• Nenhum resultado encontrado

Việt Nam Một Tiêu Điểm Của Chiến Tranh Tư Tưởng Phản Cách Mạng - Nguyễn Thành Lê

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Việt Nam Một Tiêu Điểm Của Chiến Tranh Tư Tưởng Phản Cách Mạng - Nguyễn Thành Lê"

Copied!
99
0
0

Texto

(1)
(2)

MỤC LỤC:

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

CHƯƠNG I. CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP CÓ TÍNH CHẤT TOÀN

CẦU LÀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ CỦA CUỘC ĐẤU TRANH CÁCH

MẠNG CỦA VIỆT NAM

CHƯƠNG II. VIỆT NAM LÀ MỘT TIÊU ĐIỂM ĐẤU TRANH

CHÍNH TRỊ TƯ TUỞNG GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG

VÀ CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

CHƯƠNG III. THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG THEO ĐUÔI CHỦ NCHĨA

BÀNH TRƯỚNG VÀ BÁ QUYỀN NƯỚC LỚN TRONG GIỚI CẦM

QUYỀN TRUNG QUỐC TRỞ THẢNH KẺ THÙ NGUY HIỂM VÀ

TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM

CHƯƠNG IV. CUỘC THẬP TỰ CHINH CỦA THẾ LỰC PHẢN

ĐỘNG TRONG GIỚI CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC CHỐNG VIỆT

NAM TRÊN MẶT TRẬN TƯ TƯỞNG VÀ TUYÊN TRUYỀN

CHƯƠNG V. CHIẾN TRANH TƯ TƯỞNG VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHỤC VỤ MƯU ĐỒ LẤN CHIẾM, CƯỚP ĐOẠT LÃNH THỔ VIỆT

NAM

1. Sự thật về tình hình biên giới trên bộ. 2. Sự thật về hoạch định Vịnh Bắc Bộ

3. Sự thật về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

CHƯƠNG VI. BAN LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC PHÁT ĐỘNG

CHIẾN TRANH TƯ TUỞNG VÀ TUYÊN TRUYỀN XUYÊN TẠC

LỊCH SỬ DÂN TỘC VÀ SỰ TÔN VINH DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM

(3)

2. Phủ nhận nhiều vị anh hùng dân tộc của Việt Nam 3. Khinh mạn văn hóa lâu đời của Việt Nam

4. Bênh vực các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược, bóc lột, tàn sát nhân dân Việt Nam; vu cáo Việt Nam xâm lược Trung Quốc.

CHƯƠNG VII. CHIẾN TRANH TƯ TƯỞNG CỦA BAN LÃNH ĐẠO

TRUNG QUỐC NHẰM CHIA RẼ BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG, CÔ

LẬP VIỆT NAM Ở ĐÔNG - NAM Á

CHƯƠNG VIII. BAN LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC TIẾN HÀNH

CHIẾN TRANH TƯ TƯỞNG VÀ TUYÊN TRUYỀN NHẰM CHIA RẼ

VIỆT NAM VỚI LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA,

NHẰM CÔ LẬP VIỆT NAM VỚI CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ

CHƯƠNG IX. QUYẾT TÂM, KIÊN TRÌ VÀ KỊP THỜI TIẾN CÔNG

ĐỐI PHƯƠNC TRÊN MẶT TRẬN TƯ TƯỞNG

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại thành công dẫn đến sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô-viết, dã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

(4)

Hòng cứu vãn sự diệt vong tất yếu của nó, giai cấp tư sản quốc tế đã tiến hành nhiều loại chiến tranh (chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh) chống nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và chống hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, hình thành sau chiến thắng tiêu diệt phát-xít Đức, Ý và quân phiệt Nhật-bản cách đây 40 năm. Giai cấp tư sản quốc tế đặc biệt tiến hành chiến tranh tư tưởng, chiến tranh tâm lý chống các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản, công nhân quốc tế.

Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 và thẳng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tháng 4-1975 đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam ta, kỷ nguyên hoàn toàn độc lập, tự do, thống nhất đất nước và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Cũng như đối với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, giai cấp tư sản quốc tế đã liên tiếp phản kích cách mạng Việt Nam. Hết thực dân Pháp lại đến đế quốc Mỹ, chúng thay nhau phát động chiến tranh xâm lược nước ta. Nhưng chúng đã thất bại thảm hại.

Đi theo vết xe đã đổ của thực dân Pháp. Và đế quốc Mỹ, bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc đã phát động hai cuộc chiến tranh xâm lược ở phía bắc và phía tây-nam hòng khuất phục và thôn tính nước ta nhưng chúng cũng đã bị quân và dân ta giáng cho những bài học đích đáng, nhớ đời.

Tuy bị thất bại, bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc câu kết với đế quốc Mỹ và phản động quốc tế, tiếp tục chính sách thù địch chống lại nhân dân ta.

Đi đôi với chiến tranh lấn chiếm lãnh thổ nước ta, bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc tiến hành một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống lại ta trong đó chiến tranh tư tưởng, chiến tranh tâm lý là một khâu quan trọng của kiểu chiến tranh nhiều mặt ấy.

Cuốn sách nhỏ này dành một số trang nói về bối cảnh quốc tế hiện nay của cách mạng Việt Nam, về chiến tranh tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc do đế quốc Mỹ đứng đầu chống lại ta, nhưng dành phần chủ yếu nói về cuộc chiến tranh tư tưởng, chiến tranh tuyên truyền của ban lãnh đạo Trung Quốc đã và đang điên cuồng chống lại cách mạng nước ta

Cuốn sách còn nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh lâu dài, toàn diện và phức tạp của nhân dân ta chống chủ nghĩa bành trướng và bá quyền dân tộc đại Hán của ban lãnh đạo Trung Quốc.

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc và mong được bạn đọc phê bình, góp ý kiến.

Tháng 5 năm 1985

(5)

CHƯƠNG I. CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP CÓ TÍNH CHẤT TOÀN

CẦU LÀ BỐI CẢNH QUỐC TẾ CỦA CUỘC ĐẤU TRANH CÁCH

MẠNG CỦA VIỆT NAM

Đảng cộng sản Việt Nam cùng với các đảng cộng sản và công nhân anh em đã nhất trí nhận định thời đại chúng ta là “thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại, là thời đại đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội đối lập, là thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng giải phóng dân tộc, là thời đại chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ và hệ thống thuộc địa bị thủ tiêu, là thời đại ngày càng có thêm nhiều dân tộc tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa, là thời đại thẳng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới(1)”.

Những sự kiện long trời lở đất liên tiếp diễn ra từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, đặc biệt là những thay đổi sâu sắc diễn ra trong 40 năm qua kể từ khi Hồng quân Liên Xô và các lực lượng dân chủ, tiến bộ tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít Hít-le và chủ nghĩa quân phiệt Nhật-bản đã chứng minh một cách hùng hồn nhận định về nội dung thời đại chúng ta nêu ra ở trên là hết sức chính xác.

Chủ nghĩa xã hội không còn là bóng ma như giai cấр tư sản quốc tế hay nói trong thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ thứ XX, mà đã trở thành hiện thực không chỉ ở một nước mà đã phát triển thành hệ thống thế giới hùng mạnh,

Các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã chấm dứt ách nô lệ và sự bóc lột của chủ nghĩa tự bản, mở ra kỷ nguyên giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động làm chủ sản xuất, làm chủ xã hội, làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ quá trình Phát triển của xã hội loài người. Chính vì thế, chủ nghĩa xã hội ngày càng tranh thủ được trái tim và khối óc của hàng nghìn triệu người ở khắp năm châu.

Do giành được giải phóng xã hội và quyền làm chủ, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa đã lập được những thành tích xuất sắc, kỳ diệu trên lĩnh vực kinh tế. Nếu chúng ta nhớ rằng các nước xã hội chủ nghĩa trước khi thiết lập chế độ mới vẫn là những nước chậm phát triển (như Bun-ga-ri, Mông cổ, Cu-ba, Việt Nam) hoặc không phải là những nước tư bản công nghiệp phát triển nhất (như Tiệp-khắc, Ba-lan, Cộng hòa dân chủ Đức) thì chúng ta mới thấy rõ giá trị của những thành tựu kinh tế - xã hội của các nước này.

Các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) có số dân chưa bằng 10% số dân thế giới nhưng chiếm 25% tổng thu nhập quốc dân của thế giới, 33% sản lượng

(6)

công nghiệp, 20% sản lượng nông nghiệp, 20% quỹ sáng chế, phát minh của thế giới. Dưới đây là bảng so sánh chỉ số phát triển kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản công nghiệp.

