• Nenhum resultado encontrado

Xuất, nhập khẩu qua cảng Sài Gòn:

1.3. HOẠT ĐỘNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CẢNG SÀI GÒN ĐỐI VỚI KINH TẾ NAM KỲ THỜI KỲ 1860 1897:

1.3.3. Xuất, nhập khẩu qua cảng Sài Gòn:

1.3.3.1.Xuất khẩu:

Để thực hiện mục đích lợi nhuận, sau khi mở cửa cảng, thực dân Pháp đã tăng cường hoạt động buôn bán, vơ vét các nguồn nông sản để xuất khẩu.

Những năm cuối thế kỷ XIX, ở Nam Kỳ, lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu đưa lại nhiều sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy lúa gạo được chính quyền thực dân Pháp xem là sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chủ yếu. Mặt hàng này chiếm tỉ lệ lớn trong danh mục hàng xuất khẩu, giữ vị trí hàng đầu trong quan hệ buôn bán với nước ngoài và ngày một tăng về số lượng. Trên thực tế, trong thời gian đầu mở cửa cảng, hoạt động chủ yếu của cảng Sài Gòn là xuất khẩu lúa gạo và hạt tiêu.

Về lúa gạo, số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Nếu tính từ năm cảng Sài Gòn mở cửa (1860) đến khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ I (1896) lượng lúa gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn tăng 9,78 lần (từ 56.950 tấn lên 557.249 tấn). Sau đây là số liệu cụ thể của từng năm:

Theo bảng 5, trước năm 1881, khối lượng lúa gạo của miền Tây Nam Kỳ xuất qua cảng Sài Gòn chưa bao giờ vượt qua con số 300.000 tấn (chỉ trừ năm 1879 xuất 374.220 tấn, sau đó, năm 1880 sụt xuống 293.207 tấn). Trong khi đó từ năm 1881 - 1896 lượng gạo của vùng xuất khẩu qua cảng Sài Gòn mỗi năm đều tăng trên mức 300.000 tấn, thậm chí có năm lên đến hơn 600.000 tấn vào các năm 1892 - 1895.

Ngoài ra, cảng Sài Gòn còn xuất ra nước ngoài một loại nông sản khác là hạt tiêu. Đây là loại cây đã được trồng từ lâu ở Nam Kỳ. Theo Trịnh Hoài Đức trong "Gia Định Thành

thông chí", tiêu được trồng nhiều ở Hà Tiên từ những năm 1820 và là một trong những tỉnh

có vườn tiêu lớn nhất Nam Kỳ nhưng vì nhà nước phong kiến Nguyễn chủ trương hạn chế giao thương nên diện tích trồng tiêu không có điều kiện phát triển. Năm 1867, khi người Pháp chiếm và mở cửa cảng Hà Tiên, thứ gia vị được Châu Âu ưa chuộng này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của những nhà buôn thực dân lúc đó. Tuy nhiên diện tích trồng tiêu ở Hà Tiên nói riêng và Nam Kỳ nói chung chỉ tăng lên nhanh chóng khi cảng Sài Gòn chính thức mở cửa. Điều này cho thấy ảnh hưởng của việc mở cảng đối với hoạt động sản xuất ở Nam Kỳ những ngày đầu tiên. Hầu hết sản phẩm hạt tiêu đi ra bên ngoài đều thông qua cửa khẩu Sài Gòn. Trước khi thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ I (trước 1897) tình hình xuất khẩu tiêu của cảng Sài Gòn hàng năm đã trên 1.000 tấn. Cụ thể :

1-Năm 1895 xuất 1.577 tấn.

2-Năm 1896xuất 1.510 tấn.

3-Năm 1897 xuất 1.325 tấn [67:103].

Ngoài lúa gạo và tiêu, ngô cũng là loại cây lương thực chính của dân Việt. Mặt hàng này vừa là thức ăn cho người vừa là nguyên liệu cho một số ngành chế biến và công nghiệp hóa chất như đường gluco, rượu và làm tinh bột. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sản xuất ngô phát triển khá mạnh và là một trong những mặt hàng của Nam Kỳ chiếm số lượng cao trong tổng giá trị hàng xuất khẩu.

