• Nenhum resultado encontrado

Thành phần hoá học vâ năng suát sinh học sơ cấp vùng biẻn Việt Nam

cấu trúc sâu, các hệ địa động lực của thềm lục địa Việt Nam và Biển Đông, thành lập các bản đồ cấu trúc kiến tạo và địa động lực của các bể Đệ tam trên thềm lục địa Việt Nam.

Các bản đồ địa chất, địa vật lý trong đề tài KT-03-02 đã tiếp tục bổ sung và phát triển hoàn thiện ở các tỉ lệ 1:1.0 0 0 . 0 0 0 và lớn hơn trên từng vùng trong khuôn khổ các đề tài trọng điểm cấp Nhà Nuớc KHCN-06-04 và KHCN-06-12 (Bùi Công Quế, Nguyễn Thể Tiệp và cộng sự, 1996-2000). Trong giai đoạn này đã hoàn thành các bẳn đồ dị thường trọng lực và các bản đồ cấu trúc sâu, bản đồ cấu trúc kiến tạo, bản đò địa mạo, bản đồ trầm tích đáy biển vùng biển Việt Nam ở tỉ lệ 1: 1.0 0 0.0 0 0.

Cũng trong giai đoạn từ 1980-1989, Hải quân Việt Nam đă thu thập xử lý các nguồn số liệu đo sâu và địa hình được khảo sát đo đạc trong các giai đoạn trước 1975 và từ 1976 đến 1980-1985 trên các vùng ven biển và thềm lục địa Việt Nam để biên vẽ và xuất bản các bản đồ địa hình đáy biển và hải đồ ở các tỉ lệ 1:1.000.000 chung cho toàn vùng biển, các tỉ lệ 1:400.000 và 1:250.000 cho các vùng ven bờ.

Trong những năm ỉ 981-1985, Hồ Đắc Hoài trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu biển cấp Nhà nước 48-06 đã hoàn thành đề tài xây đựng bản đồ đẳng sâu đáy biển thềm lục địa Việt Nam ở tỉ lệ 1:1.000.000. Từ 1985 đến 1989, Cục đo đạc bản đồ Nhà nước đã lần lượt xuất bản các bản đồ địa hình Việt Nam, bao gồm cả vùng thềm lục địa và ven biển ở tỉ lệ 1: 1.0 0 0.0 0 0.

Năm 1989, Kulinic R.G và các nhà địa chất của trung tâm Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô đã công bố chuyên khảo: "Biến đổi Kainozoi của vỏ Trái đất vùng Biển Đông Nam Á” trong đó tổng hợp những kết quà điều tra khảo sát về địa chất và địa vật lý trên vùng Biển Đông của các nhà khoa học Liên Xô và Việt Nam trong những năm 1975-1985, xây dựng các bản đồ, sơ đồ cấu trúc kiến tạo, địa động lực và cấu trúc sâu, lịch sử phát triển kiến tạo trên vùng thềm

lục địa Việt Nam và toàn Biển Đông.

Các kết quả nghiên cứu điều tra về trầm tích Đệ tứ đầu tiên của Biển Động được khái quát trong công trình của Shepard (1949). Tiếp đó của Niino và Emcry (1961), Saurin (1962) và Parke (1971). Từ sau 1975, các nhà địa chất Việt Nam đã chủ động tiến hành các nghiên cứu về trầm tích Đệ tứ trên vùng thềm lục địa Việt Nam (Trịnh Phùng, 1975, Trịnh Phùng và Trịnh Thế Hiếu, 1985, 1987;

Nguyễn Địch Dỹ, 1979, 1995; Nguyễn Đức Tâm, 1995; Trần Nghi, 1995; Nguyễn Hoàn, 1996; Nguyễn Ngọc, 1996; Nguyễn Biểu, 1989, 1999). Trong các công trình điều tra, nghiên cửu của các tác giả Việt Nam đã tổng hợp các kết quả phong phú và có giá trị về địa mạo và trầm tích biển ven bờ các vùng Hải Phòng, Quảng Ninh, vùng ven bờ miển Trung, đặc điểm trầm tích tầng mặt vịnh Bắc Bộ. Các kết quả nghiên cửu xác định ranh giới địa tầng trong Đệ tứ, nghiên cứu về phần trên Mioxen, nghiên cứu về cổ địa lý, tướng đá, môi trường trầm tích và sự biến đổi đường bờ,..

