• Nenhum resultado encontrado

[Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "[Vtgn.1] Công Ước Montreal, 28 Tháng 5 Năm 1999"

Copied!
32
0
0

Texto

(1)

QUY TẮC LIÊN QUAN ĐẾN VẬN TẢI HÀNG

KHÔNG QUỐC TẾ (MONTREAL, 28 THÁNG

5 NĂM 1999)

Nguồn:

Nhóm dịch

Nhóm hiệu đính

1. Nguyễn Phương Anh 2. Lê Phương Anh 3. Đặng Thị Minh Phương 4. Nguyễn Thị Hồng Vân 5. Mã Hồng Vân 1. Nguyễn Phương Anh-Anh 8-K50-KTĐN 2. Trần Anh Dũng-Anh 8-K50-KTĐN 3. Nguyễn Khắc Hiếu-Anh 9-K50-KTĐN

(2)

MỤC LỤC

MỤC LỤC...2

CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG...6

Điều 1 - Phạm vi áp dụng...6

Điều 2 - Vận chuyển thực hiện bởi nước thành viên và vận chuyển bưu phẩm...7

CHƯƠNG II - CHỨNG TỪ VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ VÀ HÀNG HÓA...7

Điều 4 - Vận chuyển hàng hóa...8

Điều 5 - Nội dung vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa9 Điều 6 – Chứng từ liên quan đến bản chất của hàng hóa...9

Điều 7 - Mô tả của vận đơn hàng không...9

Điều 8 – Chứng từ cho nhiều bưu kiện...9

Điều 9 - Việc không tuân thủ các yêu cầu chứng từ...10

Điều 10 - Trách nhiệm cho những chi tiết của chứng từ...10

Điều 11 - Giá trị chứng cứ của chứng từ...10

Điều 12 - Quyền loại bỏ hàng hóa...11

Điều 13 - Giao hàng...12

(3)

Điều 15 - Mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng hoặc

mối quan hệ chung với bên thứ ba...12

Điều 16 - Thủ tục hải quan, công an và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác...12

CHƯƠNG III - TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ PHẠM VI BỒI THƯỜNG TỔN THẤT...13

Điều 17 - Thương tích hoặc thiệt hại về tính mạng của hành khách - Tổn thất hành lý...13

Điều 18 - Tổn thất về hàng hóa...13

Điều 19 - Sự trì hoãn...14

Điều 20 - Miễn trách...14

Điều 21 - Bồi thường trong trường hợp tử vong hoặc thương tích của hành khách...15

Điều 22 - Giới hạn trách nhiệm đối với việc hoãn chuyên chở, hành lý và hàng hóa...15

Điều 23 - Chuyển đổi đơn vị tiền tệ...17

Điều 24 - Xem xét giới hạn trách nhiệm...17

Điều 25 - Quy định về giới hạn trách nhiệm...18

Điều 26 - Sự vô hiệu của các điều khoản hợp đồng...18

Điều 27 - Tự do giao kết hợp đồng...19

Điều 28 - Thanh toán trước...19

Điều 29 - Cơ sở khiêu nại...19

Điều 30 - Nhân viên, đại lý - tập hợp khiếu nại...19

(4)

Điều 32. Cái chết của người có trách nhiệm...20

Điều 33. Thẩm quyền xét xử...20

Điều 34 - Trọng tài...21

Điều 35 - Thời hạn khởi kiện...22

Điều 36 - Vận tải kế tiếp...22

Điều 37 - Quyền truy đòi người thứ ba...22

CHƯƠNG IV - VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC...23

Điều 38 - Vận tải đa phương thức...23

CHƯƠNG V - VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỢC CHỊU TRÁCH NHIỆM BỞI MỘT NGƯỜI KHÔNG CÓ TRONG HỢP ĐỒNG CHUYÊN CHỞ...23

Điều 39 - Người chuyên chở theo hợp đồng - Người chuyên chở thực tế ...23

Điều 40 - Trách nhiệm của người chuyên chở theo hợp đồng và người chuyên chở thực tế...23

Điều 41 - Trách nhiệm chung...24

Điều 42 - Người nhận khiếu nại và hướng dẫn...24

Điều 43 - Nhân viên và đại lí...24

Điều 44 - Giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất...25

Điều 45 - Người nhận khiếu nại...25

Điều 46 - Phạm vi pháp lí mở rộng...25

CHƯƠNG VI - CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC...25

(5)

Điều 50 - Bảo hiểm...26

Điều 51 - Việc vận chuyển được thực hiện trog hoàn cảnh đặc biệt 26 Điều 52 - Xác định thời gian...26

CHƯƠNG VII - CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG...26

Điều 53 - Chữ ký, phê chuẩn và điều kiện hiệu lực...26

Điều 54 - Tuyên bố bãi ước...27

Điều 55 - Mối quan hệ với các văn kiện của công ước Vacsava28 Điều 56 - Các quốc gia có nhiều hơn một hệ thống pháp luật28 Điều 57 - Giới hạn...29

(6)

CÔNG ƯỚC VỀ THỐNG NHẤT MỘT SỐ QUY TẮC

LIÊN QUAN ĐẾN VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ

(MONTREAL, 28 THÁNG 5 NĂM 1999)

CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN THAM GIA KÝ CÔNG ƯỚC NÀY

CÔNG NHẬN sự đóng góp quan trọng của Công ước về thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận tải hàng không quốc tế ký kết tại Warsaw vào ngày 12 Tháng 10 năm 1929, sau đây gọi tắt là "Công ước Warsaw", và các văn kiện khác liên quan đến sự phù hợp trong tư pháp hàng không quốc tế;

CÔNG NHẬN sự cần thiết phải hiện đại hóa và củng cố Công ước Warsaw và văn kiện liên quan;

CÔNG NHẬN tầm quan trọng của việc đảm bảo bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không và nhu cầu bồi thường công bằng dựa trên nguyên tắc bồi thường;

TÁI KHẲNG ĐỊNH mong muốn một sự phát triển có trật tự trong vận tải hàng không quốc tế và sự lưu thông thông suốt của hành khách, hành lý và hàng hóa phù hợp với các nguyên tắc và mục tiêu của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế, thực hiện tại Chicago vào ngày 07 tháng 12 năm 1944;

TIN TƯỞNG rằng những hành động của tập thể các nước thành viên là để hài hòa hơn và hệ thống hóa một số quy tắc quản lý vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không thông qua một Công ước mới là cách thích hợp nhất để đạt được một sự cân bằng hợp lý của lợi ích;

ĐÃ ĐƯỢC THỎA THUẬN NHƯ SAU:

CHƯƠNG I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 - Phạm vi áp dụng

(7)

hành lý, hàng hóa được thực hiện bởi máy bay nhằm mục đích nhận thù lao. Nó áp dụng tương tự đối với vận chuyển bằng máy bay không phải trả tiền thực hiện bởi một cam kết vận tải hàng không.

2. Về những mục đích của Công ước này, khái niệm "vận chuyển quốc tế", có nghĩa là bất kỳ vận chuyển mà trong đó theo thỏa thuận giữa các bên, nơi đi và nơi đến, bất kể là có hay không sự gián đoạn trong vận chuyển hoặc chuyển tải, đang nằm trong lãnh thổ của hai quốc gia thành viên, hoặc trong lãnh thổ của một quốc gia duy nhất nếu có một nơi dừng thỏa thuận trong lãnh thổ của một nước khác, ngay cả khi nước đó không phải là một quốc gia thành viên. Vận chuyển giữa hai điểm trong lãnh thổ của một quốc gia duy nhất mà không có một nơi dừng được thỏa thuận trong lãnh thổ của một nước khác thì không phải là vận chuyển quốc tế cho các mục đích của Công ước này.

3. Vận chuyển được thực hiện bởi liên tiếp nhiều người chuyên chở cho các mục đích của Công ước này, được gọi là một vận chuyển trọn vẹn nếu nó đã được các bên coi như là một hoạt động đơn lẻ, bất kể là nó đã được thoả thuận dưới dạng hợp đồng đơn lẻ hay một loạt các hợp đồng, và nó không mất tính chất quốc tế chỉ vì một hợp đồng hay một loạt các hợp đồng sẽ được thực hiện hoàn toàn trên lãnh thổ của cùng nước thành viên đó.