Bên cạnh đó cảng Sài Gòn còn xuất khẩu các mặt hàng thủ công nghiệp. Trong những năm 1860 - 1862, trong số 180.000 tấn hàng xuất đi Hồng Kông và Singapore có vải bông, dầu dừa, tơ tằm, đường, da trâu bò (2.000 tấn), lông ngỗng (1.000 bao) V..V [65:55]. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quan về các mặt hàng cụ thể đã thông qua cảng Sài Gòn trong giai đoạn này và cả các giai đoạn về sau, có thể tham khảo danh mục các mặt hàng xuất qua cảng Sài Gòn đăng tải trong Situation comerciale Statique. Importations et Exportations, xuất bản ở Sài Gòn năm 1897. Trong tác phẩm, tác giả đã thống kê về 33 nhóm mặt hàng xuất khẩu qua cảng Sài Gòn như sau :

1 - Động vật sống gồm có : ngựa chưa thiến hoặc thiến rồi, ngựa cái, bò, cừu, heo, thú săn, gà vịt và rùa.

2 - Sản phẩm và da lột thú vật: thịt ướp muối, thịt hộp, da thú thô, tươi hoặc khô (lớn hay nhỏ), lông chim cho đổ trang sức, hàng tơ lụa, tơ khối, mỡ động vật, trứng gà, vịt và chim muông, phó mát cứng, bơ mặn.

3 - Sản phẩm ngư nghiệp : cá khô (ướp muối, bảo quản tự nhiên, ngâm muối), tôm khô. 4 - Chất liệu cứng được đẽo gọt như : ngà voi, ngà, mai nhân tạo, vỏ sò, vỏ hàu, xà cừ, sừng.

5 - Bột dùng làm thức ăn : hạt (gạo, bắp) xay, tấm xay, mễ cốc, gạo hột hoặc lúa và tấm gạo, rau khô và bột rau khô, hạt dẻ và quả lạt.

6 - Trái cây và hạt: trái cây tươi, khô hay ép, sấy, càu quả, hạt giống để gieo, cùi dừa khô.

7 - Thực phẩm đã được hoàn thành ở thuộc địa như : đường trắng, mứt đường và mứt mật ong, ớt, sa nhân và đậu khấu, quế, nhục, đậu khấu còn vỏ, ừà, thuốc lá, thuốc xì gà và thuốc điếu để hút, hạt tiêu.

8 - Dầu và nước cốt thực vật gồm : dầu ô liu, dầu kết tinh và các loại dầu khác, nhựa màu vàng, nhựa Châu Âu, nhựa cây Và các sản phẩm có nhựa khác.

9 - Gỗ : gỗ xây dựng, gỗ khúc, gỗ thô (nguyên trạng), gỗ thơm, gỗ nhuộm. 10- Các loại thảo dược : trái cây hoặc cây dược phẩm.

11- Sợi, thân, trái cây chế biến : bông, tre, sợi đay và các loại khác.

12- Sản phẩm và các loại xơ linh tinh : rau muối hoặc ngâm dấm, giẻ rách, sản vật và các loại xơ thực vật không tên.

13- Thuốc nhuộm và tanin : nhựa sơn đã chế biến. 14- Đá, đất và khoáng nhiên liệu : dầu hỏa.

15- Kim loại : sắt kéo thanh, sắt góc và sắt chữ T, sắt vụn, dây thép mạ hoặc không mạ thiếc, các loại sắt khác. Đồng nguyên chất hay hỗn hợp với kẽm hoặc thiếc được dát mỏng hay đánh thành dây mọi kích cỡ. Thiếc thô đóng khối. Kẽm dát mỏng.

16- Sản phẩm hóa học và phẩm màu : potasse, carbonate de potasse, muối, sơn dầu hoặc xăng, sơn nguyên chất và các loại màu không tên.

17- Các thành phần khác : nước hoa, hương liệu, xà bông, các loại từ nước hoa, đồ gia vị đã chế biến, nước xốt, các loại thuốc khác nhau được ghi ương dược điển chính thức, keo, adao, khang đóng dấu.