Về quốc phòng, các nước xã hội chủ nghĩa luôn luôn nghiêm chỉnh thực hiện chỉ thị của Lê-nin: “Chúng ta vẫn phải hết sức chú ý đến cuộc khủng hoảng quốc tế Và sẵn sàng đối phó với mọi bất trắc xảy đến”(3), “... trong mỗi bước đi đến hòa bình, chúng ta đều phải dốc toàn lực ra để hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu, tuyệt đối không được giải giáp quân đội chúng ta”(4).

Sự nghiệp quốc phòng của các nước xã hội chủ nghĩa chỉ có một mục đích duy nhất là bảo vệ biên cương và công cuộc lao động hòa bình của mỗi nước, bảo vệ lợi ích chung, sự an toàn chung của cộng đồng xã hội chủ nghĩa. Các nước xã hội chủ nghĩa không đụng chạm độc lập, chủ quyền của bất cứ nước nào, và cũng không cho phép bất cứ nước nào đụng đến độc lập, chủ quyền và an ninh của mình.

Sức mạnh vô địch của chế độ xã hội chủ nghĩa đã được thể hiện một cách nổi bật trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đụng vào Liên Xô, bọn phát-xít, thế lực hiếu chiến nhất, hung hăng nhất và mạnh nhất thời bấy giờ của chủ nghĩa đế quốc, đã bị truy kích đến tận hang ổ của chúng và đã bị tiêu diệt.

Trong 40 năm qua, đi đôi với sức mạnh về kinh tế-xã hội, sức mạnh quốc phòng của Liên Xô và của cả cộng đồng xã hội chủ nghĩa được nhân lên gấp bội vì lợi ích của hòa bình và chủ nghĩa xã hội.

Một sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt trong đời sống quốc tế là đế quốc Mỹ và phe lũ do sự tiến công liên tục của ba dòng thác cách mạng, do tổng khủng họảng triền miên và sâu sắc, đã mất ưu thế về quân sự. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã lập được thế quân bình về quân sự.

Đưa ra các giải pháp chính trị, kinh tế, xã hội đáp ứng các yêu cầu chín muồi của thời đại, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ngày càng là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người.

(7)

Những tư tưởng vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về giải phóng dân tộc, sự ra đời và lớn mạnh của Liên Xô đã giải quyết thành công vấn đề giải phóng xã hội và giải phóng dân tộc, thắng lợi oanh liệt của Liên Xô tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít Hít-le và chủ nghĩa quân phiệt Nhật-bản, đó là những nhân tố cơ bản tạo nên sự phát triển như vũ bão của phong trào giải phóng dân tộc trên ba lục địa Á, Phi, Mỹ la-tinh từ 1945 đến nay.

Sau sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, đây là sự kiện quốc tế lớn thứ hai trong 40 năm nay. Việc hơn một trăm nước từ địa vị đứng ngoài rìa lịch sử, giành lại được trên những mức độ khác nhau quyền làm chủ vận mệnh của mình “phản ánh những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu các quan hệ quốc tế hiện đại” như Tuyên bố chính trị của Hội nghị cấp cao lần thứ bảy các nước không liên kết họp ở Niu Đê-li đầu năm 1983 đã nhấn mạnh.

Các nước mới giải phóng và đang phát triển đoàn kết lại trong các tổ chức khu vực như Tổ chức thống nhất châu Phi hoặc trong các tổ chức rộng rãi hơn như: Tổ chức các nước không liên kết, Nhóm 77, v.v. có tiếng nói ngày càng có trọng lượng trên các diễn đàn quốc tế.

Thắng lợi vĩ đại của phong trào giải phóng dân tộc dẫn đến kết quả kép: tăng cường các lực lượng cách mạng của thời đại, đồng thời làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, giáng cho các bọn đế quốc, kể cả tên đế quốc đầu sỏ là đế quốc Mỹ những đòn nhừ tử.

Điều cần đặc biệt chú ý là trong thời đại chúng ta, cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong quỹ đạo của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế, chúng ta chứng kiến hàng mấy chục nước ở Á, Phi, Mỹ la-tinh sau thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, đã chọn hướng phát triển theo chủ nghĩa xã hội.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong khi giai cấp đại tư sản ở các nước tư bản phát triển thỏa hiệp và đầu hàng bọn phát-xít, bọn quân phiệt thì giai cấp công nhân và nhân dân lao động dũng cảm đứng lên kháng chiến để giải phóng dân tộc, điều kiện cơ bản để giải phóng xã hội. Các đảng cộng sản Pháp, Ý, Nhật-bản và nhiều đảng khác nổi bật lên như là linh hồn, là bộ tham mưu của cuộc kháng chiến và những cuộc đấu tranh chống phát-xít Đức, Ý, Nhật ở những nước hữu quan.

Trong 40 năm qua, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển với quy mô chưa từng có. Phong trào dân chủ và phong trào hòa bình ở các nước tư bản cũng không ngừng lớn mạnh. Ba dòng thác cách mạng của thời đại ào ạt dâng lên như những làn sóng thần, dồn dập tiến cộng chủ nghĩa tư bản quốc tế, làm cho phạm vi thống trị của nó mối năm một co lại như miếng da lừa. Những dinh lũy chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc quốc tế đều bị rung chuyền mạnh.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam ta được ghi như một cột mốc cao vời vợi trong biên niên sử của các dân tộc, được trân trọng như một

(8)

thiên anh hùng ca tuyệt đẹp trong lịch sử chiến đấu của loài người tiến bộ vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi có ý nghĩa thời đại và lịch sử của Việt Nam phản ánh những thay đổi căn bản trong so sánh lực lượng có lợi cho hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Những thắng lợi của ba dòng thác cách mạng trong bốn thập kỷ vừa qua là thành quả của những cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc vô cùng gay gắt. Kẻ thù của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, kẻ thù của độc lập dân tộc đã chống trả quyết liệt trên mọi trận địa: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa và tư tưởng.

Về quân sự, đế quốc Mỹ và phe lũ đã lập ra khối quân sự xâm lược Bắc Đại Tây Dương (NATO), khối quân sự xâm lược Trung Đông (CENTO), khối quân sự xâm lược Đông - Nam Á (SEATO), khối quân sự Mỹ - Úc - Tân-tây-lan (ANZUS), khối quân sự xâm lược Đông - Bắc Á, Liên minh Mỹ - Nhật- bản, v.v.. Đế quốc Mỹ hiện nay vẫn còn duy trì 2.500 căn cứ quân sự và cứ điểm quân sự ở các lục địa và các đại dương nhắm bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu chuộng hòa bình và tự do.

Suốt mấy chục năm vừa qua, các thế lực hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ đã gây ra nhiều cuộc phản kích vào các nước xã hội chủ ոghĩa. Chúng đã gây ra cuộc bạo loạn phản cách mạng ở Hung-ga-ri (năm 1956), cuộc bạo loạn ở Cộng hòa dân chủ Đức (năm 1953), cuộc bạo loạn ở Tiệp khắc (năm 1968); những cuộc bạo loạn ở lan (năm 1956, 1970) và âm mưu diễn biến hòa bình ở Ba-lan (1980, 1981), v.v. Từ 1946 đến cuối 1983, chỉ riêng đế quốc Mỹ đã 250 lần sử dụng quân đội vào những mục đích can thiệp, lật đồ, xâm lược chống lại các dân tộc, trong đó có hai Cuộc chiến tranh xâm lược lớn nhất là cuộc chiến tranh xâm lược Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều-tiên (1950-1953), và cuộc chiến tranh xâm lược Viet Nam (1954 - 1975).

Từ cuối những năm 70, đặc biệt là từ khi Ri-gân lên làm Tổng thống Mỹ, đế quốc Mỹ và các thế lực hiếu chiến khác của chủ nghĩa đế quốc càng hung hăng. Một mặt, chúng gây ra không khí chiến tranh lạnh; mặt khác chúng xúc tiến chuẩn bị chiến tranh thế giới mới, chiến tranh hạt nhân hủy diệt. Chúng đẩy mạnh chạy đua vũ trang chưa từng có. Năm 1975, ngân sách quân sự Mỹ là 80 tỷ đô-la, năm 1978 là 128 tỷ đô-la, năm 1985 lên tới 284,7 tỷ đô-la; năm 1986 sẽ vọt lên tới 313,7 tỷ đô-la. Đế quốc Mỹ không những tăng cường quân sự hóa ở mặt đất, trên không, dưới đáy biển mà còn súc tiến kế hoạch quân sự hóa vũ trụ, đưa chiến tranh lên các vì sao.

