• Nenhum resultado encontrado

Chương 2: Cảng Sài Gòn và những biến đổi kinh tế Nam Kỳ trong thời kỳ khai thác Pháp thuộc (1897 1939)

2.1. THỜI KỲ KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LAN THỨ I (1897 1913):

2.1.3. Xuất khẩu qua cảng Sài Gòn:

Trong khoảng 20 năm đầu của thế kỷ XX, chính phủ Pháp chính thức giao cho chính quyền thực dân ở Đông Dương nói chung và Nam Kỳ nói riêng nhiệm vụ'cung cấp ngày một nhiều hơn lượng gạo xuất khẩu. Sự quan tâm của chính quyền thực dân Pháp đối với lúa gạo là nguyên nhân giải thích vì sao lúa, gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và dẫn đầu trong các mặt hàng xuất khẩu của thời kỳ này. Sau đây là bảng thống kê về lượng gạo của Nam Kỳ được xuất qua cảng Sài Gòn thời gian từ 1897 - 1913 để tham gia vào thị trường khu vực và thế giới.

Theo bảng 16, số lượng lúa gạo xuất khẩu ngày một tăng. Trong vòng 17 năm, lượng gạo xuất khẩu qua cảng Sài Gòn từ 637.569 tấn năm 1897 tăng lên 1.179.684 tấn. Trong đó, năm có lượng lúa gạo xuất khẩu cao nhất qua cảng Sài Gòn là năm 1907, với 1.264.143 tấn. Có tài liệu ghi năm 1907, riêng Nam Kỳ đã xuất khẩu 1.427.553 tấn Ma. Trong khi đó, Niên giám Nam Kỳ năm 1910 đã cung cấp những số liệu về sản lượng và giá trị xuất khẩu lúa gạo của Nam Kỳ năm 1907 như sau :

Gạo lứt (riz cargo) : - 226.604.288 kilos - 22.660.423 franc Gạo đã đánh bóng : - 575.469.523 kilos (riz entier, blanc) - 74.811.037 francs Lúa: - 121.258.217 kilos - 8.488.074 francs Tấm: - 8.301.417 kilos - 747.127 francs Bột: - 140.424.647 kilos - 8.425.479 francs. [67 :112, 113]

Sau mặt hàng gạo và các sản phẩm từ gạo, khi xem xét cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương nói chung và Nam Kỳ nói riêng trong thời kỳ 1913- 1917, có thể xếp các mặt hàng sau đây vào danh mục các mặt hàng xuất khẩu qua cảng Sài Gòn :

Tiêu là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ 2 sau lúa gạo, bởi vì vào những năm đầu thế kỷ XX, nghề trồng tiêu đã là một ngành kinh tế quan trọng ở Nam Kỳ. Cùng với Hà Tiên, các tỉnh Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Rạch Giá đã góp phần làm nên sản lượng hàng hóa lớn của mặt hàng này. Đối với giới thương nhân và chính quyền thực dân Pháp hạt tiêu "là mặt hàng đứng thứ 3 về giá trị và tầm quan trọng trong các sản phẩm xuất khẩu của Nam Kỳ" [147].

Tuy vậy, hoạt động trồng trọt và xuất khẩu tiêu của Nam Kỳ đã phải trải qua nhiều thăng trầm và biến động. Tình hình xuất khẩu tiêu dường như lệ thuộc một cách chặt chẽ vào thị trường thế giới cũng như sự chi phối của giá cả thị trường thế giới. Sau đây là dẫn chứng về lượng hạt tiêu xuất qua cảng Sài Gòn trong thời gian từ 1897 - 1908.

Thống kê bảng 17 cho thấy lượng tiêu xuất khẩu qua cảng Sài Gòn ngày một tăng. Bắt đầu từ 1902, đã vuỢt qua ngưỡng cửa 3.000 tấn. Thậm chí có năm lên đến mức hơn 5.000 tấn (rơi vào 2 năm 1904 và 1907). Cũng cần nói thêm, tiêu là mặt hàng gia vị, nó khác lúa

gạo ở chỗ không thể làm nguyên liệu cho ngành chế biến. Vì vậy, khi cung vượt quá cầu, thí dụ năm 1902, khi tiêu Đông Dương vượt quá con số tiêu thụ của thị trường nước Pháp, giá cả đã giảm xuống và hệ quả tất yếu là làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tiêu. Trong thực tế, khả năng tiêu thụ của nước Pháp chỉ vào khoảng trên 3.000 tấn. Trong khi đó có những năm, như năm 1908, cung lại vượt cầu làm cho việc mua, bán và sản xuất tiêu rơi vào ngõ cụt. Tóm lại, mặt hàng tiêu chịu nhiều biến động. Hoàn toàn bị chi phối bởi hoạt động xuất khẩu :

