• Nenhum resultado encontrado

Kinh Tế Nam Kỳ Thời Pháp Thuộc 1860 -1939 - Lê Huỳnh Hoa

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Kinh Tế Nam Kỳ Thời Pháp Thuộc 1860 -1939 - Lê Huỳnh Hoa"

Copied!
204
0
0

Texto

(1)

Chương 1: Cảng Sài Gòn trong bối cảnh hình thành nền kinh tế thuộc

địa ở Nam Kỳ.

1.1.

NAM KỲ : NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ LỊCH SỬ.

Nam Kỳ là vùng đất Nam Bộ hiện nay. So với cả nước, đây là một vùng mới khai phá và trải qua nhiều tên gọi khác nhau : Phủ Gia Định (1698), Gia Định kinh (1790) - năm Gia Long cho xây thành Bát Quái, Gia Định trấn thành (1808) và Nam Kỳ (1834) lúc này gồm 6 tỉnh (Nam Kỳ lục tỉnh). Thời thực dân Pháp thống trị, tên gọi Nam Kỳ vẫn giữ nguyên nhưng chia thành 21 tỉnh. 17TTrong luận án, chúng tôi xin được thống nhất chọn danh xưng Nam Kỳ để chỉ vùng đất nêu trên.

1.1.1.Điều kiện tự nhiên:

So với cả nước, đây là vùng đất mới. Tuy là vùng đất mới, nhưng từ rất lâu, những người Việt khai khẩn đầu tiên đã tìm thấy ở miền đất còn hoang vu này những tiềm năng lớn về nông nghiệp, nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để định cư và phát triển.

về vị trí, Nam Kỳ nằm trong giới hạn từ 8° 35' đến 12° 22' vĩ tuyến Bắc và từ 104° 15' kinh tuyến Đông. Cả 3 mặt Đông, Tây, Nam đều giáp biển Đông và vịnh Thái Lan, với bờ biển dài hơn 1.000 km, biến Nam Kỳ thành một bán đảo lớn nằm giữa ngã ba giao lưu đường biển qua 2 đại dương là Thái Bình Dương và Ẩn Độ Dương. Ngoài ra, đường biên giới trên đất liền giáp Lào và Campuchia dài đến 880 km đặt Nam Kỳ vào vị trí ngã ba Đông Dương về đường bộ và trung tâm Đông Nam Á về cả đường biển lần đường bộ[75: 42]. Vị trí này tạo cho vùng có nhiều điều kiện thuận lợi trong quan hệ về kinh tế, văn hóa với những vùng xung quanh.

Về địa hình, đo được cấu tạo bởi đất phù sa bồi đắp, vào thời kỳ đệ tứ nguyên đại một vịnh lớn của biển Nam Hải đã bị lấp hẳn song song với sự đội trội lên của một bệ lục địa nên địa hình ở đây chỉ có đôi ba ngọn núi về phía Đông và phía Bắc, còn toàn thể là đồng bằng vừa rộng rãi vừa liên tục, với đất phù sa cao hơn mặt biển chưa tới 2 mét. Có thể nói, đây chính là tặng phẩm thiên nhiên của sông Cửu Long, vì phần lớn đồng bằng Nam Kỳ là do phù sa sông Cửu Long tạo nên. Lượng phù sa ở đây khá nhiều, đất phù sa mới, độ phì cao, nhiều mùn và chất đạm tương đối đủ. Vì vậy, tuyệt đại bộ phận diện tích đất đai ở Nam

(2)

kỳ rất thích hợp cho việc trồng lúa, và đó cũng là một trong những nhân tố hình thành nên những vùng trồng lúa rất tập trung.

Địa hình và phẩm chất đất ở đây được Trương Vĩnh Ký tóm lược ngắn gọn và đầy đủ trong "Tiểu giáo trình địa lý Nam Kỳ" như sau : "Đa phần đất đai ở miền này (Nam Kỳ) là thứ đất phù sa gồm bùn và cát do tác động của dòng nước đem tới, rồi bị ngăn chắn hoặc giữ lại bởi rễ các thứ cây nước, vẹt, già, bần ... về phía cao, xứ này có nhiều rừng rậm. Còn trong các đồng bằng thấp, thì có nhiều dòng nước chảy với hai bên bờ cây lá như màn che, đằng sau là các cảnh đồng trải dài và ruộng nương bát ngát."[22: 8]

Về khí hậu, Nam Kỳ chịu ảnh hưởng ít nhiều của khí hậu xích đạo, có nhiều sắc thái độc đáo, thuận lợi nhiều hơn khó khăn. Đặc trưng khí hậu của vùng là có nhiệt lượng bức xạ cao, ổn định và nóng ấm quanh năm rất thuận lợi cho nông nghiệp.

Khí hậu mưa thuận, gió hòa đã tạo điều kiện đặc biệt cho hoạt động trồng trọt. Ngoài ra, thủy lợi ở đồng bằng Nam Kỳ có nhiều thuận lợi trong việc tưới và tiêu nước. Không như sông Hồng ở miền Bắc và những con sông khác ở miền Trung, nước sông Cửu Long không dâng lên ồ ạt, nông dân không phải đắp đê vì vậy nước phù sa vào đồng ruộng một cách tự nhiên, ở hạ lưu của sông Cửu Long, hai nhánh sông Tiền và sông Hậu chẳng những có khả năng bồi đắp mà còn có tác dụng tạo nên những hệ thống kênh rạch chằng chịt phục vụ cho việc đi lại và tiêu nước ở những vùng trũng thấp.

Nước mưa đối với đồng bằng Nam Kỳ là nguồn thủy lợi chủ yếu, lượng mưa tương đối khá. Điểm đặc biệt của vùng là hầu như không có bão lớn, nhờ lớp rừng nước mặn che chắn, các cơn bão không gây thiệt hại đáng kể. Hạn, lụt đôi khi có xảy ra nhưng thiệt hại do thiên tai thường chỉ mang tính cục bộ nên đễ khắc phục.

Nhiệt độ trang bình của vùng quanh năm ôn hòa từ 26 đến 27P 0

P

, độ chênh lệch dao động từ 3° đến 4°. Nhiệt độ ngày và đêm chênh nhau từ 7° đến 8P

0 P .

Tóm lại, thời tiết ở đây rất lý tướng cho sản xuất nông nghiệp, và thực dân Pháp ít nhiều đã nắm được điều này. Vì vậy một trong những nguyên nhân khiến thực dân Pháp nhanh chóng chiếm lấy Nam Kỳ (1859) là vì họ đã tính đến việc khai phá đồns bằng sông Cửu Long để có nhiều lúa gạo xuất khẩu. Ở đây, với sự phì nhiêu của đất phù sa mới, với những vùng đất bạt ngàn chưa được khai phá, những hệ thống dẫn nước và giao thông

(3)

chằng chịt, thực dân Pháp nhận rõ Nam Kỳ có thể và phải trở thành một thuộc địa nông nghiệp của chính quốc.

Do đặc điểm địa hình, vùng đồng bằng Nam Kỳ được chia làm hai miền rõ rệt: U

Miền Đông Nam kỳU với hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn - Vàm Cỏ, là vùng đồng

bằng phù sa cổ, tồn tại dưới dạng bán bình nguyên với địa hình đồi lượn sóng, độ dốc dưới 15P

0 P

chiếm 80 % diện tích. Khoảng 1/3 diện tích có địa hình hiểm trở, còn lại chủ yếu là dải đất đỏ và xám. Đất đỏ ở đây chạy dài thành một dải theo hướng Bắc - Đông - Bắc, Nam - Đông - Nam, là loại đất sét ít chất đá vôi, có nhiều mùn và có một hàm lượng hữu cơ khá lớn. Đặc điểm của loại đất này là không bị cứng nên dễ hút nước mưa, không để cho nước chảy thành dòng và giữ được độ ẩm tốt rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp. Trong khi đó, dải đất xám được phân bố từ phía Tây đến phía Đông Nam Kỳ qua các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Định, Biên Hòa, Bà Rịa. Đất xám là loại đất sét, có pha cát, ít đá vôi, ít mùn, lượng hữu cơ có nhưng chua và ít đạm. Nếu trồng trọt, phải sử dụng phân bón thích hợp. Điều kiện khí hậu của vùng Đông Nam Kỳ cũng thích hợp cho cây công nghiệp với nhiệt độ tối đa là 34 - 35P

0 P

và tối thiểu là 18°. U

Miền Tây Nam kỳU hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long, có giới hạn từ biên giới

Việt Nam - Campuchia ở phía Bắc, biển Đông ở phía Nam, vịnh Kiên Giang ở phía Tây và sông Vàm cỏ Đông ở phía Nam, bao gồm 12 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Xét về địa chất, đây là vùng đồng bằng bồi tích, địa hình bằng phang và tương đối thấp, trừ một số núi còn sót lại ở Kiên Giang và An Giang có cao độ trên 100 m, phần còn lại cao độ dưới 5 m. Mặt khác, do chịu tác động của sông và biển, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều dạng địa mạo khác nhau nên có nhiều vùng sinh thái đa dạng và phong phú. Nằm ở nơi chuyển tiếp giữa biển và lục địa, cho nên, ngoài đất phù sa ngọt sản phẩm của trầm tích sông Mê- Kông, còn có đất phèn và đất mặn. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc của đồng bằng sông Cửu Long cùng với chế độ thủy văn phức tạp, phụ thuộc vào chế độ dòng chảy thượng nguồn, chế độ thủy triều biển Đông, biển Tây và ảnh hưởng của nước chua phèn đã làm hạn chế sản xuất nông nghiệp ở đây. Đồng bằng sông Cửu Long do được bồi tích trên một vịnh biển nông nên ngoài tầng canh tác và tầng phù sa trỗ mới bồi đắp, phần sâu hơn là đất phèn tiềm tàng. Vào mùa khô, đất bị nứt nẻ làm oxy hóa tầng prite, hoặc

(4)

do mao dẫn đưa nước phèn tầng sâu lên mặt đất. Đầu mùa mửa, nước mưa thủy phân và rửa trôi nước phèn làm chua hóa các kênh và lan nhiễm phèn trên một vùng rộng lổn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Quản Lộ Phụng Hiệp, U Minh. Dây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hoang hóa ở nhiều tĩnh miền Tây Nam Kỳ.