4. Công ước này cũng áp dụng cho vận chuyển như quy định tại Chương V, theo các điều khoản trong đó.

Điều 2 - Vận chuyển thực hiện bởi nước thành viên và vận chuyển bưu phẩm.

1. Công ước này áp dụng cho vận chuyển được thực hiện bởi nước thành viên hoặc của cơ quan nước thành viên thành lập hợp pháp miễn là nó nằm trong các điều kiện quy định tại Điều 1.

2. Trong việc vận chuyển bưu phẩm, người vận chuyển chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các quy định quản lý của Bưu chính có liên quan phù hợp với các quy định áp dụng đối với mối quan hệ giữa người chuyên chở và các quy định quản lý của Bưu chính.

(8)

3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, các quy định của Công ước này không áp dụng đối với việc vận chuyển bưu phẩm.

CHƯƠNG II - CHỨNG TỪ VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

ĐẾN VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ VÀ HÀNG HÓA

Điều 3 - Hành khách và hành lý

1. Đối với vận chuyển hành khách, chứng từ vận chuyển đơn phương thức hoặc đa phương thức có chứa:

(a) một dấu hiệu về những nơi đi và nơi đến;

(b) nếu địa điểm khởi hành và điểm đến nằm trong lãnh thổ của một nước thành viên, một hoặc nhiều điểm dừng được thỏa thuận trong lãnh thổ của một nước thành viên khác, thì phải có dấu hiệu của ít nhất một điểm dừng như vậy.

2. Bất kỳ phương tiện khác lưu giữ thông tin nêu tại khoản 1 có thể thay thế cho việc cung cấp các chứng từ nêu tại khoản đó. Nếu bất kỳ phương tiện khác như trên được sử dụng thì người chuyên chở cần đề xuất gửi cho hành khách một tuyên bố bằng văn bản về những thông tin được lưu giữ như vậy. 3. Người chuyên chở cung cấp cho hành khách một thẻ nhận dạng hành lý cho

mỗi phần của hành lý ký gửi.

4. Hành khách phải được thông báo bằng văn bản với mục đích là trong phạm vi Công ước này được áp dụng, nó điều chỉnh và có thể giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đối với tử vong hoặc thương tật và sự phá hủy hoặc mất mát, hoặc hư hỏng đối với hành lý, và đối với sự trì hoãn.

5. Không tuân thủ các quy định của khoản trên đây không ảnh hưởng đến sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của hợp đồng vận chuyển, trong đó, tuy nhiên phải tuân theo các quy định của Công ước này bao gồm cả những quy tắc có liên quan đến giới hạn trách nhiệm.

(9)

1. Đối với vận chuyển hàng hoá, vận đơn hàng không phải được giao.

2. Bất kỳ phương tiện nào khác có chứa đựng những ghi chép về việc chuyên chở đã được thực hiện có thể được thay thế cho việc cung cấp một vận đơn hàng không. Nếu các phương tiện khác như vậy được sử dụng, người chuyên chở, nếu có yêu cầu của người gửi hàng, phải cung cấp cho người gửi hàng một biên lai hàng hoá cho phép xác định các lô hàng và truy cập vào các thông tin trong ghi chép được lưu giữ bằng các phương tiện khác như vậy.

Điều 5 - Nội dung vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa

Vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá bao gồm: (a) một dấu hiệu về những nơi đi và nơi đến;

(b) nếu địa điểm khởi hành và điểm đến nằm trong lãnh thổ của một nước thành viên, một hoặc nhiều điểm dừng được thỏa thuận trong lãnh thổ của một nước thành viên khác, phải có một dấu hiệu của ít nhất một nơi dừng như vậy; và

(c) thông tin về trọng lượng của lô hàng.

Điều 6 – Chứng từ liên quan đến bản chất của hàng hóa

Người gửi hàng có thể được yêu cầu, nếu cần thiết, để đáp ứng các thủ tục hải quan, cảnh sát và các cơ quan công quyền tương tự, cần cung cấp chứng từ thể hiện rõ tính chất của hàng hóa. Điều khoản này quy định người chuyên chở không có trách nhiệm, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý phát sinh.

Điều 7 - Mô tả của vận đơn hàng không

1. Vận đơn hàng không được người gửi hàng lập làm ba bản gốc.

2. Bản đầu tiên sẽ được đánh dấu "cho người chuyên chở"; có chữ ký của người gửi hàng. Bản thứ hai sẽ được đánh dấu "cho người nhận hàng"; có chữ ký của người gửi hàng và người chuyên chở. Bản thứ ba phải có chữ ký của người chuyên chở - người sẽ phải giao vận đơn cho người gửi hàng sau khi nhận hàng.

(10)

3. Chữ ký của người chuyên chở và người gửi hàng có thể được in hoặc đóng dấu.

4. Nếu, theo yêu cầu của người gửi hàng, người chuyên chở lập vận đơn hàng không, người chuyên chở sẽ được coi là, theo chứng minh ngược lại, đã làm như vậy thay mặt cho người gửi hàng.

Điều 8 – Chứng từ cho nhiều bưu kiện

Khi có nhiều hơn một bưu kiện:

(a) người chuyên chở hàng hóa có quyền yêu cầu người gửi hàng lập vận đơn riêng biệt;

(b) người gửi hàng có quyền yêu cầu người chuyên chở cung cấp biên lai hàng hóa riêng biệt khi các phương tiện khác nêu tại khoản 2 Điều 4 được sử dụng.

Điều 9 - Việc không tuân thủ các yêu cầu chứng từ

Việc không tuân thủ các quy định từ Điều 4 đến 8 không ảnh hưởng đến sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của hợp đồng vận chuyển, tuy nhiên, phải tuân theo các quy định của Công ước này bao gồm cả những quy tắc có liên quan đến giới hạn trách nhiệm.

Điều 10 - Trách nhiệm cho những chi tiết của chứng từ

1. Người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của các chi tiết và những kê khai liên quan đến hàng hóa mà họ đã đưa vào hoặc nhân danh họ trong vận đơn hàng không hoặc do họ cung cấp hoặc thay mặt cho người chuyên chở cho biên lai hàng hoá vào hoặc cho những ghi chép được lưu giữ bằng các phương tiện khác được nêu tại khoản 2 Điều 4. Các điều trên cũng sẽ được áp dụng khi người đại diện của người gửi hàng cũng là đại lý của người chuyên chở.

2. Người gửi hàng phải bồi thường cho người chuyên chở khỏi mất mát do họ gây nên, hoặc do bất kỳ người nào khác mà người chuyên chở bị ràng buộc

(11)

trách nhiệm pháp lý với người đó, vì lý do bất thường, sự không chính xác hoặc không đầy đủ các chi tiết và kê khai được cung cấp bởi người gửi hàng hoặc đại diện của người gửi hàng.

3. Theo các quy định của khoản 1 và khoản 2 Điều này thì người chuyên chở phải bồi thường cho người gửi hàng về những thiệt hại do họ gây nên, hoặc bởi bất kỳ người nào khác mà người gửi hàng phải chịu trách nhiệm, vì lý do bất thường, sự không chính xác hoặc không đầy đủ các chi tiết và kê khai được người chuyên chở hoặc đại diện của họ đưa vào trong biên lai hàng hóa hoặc trong ghi chép được lưu giữ bằng các phương tiện khác được nêu tại khoản 2 Điều 4.

Điều 11 - Giá trị chứng cứ của chứng từ

1. Vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá là bằng chứng hiển nhiên của việc giao kết hợp đồng, của sự chấp nhận của hàng hóa và các điều kiện vận chuyển đề cập trong đó.

2. Bất kỳ việc kê khai trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá liên quan đến trọng lượng, kích thước và đóng gói hàng hóa, cũng như những thông tin liên quan đến số lượng các gói, là bằng chứng hiển nhiên về các điều đã nêu; những thông tin liên quan đến số lượng, khối lượng và tình trạng của hàng hóa không cấu thành bằng chứng chống lại người chuyên chở, trừ khi chúng đều đã, và đang được ghi trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá rằng đã được người chuyên chở kiểm tra khi có mặt người gửi hàng, hoặc liên quan đến tình trạng bên ngoài của hàng hóa.