18- Thức uống : thức uống lên men (rượu các loại, rượu Vermouth), dấm, bia, rượu mạnh đóng chai, rượu mùi, nước khoáng.

19- Đồ gốm : đồ sứ của Trung Hoa và Nhật, thủy tinh và pha lê. 20- Chỉ (tơ) : chỉ tơ (bông), chỉ xe chắc.

21- Hàng vải : vải gai trắng, vải côtông nguyên chất, Ươn, mộc, vải len nguyên chất, nỉ, da casimir và các loại vải cán khác nhau 400 gr trở lên, mền len, vải lụa pha tơ và bông, áo may sẩn bằng vải cô tông.

22- Giấy và các ứng dụng của nó.

23- Da và da lông đã thành chế: da đã chế biến, các loại da không tên khác.

24- Sản phẩm bằng kim loại : sản phẩm bằng vàng, bạc, nhôm, sản phẩm mạ vàng, mạ bạc hoặc nữ trang giả.

25- Máy móc, dụng cụ : có sản phẩm đúc khuôn không cân đối và không trau chuốt. 26- Vũ khí, thuốc súng và quân trang, súng nạp đạn bằng nắp điện từ.

27- Đồ trần thiết gồm đồ gỗ uốn cong có hoặc không cẩn.

28- Sản phẩm bằng gỗ: thùng gỗ rỗng, ghép hoặc tháo rời, các sản phẩm bằng gỗ khác. 29- Dụng cụ âm nhạc.

30- Sản phẩm bằng lát, mây tre đan và dây thừng.

31- Chiếu Trung Hoa, hàng mây, giày ống và giày dép của người Hoa bằng rơm. 32- Sản phẩm bằng các chất liệu khác.

33- Phẩm vật tập hợp ngoài mậu dịch, nút chai. [140:46 - 59] Từ những liệt kê chi tiết trên có thể nhận xét tổng quát:

1 - Hàng xuất qua cảng Sài Gòn phong phú và đa dạng, bao gồm sản phẩm của các ngành nông nghiệp (chủ yếu là hàng nông sản lúa, gạo), ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cả hàng công nghiệp.

2 - Các mặt hàng này, nếu là hàng nông sản chế biến hay sản phẩm công nghệ thì đều ở dạng thô hoặc bán thành phẩm. Ngược lại nếu là hàng thủ cồng nghiệp thì lại là những sản phẩm tinh xảo và hoàn chỉnh (đồ gốm).

Cũng theo tài liệu này, tác giả còn thống kê đầy đủ về giá trị hàng hóa xuất khẩu qua cảng Sài Gòn (được tính bằng đồng). Phần sang Pháp, sang các thuộc địa của Pháp và sang các nước khác.

Qua danh mục các mặt hàng xuất khẩu nêu trên có thể nhận thấy tính chất thương mại của tư bản nước ngoài và tư bản thực dân Pháp trong việc vơ vét mọi thứ có sẩn ở Nam Kỳ đem xuất khẩu, buôn bán để kiếm lời.

Để có thể hình dung nhịp độ xuất khẩu hàng hóa và giá tri hàng hóa được xuất qua cảng Sài Gòn đến Pháp và các nước khác ương thơi gian trước khi diễn ra công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ ì, chúng tôi dẫn ra đây một vài bảng thống kê với những số liệu cụ thể

làm cơ sở cứ liệu để có thể so sánh với giai đoạn sau, khi chính quyền thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ I và cả lần thứ II.

Thống kê trên cho thấy trị giá các mặt hàng xuất khẩu sang Pháp qua cảng Sài Gòn trong những năm 1894, 1895, 1896 có chiều hướng sụt giảm. Năm 1895 giảm 7 lần so với năm 1894; năm 1896 giảm gần một nửa so với năm 1895. Trái lại, trị giá xuất khẩu đi các nước khác lại tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Bộ thuộc địa Pháp, tổng giá trị xuất khẩu của Nam Kỳ từ 1893 – 1896 nằm khoảng trên dưới 80.000.000 francs. Cụ thể như sau:

1.3.3.2.Nhập khẩu:

Từ cảng Sài Gòn, thực dân Pháp đã đưa lúa gạo và hàng hóa của Nam Kỳ ra các thị trường bên ngoài. Ngược lại, tàu Pháp và tàu của nhiều nước khác cũng đã cập bến cảng Sài Gòn, nhập vào đây nhiều loại hàng hóa.