Trên đây là những điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế Nam Kỳ. Trong luận văn này, chúng tôi trình bày những điểm cốt yếu nhất về điều kiện tự nhiên có liên quan đến sản xuất nông nghiệp - một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế truyền thống. Chúng tôi xác định tài nguyên và môi trường thiên nhiên luôn mang tính đa dạng và là một trong những yếu tố tạo thành đầu vào của sản xuất. Tuy nhiên như Ph. Ăng - ghen đã từng nói " Các nhà kinh tế học cho rằng lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Kỳ thật thì lao động phải kết hợp với thiên nhiên, mới thật sự là nguồn gốc của mọi của cải: thiên nhiên cung cấp vật liệu cho lao động, còn lao động thì biến những vật liệu đó thành của cải" .

Với ý nghĩa đó, cần thiết phải nhắc lại quá trình lao động của con người ở vùng đất này, dù là những nét sơ lược nhất.

1.1.2.Lịch sử phát triển:

Sự hiện diện đầu tiên của con người trên vùng đất Nam Kỳ cổ.

Những khám phá của khảo cổ học cho biết một cách chắc chắn sự có mặt của con người trên vùng đất Nam Kỳ cổ. Những di cốt đầu tiên được tìm thấy ở nhiều nơi trong vùng. Từ những hài cốt được chôn cất chu đáo trong những ngôi mộ huyệt đất có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm như ở di tích An Sơn (Đức Hòa -Long An), những di cốt được chôn trong hầm đá cự thạch (Xuân Lộc), trong các ngôi mộ chum gốm ở di tích Phú Hòa (cách nay khoảng 3.000 - 2.500 năm) trên vùng đất đỏ ba - dan, hoặc lẫn trong các cồn vỏ nhuyễn thể Trăm Phố, đến nơi đất sinh lầy của rừng u Minh[13]. Các di cốt ấy đã ghi nhận một cách có căn cứ phạm vi hoạt động của những lớp người đầu tiên. Đó là một địa bàn rộng rãi trong toàn vùng Nam Kỳ cổ với những mật độ cư trú khác nhau.

Vùng cư trú đông nhất lúc ấy không phải là vùng châu thổ sông Cửu Long mà là vùng Đông Nam bộ. số lượng các di tích cư trú, các thành cổ, các khu mộ cổ của lớp cư dân đầu tiên có đến hàng trăm địa điểm. Đặc biệt ở khu đất đỏ ba - dan và vùng hạ lưu sông Đồng Nai - Sài Gòn, vùng ven sông Vàm cỏ Đông có mật độ cư trú các di tích khá dày. Trong khi

(5)

đó, cho đến nay, khảo cổ học chưa khám phá được nhiều di tích cư trú đích thực của lớp người đầu tiên ấy ở vùng châu thổ sông Cửu Long.

Hiện nay, khảo cổ học chỉ ghi nhận được vào những thế kỷ đầu công nguyên, mới có những bằng chứng vật chất về các vết tích cư trú theo kiểu nhà sàn trên cột, kiểu kiến trúc trên gò nổi, những hệ thống thủy đạo, thành đất của một đô thị cổ ở vùng tứ giác Long Xuyên, vùng U Minh thượng của lớp người sáng tạo nên văn minh Óc Eo - Ba Thê. Song các di tích ấy, nền văn minh ấy chỉ hưng khởi trong một khoảng thời gian vài trăm năm rồi chim đắm ương lòng đất miền Tây và chì còn lại hình ảnh mờ nhạt về một vương quốc Phù Nam hay một "nước Chí Tôn" trong sử sách và bia ký cổ.[13]

Sự có mặt của lưu dẫn người Việt với quá trình khai phá, ở vùng đất Nam Kỳ trước

cuộc xâm lược của thực dân Pháp:

Vùng đất Đồng Nai - Gia Định tức đồng bằng Nam Kỳ, từ lâu đã là nơi sinh sống của những lớp cư dân thuộc nhiều thành phần chủng tộc và dân tộc khác nhau. Mặc dù đã trải qua nhiều thế kỷ sinh sống tại nơi này, nhưng số cư dân bản địa quá thưa thớt so với đất đai nên họ không thể và cũng chưa có nhu cầu mở rộng diện tích khai phá ở một nơi có nhiều vùng trũng thấp, sình lầy đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều công sức. Vì vậy, trước khi người Việt đến, về căn bản, đây vẫn là một vùng đất hoang vu, chưa được mở mang, khai phá gì nhiều.

Vào thế kỷ XVI, lúc chế độ phong kiến Đại Việt rơi vào tình trạng khủng hoảng, đặc biệt là cuộc hỗn chiến phong kiến kéo dài giữa hai dòng họ Trịnh -Nguyễn đã làm cho những người nông dân Đại Việt nghèo khổ lâm vào tình cảnh điêu đứng. Để tìm lối thoát, ngoài việc đấu tranh chống lại sự bóc lột, vơ vét của các tập đoàn phong kiến , họ chỉ còn một con đường duy nhất là tìm đất sống. Trong hoàn cảnh đó, họ đã tìm đến vùng đất xa xôi, hoang nhàn ở xứ Đồng Nai - Gia Định. Công cuộc di cư tìm đất sống đã mở đầu cho công cuộc khai phá của lưu dân người Việt ở xứ này.

Kể từ thế kỷ XVII, vùng châu thổ Nam Kỳ dần dần được mở mang và chinh phục. Nơi dừng chân đầu tiên của đoàn người mở đất là vùng Mô Xoài (hay Mỗ Xuy) tức Bà Rịa ngày nay. Ở đấy, "đã có lưu dân của nước ta đến sống chung lộn với người Cao Miên khai khẩn ruộng đất."[28: 7]. Công cuộc khai hoang buổi ban đầu do di dân người Việt tự động tiến hành với mục đích tìm đất mới sinh cơ lập nghiệp, không có sự can thiệp hay tổ chức của các chúa Nguyễn. Trong điều kiện đất rộng người thưa, đa số người mới đến là những nông

(6)

dân thiếu thôn về mọi mặt, diện tích trưng khẩn của họ không nhiều, đo đó cơ cấu sở hữu ruộng đất lúc này mang hình thái tư hữu nhỏ là phố biến.

Chỉ từ năm 1698, khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh dinh thì đất Đông Phố mới bắt đầu đặt dưới sự cai trị của chúa Nguyễn. Kể từ đó, thay mặt Chúa, Nguyễn Hữu Cảnh đã xây dựng chính quyền trên vùng đất Biên Hòa - Gia Định, lập ra dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Trong giai đoạn này, ngoài phương thức khai hoang từng nhóm nhỏ, lẻ tẻ đã bắt đầu xuất hiện phương thức khai hoang mới : Một là việc khai hoang lập đồn điền của binh lính, quan lại và người dân có "vật lực" lập nên những điền sản lớn, những đồn điền dân sự hay quân sự. Hai là các đoàn quan quân nhà Minh ở Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc chạy sang nước ta xin tị nạn, được chúa Nguyễn chấp thuận và đưa đi làm ăn khai phá ở ba khu vực của Nam Kỳ:

1- Khu vực Sài Gòn - Bến Nghé do nhóm Trần Thượng Xuyên trong đoàn 3.000 người đến Việt Nam năm 1679 khai phá.

2 - Khu vực Mỹ Tho - Long Hồ do nhóm Dương Ngạn Địch - Hoàng Tiến khai phá. 3 - Khu vực Hà Tiên do Mạc Cửu vào Mang Khảm và bắt đầu khai phá. Nhóm di thần nhà Minh tuy đến khai khẩn các khu vực khác nhau nhưng có chung đặc điểm là cùng phát triển nghề nông trong buổi đầu, về sau họ chủ yếu tập trung vào việc mua bán. Hoạt động thương mại phát triển đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của các trang tâm buôn bán lớn như : Cù Lao Phố, Nông Nại Đại Phố và Cảng Mang Khảm ở Hà Tiên. Theo Trịnh Hoài Đức, cùng với người Việt, người Họa, người Khơme bản địa, thời gian đầu còn có người Hồng Mao, người phương Tây, người Đồ Bà (Java) ở lẫn lộn. Tuy nhiên dân cư chủ yếu vẫn là người Việt đi khai hoang.

Năm 1802, sau khi thắng Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế, trên cơ sở những thành quả đạt được từ thời các chúa Nguyễn, vua Gia Long vẫn tiếp tục đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang ở đồng bằng Nam Kỳ. Các công trình thủy lợi lớn như kênh Rạch Giá - Hà tiên, đặc biệt là kênh Vĩnh Tế đã góp phần đẩy nhanh tốc độ khai hoang ở đây.

Bằng những biện pháp cụ thể, nhà nước thời Nguyễn đã có công trong việc khuyến khích dân chúng đi khai hoang với nhiều thủ tục dễ dãi như : người đi khai hoang tự do lưa chọn nơi khai phá ; miễn thuế cho người đi khai phá đất hoang trong vòng 3 năm hoặc lâu hơn ; cấp không hoặc cho mượn nông cụ, thóc giống, trâu bò ; quy định đất đai khai phá

(7)

được thuộc sở hữu của người khai phá. Việc thúc đẩy dân chúng khẩn hoang được xem là công việc thường xuyên của quan lại địa phương và là tiêu chuẩn để nhà vua thực hiện thưởng phạt. Năm 1836 và 1839, vua Minh Mạng đã ban hành lệ thưởng phạt đối với việc đôn đốc khai hoang ở Nam Kỳ[90: 76].