(9)

Châu Ảu vẫn được đế quốc Mỹ và phe lũ coi là mặt trận số một. Trong chiến lược của chúng, khu vực châu Á và Thái bình dương ngày càng trở thành mặt trận trọng yếu.

Trục Mỹ - Nhật-bản - Nam Triều-tiên là xương sống của hệ thống chiến lược của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á và Thái bình dương.

Ở khu vực Thái bình dương và Viễn Đông, Mỹ có 474.000 quân, 1.125 máy bay chiến đấu, 149 tàu chiến. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật-bản đang từng bước được phục hồi, ngày càng là mối đe dọa trực tiếp đối với hòa bình và an ninh của các nước ở châu Á.

Phản kích về kinh tế - xã hội, chủ nghĩa đế quốc thế giới thực hiện chính sách cấm vận, phong tỏa kỹ thuật và nhiều biện pháp khác đối với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước dân tộc.

Mỹ đã nhiều lần cấm bán lương thực cho Liên Xô, cấm bán những sản phẩm thuộc kỹ thuật cấp cao như máy tính điện tử hiện đại. Mỹ đã thi hành nhiều biện pháp để phá hoại ngoại thương Ba-lan trong những năm gần đây.

Đối với nhiều nước mới giải phóng và đang phát triển, Mỹ và các nước đế quốc thực hiện chiến lượckhuyến khích phát triển giai cấp tư sản trong nước, coi đây là biện pháp hàng đầu để ngăn chặn xu thế phát triển không tư bản chủ nghĩa.

Các công ty xuyên quốc gia là công cụ vô cùng lợi hại của chủ nghĩa đế quốc để trói buộc các nước dân tộc trong quỹ đạo của chủ nghĩa thực dân mới.

Tính đến cuối năm 1984, các nước đang phát triển nợ các nước đế quốc và các ngân hàng quốc tế tư bản tới 900 tỷ đô-la. Đó là sợi dây thòng lọng buộc vào cổ các nước vay nợ.

Lĩnh vực tư tưởng giữ một địa vị cực kỳ quan trọng trong đấu tranh dân tộc và giai cấp của thời đại, nhất là trong những năm gần đây. Đồng chi Iu. An-đrô-pốp, cố Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, nhận định: giai đoạn hiện nay của lịch sử được đánh dấu bằng sự đối đầu ác liệt chưa từng có kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, giữa hai quan niệm về thế giới hoàn toàn khác nhau, giữa hai chiều hướng chính trị khác nhaս: chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Tương lai tùy thuộc phần chủ yếu vào kết cục của cuộc đất tranh tư tưởng.

Đấu tranh tư tưởng là mặt trận chủ yếu, là binh chủng quan trọng hàng đầu mở đường cho mọi cuộc đấu tranh và kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị kinh tế - xã hội và quân sự. Đấu tranh tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc mà một hình thức đặc biệt của nó là chiến tranh tâm lý, do cường độ của nó, do nội dung của nó, do phương pháp của nó, trên thực tế, như đồng chí M.X.Goóc-ba-chốp, Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên

(10)

Xô, nhận định, là “một hình thức đặc biệt của sự xâm lược chà đạp lên chủ quyền các nước”(5).

Trong mấy năm nay, Ba-lan là một mục tiêu tiến công hết sức tập trung của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phục thù. Ngày 28 tháng 9-1984, đồng chí Ôn-đốp-xky, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng ngoại giao Ba-lan, đã tả cuộc phản kích về tư tưởng của những kẻ thù dân tộc và những kẻ thù giai cấp như sau: Ba-lan là mục tiêu của một cuộc xâm lược bằng tuyên truyền chưa từng thấy của các phương tiện thông tin tuyên truyền của các nước trong khối NATO, trước hết là Mỹ.

Sự xâm lược về tư tưởng và tuyên truyền của các thế lực đế quốc nhằm mục tiêu phủ định sự tồn tại của chủ nghĩa xã hội hiện thực, khuyến khích chính sách đối đầu giữa hai hệ thống xã hội thế giới. Khẩu hiệu “thà chết còn hơn là đỏ” do bọn cuồng chiến đưa ra, cho thấy rõ chúng diên cuồng và trắng trợn biết nhường nào!

Báo cáo về quốc phòng của chính quyền Mỹ năm 1983 đề ra chủ trương “phải thanh toán chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội – chính trị”(!). Tháng 2-1985, Tổng thống Mỹ Ri-gân trong một cuộc họp báo, láo xược chuẩn bị dư luận cho việc tiếp tục chiến tranh không tuyên bố chống Ni-ca-ra-goa và nói Mỹ kiên quyết loại trừ chế độ Xan-đi-nô “theo ý nghĩa cơ cấu hiện tại của nó”!

Tư tưởng ráo riết chuẩn bị chiến tranh hạt nhân chống Liên Xô được thể hiện nổi bật trong bài báo trích dưới đây của C. Gơ-rây, nguyên cố vấn kiểm soát vũ khí của Bộ ngoại giao Mỹ. C. Gơ-rây viết: “ Mỹ phải vạch ra kế hoạch đánh bại Liên Xô và phải đánh thế nào để có khả năng phục hồi được Mỹ sau chiến tranh. Oa-sinh-tơn phải định các mục tiêu trong chiến tranh và các mục tiêu sau chiến tranh theo đúng các lý tưởng của phương Tây”(6).

Như vậy, mục tiêu số một của các chiến dịch tư tưởng của giai cấp tư sản quốc tế là phản kích hòng thủ tiêu chủ nghĩa xã hội hiện thực, các nhà nước xã hội chủ nghĩa, và đầu tiên là Nhà nước xô-viết. Chủ nghĩa bài Xô là cốt lõi của chủ nghĩa chống cộng sản. chống các nước xã hội chủ nghĩa.

Hòng ngăn chặn ảnh hưởng và tác động vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đến quá trình phát triển của toàn bộ xã hội loài người, các thế lực đế quốc, phản dộng ra sức vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ các nước xã hội chủ nghĩa bằng cách dựng đứng lên rằng chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ “cực quyền”, “chế độ lê-nin-nít, xta-li-nít” là chế độ xã hội chủ nghĩa “không có tính người”(!). Chúng bịa đặt các nước xã hội chủ nghĩa “vi phạm nhân quyền”, “chà đạp nhân phẩm”, các xã hội xã hội chủ nghĩa là các “xã hội quan lieu”, các “xã hội bóp nghẹt sáng kiến cá nhân, tự do cá nhân”, v.v.. Đưa ra những luận điệu ấy và xoáy đi xοáy lại vào những luận điệu ấy, chủ nghĩa tư bản quốc tế nuôi ảo tưởng làm cho nhân dân lao động khủng hoảng lòng tin đối với chủ nghĩa xã hội và quay lưng lại chủ nghĩa xã hội. Từ đó, chủ nghĩa tư bản quốc tế hy vọng duy trì những địa bàn còn lại của chúng và âm mưu giành giật lại những vị trí đã mất.

(11)

Phá hoại chủ nghĩa xã hội về tư tưởng bằng cách khuyến khích chủ nghĩa dân tộc là một nội dung, một phương pháp quan trọng phá hoại về tư tưởng của kẻ thù.

Giếc-dinh-xky, một chuyên gia chống cộng khét tiếng, nguyên Chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia của chính quyền Ca-tơ, đưa ra thuyết “làm tan rã chủ nghĩa xã hội” bằng cách “phục hưng chủ nghĩa dân tộc”. W. Rốt-tâu, một phụ tá đắc lực của chính quyền Giôn-xơn, chủ trương “phải cấy vào lòng khối cộng sản những mầm dân tộc chủ nghĩa”. Rõ ràng đây là một thủ đoạn phản kích về tư tưởng của kẻ thù giai cấp nhằm chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản, một nguyên tắc chiến lược của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, một cơ sở đoàn kết của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

Cương lĩnh của Đảng cộng hòa Mỹ trong cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1984 đã cung cấp cho chúng ta một thí dụ điển hình về việc đế quốc Mỹ coi chống cộng, bài Xô là quốc sách của chúng.