Điều 12 - Quyền loại bỏ hàng hóa

1. Tùy theo trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng chuyên chở, người gửi hàng có quyền loại bỏ hàng hóa bằng việc để lại chúng tại sân bay khởi hành hoặc nơi đến, hoặc dừng chúng lại trong hành trình vào bất cứ lúc hạ cánh nào, hoặc yêu cầu chúng được chuyển đến địa điểm đến hay trong hành trình chuyển tới một người khác ngoài người nhận hàng được chỉ

(12)

định ban đầu, hoặc yêu cầu nó được quay trở lại sân bay khởi hành. Người gửi hàng không được sử dụng quyền loại bỏ hàng hóa này để gây thiệt hại cho người chuyên chở hoặc cho những người gửi hàng khác và phải hoàn trả lại bất cứ chi phí nào sinh ra bởi sự thực hiện quyền này.

2. Nếu không thể thực hiện hướng dẫn của người gửi hàng, người chuyên chở phải thông báo cho người gửi hàng ngay lập tức.

3. Nếu người chuyên chở thực hiện những hướng dẫn của người gửi hàng trong việc sắp xếp bố trí hàng hóa mà không yêu cầu lập ra một phần của vận đơn hàng không hoặc biên lai gửi hàng chuyển tới người chuyên chở sau, người chuyên chở sẽ phải chịu trách nhiệm, mà không gây ảnh hưởng tới quyền thu hồi của người gửi hàng, cho bất cứ tổn thất nào gây ra cho bất kì ai sở hữu hợp pháp cho bản vận đơn hàng không đó hoặc biên lai gửi hàng 4. Quyền mà người gửi hàng được hưởng chấm dứt từ thời điểm khi quyền của

người nhận hàng bắt đầu theo điều 13. Tuy nhiên, nếu người nhận hàng từ chối chấp nhận hàng hóa, hoặc không thể liên lạc được, người gửi hàng được phục hồi lại quyền loại bỏ hàng hóa.

Điều 13 - Giao hàng

1. Trừ khi người gửi hàng đã thực hiện quyền theo điều 12, người nhận hàng được trao quyền khi hàng hóa đến địa điểm đến để yêu cầu người chuyên chở giao hàng tới đó, và trả phí theo điều kiện chuyên chở.

2. Nếu không có thỏa thuận gì khác, người chuyên chở có trách nhiệm thông báo cho người nhận hàng ngay khi hàng hóa tới.

3. Nếu người chuyên chở thừa nhận về sự mất mát của hàng hóa, hoặc nếu hàng hóa chưa tới sau khi hết hạn 7 ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra phải tới, người nhận hàng được buộc người chuyên chở chấp nhận những quyền phát sinh từ hợp đồng chuyên chở mà ra.

Điều 14 - Thực hiện quyền của người gửi hàng và người nhận hàng

Người gửi hàng và người nhận hàng được hưởng những quyền tương ứng của mình theo điều 12 và điều 13, với danh nghĩa của chính mình, bất kể là hợp đồng nhân danh mình hoặc nhân danh một người khác, miễn là nó thực hiện những nghĩa vụ quy định trong hợp đồng chuyên chở.

(13)

Điều 15 - Mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng hoặc mối quan hệ chung với bên thứ ba

1. Điều 12, điều 13 và điều 14 không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng với nhau hay mối quan hệ chung với bên thứ ba - bên nhận được quyền lợi từ người gửi hàng hoặc từ người nhận hàng 2. Những điều khoản thuộc điều 12, điều 13 và điều 14 chỉ có thể bị thay đổi

bằng những điều khoản được ghi trong vận đơn hàng không và biên lai gửi hàng

Điều 16 - Thủ tục hải quan, công an và các cơ quan chức năng có thẩm quyền khác

1. Người gửi hàng phải cung cấp những thông tin và chứng từ cần thiết để phù hợp với những thủ tục hải quan, công an và những cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi hàng hóa có thể được giao cho người nhận hàng. Người gửi hàng có trách nhiệm với người chuyên chở đối với bất cứ tổn thất nào gây ra bởi sự mất, thiếu hoặc bất thường của bất kì thông tin hoặc chứng từ nào, trừ khi tổn thất đó là do lỗi của người chuyên chở, nhân công hoặc đại lý của người chuyên chở.

2. Người chuyên chở không có nghĩa vụ phải xác minh tính chân thực hoặc đầy đủ của những thông tin và chứng từ đó.

CHƯƠNG III - TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ VÀ PHẠM

VI BỒI THƯỜNG TỔN THẤT

Điều 17 - Thương tích hoặc thiệt hại về tính mạng của hành khách - Tổn thất hành lý

1. Người chuyên chở có trách nhiệm đối với tổn thất chứng minh được trong trường hợp có tử vong hoặc thương tích của hành khách chỉ trong điều kiện tai nạn gây ra tử vong hoặc thương tích xảy ra trong khoang máy bay hoặc bất cứ quá trình lên hoặc xuống máy bay nào.

2. Người chuyên chở có trách nhiệm đối với tổn thất chứng minh được trong trường hợp hư hại hoặc mất mát, hay tổn thất đối với hành lý có kê khai chỉ trong điều kiện sự việc gây nên sự hư hại, mất mát hay tổn thất đó xảy ra

(14)

trong khoang máy bay hoặc bất cứ khoảng thời gian nào mà hành lý kê khai vẫn thuộc thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở. Tuy nhiên, người chuyên chở không có trách nhiệm nếu hoặc tới giới hạn mà tổn thất gây ra do nội tỳ, chất lượng hoặc thiếu sót của hành lý. Trong trường hợp những hành lý không kê khai, kể cả vật dụng cá nhân, người chuyên chở có trách nhiệm nếu tổn thất gây ra là do từ lỗi của người chuyên chở hoặc lỗi của nhân công hoặc đại lý của người chuyên chở.

3. Nếu người chuyên chở thừa nhận mất mát của hành lý có kê khai, hoặc nếu hành lý có kê khai chưa tới nơi sau hạn cuối 21 ngày kể từ ngày nó lẽ ra phải đến, hành khách có quyền đòi người chuyên chở thực hiện những quyền của mình đã quy định trong hợp đồng chuyên chở

4. Nếu không có ghi chú gì khác, trong Công ước này, cụm từ “hành lý” bao gồm cả hành lý đã kê khai và hành lý chưa kê khai

Điều 18 - Tổn thất về hàng hóa

1. Người chuyên chở có trách nhiệm về tổn thất chứng minh được trong trường hợp sự hư hại hoặc mất mát hay tổn thất về hàng hóa, chỉ trong trường hợp sự việc gây ra tổn thất được chứng minh đã xảy ra trong quá trình chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không

2. Tuy nhiên, người chuyên chở không có trách nhiệm nếu hay tới giới hạn mà chứng minh được sự hư hại, mất mát hoặc tổn thất tới hàng hóa là kết quả của một hoặc nhiều hơn những điều sau:

(a) Ẩn tỳ, chất lượng hoặc thiếu sót của hàng hóa đó;

(b) Việc đóng gói một cách thiếu sót hàng hóa bởi một người khác không phải người chuyên chở hoặc nhân công hay đại lý của người chuyên chở;

(c) Chiến tranh hoặc xung đột vũ trang;

(d) Hành động của cơ quan có thẩm quyền thực hiện liên quan đến việc xuất, nhập hoặc quá cảnh của hàng hóa

3. Việc chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không trong khoản 1 của điều này bao gồm quá trình trong đó hàng hóa thuộc trách nhiệm của người chuyên chở.

4. Quá trình của chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không bao gồm bất cứ việc chuyên chở bằng đường bộ, đường thủy hay đường thủy nội địa thực

(15)

hiện bên ngoài sân bay. Tuy nhiên nếu những việc chuyên chở đó thực hiện trong phạm vi hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không, phục vụ mục đích dỡ hàng, vận chuyển hoặc chuyển tải, bất cứ tổn thất dự đoán trước nào, căn cứ theo bằng chứng ngược lại là kết quả của bất kì sự việc xảy ra trong quá trình chuyên chở hàng không. Nếu người chuyên chở không có sự đồng ý của người gửi hàng, thay thế việc chuyên chở bằng một phương tiện chuyên chở khác cho toàn bộ hoặc một phần quá trình chuyên chở đã được dự kiến bởi sự đồng ý giữa các bên để chuyên chở bằng đường hàng không, thì phương thức chuyên chở bằng phương tiện khác đó được coi là một phần của quá trình chuyên chở bằng đường hàng không.