- Diện tích và quy mô trồng trọt tăng lên. Trước đây tiêu được trồng nhiều ở Hà Tiên, nay có thêm các tỉnh Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Rạch Giá.

- Khi đạt được sự gia tăng về sổ' lượng. Mặt hàng tiêu lại bị sức ép của quy luật cung cầu.

- Mặt hàng tiêu của Nam Kỳ ngày càng gắn bó chặt chẽ với thị trướng nước Pháp. - Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu tiêu thời kỳ này còn chịu sự chi phối hữu cơ của chế độ ưu đãi về nhập khẩu. Một sự lệ thuộc hoàn toàn vào các nhà buôn thực dân và thị trường ngoài nước.

Mặt hàng thứ 3 xuất khẩu nhiều trong thời gian này là cao su. Đây là mặt hàng không có trong danh mục hàng hóa xuất khẩu của Nam Kỳ trước cuộc khai thác thuộc địa lần I vì là loại cây trồng mới được du nhập vào Việt Nam bởi tư bản thực dân Pháp. Tuy vậy, cao su đã nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nam Kỳ. Năm đầu tiên Nam Kỳ xuất khẩu sản phẩm này ra nước ngoài là năm 1898, sản phẩm chủ yếu là cao su lấy từ trong rừng nên còn gọi là "cao su rừng". Mặc dù vậy, sản lượng xuất khẩu lần đầu tiên lên đến 9 tấn. Từ đó, đến năm 1908, mới có cao su đồn điền xuất khẩu. Và phải đợi đến 1915 - 1917 mặt hàng này mới thật sự có ý nghĩa quan trọng trong nền ngoại thương của Nam kỳ. Còn trong thời kỳ này, thời kỳ khởi đầu của cao su trên đất Nam Kỳ, số lượng xuất khẩu qua cảng Sài Gòn được ghi nhận như sau :

- Năm 1898 9 tấn (cao su rừng). - Năm 1900 339 tấn.

- Năm 1905 177 tấn - Năm 1907 212 tấn.

- Năm 1908 37 tấn (bắt đầu xuất khẩu cao su đồn điền) - Năm 1909 35 tấn. - Năm 1910 175 tấn. - Năm 1911 245 tấn. - Năm 1912 232 tấn. - Năm 1913 214 tấn. [62:48, 49 ]

Thống kê trên cho thấy từ năm 1898 - 1907 số lượng cao su rừng xuất khẩu lên xuống thất thường, và sút giảm hẳn ở 2 năm đầu của quá trình xuất khẩu cao su trồng ở các đồn điền. Để rồi sau đó đã có được một con sổ ổn định và ngày một tăng về sản lượng. Riêng về chất lượng, ngay từ buổi đầu, cao su của tư bản Pháp đã tỏ ra nếu không hơn hẳn thì cũng không thua kém cao su của bất kỳ một nước nào trên thế giới. Theo Tuần san Phòng thương mại Sài Gòn số ra ngày 5/9/1957 thì "Trong khi ở tất cả các nước trong số mủ lấy được, số lá xông hạng nhất (feuilles íumées de 1 ère qulité, R. ss N0 1) chiếm tỷ lệ 20% thì ở Việt Nam tỷ lệ ấy đến 90% và trong khi ở tất cả các nước, tỷ lệ cao su được chứng thị về mặt kỹ thuật (contrôlé du point de vue technique) chỉ có 2,5% thì tỷ lệ ấy ở Việt Nam đến 50%".

Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp của Nam Kỳ đối với cây cao su và kết quả ban đầu tốt đẹp đã kích thích chính quyền thuộc địa Pháp tăng cường mọi hoạt động nhằm gia tăng sản lượng. Việc phát triển các đồn điền cao su là trọng tâm kinh doanh của thực dân Pháp vì vậy những trở ngại về diện tích trồng trọt, kỹ thuật, nhân công và cả giao thông vận chuyển đều được chính quyền thuộc địa dốc tâm giải quyết. Bức thư đề ngày 23/6/1894 của Delcassé, Bộ trưởng bộ thuộc địa Pháp gửi Toàn quyền Đông Dương đã viết: "Khai thác những miền rộng lớn mà ta chiếm được, lập những đồn điền nông nghiệp, phát triển lực lượng sản xuất của thuộc địa, do đó phát ttiển quan hệ thương mại với nước Pháp, cải thiện hay là lập ra những đường giao thông và đường xâm nhập, đó là những nét lớn, những vấn đề trước mắt..". [62:27]

Ngoài các loại nông sản như lúa, gạo, hạt tiêu và cao su ; thời kỳ này, thực dân Pháp còn xuất khẩu các mặt hàng ngư sản như cá, tôm khô, nước mắm. Ở Nam Kỳ, phần lớn các tỉnh miền Tây đều có nguồn ngư sản dồi dào và hầu hết đều phải tập trung hàng về Sài Gòn - Chợ Lớn trước khi qua cảng Sài Gòn để đến các thị trường nước ngoài. Đặc điểm hàng hóa thuộc dạng này là mỗi địa phương có những mặt hàng đặc sản riêng của mình. Hà Tiên

xuất khẩu nước mắm và bột cá. Rạch Giá xuất khẩu cá khô sang Singapore và các đảo thuộc Malaixia. Bạc Liêu xuất khẩu cá khổ, tôm khô sang Singapore. Mỹ Tho xuất cá khô, cá muối. Châu Đốc xuất khẩu cá khô sang Trung Hoa [111:381 - 384]. Trong khâu xuất khẩu, sản phẩm chế biến từ cá của Việt Nam thường chiếm phần chủ yếu trong tổng số xuất khẩu ngư nghiệp của toàn Đông Dương (trên thực tế chỉ có Việt Nam và Cambodge xuất khẩu mà thôi). Sau đây là số liệu về các mặt hàng ngư nghiệp xuất khẩu trong thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ I của Đông Dương trong đó có phần qua cảng Sài Gòn.

Bảng 18 cho thấy thấy, số lượng hàng ngư nghiệp xuất khẩu của toàn Đông Dương có dấu hiệu sút giảm : năm 1898 là 22.173 tấn nhưng đến 1903 chỉ còn 14.615 tấn. Trong khi đó, lượng hàng xuất khẩu của riêng Nam Kỳ qua cảng Sài Gòn ngày một tăng. Ở thời điểm 1/6/1899 là 13.015 tấn tăng lên 15.379 tấn trong vòng một năm sau. Thống kê trên cũng cho thấy tiềm năng của Nam Kỳ so với các nơi khác trong toàn Đông Dương. Năm 1903 trong sô'14.615 tấn cá khô và cá muối của Đông Dương xuất khẩu thì phần của Nam Kỳ đã là 14.070 tấn (trong khi đó Trung Kỳ là 182 tấn và Bắc Kỳ là 60 tấn).

Theo bảng trên, sản phẩm ngư nghiệp xuất khẩu dù là dầu cá hay bột cá, của Đông Dương hay của Nam Ky và Cambodge số lượng đều tăng theo thời gian. Nếu không nói là tỉ lệ tăng đáng kể.

Tóm lại, trước năm 1929, trong các biểu thống kê về xuất khẩu ở Đông Dương nói chung và Nam Kỳ nói riêng, hầu như các mặt hàng chế biến từ cá luôn luôn đứng thứ 2 sau lúa gạo [77:98]. Và nếu so với tổng số giá trị xuất khẩu của Việt Nam thời Pháp thuộc, thì giá trị xuất khẩu của các loại cá khô, cá muối chiếm tỉ lệ khá lớn.