Trong cương lĩnh ấy, tập đoàn Ri-gân hiếu chiến đã ngang nhiên cổ vũ cho chính sách dựa trên thế mạnh quân sự; trắng trợn ca ngợi chính sách xâm lược Grê-na-đa; tự cho Mỹ có quyền “bảo vệ nguyên tắc tự do”, thực chất là can thiệp vào công việc nội bộ các nước

Để phục vụ cho mục đích phá hoại về tư tưởng, và xâm lược về tư tưởng, cương lĩnh của Đảng cộng hòa Mỹ coi những hoạt động phá hoại chủ nghĩa xã hội của bọn cầm đầu công đoàn Đoàn kết ở Ba-lan là “những cố gắng anh hùng”(!), coi những hoạt động của các bọn phản quốc, chống chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa là “ngọn lửa tự do sáng lên trong đêm tối”(!)

Cũng như trước đây, hiện nay các nhà tư tưởng của chế độ tư bản đã “sáng chế” ra nhiều học thuyết nhằm chống lại chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong những học thuyết phản động ấy, phải kể đến các học thuyết gọi là: “chủ nghĩa tư bản xã hội chủ nghĩa” chủ trương lao tư hợp tác; “chủ nghĩa Xi-xmôn-đi mới” chủ trương duy trì sở hữu tư nhân nhỏ, con người quay về với thiên nhiên, lao động thủ công; “chủ nghĩa bảo thủ mới” thực chất là chủ nghĩa phát-xít mới. Ri-gân là một kẻ đề xướng chủ nghĩa bảo thủ mới, do đó có cái tên chủ nghĩa Ri-gân.

Để phục vụ cho cuộc phản kích về tư tưởng, các nước đế quốc có cả một hệ thống dày đặc những trung tâm nghiên cứu và tuyên truyền chống cộng, bài Xô, chống các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc yêu chuộng độc lập, tự do.

Ở Mỹ những trung tâm nghiên cứu chống cộng, chống phong trào dân tộc nổi tiếng là: Trường đại học Xten-pho ở Ca-li-phoóc-ni-a (do công ty độc quyền Gie-ne-ron I-lếch-tơ-ric đài thọ kinh phi); trường này là trung tâm nghiên cứu lớn nhất về chiến tranh tâm lý. Viện nghiên cứu Cu-vơ-rốp-xcơ (thuộc Trường đại học Xten-pho) mà Ri-gân là viện sĩ danh dự, là trung tâm xuất bản nhiều tạp chí chống cộng, bài Xô như Tạp chí Quan sát nước Nga, Tạp chí Quan sát dân Xla-vơ, Tạp chí Niên giám về phong trào

(12)

cộng sản quốc tế. Trung tâm nghiên cứu chiến lược và các vấn đề quốc tế thuộc Trường đại học Gioóc-gio-tao (Oa-sinh-ton) là một trung tâm chống cộng quan trọng, có chức năng tư vấn cho chính phủ Mỹ. Trường đại học Hác-uốc là một trung tâm nghiên cứu về Liên Xô. Tại Trường đại học Cô-lôm-bi-a, có trung tâm nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản. Giếc-dinh-xky có một thời gian làm giám đốc trung tâm này.

Cơ quan thông tin Mỹ USIA thành lập năm 1958, có 9.000 chuyên gia về chiến tranh tâm lý và có bộ máy không lồ gần 78.000 người Mỹ và 43.000 người nước ngoài. Cơ quan thông tin này xuất bản Tạp chí Những vấn đề của chủ nghĩa cộng sản. Cơ quan USIA có một ngân sách rất lớn. Năm 1983, nó chi 600 triệu đô-la; năm 1984 chi 642,5 triệu đô-la; năm 1985 chi hơn 806 triệu đô-la. USIA có 210 phân xã trong 126 nước; USIA xuất bản 12 tạp chí bằng 22 thứ tiếng và phát hành hơn 90 phim ảnh mỗi năm. USIA là một vương quốc trong lĩnh vực tuyên truyền và tư tưởng chống cộng. USIA có quan hệ mật thiết với cơ quan tình báo Mỹ CIA.

Lầu năm góc có 350 đài phát thanh và trạm vô tuyến trong đó có 35 đài ở 30 nước.

Các hãng thông tấn AP, UPI của Mỹ là những công cụ rất lợi hại để thực hiện chính sách xâm lược về tuyên truyền và tư tưởng của đế quốc Mỹ và mỗi ngày hãng AP truyền đi 17 triệu từ thông tin; hãng UPI mỗi ngày truyền đi 14 triệu từ bằng nhiều thứ tiếng.

Đài “Tiếng nói Hoa Kỳ” có 24.000 người làm, là một loa tuyên truyền chống cộng cực mạnh. Năm 1984 , chính quyền Mỹ bỏ ra 1,5 tỷ đô-lađể hiện đại hóa đài này.

Các đài “Tự do” và “Châu Âu tự do” là những công cụ xâm lược về tư tưởng chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Trung Âu.

Vài năm gần đây, đế quốc Mỹ lập ra đài “Hô-xe Mác-ti” để tiến hành cuộc chiến tranh trên làn sóng điện để chống Cu-ba và các nước ở Trung Mỹ và vùng Ca-ri-bê.

Ở Cộng hòa liên bang Đức: có 100 trung tâm nghiên cứu về tư tưởng và chính trị chống cộng sản.

Ở Anh, có viện nghiên cứu chiến lược do quỹ Pho tài trợ. Viện nghiên cứu hoàng gia về quan hệ quốc tế, viện nghiên cứu về người Xla-vơ và Đông Âu thuộc Trường đại học Luân đôn là những cơ quan nghiên cứu chống các nước xã hội chủ nghĩa về tư tưởng. Đài phát thanh BBC có tới 20.000 người làm, mỗi tuần phát đi 720 giờ bằng 38 thứ tiếng nước ngoài, là một công cụ lợi hại đầu độc và phản kích tư tưởng của đế quốс Anh.

Đế quốc Pháp, đế quốc Nhật-bản và các bọn phản động quốc tế khác đều tham gia tích cực vào Công cuộc phản kích chủ nghĩa xã hội về chính trị và tư tưởng.

(13)

Nhìn chung, chúng ta thấy những sự kiện liên tiếp diễn ra từ Cách mạng tháng Mười đến nay dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và sự tiến công dồn dập của ba dòng thác cách mạng, đã dẫn đến thắng lợi vĩ đại của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng giải phóng xã hội, làm thay đổi hẳn bộ mặt thế giới.

Mặc dù đã thất bại nặng nề và nhất định sẽ bị thất bại hoàn toàn, giai cấp tư sản quốc tế không chịu khoanh tay. Nó điên cuồng phản kích lại bằng nhiều hình thức.

Cuộc phản kích của địch trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, diễn ra ráo riết và dưới muôn hình, muôn vẻ nhằm lung lạc tinh thần của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và các dân tộc đã giành giải phóng, nhằm thực hiện tham vọng làm xói mòn và tan rã đối phương.

Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc trên phạm vi quốc tế còn gay go, quyết liệt, vì thế chúng ta không được một phút lơ là cảnh giác.

Kịp thời, kiên quyết và triệt để bẻ gãy mọi sự phản kích của chủ nghĩa đế quốc và phản động quốc tế; chủ động, kiên trì tiến công lại chúng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng, là những khâu then chốt để bảo vệ thành quả cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa ba dòng thác cách mạng của thời đại tiến lên những đỉnh cao mới.

(1). Tuyên bố của Hội nghị 81 đảng cộng sản và công nhân, họp tại Mát-xcơ-va, năm 1960.

(2). Số liệu và biểu đồ của Tạp chí STP (Liên Xô), số 8. tháng 8-1984.

(3), (4). V.I.Lê-nin Toàn tập, tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t.40, tr.286, 288.

(5). Phát biểu của đồng chí M.X.Goóc-ba-chốp tại Hội nghị lý luận - thực tiễn “Sự hoàn thiện chủ nghĩa xã hội phát triển và cộng tác tư tưởng của Đảng dưới ánh sáng nghị quyết Hội nghị Ủy ban trung ương Đảng cộng sản Liên Xô” tháng 6-1983, báo Tin tức, Mát-xcơ-va, ngày 23 tháng 12 năm 1984.

(6). Tạp chí các vấn đề đối ngoại, Hè 1978.

CHƯƠNG II. VIỆT NAM LÀ MỘT TIÊU ĐIỂM ĐẤU TRANH

CHÍNH TRỊ TƯ TUỞNG GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG

(14)

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 (khóa III) của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam họp tháng 10-1973 chỉ rõ: “Nước Việt Nam ta trở thành nơi tập trung các mâu thuẫn cơ bản của thế giới và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta trở thành cuộc đọ sức điền hình, thành tiêu điểm của cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới, là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc mang tính chất thời đại rất sâu sắc.”

