• Nenhum resultado encontrado

Chương 2: Cảng Sài Gòn và những biến đổi kinh tế Nam Kỳ trong thời kỳ khai thác Pháp thuộc (1897 1939)

2.3.3. Xuất khẩu qua cảng Sài Gòn.

Từ sau chiến tranh Thế giới thứ I, hoạt động ngoại thương ở Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng không ngừng tăng lên. Nếu xem xét khối lượng một số mặt hàng xuất khẩu chính của Đông Dương từ 1914- 1938 và giá trị hàng hóa xuất khẩu của Đông Dương từ 1913 - 1936 thể hiện qua 2 bảng 31 và 32 sẽ thấy:

Thống kê ở bảng 31, 32 cho thấy : đứng đầu trong các mặt hàng xuất khẩu vẫn là lúa gạo. Thời kỳ này lượng gạo xuất khẩu của Đông Dương nói chung và Nam Kỳ nói riêng đã tăng lên rất nhiều và đã vượt qua mức 1.000.000 tấn/năm. Nếu trong thời kỳ 1899 - 1903, Đông Dương xuất khẩu trung bình mỗi năm 809.000 tấn gạo và các sản phẩm phụ từ gạo ; thời kỳ 1919 -1923 tăng lên 1.331.000 tấn thì đến những năm 1933 - 1937 đã là 1.582.000 tấn [42:11,12]. Trong tình hình chung đó, hoạt động của cảng Sài Gòn cũng có những bước phát triển khác trước về số lượng các mặt hàng xuất khẩu của Nam Kỳ.

Dẫn đầu các mặt hàng xuất khẩu thời kỳ này vẫn là lúa gạo, từ 1919 -1925, lượng gạo xuất qua cảng Sài Gòn được ghi nhận như sau:

Thống kê trên cho thấy, chỉ trừ năm 1919, số lượng gạo xuất qua cảng Sài Gòn sụt giảm dưới 1.000.000 tấn, các năm còn lại đều vượt mức, thậm chí có năm hơn 1.500.000 tấn/năm. Lý do sụt giảm là do mất mùa lúa ở Nam Kỳ bắt đầu vào 2/1919 và do thương nhân nước ngoài để xô vào Nam Kỳ mua gạo làm cho gạo vừa hiếm vừa biến động về giá cả. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi Sở Mễ cốc đã phân tích và nhận định : "Tại các nước sản xuất gạo như Xiêm, Indonesia, Nhật cũng như tại Nam Kỳ mùa màng có dấu hiệu thất bát. Người ta còn dự đoán nạn đói có thể xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới". Thực tế này, buộc Toàn quyền Đổng Dương lúc đó đã có chỉ thị hạn định mức xuất khẩu tối đa cho mỗi tháng, dưới sự kiểm soát trực tiếp của hải quan Sài Gòn. Đồng thời chính phủ Nam kỳ cũng đề ra những biện pháp cụ thể để giải quyết khó khăn. Cơn sốt "khủng hoảng" gạo càng lên cao khi vào cuối tháng 7/1919 nạn đói lan rộng ở nhiều tỉnh Nam Kỳ, thêm vào đó giá lúa lại tăng lên do thương nhân người Hoa tích trữ lượng hàng lớn xuất khẩu kiếm lới. Tất cả tình hình trên đã tác động mạnh mẽ đến thị trường lúa gạo Nam Kỳ và con số sút giảm trong

bảng thông kê là biểu hiện của một thực tế lần đầu tiên có trong lịch sử thị trường lúa gạo Nam Kỳ : chính quyền thực dân ở Đông Dương hạn chế và ra lệnh cấm xuất khẩu lúa gạo trong năm 1919 [150].

