• Nenhum resultado encontrado

Văn hóa vùng Tây Bắc

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Văn hóa vùng Tây Bắc"

Copied!
22
0
0

Texto

(1)

Vùng Tây Bắc (Việt Nam)

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc.

Sơ lược về vùng Tây Bắc:

Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà.

Hành chính

Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh với diện tích trên 5,64 triệu ha với 3,5 triệu dân: • Hòa Bình • Sơn La • Điện Biên • Lai Châu • Lào Cai • Yên Bái Lịch sử

Tại vùng Tây Bắc thời Pháp thuộc đã lập ra xứ Thái tự trị. Năm 1955, Khu tự trị Thái-Mèo được thành lập, gồm 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ, và đến năm 1962 gọi là Khu tự trị Tây Bắc. Khu tự trị này giải thể năm 1975.

Nói đến Tây Bắc , không thể không nói đến mái nhà sàn hình khum mu rùa với đôi "khau cút" độc đáo, thấp thoáng đâu đó chiếu khăn piêu sặc sỡ mà duyên dáng cùng những hàng cúc bướm phập phồng, đoi xà tích lấp lánh.

Vùng văn hoá Tây Bắc là vùng văn hoá ẩm thực độc đáo với món cá nướng "pa pỉnh tộp", món xôi nếp tan thơm dẻo cùng các thức chấm "chặm chéo", nồi "thắng cố" sôi sùng sục cùng thứ rượu trong "lạu sâu" Điện Biên, rượu ngô Bắc Hà....

(2)

Văn hoá Tây Bắc là văn hoá của các làn điệu diễn xướng "khắp" (Thái), "đang" Mường, khèn (Hmông)...

Tục lệ

Tục đeo vòng vía của người Mông - Lào Cai

Việc trẻ ốm yếu cúng giải hạn hoặc gửi cửa theo số của nó đều không được thì thầy cúng sẽ xem số và đeo vòng vía cho trẻ. Nghi lễ đeo vòng vía cho trẻ của người Mông hoa ở Cát Cát tương tự như nghi lễ đeo vòng vía cho trẻ của nhóm người Mông trắng ở Bảo Phố - Bắc Hà.

Xên Bản - Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái

Trong truyền thống văn hóa của các dân tộc Tây Bắc, cúng giỗ, lễ hội đã trở thành một phong tục, tập quán truyền từ đời này qua đời khác, trong đó có Xên bản của dân tộc Thái.

(3)

Tiếng Thái, “Xên” có nghĩa là cúng, rộng hơn là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa vụ tốt tươi. Hằng năm, Xên bản được tổ chức vào ngày Bính của tháng 4 (theo lịch 10 ngày của dân tộc Thái gồm: canh, tân, nhâm, quý, giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ), năm nay được tổ chức vào ngày 17/4 dương lịch.

Lễ vật gồm một đầu lợn (phải là lợn đen), hai con gà, một quả trứng, bát gạo, hương, nến. Thầy mo lấy một bung thóc, một chiếc chài quăng cá, một chiếc búa đặt lên bàn cúng rồi đọc tục mo (lời cúng) cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xua đuổi tà ma, đem lại sức khỏe, cuộc sống ấm no cho mọi nhà. Sau đó, thầy mo lấy một đoạn tre, bổ đôi rồi tung lên.

Lễ cúng kéo dài khoảng 30 phút, lễ xong người đại diện mang mâm lễ vật về nhà, lấy một chung rượu cần mời thầy mo và bà con dân bản cùng ngồi ăn uống vui vẻ. Lễ Xên bản thường kèm theo hội đánh trống, ném còn, chơi tó má lẹ.

Thanh niên nam nữ chia hai bên, ai ném còn vào vòng tròn buộc trên ngọn một cây tre dựng giữa sân sẽ được thưởng một chén rượu. Sau lễ Xên, bà con trong bản ra đồng cày bừa, xuống mạ, bắt đầu một vụ lúa mới.

(4)

của dân tộc Thái, tiếc rằng truyền thống này đang dần bị mai một. Đây là một tập tục văn hóa cần lưu giữ cho muôn đời sau.

Tục gõ sạp đón khách của người Thái ở Yên Bái

Gõ sạp đón khách là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của đồng bào Thái vùng phía tây tỉnh Yên Bái. Gõ sạp tạo bầu không khí sôi động, náo nhiệt khi trong bản, trong mỗi nhà tổ chức các cuộc vui có đông khách tham dự.