Mặt khác, triều đình nhà Nguyễn còn đứng ra tổ chức khai hoang với hình thức đồn điền và khai hoang lập ấp. Thời Gia Long, đồn điền được lập ở 4 phủ thuộc Gia Định thành gồm Tân Bình, Định Viễn, Phước Long, Kiến An. Thời Minh Mạng đồn điền càng phát triển hơn thời Gia Long, được lập ở nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng biên giới, hải đảo như Hà Tiên, Trấn Tây Thành, đảo Côn Lòn. Thời Tự Đức, từ sau năm 1853, ở Nam Kỳ xuất hiện nhiều đồn điền dưới sự chỉ đạo và tổ chức của Nguyễn Trí Phương.

Song song với việc thành lập đồn điền, nhà Nguyễn còn tổ chức mộ dân đi khai hoang lập ấp. Công việc này gắn liền với tên tuổi của các đại quan của triều đình như Nguyễn Văn Thoại (mộ dân khai phá, lập nghiệp ở ven bờ kênh vùng Châu Đốc - An Giang), Trương Minh Giảng (lập được 25 thôn ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia), Nguyễn Tri Phương lập được 124 ấp ở An Giang, Hà Tiên (vùng biên giới dọc bờ kênh Vĩnh Tế), các khu Ba Xuyên, Tịnh Biên và nhiều nơi khác ở Nam Kỳ.

Với những biện pháp tích cực nêu trên, nhiều vùng đất hoang ở Nam Kỳ lục tỉnh đã được khai phá. Diện tích đất nông nghiệp tăng lên đáng kể so với 2 thế kỷ trước. Kết quả đo đạc vào năm 1836 để lập điền bộ chính thức đầu tiên của 6 tỉnh thuộc Gia Định thành được ghi trong Quốc triều chính biên toát yếu thì tổng diện tích được khai phá của toàn Nam Kỳ là "nguyên trưng điền thổ 20.197 sở, 13 giây 8 đám và lính tinh 3.464 mẫu, nay đo đạc thành điền thổ khoảng hơn 60.075 mẫu và nguyên trước là ngạch ruộng hơn 65 sở, nay khám thành ao nuôi cá cả thảy 1.017 miếng"[75: 83].

Nhìn chung, trong hơn hai thế kỷ, từ khi lưu dân người Việt bắt đầu tiến hành khai phá cho đến thời nhà Nguyễn, có thể rút ra mấy nhận xét như sau :

1- Trước hết có thể nói nét đặc trưng độc đáo nhất của Nam Kỳ là ngay từ đầu cho đến trước khi thực dân Pháp thống trị, ruộng đất đều thuộc quyền tư hữu của nông dân hay điền chủ [75: 79] (không như Bắc Kỳ và Trung Kỳ), mặc dù trên danh nghĩa đất đai là tài sản của nhà vua. Đặc biệt dưới thời các vua Nguyễn, để khuyến khích dân đẩy mạnh khai hoang, vua quan triều Nguyễn còn mặc nhiên thừa nhận quyền tư hữu đất đai của những người có công khai phá. Tình hình này được phản ánh trong tác phẩm Gia Định Thành thông chí của

(8)

Trịnh Hoài Đức: "Dân ở vùng này có thể tự do đi khai khẩn đất ruộng ở các vùng khác, ai muốn đến ở đâu, khai khẩn ruộng gò, ruộng thấp ở nơi nào tùy ý. Lựa chọn đất đai rồi chỉ cần khai báo với nhà cầm quyền là mình trở thành nghiệp chủ mảnh đất ấy, chính quyền cũng không đo đạc xem diện tích bao nhiêu, không cần biết đất đai ấy tốt xấu thế nào. Người nghiệp chủ tùy theo điền sản mình chiếm rộng hẹp mà tự nguyện nộp thuế nhiều hay ít và nộp thuế bằng thóc dùng hộc già hay hộc non đong cũng được" [75: 79].

2 - Trải qua quá trình khẩn hoang, ở Nam Kỳ đã lần lượt hình thành những vùng nông nghiệp phát triển quanh những trung tâm đô thị, sầm uất. Tác giả Lê Quốc Sử trong tác phẩm "Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam" đã thống kê các khu vực đó như sau :

Khu vực dọc theo trục giao thông thủy bộ Mô Xoài - Bà Rịa - Trấn Biên (Biên Hòa - Đồng Nai), tâm điểm có thời là Cù Lao Phố - thương cảng lớn của Đàng Trong.

Khu vực Bến Nghé - Sài Gòn (Phiên Trấn), vừa là vùng canh tác nông nghiệp lúa nước rộng lớn vừa là trung tâm thương mại, một thương cảng, một đô thị lớn nhất. Tâm điểm này nối liền với Cù Lao Phố.

Vùng Ba Giồng (bao gồm một phần hai huyện Phước Long, Tân Bình và bao trùm cả vùng Vũng Cù tức Tân An và Vàm cỏ ngày nay), là vùng đất canh tác nông nghiệp rất tốt. Vì vậy có nhiều lúa gạo, là nơi đặt kho lúa Cam Lạch (một trong chín kho lớn toàn quốc) để thu tô thuế nộp về kinh.

Khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long ven sông Tiền, sông Hậu đến tận ven sông Vàm cỏ gọi là vùng Mỹ Tho - Long Hồ. Là vùng có vị trí đặc biệt về quốc phòng và phát triển nông nghiệp.

Khu vực Mang Khảm - Hà Tiên - Phú Quốc - Rạch Giá - Cà Mau. Chủ yếu do người Hoa khai khẩn và phát triển thành một cảng biển rất phồn thịnh.

3 - Trong quá trình khai phá, ở đây đã hình thành các hình thức tổ chức xã hội cao so với trước đó và đều đặt tại Sài Gòn. Hình thức tổ chức xã hội đầu tiên là "Sở thu thuế của chúa Nguyễn" năm 1623 ; kế đó là việc đặt "đồn dinh Tân Mỹ" năm 1679 và cao nhất là việc Chúa Nguyễn cho đặt đơn vị hành chánh ở Gia Định Phủ lập thành hai huyện đầu tiên vào năm 1698. Cũng nên nhắc đến ở đây nguyên tắc căn bản mà Chúa Nguyễn đã thực hiện là "phát triển các đớn vị hành chánh liền ranh nhau". Thoạt tiên, dinh Trấn Biên đóng ở vùng Phú Yên. Sau đó, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đặt ra Gia Định phủ gốm có xứ Đồng

(9)

Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên ; xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Lần lượt, vùng Long Hồ nối vào đất Gia Định, vùng Mỹ Tho nối vào Gia Định, vùng An Giang nối vào Long Hồ (Vĩnh Long) [58: 27]. Đây là một trong những điều kiện đảm bảo cho việc đẩy nhanh tốc độ khai phá.

4 - Cùng với yếu tố trên, vai trò quản lý của nhà nước chiếm vị trí hết sức quan trọng. Sự thiết lập chính quyền Việt Nam ở vùng đất mới vào thời điểm 1698 không những chỉ đáp ứng khát vọng xây dựng một nguồn tài lực ổn định và vững mạnh của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong - nhằm chống lại thế lực phong kiến Đàng Ngoài mà còn đáp ứng lòng mong mõi của lưu dân người Việt - mong muốn có một chính quyền chính thức để công nhận và bảo vệ những thành quả lao động của họ ở vùng đất mới [15: 26]. Đến thời nhà Nguyễn công cuộc đo đạc, lập địa bạ của các vua Nguyễn, giúp nhà nước quản lý đất đai một cách chặt chẽ đồng thời có tác dụng xác định chủ quyền đất đai của nhà nước, góp phần tích cực vào việc củng cố, phát triển và đẩy nhanh công cuộc khẩn hoang.

Những đặc điểm được nít ra từ thực tế lịch sử như đã nêu trên sẽ tạo cơ sở giúp làm rõ vai trò của người Pháp khi họ triệt để khai thác các yếu tố có lợi, cố tình kìm hãm và hạn chế những yếu tố tích cực mà Nam Kỳ sẩn có nhằm áp đặt chế độ thực dân lên thuộc địa. Để ương quá trình cai trị, khi bộ mặt xã hội và kinh tế Nam Kỳ có những biến đổi sâu sắc, lịch sử đã có những căn cứ xác đáng để định rõ hiện tượng và bản chất.

1.2.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG SÀI GÒN:

1.2.1.Sài Gòn - Gia Định trước năm 1860:

Thời sơ sử của Sài Gòn - Gia Định bắt đầu vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên khi nước Phù Nam xuất hiện. Cư dân của quốc gia này là những người đầu tiên chiếm lĩnh vùng đồng bằng sông Cửu Long ngay sau khi biển rút và chính họ là người đã sáng tạo nên nền văn hóa cổ ơc -Eo nổi tiếng. Trên một vùng lãnh thổ rộng lớn (bao gồm cả Nam Bộ và Đông Nam Bộ của Việt Nam) họ đã đạt đến một trình độ khá cao về tổ chức xã hội và hoạt động kinh tế. Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI sau công nguyên, "thời gian tồn tại của đế quốc Phù Nam cũng chính là thời kỳ bành trướng các mối giao thương trên thế giới, nhất là ở phương Đông" [91: 78]. Các tài liệu khảo cổ cho thấy Phù Nam giao thương với bên ngoài thông qua hải cảng lớn là Óc - Eo (Ba Thê thuộc An Giang ngày nay). Cùng với "bán đảo Đông Dương, các đảo trên biển Đông, Óc Eo là những trạm dừng chân và mua bán sản

(10)

phẩm rất tốt" [91: 78]. Sài Gòn lúc ấy có thể là một trong những trung tâm văn hóa thời Phù Nam nhưng chưa phải là hải cẳng quan trọng như Óc Eo.