Hai năm sau cuộc "khủng hoảng lúa gạo 1919", việc xuất khẩu lúa gạo ở Nam Kỳ lại khởi sắc. Bằng chứng là con số xuất khẩu gạo qua cảng Sài Gòn đã lên đến mức hơn I .500.000 tấn. Sau đó ổn định ở mức trung bình mỗi năm xuất 1.200.000 tấn [162]. Tuy nhiên, từ năm 1933 - 1938, trung bình mỗi năm lượng gạo xuất qua cảng Sài Gòn là 1.500.000 tấn (trong đó có khoảng 150.000 - 200.000 tấn của Cambốt). Sau đây là số lượng cụ thể của mỗi năm từ 1933 - 1938.

Lượng gạo theo thống kê ở bảng 34 đã từ cảng Sài Gòn đến nhiều nơi trên thế giới như : Châu Á, Châu Au, Châu Mỹ, châu Úc và cả Châu Phi, Pháp và các thuộc địa của Pháp. Trong số đó lượng gạo xuất đốn Trung Quốc là nhiều nhất.

Sau lúa gạo là mặt hàng cao su, đây là mặt hàng chiến lược mà nước Pháp rất cần. Tuy vậy, trước năm 1914, mức độ đầu tư vào nông nghiệp Đông Dương nói chung và cao su nói riêng cũng chi thu hút từ 8 đến 10% khối lượng đầu tư của tư bản tư nhân Pháp ở Việt Nam [71:200]. Phải đến sau chiến tranh Thế Giới I, trong đợt khai thác thuộc địa lần II, đặc biệt là những năm 1924 - 1930 số vốn đầu tư vào nông nghiệp mới nhiều. Gần 1/3 khối lượng vốn của những nhà doanh nghiệp Pháp đã đổ vào nông nghiệp, chủ yếu là vào cây cao su. Mặt khác, nhờ những Nghị định miễn thuế, khuyến khích canh tác cao su của chính quyền Đông Dương và sự đầu tư vốn của các công ty cao su nên diện tích ttồng cao su đã tăng lên nhanh chóng.

Chỉ số từ bảng 35 cho thấy, diện tích đồn điền cao su được mở rộng đặc biệt từ những năm 1926 - 1929, đây là thời kỳ của sự "chạy đua nước rút". Trong cuộc chạy đua ấy, diện tích đồn điền và sản lượng cao su xuất khẩu của Nam Kỳ ngày càng tăng đã đưa Đông Dương vào hàng thứ 2 trên thế giới lúc bấy giờ, chỉ sau Malaysia [131 :122].

Để đảm bảo sản phẩm mũ cao su xuất khẩu, các đồn điền đòi hỏi phải:

1 - Có diện tích rộng lớn, chính vì vậy, vào năm 1926, người ta thấy các đồn điền cao su có quy mô diện tích trên 20 ha chiếm 62% trong tổng số các đồn điền trồng cây cao su. Sau đây là những biểu hiện cụ thể :

2 - Có một lượng lao động lớn để tiến hành hoạt động sản xuất. Theo thống kê, vào năm 1921, đồn điền trồng cao su lớn nhất của người Pháp là ở Lộc Ninh thuộc Công ty cao su Đông Dương đã sử dụng đến 1.700 nhân công đến từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và cả Nam Dương nữa. Đồn điền Xa Cam, An Lộc, Quảng Lợi đã có tới 1.150 nhân công. Đồn điền Tây Ninh thuộc Công ty Cao su tây Ninh đã dùng tới 400 - 500 nhân công địa phương [101:227].