Sự khái quát có ý nghĩa chính trị và lý luận quan trọng ấy của Ban chấp hành trung ương Đảng ta soi cho chúng ta thấy rõ nguyên nhân cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân vô cùng quyết liệt. Tháng 4-1975, quân và dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, Mỹ phải cút, ngụy phải nhào, vì chúng ta đại diện cho các lực lượng cách mạng và tiến bộ của thời đại, vì chúng ta nắm vững quy luật phát triển của thời đại; đế quốc Mỹ đã thất bại nặng nề vì chúng đại diện cho các lực lượng phản động và đang tàn lụi của thời đại, vì chúng đi ngược quy luật phát triển của thời đại.

Sau chiến thắng oanh liệt ngày 30 tháng 4-1975 của nhân dân ta, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là G. Pho ngậm ngùi than thở rằng Mỹ đã học được nhiều bài học trong vấn đề Việt Nam mà bài học đầu tiên và quan trọng nhất là không nên đưa bộ binh tham gia chiến tranh ở lục địa châu Á.

Tuy đã thất bại nhục nhã ở Việt Nam cũng như ở Lào và Cam-pu-chia, tuy đã phải rút chạy khỏi ba nước, để quốc Mỹ vẫn theo đuổi chính sách thù địch đối với ba nước Đông Dương. Toàn bộ hoạt động của đế quốc Mỹ ở khu vực Đông-Nam Á trong mười năm qua (1975 – 1985) đều chứng minh sự thật đó.

Đầu năm 1983, người ta phát hiện một tài liệu mật của Mỹ, lấy tên là “Kế hoạch Kiếc-pa-tơ-rích”. Tài liệu mật này viết: “Việc sử dụng sức mạnh luôn luôn là một bộ phận của quá trình lịch sử và chúng ta (Mỹ) không sợ điều đó... Những lợi ích của Mỹ cần phải được bảo vệ bằng những hành động kiên quyết”. Mười hai nước ở Á, Phi, Mỹ la-tinh được tài liệu mật này coi là những mục tiêu hàng đầu trong chính sách can thiệp, lật đổ của đế quốc Mỹ. Mười hai nước ấy là: Việt Nam, Ấn-độ, Cu-ba, Ni-ca-ra-goa, Y-ê-men dân chủ nhân dân, Ê-ti-ô-pi-a, Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, An-giê-ri, I-răng, Li-băng, Ma-đa-gát-xca.

Cương lĩnh của Đảng cộng hòa Mỹ (đảng của Ri-gân) trong cuộc tranh cử tổng thống 1984 trắng trợn vu cáo Việt Nam và Liên Xô thi hành cái gọi là: “sự xâm lược đế quốc chủ nghĩa ở Đông - Nam Á”. Ai cũng biết rõ đó là một thủ đoạn của đế quốc Mỹ tìm cớ để tiếp tục can thiệp vào Đông-Nam Á, vào Đông Dương.

Cuối tháng 3-1985, một nhóm nghị sĩ Mỹ đề nghị quốc hội Mỹ viện trợ năm triệu đô-la cho bọn Khơ-me phản động (trừ bọn Pôn Pốt). Xô-la, Chủ tịch tiểu ban châu Á và Thái bình dương của hạ nghị viện Mỹ, tuyên bố trên đài “Tiếng nói Hoa Kỳ” ngày 30 tháng 3-1985 rằng Mỹ “không nên đưa quân trở lại nhưng có nhiều cách để phản ứng lại sự xâm lược cộng sản ở Ðông - Nam Á”.

(15)

Như vậy, đế quốc Mỹ tuy đã phải cút nhưng vẫn tìm mọi cách để ở lại dưới hình thức này hay hình thức khác. Lê-nin đã nói: giai cấp tư sản sẵn sàng làm mọi sự man rợ và tội ác để bảo vệ sự nô dịch tư bản chủ nghĩa đang sụp đổ.

Đúng vậy, đế quốc Mỹ và các bọn đế quốc khác đã làm và đang âm mưu tiếp tục làm những sự man rợ, những tội ác ở Việt Nam. Phát biểu tại Hội nghị lần thứ tư (khóa V) của Ban chấp hành trung ương Đảng họp tháng 5-1983, đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn nhận định: “Kẻ thù hòng làm cho ta suy yếu, kiệt quệ, tìm cách chia rẽ ba nước Đông Dương và tách Việt Nam khỏi Liên Xô để tiến lên đánh bại nước ta, bẻ gãy một mắt xích mà chúng cho là yếu trong hệ thống chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà cách mạng Việt Nam là tiêu biểu.”

Đúng như đồng chí Lê Duẩn nói, cuộc chiến đấu thần kỳ và cuộc chiến thắng có ý nghĩa lịch sử mà thời đại của Việt Nam là biểu tượng rực rỡ của ý chí không có gì quý hơn độc lập, tự do, là sự khẳng định đanh thép quyền tự quyết của các dân tộc phải được tôn trọng và con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa là xu thế tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay.

Hòng làm giảm và làm và làm mất tác dụng cổ vũ của cách mạng Việt Nam, của ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong mười năm qua, phe lũ đế quốc do đế quốc Mỹ đứng đầu, đã tiến hành cuộc phản kích quy mô lớn về tư tưởng, đã phát động cuộc chiến tranh tuyên truyền, chiến tranh tâm lý chống Việt Nam.

Hòng hạ ngọn cờ độc lập dân tộc của Việt Nam, các cơ quan nghiên cứu và tuyên truyền của đế quốc Mỹ và phe lũ với sự phối hợp hành động và song song hành động của thế lực phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh, xoay quanh hai luận điệu: Việt Nam “thôn tính” Cam-pu-chia, “đe dọa” độc lập, hòa bình và an ninh của các nước Đông - Nam Á; Việt Nam “phụ thuộc” Liên Xô. Để vu cáo Việt Nam “xâm lược”, “thôn tính” Campu-chia, “đe dọa” các nước Đông - Nam Á, đế quốс Mỹ, các đế quốc khác và bọn phản động ở khu vực Đông - Nam Á xuyên tạc việc Việt Nam đưa quân sang giúp quân, dân Cam-pu-chia anh em theo đề nghị của Chính phủ và nhân dân Cam-pu-chia nhằm đánh đổ bọn diệt chủng Pôn Pốt mà cả loài người đều lên án. Hành động cao cả của Việt Nam là hành động đầy nghĩa tình đối với nhân dân Cam-pu-chia anh em là hành động theo đúng công pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam đã tuyên bố sẽ rút hết quân về nước khi không còn sự đe dọa của bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc hoặc theo đề nghị của chính phủ cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia. Trên thực tế, do tình hình Cam-pu-chia không ngừng được cải thiện, Việt Nam đã thực hiện bốn đợt rút quân về nước tính đến đầu năm 1985.

Sự có mặt hiện nay của quân đội Việt Nam ở Cam-pu-chia là do sự thỏa thuận của hai nước theo quy định của hiệp ước hợp tác, tương trợ và hữu nghị ký giữa hai nước đầu 1979. Quân đội Việt Nam có mặt trong một thời gian nhất định ở Cam-pu-chia luôn luôn nghiêm chỉnh tôn trọng độc lập, chủ quyền của Cam-pu-Cam-pu-chia. Quân đội

(16)

và nhân dân Việt Nam tha thiết với độc lập, tự do của mình bao nhiêu thì lại càng tôn trọng độc lập tự do của các dân tộc khác bấy nhiêu. Đối với Cam-pu-chia và Lào, hai nước anh em cùng trong một chiến hào, chân thành hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, theo đúng những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản, đó là tình cảm trong sáng không kẻ nào có thể xuyên tạc nổi.

Bọn đế quốc, thực dân vu cáo Việt Nam “đe dọa” các nước Đông-Nam Á, nhưng sự thật rành rành là chính chúng đã quàng ách thực dân cũ lên cổ các nước này trong hàng thế kỷ. Và cũng chính chúng đang âm mưu quàng lên cổ các nước này ách thực dân mới. Chính chúng đã lập các khối quân sự xâm lược như khối quân sự xâm lược Đông Nam Á (SEATO), khối quân sự xâm lược Mỹ - Úc - Tân-tây-lan (ANZUS) nhằm chà đạp độc lập,chủ quyền của các nước Đông - Nam Á. Hạm đội 7 của Mỹ, các căn cứ quân sự ở Phi-lip-pin, ở Nhật-bản, ở Gu-am, v.v... là những công cụ của Mỹ uy hiếp an uy hiếp nghiêm trọng độc lập, hòa bình, an ninh của các nước Đông - Nam Á và châu Á.