Điều 19 - Sự trì hoãn

Người chuyên chở có trách nhiệm với tổn thất gây ra bởi sự trì hoãn chuyên chở bằng đường hàng không đối với hành khách, hành lý hoặc hàng hóa. Tuy nhiên, người chuyên chở không có trách nhiệm đối với tổn thất gây ra bởi sự trì hoãn việc chuyên chở nếu người chuyên chở chứng minh được rằng người chuyên chở, nhân công và đại lý của người chuyên chở đã dùng mọi biện pháp hợp lý có thể yêu cầu để tránh tổn thất hoặc việc thực hiện những biện pháp đó là bất khả thi.

Điều 20 - Miễn trách

Nếu người chuyên chở chứng minh được tổn thất được gây nên hoặc được góp phần gây nên do sự lơ là hoặc bất cứ hành động sai trái hay không làm tròn trách nhiệm của người yêu cầu bồi thường, hoặc từ người mà họ nhận được quyền đó, người chuyên chở sẽ được miễn trách một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm đối tới giới hạn mà sự lơ là hoặc không làm tròn trách nhiệm đó gây nên hoặc góp phần gây nên tổn thất. Khi một người khác ngoài hành khách bồi thường cho tổn thất tính mạng hoặc thương tích đối với hành khách khiếu nại, người chuyên chở cũng sẽ được miễn trách một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm tới giới hạn nếu chứng minh được là sự lơ là hoặc không làm tròn trách nhiệm là do hành khách đó. Điều này được sử dụng cho tất cả những điều khoản trách nhiệm trong Công ước này, kể cả khoản 1 của điều 21.

(16)

Điều 21 - Bồi thường trong trường hợp tử vong hoặc thương tích của hành khách

1. Bồi thường cho tổn thất xảy ra theo khoản 1 của điều 17 không vượt quá 100.000 SDR cho mỗi hành khách, người chuyên chở không thể loại trừ hoặc giới hạn trách nhiệm của mình.

2. Người chuyên chở không chịu trách nhiệm cho tổn thất xảy ra theo khoản 1 điều 12 tới giới hạn mà nó vượt quá 100.000 SDR cho mỗi hành khách nếu người chuyên chở chứng minh được rằng:

(a) Tổn thất đó không phải do sự lơ là hoặc hành động sai trái khác hoặc không làm tròn trách nhiệm của người chuyên chở hay nhân công hoặc đại lý của người chuyên chở

(b) Tổn thất đó là do sự lơ là hoặc không làm tròn trách nhiệm của mình bên thứ ba gây nên

Điều 22 - Giới hạn trách nhiệm đối với việc hoãn chuyên chở, hành lý và hàng hóa

1. Trong trường hợp tổn thất gây nên bởi sự hoãn chuyên chở đã nêu trong điều 19 đối với chuyên chở hành khách, trách nhiệm của người chuyên chở được giới hạn là 4.150 SDR cho mỗi hành khách

2. Trong trường hợp chuyên chở hành lý, trách nhiệm của người chuyên chở trong trường hợp hư hại, mất mát hoặc tổn thất hay hoãn chuyên chở giới hạn là 1.000 SDR cho mỗi hành khách trừ khi hành khách đã hoàn thành một bản ghi chú lãi suất khi vận chuyển tới đích và trả một khoản tiền bổ sung trong trường hợp cần thiết khi hành lý đã kê khai được giao cho người chuyên chở. Trong trường hợp đó người chuyên chở có trách nhiệm trả một khoản tiền không vượt quá khoản tiền đã công bố trước, trừ khi người chuyên chở chứng minh được số tiền đó lớn hơn lãi suất thực tế của hành khách khi vận chuyển tới đích.

3. Trong quá trình chuyên chở hàng hóa, trách nhiệm của người chuyên chở trong trường hợp hư hại, mất mát hoặc tổn thất tới hàng hóa giới hạn là 17 SDR/kg, trừ khi người gửi hàng đã hoàn thành một bản ghi chú lãi suất khi vận chuyển tới đích và trả một khoản tiền bổ sung trong trường hợp cần

(17)

thiết khi hành lý đã kê khai được giao cho người chuyên chở. Trong trường hợp đó người chuyên chở có trách nhiệm trả một khoản tiền không vượt quá khoản tiền đã công bố trước, trừ khi người chuyên chở chứng minh được số tiền đó lớn hơn lãi suất thực tế của người gửi hàng khi vận chuyển tới đích. 4. Trong trường hợp hư hại, mất mát, tổn thất hoặc hoãn chuyên chở đối với

một phần hàng hóa, hoặc bất cứ vật thể nào chứa trong đó, trọng lượng được xem xét trong việc xác định số lượng trong giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở sẽ chỉ là tổng trọng lượng toàn phần của kiện hàng hoặc những kiện hàng liên quan. Tuy nhiên, nếu sự hư hại, mất mát, tổn thất hoặc hoãn chuyên chở một phần của hàng hóa hoặc của vật thể chứa trong đó, ảnh hưởng tới giá trị của các kiện hàng khác được ghi ở trên cùng một vận đơn hàng không, hoặc trên cùng một biên lai hay, nếu chúng không được đưa ra, bằng một biên bản tương tự được lưu giữ theo những cách thức được nhắc tới trong khoản 2 điều 4, thì tổng trọng lượng của kiện hàng đó hoặc những kiện hàng đó cũng được tính vào trong lượng xem xét để xác định giới hạn trách nhiệm

5. Khoản 1 và khoản 2 đã đề cập đến của điều này không được áp dụng nếu chứng minh được rằng tổn thất gây ra là do hành động hoặc sự thiếu trách nhiệm của người chuyên chở, nhân công hoặc đại lý của người chuyên chở, cố ý gây hại hoặc thiếu thận trọng mà biết được tổn thất sẽ xảy ra; miễn là, trong trường hợp hành động như vậy hay thiếu trách nhiệm của nhân công hay đại lý đó cũng được chứng minh là hành động trong phạm vi thực hiện trong công việc.

6. Những giới hạn bắt buộc trong điều 21 và trong điều này không loại trừ việc tòa án phạt theo luật, ngoài ra theo luật pháp riêng đó, toàn bộ hoặc một phần của chi phí xét xử và các chi phí khác của vụ kiện sẽ do nguyên đơn chịu, kể cả lãi suất. Điều khoản đã đề cập trước không áp dụng nếu phần tổn thất được mang ra xét xử, không bao gồm chi phí xét xử và những chi phí khác của vụ kiện, không vượt quá tổng số mà người chuyên chở đã yêu cầu bằng văn bản đối với nguyên đơn trong vòng sáu tháng kể từ ngày xảy ra tổn thất, hoặc trước sự bắt đầu của vụ kiện nếu vụ kiện xảy ra sau.

(18)

Điều 23 - Chuyển đổi đơn vị tiền tệ

1. Tiền tệ được đề cập ở trên xét theo Quyền rút vốn đặc biệt trong Công ước sẽ được cho là ngụ ý đến Quyền rút vốn đặc biệt được định nghĩa bởi Quỹ tiền tệ quốc tế. Chuyển đổi tiền tệ thành đồng tiền quốc gia, trong trường hợp có thủ tục pháp lý, được thực hiện theo giá trị của những đồng tiền đó xét theo Quyền rút vốn đặc biệt vào ngày phán quyết. Giá trị của đồng tiền quốc gia, xét theo Quyền rút vốn đặc biệt, của một nước thành viên tham gia IMF, sẽ được tính theo phương pháp định giá được áp dụng bởi IMF, có hiệu lực từ ngày phán quyết, cho hoạt động và giao dịch. Giá trị của đồng tiền quốc gia, theo SDR, của một quốc gia mà ko phải là thành viên của IMF, sẽ được tính theo phương pháp được quyết định bởi quốc gia đó.