Theo đánh giá của thực dân Pháp, công trình thiết lập các đồn điền phục vụ nhu cầu xuất khẩu mủ cao su của thực dân Pháp là một công trình "sáng tạo tuyệt vời". Nó đã hoàn toàn biến đổi các vùng miền Đông Nam Kỳ, nơi mà trước đây Paul Doumer mô tả như những vùng hoang vu, không đường lộ, đường mòn, khổng bước chân đến được ; chỉ giao cho thú rừng và một thiểu số người sơn cước bất phục tùng [43:42]. Nhìn chung, theo họ, đây là công trình sáng tạo từ số zéro, bởi vì đồn điền cao su không lấn đất trên một vùng khai thác trồng trọt nào, cũng không xua đuổi một sắc dân nào. Trái lại, đồn điền đã quy tụ rất nhiều dân số mới, vào năm 1939, đồn điền đã sử dụng đến 70.000 nhân công [43:42]. Trong khi đó, căn cứ vào thực tế và vào bản chất của sự việc có thể thấy:

1 - Sự hiện diện của tài chính tư nhân Pháp trong việc trồng và thiết lập các đồn điền cao su đã tạo ra một ngành sản xuất mới ở Nam Kỳ. Nó làm thay đổi một cách sâu sắc cơ

cấu cây trồng truyền thống ở Nam Kỳ. Mặt khác, quan trọng hơn nó góp phần tích cực hướng kinh tế Nam Kỳ vào thị trường tư bản chủ nghĩa thế giới.

2 - Tuy nhiên hậu quả xã hội mà nó để lại không nhỏ. Trong khi bọn chủ đồn điền cao su ngày càng thu được những món lợi khổng lồ thì người công nhân bị bóc lột thậm tệ. Công cuộc kinh doanh cao su cua tư bản Pháp ở Nam Kỳ đã làm xuất hiện hai thái cực đối lập nhau nhưng lại khổng tách rời nhau. Mâu thuẫn về quyền lợi đã dẫn đến sự tranh chấp không thể điều hòa giữa công nhân cao su với bọn chủ đồn điền. Những cuộc đấu tranh lẻ tẻ « phá giao kèo » đã bắt đầu. Từ 1919 - 1923 đã có tới 2.740 vụ đấu tranh [62 :52] và sau đó công nhân cao su đã trở thành một bộ phận của giai cấp công nhân khi chính đảng của giai cấp này xuất hiện. Từ đó, người công nhân cao su ngoài mục tiêu đấu tranh giai cấp còn nêu cao mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc lên lá cờ của mình.

Sản phẩm cao su nhanh chóng đứng vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao của Nam Kỳ. Từ năm 1914 - 1931, số lượng cao su xuất qua cảng Sài Gòn ngày càng tăng và thật sự có ý nghĩa quan trọng trong nền ngoại thương của Nam Kỳ. Tình hình xuất khẩu cao su qua cảng Sài Gòn được ghi nhận ở bảng 37.

Theo bảng trên, từ 1914 - 1931, lượng cao su xuất khẩu qua cảng Sài Gòn tăng gấp 61 lần, đặc biệt là những năm từ 1924 - 1930. Những năm tiếp theo, nhịp điệu xuất khẩu cao su qua cảng Sài Gòn vẫn tăng đều. Cụ thể là từ năm 1934 - 1938 số lượng cao su xuất khẩu đã tăng từ 20.000 tấn lên 60.000 tấn [67:97]. Nếu cây lúa được xem là đại diện cho ngành trồng trọt truyền thống thì cây cao su đại diện cho ngành nông nghiệp hiện đại. Cùng với lúa gạo, ca su xuất khẩu đã nhanh chóng chiếm hàng thứ 2 về giá trị so với tổng số giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Nam Kỳ.

Ngoài lúa gạo và cao su, thời kỳ này, tư bản thực dân Pháp còn xuất ra thị trường nước ngoài nhiều hàng hóa khác. Cụ thể trong 2 năm 1922, 1923, cảng Sài Gòn đã xuất ra bên ngoài nhiều sản phẩm của Nam Kỳ như sau :

Các sản phẩm trên xuất đến nhiều nước nhưng phần lớn xuất sang Pháp (tiêu, cùi dừa), Singapore (da trâu, bò, cá khô, cá muối, cá xông khói) và Hồng Kông (sừng gia súc, sừng hươu nai). Chỉ riêng ương khoảng thời gian từ 1929 - 1932, cảng Sài Gòn đã xuất khẩu:

