nhị Tự (22 chữ, 10 can + 12 chi) . Nhắc lại các bạn rằng đây chỉ là nguyên tắc cứng nhắc, chưa xét đến sự biến hóa của cách cục, nhớ nhé!

“Tài Quan Ấn Thực là các dụng thần thiện mà thuận dụng, Sát Thương Kiếp Nhận là các dụng thần bất thiện mà nghịch dụng. Thuận thì theo thuận, nghịch thì theo nghịch, phối hợp như vậy, đều là quý cách”. Ở đây ta phân tích từng phần. Tại sao gọi Tài Quan Ấn Thực là các dụng thần thiện vì chúng đại diện cho những thứ tốt đẹp quanh ta như : Tài đại diện cho vật ta dưỡng thân, cho vợ …, Quan đại diện cho nghề nghiệp, chức vụ của ta…, Ấn đại diện cho học vấn, bằng cấp, cho mẹ ta …, Thực đại diện cho phúc, thọ…; thuận dụng tức là dùng theo chiều sinh phù, bảo hộ như Quan cần Tài sinh, sinh Ấn hộ Quan … Tại sao gọi Sát Thương Kiếp Nhận là các dụng thần bất thiện vì chúng đại diện cho những thứ làm hại ta như: Sát chuyên tấn công Nhật Can làm hại Thân, Thương Quan chuyên phá Quan, Kiếp Tài là thần hại của, khắc vợ, đoạt vợ ta [đoạt vợ ta cho thằng khác nó xài(dùng) thì nhục như con trùng trục nhỉ ], Nhận là Dương Nhận mang khí cực dương, trên trời là thần chiến tranh, đại diện cho những thứ cùng hung cực ác; nghịch dụng là dùng theo chiều khắc chế hoặc hóa như: Sát dùng Thực chế hoặc Ấn hóa, Thương dùng Ấn chế hoặc Tài hóa, Kiếp, Nhận dùng Quan chế hoặc Thực hóa; trường hợp này giống với học thuyết "dùng bạo lực để trị bạo lực, lấy chiến tranh để chống chiến tranh" mà tôi rất tâm đắc. Khi cách cục được thành lập(thành cách) đều là mệnh quý.

Tóm lại, nói ngắn gọn thì là thế này: Thuận dụng:

Tài hỉ Thực Thần tương sinh, sinh Quan chế Kiếp hộ Tài; Quan hỉ thấu Tài mà tương sinh, sinh Ấn hộ Quan; Ấn hỉ Quan Sát tương sinh, Kiếp Tài hộ Ấn;

Thực hỉ Thân vượng tương sinh, sinh Tài hộ Thực; Nghịch dụng:

Thất Sát hỉ Thực Thương chế phục, kị Tài sinh, Kiêu đoạt Thực Thương Quan hỉ phối Ấn chế phục, sinh Tài hóa Thương

Dương Nhận hỉ Quan Sát chế phục, kị không có Quan Sát

Nguyệt kiếp(Tỷ, Kiếp) thấu Quan chế phục, dụng Tài thấu Thực hóa Kiếp

Referências

Documentos relacionados

Entidade

Com base em experiências recentes, discutiremos como a gestão do conhecimento e outras áreas de vanguarda, como inovação aberta, lean startups, design thinking e

Sua margem dorso-cranial proporciona a origem principal do músculo, que se faz a partir do limite inferior do quarto proximal da borda caudal da escápula, até

Para contribuir com o debate sobre o aprofundamento da privatização, no âmbito da educação básica pública brasileira, apresentamos a análise da transferência da

Outra classificação define as ILPI de acordo com a Capacidade Funcional (CF) destinada aos residentes: idosos independentes que necessitem ou não de órteses para auxílio,

Como mencionado no anteriormente, neste artigo discuto aspectos concernentes a um estudo no qual investiguei a imagem pública da Matemática e dos matemáticos em um

Este artigo apresenta a minha pesquisa de mestrado que busca discutir quais narrativas digitais emergem quando alunos do Ensino Fundamental produzem vídeos com

O presente trabalho busca analisar as possibilidades de ensino de Geografia a partir da fronteira, bem como perceber a relação dos alunos com o patrimônio histórico e