Nằm trong vùng phát triển của văn hóa Óc Eo, Gia Định là chứng nhân của cuộc chinh phục, thôn tính Phù Nam của Chân Lạp vào giữa thế kỷ thứ VI khi tộc người Khmer, trên đất Sài Gòn xưa đánh bại Phù Nam, lập ra Chân Lạp và khống chế phần đất thuộc hạ lưu sông Mê Rông. Những thế kỷ sau đó là sự hình thành nước Chân Lạp - tiền Angkor vào thế kỷ thứ VII, sự tranh chấp giữa Thủy và Lục Chân Lạp, giữa Java và Chân Lạp cũng như những cuộc tấn công của Java vào Giao Châu và Charapa ở các thế kỷ VIII, IX. Các thế kỷ xu, XIII và thế kỷ XIV, XVII là những cuộc chiến tranh triền miên giữa Chân Lạp và Champa mà đất Bà Rịa là vùng trái độn giữa hai lực lượng đối lập.18 Trong vòng 16 thế kỷ, các vương quốc Phù Nam, Chiêm Thành rồi Chân Lạp chia nhau làm chủ Nam Đông Dương. Mãi đến cuối thế kỷ thứ XVI đầu thế kỷ thứ XVII, khi lưu dân người Việt đến khẩn hoang, trên danh nghĩa, đất Sài Gòn thuộc Chân Lạp nhưng chưa có chính quyền Chân Lạp trực tiếp cai trị. Điều đó cho thây sự phát triển về kinh tế xã hội của vùng đất Gia Định xưa trước thế kỷ XVI, XVII là rất chậm so với cư dân Óc Eo trước đó:

1 - Trong tác phẩm "Chân Lạp Phong thổ ký", Châu Đạt Quan mô tả "gần hết cả vùng đều là bụi rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm, bóng mát um tùm của những gốc cổ thụ và cây mây dài tạo thành nhiều chỗ trú sum xuê, khắp nơi vang tiếng chim hót và tiếng thú kêu. Vào nửa đường trong sông thấy những cánh đồng hoang không có một gốc cây, xa nữa, tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy"[51: 37].

2 - Trong "Phủ biên tạp lục" Lê Quý Đôn viết : "ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ cửa biển cần Giờ, Lôi Lạp, cửa Đại, cửa Tiểu trở vào toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm"[51: 37].

Bước chân của những người mở đất, theo Trịnh Hoài Đức bắt đầu từ địa điểm Mô Xoài (Bà Rịa), Đồng Nai rồi tới tận Sài Gòn. Có mặt ở vùng đát "điểu thú quần hoang, tuyệt vô nhân tích", những di dân người Việt đầu tiên đã nhận ra tình trạng hoang hóa, gần như vô chủ của Sài Gòn. Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là sự chuyển biến trong cơ cấu cư dân ; sự không thích ứng với điều kiện chính trị, kinh tế và văn hóa dưới thời Chân Lạp ; tình trạng chiến tranh triền miên giữa Chân Lạp và Champa trên địa bàn Nam Trung bộ và Đông Nam bộ ; những ảnh hưởng của các đợt tấn công của đế quốc Nguyên Mông vào các nước Đông Nam Á vào thế kỷ xin đã là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp đưa đến tình trạng hoang hóa này[41:118].

(11)

Dừng chân ở một vị trí có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn lắm khó khăn, cuộc sống gian nan của những người mới đến dường như được hổ trợ bởi sự hào phóng của thiên nhiên nên họ có điều kiện để tiếp tục sinh sống, khẩn hoang lâu dài. Chính sức lao động của lưu dân người Việt đã tạo nên phố chợ và vai trò thủ phủ của Sài Gòn đối với cả một vùng đất mới, góp phần tạo đà cho Gia Định bước vào thời kỳ mới.

Giai đoạn hình thành của Sài Gòn chủ yếu là dưới thời các chúa Nguyễn, sau đó Sài Gòn đã tiến những bước dài trên con đường phát triển của mình. Cả hai quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn tất nhiên được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó điều kiện về vị trí đóng một vai trò đặc biệt quan trọng.

Về đất Gia Định, vào những thế kỷ XVI, XVII, sử liệu có nhắc đến hai thị trấn mang tên Prei Nokor (Sài Gòn về sau là Chợ Lớn) và Kas Krobey (Kompong Krabei, Bến Nghé về sau là Sài Gòn). Đây là những thị trấn cổ hình thành từ thời kỳ tiền Ankor hay sớm hơn nữa, và không loại trừ khả năng đây là vị trí của thị trấn biển Kattigara theo sách địa lý của Ptolémée[41: 118].

Năm 1623, chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) đã viết thư cho vua Chân Lạp là Préas Cheychesda "mượn" Prei Nokor và Kas Krobey để đặt các trạm thu thuế. Năm 1674, phó vương Chân Lạp là Nặc Non, dưới sự bảo trợ của chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) đã trú đóng ở Prei Nokor. Năm 1679, đồn dinh Tân Mỹ được thành lập và đến năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu đã sai thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đây lập Gia Định Phủ.

Các mốc thời gian và các sự kiện nêu trên tự chúng đã gợi lên câu hỏi tại sao các chúa Nguyễn lại quan tâm đến Sài Gòn như vậy. Để trả lời, có lẽ phải tìm về những điều kiện thuận lợi mà Sài Gòn có được. Trước hết là về vị trí của hai thị trấn vừa đề cập trên. "Chúng nằm trên trục lộ giao thông, trao đổi sản phẩm bằng đường bộ và đường thủy của các dân tộc ở phía Nam Đông Dương. Một địa điểm thuận lợi cho sinh hoạt kinh tế và cho sự kiểm soát chính trị mà các chúa Nguyễn đã lựa chọn để đặt những trạm thuế quan trong bước đầu mở mang lãnh thổ ở vùng châu thổ sông Cửu Long"[41: 118].

Không những thế, Sài Gòn còn kề cần những địa phương và những nước đầy tài nguyên nên vai trò trang chuyển, tập trung hàng hóa không đâu có thể sánh bằng. Tất cả những yếu tố trên đã khiến Sài Gòn mọc lên, mở mang một cách tự phát trong buổi đầu và dần khẳng định mình trong thời gian tiếp sau đó.

(12)

Trong giai đoạn trước năm 1698, ở Sài Gòn đã có hoạt động nông nghiệp, thương nghiệp, thủ công nghiệp. Vì vậy, năm 1623, một sứ bộ của chúa Nguyễn đã yêu cầu được lập cơ sở ở Prey Kôr tức Sài Gòn ngày nay một sở thu thuế hàng hóa. "Đồn thu thuế" chắc là không nằm giữa đồng không mông quạnh mà ở ngay giao điểm có nhiều lưu dân Việt Nam khai thác và sinh sống, như vậy có nghĩa là ngay bên bờ sông Sài Gòn[18: 153]. Nguyễn Phúc Nguyên vốn là tổng trấn Quảng Nam, ông có nhiều kinh nghiêm về việc lập tuần ty và tổ chức công cuộc mậu dịch giữa các dân tộc ở khắp vùng cai trị. So với các tuần ty lớn lúc bấy giờ như Hội An, Cam Lộ thì tuẫn ty Sài Gòn được xem như là một đặc khu kinh tế tài chính[93: 8]. Muốn xây dựng nó phải hội đủ những điều kiện : một lực lượng nhân dân có sẩn trước khi thế lực quân sự và chính trị hiện diện ; tại đây phải có một hệ thống chợ búa, phố xá để hoạt động buôn bán ; cũng phải có một cơ sở hành chánh kiểu như lãnh sự quán có quyền uy để điều động dân buôn, xa hơn là quan hệ trực tiếp của Sài Gòn với Quảng Nam trấn, nơi lãnh đạo toàn bộ hoạt động của các cơ sở ty[93: 9]. Tóm lại Sài Gòn nhờ hội đủ những điều kiện về mọi mặt từ chính trị, kinh tế và cả quân sự, mở đầu cho công cuộc khai thác rộng lớn toàn miền Nam.

Chính sự phát triển của Sài Gòn trong giai đoạn đầu này đã dẫn tới việc chúa Nguyễn Phúc Tần cho lập Đồn dinh Tân Mỹ ở Sài Gòn vào năm 1679. Vị trí này càng được khẳng định khi vào cuối năm 1679 có sự kiện hai viên Tổng binh người Minh không chịu hàng phục nhà Thanh, kéo theo hai đạo quân, gia quyến và thân thuộc xuống phía Nam. Chúa Nguyễn đã nhận lời che chở đùm bọc cho nhóm Dương Ngạn Địch vào Mỹ Tho và nhóm Trân Thượng Xuyên vào Biên Hòa. Ở hai nơi họ đều lập phố xá buôn bán, hoạt động nông nghiệp tuy có nhưng vẫn ít hơn hoạt động buôn bán. Ở Biên Hòa, Nông Nại đại phố sớm trở thành một trung tâm thương mại có nhiều tàu ngoại quốc lui tới. Tuy vậy, "Nông Nại đại phố thịnh mà không hút được Sài Gòn, trái lại nó bị Sài Gòn hút vào vì Sài Gòn ở một thế trung tâm hờn"[33: 239]. Tính chất "trung tâm" của Sài Gòn càng về sau càng rõ và đó cũng chính là điều kiện tiên quyết tạo nôn tính chất "đầu mối" của nó về sau này.