Theo bảng 39, nếu tính tổng cộng thì trong vòng 4 năm (1929 - 1932), khối lượng hàng hóa xuất qua cảng Sài Gòn là 5.210.000 tấn. Trong khi đó chỉ trong hai năm rưỡi (1933 đến nửa đầu năm 1935), cảng Sài Gòn đã xuất đi 4.792.001 tấn hàng hóa từ Nam Kỳ ra thế giới. Khối lượng hàng hóa này bao gồm các mặt hàng như bảng trên đã liệt kê, tuy nhiên để tiện theo dõi, chúng tôi sắp xếp lại theo nhóm mặt hàng như sau:

Khối lượng hàng hóa xuất khẩu theo 2 bảng 39, 40 (từ 1929 – 1/2 đầu năm 1935) đã đạt được giá trị tổng cộng là 7.288.344,7 ngàn quan Pháp [163].

Như vậy so với thời kỳ trước, tất cả các mặt hàng xuất qua cảng Sài Gòn đều tăng về số lượng, đặc biệt là lúa, gạo và cao su. Điều đó gây nên những biến đổi sâu sắc trong hoạt động kinh tế truyền thống ở Nam Kỳ.

2.3.4.Những biến đổi lớn về kinh tế:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần II ở Nam Kỳ, thực dân Pháp đã tăng cường bóc lột vơ vét bằng chính sách đầu tư lớn. Đặc biệt, sự tham gia của các cổng ty nặc danh và tổ chức độc quyền đã góp phần kích thích lượng sản phẩm, hàng hóa tăng lên. Các mặt hàng xuất khẩu bao gồm nhiều loại, từ sản phẩm thủ công nghiệp, nông nghiệp và cả công nghiệp. Tuy nhiên 2 mặt hàng lúa, gạo và cao su vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Lượng hàng hóa này qua cảng Sài Gòn đến với thị trường thế giới từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và cả Châu Úc ngày càng nhiều. So với thời kỳ khai thác thuộc địa lần I, khối lượng hàng hóa xuất khẩu thời kỳ này đã tăng lên gấp nhiều lần.

Nếu trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần I là những biến đổi về quy mô sản xuất (với sự xuất hiện trên diện rộng của hình thức đồn điền) và cơ cấu cây trồng (với sự xuất hiện và phát triển của cây cao su) thì thời kỳ khai thác thuộc địa lần II, các biến đổi kinh tế ở Nam Kỳ càng sâu sắc hơn:

- Đồn điền tiếp tục mở rộng và phát triển. - Quá trình tập ừung ruộng đất tiếp tục diễn ra.

- Đồng thời 2 vùng sản xuất nguyên liệu xuất khẩu chính ở miền Tây (lúa gạo) và ở miền Động (cao su) bắt đầu hình thành trong thời kỳ trước. Giờ kết hớp chặt chẽ với trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn tạo nên một tổng thể kinh tế vùng vừa nối liền thị trường nội địa vừa có mối liên hệ vđi thị ứường bên ngoài. Các hoạt động kinh tế cũ và mới đan xen nhau tồn tại, trong đó nông nghiệp truyền thống Nam Kỳ đã biến đổi rất nhiều không những về lực lượng sản xuất (khi tạo ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khổng lồ) mà cả trong quan hệ sản xuất.

2.3.4.1.Về sở hữu ruộng đất:

Trong quá trình khai thác Nam Kỳ, thực dân Pháp nhận thức rất rõ tầm quan trọng của vấn đề sở hữu đất đai vì chế độ tư hữu ruộng đất là một ương những phương tiện sản xuất đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ xuất khẩu. Nam Kỳ là thuộc địa khai thác - chủ yếu là khai thác nông nghiệp vì vậy vấn đề sở hữu và phân phối ruộng đất đối với chính quyền thực dân

là điều tối quan trọng. Trong điều kiện như vậy, sự cố gắng để làm chủ một diện tích ruộng đất lớn chính là "nhiệm vụ chính trị" là "trọng tâm hoạt động" của thực dân Pháp trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần II. Tất cả hoạt động đó xoay quanh cái gọi là "trưng khẩn" và "chuyển nhượng".