Thống kê số liệu của 3 tháng đầu năm 1877, tình hình nhập khẩu vào cảng Sài Gòn được ghi nhận :

1 - Đối với các tàu xuất phát từ Pháp, hàng hóa nhập vào bao gồm : bạc nén, súng săn, nến, xi măng, thực phẩm Châu Âu, dược phẩm, nước khoáng, bột ngũ cốc, đồ kim hoàn, đồng hồ, dầu ăn, giấy, quần áo, sắt thép, đồ sứ, nước hoa, ô dù, sơn màu, xà bông, đường, thuốc lá và xì gà, vải các loại, đồ thủy tinh, dụng cụ nhà bếp, các loại rượu ( bia, rượu vang, rượu mạnh) V. V...

2 - Đối với các tàu xuất phát từ Singapore, hàng nhập vào chủ yếu là : kim loại quý, vải, lụa, đồng, kẽm, sắt thanh, càu, thuốc phiện, ván gỗ, rượu (Rhum..)

3 - Đối với các tàu xuất phát từ Trung Hoa, các mặt hàng nhập gồm : vàng lá, than đá, thực phẩm Châu Á, thực phẩm, dầu hỏa, đồ sứ, hàng vải, lụa, trà.

Khối lượng hàng hóa trên cộng thêm hàng hóa xuất phát từ một vài nước khác qua cảng Sài Gòn vào 3 tháng đầu năm 1877 có tổng giá tri là 2.588.484 đồng. Trong đó :

1 - Hàng hóa của Pháp có tổng giá trị là 284.889 đồng.

71

2 - Hàng hóa xuất phát từ Singapore có tổng giá trị hàng hóa gấp 3 lần của Pháp là 885.083 đồng.

3 - Hàng hóa xuất phát từ Trung Hoa có tổng giá trị hàng hóa cao nhất chiếm 1.306.781 đồng, gấp 4,5 lần hàng hóa nhập từ Pháp.

Càng ngày, hàng hóa nhập vào cảng Sài Gòn càng dồi dào. Sau đây là thống kê 34 nhóm mặt hàng nhập năm 1895 qua cảng Sài Gòn :

1 - Thú vật sống : gồm ngựa, bò, bê, cừu đực, dê đực, heo, thú săn, gà, vịtv.v..

2 - Sản phẩm và da động vật : gồm thịt tươi, thịt ướp muối, thịt đóng hộp, giâm bông, da, da lông, len, lông cổ và lổng đuôi của lừa, ngựa, lông dài và cứng, tóc chưa thành chế, mỡ, sáp ong, mật ong, tổ én (yến sào), trứng, bơ, sữa đặc, phó mách.

3 - Ngư sản : cá (hun khói, khô, ướp muối, đóng hộp), tôm khô, vây cá mập, hàu biển, san hồ sống, tảo biển.

4 - Dược liệu lấy từ thú vật: hải miên (thô và chế biến), bọt biển (thô và chế biến) 5 - Chất liệu cứng được đẽo gọt: vảy và mai rùa, sừng nai và mang.

6 - Bột thực phẩm : lúa mì, bột chiết suất 60% hay nhiều hơn, lúa mạch, miến Châu Á, rau khô, khoai tây v.v...

7 - Trái cây và hạt : trái để ăn, nước trái cây, trái và hạt có dầu, hạt giống.

8 - Hàng tiêu thụ thuộc địa : mật đường, sirô và kẹo, trái cây ngào đường, mứt, cacao (hạt, bột và sôcôla), tiêu và ớt, sa nhân và đậu khấu, quế, quả đậu khấu, đinh hương, v.v... cà phê, đường, thuốc lá, trà.

9 - Dầu và nước cốt thực vật : dầu kết tinh và dễ bay hơi, tinh dầu, nhựa, nhựa cây, nhựa thơm, long não, cao su, nhựa pec ca, nha đàm, thuốc phiện.