Số người tham gia gõ sạp từ 9 đến 12 người, là nữ trẻ, giỏi văn nghệ. Trong số đó, có một người điều khiển trống cái và số còn lại mỗi người cầm một đôi ống tre hoặc nứa cắt bỏ mấu ở hai đầu, đứng thành hàng sát mép ngoài lan can.

(5)

Vào tháng ba, tháng tư hằng năm, hễ trời đại hạn là người Thái ở Mai Châu (Hòa Bình) lại tổ chức ngày hội cầu mưa. Hội tổ chức theo từng bản vào những đêm trăng có quầng đỏ quầng vàng - điềm báo trời đại hạn kéo dài.

Tham gia tổ chức hội đông nhất là nam nữ thanh niên. Còn lớp người trung niên và già cả thì ở nhà để sẵn sàng đón tiếp đoàn hát cầu mưa.

Nếu sau ngày hội cầu mưa, trời vẫn nắng hạn thì đến tháng trăng sau, các làng lại tổ chức tiếp với hình thức như lần hội kỳ trước. Ẩm Thực

Pa pỉnh tộp – cá suối nướng

Pa pỉnh tộp (cá nướng) là món ăn cổ truyền của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Tục ngữ Thái có câu: ''Cáy măn mọk má ha, Báu to pa pỉnh tộp ma sú'' nghĩa là: '' Gà tơ tần đem đến, không bằng pa pỉnh tộp đem cho''. Cá nướng này trân quí không chỉ bởi giá trị ẩm thực mà còn ước lượng chuẩn xác và bàn tay khéo léo của người làm ra nó. Tuy chỉ là món ăn dân dã, nhưng pa pỉnh tộp từ lâu đã nổi tiếng như một món ăn đặc trưng của ẩm thực dân tộc Thái, được nhiều người biết đến.

Thưởng thức miếng cá nướng vàng rộm, thơm lừng với cơm nếp xôi dẻo ta mới thấy hết cái vị ngọt béo của cá, vị cay của quả ớt, cay của quả mắc khén, màu xanh của hành, xanh của rau thơm lẫn màu vàng của cá nướng. Cơm xôi ăn với ''Pa Pỉnh Tộp'' của người Thái cũng được ví như cơm tám nấu niêu đất ăn với cá bống kho của người miền xuôi vậy.

Để làm được món ''Pa Pỉnh Tộp'', người ta chọn loại cá chép nặng khoảng 0,5kg trở lên, béo và còn tươi sống. Trước khi mổ phải cạo sạch vảy để khi ướp gia vị ngấm đều vào cá. Sau khi mổ cá và bỏ mật cá bắt đầu ướp và nhồi gia vị. Người ta không mổ cá đằng bụng mà lại mổ đằng dọc sống lưng để khi gấp úp con cá mềm mại gấp dễ dàng hơn và để phần gia vị nhồi trong bụng cá khi tiếp xúc với than hồng sẽ toả mùi thơm ngấm vào thịt cá.

(6)

Mỗi khi có khách quý tới nhà, sau khi đôi lời chia vui, cảm ơn quý khách chủ nhà sẽ mời và chia một phần ''Pa Pỉnh Tộp'' cho khách và mọi người với ý niệm: đây là món ăn quý, mến khách, hẹn gặp lại không bao giờ quên.

Vừa là món ăn dành để đãi khách quý, "Pa Pỉnh Tộp" cũng còn vừa món ăn đời thường, rất thuận tiện cho việc gói cơm đi làm nương rẫy hàng ngày. Cơm xôi ăn với cá nướng, chấm muối ớt giã (chẳm chéo), cùng với can nước mát thật giản dị mà ngon miệng.

Giờ đây món ''Pa Pỉnh Tộp'' của người Thái đã trở nên nổi tiếng và trở thành nhu cầu được thưởng thức đối với du khách, vì vậy bạn đừng bỏ qua nếu có cơ hội đến thăm bản của người Thái.

(7)
(8)

Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H'mông. Thịt nấu thắng cố được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.

Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.