Tính theo thời gian, ở Nam Kỳ, buổi đầu, quy chế đất đai chưa ổn định. Hồi mới chiếm đóng, phương thức chuyển nhượng đất thông dụng nhất là mua bán bằng tiền. về sau, Nghị định năm 1874 xác nhận hệ thống sang nhượng đất đai không phải trả bằng tiền. Tuy nhiên Nghị định đầu tiên liên quan đến vấn đề sở hữu đất đai ra đời vào năm 1871 lại thể hiện về cơ bản 2 mục tiêu chính là bình thường sinh hoạt của dân chúng (mục tiêu bình định), nâng đỡ người Pháp và người bản xứ giàu có ở Nam Kỳ (mục tiêu thực dân). Nhưng sau đó, chính quyền thực dân đã đưa ra hàng loạt Nghị định với những quy chế, những ràng buộc bất lợi cho người dân nhằm mục đích tước đoạt của nông dân quyền sở hữu ruộng đất. Năm 1882, người Pháp bắt đầu phân biệt thành 2 loại đất chính để sang nhượng:

1 - Loại đất bỏ hoang, thuộc diện nhượng không thu tiền cho những người có đơn xin. 2 - Loại đất đai có thể chuyển nhượng bằng đấu giá công khai.

Nghị định ngày 15/10/1890, bắt buộc trong vòng 5 năm, đất nhượng phải khai khẩn xong và chính quyền thực dân có quyền lấy lại bất cứ lúc nào những thửa đất cần thiết cho các công trình công cộng. [58:190,192]

Từ năm 1913 trở đi, quy chế về đất đai mới thực sự có những điểm đồng nhất, và có quy định cụ thể về quyền hạn của các Toàn quyền, Khâm sứ, Thống sứ và Thống đốc trong vấn đề cấp đất. Nghị định này được sửa chữa năm 1926 và bổ sung bằng sắc lệnh năm 1928 với những quy định như sau:

1 - Chính quyền thực dân có thể cho không những thửa "đất công" dưới 300 ha.

2 - Về bán đấu giá "đất công" để lập đồn điền cho tư nhân thì các Thống đốc, Thống sứ, Khâm sứ có quyền hạn tới 1.000 ha, Toàn quyền tới 4.000 ha, trên nữa thì do Bộ trưởng Bộ thuộc địa quy định. Những người ngoại quốc không có quyền xin đất lập đồn điền ở Việt nam" [16:73].

Với sắc lệnh trên, trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần II, thực dân Pháp khổng chỉ xác lập về mặt pháp lý quyền hạn về đất đai của mình mà còn gạt người ngoại quốc ra khỏi việc

xin đất lập đồn điền, tránh cho tư bản Pháp một sự cạnh tranh với tư bản ngoại quốc ở Nam Kỳ.

Càng về sau, những quy định về đất đai càng cụ thể, chặt chẽ và càng gắt gao hơn. Trong các nghị định của Toàn quyền ngày 17/2/1913 và nghị định ngày 11/11/1914 quy định mức thuế phải nộp trong hoạt động chuyển nhượng đất. Chính quyền thực dân đánh thuế khác nhau trên từng vùng, từng loại đất khác nhau. Và mặc dù đã có quy chế thống nhất nhưng trên thực tế cách thức tiến hành ở các tỉnh không giống nhau đưa đến kết quả là diện tích chuyển nhượng, diện tích trung bình ở mỗi đồn điền có khác nhau.