Đối với hàng thủ cổng nghệ, thời gian này, mặt hàng xuất qua cảng Sài Gòn nhiều nhát là nguyên liệu của ngành dệt. Ở đây cần lưu ý: mặc dù hàng vải nhập vào Đông Dương rất nhiều, làm cho ngành dệt bị sa sút nhưng số lượng tơ tằm xuất khẩu lại phát triển. Từ năm 1909 - 1913 số lượng tơ xuất khẩu của Việt Nam được ghi nhận là:

Theo phân bố trên thì thành phần lụa xuất khẩu ở cả 3 miền chỉ bằng 1/15 số nguyên liệu của ngành dệt. ở Nam Kỳ, theo số liệu thống kê chính thức của thức dân Pháp, hàng dệt xuất qua cảng Sài Gòn từ 1909 - 1913 được ghi nhận như sau:

Ba bảng 21, 22, 23 cho thấy, số lượng tơ sống xuất cảng trung bình là 12.465 kg, tơ gốc, tơ đũi là 48.380 kg, hàng tơ lụa là 2.153 kg. Các số liệu trên góp phần nói lên vai trò của nguyên liệu dệt so với hàng dệt (cụ thể là hàng tơ lụa).

Tóm lại theo Annuaừe statisque de rindochine (1912 - 1919) thì giá trị hàng xuất khẩu của Đông Dương tăng gần gấp 2 lần trong vòng 13 năm từ 1901 - 1914. Trong đó, sản lượng hàng xuất khẩu của Nam Kỳ đứng hàng đầu.

Đối với hàng nhập qua cảng Sài Gòn thời kỳ này, theo tài liệu của Cục Thông tin Pháp các năm 1900 - 1906 là thời kỳ nhập siêu, vì vậy chính quyền thực dân đã đưa các trang thiết bị phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Việt Nam. Chỉ từ sau năm 1906, cán cân ngoại thương Việt Nam mới mang tính chất xuất siêu là chính [42:56].

2.1.4.Những biến đổi lớn về kinh tế:

Đây là thời kỳ tư bản thực dân Pháp triển khai kế hoạch "khai thác" thuộc địa nhằm mỡ ra thị trường tiêu thụ hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chính quốc để diu lợi nhuận. Dưới tác động trực tiếp của các chủ trương, biện pháp, kế hoạch mới trong chương trình hành động của Toàn quyền Paul Doumer, hoạt động của cảng Sài Gòn nói riêng và hoạt động kinh tế ở Nam Kỳ nói chung chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi công cuộc khai thác thuộc địa này.

Hoạt động của cảng Sài Gòn thời kỳ này cho thấy "công cuộc khai thác" đã làm gia tăng khối lượng hàng hóa giao thương qua cảng, đặc biệt là hàng xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu đã làm biến đổi hoạt động kinh tế truyền thống của Nam Kỳ. Trước hết là trong canh tác lúa và cây cao su.

2.1.4.1.Các đồn điền trồng lúa:

Mục tiêu chủ yếu của thực dân Pháp khi xâm lược Việt Nam là muốn biến Việt Nam thành một xứ thuộc địa phụ thuộc hoàn toàn vào chính quốc. Toàn quyền Merlin năm 1890 đã từng tuyên bố : "trong một tổ chức thuộc địa, nền sản xuất chỉ được thu gọn trong phạm vi cung cấp cho chính quốc nguyên liệu hay những sản phẩm chúng ta không có. Nhưng nếu đi ngoài chức trách đó, nền sản xuất thuộc địa có thể cạnh tranh tác hại cho chúng ta thì nó sẽ trở thành một địch thủ nguy hiểm". [71:176]

Ở Nam Kỳ, chủ trương không phát triển công nghiệp nặng được triệt để thực hiện. Trong khi đó, chính sách phát triển kinh tế nồng nghiệp được đề cao, chủ yếu dựa vào những biện pháp có tính chất thực dân thuần túy. Đây là vùng đất mới, diện tích đất đai hoang hóa còn nhiều, bình quân diện tích ruộng đất trên đầu người khá cao (trung bình cứ 1 ,5 người nông dân canh tác 1 ha ruộng trong khi đó ở Bắc Kỳ là 3,5 người nông dân canh tác 1 ha đất) [133:151], ruộng công rất ít, chế độ sở hữu ruộng đất của tư nhân, nhất là chế độ sở hữu ruộng đất lớn của đại địa chủ phong kiến sớm phát triển. Chủ trương của thực dân Pháp là biến nơi đây thành vùng nguyên liệu phục vụ nhu cầu xuất khẩu kiếm lời. Vì vậy, khi mới chiếm được Sài Gòn và các tỉnh miền Đông, họ đã nhanh chóng triển khai việc vơ vét - chủ yếu là lúa gạo. Và sau khi chiếm trọn Nam Kỳ lục tỉnh, chính quyền thực dân đã triển khai trên quy mô lớn hàng loạt những biện pháp cụ thể :