2. Tuy nhiên, những quốc gia không phải thành viên của IMF mà luật pháp không cho phép áp dụng các quy định của khoản 1 điều này, vào thời điểm thông qua hoặc thừa nhận hoặc bất kỳ thời điểm nào về sau, tuyên bố về giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở quy định trong điều 21 được ấn định số tiền là 1500000 đơn vị tiền tệ mỗi hành khách trong khung pháp lý của nước ( hoặc vùng lãnh thổ ) họ. 62,500 đơn vị tiền tệ mỗi hành khách xét trong khoản 1 điều 22. 15000 đơn vị tiền tệ mỗi hành khách theo khoản 2 điều 22, và 250 đơn vị tiền tệ mỗi kilogam theo khoản 3 điều 22. Đơn vị tiền tệ này tương ứng 65 và ½ miligam vàng 900‰ nguyên chất.Số tiền đó sẽ được chuyển thành tiền tệ quốc gia và được làm tròn số. Việc chuyển đổi số tiền này được thực hiện theo luật của quốc gia liên quan.

3. Cách tính được đề cập trong câu cuối tại khoản 1 điều này và phương pháp chuyển đổi đã đề cập tại khoản 2 điều này sẽ được thực hiện theo cách thức đó để đồng tiền của quốc gia thành viên thể hiện sự tương đương giá trị càng nhiều càng tốt theo điều 21 và 22 là kết quả của việc áp dụng ba câu đầu tiên tại khoản 1 điều này. Các quốc gia phải thông báo cho cơ quan lưu trữ cách thức tính toán theo khoản 1 điều này, hoặc kết quả của việc chuyển đổi tại khoản 2 điều này, có thể như trường hợp, khi gửi văn bản phê

(19)

chuẩn thông qua, chấp thuận, tán thành hoặc gia nhập Công ước này và bất cứ khi nào có sự thay đổi trong cả hai.

Điều 24 - Xem xét giới hạn trách nhiệm

1. Không ảnh hưởng đến các quy định tại điều 25 của Hiệp định này và tuân theo khoản 2 dưới đây, giới hạn trách nhiệm được quy định trong điều 21, 22, và 23 sẽ được xem xét bởi Cơ quan lưu trữ trong khoảng thời gian 5 năm, việc xem xét đầu tiên diễn ra vào cuối năm thứ năm sau ngày Công ước này có hiệu lực,hoặc nếu Công ước không có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày đầu tiên được ký kết, trong năm đầu tiên có hiêu lực, bằng cách tham chiếu đến một hệ số lạm phát tương ứng với tỷ lệ lạm phát tích lũy từ các phiên bản trước hoặc trong trường hợp đầu tiên, kể từ ngày có hiệu lực của Công ước. Đo lường tỷ lệ lạm phát được sử dụng trong việc xác định các hệ số lạm phát sẽ là tăng hoặc giảm bình quân gia quyền của các giá cả hàng năm trong chỉ số giá tiêu dùng của các quốc gia có đồng tiền gồm đồng SDR được nhắc tới tại khoản 1 điều 23.

2. Nếu xem xét lại theo khoản trên kết luận rằng các hệ số lạm phát đã vượt quá 10%.Cơ quan lưu trữ sẽ thông báo cho các quốc gia thành viên một bản sửa đổi giới hạn trách nhiệm. Bất kỳ sửa đổi như vậy sẽ có hiệu lực sáu tháng sau khi thông báo tới các quốc gia thành viên. Nếu trong vòng 3 tháng sau khi thông báo, đa số các quốc gia thành viên không chấp thuận, việc sửa đổi sẽ không có hiệu lực và Cơ quan lưu trữ sẽ tổ chức một cuộc họp giữa các quốc gia thành viên. Cơ quan lưu trữ sẽ ngay lập tức thông báo cho tất các các nước thành viên hiệu lực sắp tới của bất kỳ sửa đổi nào. 3. Mặc dù khoản 1 điều này, các thủ tục chiểu theo khoản 2 điều này được áp

dụng tại bất kỳ thời điểm nào mà một phần ba số quốc gia thành viên bày tỏ mong muốn có hiệu lực và với điều kiện rằng các hệ số lạm phát được nêu tại khoản 1 đã vượt quá 30% kể từ phiên bản trước hoặc kể từ ngày có hiệu lực của Công ước này nếu chưa có phiên bản trước đó. Xem xét tiếp theo áp dụng các thủ tục nêu tại khoản 1 điều này này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian năm năm bắt đầu vào cuối năm thứ 5 tính từ ngày xem xét điều khoản hiện tại.

(20)

Điều 25 - Quy định về giới hạn trách nhiệm

Người chuyên chở có thể quy định rằng hợp đồng chuyên chở ràng buộc với giới hạn trách nhiệm cao hơn so với những gì đã được lập ra trong Công ước hoặc không giới hạn về bất cứ trách nhiệm nào.

Điều 26 - Sự vô hiệu của các điều khoản hợp đồng

Bất cứ điều khoản nào có xu hướng làm giảm trách nhiệm của người chuyên chở hoặc định ra giới hạn thấp hơn so với những điều đã được quy định trong Công ước sẽ bị vô hiệu, nhưng sự vô hiệu của bất kỳ điều khoản nào không liên quan đến sự vô hiệu của toàn bộ hợp đồng, hợp đồng vẫn tuân theo các điều khoản của Công ước.

Điều 27 - Tự do giao kết hợp đồng

Không có điều gì được bao gồm trong Công ước này có thể cản trở người chuyên chở từ chối ký kết bất cứ hợp đồng chuyên chở nào, hoặc khước từ những biện pháp bảo vệ sẵn có theo Công ước, hoặc đặt ra các điều kiện không mâu thuẫn với các điều khoản trong Công ước này.

Điều 28 - Thanh toán trước

Trong trường hợp các tai nạn hàng không dẫn đến cái chết hoặc thương tật của các hành khách, nếu được quy định trong luật quốc gia, người chuyên chở phải bồi thường không được chậm trễ cho cá nhân hoặc những người được quyền đòi bồi thường để đáp ứng nhu cầu kinh tế trước mắt của những người đó. Số tiền trả trước đó không gây nên một sự công nhận trách nhiệm và có thể được bù đắp vào số tiền trả bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.

Điều 29 - Cơ sở khiêu nại

Trong chuyên chở hành khách, hành lý và hàng hoá, bất cứ hành vi nào gây thiệt hại, tuy nhiên được phát hiện, dù có theo Công ước này hoặc trong hợp đồng hoặc việc làm sai trái hoặc các hành vi khác, có thể chỉ được mang lại vấn đề theo điều kiện và giới hạn trách nhiệm đó được quy định trong Công ước này mà không

(21)

phương hại đến yêu cầu của người có quyền khởi kiện và các quyền tương ứng. Bất cứ hành động nào đó, nhằm trừng phạt, để cảnh cáo hay bất kỳ thiệt hại nào không bồi thường sẽ không được phục hồi.

Điều 30 - Nhân viên, đại lý - tập hợp khiếu nại

1. Nếu một hành động được gây ra đối với nhân viên hay đại lý của người chuyên chở phát sinh gây thiệt hại cho những gì liên quan đến Công ước, những nhân viên và đại lý đó, nếu chứng minh được họ hành động trong phạm vi công việc của mình, sẽ có quyền sử dụng các điều kiện và giới hạn trách nhiệm mà người chuyên chở có quyền để dẫn chứng theo Công ước này.

2. Tổng số lượng tiền có thể thu lại từ người chuyên chở,nhân viên hoặc đại lý của họ,trong trường hợp này, sẽ không vượt quá giới hạn đã nói đến từ trước.

3. Trừ việc vận chuyển hàng hoá, các quy định của khoản 1 và 2 trong điều này sẽ không áp dụng nếu chứng minh được rằng thiệt hại gây ra từ một hành vi hay thiếu sót của nhân viên hay đại lý gây ra với mục đích gây ra thiệt hại hoặc thiếu thận trọng dù biết rằng thiệt hại sẽ có thể xảy ra

Điều 31 - Thông báo khiếu nại kịp thời

1. Biên lai bởi người có quyền giao hành lý ký gửi hoặc hàng hoá mà không có khiếu nại là bằng chứng đầu tiên chứng tỏ đồ vật trên đã được giao trong tình trạng tốt và phù hợp với chứng từ vận chuyển hoặc với biên bản lưu trữ bằng phương tiện khác được nêu ở khoản 2 điều 3 và khoản 2 điều 4.