Về đại thể, ở Nam Kỳ có 2 vùng lớn :

1 - Vùng khai thác cũ gồm các tỉnh Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Bến Tre, Vĩnh Long, một phần của các tỉnh Mỹ Tho, Sa Đéc, Trà Vinh, cần Thơ. Đây là vùng đông dân, đại đa số đất đai đã đi vào sử dụng, diện tích đất hoang còn rất ít, ruộng đất bị chia nhỏ do có chế độ thừa kế tài sản. Tình hình trên khiến diện tích chuyển nhượng ở các tỉnh này không lớn và các đồn điền có diện tích nhỏ chiếm đa số.

2 - Vùng khai thác mới gồm các tỉnh phía Nam sông Hậu, dân cư thưa thớt, đất hoang còn nhiều, vì vậy đã thu hút tư bản, địa chủ giàu có bỏ vốn lập đồn điền.

Theo khảo sát của chính quyền thực dân về tình hình chiếm hữu đất đai ở Nam Kỳ năm 1927 cho thấy : ở tất cả các tỉnh của Nam Kỳ đều có tình trạng chuyển nhượng đất hoặc trưng khẩn, chiếm đoạt để lập đồn điền. Tuy nhiên có sự chênh lệch nhau về diện tích chuyển nhượng và diện tích trung bình của mỗi đồn điền. Dưới đây là số liệu cụ thể :

Đối chiếu bảng thống kê trên có thể kết luận : các tỉnh ương khu vực khai thác cũ có diện tích chuyển nhượng thấp, diện tích trung bình mỗi đồn điền nhỏ. Các tỉnh trong khu vực khai thác mới có diện tích chuyển nhượng cao, diện tích trung bình mỗi đồn điền tương đối lớn (trừ Châu Đốc). Hiện tượng "Châu Đốc" cần được tìm hiểu và lý giải vì Châu Đốc và Long Xuyên đều nằm trong ttong vùng khai thác mới nhưng diện tích trung bình của các đồn điền ở Châu Đốc chỉ bằng 1/4 diện tích trung bình các đồn điền ở Long Xuyên, thậm chí còn nhỏ hơn diện tích trung bình mỗi đồn điền ở các tỉnh nằm ứong khu vực khai thác cũ.

Kết quả cuối cùng của sự chuyển nhượng là diện tích đồn điền của Pháp và người Việt vào làng Pháp ngày càng tăng. Đến thời điểm 1930, diện tích đó theo tính toán của Yves Henry là 1/6 diện tích đất trổng trọt của Việt Nam. Trong số đó, diện tích Pháp chuyển nhượng được ở Nam Kỳ là cao hơn cả và cao liên tục (khác hẳn tình hình ở Bắc và Trung Kỳ). Thống kê sau sẽ làm sáng tỏ:

Tóm lại, cho đến thời kỳ khai thác thuộc địa lần li, mức độ xuất khẩu nguyên liệu nông sản ngày càng tăng đã thúc đẩy thực dân Pháp nắm lấy quyền sở hữu về ruộng đất. Quyền sở hữu tối cao giờ đây thuộc về chính quyền thực dân. Hiện tượng cấp, nhượng, mua, bán ruộng đất xảy ra phổ biến góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tư hữu đất đai. Việc tập trung

ruộng đất càng nhanh, càng mạnh thì càng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hàng hóa nông sản của tư bản thực dân Pháp nhưtig ngược lại nó càng làm cho người nông dân Nam Kỳ bị cướp đoạt ruộng đất, bị bần cùng, phá sản một cách nhanh chóng. Hầu hết trong số họ phải đi làm thuê, trở thành tá điền cho giai cấp địa chủ.

