• Nenhum resultado encontrado

Thành phần hoá học và năng suất sinh học sơ cấp vùng biẻn Việt Nam

nước tầng đáy biến thiên nhiều hơn so với nhiệt độ nước tầng mặt, đặc biệt là vào mùa mưa. Nhiệt độ nước tầng đáy trong mùa nắng mưa biến thiên từ 22,0 - 29,0°C; mùa mưa từ 21,0 - 31,0°c. Tuy nhiên, nhiệt độ trong hai mùa gần như bàng nhau (mùa nắng: 27,1°C; mùa mưa: 27,2°C), nhiệt độ trung bình cả năm là 27,2°c.

Vùng quần đảo Trường Sa: Điều kiện hải dương của vùng biển quần đảo Trường Sa vừa chịu sự chi phối của chế độ khí hậu khu vực. Đây là một vùng biển thoáng, độ sâu lớn, nằm xa bờ, chịu sự chi phối mạnh của dòng nước từ đại dương đưa tởi. Nhiệt độ nước biển khá cao, nhiệt độ nước tầng mặt dao động từ 24,5°c - 35,5°c, nhưng thay đổi mạnh theo độ sâu. Lớp nước từ mặt xuống tới độ sâu 50 m nhiệt độ nước giảm đi không đáng kể; từ tầng nước 50 - 200m nhiệt độ nước giảm nhanh. Nhiệt độ nước trung bình cao nhất vào các tháng 4 - 6 và thấp nhất vào tháng 1 hàng năm.

Độ mặn nước biển

Vịnh Bắc Bộ: Trên bề mặt, độ mặn nước biển trung bình năm ở dải ven bờ dao động trong khoảng 20,52 - 31,29%o. Khu vực giữa vịnh độ mặn thường cao và ổn định hơn và đạt tới 32,33%o. Độ mặn tầng đáy trong toàn năm dao động từ 29 - 34,6%0. Độ mặn trong năm phân bố theo xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam và từ bờ ra khơi. Trong mùa gió Đông Bắc nước bị xáo trộn mạnh, độ mặn tầng mặt và tầng đáy ít chênh lệch. Đến tháng 4 độ mặn nước tầng mặt vùng ven bờ giảm xuống 26%„ và ngoài khơi 34%o. Trong mùa gió Tây Nam, lượng mưa lớn, nước ngọt từ lục địa đổ ra nhiều, độ mặn tầng mặt giảm. Vào tháng 8 độ mặn tầng mặt giảm xuống 33,5%o ở ngoài khơi và 11 * 0 ờ dải nước ven bờ. Tại vùng cửa sông độ mặn có thể giảm xuống 5%o.

Vùng biển miền Trung: trong mùa gió Tây Nam, vùng ven bờ từ Quảng Bình đến Quy Nhơn độ mặn tầng mặt dao động trong khoảng từ 32 - 33%o, ngoài khơi 33,5 - 34,5%a. Riêng ở mũi Dinh do ảnh hưởng của nước trồi, ngay sát ven bờ độ mặn tầng mặt lên đến 34%o. Trong mùa gió Đông Băc độ mặn đạt từ 31,5 - 34,5%«, thấp nhất là dải ven bờ ngang Quy Nhom: 31,5 - 32,5%o. Các khu vực còn lại độ mặn từ 33 - 34%o. Nhìn chung biên độ dao động độ mặn giữa hai mùa mưa và khô không thể hiện rõ và quanh năm đều trên dưới 33,0%o. Thời kỳ độ mặn có trị số cao và ổn định là từ tháng 1 2 năm trước đến tháng 6 năm sau, với giá trị tầng mặt từ 31 - 34%o và tầng đáy từ 33 - 34%o.

Vùng Biển Đông Nam Bộ - Tây Nam Bộ: Độ mặn ở vịnh Thái Lan tương đối ổn định, mức độ chênh lệch về độ mặn ở các khu vực khác nhau và trong các mùa khác nhau là không lớn. Riêng những kết quả nghiên cứu ở phần Đông Bắc vịnh (phía biển Việt Nam) cho thấy độ mặn ở tầng mặt dao động từ 30,5 - 32,5%„ (vào mùa nắng) và từ 31,8 - 33,0%o (vào mùa mưa), độ mặn ở tầng đáy về cơ bản không sai khác đáng kể so với tầng mặt và cũng tương đối ổn định. Thời gian trong suốt nãm, độ mặn dao động trong khoảng 27 - 34,1%« (tầng mặt) và 28 - 34%o (tầng đáy). Cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 8. Vùng cửa sông độ mặn có thể xuống tới 5%o.

Vùng ven biển các tỉnh - nơi có nhiều cửa sông đổ ra, nơi giao lưu và chuyến tiếp giữa hai khu hệ sinh vật nước ngọt và nước biển, mực nước vùng này dao động lên xuống nhịp nhàng theo ảnh hưởng của ưiều ngoài biển lưu lượng nước từ thượng nguồn sông Mê Kồng đổ về, quy luật biến động mang tính chu kỳ luôn lặp đi lặp lại theo mùa vụ trong năm. Vào các tháng mùa mưa lũ, lượng nước mặt và nước ngọt từ thượng nguồn đổ về làm cho kênh rạch trong vùng có độ mặn giảm thấp, từ 2 0%o vào đợt khảo sát tháng 5 giảm còn 11 % 0 vào đợt khảo sát tháng 8 năm 2004. Mùa khô, mực nước sông Mê Kông giảm thấp trong khi biên độ triều ngoài Biển Đông lớn, cùng với gió chướng đẩy triều lấn sâu vào nội đồng làm cho các thuỷ vực đều nhiễm mặn với mức độ khác nhau, từ đầu mùa khô (tháng 2) trung bình độ mặn trong các kênh cấp xấp xi 17%0 và tăng đến 20%o vào tháng 5 năm 2004.