Đến thời nhà Nguyễn, với thành quả khai khẩn đất hoang ở Nam Kỳ, Sài Gòn càng có thêm điều kiện vật chất để trở thành "trung tâm" với đầy đủ ý nghĩa của nó. Thành Gia Định, phía Đông trông ra sông Thị Nghè, phía Nam trông ra sông Bến Nghé đã tạo ra một bến đậu tự nhiên ngay giữa lòng thành phố. Phía Tây dẫn về Chợ Lớn, một trung tâm thương mại và thủ công nghiệp sầm uất. Giao thông đường bộ và đường sông đều lấy Sài

(13)

Gòn làm tâm điểm. Bên trong, Sài Gòn có rất nhiều chợ, hàng hóa bày bán ở đây, ngoài một ít hàng Tàu, còn lại chủ yếu là hàng nội hóa. Sách "Gia Định thành thông chí” ghi lại là "chẳng thiếu món gì", tuy nhiên Finlayson cho rằng nó khác các cửa hàng ở Ấn Độ chỉ chuyên bày bán hàng hoa của Châu Âu. Yếu tố hàng nội hóa là chủ đạo cho thấy Sài Gòn là một thành phố sẵn xuất thủ công và chế biến sản phẩm nông nghiệp :

...Cắc cớ chợ Lò Rèn

Nghe chạc chạc nhà Ban đánh búa. Lạ lùng xóm Lò Gốm,

Chân vò Bàn cổ xoay trời

Trong cầu, đường chuốt ngót ngọt ngon,

Đủ đường cát, đường hạ, đường phèn, đường phổi. Ngoài xóm, bột phơi trắng dã,

Những bột mì, bột lọc, bột đậu, bột khoai..

Con số tàu thuyền các nước đến Sài Gòn khá nhiều, chứng tỏ Sài Gòn đã bắt đầu có tính chất của một thương cảng quốc tế.

Thuyền bắc nam lui tới,

Ghe đen mũi, ghe vàng mũi, ra vào coi lòa nước Người đông, tây qua lại,

Tàu xanh mang, tàu đỏ mang, hàng hóa chất ngất trời.

Người các nơi đến làm ăn buôn bán không chỉ là người Việt mà còn có người Au, Phi, An da đen và nhiều hơn cả là người Tàu :

Lũ Tây dương da trắng bạc,

Mồm giớn giác, miệng xếch xác, hình vóc khác, Quân Ô rồ mặt đen thui

Thể lọ nồi, đâu quân riết, miệng trớt môi,

In thiên bồng, thiên tướng, thiên lôi[18: 244, 245].

36

(14)

Tóm lại, ở nửa đầu thế kỷ thứ XIX, Sài Gòn đã là một thành phố vừa sản xuất vừa hoạt động thương mại, một đầu mối buôn bán không chỉ quan trọng đối với thị trường trong nước mà còn có khả năng giao thương với bên ngoài. Vì vậy, Sài Gòn đã trở thành một trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta và có hạng ở Đông Nam Á. Nằm trên sông Sài Gòn, thương cảng Sài Gòn đã có từ lâu, lịch sử hình thành và phát triển của cảng vì vậy đã gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - Gia Định.

1.2.2.Cảng Sài Gòn thời Pháp thuộc:

1.2.2.1.Chủ trương thiết lập cảng Sài Gòn của thực dân Pháp:

Hoạt động mua bán nhộn nhịp trên bến dưới thuyền đã làm cho Sài Gòn trở thành trung tâm hành chánh, cư ngụ và thương mại của cả miền Nam đất mới. Vai trò và thế mạnh của Sài Gòn càng tăng lên khi kênh Ruột Ngựa được đào vào năm 1772 nối liền Rạch Cát và Rạch Lò Gốm. Các con kênh này hợp lại thành một hệ thống thủy lộ giúp cho sự đi lại giữa miền Tây và Sài Gòn thêm thuận lợi.

Do đó khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược, Sài Gòn đã không thoát khỏi tầm ngắm của chính quyền thực dân. Và trong thực tế, khi cuộc tiến công đầu tiên mở màn cho công cuộc xâm lược Việt Nam tháng 8/1858 bị thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp đã nhanh chóng chuyển hướng chiến lược vào Nam, tiến công và chiếm lấy Gia Định tháng 9/1859. Quyết định này không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà còn thỏa mãn được cả mục đích về lâu dài của họ.

Hơn lúc nào hết, thực dân Pháp hiểu rất rõ rằng "Sài Gòn nằm trên một con sông mà chiến thuyền của chúng ta (của Pháp) dễ vào, và hễ quân lên bộ thì đánh thành ngay không phải lưng cõng vai mang băng đồng mệt nhọc. Sài Gòn lại là một vựa thóc, nhân dân và binh lính ở kinh thành Huế sống một phần nhờ gạo Sài Gòn"[33: 249]. Ngoài ra, Sài Gòn còn là cưa neo của miền hạ Nam Kỳ, một vùng nông nghiệp nổi tiếng trù phũ, có khả năng đáp ứng yêu cầu khai thác và bóc lột thuộc địa của chính quốc : "Nam Kỳ không giống bất kỳ thuộc địa nào khác của chúng ta. Nam Kỳ không cần những viện trợ nhân tạo phải vun bón khó nhọc như đối với một số thuộc địa khác. Nam Kỳ tự nó đủ nuôi sống dân cư gấp 20 lần". Không những thế "Nam Kỳ với những cửa cảng, với một dòng sông mênh mông và ưu đãi, thuận tiện cho những con tàu có trọng tải lớn nhất dễ dàng di chuyển suốt hai đầu xứ sở, lại có thể chuyên chở ít tốn kém những sản phẩm giàu có của miền Thượng về các kho chứa

(15)

đặt tại Sài Gòn. Những con rạch chằng chịt mọi nẻo, chỉ cần vài tu chỉnh đơn giản là có thể trở thành những tuyến thương mại hạng nhất"[66].

Mặt khác, chính sách xâm lược bằng pháo hạm ở Việt Nam đã giúp thực dân Pháp thấy vai trò quyết định của lực lượng hải quân và tầm quan trọng sống còn của các bến cảng. Vị trí quan trọng đặc biệt và những điều kiện thuận lợi mang "đậm" tính chất "cảng" của Sài Gòn, một lần nữa đã thôi thúc thực dân Pháp phải khẩn trương tiến hành xây dựng cảng ở Sài Gòn. Có như vậy, họ mới thực hiện được ý đồ chiến lược là biến Sài Gòn thành bàn đạp (để xâm lược các tỉnh Nam, Bắc và Trung Kỳ, đồng thời đặt cả Cao Miên dưới sự đô hộ của họ) và dùng Sài Gòn như là một đầu mối trung chuyển hàng hóa ra thị trường thế giới.

Nhìn chung, thực dân Pháp đã nắm được một cách đầy đủ những thế mạnh của Nam Kỳ nói chung và Sài Gòn nói riêng. Nếu khai thác được "trung tâm Sài Gòn" và làm chủ "khu vực Nam Kỳ", họ sẽ vừa có điều kiện nuôi chiến tranh xâm lược Việt Nam vừa thực hiện dẫn mục tiêu khai thác thuộc địa. Chính vì đánh giá như vậy nên giữa "bộn bề" công việc, tháng 2 /1860 - chỉ một năm sau khi chiếm Gia Định, đô đốc Page, người được chỉ định thay thế Genouilly - đã quyết định cho mở cảng Sài Gòn trước cả khi y có ý định chấm dứt cuộc chiếm đóng ở Đà Nang. Hành động nhạy bén và kịp thời này được J. Bouchot ghi nhận lại trong "Sàigon de 1859 à 1861". Tác giả này cũng đánh giá Page là người "đã biết biến cảng của thành phố thành điểm trao đổi hàng hóa tuyệt vời"[115:90].

Nằm trên sông Sài Gòn, cảng Sài Gòn thông với cửa biển cần Giờ không xa lắm, lại nối liền với cả hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Sài Gòn và Nam Kỳ nên rất thuận tiện cho hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán qua lại giữa Sài Gòn với các tỉnh Nam Kỳ. Sài Gòn có vị trí nằm giữa hai con sông lớn là Cửu Long và Đồng Nai nên cảng Sài Gòn còn là cửa ngõ của hệ thống đường thủy nối liền Nam Kỳ với Lào, Campuchia và ăn thông ra biển. Mặt khác, Sài Gòn còn là trang tâm đường bộ nối Đông và Tây của Nam Kỳ, nối liền những vùng đất mới khẩn hoang, kéo dài đến tận Nam Vang và với cả kinh thành Huế.

Xét trên phương diện hành chánh và quân sự, Sài Gòn có vị trí thiết yếu chi phối cả một vùng rộng lớn, vị trí đó đã tạo ra những ảnh hưởng quyết định đến nhịp điệu phát triển của toàn bộ khu vực Nam Đông Dương. Và ngay năm 1860, do ảnh hưởng của việc mở cửa cảng, tình hình kinh tế đã rất sáng sủa. Toàn bộ những trao đổi có thể ước lượng đến 7.700.000 quan Pháp tượng trứng cho sự xuất khẩu 53.939 tô- nô gạo và nhập khẩu hơn

(16)

1.000.000 quan hàng hóa linh tinh trong đó nha phiến chiếm 500.000 quan Pháp[58:153]. Tuy nhiên đa số thương thuyền ra vô lúc ấy còn mang cờ Hồng Mao, thậm chí việc bưu chính lúc đó, chính quyền thuộc địa Pháp vẫn phải nhờ tàu thư của Anh. Thế cạnh tranh giữa hai cường quốc thực dân không cho phép kéo dài tình trạng lệ thuộc này. Thực tế đó, buộc thực dân Pháp phải tiến hành liên kết, ủng hộ hết mình cho một hãng vận chuyển đường biển có tên là Messageries Impériales nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất của cảng, đặt trụ sở chính thức cùng toàn bộ trang thiết bị cần thiết[20:25].