Rượu ngô Bản Phố

Rượu ngô Bản Phố hay còn gọi là rượu ngô Bắc Hà là một thứ rượu ngon đặc sản của người Mông ở Bản Phố, cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố là các danh tửu của Lào Cai. rượu Bản Phố có màu trong như nước suối, lúc mới uống nghe hương vị thơm nồng, sau đó là cảm giác êm dịu. Rượu ngô nơi đây say lâu nhưng không làm người ta ngu muội mà cảm giác vẫn sảng khoái. Rượu ngô Bản Phố nấu từ nước lấy từ suối Hang Dế. Rượu ngô Bản Phố hương thơm thì nồng nàn, quyến rũ, uống vào không gắt, không chua. Ngô dùng nấu rượu Bản Phố không phải trồng ở nương rẫy hoặc thung lũng, mà ở trên núi đá cao heo hút. Loại ngô này cho bắp chắc, vàng, năng suất không cao, bù lại hạt mềm, bùi và rất giàu dinh dưỡng. Sau khi thu hoạch, ngô

(9)

được giữ nguyên bắp, phơi khô và bảo quản để nấu rượu dần. Bí quyết tạo nên sự khác biệt của rượu ngô Bản Phố với các loại rượu khác là lên men bằng bột bông của cây "pa".

Người Mông nơi đây cho rằng:" uống rượu Bản Phố vào buổi sáng sẽ có thêm sức mạnh, tựa như có một vị thần dũng mãnh hỗ trợ làm việc đồng áng suốt ngày không cảm thấy mệt mỏi. Nếu uống vào buổi tối, cùng với bằng hữu, rượu như có sợi dây vô hình ràng buộc tình yêu thương khăng khít, trong lòng mọi người trào dâng lời hay, ý đẹp, nói lên được những điều mới mẻ, ý nghĩa thấm sâu và hào hứng mà những lúc khác không có rượu chưa nói được."

(10)

Văn hóa – văn nghệ

Khắp - một hình thức sinh hoạt độc đáo của dân tộc Thái

(Cà Chung)

Khắp nghĩa thực là hát, nhưng còn có nghĩa là thơ ca, làn điệu dân ca, cách trình diễn thơ ca... Những lời khắp có vần vè như thơ nhưng hơn nữa nó còn có nhạc điệu và tiết tấu rất cao.

(11)

Lưng đeo gùi nặng trĩu, chân leo dốc cao, lên nương, xuống chợ, tay cầm khèn, bên cạnh là các cô gái xúng xính váy hoa, tay cầm dù…đó là hình ảnh rất quen thuộc của các chàng trai H’Mông mà ta có thể bắt gặp ở bất kỳ bản làng nào tại các tỉnh vùng cao Tây bắc: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La….

Khèn gắn liền với đời sống hàng ngày, đời sống tâm linh của người dân tộc

H’Mông và nó có sức lây lan, truyền cảm rất mãnh liệt. Bởi vậy mà nhạc sĩ Hồng Thao phải thốt lên rằng: “Tiếng khèn Mông làm cho Ngọc hoàng phải động lòng thương cảm với những người nghèo khổ, làm cho suối ngàn ngừng chảy, chim rừng thôi hót, khiến con nai đang đi tìm nước uống cũng quên khát chạy lại, con nhím đang đào hang cũng phải lắng tai nghe...”.

(12)

Nhà cửa

Hình tượng “Khau Cút” của người Thái đen Tây Bắc

Ngôi nhà sàn của người Thái Đen – Tây Bắc bao giờ hai đầu hồi cũng có cấu trúc khum khum như mai rùa – tiếng Thái gọi là “tụp cống”, vừa tạo dáng, vừa gợi sự liên tưởng tới sự chắc chắn, bền vững. Khau cút gồm hai thanh gỗ bắt chéo nhau hình chữ X, đóng trên hai đầu đòn nóc – tiếng Thái là “tiêu bôn”. Trên “Khau cút” được trang trí nhiều hoa văn, hoạ tiết như: Búp cây guột – “cút lo ngong, hoa sen – “bók bua”, hình trăng khuyết – “bươn hai bín…” Khau cút trước hết để chắn gió cho mái tranh hai đầu hồi – “pảy lốm”, dần dần các nghệ sỹ dân gian, bằng trí tưởng tượng phong phú và bàn tay tài hoa của mình đã mô phỏng tự nhiên, tạo nên những hoa văn, hoạ tiết trang trí cho “Khau cút có một vẻ đẹp hoàn hảo, chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

(13)

Trang phục

Vẻ đẹp trang phục phụ nữ Tây Bắc

Miền núi phía Bắc không chỉ có phong cảnh hùng vĩ trữ tình, mà còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số mang bản sắc riêng độc đáo.

Đây là các thiếu nữ người Dao.