Đối với các nước Đông - Nam Á, Việt Nam không hề bao giờ đụng chạm đến độc lập, chủ quyền, an ninh của họ. Trái lại trong những năm 60 và 70, nhiều chính quyền ở Đông - Nam Á đã a tòng đế quốc Mỹ trong việc xâm lược Việt Nam.

Luận điệu thứ hai mà bọn đế quốc và bọn phản động Trung Quốc xoáy vào hòng hạ ngọn cờ độc lập dân tộc của Việt Nam và vu cáo Việt Nam “phụ thuộc” vào Liên Xô, vu cáo Việt Nam cho Liên Xô “lập căn cứ quân sự” ở Cam Ranh và Đà Nẵng.

Mọi người có lương tâm trên thế giới đều biết rõ Liên Xô, Tổ quốc của Lê-nin, của Cách mạng tháng Mười vĩ đại, xứ sở đã đóng vai trò quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát-sit để giải phóng loài người, luôn luôn tôn trọng độc lập, tự do của các dân tộc, đã có những cống hiến xuất sắc vào việc bảo vệ quyền tự quyết của các dân tộc.

Đối với Việt Nam, trong mấy chục năm qua, Liên Xô luôn luôn triệt để ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, đáp ứng khảng khái và kịp thời những yêu cầu to lớn của ta về củng cố quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. Liên Xô cũng đã cung cấp cho nền kinh tế nước ta những vật tư kỹ thuật và hàng hóa thiết yếu đối với sản xuất và đời sống nhân dân; đã viện trợ cho chúng ta hàng loạt công trình lớn nhất trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, cơ khí luyện kim, thông tin liên lạc, v.v.. Liên Xô đã giúp ta đào tạo, bồi dưỡng hàng vạn cán bộ và công nhân lành nghề rất cần thiết cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

Quan hệ giữa Việt Nam - Liên Xô là mối quan hệ đoàn kết, hợp tác, bình dầng, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước xã hội chủ nghĩa độc lập, có chủ quyền, dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa Mac - Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa.

Đảng ta, Nhà nước ta, nhân dân ta nhận rõ “đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô luôn luôn là hòn đá tảng của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Vì

(17)

lợi ích của nhân dân hai nước, từ nay về sau, chúng ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa tình đoàn kết chiến dấu và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Liên Xô. Chúng ta coi đó là một bảo đảm cho thẳng lợi của công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, cũng như cho việc củng cố độc lập dân tộc và vị trí của chủ nghĩa xã hội trên bán đảo Đông Dương”(1).

Các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ta đã nhiều lần cải chính và bác bỏ luận điệu vu cáo Liên Xô “xây dựng căn cử quân sự” ở Việt Nam. Sự thật là, xuất phát từ quan hệ anh em giữa hai nước và theo tập quán thông thường giữa các nước có quan hệ hữu nghị với nhau, các tàu bè Liên Xô qua lại Biển Đông. Chinh phủ ta cho phép được sử dụng một số tiện nghi ở các hải cảng của ta.

Dư luận Việt Nam và dư luận thế giới không thể không chú ý đến một sự thật là trong khi vu cáo Việt Nam “đe dọa” hòa bình và an ninh các nước Đông - Nam Á thì chính đế quốc Mỹ và phe lũ, mặc dù đã thất bại thảm hại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, vẫn theo đuổi chính sách và những hành động thù địch đối với Việt Nam. Mọi người đều biết đế quốc Mỹ và phe lũ đã dùng những tay sai cũ như bọn Việt gian Hoàng Cơ Minh, Phạm Văn Liễu, Võ Đại Tôn, Lê Quốc Túy, v.v... lập ra nào là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”, nào là “Mặt trận phục quốc” nào là “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”. Những cái gọi là “mặt trận” ấy chỉ là những công cụ của đế quốc Mỹ và phe lũ để tiếp tục chính sách chống Việt Nam đã phá sản.

Hòng hạ ngọn cờ xã hội chủ nghĩa và phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, phe lũ đế quốc do đế quốc Mỹ đứng đầu, với sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của Bắc Kinh, đã dấy lên một loạt chiến dịch phản tuyên truyền quy mô toàn cầu nhằm vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền; làm cho Việt Nam không ổn định, không tập trung được sức lực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phá hoại lối sống lành mạnh của nhân dân ta, xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Các chiến dịch của bọn đế quốc và phản động quốc tế vu cáo Việt Nam “vi phạm” nhân quyền.

Cách đây hơn một trăm năm, Mác và Ăng-ghen đã mô tả chiến dịch phản tuyên truyền, vu cáo đối với Quốc tế I, của giai cấp tư sản quốc tế, trong thời kỳ thành lập Công xã Pa-ri là ác độc chưa từng có. Nếu Mác và Ăng-ghen được chứng kiến những chiến dịch hiện nay của bọn đế quốc và bọn phản động quốc tế vu cáo Việt Nam “vi phạm” nhân quyền thì ắt là các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học phải thừa nhận những chiến dịch phản tuyên truyền này còn lớn hơn nhiều. Thật vậy, đó là những chiến dịch độc ác điên cuồng hiếm có hoặc chưa từng có từ trước tới nay.

Ðầu tiên, bọn trùm bộ máy chiến tranh tâm lý Mỹ tung ra luận điệu sẽ có “tắm máu” ở miền Nam Việt Nam nếu cộng sản giành được chính quyền. Luận điệu xằng bậy của chủng đã làm cho hàng chục vạn người yếu bóng viá và nhiều nhân viên ngụy quân,

(18)

ngụy quyền hốt hoảng bỏ tổ quốc chạy trốn ra nước ngoài khi ta giải phóng Tây Nguyên, Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhưng trên thực tế mười năm qua đã không hề xảy ra những điều bọn phản động trong bộ máy chiến tranh tâm lý tuyên truyền dù là ở thành thị hay nông thôn. Bọn đế quốc Mỹ và phe lũ bị vạch mặt ăn gian, nόi dối.

Bằng mọi phương tiện công khai, nửa công khai, bí mật, bọn đế quốc và tay sai của chúng kích động những cuộc di tản hàng loạt nhân lúc Tổ quốc ta gặp những khó khăn kinh tế chồng chất do hậu quả chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, của bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc và do thiên tai liên tiếp xảy ra.

Các phương tiện thông tin đại chúng của đế quốc, của Bắc Kinh đã tập trung đưa những hình ảnh bi thảm của những đồng bào di tản chạy trốn bằng thuyền gặp không biết bao tai nạn: chết đói, chết khát, cướp biển, bão táp, v.v... Báo chí và các đài phát thanh, các đài vô tuyến đế quốc đưa những hình ảnh thê lương ấy lên màn ảnh, mặt báo, làn sóng điện, gây nên những sự kích động thâm độc và đổ vấy trách nhiệm cho Đảng và Nhà nước ta.

Không ít người đã ngộ nhận vì đã bị các phương tiện thông tin đại chúng của đế quốc và phản động quốc tế lừa gạt. Nhiều bạn bè khi đến thăm Việt Nam đã tâm sự với ta là có lúc họ đã dao động trước những hình ảnh một sống mười chết của những thuyền nhân. Có đến Việt Nam, họ mới rõ nguồn gốc, mới rõ thủ phạm là bọn đế quốc và bọn phản động.

Một chiến dịch quy mô lớn nữa vu cáo Việt Nam “vị phạm” nhân quyền là chiến dịch đòi thả những nhân viên ngụy quân, ngụy quyền còn bị ta giữ để liếp tục cải tạo. Đế quốc Mỹ và phe lũ đế quốc, thực dân, vừa trực tiếp bỏ tiền thuê bọn tay sai, vừa kích động một số cá nhân và tổ chức viết thư cho một số cơ quan hữu quan và một số đồng chí có trách nhiệm ở ta yêu cầu thả bọn tướng tá và quan chức ngụy quyền có nhiều nợ máu với nhân dân. Có hàng vạn thư kiểu đó đã gửi đến Việt Nam. Trong những năm vừa qua, trên nhiều diễn đàn quốc tế, kể cả ở Liên hợp quốc, bọn đế quốc đã liên tục vu cáo ta “vi phạm” cái gọi là “quyền” của bọn đã tàn sát nhân dân, phản bội tổ quốc. Thực ra, chính quyền ta đã tỏ ra hết sức khoan dung. Hàng vạn sĩ quan trong ngụy quân và hàng vạn người trong ngụy quyền cũ, cải tạo tốt đã được trở về đoàn tụ với gia đình và nhiều người đã có những cống biến đáng khuyến khích. Chỉ còn một số nhỏ ta còn phải giữ lại để tiếp tục cải tạo.