Tóm lại, bản chất thực dân với mục đích bóc lột, vớ vét thu lợi nhuận, thực dân Pháp đã tìm mọi cách thiết lập một đầu mối giao thương để có thể triển khai nhanh chính sách thuộc địa. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thuộc địa vừa mới bắt đầu ấy, cảng Sài Gòn đã ra đời.

Như trên đã trình bày, thực dân Pháp thật ra không phải là những người đầu tiên có ý tưởng xây dựng cảng ở Sài Gòn. Trước đó, Sài Gòn đã là một trung tâm thương mại quan trọng nhất của vùng Hạ Nam Kỳ. Tại đây, những người Hoa đã "sáng lập một cảng thật sự với các bến tàu bằng đá, các kho hàng, các vựa, các kênh rạch ...để buôn bán"[132:57], có lẽ họ đã nhận thức được phần nào những ưu thế của địa điểm này. Khi tàu chiến Pháp đến, những điều kiện thuận lợi càng được khẳng định, cuối cùng một cảng lớn đã được đầu tư xây dựng gọi là cảng Sài Gòn. Ngày nay cảng Sài Gòn nằm ở địa bàn quận 4 và huyện Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

Xét về vị trí, cảng Sài Gòn nằm trên mép sông Sài Gòn, chi lưu của sông Đồng Nai, ở tọa độ lo 0 50' vĩ tuyến Bắc, 106 0 45' kinh tuyến Đông, thuộc hữu ngạn sông Sài Gòn, cách cửa biển Vũng Tàu 46 hải lý.

Để vào thương cảng Sài Gòn, từ Vũng Tàu, tàu thuyền được hoa tiêu cảng hướng dẫn đường vào, qua khỏi cửa cần Giờ, tàu thuyền sẽ tiếp tục qua các khúc quanh của sông Đồng Nai rồi sông Sài Gòn, trước khi đến thương cảng. Khu vực Vũng Tàu có đủ điều kiện an toàn và độ sâu thích hợp cho tàu biển đậu để ra vào cảng. Trong khi đó, lạch dẫn vào cảng vừa rộng vừa sâu, tỏ ra khá cố định vì vậy các tàu có độ mơn nước từ 9m -12m có thể đến cảng dễ dàng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến 2 địa điểm : Một là : khúc cong ở phía Đông trên sông Lòng Tàu, cách cẳng Sài Gòn độ 35km về phía hạ lưu, buộc phải giới hạn các tàu thuyền có chiều dài trên 210 m. Hai là ở tọa độ 620, có một bãi san hô nằm dưới đáy sông, cách mặt nước khoảng 6,2 m, vì vậy các tàu thuyền lớn phải dựa vào nước triều mới lưu

(17)

thông trên sông được. Trước khi vào thương cảng Sài Gòn, ở ngã ba sông Đồng Nai và sông Sài Gòn tàu thuyền sẽ qua bến Nhà Bè có chiều dài trên 6 km, chiều rộng không dưới lkm. Đây là địa điểm trước kia tàu thuyền tụ tập buôn bán rất nhiều. Tên gọi "Nhà Bè" xuất phát từ một sự tích gắn liền với tên tuổi của một người tên gọi là Huồng (hay Hoàng), từng kết bè đậu thường trực ở đây để bố thí cơm gạo và nước ngọt cho ghe thuyền chờ con nước thuận lợi để vào Sài Gòn hoặc lên Biên Hòa[59:30].

Từ thương cảng trở ra biển, tàu thuyền có thể sử dụng hai thủy lộ: Thủy lộ thứ nhất theo sông Sài Gòn ra vịnh Rành Gáy, qua sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè và sông Sài Gòn (cho tàu thuyền có độ mơn nước không quá 9,30 m, bề dài không quá 210 m). Thủy lộ thứ hai theo ngã sông Xoài Rạp, lối này sẽ xa hơn độ lo hải lý và chỉ giành cho tàu thuyền có độ mơn nước dưới 6,50 m).

Để tiện việc đi lại, người ta cho đặt cọc tiêu hướng dẫn tàu thuyền. Đồng thời dưới sự hướng dẫn của Ban hoa tiêu (chế độ hoa tiêu bắt buộc) sự lưu thông trên sông nhìn chung là thuận lợi. Các tàu thuyền dù phụ thuộc sự lên xuống của thủy triều và dù lòng sông có nhiều bãi cát chìm vẫn có thể cập bến bất cứ lúc nào trừ ban đêm.

Sông Sài Gòn có chế độ thủy triều bán nhật. Mỗi ngày có hai con nước cao thấp khác nhau, vận tốc dòng chảy từ 2- 3 hải lý/ giờ. Quanh năm, cảng có thể đón các tàu lớn mà không cần những công trình đặc biệt tu bổ con sông dẫn đến cảng. Việc ghé vào cửa sông được dễ dàng là nhờ vào 2 vật làm mốc đáng lưu ý. Một là đèn biển ở Côn Đảo có tầm phát sáng 30 dặm, cho phép tàu từ phía Nam đến chuẩn bị vị trí trước khi lái vào ngả sông. Hai là khối núi ở Vũng Tàu nằm ở ngã vào cửa sông được trông thấy từ rất xa, trên khối núi này có đặt một hải đăng tầm phát sáng đến 30 dặm.

Cảng Sài Gòn là một trong hai cẳng lớn trên sông ở Đông Dương (cảng còn lại là cảng Hải Phòng). Địa điểm mở cảng cách đất liền khoảng 81km. Nằm ở cực Nam bán đảo Đông Dương, cảng Sài Gòn được xem như là điểm hội tụ của những hệ thống thủy vận nối liền Châu Âu với Đông Á và Trung Quốc, Nhật Bản với Đông Nam Á. Khoảng cách từ cảng Sài Gòn đến một số các cảng khác trong và ngoài khu vực như sau :

1 - Từ cảng Sài Gòn đến cảng Singapore là 630 hải lý. 2 - Từ cảng Sài Gòn đến cảng Hồng Rông là 934 hải lý. 3 - Từ cảng Sài Gòn đến cảng Tokyo là 2.449 hải lý.

(18)

4 - Từ cảng Sài Gòn đến cảng Marseille là 7.210 hải lý 5 - Từ cảng Sài Gòn đến cảng San Francisco là 7.005 hải lý.

Theo các tài liệu khí tượng thủy văn, cảng Sài Gòn, nằm trong khu vực yên tĩnh, không có sóng lớn, sức gió trung bình từ 2,0 đến 2,6 m/s [61] lại nối liền với các con sông lớn khác ở miền Đông và miền Tây như Cửu Long, Vàm cỏ, Đồng Nai...vì vậy cảng Sài Gòn sớm đóng vai trò thiết yếu phục vụ chính sách xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

1.2.2.2.Quy mô phát triển và quy chế hoạt động của cảng Sài Gòn.

- Quy mô phát triển:

Ngay sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn, giới thương gia Pháp ở Bordeaux đã nôn nóng thể hiện quyết tâm "nắm chắc" Sài Gòn, xem đấy là một "địa bàn tuyệt vời" để bảo vệ và mở rộng nền thương mại của thực dân Pháp[67:63]. Vì vậy, chỉ một năm sau khi đánh chiếm Gia Định - năm 1860, thực dân Pháp cho mở cửa cảng Sài Gòn để trao đổi, buôn bán và để đưa quân đi đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ. Công ty vận tải đường biển của Pháp (Compagnie des Messageries, thành lập năm 1852 với tên gọi ban đầu là Công ty vận tải Hoàng Gia - Messageries Impériales), lúc này đã có mặt ở Việt nam cùng với những đạo quân viễn chinh Pháp, thực hiện những chuyến vận tải đường sông chuyên chở binh lính và hàng hóa. Công ty này được chính quyền thực dân Pháp ủng hộ để đầu tư xây dựng cảng Sài Gòn.

Giữa lúc chiến sự đang diễn ra ác liệt, tháng 2/1861, hãng Messageries thông qua đạo quân tiếp viện của đô đốc Charner đã cử đại diện sang Sài Gòn, sau đó cử tiếp hai kỹ sư sang để thực hiện công việc điều tra cơ bản, khẩn trương lên kế hoạch xây dựng cảng. Ngày 31/12/1861, Domergue, Tổng đại lý của hãng ở Sài Gòn nguyên là một trung tá công binh của quân đội viễn chinh Pháp đã đệ đơn xin mảnh đất khá rộng (nay là góc đường Lê Thánh Tôn với Nguyễn Thị Minh Khai). Ngày 5/2/1862, hãng lại xin tiếp 3 lô đất khác : một lô nằm trên bờ sông Sài Gòn về phía Bắc, gần cửa rạch Thị Nghè ; một lô trên bờ rạch Thị Nghè (ngay trên nền Thảo Cầm Viên ngày nay) ; lô thứ ba ở gần ngã ba sông Sài Gòn với vàm Bến Nghé (khoảng khu cột cờ Thủ Ngữ ngày nay). Những yêu cầu này đều đươc chấp nhận trên nguyên tắc. Có nghĩa là hãng chưa có quyền sở hữu những lô đất ấy vì lúc này hiệp định "nhượng địa" Pháp - Nam chưa ký (mãi đến 5/6/1862 mới ký).