10- Dược thảo : rễ, cỏ, lá, hoa, rêu, nhân sâm Trung Quốc, các loại ừái cây và hạt. 11- Gỗ : gỗ xây dựng, gỗ thường, gỗ hương.

12- Sợi gay, đay thồ, bông, tre, mây (nguyên và chẻ). 13- Đồ nhuộm có nghệ, vỏ cây tan.

14- Sản phẩm linh tinh khác như rau (tỏi, rau xanh, rau hộp và ướp muối), cây hốt bố, củ cải đường, nấm, mụt măng, đậu phông làm bánh.

15- Đá, đất và hợp khoáng : có cẩm thạch, đá, đá mài (gia công và điêu khắc), vật liệu (thạch cao, gạch bông, vôi, xi măng), lưu huỳnh, than đá, dầu hỏa (thùng chứa 32 kilogrammes).

16- Kim loại có sắt đúc, thép, sắt vụn, đồng, chì, thiếc kẽm loại nện hay tấm dát mỏng. 17- Sản phẩm hóa học : có acide, oxydes, potasse và carbonate, soude ăn mòn, muối, carbonate natri (hàn the), carbonat chì, chlorures, sulíates, acide phénique (khoáng thực vật). 18- Thuốc nhuộm đã chế biến : có nhựa sơn, chàm (khô và nước), những thuốc nhuộm khác của dầu hắc và than đá.

19- Sản phẩm hóa màu : có màu son , véc ni (pha cồn, pha xăng hay pha dầu), chì màu, màu vẽ, mực tàu.

20-Hàng hóa khác : có hương liệu, các loại gia vị, mù tạc, nước sốt, đèn cầy, thuốc tổng hợp, sáp đóng khang, keo độc, thuốc xì gà.

21- Thức uống : có rượu các loại, rượu Vermouth, dấm, rượu cất, rượu lê, bia, nước cất, cồn, rượu nhẹ, nước khoáng.

22- Đồ sành sứ : gồm đồ gốm đất và sành, sứ trắng Trung Quốc.

23- Thủy tinh và pha lê : kính, ly không chân, chai đầy hay rỗng, chai không nắp. 24- Sợi: sợi gay nguyên thủy, sợi cotton nguyên thủy, len.

25- Vải các loại : có vải len hay vải gay, vải sợi đay, vải cotton ( trắng, nhuộm đỏ và nhuộm màu khác), vải, hàng dệt cotton (nhuộm), vải cotton 100% , vải soire (tơ tằm), quần áo may mặc bằng vải lanh, vải cotton, len.

26- Giấy và sản phẩm giấy : có giấy, bìa "(carton), sách, tập nhạc, giấy in nhãn, báo, quạt giấy, ô (dù), tán dù (dù lọng).

27- Da và da lông : có da chế biến (từ dê, cừu và vài loại khác) ; sản phẩm da (có giày, giày có cổ, găng tay, yên cương, đai da truyền động (dây cu- roa), hòm (rương) bằng gỗ, carton, da, túi xách ; da lông thú chế biến V..V..

28- Sản phẩm kim loại : tiền vàng, bạc ; đồ vàng, bạc ; đồ mạ vàng, bạc có đồng hồ các loại ; máy cơ khí, thiết bị hoàn chỉnh có máy may, máy đánh chữ ; bộ phận tách rời có

dụng cụ tra cán hay không tra cán, vỉ nướng bằng sắt hay thép, kim, đạn chì, kim băng, ngòi viết, dao kéo, đồ khóa, bù lon, vít có nguồn gốc từ đồng, sắt, kẽm, bạc, chì.

29-Vũ khí, thuốc súng, đạn dược : có vũ khí, thuốc súng, đạn săn bắn, đạn, huy chương, mìn, mũi khoan thông dụng, pháo, pháo bông.

30- Đồ gỗ : có đồ lắp ghép hay không lắp ghép.

31- Sản phẩm bằng gỗ : chổi, bộ phận sườn nhà, guốc gỗ, ván Singapore, ván gỗ cây tùng, bàn chải thô, sản phẩm tre, ván đủ loại.