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu về địa chất công trình phục vụ xây dựng các công trình trên biển và thềm lục địa đã được chú ý phát triển, trên những vùng phát triển công tác tìm kiếm thăm đò, khai thác dầu khí đã tiến hành các khảo sát địa chất công trình liên kết giữa các phương pháp địa chấn và địa vật lý giếng khoan. Tại các vùng tìm kiếm và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Đồng Nam, Vùng thăm dò dầu khí trong vịnh Bắc Bộ, các đảo và đá ngầm trong vùng quần đảo Trường Sa đều tiến hành những nghiên cứu khảo sát địa chất công trình với độ chi tiết khá cao ( Mai Thanh Tân và Phạm Văn Tỵ, 2000).

3.2. về k h ỉ tượng thủy văn và động lực biển

Công trình nghiên cửu tổng hợp các kết quả điều tra về khí tượng - khí hậu vùng ven biển Việt Nam từ trước năm 1975 là những nghiên cứu và đánh giá các điều kiện khí hậu, khí tượng chủ yếu về bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa liên quan với các yếu tố như tầng khí áp, nhiệt độ bề mặt biển, gió và tầm nhìn xa,.. Các công trình nghiên cứu này trước năm 1975 có Bruzon, Lê Văn Thảng (1958), Lê Vũ Thi (1963), Nguyễn Văn Quý (1965), Nguyển Xiển và các cộng sự (1965, 1975).

Từ sau năm 1975, một trong những kết quả điều tra nổi bật về khí tượng khí hậu vùng biển Việt Nam được tập hợp và bổ sung hoàn thiện trong chương trình hợp tác Xô Việt về thám sát bão trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam do Tổng cục Khí tượng Thủy văn chủ trì. Trong chương trình có thống kê và nghiên cứu lớp biên bề mặt đại dương, khí quyển đề xác định cơ chế hình thành và phát triển của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông (Trần Duy Bình, Lê Đình Quang, Nguyễn Thế Tưởng và cộng sự, 1988-1995). Kết quả điều tra nghiên cứu về đặc trưng khí tượng thủy văn trên vùng biển Việt Nam trong giai

Chương II. Thành phần hoá học và năng suất sinh học sơ cấp vùng biển Việt Nam 55

đoạn 1960-1993 đã thu thập, thống kê đánh giá và lập sổ tay tra cứu về các điều kiện khí tượng thủy văn thềm lục địa Việt Nam.

Các số liệu tích lũy trong 20 năm từ 1960 đến 1985 cũng được tổng hợp phân tích nghiên cứu đặc trưng khí tượng khí hậu biển Việt Nam trong đề tài 42A (Nguyễn Viết Phổ 1986-1990) và trên cơ sở đó, năm 1994 xuất bản atlas khí tượng thủy văn Biển Đông, trong đó có các đặc trưng khí hậu - khí tượng và thủy văn vùng Biển Đông và thềm lục địa Việt Nam. Trong chương trình nghiên cứu biển trọng điểm cấp Nhà nước 48B (giai đoạn 1986-1990) có đề tài 48B-01-02 về các điều kiện khí tượng thủy văn vùng biển Việt Nam đã nghiên cứu xác định 13 loại hình khí áp đặc trưng cho vùng Biển Đông và thềm lục địa Việt Nam (Nguyễn Ngọc Thụy, 1990).

Trong giai đoạn 1991-1995, Trung tâm Khí tượng Thủy văn biển thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước về dự báo sóng, tầm nhìn xa và sương mù, công nghệ dự báo sóng và thử nghiệm dự báo sương mù - nhiệt độ nước biển bề mặt vùng biển ven bờ (đề tài KC-03-04, chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Hùng). Kết quả đề tài đã xác định được điều kiện khí tượng và khí hậu biển trên cơ sở đánh giá các biến động về nhiệt độ không khí bề mặt biển, cũng như xác định các tham số trong mô hình dự báo tầm nhìn xa và sương mù ở khu vực vịnh Bấc Bộ.

Giai đoạn 1996-2000, Trung tâm Khí tượng Thủy văn biển thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước KHCN-06-13, nghiên cứu và đánh giá các quy luật biến động một số trường khí cơ bản vùng Biển Đông, trong đó dã thu thập và phân tích đánh giá về biến động của các đặc trưng khí áp, nhiệt độ không khí và gió trên vùng Biển Đông và thềm ỉục địa Việt Nam.

