• Nenhum resultado encontrado

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong việc bảo vệ môi trường Biển tại Việt Nam

Chương II. Thành phần hoá học và năng suất sinh học sơ cấp vùng biển Việt Nam 137 9 4 0,157 78

Hình 2.31. Tốc độ tăng trọng của tôm nuôi trong ao tại Ninh Lộc, ven bờ Nha Phu

2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong việc bảo vệ môi trường Biển tại Việt Nam

Chiến lược Biển Việt Nam đến 2020 đặt ra mục tiêu: phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về Biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên Biển góp phần giữ vững ổn định và phát triển kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế-xâ hội với đảm bảo CỊUÔC phòng, ãĩì ninh và bảo v ệ m ôi trường; phân đau đen năm 2020, kinh tế trên Biển và ven Biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân vùng Biển và ven Biển.

quả của nó. Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, trung bình hàng năm phải hứng chịu trên mười trận bão biển, gây nhiều thiệt hại về người và của cho nhân dân, đặc biệt là ngư dân vùng ven Biển. Thiên tai không thể ngăn cản được, nhưng có thể được dự báo kịp thời và chính xác, như vậy ngư dân có thể được hướng dẫn để tránh bão có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại nếu chúng ta có phương tiện và công nghệ hữu hiệu. Song song với thiên tai, vấn đề môi trường như tràn dầu, ô nhiễm môi trường biển gần đây đang là mối đe doạ đến môi trường sống. Những vấn đề nêu trên đòi hỏi phải có hiểu biết nhiều hơn về biển, phải có những phương tiện và công nghệ tiên tiến và hiện đại để giám sát và quản lý hữu hiệu phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên. Trong đó:

- Tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới trong bảo vệ môi trường biển: Phát triến hệ thống các cơ quan nghiên cứu, triển khai về môi trường; Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ mới về bảo vệ môi trường biển và vùng ven biển.

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường: Xã hội hoá công tác bảo vệ m ôi trường cần xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính và thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với tất cả các đối tác thuộc Nhà nước cũng như đối với tư nhân khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.

- Tính đa dạng sinh học và nguồn lợi biển nước ta đang chịu nhiều tác động có hại. Vì vậy, vấn đề bảo tồn thiên nhiên và sử dụng lâu bền đang được các nhà quản lý, khoa học và cộng đồng quan tâm. Trên thực tế, các luật lệ có hiệu lực rất thấp và tài nguyên biển đang suy giảm nghiêm trọng, các hệ sinh thái đang bị đe dọa. Đứng trước tình hình đó việc thiết lập các khu bảo tồn bao gồm các hệ sinh thái tiêu biểu với tính đa dạng sinh học cao là hét sức cần thiết nhằm giữ gìn và phục hồi một phần các quần thề sinh vật và bảo vệ hệ sinh thái trước những nguy cơ hủy diệt.

Các chương trình khoa học - công nghệ về tài nguyên thiên nhiên - môi trường và thiên tai không chỉ có sự quan hệ lẫn nhau mà còn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, mang tính quyết định đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Do vậy, khi tiến hành xây dựng Chương trình cần phải đứng trên quan

Chương II. Thành phần hoá học và năng suát sinh học sơ cấp vùng biển Việt Nam

197

điểm tổng thể và toàn diện để xem xét các bài toán đa mục tiêu, trong đó, mối quan hệ hữu cơ giữa tài nguyên (đất, nước, rùmg, thuỷ sản...), môi trường (đa dạng sinh học, đất ngập nước, sinh thái nồng nghiệp, môi trưởng ven biển...) và thiên tai (lũ lụt, hạn hán, trượt lở đất, biến đổi khí hậu...) được đặc biệt chú ý

{Đảng chủ ý nhắt là chương trình Biển cấp Nhà nước - KC và Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản ỉý tài nguyên - môi trường biển đến năm 20]0, tầm nhìn 2020 của Chính phủ). Từ quá trình thực hiện và ứng dụng khoa học - công nghệ,

lựa chọn hướng đi hợp lý cho mỗi chương trình, đảm bảo sự phát triển bền vững về nền tảng khoa học, cách thức tiến hành và hiệu quả thực tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội và cuộc sống.

Ngoài ra, chính phủ đã xây dựng: “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” gọi tắt Agenda 21 (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) trong đó có chiến lược về: “Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển”, như:

- Thiết lập các kh u bảo tồn biển và thiên nhiên biển: Việc thiết lập các khu bảo tồn nhằm “duy trì các quá trình sinh thái quan trọng và các hệ thống nuôỉ dưỡng sự sống, đảm bảo việc sử dụng lâu bền các hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học” . Bảo tồn đa dạng sinh học đang là vấn đề mang tính toàn cầu và chính là tiêu chuẩn đầu tiên trong lựa chọn các khu bảo tồn biển. Ở vùng biển nhiệt đới, khái niệm các khu bảo tòn biển thường gấn với các hệ sinh thái như rạn san hô, RNM, thảm cỏ biển. Đây là những quần cư có tính đa dạng rất cao và đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và duy trì môi trường vùng biển.

- Xây dựng các chương trình quốc gia về Quản lý tổng hợp vùng bờ

(QLTHVB): Cũng như các vùng khác trên thế giới, các vấn đề môi trường vùng

biển ven bờ Việt Nam đang được tập trung xem xét trên 2 khía cạnh: đó là sự cạn kiệt nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và nạn ô nhiễm môi trường sống, hai vấn đề này liên quan mật thiét đến nhau. Chính vì vậy, việc xây dựng chương trình QLTHVB được xem là công cụ cực kỳ quan trọng trong việc quản lý mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, đa mục tiêu, đa ngành và đa chức năng. QLTHVB đến nay được thừa nhận là quá trình thích hợp nhất để giải quyết những thách thức tại vùng ven bờ hiện tại cũng như lâu dài. QLTHVB tạo cơ hội cho các vùng ven biển hướng tới sự phát triển bền vững, cho phép tính đến các giá trị tài nguyên và lợi ích hiện nay và trong tương lai của vùng bờ.