32- Nhạc cụ : đàn Pianos, đàn organ, đàn violon, sáo, trống, chập chốa, chiêng, đàn arcordéon, hộp âm nhạc, nhạc cụ bằng đồng...

33- Đồ đan, lát, thắt : chiếu, chỉ đánh thành dây, mây, sậy, nón, lạt, chỉ câu...

34- Các sản phẩm có nguồn gốc đủ thứ : xe thùng, thuyền ghe nhỏ, sản phẩm bằng cao su hay nhựa pecca, mũ, mũ phớt, bọt biển, mộc thiêm đã chế biến, nút chai, dụng cụ khoa học, kính đeo mắt, kính một mắt, mặt nạ, ván tấm, quạt, chổi, bàn chải, dù giày kiểu Trung Quốc bằng da hay satin ... [140:8-22]

Những liệt kê trên cho thấy :

- Hàng hóa nhập khẩu qua cảng Sài Gòn vào Nam Kỳ gồm các mặt hàng công nghiệp như vải, máy cơ khí, máy may, máy đánh chữ... Các mặt hàng tiêu dùng đủ loại từ thực phẩm ăn, uống ; đồ dùng gia đình như chổi, bàn chải, dao, kéo ; đồ mặc như áo may sẩn, nón, dù, giày, kính đeo mắt cho đến đồ trang trí, giải trí như nhạc cụ các loại ...Các loại nguyên liệu cho công nghiệp như sợi, sản phẩm hóa màu. Các loại vũ khí, đạn dược. Nhìn chung là tất cả những gì mà chính quốc sản xuất. Chính sự đa dạng của các loại hàng hóa nhập khẩu trên cho thấy phần nào vai trò tiêu thụ của thị trường Nam Kỳ.

- Trong số các loại hàng nhập đồ tiêu dùng và thực phẩm chiếm khối lượng lớn và rất đa dạng về chủng loại, điều đó cũng góp phần làm rõ yếu tố tiêu thụ hàng hóa chính quốc ở thị trường Nam Kỳ.

Về giá trị nhập khẩu ở Nam Kỳ, bắt đầu từ những năm 1891 - 1896, Bộ thuộc địa Pháp cho rằng " tuy có chút ít biến động, nhưng nói chung là khá ổn định : hầu hết hoạt động nhập khẩu đều qua cảng Sài Gòn, do một số công ty bao thầu, mà phần lớn đều là những công ty cũ. Các công ty này nhận hàng hóa trực tiếp từ Châu Ẩu, nhập sang Nam Kỳ bán".

[67:137] Cố thể tham khảo hoạt động nhập khẩu và giá trị hàng hóa nhập qua cảng Sài Gòn trong khoảng thời gian từ 1891 - 1896.

Riêng trong 2 năm 1895 -1896, giá trị hàng hóa nhập từ Pháp vào Nam Kỳ (1895 là 18.182.285 frs, 1896 là 17.415.866 frs) và các thuộc địa Pháp (1895 là 7.298 frs, 1896 là 935 frs) có phần sút giảm. Trong khi đó hàng hóa từ các nước khác nhập vào Nam Kỳ lại có xu hướng tăng lên (1895 là 33.829.762 frs, 1896 là 40.916.597 frs). Mặc dù "đã có thuế hỗ trợ mậu dịch, giá trị nhập khẩu vào Nam Kỳ của các nước khác vẫn vượt trội hơn giá trị nhập khẩu của Pháp. Phải thừa nhận rằng nước Pháp không thể nghĩ ra cách nào đế cạnh tranh với một sô mặt hàng của các nước Châu A được nhập vào Nam Kỳ với số lượng lớn"[67:138].