v ề đặc diểm chế độ thủy văn vùng biển Việt Nam trong những năm qua đã

thống kê được trên nhiều công trình công bố trong và ngoài nước. Hiện trạng điều tra và nguồn số liệu có được cho đến nay khá phong phú, tuy nhiên mật độ phân bố số liệu về thủy vãn còn chưa đồng đều. Ở vịnh Bắc Bộ trên ô vuông 1 độ có từ 1 0 0 0 đến 3000 trạm đo mặt rộng, còn ở những vùng ít được khảo sát hơn như vùng quần đảo Trường Sa, mỗi ô vuông chỉ có khoảng trên dưới 10 trạm đo. Vùng biển và thềm lục địa miền Trung và Nam Việt Nam đã có những điều tra khảo sát tương đối nhiều, mỗi ô vuông 1 độ có từ 150 đến 600 trạm mặt rộne. Các yếu tố thủy văn được xác định là nhiệt độ, độ mặn, Oy hòa tan và số liệu về độ sâu đáy biển tương ứng.

Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về đặc điểm biển động và cấu trúc phân bố độ mặn tầng mặt và các tầng sâu khác nhau trên vùng biển ven bờ và thềm lục địa Việt Nam được đề cập trong các công trình nghiên cứu của Viện Hải dương học (Võ Văn Lành, 1985, 1990; Lê Phước Trình, 1982, 1984, 1997; Lã Văn Bài, 1985; Hoàng Xuân Nhuận, 1977). Phân bố không gian và biến động mùa của trường nhiệt muối trên Biển Đông được nghiên cứu khá chi tiết trong đề tài cấp Nhà nước 48B-01. Bức tranh phân bố nhiệt muối của Biển Đông ngày càng được hoàn thiện, bổ sung, chính xác hóa nhờ việc cập nhật những số liệu điều tra từ các đề tài trong chương trình nghiên cứu biển cấp Nhà nước.

v ề chế độ động lực vùn g biển Việt Nam và Biển Đông trong những năm qua cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập. Ở vịnh Bắc Bộ, các bản đồ xu thế dòng chảy được đưa ra trong báo cáo kết quả điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ (1964) là kết quả của chương trình hợp tác V iệt-T ru n g vào những năm 1959-1961.

Trong các thập niên tiếp theo, nhiều chương trình điều tra tổng hợp đã được tiến hành trên vùng Biển Đông, tuy vậy, các công trình về hoàn lưu được xây dựng từ các trường nhiệt độ và độ muối thu được trong từng chuyến khảo sát (Xu và cộng sự, 1982; đề tài 48B-01-01; Bogdanov và Maroz, 1994; Đinh Văn Ưu và Brankart, 1997). Cũng trong thời gian này các kết quả khảo sát đã góp phần mô tả chi tiết trường dòng chảy cho một số vùng cụ thể. Phương pháp mô hình hóa dựa trên các số liệu khảo sát và được các nhà nghiên cứu sử dụng trong các công trình đánh giá vai trò của nhân tố cơ bản hình thành chế độ hoàn lưu Biển Đồng. Đó là các công trình mô hình tính toán đòng chảy gió của Nguyễn Đức Lưu (1969), dòng chảy tổng hợp của Hoàng Xuân Nhuận (1983), Pohlman (1987) Shen Yu Chao (1998).

Năm 2003, các nhà nghiên cứu của Việt Nam dưới sự chủ biên của Phạm Văn Ninh đã hoàn thành chuyên khảo: "Biển Đông tập II - Khí tượng thủy văn động lực biển” là công trình tổng hợp và hệ thống một cách đầy đủ nhất những kết quả điều tra nghiên cứu chủ yếu trên vùng biển Việt Nam về lĩnh vực khí tượng - thuỷ văn và động lực được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Chương II. Thành phần hoá học và năng suất sinh học sơ cấp vùng biển Việt Nam 57

3.3, về sinh vậíy sinh thái và môi trường biển

Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu phương Tây đã công bố các công trình khoa học về kết quả khảo sát sinh vật và nguồn lợi cá biên tại các vùng Côn Đảo, vùng ven biển phía Nam và Tây vịnh Bắc Bộ. Trong những thập kỷ 20-30 của thế kỷ XX các nhà nghiên cứu Pháp lại tiếp tục công bố những kết quả mới về sinh vật biển trên các vùng khác ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển trong và ngoài vịnh Nha Trang và thềm lục địa Trung Bộ (Chevey, 1931-1939; Rose 1920-1955; D avidoff 1932-1952, Serene, 1937).

