• Nenhum resultado encontrado

CHƢƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu

4.3.3 Giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình nghiên cứu

4.3.3.1 Biến quy mô ngân hàng (SIZE)

Trong mô hình hồi quy, biến quy mô ngân hàng có hệ số là -0.12 và giá trị p là 0.000, cho thấy mối tƣơng quan ngƣợc chiều và có ý nghĩa giữa quy mô ngân hàng và sự ổn định tài chính, nói cách khác là quy mô ngân hàng càng lớn thì sự ổn định tài chính càng giảm. Kết quả này cũng phù hợp với giả thiết 1 và giống với nghiên cứu của Heiko Hesse and Martin Čihák (2007) và nghiên cứu của Čihák and Hesse (2008).

Những ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay thƣờng tham gia vào các hoạt động có rủi ro cao nhƣ cho vay các dự án lớn với thời gian thu hồi vốn dài, đầu tƣ vào nhiều

trái phiếu, cố phiếu rủi ro cao nhƣng lãi suất cao. Ngoài ra các ngân hàng này còn bị ảnh hƣởng bởi phản ứng rủi ro thấp hơn từ các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng nhỏ tham gia vào các hoạt động an toàn và ít rủi ro hơn nên có sự ổn định tài chính cao hơn.

4.3.3.2 Biến tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR)

Trong mô hình hồi quy, hệ số tƣơng quan giữa tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động và sự ổn định tài chính của ngân hàng là -0.93 và giá trị p là 0.000, cho thấy mối tƣơng quan ngƣợc chiều và có ý nghĩa giữa tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động và sự ổn định tài chính; nghĩa là các ngân hàng hoạt động thiếu hiệu quả với tỷ lệ này cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng sẽ thấp. Kết quả này cũng phù hợp với giả thiết 2 của mô hình.

Một ngân hàng có tỷ lệ chi phí trên thu nhập hoạt động quá cao cho thấy công tác quản lý chi phí của ngân hàng không tốt và nhƣ thế thì các ngân hàng sẽ không có khả năng để trang trải chi phí khi gặp phải các cú sốc về chi phí nhƣ cú sốc về tăng chi phí quảng cáo chẳng hạn. Ngƣợc lại nếu ngân hàng quản lý và sử dụng chi phí hiệu quả thì sẽ làm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó làm tăng sự ổn định của ngân hàng.

4.3.3.3 Biến tỷ lệ dƣ nợ cho vay khách hàng/tổng tài sản (LAR)

Trong mô hình hồi quy, biến tỷ lệ dƣ nợ cho vay khách hàng/tổng tài sản có hệ số là 0.86 và giá trị p là 0.000, cho thấy mối tƣơng quan cùng chiều và có ý nghĩa giữa tỷ lệ dƣ nợ cho vay khách hàng/tổng tài sản và sự ổn định tài chính, nói cách khác tỷ lệ này càng cao thì sự ổn định tài chính càng cao. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Altaee, Talo và Adam (2013). Những NHTM có các khoản dƣ nợ cao, cho thấy hoạt động tín dụng có sự tăng trƣởng, do đó sẽ giúp gia tăng thu nhập cho ngân hàng. Các ngân hàng mà có tỷ lệ dƣ nợ quá thấp cho thấy hoạt động tín dụng kém hiệu quả, ứ đọng vốn nhiều, dẫn đến sự ổn định của các ngân hàng này sẽ thấp hơn.

Tuy nhiên, theo chỉ tiêu đánh giá về sự ổn định tài chính của NHTM (Bảng 2.1) thì tỷ lệ dƣ nợ/tổng tài sản của ngân hàng nên ở mức dƣới 60%, nếu vƣợt quá tỷ lệ này này cũng sẽ gây ảnh hƣởng không tốt đến sự ổn định tài chính, bởi khi đó thì ngân hàng bị lệ thuộc quá nhiều vào hoạt động cho vay, khi rủi ro tín dụng tăng sẽ làm ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng có tỷ lệ dƣ nợ/tổng tài sản quá cao còn có thể xảy ra căng thẳng thanh khoản khi các khoản nợ xấu gia tăng.

4.3.3.4 Biến đa dạng hóa thu nhập (INDV)

Trong mô hình hồi quy, biến đa dạng hóa thu nhập có hệ số là 0.19 và giá trị p là 0.002, cho thấy mối tƣơng quan cùng chiều và có ý nghĩa giữa chỉ số đa dạng hóa thu nhập và sự ổn định tài chính. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Beck (2009) và nghiên cứu của Okumus và Artar (2012). Nguyên nhân mà các ngân hàng có sự đa dạng hóa thu nhập càng cao thì sự ổn định tài chính càng cao có thể là do nó giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, bởi ngân hàng có thể phân tán rủi ro vào nhiều danh mục đầu tƣ khác nhau, không lệ thuộc nhiều vào hoạt động cho vay bởi tình hình nợ xấu đang tăng cao trong hệ thống NHTM Việt Nam những năm gần đây.