2. Trong trường hợp thiệt hại, người có quyền giao hàng phải khiếu nại với người chuyên chở ngay sau khi phát hiện thiệt hại, và, chậm nhất, trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hoá đơn trong trường hợp hành lý ký gửi, và 14 ngày kể từ ngày nhận hoá đơn nếu là hàng hoá. Trường hợp chậm trễ, khiếu nại phải được thực hiện muộn nhất trong vòng 21 ngày kể từ ngày hành lý hoặc hàng hoá đặt dưới sự định đoạt của người đó

(22)

3. Tất cả khiếu nại phải được thực hiện bằng văn bản và được xuất trình, hoặc gửi đi trong thời gian đã nói đến ở trên.

4. Nếu không có khiếu nại nào được tiến hành trong thời gian đã nói đến ở trên, sẽ không có khiếu nại nào đối với người chuyên chở, trừ trường hợp người chuyên chở có gian lận trong quá khứ.

Điều 32. Cái chết của người có trách nhiệm

Trong trường hợp cái chết của người có trách nhiệm, một hành vi bồi thường thiệt hại sẽ được đề ra đúng với với điều khoản của Công ước này đối với người đại diện hợp pháp về tài sản của người đã chết.

Điều 33. Thẩm quyền xét xử

1. Một hành động gây thiệt hại phải bị xét xử, theo quyền lựa chọn của người khởi kiện, trong lãnh thổ của một trong các nước thành viên,hoặc trước toà án tại cơ sở của người chuyên chở, hoặc địa điểm kinh doanh chính, hoặc địa điểm kinh doanh qua đó hợp đồng được thực hiện hoặc trước toà án tại nơi đến.

2. Về thiệt hại phát sinh từ cái chết hoặc bị thương của hành khách, một hành vi có thể bị xét xử tại một trong các toà án được đề cập ở khoản 1 điều này, hoặc trong lãnh thổ của một nước thành viên, nơi mà tại thời điểm tai

nạn,hành khách cư trú chính và thường xuyên và điểm đến hoặc điểm đi của hãng vận chuyển hoạt động dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, cả trên tàu bay riêng của mình hoặc máy bay của hãng khác theo một hợp đồng thương mại, và tại đó hãng quản lý việc kinh doanh vận chuyển hành khách bằng đường hàng không từ cơ sở cho thuê hoặc sở hữu của riêng mình hoặc của những hãng chuyên chở khác với hợp đồng thương mại.

3. Nhằm mục đích của khoản 2:

(a) "Hợp đồng thương mại" nghĩa là một hợp đồng, khác một hợp đồng đại lý, được ký kết giữa những người chuyên chở liên quan đến việc

(23)

cung cấp dịch vụ chuyên chở hành khách bằng đường hàng không chung giữa họ.

(b) "Nơi cư trú chính và thường xuyên" nghĩa là một nơi ở cố định và chỗ ở thường xuyên của hành khách tại thời điểm tai nạn. Quốc tịch của hành khách sẽ không phải yếu tố xác định trong vấn đề này.

4. Các vấn đề về thủ tục sẽ được điều chỉnh bởi tòa án thụ lý vụ việc.

Điều 34 - Trọng tài

1. Đối với những quy định trong Điều khoản này, các bên tham gia hợp đồng chuyên chở hàng hóa có thể quy định rằng, bất kì tranh chấp nào liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở theo Công ước này sẽ được giải quyết bằng Trọng tài. Thỏa thuận này được làm thành văn bản.

2. Quá trình xét xử sẽ diễn ra tại một trong những nơi được chỉ ra tại Điều 33, theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

3. Việc lựa chọn trọng tài hay thành lập hội đồng trọng tài sẽ phải tuân thủ những quy định của Công ước này.

4. Những quy định tài Khoản 2 và 3 của Điều này được coi như là một phần của mọi điều khoản hay thỏa thuận về trọng tài, và bất kì điều khoản hay thỏa thuận nào về trọng tài mà không tuân thủ các quy định như trên, thì sẽ trở

nên vô hiệu.

Điều 35 - Thời hạn khởi kiện

1. Bên khiếu nại sẽ mất quyền đối với các khiếu nại nếu không thực hiện trong vòng 2 năm kể từ ngày hàng đến sân bay đến, hoặc từ ngày máy bay đáng nhẽ phải đến sân bay đến, hay từ ngày việc chuyên chở bị đình trệ.

2. Cách tính toán thời hạn này sẽ được quy định bởi luật của toàn án thụ lý giải q uyết tranh chấp.

Điều 36 - Vận tải kế tiếp

1. Trong trường hợp, hàng hóa được vận chuyển bởi nhiều người vận chuyển kế tiếp, như quy định tại Khoản 3, Điều 1 của Công ước này, thì mỗi người chuyên chở đã chấp nhận chuyên chở hành khách, hành lí, hay hành hóa, sẽ

(24)

phải tuân theo những quy định trong Công ước này, và được coi như là một trong số các bên tham gia hợp đồng chuyên chở bằng đường hàng không, miễn là hợp đồng đó có quy định về các chặng chuyên chở được thực hiện bởi người chuyên chở đó.

2. Trong trường hợp chuyên chở theo phương thức này, hành khách hay bất kì người nào có quyền thay mặt hành khách đòi bồi thường, chỉ có thể đòi từ người chuyên chở chịu trách nhiệm trên chặng chuyên chở có xảy ra tai nạn hoặc chậm trễ, trừ trường hợp, người vận chuyển đầu tiên đã được quy định là chịu trách nhiệm cho toàn bộ hành trình bởi một thỏa thuận rõ ràng.

3. Đối với hành lí và hàng hóa, hành khách hoặc người gửi hàng có quyền khởi kiện người chuyên chở đầu tiên, và hành khách hoặc người gửi hàng có quyền với hành lí hoặc hàng hóa đó sẽ có quyền khởi kiện người chuyên chở cuối cùng, và hành khách hoặc người gửi hàng cũng sẽ có quyền khởi kiện bất kì người chuyên chở nào chịu trách nhiệm chuyên chở trong chặng mà xảy ra đổ vỡ, mất mát, tổn thất hay chậm trễ. Những người chuyên chở này sẽ chịu trách nhiệm liên đới cho hành khách, người gửi hàng hoặc người nhận hàng.

Điều 37 - Quyền truy đòi người thứ ba

Không quy định nào trong Công ước này gây ảnh hưởng xấu đến quyền của người chịu trách nhiệm về tổn thất theo các điều khoản của Công ước truy đòi từ bất kì người thứ ba nào.

CHƯƠNG IV - VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Điều 38 - Vận tải đa phương thức

1. Trong trường hợp vận tải đa phương thức mà một phần hành trình sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường hàng không, và một phần sử dụng bởi bất kì phương thức vận tải nảo khác, thì theo Khoản 4, Điều 18, những quy định của Công ước này sẽ chỉ áp dụng cho quãng đường chuyển chở vận tải hàng không, miễn là việc chuyên chở bằng đường hàng không này phù hợp với những quy định trong Điều 1.

(25)

2. Không quy định nào trong Công ước này có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc các bên vận tải đa phương thức bổ sung những điều khoản bằng văn bản quy định về chặng vận tải bằng đường hàng không, miễn là những quy định trong Công ước này sẽ được áp dụng khi đề cập đến chặng vận chuyển bằng đường hàng không đó.

CHƯƠNG V - VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG ĐƯỢC

CHỊU TRÁCH NHIỆM BỞI MỘT NGƯỜI KHÔNG CÓ TRONG HỢP

ĐỒNG CHUYÊN CHỞ

Điều 39 - Người chuyên chở theo hợp đồng - Người chuyên chở thực tế

Những điều khoản của Chương này được áp dụng chủ yếu khi một người (dưới đây được gọi là “Người chuyên chở theo hợp đồng”) kí kết một hợp đồng chuyên chở được điều chỉnh bởi Công ước này với một khách hàng, một người gửi hàng, hay với một người thay mặt hành khách hay người gửi hàng, và một người khác nữa (dưới đây gọi là “Người gửi hàng thực tế”) được ủy quyền từ người chuyên chở theo hợp đồng để thực hiện một phần hay toàn bộ việc chuyên chở, nhưng phần chuyên chở này không được xem là một người chuyên chở kế tiếp, theo cách hiểu của Công ước này. Sự ủy quyền này sẽ không được coi là bằng chứng với bên đối lập.