Năm 1896, Bộ Thuộc Địa Pháp đã thống kê danh sách các mặt hàng nhập vào cảng Sài Gòn đổng thời tổng kết giá tri của hoạt động nhập khẩu trong thời gian này như sau:

Nhìn chúng, theo Charles Lemire, giá trị xuất và nhập khẩu của Nam Kỳ kể từ khi chiếm đóng của thực dân Pháp ngày càng táng. Trước năm 1860, giá trị này chưa bao giờ vượt quá 5.000.000 írancs mỗi năm [102:189]. Nhưng từ năm 1860, thì "những số liệu về giá trị xuất nhập khẩu cho thấy thuộc địa Nam Kỳ và Sài Gòn nói riêng đã thúc đẩy hoạt động thương mại và hàng hải của chúng ta (của Pháp)" [102:189] lên rất nhiều lần.

Đối với cảng thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu tăng tức là hoạt động của đầu mối giao thương này ngày càng phát triển. Còn đối với thực dân Pháp, đó là thành quả to lớn ở chặng đầu tiên của lộ trình "khai thác" thuộc địa Nam Kỳ.

1.3.4.Những ảnh hưởng lớn về kinh tế:

Chính sách vơ vét tài nguyên cùng với việc thiết lập cảng Sài Gòn của thực dân Pháp làm cho hoạt động kinh tế truyền thống ở Nam Kỳ bắt đầu có những biến động. Chính hoạt động xuất nhập hàng hóa ngày càng phát triển đã làm nảy sinh và xuất hiện một bộ phận những yếu tố kinh tế mới bên cạnh bộ phận kinh tế truyền thống.

1.3.4.1.Biến động trong bộ phận kinh tế truyền thống:

Hoạt động xuất khẩu qua cảng Sài Gòn được xem như là hoạt động kinh tế đầu tiên và là biện pháp vừa có tác dụng khống chế thương nghiệp vừa trực tiếp tác động đến thị trường hàng hóa của Nam Kỳ. Vì vậy, ngay từ đầu - chỉ một năm sau khi đánh chiếm Gia Định - thực dân Pháp đã chủ trương triển khai và đẩy mạnh hoạt động này bằng hành động đơn phương hạ thuế quan xuống 50 % và mở cửa cảng Sài Gòn cho các nước vào buôn bán [117:129].

Thời kỳ này, nếu nhìn vào hoạt động kinh tế của Nam Kỳ nói chung và hoạt động của cảng Sài Gòn nói riêng có thể dễ dàng nhận thấy một đặc điểm nổi bật là hoạt động xuất khẩu ngày càng được đẩy mạnh. số liệu cụ thể về các mặt hàng xuất khẩu như lúa, gạo, hạt tiêu ...ngày một gia tăng về số lượng, đặc biệt là lúa gạo "có sẵn" ở Nam Kỳ. Tuy nhiên, khi hoạt động xuất khẩu tác động đến hoạt động kinh tế truyền thống ở Nam Kỳ thì thủ công nghiệp là ngành bị ảnh hưởng sớm nhất. Bởi vì, trong thời kỳ đầu, sản lượng hàng hóa nông sản có sẩn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu của tư bản Pháp chưa có kế hoạch đầu tư, tác động và điều phối từ phía chính quyền thực dân. Có chăng là do bản thân nền sản xuất nông nghiệp của Nam Kỳ đã có từ trước. Tác giả Jean - Piere Aumiphin nêu lên một nghịch lý nhưng thật ra lại chứng minh cho sự phát triển nội tại của nền nông nghiệp Nam Kỳ. Aumiphin viết :" Một nghịch lý lạ lùng : một đất nước chủ yếu là nông nghiệp mà khu vực một, "nông nghiệp và ngư nghiệp" bị bỏ rơi hoàn toàn : 10% của khối lượng chung, thật là quá ít. Chắc là việc trồng thử đầu tiên cây cao su ở vùng đất cát nghèo của vùng thấp Nam Kỳ thu hút gần toàn bộ tổng số tiền dành cho nông nghiệp" [2:52]. Trong khi đó, để có thể xuất ra bên ngoài lượng nông sản hàng hóa lớn, đòi hỏi phải có sự tham gia của các ngành xay xát, chế biến gạo. Xuất phát từ thực tế trên, có thể thây trong 2 ngành kinh tế truyền

thống cơ bản của Nam Kỳ là nông nghiệp và thủ công nghiệp thì thủ công nghiệp thời kỳ 1860 - 1897 là ngành kinh tế chịu tác động, chịu ảnh hưởng của hoạt động kinh tế thực dân sớm hơn so với nông nghiệp.