Độ mặn thường duy trì cao tại các vùng Biển Đông do biên độ triều lớn, như tỉnh Bạc Liệu, Cà Mau có độ mặn cao nhất vào mùa khô, từ 28 -35%«. Độ mặn từ 20 -25%o tại khu vực Tứ giác Long Xuyên - tỉnh Kiên Giang và vùng biển tỉnh Bạc Liêu. Những vùng cửa sông ven biển chuyển tiếp giữa cửa sông và biển thường có độ mặn biến động rất lớn, và ranh giới luôn thay đổi tùy thuộc vào ỉượng nước ngọt đổ ra. Vào giữa mùa mưa, một số vùng ven biển phía Đông - Cà Mau, Bạc Liêu độ mặn còn ở 10%o, trong khi ở tỉnh Sóc Trăng thì độ mặn giảm xuống 5%„.

Độ mặn vùng biển Kiên Giang - Cà Mau thay đổi khá phức tạp, vào thời kỳ mùa khô nước từ Biển Đông đổ vào vịnh Thái Lan men theo bờ biển Cà Mau - Kicn Giang íên phía bắc, điều này có thể thấy được qua hướng và phân bố của

Chương II. Thành phần hoá học và năng suất sinh học sơ cấp vùng biển Việt Nam 83

dòng chảy trong khu vực này. Vào mùa mưa thì ngược lại, nước từ vịnh Thái Lan men theo bờ biển Kiên Giang - Cà Mau đi xuống phía nam (hình 2.14a, 2.14b). Khi xem xét một số kết quả nghiên cứu giữa sự chênh lệch phía Biển Đông và Tây của Vịnh Thái Lan cũng cho thấy sự khác biệt khá ỉớn. Theo Simpson và Snidvong (1998), ảnh hưởng của khối nước ngọt đối với độ mặn ở 2 phía là rất khác nhau, sự chênh lệch độ mặn giữa tầng mặt và tầng đáy vào mùa thể hiện khá rõ. Ngoài ra, vào mùa mưa và mùa khô lưu lượng nước từ lục địa đổ vào vùng này cũng rất khác nhau, vì vậy độ mặn ở đây cũng có những thay đổi nhất định. Độ mặn trong năm ở mức thấp nhất so với các vùng khác ở biển miền Nam Việt Nam từ 25 - 33%„. Vùng cửa sông, rạch biển Tây Nam Bộ, độ muối có thể xuống dưới 10%o. Trong khi, độ mặn ở vịnh Thái Lan tương đối ổn định, mức độ chênh lệch về độ mặn ở các khu vực khác nhau và trong các mùa khác nhau là không lớn. Riêng ở phần Đông Bắc vịnh (phía biển Việt Nam) độ mặn ở tầng mặt dao động 30,5 - 32,5%, (vào mùa nấng) và từ 31,8 - 33,0%o (vào mùa mưa), độ mặn ở tầng đáy về cơ bản không sai khác đáng kể so với tầng mặt và cũng tương đối ổn định. Nhìn chung, trong suốt năm, độ mặn dao động trong khoảng 27 - 34,l%o (tầng mặt) và 28 - 34«:,o (tầng đáy).

Ĩ.Í* -ỵiì !£*• 'Ỉ U 1.** - J a " . . I 1 m 1 B H a t /X

(a) (b)

Hình 2 . 14a. Phân bố nhiệt độ (°C) và dòng chảy (cm/s) trong vùng Biển Đông vào

mùa Tây Nam: (a) Nhiệt đọ tầng mặt; (b) Hướng dòng chảy trong của lớp nước phía trên (tầng 10-20m)

(a) (b)

Hình 2.14b. Phân bố nhiệt độ (°C) và dòng chảy (cm/s) trong vùng Biển Đông vào gió

mùa Đông Bắc: (a) Nhiệt độ tầng mặt; (b) Hướng dòng chảy trong của lớp nước phía trên {tầng 10-20m)

Vùng biển quần đảo Trường Sa: Nhìn chung độ mặn tương đối cao và phân bô khá đồng đều, tại tầng mặt độ mặn dao động trong khoảng từ 3 3 , 5 % o - 3 4 , 0 % o . Theo độ sâu, độ mặrí nước biển tăng dần, nhưng với mỗi lớp nước quá trình biến thiên của độ mặn cũng có những đặc trưng riêng. Lớp nước từ tầng mặt tới độ sâu 30 - 40 m độ mặn ít thay đổi, có thể xem lớp nước này như lớp đồng nhất về độ mặn. Từ tầng 50 m xuống dưới độ mặn tăng, thường đạt giá trị cao nhất ở tầng từ 150 - 200 m. Sau đó độ mặn lại có xu hướng giảm theo độ sâu, tuy nhiên sự giảm đi về độ mặn ở đây không lớn. Cho tới tầng 600m, độ mặn lại tiếp tục tăng khi độ sâu tăng. Tại tầng nước 1000 m độ mặn thường có giá trị từ 34,4%« - 34,5%o (Nguyễn Văn Việt, 1997).