Ngoài ra, để đảm bảo vơ vét nhiều lúa gạo xuất khẩu, thực dân Pháp chủ trương phải có những điền sản lớn, phải phát triển chế độ sở hữu ruộng đất lớn hơn nữa. Vì vậy cần phải tạo ra mót tầng lớp đại địa chủ tập trung trong tay nhiều ruộng đất, sản xuất thật nhiều lúa gạo. Với chủ trương này, chế độ sở hữu ruộng đất lớn ở Nam Kỳ (trên 50 ha) đã phát triển nhanh chóng, tầng lớp đại địa chủ tập trung nhiều, mức độ tập trung mộng đất lên rất cao. Nếu không nói là cao nhất nước.

Thực ra, thực dân Pháp đã đề ra chủ trương, biện pháp cụ thể cho từng vùng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế lịch sử của mỗi vùng. Nam Kỳ là nơi ruộng đất được tập trung từ rất sớm. ở đó, trong quá trình khẩn hoang và chiếm đoạt ruộng đất trước khi người Pháp đến đã hình thành tầng lớp đại địa chủ. Tuy nhiên những vùng đất đai mênh mông và phì nhiêu ở Nam Kỳ chưa khai phá còn rất lớn, mật độ dân cư ở đây thấp nên chính sách ruộng đất của thực dân Pháp nhằm duy trì chế độ sở hữu ruộng đất lớn, phát triển kinh tế của tầng lớp đại địa chủ là một biện pháp tối ưu của chính quyền thực dân

Đối với nông dân Nam Kỳ, một khi ruộng đất càng tập trung trong tay địa chủ thì nông dân càng không có ruộng để làm chủ. Nếu làm một sự so sánh giữa Bắc Kỳ và Nam Kỳ trong cùng một thời điểm có thể thấy " Năm 1930, Nam Kỳ có tất cả 255.000 chủ ruộng trong tổng số 4.000.000 dân và trên diện tích canh tác là 2.300.000 ha, tính bình quân cứ 15 người dân có một chủ ruộng chiếm 9 ha". Trong khi đó "ở Bắc Kỳ thời gian này có 965.000 chủ ruộng trong tổng số 6.500.000 dân, trên một diện tích là 1.200.000 ha, tính trung bình cứ 6,7 người dân có một chủ ruộng và chỉ chiếm có 1,2 ha" [26:87]. Như vậy hơn một nửa

nông hộ ở Bắc Kỳ là chủ ruộng, trái lại ở Nam Kỳ có đến 2/3 số nông hộ không có ruộng đất.

về mặt xã hội, tình trạng trên phản ánh đặc điểm nổi bật về quan hệ sở hữu ruộng đất ở Nam Kỳ và cũng là trạng thái điển hình của sự phân hóa giai cấp ở nông thôn Nam Kỳ dưới sự thúc đẩy của chủ nghĩa tư bản. Và vì vậy "chế độ thuộc địa đã củng cố thêm thay vì phá vỡ những quan hệ phong kiến, đặc tính của nông nghiệp Việt Nam cổ xưa" [117:164].

2.3.4.2.Về kỹ thuật:

Trong hoạt động nông nghiệp, để khai thác tối đa các nguồn lợi phục vụ xuất khẩu, thực dân Pháp đã phần nào du nhập cũng như áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào phục vụ sản xuất.

1 - Những công trình thủy nông:

Đây được xem là loại công trình kỹ thuật cẩn thiết phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ữồng lúa như Nam Kỳ. Những công trình này bắt đầu từ năm 1870, và theo tác giả Aumiphin thì đây là một trong những bộ phận thuộc cơ sỡ hạ tầng nhằm trang bị cho kinh tế của Nam Kỳ.