Từ thời các Chúa Nguyễn, thủ công nghiệp ở Nam Kỳ có đặc điểm là phát triển rất nhanh và rất mạnh vì Nam Kỳ là vùng đất giàu nguyên liệu, nền kinh tế hàng hoá sớm phát triển và có mối quan hệ với bên ngoài thông qua hoạt động đi lại của các tàu bè phương Tây ở các cảng Đàng Trong. Tại đây đã hình thành nhiều đô thị không chỉ nổi tiếng về hoạt động thương nghiệp mà còn về thủ công nghiệp như : Thanh Hà, Phú Xuân, Hội An, Gia Định; bên cạnh đó những cảng lớn như Cù Lao Phố, Nồng Nại Đại Phố, Mỹ Tho Đại Phố, Mang Khẳm, Bãi Xâu đã hình thành khắp nơi trong vùng [75:156, 157]

Là nơi dừng chân của các luồng di dân đến từ nhiều nơi, Nam Kỳ thừa hưởng những kinh nghiệm, những tinh hoa của các ngành nghề thủ công truyền thống ở khắp nơi tụ họp về. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày một phát triển, tất yếu các nghề thủ công cũng phát triền theo. Từ cuôi thế kỷ XVIII, ở Đồng Nai - Gia Định, sách Gia Định Thành thông chí đã ghi chép về nhiều ngành nghề thủ công như : mộc, chạm bạc, tiện, làm thừng chão, đúc, thêu, sơn, nhuộm, dệt, vẽ, làm lọng, làm giày, làm mực, thếp vàng, đắp tượng, làm đồ thiếc, làm lược, làm bút, làm đồ đi ngựa, làm gương, khắc chữ, làm mành, làm vật dụng bằng đồi mồi, làm gạch ngói nung vôi, làm chum, làm giấy, dây thép, dây đồng, kim may, làm đinh, đóng bàn tủ, ghe thuyền.... Trong số này nhiều ngành phát triển sớm và đạt trình độ cao như : đóng ghe thuyền, dệt vải lụa, khai khoáng, ép dầu phông, nấu đường. Những nghề này đã sớm tách khỏi nông nghiệp và thành những phường chuyên [75:157]. sản phẩm thủ công nghiệp thời kỳ này không chỉ thoa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng ngày mà còn là nguồn xuất khẩu quan trọng.

Đến thời nhà nước phong kiến Nguyễn, sản xuất thủ công nghiệp nói chung chia làm 2 bộ phận : thủ công nghiệp dân gian gắn chặt với nông nghiệp và nông thôn ; thủ công nghiệp nhà nước rất được quan tâm và đặt dưới sự quản lý của Công bộ với tên gọi là "công nghệ". Khái niệm "thủ công" chỉ có khi máy móc xuất hiện [65:31]. Theo quan niệm chính thống của nhà Nguyễn, bộ Công chú ý chủ yếu vào các mỏ khoáng sản ; vào xây dựng, tồn tạo cung điện, thành trì, lăng tẩm ; vào việc phục vụ nhu cầu chiến tranh và nhà nước như đúc tiền, đúc súng, trang thiết bị dinh thự..v..v.. Và dù nhà Nguyễn hướng nhiều về nông nghiệp nhưng nếu tính đến diện rộng của sản phẩm thủ công nghiệp, không thể không thầy

tính chất đa dạng, phong phú và đồ sộ của nó [65:33]. Nhưng do chính sách "trọng nông ức thương" và chủ trương "bế quan tỏa cảng" của triều đình, nhà Nguyễn đã không tạo ra tiền đề vật chất, kỹ thuật và xã hội cho sự chuyển biến theo hướng đi lên của các ngành thủ cổng nghiệp. Mặt khác, chế độ "cồng tượng" áp dụng đối với thợ thủ công đã phần nào làm cho quan hệ sản xuất của các ngành nghề thủ công là quan hệ sở hữu nhà nước.

Documentos relacionados