(19)

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Đầu trên tạp chí Xưa và Nay số tháng 4/1998 thì tuy chưa có cơ sở pháp lý về quyền sử dụng đất nhưng hãng này đã rất khẩn trương chuẩn bị việc xây cất, đồng thời cũng nhanh chóng đệ đơn xin được lấy đá và mở lò vôi ở Vũng Tàu ngay chân núi đang xây tháp hải đăng. Mặt khác hãng cũng phái một viên tổng thanh tra sang Việt Nam để điều đình. Sau đó, một lá thư gửi cho đô đốc Bonard ngày 28/3/1862 xin trả lại lô đất nằm ở phía bắc rạch Thị Nghè rộng gần 13 mẩu để lấy một địa điểm khác. Địa điểm này tuy diện tích chỉ bằng nửa địa điểm trước nhưng có thuận lợi là sát trung tâm thành phố hơn. Ngày 22/5/1862 Bonard đã ký quyết định chấp nhận. Thời gian còn lại của năm 1862 được giành cho những công đoạn cần thiết của việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của cảng Sài Gòn.

Trên một diện tích khá lớn, các bộ phận kiến trúc bao gồm ngôi biệt thự Nhà Rồng, văn phòng, cư xá, tổng khố, nhà máy, kho than, giếng nước, bến đậu được gấp rút xây dựng. Chỉ riêng các xưởng thợ và kho hàng đã phải lợp trên 18.000m2 mái ngói. cầu tàu bến đậu dài tới 350 m. Tổng chi phí gần 3 triệu francs trong khi dự trù có 1 triệu francs. Thời gian tiến hành từ năm 1862 đến năm 1867 mới xong. Trong tổng thể công trình đó ngôi Nhà Rồng được ưu tiên vì chủ trương của hãng là muốn dùng nó làm cơ sở tiêu biểu cho đại lý của hãng ở Á Đông. Chính vì vậy, thời gian hoàn thành Nhà Rồng có lẽ sớm hơn các công trình khác, khoảng năm 1863[20].

Song song với công tác xây dựng, thực dân Pháp cũng đưa vào sử dụng một số công trình phục vụ khác như :

1 - Ngọn hải đăng ở Vũng Tàu, khánh thành ngày 15/8/1862, dùng chỉ lối cho tàu bò từ xa có thể thấy đường vào cửa biển cần Giờ.

2 - Hoàn thành một đường dây điện tín liên lạc từ Vũng tàu với Sài Gòn để thông báo việc ra vô của tàu thuyền.

3 - Dựng cột cờ Thủ Ngữ để hướng dẫn tàu thuyền ra vào cảng. Dấu hiệu cột cờ này cao đến nỗi từ ngã ba Nhà Bè tàu thuyền đã có thể nhìn thấy. Theo vương Hồng sền, địa điểm dựng cột cờ Thủ Ngữ được xác định "Sông Thị Nghè giáp với rạch Bến Nghé, chỗ giáp nước là một cái thoi loi gie ra ngoài sông, phong cảnh rất đẹp, gió mát từ Ô Cáp thổi vào tư mùa. Người Pháp dựng tại đây một cột cờ tên gọi Cờ Thủ Ngữ (mát des signaux)". Cũng theo Vương Hồng sền, "trên chót ngọn cờ thường thấy treo ám ngữ : ban ngày là cờ vải, cờ màu, hoặc một quả bóng sơn đen -ban đêm thì treo một ánh đèn, khi trắng khi đỏ,

(20)

tức là ám hiệu báo tin cho tàu bè biết hiệu lệnh tránh lố rạn hiểm nguy, ghe thuyền qua lại trong lúc vô ra sông Sài Gòn"[74:113].

4 - Ngày 23/11/1862, con tàu hơi nước đầu tiên của hãng đã khai trương tuyến đường biển từ Pháp tới bến cảng Nhà Rồng.

5 - Ngày 25/8/1862 luật cảng Sài Gòn được ban hành với đầy đủ chi tiết. Cùng với quá trình xâm lược của thực dân Pháp, vùng Sài Gòn - Chợ Lớn đã đô thị hóa nhanh chóng, bộ mặt thành phố biến đổi không ngừng. Năm 1879, Vilers được phái sang làm quan thống đốc dân sự đầu tiên của Nam Kỳ, chấm dứt thời kỳ của các đô đốc hải quân. Nhà nước thực dân đã đầu tư cho nền móng ban đầu bằng việc thiết lập mót hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho công cuộc khai thác rộng lớn sau này. Do có vị trí quan trọng cả về quân sự lẫn kinh tế, cảng Sài Gòn được đầu tư thành một cảng lớn, chia làm hai phần: quân cảng và thương cảng.

Quân cảng được hình thành từ khi Pháp dời "làng Đà Nẵng" từ Vàm Thị Nghè về phía cầu Bông để có chỗ xây dựng một xưởng sửa chữa tàu. Ta gọi là Ba Son"[33:258]. Quân cảng Sài Gòn dài 537,02 m [19:7], kể từ nhà máy Ba Son tới công trường Mê Linh ngày nay (tức "Quai Primauguet" ở đường Primaguet).

Trong khi đó, thương cảng Sài Gòn ngày càng mở rộng. Trước năm 1911, thương cảng Sài Gòn dài khoảng 600 m, từ công trường Mê Linh đến cột cờ Thủ Ngữ (lúc đó gọi là bến Phrăng Xi - Quai Francis). về sau, để phục vụ cho nhu cầu xuất nhập hàng hóa ngày càng cao, thực dân Pháp buộc phải mở rộng phạm vi bến bãi và mở thêm cảng mới về phía Khánh Hội gọi là bến Khánh Hội. Công trình này được dự kiến vào năm 1900, nhưng đến năm 1912 mới hoàn thành. Năm 1914, do nhu cầu cập bến của các tàu lớn, thương cảng Sài Gòn đước nối dài đến ngã ba Kinh Tẻ (cầu Tân Thuận ngày nay). Năm 1922, xuất phát từ điều kiện thuận lợi của cảng Sài Gòn là có thể liên thông với cảng Chợ Lớn, thực dân Pháp đã tận dụng đặc điểm này và chính thức sáp nhập giang cảng Chợ Lớn vào thương cảng Sài Gòn vào tháng 6/1922, tạo thành một hệ thống đường thúy và cửa khẩu hoàn chỉnh, đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu lúa gạo và quy tụ hàng hóa từ các tỉnh Nam Kỳ về Chợ Lớn[67:66]. Theo tác giả nguyễn Đình Đầu dẫn số liệu năm 1952[19] thương cảng Sài Gòn (trừ quân cảng) gồm 03 phần:

1 - Hải cảng Sài Gòn : dài 4.000 m, nằm ồ hữu ngạn sông sài Gòn kể từ ranh giới quân cảng (bến đó Thủ Thiêm đầu đường Hai Bà Trưng, Quận 1), chia làm 03 đoạn:

(21)

Từ ranh giới quân cảng tới vàm rạch Bến Nghé (nay là đường Tôn Đức Thắng) có 3 cầu tàu dài 81km, 64km và 43km để cho tàu thuyền chạy đường sông sử dụng.

Từ rạch Bến Nghé đến Kinh Tẻ (dọc đường Nguyễn Tất Thành). Có 02 bến: Nhà Rồng (dài 380 m với 03 cầu tàu) và Khánh Hội (dài 1.032 m với 09 cầu tàu).

Trên sông có 21 phao neo tàu (05 phao bên phải và 16 phao bên trái).

2 - Hải cảng Nhà Bè : nằm trên sông Nhà Bè, cách Sài Gòn 16km, dành cho tàu thuyền chở các hàng dễ nổ và dễ cháy, có 05 cầu tàu dành cho tàu chở dầu và 03 phao neo tàu. Các trang bị này thuộc sở hữu công ty tư nhân.

3 - Giang cảng Sài Gòn - Chợ Lớn dài 26.500 m trên các rạch Tàu Hủ, Lò Gốm, Kinh Tẻ, Kinh Đôi, có nhiều cầu tàu công và tư...

Kho hàng gồm 7.600 mP 2 P thuộc hãng Nhà Rồng, 34.200 mP 2 P thuộc bến Khánh Hội, 36.000 mP 2 P

thuộc bến Tân Thuận Đông (dành cho quân đội) cộng là 77.800 mP 2

P .

Năm 1954, đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, chiếm lấy miền Nam. Để đáp ứng yêu cầu chiến tranh xâm lược, đế quốc Mỹ đã cho mở rộng cảng Sài Gòn về phía hạ lưu (khu vực cảng Tân Thuận).

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có đến 07 cảng trên tuyến sông Sài Gòn và cảng Sài Gòn là một trong những cảng đó.

- Cơ sử vật chất:

Được mở ra và thông thương vào năm 1860, cảng Sài Gòn (gọi là cảng Gia Định) lúc đầu không có gì đáng gọi là một cảng[2:12]. Thực dân Pháp khi đó muốn giải quyết yêu cầu cấp bách của cuộc chiến tranh xâm lược và của công cuộc bình định, vì vậy khi đô đốc Page thay thế De Genouilly từ Đà Nẵng kéo quân về Sài Gòn, y đã tuyên bố mở cửa cảng Sài Gòn để buôn bán, trao đổi sản phẩm, và để đưa quân đi đánh chiếm các tỉnh ở Nam Kỳ. Nằm trong sự quản lý của hải quân Pháp, cảng Sài Gòn ban đầu hoàn toàn mang tính chất quân sự, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng là để thu thuế, thu lãi duy trì cuộc chiến tranh xâm lược.