Trong dân tộc Dao có các nhóm địa phương như: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài)...

Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần. Y phục rất sặc sỡ với nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây... rang trí trang phục, họ không theo theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải.

(14)

Cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chảy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm. Người Mông có các nhóm: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh, Na Miẻo.

Trang phục phụ nữ Mông do chính họ làm ra. Dù rất đa dạng nhưng bắt buộc phải có những thứ như: khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước và sau váy, xà cạp, đồ trang sức…

Váy của phụ nữ Mông thường hình nón cụt, xếp nếp xoè rộng.

(15)

Nụ cười vùng cao Bắc Hà

Phụ nữ Mông Trắng thì trang phục thường làm bằng vải lanh trắng và áo thường xẻ ngực có thêu hoa văn ở cánh tay và yếm sau lưng.

Phụ nữ Mông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả.

(16)

Thiếu nữ dân tộc Mông Đen ở Sa Pa

Phụ nữ Mông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Mông Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngoài tạo thành hình như hai cái sừng.

Trang trí trên y phục của họ chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu phổ biến là hình con ốc, hình vuông, hình quả trám, hình chữ thập…

(17)

Thiếu nữ dân tộc Tày

Nhóm địa phương của người Tày gồm: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa Dí. Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài.

(18)

Thiếu nữ dân tộc Giáy

Phụ nữ Giáy thường mặc quần màu chàm có dải vải đỏ đắp trên phần cạp, áo cánh 5 thân xẻ tà, dài quá mông, cài khuy bên nách phải, hò áo và cổ tay áo viền những dải vải khác màu. Tóc vấn quanh đầu với những sợi chỉ hồng thả theo đuôi tóc. Vai khoác túi thêu chỉ màu với hoa văn là những đường gấp khúc.

(19)

Người Hà Nhì cư trú ở Lai Châu, Lào Cai. Nhóm địa phương gồm: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen.

Phụ nữ Hà Nhì mặc áo dài 5 thân, xẻ từ sườn xuống chân. Áo bằng vải bông nhuộm chàm màu đen, màu xanh. Trên ngực áo phía phải, gắn thêm những đồng xu bằng bạc hoặc cúc bằng nhôm. Khăn, ngực áo và hai ống tay áo, là nơi để chị em phô diễn kỹ nghệ thêu móc và trình độ thẩm mỹ của mình thông qua cách bố trí các khoanh vải có màu sắc tương phản nhau, cùng những đường nét hoa văn.

(20)

Thiếu nữ dân tộc La Chí

Người La Chí còn gọi là Thổ Ðen, Mán, Xá.

Phụ nữ La Chí mặc quần, một số ít mặc váy. Bộ y phục truyền thống là chiếc áo dài tứ thân xẻ giữa, yếm thêu, thắt lưng bằng vải.

(21)

Hai cô gái dân tộc Nùng ở Bắc Hà

Nhóm địa phương của người Nùng gồm: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Inh, Nùng Lòi, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình, Nùng Quy Rịn, Nùng Dín... Y phục truyền thống của người Nùng khá đơn giản, thường làm bằng vải thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa trang trí. Áo năm thân, dài quá hông, cài cúc bên nách phải.

(22)

Referências

Documentos relacionados

Com base em experiências recentes, discutiremos como a gestão do conhecimento e outras áreas de vanguarda, como inovação aberta, lean startups, design thinking e

O conceito de que diferentes cepas de Trypa­ nosom a cruzi podem ser. agrupadas de acordo com caracteres comuns em um núm ero limitado de tipos ou padrões*

Municipal de Cinfães, determina, nos termos e para efeitos do disposto no nº 5 do artigo 61º do Código dos Contratos Públicos, e de acordo com a informação do Júri do

“A obediência monástica é a disposição em virtude da qual o homem, por amor de Deus, consente em prostrar-se diante de Cristo na pessoa escolhida pelo próprio Deus, quer se trate

As condições de previsão de tempo para entrega de documento de transferência (CRLV), responsabilidade de custos de regularização e transferência e outras

Participaram deste evento o deputado federal, Vanderlei Macris; a deputada Estadual Célia Leão, o secretário adjunto da secretaria de Logística e Transporte, Moacir Rosseti;

usuário uma grande coleção de diferentes tipos de equações utilizadas no modelo matemático, sem que sejam apresentadas em forma de equações, permitindo

Sensibilização respiratória: Não classificado com base nas informações disponíveis. Mutagenicidade em