4.3.3.5 Biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/thu nhập lãi thuần (LLPI)

Trong mô hình hồi quy, biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/thu nhập lãi thuần (đại diện cho rủi ro tín dụng) có hệ số là -0.26 và giá trị p là 0.072, cho thấy mối tƣơng quan ngƣợc chiều và có ý nghĩa giữa rủi ro tín dụng và sự ổn định tài chính, nghĩa là khi tỷ lệ dự phòng tín dụng hay rủi ro tín dụng càng cao thì sự ổn định tài chính của ngân hàng càng thấp. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Wassim Rajhi và Slim A.Hassairi (2013).

4.3.3.6 Biến khả năng thanh khoản (LQD)

Trong mô hình hồi quy, biến khả năng thanh khoản có hệ số là 0.20 và giá trị p là 0.059, cho thấy mối tƣơng quan cùng chiều và có ý nghĩa giữa khả năng thanh khoản và sự ổn định tài chính của ngân hàng, cho thấy khả năng thanh khoản cao thì sự ổn định tài chính càng cao. Việc thiếu thanh khoản có thể dẫn đến những mất mát lớn

trong tài sản hay trong danh mục thanh khoản và có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên cũng cần lƣu ý rằng nếu thanh khoản dƣ thừa quá mức sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của ngân hàng.

4.3.3.7 Biến tỷ suất sinh lợi (ROE)

Trong mô hình hồi quy, biến tỷ suất sinh lợi có hệ số là -3.36 và giá trị p là 0.000, cho thấy mối tƣơng quan ngƣợc chiều và có ý nghĩa giữa tỷ suất sinh lợi và sự ổn định tài chính, nói cách khác là tỷ suất sinh lợi càng cao thì sự ổn định tài chính càng thấp. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Asli Demirgüç-Kunt và Harry Huizinga (2012). Họ cho rằng ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao thì có sự ổn định tài chính thấp hơn do thƣờng tham gia vào nhiều hoạt động rủi ro hơn.

Kết quả này khác với kỳ vọng của học viên nhƣng phù hợp với tình hình thực tế, bởi các NHTM Việt Nam có quy mô lớn là những ngân hàng có có tỷ suất sinh lợi cao và sự ổn định tài chính thấp, do các ngân hàng này thƣờng tham gia vào nhiều hoạt động mang lại lợi nhuận cao hơn nhƣng có rủi ro cao hơn.

4.3.3.8 Biến cạnh tranh của ngành (HHI)

Trong mô hình hồi quy, biến cạnh tranh của ngành có hệ số là -8.08 và giá trị p là 0.000, cho thấy mối tƣơng quan ngƣợc chiều và có ý nghĩa giữa sự cạnh tranh của ngành và sự ổn định tài chính, nói cách khác là cạnh tranh càng cao thì sự ổn định tài chính của các ngân hàng càng thấp và ngƣợc lại. Kết quả này cũng giống với nghiên cứu của Marcus(1984); Keeley (1990); Allen and Gale (2004); Beck et al.(2006); Matsuoka (2013).

4.3.3.9 Biến thị phần của ngân hàng (MS)

Trong mô hình hồi quy, biến thị phần của ngân hàng có hệ số là 5.90 và giá trị p là 0.000, cho thấy mối tƣơng quan cùng chiều và có ý nghĩa giữa thị phần và sự ổn định tài chính, cho thấy thị phần của ngân hàng càng lớn thì sự ổn định tài chính càng cao, hay các ngân hàng có quy mô tƣơng đối lớn trong hệ thống ngân hàng thì sẽ có sự

ổn định tài chính cao hơn. Điều này có thể là do các ngân hàng có thị phần lớn thì có khả năng chi phối thị trƣờng, có danh tiếng và có đƣợc sự tin cậy của khách hàng.

4.3.3.10 Biến tốc độ tăng trƣởng GDP và tỷ lệ lạm phát (INFL)

Trong mô hình hồi quy, biến tốc động tăng trƣởng GDP có giá trị p là 0.203, và biến tỷ lệ lạm phát có giá trị p là 0.982 cho thấy hai yếu tố này không có tác động rõ ràng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.

Nguyên nhân tốc độ tăng trƣởng GDP không có tác động đến sự ổn định tài chính có thể là do tại Việt Nam, thống kê về tốc độ tăng trƣởng GDP chƣa đƣợc thu thập và tính toán một cách chính xác theo quy chuẩn quốc tế. Ngoài ra, do hạn chế của mô hình nghiên cứu là học viên đã sử dụng một giá trị của tốc độ tăng trƣởng GDP cho các ngân hàng trong cùng một năm, trong khi tác động của tốc độ tăng trƣởng GDP có thể là khác nhau cho các ngân hàng có quy mô khác nhau, do đó làm giảm sự chính xác của kết quả nghiên cứu.

Nguyên nhân tỷ lệ lạm phát không có tác động đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam có thể là do những sai sót và hạn chế trong quá trình thống kê dữ liệu, quy trình tính toán và công bố thông tin tại Việt Nam hiện nay.

Kết luận chƣơng 4

Chƣơng 4 với nội dung là sử dụng mô hình Z-score để nghiên cứu các yếu tố có ảnh hƣởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, là cơ sở để các NHTM có thể có những giải pháp giúp nâng cao sự ổn định tài chính. Sử dụng dữ liệu nghiên cứu là 21 NHTM Việt Nam từ năm 2006-2014, kết quả của mô hình đã đƣa ra các yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng đến sự ổn định tài chính và tìm ra chiều hƣớng tác động của các yếu tố này tới sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Documentos relacionados