Trong những năm vừa qua, chúng ta đã khám phá và đưa ra xét xử trước tòa án nhiều tên phản quốc tay sai của đế quốc Mỹ, các đế quốc khác và của bọn bành trưởng, bá quyền Trung Quốc. Trong số bọn phản quốc ấy có một số tên đội lốt thầy tu, có tên đội lốt nhà văn, nhà báo, v.v... Thấy bọn tay sai bị phát giác và trừng trị, bọn đế quốc và phản động quốc tế nhiều lần khuấy lên những chiến dịch vu cáo ta “đàn áp” tôn giáo và tự do tin ngưỡng, “bóp nghẹt” tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Thủ đoạn bù lu bù loa

(19)

của chúng nhằm mục đích che giấu tội can thiệp, lật đổ của chúng, gạt mũi nhọn của dư luận quốc tế vào ta.

Những chiến dịch tư tưởng và tuyên truyền của đế quốc và phản động quốc tế chống lại công cuộc xây dựng chù nghĩa xã hội, lao động hòa bình, lối sống lành mạnh và bản chất tốt đẹp của xã hội ta.

Một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, giàu có, thành công trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là cái gai chọc mắt bọn đế quốc và phản động quốc tế. Kẻ thù của giai cấp và của dân tộc ta đã tiến hành nhiều chiến dịch kích động về tư tưởng và tâm lý hòng làm cho ta không ổn định về chính trị - xã hội, đảo lộn về kinh tế, bị cô lập về ngoại giao.

Những chiến dịch kích động đồng bào di tản chính là nhằm mục đích làm cho hàng vạn gia đình không ổn định, làm cho Tổ quốc ta không ổn định.

Những chiến dịch chiến tranh tâm lý bịa đặt có “loạn” ở chỗ này, chỗ khác, bịa đặt không tiêu loại tiền này tiền khác nhằm mục đích gây hoang mang, làm xáo trộn giá cả, sản xuất, kinh doanh.

Đại hội IV Đảng cộng sản Việt Nam họp tháng 12-1976 đã đề ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới ở nước ta. Đường lối chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.

Bọn đế quốc và tay sai của chúng đã ra sức tạo nên những chiến dịch tư tưởng và văn hóa nhằm cản trở sự nghiệp xây dựng văn hóa mới và con người mới của nhân dân ta.

Qua các đài phát thanh của các nước đế quốc, qua sách báo và tranh ảnh phương Tây đưa lén lút vào Việt Nam bằng nhiều con đường, chúng âm mưu tiêm vào nhân dân ta đặc biệt là vào tầng lớp thanh niên, lối sống gấp của xã hội tiêu sài ở phương Tây tư bản chủ nghĩa, lối sống không có lý tưởng, lối sống chỉ có mục đích hưởng lạc, tôn thờ đồng tiền “là tiên, là Phật”.

Bọn đế quốc và phản động quốc tế ráo riết truyền bá thuyết “Hội tụ”, coi chủ nghĩa xã hội cũng như chủ nghĩa tư bản.

Bọn đế quốc và phản động quốc tế tích cực khuyến khích và trực tiếp nhúng tay vào việc gây ra mê tín dị đoan và lợi dụng tôn giáo để cản trở sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Âm mưu này không phải chỉ có ở Việt Nam. Tại Hội nghị của Ủy ban trung ương Đảng cộng sản Liên Xô bàn về công tác tư tưởng tháng 6-1983, đồng chí C.U.Tréc-nen-cô, cố Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, đã nhận định: “Rất nhiều trung tâm tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc ra sức cố gắng không những ủng hộ mà còn

(20)

trồng cấy sự mê tín, đưa mê tín đi theo hướng bài Xô, dùng mê tín để khuyến khích khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa”(2).

Không phải ngẫu nhiên mà bọn đội lốt tôn giáo phương Tây gửi vào Việt Nam hàng vạn thứ nhằm lôi kéo một bộ phận quần chúng, giáo phái đi theo con đường mê tín phản động của chúng. Tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng đã được ghi trong Hiến pháp nước ta và được nghiêm chỉnh tôn trọng. Bọn phản động lợi dụng tôn giáo để ngăn cản, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định bị Nhà nước ta và nhân dân ta nghiêm trị theo đúng pháp luật. Phá hoại nếp sống lành mạnh, trong sạch, khuyến khích, gieo rắc lối sống ủy mị, dâm ô, trụy lạc là mục đích của các trung tâm tư tưởng đế quốc chủ nghĩa.

Riêng thành phố Hồ-Chl-Minh, chỉ trong đầu năm 1982, đã tịch thu được 10.572 băng nhạc vàng, 10.000 ảnh đồi trụy.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ 1980 đến 1982, bọn đế quốc đã đưa vào nước ta 43.000 băng nhạc và đĩa ca hát các loại có nội dung xấu, 1.009 cuốn phim con heo, 36.000 tranh ảnh khỏa thân.

Lối sống Mỹ được đài “Tiếng nói Hoa Kỳ” và các đài phương Tây khác hẳng ngày quảng cáo rùm beng nhằm cản trở ta xây dựng nếp sống tốt đẹp, theo đúng thuần phong mỹ tục của ta và theo những nguyên tắc cao cả của chủ nghĩa xã hội.

Xuyên tạc bản chất của chế độ ta nằm trong trung tâm chú ý của các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan tư tưởng và phản tuyên truyền của chủ nghĩa đế quốc.

Chúng vu cáo, xuyên tạc chế độ ta là “chế độ hà khắc”, “cực quyền”, “cứng rắn”, “độc tài” và “giáo điều”. Chúng dựng đứng lên rằng “chủ nghĩa quan liêu là bệnh hoạn cố hữu của các nước xã hội chủ nghĩa đi theo chủ nghĩa Lê-nin”; quan liêu là “bản chất của xã hội Việt Nam ngày nay”. Các cơ quan tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc mưu toan bốc thuốc cho ta như sau: “Phải đổi mới hoàn toàn chủ nghĩa xã hội; đổi mới cả mục tiêu, triển vọng và phương thức thực hành...”(3)(!). Nói trắng ra đó là mơ ước của những kẻ chống lại chủ nghĩa xã hội, nuôi ảo vọng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa quan liêu là một bệnh gây ra nhiều sự tiêu cực trong xã hội ta. Chủ nghĩa quan liêu là di sản của xã hội phong kiến, thực dân và còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Chủ nghĩa quan liêu không phải là bản chất của chế độ ta, không phải là bản chất của chủ nghĩa xã hội. Nhiều nghị quyết và văn kiện của Đảng và Nhà nước ta đã nghiêm khắc phê phán chủ nghĩa quan liêu. Chúng ta cũng đã thi hành nhiều biện pháp để khắc phục bệnh quan liêu. Đây là một cuộc đấu tranh khó khăn, lâu dài nhưng nhất định thắng lợi.

Những công cụ của đế quốc và phản động quốc tế phục vụ cho cuộc phá hoại về tư tưởng và văn hóa.

(21)

Đế quốc Mỹ, các đế quốc khác và bọn phản động quốc tế đã và đang sử dụng nhiều công cụ để tiến hành cuộc thập tự chinh chống Việt Nam về tư tưởng và văn hóa.

Trong các công cụ ấy, đầu tiên phải kể đến các đài phát thanh của đế quốc và phản động quốc tế chuyên trách tiến hành cuộc chiến tranh bằng làn sóng điện chống Việt Nam. Nếu chỉ kể những đài nói tiếng Việt Nam thì đã có tới 11 đài. Đó là: đài “Tiếng nói Hoa Kỳ”; đài BBC (Anh); đài NHK (Nhật-bản); đài Ma-ni-la (Phi-líp-pin) lấy tên là “Nguồn sống, tình thương và hy vọng”. Đài này có chuyên mục “Nguồn sống và tình thương” hướng vào đồng bào theo Đạo Ki-tô. Đài Úc; đài “Châu Á tự do” (của Thái-lan); đài Đài Bắc (Đài Loan); đài “Chân lý châu Á” phát đi từ Hồng Công là nhằm vào đồng bào theo Đạo Thiên chúa; đài của bọn Pôn Pốt; đài “Việt Nam kháng chiến” do đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng lập ra và đặt ở Thái lan. Trong số này, còn phải kể đài Bắc Kinh và 35 trạm phát thanh của Bắc Kinh ở gần biên giới Trung-Việt. Các đài kể trên mỗi ngày phát đi tổng cộng hơn 20 giờ nhằm tác động tinh thần và tư tưởng đồng bào ta.