Biện pháp đầu tiên là tìm cách chiếm đoạt đất đai ở Nam Kỳ, bởi vì "..theo sau những tên lính là những nhà thực dân nông nghiệp", và "tiếp nối giai đoạn chinh phục bằng quân sự là giai đoạn khai thác đất" [83:10]. Đây là công việc quan trọng vì nó là cơ sở của toàn bộ chính sách khai thác thuộc địa. Các nhà lãnh đạo thực dân đã không hề che dấu :

1 - Delcassel, Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa, trong Thông tư gửi Toàn quyền các thuộc địa năm 1894 đã bày tỏ : "Khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đã chiếm được, thiết lập ở đó các đồn điền, phát triển sức sản xuất của thuộc địa, bằng chính con đường đó phát triển mối quan hệ thương mại với chính quốc..." [104:3]

2 - Pierre Delhoumeau trong tác phẩm Laproporiété foncière et les concessions domaniales en Indochine đã viết : "Nếu mục đích là mở rộng những ảnh hưởng của dân tộc đi xâm chiếm thuộc địa thì quả thực, sự nghiệp đầu tiên là khai thác đất đai. Thương mại và công nghiệp chỉ ra đời sau đó". Tấc giả xác định đây là "một phương tiện tuyệt vời nhất đảm bảo sự ổn định cho nền đô hộ của chúng ta" vì "các thương nhân và viên chức sẽ ra đi, còn những nhà thực dân - sở hữu chủ về ruộng đất thì ở lại" [83:11] và sẽ đóng vai trò "là những người lôi kéo người bản xứ vào việc trồng các loại cây mới... cho năng suất cao mà thương mại chính quốc đang cần... là người trung gian giữa những người bản xứ là người sản xuất với những người tiêu thụ, thương nhân hay nhà doanh nghiệp chính quốc..." [134:5, 7]

Theo đó, Nghị định ngày 9/1/1868 của chính quyền Nam Kỳ đã cho phép, mỗi thực dân (colons) xin đất làm nghề nông chỉ có thể được cấp từ 10 ha trở lại. Nhưng với Nghị định ngày 6/10/1889 và 15/10/1890 của chính quyền Đông Dương thì mỗi thực dân có thể

xin đến 500 ha đất ở Nam Kỳ [71:178]. Đến những năm cuối thế kỷ XIX, tốc độ chiếm hữu ruộng đất được đẩy mạnh và sang những năm đầu của thế kỷ XX, nghĩa là ở vào thời kỳ khai thác thuộc địa lần ì, số ruộng đất được cấp đạt đến quy mô rất lớn. Hiện tượng chiếm đoạt đất đai đi kèm với nó là việc lập đồn điền của người Pháp là một đặc trưng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng. Nó thực sự được tiến hành mạnh mẽ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu nguyên liệu nồng sản của tư bản thực dân Pháp. Nếu năm 1896, tổng số đồn điền do thực dân Pháp lập ra ở toàn Đông Dương là 323 đồn điền (chiếm diện tích 80.861 ha), đến năm 1901 đã tăng lên 717 đồn điền (chiếm 357.481 ha) [129:391]. Mười năm sau, chỉ riêng ở Việt Nam, diện tích lập đồn điền đã là 455.456 ha (trong đó Nam Kỳ chiếm 308.000 ha) [129:391].

Phần lớn đất đai thuộc quyền sở hữu của người Pháp được tổ chức sản xuất theo mô hình "đồn điền", chủ yếu là đồn điền trồng lúa và đồn điền trồng cao su. Mô hình này có đặc điểm là phát triển nhanh, chiếm diện tích lớn, ở nơi đất tốt đảm bảo tưới tiêu và vận chuyển.