Điều 40 - Trách nhiệm của người chuyên chở theo hợp đồng và người chuyên chở thực tế

Theo hợp đồng như được quy định tại Điều 39, nếu một người chuyên chở thực tế thực hiện toàn bộ hay một phần hành trình chuyên chở mà được điều chỉnh bởi Công ước này, trừ khi được quy định khác với chương này thì cả người chuyên chở theo hợp đồng và người chuyên chở thực tế sẽ tuân theo Công ước này, người chuyên chở theo hợp đồng sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ hành trình chuyên chở được ghi trong hợp đồng, và người chuyên chở thực tế chỉ chịu trách nhiệm với chặng chuyên chở thực hiện.

(26)

1. Những hành vi và sơ suất của người gửi hàng thực tế, và của nhân viên và đại lý của người này trong phạm vi công việc của họ liên quan đến trách nhiệm chuyên chở của người gửi hàng thực tế, cũng sẽ được coi là hành vi và sơ suất của người gửi hàng theo hợp đồng.

2. Những hành vi và sơ suất của người gửi hành theo hợp đồng và nhân viên hay đại lý của người này trong phạm vi công việc của họ liên quan đến trách nhiệm chuyên chở của người gửi hàng thực tế, cũng sẽ được coi là hành vi và sơ suất của người gửi hàng thực tế. Tuy nhiên, không có hành vi hay sơ suất nào như trên mà người gửi hàng thực tế phải chịu trách nhiệm quá khoản tiền được quy định tại Điều 21, 22, 23 và 24. Bất kì thỏa thuận đặc biệt nào không được quy định trong Công ước mà người gửi hàng theo hợp đồng bắt buộc phải tuân theo hay bất kì một sự khước từ về quyền lợi hay sự tự vệ nào theo quy định của Công ước hay bất kì một tuyên bố lợi ích nào tại cảng đến trong việc vận chuyển hàng hóa như được quy định trong Điều 22 sẽ không được áp dụng cho người gửi hàng thực tế, trừ khi đã được đồng ý bởi người gửi hàng thực tế.

Điều 42 - Người nhận khiếu nại và hướng dẫn

Bất kì khiếu nại hay hướng dẫn nào được gửi đến người chuyên chở, theo Công ước này, sẽ có hiệu lực như nhau bất kể người nhận là người gửi hàng theo hợp đồng hay là người gửi hàng thực tế. Tuy nhiên, những hướng dẫn như được quy định tại Điều 12 sẽ chỉ có hiệu lực nếu được gửi đến cho người gửi hàng theo hợp đồng.

Điều 43 - Nhân viên và đại lí

Đối với phần trách nhiệm chuyên chở của người gửi hàng thực tế, nếu như chứng minh được rằng mình làm đúng nghĩa vụ của mình, thì bất kì nhân viên hay đại lí nào của người này hay của người gửi hàng theo hợp đồng sẽ có quyền hưởng với người chuyên chở của họ những điều kiện và phạm vi trách nhiệm được áp dụng trong Công ước này trừ khi họ chứng minh rằng họ đã làm không đúng với trách nhiệm được quy định trong Công ước này.

(27)

Điều 44 - Giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất

Theo Công ước này, đối với phần trách nhiệm chuyên chở của người gửi hàng thực tế, tổng số tiền có thể bồi hoàn lại của người chuyên chở này và người chuyên chở theo hợp đồng, và từ những nhân viên và đại lí của họ hành động trong phạm vi công việc của mình, sẽ không được vượt quá số tiến tối đa được hưởng của người gửi hàng theo hợp đồng hoặc người gửi hàng thực tế, nhưng không ai trong số những người được đề cập ở trên sẽ phải chịu trách nhiệm cho số tiền vượt quá số tiền được hưởng của từng người.

Điều 45 - Người nhận khiếu nại

Đối với phần trách nhiệm chuyên chở của người gửi hàng thực tế, một hành động gây tổn thất có thể được khiếu nại người chuyên chở thực tế, hay người chuyên chở theo hợp động hay người cả hai người trên cùng lúc hoặc riêng biệt tùy theo nguyên đơn lựa chọn. Nếu hành động gây tổn thất này khiếu nại chỉ một trong số hai người chuyên chở này, thì người chuyên chở đó sẽ có quyền yêu cầu người chuyên chở còn lại cùng tham gia vào thủ tục khiếu nại, quy trình và mức độ ảnh hưởng của khiếu nại sẽ được điều chỉnh bở luật tại nơi có tòa án thụ lí vụ việc.

Điều 46 - Phạm vi pháp lí mở rộng

Bất kì hành động gây tổn thất nào được chỉ ra tại Điều 45 sẽ phải được khiếu nại tại quốc gia của một trong số các bên của Hợp đồng, do nguyên đơn lựa chọn trước khi được đưa ra tòa án khiếu nại người chuyên chở theo hợp đồng, như được quy định trong Điều 33, hoặc trước khi đưa ra tòa án có thẩm quyền tại nơi cứ trú, hoặc địa bàn hoạt động kinh doanh chính của người chuyên chở thực tế.

CHƯƠNG VI - CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

Điều 49 - Áp dụng bắt buộc

Bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng chuyên chở và tất cả các thỏa thuận đặc biệt được ghi vào trước khi xảy ra thiệt hại, mà các bên vi phạm quy tắc được

(28)

Công ước đặt ra một cách có chủ đích, dù được điều chỉnh bởi luật áp dụng, hay thay đổi luật theo thẩm quyền, cũng sẽ không có hiệu lực.

Điều 50 - Bảo hiểm

Các nước thành viên phải yêu cầu người chuyên chở của họ cung cấp bảo hiểm đầy đủ trong trách nhiệm của họ theo Công ước này. Một người chuyên chở có thể bị quốc gia thành viên của Công ước yêu cầu cung cấp bằng chứng cho thấy họ có thực hiện bảo hiểm đầy đủ trong phạm vi trách nhiệm của mình theo Công ước này.

Điều 51 - Việc vận chuyển được thực hiện trog hoàn cảnh đặc biệt

Các khoản mục thuộc Điều 3 tới 5, 7 và 8 liên quan tới chứng từ chuyên chở sẽ không được áp dụng trong trường hợp việc vận chuyển được thực hiện trong hoàn cảnh đặc biệt ngoài phạm vi trách nhiệm thông thường của người chuyên chở.

Điều 52 - Xác định thời gian

Khái niệm “ngày” được sử dụng trong công ước này dùng để chỉ ngày theo lịch, không phải ngày làm việc.

CHƯƠNG VII - CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 53 - Chữ ký, phê chuẩn và điều kiện hiệu lực

1. Công ước này sẽ được mở để cho việc kí kết tại Montreal vào ngày 28 tháng 5 năm 1929 bởi các quốc gia tham gia vào Hội nghị quốc tế về luật hàng không được tổ chức tại Montreal từ ngày 10 tới ngày 28 tháng 5 năm 1999. Sau ngày 28 tháng 5 năm 1999, Công ước sẽ được mở cho tất cả các quốc gia ký kết tại trụ sở của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ở Montreal cho tới khi có hiệu lực theo khoản 6 của điều này.

2. Tương tự, công ước này cũng sẽ được mở cho các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực ký kết. Theo công ước này, một “Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực” được hiểu là bất kỳ tổ chức nào được thành lập bởi các quốc gia có chủ quyền của một vùng lãnh thổ nhất định, có thẩm quyền đối với các vấn đề

(29)

nhất định được điều chỉnh bởi Công ước này và đã được trao quyền ký kết, phê chuẩn, chấp nhận hoặc gia nhập Công ước. Tương quan với “một quốc gia thành viên” hoặc “các quốc gia thành viên” trong Công ước này, trừ quy định tại khoản 2 điều 1, khoản 1(b) điều 3, khoản (b) điều 5, điều 23, 33, 46 và khoản (b) điều 57, áp dụng tương tự với tổ chức hội nhập kinh tế khu vực. Theo điều 24, các trường hợp tương tự của “đa số các quốc gia thành viên” và “một phần ba các quốc gia thành viên” sẽ không được áp dụng đối với Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực.

3. Công ước này sẽ là bắt buộc đối với các quốc gia và các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực khi đã ký.

4. Bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức hội nhập kinh tế khu vực nào không ký vào công ước có thể chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập bất cứ lúc nào.

5. Văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập sẽ được lưu lại bởi Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, mà sau đây sẽ được gọi là Cơ quan lưu chiểu. 6. Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 60 kể từ ngày Cơ quan lưu chiểu lưu văn kiện thứ 30 của sự thông qua, phê chuẩn, chấp thuận, hoặc thừa nhận giữa các quốc gia thành viên đã được lưu chiếu trong văn kiện. Một văn kiện đã được lưu bởi Tổ chức hội nhập kinh tế khu vực sẽ không được tính vào trong điều khoản này.

7. Đối với các quốc gia và các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực khác, công ước này sẽ có hiệu lực sáu mươi ngày sau ngày lưu chiểu của văn kiện thông qua, phê chuẩn, chấp thuận hoặc thừa nhận.

8. Cơ quan lưu chiểu sẽ nhanh chóng thông báo cho các bên ký kết và các quốc gia thành viên về:

(a) Mỗi chữ ký vào bản công ước và thời điểm ký;

(b) Mỗi bản lưu chiểu của một văn kiện thông qua, phê chuẩn, chấp thuận hoặc thừa nhận và thời điểm của nó;

(c) Thời điểm hiệu lực của công ước;

(d) Thời điểm có hiệu lực của bất kỳ điều chỉnh nào về giới hạn trách nhiệm được quy định bởi công ước này;

(e) Bất kỳ tuyên bố bãi bỏ công ước nào theo Điều 54.

Điều 54 - Tuyên bố bãi ước

1. Bất cứ quốc gia thành viên nào đều có thể bãi bỏ Công ước này bằng văn bản thông báo tới Cơ quan lưu chiểu.

(30)

2. Tuyên bố bãi ước sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày Cơ quan lưu chiểu nhận được thông báo.

Điều 55 - Mối quan hệ với các văn kiện của công ước Vacsava

Công ước này sẽ được ưu tiên hơn so với các luật lệ khác áp dụng cho vận chuyển hàng không quốc tế:

1. Giữa các quốc gia thành viên của Công ước này mà đồng thời là thành viên của:

(a) Công ước về Thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế được ký ở Vacsava vào ngày 12 tháng 10 năm 1929 (từ đây về sau gọi là Công ước Vacsava);

(b) Nghị định thư sửa đổi Công ước về Thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế tại Vácxava vào ngày 12/10/1929, được lập ra tại Hague vào ngày 28 tháng 9 năm 1955 (từ đây về sau gọi là Nghị định thư Hague);

(c) Công ước bổ sung Công ước Vácxava để Thống nhất một số quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không quốc tế thực hiện bởi một người khác không phải là người chuyên chở theo hợp đồng, kí tại Guatdalajra vào ngày 18 tháng 9 năm 1961 (từ đây về sau gọi là Công ước Guatdalajra);

(d) Nghị định thư sử đổi Công ước Vacsava 12/10/1929 đã được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague 28/9/1955, kí tại thành phố Guatemala vào ngày 8 tháng 3 năm 1971 (từ đây về sau gọi là Nghị định thư thành phố Guatemala);

(e) Nghị định thư bổ sung số 1 đến 3 và Nghị định thư Montreal số 4 sửa đổi Công ước Vacsava đã được sửa đổi bởi Nghị định thư Hague hoặc Công ước Vacsava đã được sửa đổi bởi cả Nghị định Hague và Nghị định Thành phố Guatemala, kí tại Montreal vào ngày 25 tháng 9 năm 1975 (từ đây về sau gọi là nghị định thư Montreal); hoặc

2. Trong phạm vi lãnh thổ của bất cứ quốc gia thành viên nào của Công ước này mà tham gia vào một hoặc nhiều hơn một trong các văn kiện đã nhắc tới trong các phần (a) đến (e) ở trên.

(31)

Điều 56 - Các quốc gia có nhiều hơn một hệ thống pháp luật

1. Nếu một quốc gia có hai khu vực lãnh thổ trở lên trong đó có nhiều hệ thống luật pháp khác nhau được áp dụng có liên quan đến các vấn đề được đề cập tới bởi Công ước này, thì tại thời điểm kí kết, thông qua, chấp nhận ,phê chuẩn hoặc gia nhập, quốc gia đó phải tuyên bố rằng Công ước này sẽ có hiệu lực với tất cả các khu vực hoặc với chỉ một hoặc một số khu vực lãnh thổ của nước đó , và có thể sửa đổi tuyên bố này bằng cách đưa ra một tuyên bố mới vào bất kỳ thời điểm nào.

2. Mọi tuyên bố như vậy phải được thông báo cho Cơ quan lưu chiểu và phải thể hiện rõ ràng Công ước được áp dụng cho những khu vực lãnh thổ nào. 3. Liên quan tới quốc gia thành viên đã có tuyên bố như vậy:

(a) tham khảo tại Điều 23 về “đồng tiền quốc gia” sẽ được hiểu là đồng tiền của khu vực lãnh thổ có liên quan của đất nước đó; và

(b) tham khảo tại điều 28 về “luật quốc gia” sẽ được hiểu là luật của khu vực lãnh thổ có liên quan của đất nước đó.

Điều 57 - Giới hạn

Không giới hạn nào được đặt ra cho công ước này trừ việc một quốc gia thành viên có thể vào bất cứ thời điểm nào tuyên bố bằng thông báo tới Cơ quan lưu chiểu rằng công ước này sẽ không được áp dụng đối với:

1. Chuyển chở quốc tế bằng đường hàng không được thực hiện và điều hành trực tiếp bởi quốc gia thành viên đó cho các mục đích phi thương mại phục vụ cho chức năng và nhiệm vụ của một quốc gia có chủ quyền; và/hoặc 2. Việc vận chuyển người, hàng hóa và hành lý cho các cơ quan quân sự có

thẩm quyền của mình trên máy bay quân sự đã được đăng ký hoặc thuê bởi quốc gia thành viên đó, toàn bộ quyền hạn của phương tiện đã được dành riêng hoặc đại diện cho cơ quan có thẩm quyền đó.

ĐỂ LÀM CHỨNG, Đại diện đặc mệnh toàn quyền hợp pháp đã kí vào Công ước này.

ĐƯỢC HOÀN TẤT tại Montreal vào ngày 28 tháng 5 năm một ngàn chín trăm chín mươi chín bằng tiếng Anh, tiếng A rập, Trung Quốc, Pháp, Nga và Tây Ban Nha, tất cả văn bản đều đáng tin cậy như nhau. Công ước này vẫn sẽ được lưu chiểu trong kho lưu trữ của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, và các bản sao y sẽ được

(32)

chuyển giao bởi Cơ quan lưu chiểu tới các quốc gia thành viên trong Công ước này, cũng như tới tất cả các quốc gia trong công ước Vacsava, Nghị định Hague, Công ước Guadalajara, Nghị định thư thành phố Guatemala và nghị định thư Montreal.

Referências

Documentos relacionados

Tabela utilizada pelo banco centralizador, para repasse e repartição das receitas... Obrigatório ou de Interesse da Sociedade Empresária

Para as competições Taça de Portugal, Campeonato Nacional, bem como, para as restantes provas homologadas para ranking (ou, com classificação de Nível III IPSC),

Tais estruturas sofrem deslocamentos horizontais, podendo ser classificadas como estruturas de nós fixos ou móveis de acordo com parâmetros como o gama z, o qual sendo maior que 1,1

social padronização (sistema valor) chefia sistema cultural Mundo físico mediação orgânica zonas de ambiente difuso ciência personalidade organismo padrão valorativo

Normalmente, imagina-se que os menos privilegiados de informações são os maiores usuários de medicamentos não prescritos, mas essa idéia ocorre pela escassez

Na historiografia acadêmica escrita até 1999 existe uma diversidade de objetos e abor- dagens que incluem pesquisas sobre o surgimento de uma música urbana popular no Rio de Janeiro

Este artigo tem como objetivo apresentar uma análise preliminar dos resumos de três trabalhos, sendo uma tese e duas dissertações selecionadas no site da busca da Capes e

Cada erro será mostrado por cinco segundos com intervalo de um segundo. 5) O equipamento ficará esperando por quatro minutos ou até que o reed switch de nível alto seja atuado. 6)