Theo Ủy ban kế hoạch Pháp, cho đến 1939, các công tành thủy nông được thể hiện chủ yếu ở hệ thống kinh đào. Ngoài mục đích phát triển giao thông để tiến sâu vào những vùng đất mới, hệ thống này còn có tác dụng đối với sản xuất bởi vì vùng đồng bằng rộng lớn này vẫn còn nhiều nơi ngập phèn, nhiêm mặn. Bước vào thời kỳ khai thác thuộc địa, công việc này trở thành đối tượng của các công trình 5 năm, 10 năm và được giao hẳn cho các doanh nghiệp tư nhân lãnh thầu dưới sự kiểm soát của cơ quan công chính. Để thi công, nhiều phương tiện kỹ thuật, cơ giới có công suất mạnh lần đầu tiên được sử dụng. Trên thực tế nó mang lại hiệu quả rõ rệt, vì vậy người Pháp rất tự hào về sự đồ sộ của nó, thậm chí lại còn đánh giá nó lớn hơn nhiều so với công trình đào kênh Suéz.

Vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1930) do việc trị thủy sông Mékong còn nhiều khuyết điểm nên năng suất thấp kém. Tình hình đó, buộc chính quyền thực dân Pháp "phải có chính sách thủy lợi, nhắm vào mục đích duy trì mực nước tối hảo trên các ruộng lúa, dù vẫn duy trì đặc tính khoán khai và chính sách đào kênh" [43:38] đã triển khai trước đó. Chính sách thủy lợi mới mà người Pháp đưa ra là thực hiện các ô vuông (casier) với mục đích : chống nước biển mặn tràn lên ruộng ở các vùng gần bờ biển ; tháo nước làm cho

ruộng khô (tháo bớt nước ngập, xả nước mặn và nước phèn) và dẫn thủy nhập điền. Kết quả là đến năm 1938, họ đã làm xong ô vuông An Trường (11.000 ha), đang tiến hành ô Châu Đốc (40.000 ha), ô Bancung (11.000 ha) và ồ Gò Công (11.500 ha), còn ô Đồng Tháp đang nghiên cứu [43:39]. Hình thức thủy lợi mới này dù không phổ biến nhưng cũng phản ánh một hình thức thủy lợi mới và tính "năng động" của chính quyền thực dân luôn mong muốn có nhiều lúa gạo để xuất khẩu.

2 - Các trạm và phòng thí nghiệm - Tuyển chọn giống : Trong hoạt động nông nghiệp ở Nam Kỳ, việc thành lập các cơ sở thí nghiệm phục vụ nông nghiệp là điều hoàn toàn mới. Tuy nhiên từ rất sớm (16/6/1865), thực dân Pháp đã cho phép thành lập một ủy ban gọi là Ủy ban nghiên cứu phát triển Canh nông và Kỹ nghệ Nam Kỳ (Comité Agricole et Industriel de la Cochinchine).

Về sau, các hoạt động phục vụ nông nghiệp càng được định hướng về chuyên môn hơn nên ngoài các phòng, các cơ quan chuyên trách, nghiên cứu về đất đai, khí hậu, nước, giống, phân bón., còn có các trạm thí nghiệm. Các cơ sở này ra đời chủ yếu phục vụ nhu cầu của 2 ngành trổng trọt lớn của Nam Kỳ là :

Cây lúa: hoạt động chủ yếu là cải thiện chất lượng lúa gạo của Nam Kỳ, bởi vì từ khi cảng Sài Gòn mở cửa, lúa gạo Việt Nam đã có mặt trên thị trường quốc tế từ các nước Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản), Đông Nam Á (Singapore) cho tới các nước phương Tây gồm Châu Ẩu, Hoa Kỳ và các nước thuộc địa Pháp. Tuy nhiên so với gạo Miến Điện và Ấn Độ, gạo Nam kỳ không cạnh tranh nổi về chất lượng : hạt gạo không đều, độ bóng kém, nhiều tấm.. Nguyên nhân phần lớn là ở giống lúa. Để giải quyết, người Pháp nghĩ ngay đến việc nhập các giống lúa và từ đó các cơ quan chuyên tuyển chọn và thí nghiệm giống lúa ra đời:

Năm 1909, chính quyền thực dân lập ở Sài Gòn một cơ quan chuyên tuyển chọn các

Documentos relacionados