Ngoài phần tin tức, các đài đế quốc và phản động quốc tế đều có những chuyên mục bôi đen chế độ ta, xuyên tạc đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của ta, kích động chống đối và bạo loạn. Ngoài phần bình luận, xã luận, các đài phương Tây đều dùng âm nhạc để tác động tinh thần, tư tưởng.

Đài “Tiếng nói Hoa Kỳ” có chuyên mục: “Sinh hoạt của cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ” chủ yếu nhằm tô hồng sinh hoạt của những người đã di tản và gián tiếp khuyến khích đồng bào ta di tản sang Mỹ, sang các nước tư bản.

Ngoài các đài phát thanh, bọn đế quốc còn chỉ đạo bọn Việt gian ra báo tiếng Việt ở nhiều nước phương Tây. Năm 1980, chúng xuất bản 126 tờ, năm 1981: 156 tờ. Riêng ở Mỹ có tới 60 tờ. Chúng tìm mọi cách đưa lén lút những tờ báo lá cải “tẩm thuốc độc” ấy vào Việt Nam.

Bọn đế quốc và phản động quốc tế còn in những truyện và thơ ca chống đối chế độ ta và cho lưu hành trong một số giới Việt kiều ở nước ngoài. Một số tờ báo tư sản, như tờ Thế giới, xuất bản ở Pháp. Năm 1980 dịch đăng cả một trang báo những chuyện tiếu lâm do bọn phản động làm để bôi đen chế độ ta.

Nhìn chung lại, trong mười năm qua, cuộc phản kích của đế quốc và phản động quốc tế chống ta về tư tưởng và văn hóa là rất ác liệt, liên tục, thông qua nhiều chiến dịch. Chúng ta đã tiến công lại chúng, làm cho địch thất bại bước đầu, bị vạch mặt. Tuy nhiên, trên mặt trận đấu tranh tư tưởng và văn hóa, chúng ta còn nhiều sơ hở, còn nhiều thiếu sót. Báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng ta trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đã chỉ rõ phải “bền bỉ và triệt để chống chiến tranh tâm lý… Mấy năm qua, chúng ta nhận thức chưa đầy đủ và có phần buông lỏng đấu tranh các mặt đó”(4).

(22)

Nhận rõ âm mưu của đế quốc và phản động quốc tế, nhận rõ tầm quan trọng hàng đầu của mặt trận tư tưởng, không ngừng nâng cao cảnh giác và tính chiến đấu, chúng ta nhất định làm cho Cuộc thập tự chinh của địch về tư tưởng sẽ thất bại hoàn toàn.

(1). Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1982, t. I, tr. 14 - 145.

(2). Phụ trương báo Tin tức, Mát-xcơ-va, tháng 6-1983 số 25, tr. 11.

(3). Xem: Chủ nghĩa quan liêu ở Việt Nam, Nhà xuất bản L’Harmattan, Pa-ri, tr. 10. (4). Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1982, t. I. tr. 92.

CHƯƠNG III. THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG THEO ĐUÔI CHỦ NCHĨA

BÀNH TRƯỚNG VÀ BÁ QUYỀN NƯỚC LỚN TRONG GIỚI CẦM

QUYỀN TRUNG QUỐC TRỞ THẢNH KẺ THÙ NGUY HIỂM VÀ

TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM

Một số đặc điềm của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Trung Quốc.

Trong 4.000 năm lịch sử của mình, Việt Nam rất nhiều lần bị các thế lực cầm quyền phản động ở Trung Quốc xâm lược và đô hộ. Có lần, sự đô hộ của chúng kéo dài cả nghìn năm.

Bài Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi đã tố cáo những tội ác man rợ của bọn ngoại xâm phương Bắc:

“... Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi, Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được?...”

Các triều đại phong kiến Trung Quốc từ Tần, Hán đến Minh, Thanh đều tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược và thôn tính các nước láng giềng. Với tham vọng mở mang bờ cõi, cai trị toàn thiên hạ.

(23)

Chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của giai cấp phong kiến Trung Quốc có những đặc điểm sau đây:

Chủ nghĩa dân tộc đại Hán là cốt lõi của chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Trung Quốc. Các triều đại phong kiến Trung Quốc coi dân tộc đại Hán là dân tộc “thượng đẳng”, coi các dân tộc láng giềng là Man, Di, Nhung, Địch, là “hạ đẳng”.

Xuất phát từ chủ nghĩa bành trướng, bá quyền dân tộc đại Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc tự cho Trung Quốc là “thiên quốc”, các nước láng giềng và nói rộng ra, tất cả các nước khác là “phiên quốc”, là “chư hầu” là “phụ thuộc”. Kinh Thi của Trung Quốc viết: “Dưới gầm trời, không nơi nào không phải là đất của vua; trên đất ấy, không người nào không phải là thần dân của vua”, – vua ở đây là vua Trung Quốc.

Để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn, giai cấp thống trị Trung Quốc tiến hành nhiều phương thức, nhiều biện pháp: chiến tranh xâm lược; thâm nhập và lật đổ từ bên trong; viện trợ rồi thôn tính; kết hợp các biện pháp quân sự, chính trị, văn hóa, ngoại giao, v.v., thực hiện chủ nghĩa bành trướng và bá quyền bằng biện pháp bạo lực và bằng những biện pháp không bạo lực.

Đông-Nam châu Á là một hướng hoạt động chủ yếu của chủ nghĩa bành trướng và bá quyền Trung Quốc trong mấy nghìn năm vừa qua vì Đông-Nam châu Á là nơi có nhiều tài nguyên.

Sách An-nam chỉ nguyên của Trung Quốc viết: “... ruộng đất ở đó (Việt Nam) màu mỡ; cấy lúa, trồng dâu và chăn nuôi đều thích nghi cả... Muối thì trắng sạch như tuyết. Cánh chim trả thì đỏ tía đẹp mắt. Vàng thì sẵn ở châu Phú Lương và Quảng Uyên. Hạt trai sáng thì sẵn ở các xứ Tĩnh An và Vân Đồn. Còn san hô và đồi mồi thì sẵn có trong biển...”.

Chủ nghĩa bành trưởng và bá quyền là sản phầm của các giai cấp bóc lột. Nếu Đảng cộng sản Trung Quốc thật sự là đảng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Và chủ nghĩa quốc tế vô sản thì chủ nghĩa bành trướng, bá quyền dân tộc đại Hán đã không còn đất sống kể từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949). Nhưng trên thực tế, từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đến nay, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền dân tộc đại Hán lại có điều kiện phát triển và gây nhiều tác hại đối với các nước láng giềng, đối với cả giai cấp công nhân và nhân dân lao động Trung Quốc.

Theo đuổi chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn, Mao và những kẻ theo Mao đã gây ra chiến tranh và xung đột với nhiều nước (Ấn-độ, Liên Xô, Mông-cổ, Miến-điện, Việt Nam, Lào); họ đã can thiệp công việc nội bộ rất nhiều nước và rất nhiều Đảng.

Sở dĩ chủ nghĩa bành trướng và bá quyền dân tộc đại Hán vẫn tồn tại và phát triển sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập vì tập đoàn mao-ít khi chưa cầm quyền cũng như khi cầm quyền, khi còn Mao cũng như sau khi Mao chết đều bị chi

Referências

Documentos relacionados

Carga horária estudo: 4h Carga horária prática: 2h Carga horária teórica: 4h Carga Horária Total: 120h Duração: 12 semana(s) Objetivos.. Introduzir o estudo qualitativo das

Pintura acrílica sobre massa Rodapé cerâmico Altura:.. Cerâmica em todas

Função objetivo: Deseja-se minimizar o custo total, considerando o custo de transportar o lixo dos municípios para os aterros sanitários e o custo operacional referente

A cada indivíduo são aplicados operadores genéticos (mutação e recombinação) de forma a modificá-los para encontrar uma melhor solução ao problema.. Uma vez modificados,

Os candidatos deverão apresentar, na data das provas, até 30 (trinta) minutos após o encerramento das mesmas, em salas especialmente designadas, cópia reprográfica acompanhada

As políticas de qualificação e plano de carreira docente/tutores da Faculdade ITOP envolverão, além da implantação do plano de cargos e carreira docente/tutor com as respectivas

Para contribuir com o debate sobre o aprofundamento da privatização, no âmbito da educação básica pública brasileira, apresentamos a análise da transferência da

ATKINSON foi advogado, comerciante e escritor norte americano nascido em l862 e falecido em l932. Dedicou-se à difusão da Filosofia Iogue e do Ocultismo Oriental no ocidente,