Các đồn điền trồng lúa thường được tư bản Pháp tiến hành theo phương thức phát canh thu tô. Đây là phương thức đã xuất hiện từ lâu đời trong xã hội nông thôn ừuyền thống. Nội dung phát canh thu tô biến đổi theo vùng, tuy nhiên nét chính của phương thức này là : điền chủ giao ruộng của mình cho những người nông dân muốn cấy rẽ. De Lanessan trong tác phẩm La colonisation íranẹais en Indochine đã không che dấu : "Chế độ canh tác có lợi về mặt kinh tế nhát và là một chế độ chắc chắn nhất cho việc trổng trọt các loại cây cơ bản cũng như các loại cây công nghiệp, theo tôi, dường như đó là chế độ phát canh thu tô (métayage) đối với người nông dân An nam... Chế độ làm khoán cho công nhân, chế độ chia thổ sản cho nông dân, không còn nghi ngờ gì nữa, ở An nam cũng như ở Pháp đó là những biện pháp tốt nhất để giành được thành quả lao động tối đa của người công nhân hoặc người nông dân. Chế độ phát canh thu tô còn đưa lại một lợi ích to lớn nữa, đó là nó giảm được một phần vô cùng lớn những chi phí chung và những chi phí về giám sát của các nhà thực dân người Au, những chi phí này ở thuộc địa lại lớn hơn rất nhiều so với ở nước Pháp" [107:226]. Chính lợi ích của hình thức canh tác này đã quy định diện tích phát canh thu tô ở Nam Kỳ chiếm tời 63 % diện tích cấy lúa ở Nam Kỳ [35:256].

Nhìn chung, cho đến đầu thế kỷ XX, lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu ương sản xuất nông nghiệp ở Nam Kỳ. Từ khi người Pháp đến cho đến khi trực tiếp cai trị, việc trồng trọt - nhất là cây lúa luôn được khuyến khích. "Sự can thiệp của người Âu đã không huy bỏ quyền

ưu tiên về lúa gạo : những tiện nghi mới về mậu dịch đã làm cho gạo trở thành nguyên liệu dễ dàng nhất, giao dịch điều hoa nhất. Gạo vẫn đứng đầu trong những sản phẩm xuất khẩu ở Đông Dương" [35:255, 256]. Chính vì vậy diện tích ừổng lúa luôn gia tăng:

Tuy phương thức canh tác không mấy thay đổi nhưng do biện pháp tăng diện tích trồng lúa bằng nhiều cách như : khai hoang (chủ yếu), sử dụng giống lúa mới, lúa sạ, tăng cường phân bón nên sản lượng ngày càng cao. Thêm vào đó, chính sách xuất khẩu lúa gạo của tư bản Pháp đã kích thích lượng lúa gạo gia tăng. Hai trong ba yếu tố quan trọng của sản

xuất hàng hoa là thị trường và lưu thông phân phối đã được tạo lập từ trước khi thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thai thác thuộc địa lần I đến đây đã góp phần phát huy to lớn. Ở Nam Kỳ, lượng lúa, gạo xuất khẩu chiém giá trị trên dưới 60% tổng giá trị xuất khẩu của toàn Đông Dương. Hoạt động xuất khẩu lúa, gạo của cảng Sài Gòn trong cuộc khai thác thuộc địa I đã chứng minh điều đó.

Ngoài lúa, những cây trồng khác như : bắp, tiêu, mía, dừa, càu, thuốc, đậu, cây ăn trái cũng có mặt ương danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Nam Kỳ qua cảng Sài Gòn.

2.1.4.2.Các đồn điền trồng cây công nghiệp:

Từ năm 1898, năm bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa lần I, ngành trồng trọt ở Nam Kỳ đã chứng kiến sự có mặt của một loại cây trồng mới là cây cao su và cây cà - phê. Riêng cây cao su được trồng trên diện tích khá lớn và ngày càng phát triển đã tạo nên sự biến đổi ương cơ cấu cây trồng của Nam Kỳ. Quá tình biến đối đó cũng chính là quá trình hình thành một ngành kinh tế mới chuyên xuất khẩu một mặt hàng mới đang được thế giới ưa chuộng - mủ cao su. Để có được sản phẩm phục vụ xuất khẩu, từ cây trồng mới này, kinh tế - xã hội Nam Kỳ còn chứng kiến sự có mặt của những quy trình kỹ thuật mới để chế biến mủ, sự xuất hiện một đội ngũ công nhân đồn điền cao su mà điều kiện lao động của họ khác với lao động của các công nhân ở đồn điền trồng lúa. Tác giả Aumiphin đã rất khách quan khi kết luận : "Sự hiện diện của Pháp đã góp phần tạo ra trong ngành trồng cao su một cực căng thẳng của xã hội, không phải do việc nhập cư, mà có thể là do quy chế lao động được ban hành" [2:151]. Các đồn điền trổng cây công nghiệp, lúc mới hình thành đều do người Pháp làm chủ và quản lý, bởi vì đối với các cây trồng mới người bản xứ chưa có kinh nghiệm cũng như vốn liếng để đầu tư. Sản xuất ở đây không phân tán mà tập trung thành những nông trường lớn, 94 % diện tích trồng cao su là của những đồn điền có quy mồ ừên 40 ha [137:139 -145]. Khác với các đồn điền trồng lúa - thường là của những cá thể, hoạt động của các đồn điền trồng cây cao su đều có liên quan đến các cồng ty nặc danh do tư bẳn Pháp hùn vốn thành lập. Như các công ty :

- Công ty cao su Đồng Nai tức Công ty kỹ nghệ và rừng Biên Hòa trước kia, thành lập năm 1908, ứụ sở đóng tại Paris.

- Công ty đồn điền Đất đỏ, thành lập năm 1910, trụ sở đóng tại Sài Gòn. Đối tượng kinh doanh là khai thác các đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa

- Công ty cao su Đông Dương, thành lập năm 1910, trụ sở đóng tại Paris. Đối tượng kinh doanh là khẩn hoang và canh tác đất đai ở Viễn Đông, đặc biệt là ở Đông Dương và chủ yếu là trồng cao su.

- Công ty đồn điền cao su Xuân Lộc, thành lập năm 1911, trụ sở đóng tại Sài Gòn. Đối trượng kinh doanh là trồng cây cao su và các loại cây công nghiệp khác.

- Công ty cao su Padang, thành lập năm 1911, trụ sở đóng tại Sài Gòn. Đối tượng kinh doanh là nông nghiệp nhưng chủ yếu là trồng cao su. Công ty này có nhiều đồn điền ở Đông Dương, Mã lai và Sumatra.

- Công ty cao su Tây Ninh thành lập năm 1913, trụ sở đóng ở Sài Gòn. Đối tượng hoạt động là kinh doanh đồn điền cao su ở Tây Ninh và Biên Hòa [16 : 205]

Các công ty này tuy số vốn ngày một tăng nhưng hoạt động của chúng trong thời kỳ khai thác thuộc địa ì mới chỉ giới hạn ở việc thăm dò, trồng thử chứ chưa đi vào quy mô lớn. Nhìn chung, với mô hình "đồn điền", dù là đồn điền trồng lúa hay trồng cây công nghiệp thì hình thức chuyên canh vẫn là chính. Trong khung cảnh của một nền kinh tế thuộc địa như Nam Kỳ lúc ấy, "đồn điền" và "chuyên canh" là hình thức tập trang sản phẩm cho thương mại. Đồn điền càng phát triển càng tác động trở lại hoạt động xuất khẩu lua gạo và cao su qua cảng Sài Gòn. Tuy nhiên, nhu cầu xuất khẩu càng lớn, chuyên canh sẽ càng dẫn đến tình trạng độc canh. Vì vậy, hình thức 'đồn điền" và phương pháp trồng trọt theo lối "chuyên canh" ít nhiều phản ánh bản chất của nền kinh tế thuộc địa. Đổng thời có dấu hiệu dự báo một nền kinh tế thuần nông đồng dạng khi thực dân Pháp tiếp tục đẩy mạnh công cuộc khai thác ở Nam Kỳ.

2.1.4.3.Các cơ sở công nghệ hiện đại:

Quy trình sản xuất, công cụ sản xuất hiện đại đã từng bước xâm nhập vào hoạt động thủ công nghiệp ở nhiều mức độ khác nhau (mới hoàn toàn hay cải tiến) tạo nên tình trạng giao lưu giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Có thể nhìn thấy rõ nét ở' một số ngành trực tiếp cung cấp các mặt hàng xuất khẩu thời kỳ này.

Theo thống kê lấy từ Annuaire Général de rindochine, cho đến năm 1905, ở Nam Kỳ

Documentos relacionados