- ứ n g dụng công nghệ viễn thám để thành lập bản đồ phục vụ công tác quản lý dải ven biển, nhằm góp phần hỗ trợ trong công tác quản ỉý và phát triên bên vừng dải ven biển. Ngoài ra, sử dụng Công nghệ viễn thám và Hệ thống thông tin địa lý ứng dụng trong quản lý tổng hợp đới bờ ở Việt Nam.

- ứng dụng công nghệ vũ trụ trong công tác giám sát vùng biển và tài nguyên biển Việt N a m : Ngày nay, công nghệ vũ trụ như công nghệ vệ tinh, công

nghệ viễn thông, công nghệ viễn thám, công nghệ định vị nhờ vệ tinh v.v, ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và an ninh, quốc phòng. Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/6/2006 đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển công nghệ vũ trụ ở nước ta, trong đó nhấn mạnh "đi thẳng vào côn g nghệ hiện đạ i . .. phục vụ thiết thực và có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên, giám sát môi trường và thiên tai cũng như nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc". Có thể nói công nghệ vũ trụ là một trong những giải pháp hữu hiệu để quản lý tài nguyên và giám sát môi trường biển. Trong đó có hội thảo do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức giữa các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia của hai nước Việt Nam và Pháp cùng bàn luận và đề xuất những giải pháp giúp Chính phủ Việt Nam xây dựng một hệ thống dữ liệu vệ tinh tổng hợp, cho phép giám sát, quản lý và hỗ trợ ngành công nghiệp đánh bắt thủy sản của Việt Nam, dự báo và cảnh báo các tình huống khí tượng thủy văn, phát hiện tràn dầu và đặc biệt giám sát và bảo vệ nguồn tài nguyên Biển Việt Nam.

- Xây dựng hệ thống kiểm soát và dự báo m ôi trường biển: Dự báo các đặc trưng thủy văn - động lực học biển như dòng chảy, mực nước, nhiệt độ nước biển là một yêu cầu hết sức cấp thiết có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn. Sự gia tăng của các thiên tai có nguồn gốc từ biển như nước dâng, bão, xâm thực bờ biển, ... cùng với quá trình khai thác các vùng biển ven bờ, vấn đề ô nhiễm môi trường, hiện tượng đánh băt hải sản quá mức là những thực tế được mọi người công nhận. Yêu cầu cần có được một hệ thống kiểm soát và dự báo biển (tích hợp quan trắc với dự báo) đã trở nên cấp thiết. Hệ thống dự báo biển ven bờ phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp và đa dạng của môi trường biển như: Thông tin về dòng chảv biển hết sức cần thiết cho giám sát sạt íở và bồi tụ bờ bĩển; đảm bảo an toàn

Chương II. Thành phẩn hoá học và năng suất sinh học sơ cấp vùng biển Việt Nam

199

giao thông vận tải và tìm kiếm cứu nạn trên biên; dự báo lan truyền ô nhiễm dầu; suy thoái các hệ sinh thárbiển: rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển và các hiện tượng thủy triêu đỏ, suy giảm nguồn lợi...

Với những áp lực ngày càng tăng do hoạt động kinh tế lẽn vùng ven bờ, ngày càng xuất hiện nhiều yêu cầu dịch vụ mới đối với hệ thống giám sát và dự báo môi trường biển. Những dịch vụ của hệ thống này cần có khả năng đáp ứng linh hoạt hơn cho mọi khách hàng: từ phạm vi cả vùng biển đến các cụm cảng, từng khu du lịch nghỉ dưỡng, từng con tàu và công trình độc íập trên biển. Bên cạnh các dịch vụ giám sát và dự báo môi trường biển, những dự báo về những giá trị kinh tế và tác động của chúng cũng cần được chú trọng nghiên cứu.

Ngày nay, ai cũng biết, nguồn lợi ở vùng ven bờ, ở biển và đại dương không phải là vô tận, khả năng tự làm sạch của chúng là có giới hạn. Do đó, phương thức chỉ đạo kinh tế biền trước đây là tập trung khai thác triệt để các nguồn lợi phong phú, đa dạng của biển đã không còn thích hợp nữa trong giai đoạn hiện nay và tương lai mà phải thay đổi, lấy tư tưởng chủ đạo là khai thác, bảo vệ và phục hồi các nguồn lợi tài nguyên môi trường một cách bền vững. Trong đó, áp dụng quản lý vùng biển là quản lý mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, đa mục liêu, đa chức năng, đa ngành. Đẻ ngăn ngừa ô nhiễm và quản lý môi trường biển cần coi việc sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường biển là một vấn đề ưu tiên. Trong đó mục tiêu bảo vệ các hệ sinh thái và bảo tồn tính đa dạng sinh học biển là trọng tâm. Để đạt được điều đó cần tiến hành các chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển trong môi quan hệ với quản lý các lưu vực lân cận. Một chương trình như vậy cần phải được xây dựng trên cơ sở khoa, phù họp VỚI bản chất tự nhiên và đặc thù tài nguyên của từng khu vực, cũng như phải iôi cuôn được các cấp chính quyên địa phương và các ngành cùng tham gia thực hiẹn, ke cả cộng đông nhân dân ven biên.

TẦM QUAN TRỌNG ĐÓI VỚI VIỆC NGHIÊN c ứ u