Sang thập kỷ 60-70, sau các chương trình điều tra khảo sát tổng hợp có quy mô và chất lượng cao như NAGA (1959-1961) trên vùng biển phía Nam và Đông Nam, chương trình hợp tác Việt - Trung điều tra tổng hợp vịnh Bắc Bộ (1951-1962), chương trình hợp tác Việt - Xô điều tra nguồn lợi cá ở vịnh Bắc Bộ (1960-1962), chương trình khảo sát nguồn lợi xa bờ Nam Việt Nam (1967-1971). Các kết quả khoa học về đặc điểm sinh thái và nguồn lợi sinh vật biển của Việt Nam được công bố khá nhiều trên các công trình của các tác giả Nga, Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam.

Từ sau năm 1975, hoạt động điều tra nghiên cứu về sinh vật, sinh thái và môi trường biển ở Việt Nam được tăng cường và đẩy mạnh, trong khuôn khổ các chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp Nhà nước về biển Việt Nam từ 1977 đến những năm 2000, liên tiếp có nhiều đề tài điều tra nghiên cứu tồng hợp và bổ sung về sinh vật, sinh thái và nguồn lợi sinh vật trên vùng biển Việt Nam. Năm 2003, tập thể tác giả Việt Nam dưới sự chủ trì của GS Đặng Ngọc Thanh đã hoàn thành chuyên khảo: ”Biển Đông tập IV- Sinh vật và Sinh thái biển” . Đây là công trình tổng hợp một cách hệ thống và đầy đủ nhất các kết quả điều tra chủ yếu của các tác giả trong và ngoài nước. Trong công trình này các tác giả đã tổng hợp kết quả điều tra nghiên cứu về sinh vật và sinh thái biển theo 3 phần chính; 1) Khu hệ sinh vật vùng biển Việt Nam; 2) Nguồn lợi sinh vật vùng biển Việt Nam và 3) Sinh thái vùng biển Việt Nam.

v ề khu hệ sinh vật biển Việt Nam đã lần lượt giới thiệu hệ thống những kết quả điều tra nghiên cứu về sinh vật phù du (Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Hữu Phụng), sinh vật đáy (Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hỗ), cá biển (Nguyễn Nhật Thi) và các động vật biển khác như tôm biển, động vật thân

mềm, chim biển, cá loài bò sát và thú biển,.. (Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Khắc Hường,...), Rong biển (Nguyễn Văn Tiến).

v ề nguồn lợi sinh vật vùng biển Việt Nam đã hệ thống những kết quả

nghiên cửu phong phú về nguồn lợi cá biển (Bùi Đình Chung). Các nguồn lợi đặc sản ngoài cá (Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Xuân Dục, Phạm Ngọc Bằng).

Trong phần sinh thái biển Việt Nam đã thu được những kết quả điều tra nghiên cứu về đặc trưng sinh thái vùng triều (Đặng Ngọc Thanh), đặc trưng sinh thái vùng ngập mặn (Phan Nguyên Hồng), đặc trưng sinh thái rạn san hô (Nguyễn Huy Yết, Võ Sĩ Tuấn), đặc trưng sinh thái cá biển (Nguyễn Văn Tiến, Đ ặng Ngọc Thanh), đặc trưng sinh thái các đảo (Đặng Ngọc Thanh) và năng suất sinh học (Nguyễn Tác An).

Trên cơ sở thống kê và tổng hợp đánh giá về các hệ sinh thái biển Việt Nam các tác giả đã rút ra những nhận định quan trọng về tính đa dạng và mối liên quan mật thiết của chúng với các đặc điểm khí tượng thủy văn, địa chất và môi trường biển, đánh giá tình hình khai thác sử dụng chưa hợp lý làm suy giảm và suy thoái các hệ sinh thái trên vùng biến Việt Nam.

Với bề dày phát triển trong hoạt động nghiên cứu biển, Viện Hải dương học ỉà một trong những đơn vị đầu ngành tham gia hầu hết các chương trình nghiên cứu biên cấp quốc gia cũng như các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực về biển. Trong đó lĩnh vực khảo sát điều tra về các đặc điểm hoá học môi trường và năng suất sinh học trong môi trường biển là một trong những thế mạnh, chính vì vậy với các kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu trong khảo sát đã được công bố và xuất bản trên rất nhiều các phương tiện thông tin. Đông thời, nhóm chúng tôi được tham gia chính trong việc thực hiện khảo sát về các yếu tố hoá học môi trường biển và năng suất sinh học, vì vậy qua cuôn chuyên khảo chủ yếu tổng quan, tập hợp lại một số kết quả về hoá học biến và năng suất đạt được trong vùng biển Việt Nam. Với nhừng kết quả khảo sát tống hợp trong chương trình biển và các chươnR trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và một số chuyên gia trên thế giới trong nhữne năm gần đây (từ 1992 - 2007).