Cơ sở vật chất đầu tiên của cảng Sài Gòn có lẽ là "cho Hoa kiều đấu thầu làm một cái bến dài 1.800 m, tàu biển sâu 4,20 m dưới mặt nước có thể đậu sát bờ được"[33:258]. Trong những năm kế tiếp, nhiều công trình cơ bản của cảng đã được xây dựng bởi công ty

(22)

Mcassageries Impériales và nhiều phương tiện đã được đưa vào sử dụng như đường dây điện Sài Gòn - Vũng Tàu, cột cờ Thủ Ngữ . Những trang bị mới này giúp cho cảng Sài Gòn khi ấy không chỉ tiếp nhận tàu chiến, tàu hàng Âu Á cỡ nhỏ mà tàu cỡ lớn cũng có thể cập bến được.

Những năm về sau, nhiều khoản đầu tư quan trọng lần lượt được đưa vào để cải tiến hệ thống thiết bị của cảng nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu lúa gạo. Theo tác giả Àrnold Hilda thì năm 1870, cảng Sài Gòn đã trang bị 3 tàu kéo chạy bằng hơi nước. Ngoài tàu "Shamrock" (một tàu nhỏ của nhà nước) còn có tàu "Wickoff và tàu "Powerful" của các hãng tư nhân[94:23, 24].

Năm 1899. do tàu bè cập bến ngày càng nhiều, một trong những hãng tư nhân tham gia thành lập cảng Sài Gòn ngay từ đầu là hãng Đầu Ngựa 48 đã thay thế các cầu tàu bằng gỗ thành 2 cầu tàu xi măng cốt thép. Mỗi cầu có chiều dài là 41,25 m, chiều ngang là 8 m, hai cầu cách nhau 18,75 m được nối liền với bờ bởi một cầu phao rộng 10 m.

Vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều thiết bị mới của cảng được lắp đặt, một số công trình hạ tầng được xúc tiến. Diện mạo cảng Sài Gòn có nhiều đổi thay so với các thập niên trước đó. Những liệt kê sau đây được trích dẫn từ Tư liệu về Sài Gòn - Gia Định của tác giả Nguyễn Phan Quang (Phần thiết bị và quản lý):

1 - Một bến cảng dài 1.100m ở hữu ngạn sông Sài Gòn, quãng giữa nhà máy Kiên - Fat - Seng (?) và đồn lũy phía Nam. Cảng có thể đón nhận cùng lúc 9 con tàu loại 120m.

2 - Một dãy nhà kho dài 1.000 m chạy dọc cảng trên một mặt bằng có diện tích 24.225P

m2 P

, cách bờ sông 15m.

3 - Một hệ thống đường "ray" (rail) ở phía trước và phía sau dãy nhà kho, phục vụ việc bốc xếp hàng hóa. Hệ thống này sẽ được nối với đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho.

4 - Một hệ thống neo ở tả ngạn (tương tự hệ thống này ở hữu ngạn) sắp hoàn tất với trụ neo cố định, bắt đầu từ vàm rạch Tàu Hủ. Các phao này cách tả ngạn 5m, cách bến cảng ở hữu ngạn 150m, tạo điều kiện cho luồng lạch chính vào cảng luôn được thông thoáng.

5 - Ngoài ra, một cây cầu 3 nhịp cũng sắp hoàn thành, nối đài từ đường Adran đến thương cảng. cầu này cũng như các bến cảng đều do công ty xây dựng Levallois Perret (tức Eiffel cũ) thi công.

(23)

Đến năm 1914, với sự hiện diện của bến cảng Khánh Hội, thương cảng Sài Gòn kéo dài đến ngã ba Kinh Tẻ (địa điểm cầu Tân Thuận ngày nay). Đây là một bến tàu dài 1.100 m, từ Nhà Rồng đến Đồn Nam gần cầu Tân Thuận, được lắp đặt thiết bị làm chỗ đậu cho 9 tàu lớn, mỗi chiều dài 120 m. Các kho hàng được bố trí cách bờ sông 15 m, tổng diện tích là 24.225 mP

2 P

. Ở hai bên Khánh Hội và Thủ Thiêm có 16 phao nổi được đặt làm chỗ cho tàu đậu tạm. Ngoài ra một đường sắt chạy dọc theo các kho rồi qua cầu Khánh Hội nối với ga Sài Gòn.

Từ năm 1910 trở đi, chính quyền thực dân đã đầu tư thêm 10.394.000 francs để tiếp tục nâng cấp cảng Sài Gòn, gồm những hạng mục sau :

1 - Bến cảng : 6.208.158 francs. 2 - Kho hàng : 1.425.355 francs. 3 - Đường ray : 1.342.687 francs. 4 - Phao neo : 472.200 francs. 5 - Cầu quay : 440.280 francs.

6 - Giang cảng : 445.520 francs [67:74].

Riêng năm 1924, chỉ tiêu ngân sách của cảng Sài Gòn đã lên đến 1.188.850 francs bao gồm các khoản chi về : nhân sự (284.850 francs), phí tổn doanh nghiệp hay còn gọi là khai thác (318.200 francs) trong đó phí cho các công trình mới chiếm số vốn cao nhất (585.100 francs)50. Điều này cho thấy đầu tư trang bị cơ sở vật chất của cảng ngày càng cập nhật. Thời gian này, nhiều công trình xây dựng ở cảng được đầu tư bởi vốn nhà nước và cả tư nhân. Theo các văn bản còn lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc Gia II (Thành phố Hồ chí Minh) về những công trình đấu thầu, xây dựng cảng Sài Gòn thuộc phông lưu trữ Tòa Đại biểu chính phủ Nam Việt, chúng tôi sắp xếp lại cụ thể như sau:

1 - Các công trình xây dựng cầu, cọc neo, bờ kè :

Từ 15/1/1924 - 1/7/1924 xây một cầu tạm trên kênh số 2 ở Chợ Lớn do hãng Levallois Perret ở Sài Gòn nhận thầu.

Xây một cầu tàu cho phá chạy bằng máy trên sông Sài Gòn (phía An Loi Xa) do công ty Boỵ Ferme nhận thầu.

(24)

Tháo gỡ cầu tạm Eiffel ở kênh số 2 tại Chợ Lớn và xây cầu Eiffel trên rạch Xóm Củi, phía bờ Nam của kênh Đôi.

Xây 6 cột neo tàu bằng bê tông cốt sắt để cột phao tiêu ở cảng thương mại Sài Gòn. Xây một cầu bằng bê tông cốt sắt dài 17 m ở hữu ngạn kênh dẫn thủy do hãng Tourtet nhận thầu.

Xây một đoạn đường dốc lên cầu dài 145 m ở kênh dẫn thủy (phía Nhà Bè), nhận thầu là một người Việt Nam tên là Nguyễn Văn Nua.

Xây một bờ kè ở tả ngạn rạch Tàu Hủ ở Sài Gòn và một số công trình khác trong cảng. Công trình này sử dụng một khối lượng đá biên Hòa là 10. 500 mP

3 P

do thầu khoán Việt Nam tên là Nguyễn Văn Hội nhận cung cấp.

Đắp cao hai bờ kênh số 2 và số 3 ở Chợ Lớn, giao cho thầu khoan Nguyễn Văn Lộc san nền và dùng đất đó để đắp.

Xây bờ kè ở rạch Tàu Hủ, đoạn giữa cầu của Hãng vận tải đường biển và đại lộ Lord Kitchner bằng đá Biên Hòa và đất nạo vét.

2 - Các công trình làm đường, đắp đất:

Đắp đất phía sau bờ tường của cảng Khánh Hội, công trình này sử dụng 76.000 mP 3

P đất.

Rải đá con đường phía Bác chạy song song với Kênh Đôi và các đoạn đường song song với các kênh số 1, số 2, và số 3 ở Chợ Lớn. Công trình này cần đến 8.000 m3 đá Biên Hòa.

Đắp lại đường phố Jean Eudel (đoạn đường giữa cầu Quay và cổng vào Hãng Vận tải đường biển với 600 mP

3

Pđá hoa cương và 60 mP 3

P cát.

Đắp một con đường dài 264 m, rộng 6m song song với bến cảng Khánh Hội và ở phía Nam 2 dãy nhà kho mới.

Riêng ở cảng Chợ Lớn, các con đường ở kênh số 1, 2, 3 đã được hoàn tất; đồng thời ở Kênh Đôi, đoạn đường nằm giữa Xóm Củi và Rạch Cát, đoạn khác nối liền Kênh Đôi với đoạn đường ở bến Lò Gốm cũng được hoàn thành.

3 - Các công trình khác gồm có :

Referências

Documentos relacionados

Para que o argumento não incorra em petição de princípio, ele deve estabelecer o seu resultado se o adversário (quem quer que pretenda não aceitar que “não é possível

Municipal de Cinfães, determina, nos termos e para efeitos do disposto no nº 5 do artigo 61º do Código dos Contratos Públicos, e de acordo com a informação do Júri do

Usar vestuário de protecção, luvas e equipamento protector para os olhos/face adequados. Em caso de acidente ou de indisposição, consultar imediatamente o médico (se

Para a continuidade deste estudo sobre a criptografia RSA, recomenda-se a análise da função f ( m )  ( m  n  1 ) 2  4 n , tentando delimitar um intervalo mais

1 – Os pagamentos decorrentes do presente Regulamento são efectuados, preferencialmente, através dos meios electrónicos disponíveis, sendo obrigatório o

discutimos como reflexões espaciais podem ser gestadas para além dos confins da ciência geográfica; em seguida verificamos como algumas dimensões do conceito

O presente trabalho busca analisar as possibilidades de ensino de Geografia a partir da fronteira, bem como perceber a relação dos alunos com o patrimônio histórico e

similar à diferença de 16s observada entre dois TCRs repetidos de 5000m realizado por corredores em um outro estudo independente 1. Ademais, não houve diferença