• Nenhum resultado encontrado

dien chan tich luy kinh nghiem 2011 cua LY Ta Minh GIÃM ĐAU TỔNG QUÁT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "dien chan tich luy kinh nghiem 2011 cua LY Ta Minh GIÃM ĐAU TỔNG QUÁT"

Copied!
100
0
0

Texto

(1)

GIÃM ĐAU TỔNG QUÁT.

Với DC-ĐKLP thì việc giãm đau không khó, hầu hết trường hợp chỉ cần day,lăn,cào, hay gõ,búng vào sinh huyệt phản chiếu (hoặc đồng ứng) nơi đang bị đau khoảng 2 phút là êm hay giãm nhiều.

Nhưng thực tế không ít lần chúng ta gặp một cơn đau ngoan cố đến mức day,cào….vv… mỏi tay, thậm chí nổi cáu làm thật mạnh đến trầy da rướm máu hơ đến phồng da mà cơn đau vẫn “trơ trơ như đá,vững như đồng”…..vẫn…“trơ gan cùng tuế nguyệt”..!!!???

Các bạn cần biết điều này: nếu đã tìm ra sinh huyệt (SH), đã làm đủ kiểu,dùng đủ các kỹ thuật của DC mà không giãm đau được thì………

1. Đúng là đã tìm đúng SH nhưng không đúng vùng cần tác động. 2. Cái đau này có một cường độ cao quá ngưỡng điều chỉnh của DC. Vậy, bạn cần thay đổi :

1. Với trường hợp 1, bạn tìm vùng cần tác động theo bài “Làm sao để đạt Tứ Đắc”, sau đó dò SH trong vùng này theo kỹ thuật thích hợp.

2. Nếu đã làm theo như trên 2-3 phút mà vẫn không hiệu quả, bạn nên uống thuốc giãm đau, đợi thuốc ngấm (độ 30 phút), bạn lập lại thao tác nêu trên. Hiệu quả giãm đau sẽ cao và nhanh hơn chỉ có thuốc.

nếu vẫn không thành công, bạn nên nhập viện...để tìm cho ra nguyên nhân gây ra cơn đau quái ác đó....

Trong mọi trường hợp, bạn nên day các huyệt sau đây trước khi tác động vào SH : 124 + -, 34+ -, 106, 26. Đây là bộ huyệt an thần giãm đau tổng quát cho toàn thân.

Được đăng bởi Tạ Minh vào lúc 04:08 0 nhận xét

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Thứ năm, ngày 14 tháng tư năm 2011

THÔNG BÁO

Blog chính của tôi là http://vn.360plus.yahoo.com/taminhdc. Mời các bạn sang bên đó, có nhiều bài viết hơn và thường xuyên bổ sung hơn.

Được đăng bởi Tạ Minh vào lúc 04:26 0 nhận xét

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Thứ sáu, ngày 08 tháng tư năm 2011

(2)

Đăng ngày: 04:53 08-04-2011 Thư mục: Chuyên đề DC-ĐKLP

Liệt do Tai Biến Mạch Máu Não (TBMMN,là tên gọi chung của xuất huyết não và nghẽn mạch máu não mà trước đây thường gọi là nhũn não), liệt do Chấn Thương Sọ Não (CTSN) và liệt do Viêm Não (VN) đều có căn nguyên từ việc tổn thương hoặc bế tắc trong não. Tương tự ta có liệt do Chấn Thương Tủy Sống, liệt do Viêm Tủy Cắt Ngang; hai trường hợp sau cũng đều do thương tổn hoặc chèn ép ở một đoạn tủy sống gây liệt.

Tuy nguyên nhân khác nhau nhưng các trường hợp nêu trên đều gây thương tổn và chèn ép bế tắc cho não hay tủy sống là hệ thần kinh (gồm nhiều dây thần kinh chằng chịt). Ta đã biết,hệ thần kinh hoạt động theo cơ chế giống như cơ chế của các máy dùng điện năng. Hệ thống này hoạt động tốt hay kém là do chất lượng máy, chất lượng dây dẫn; và do điện áp của hệ thống đủ hay thiếu.

Xét hệ thống quạt máy vận hành nhờ điện. Ta nhận biết hệ thống này vận hành được (thấy cánh quạt quay) nhờ các thông số: điện năng đến, động cơ, vật liệu dẫn điện, mạch điện thông suốt,cánh quạt. Điện áp yếu hay hệ thống động cơ và dây dẫn kém chất lượng thì quạt quay yếu; điện áp đủ, động cơ và dây dẫn tốt thì quạt quay mạnh; nếu quá kém thì quạt không quay nổi dù điện vẫn vào. Cánh quạt quay hay không là do những yếu tố trước nó hội đủ mức cần thiết hay yếu kém.

Tương tự như vậy. Ta nhận biết cơ bắp hoạt động được hay bị liệt lệ thuộc vào các thông số: năng lượng cung cấp từ máu; chất lượng hệ thống thần kinh từ não bộ đến tủy sống đến các dây thần kinh ngoại biên, chất lượng các khớp TK (sinap). Các thông số cần thiết này hội đủ một cách hoàn hảo thì hệ thần kinh chỉ huy các cơ vận động được như ý; một hoặc nhiều trong các thông số này khiếm khuyết thì các cơ vận động yếu hoặc ỳ ra dù tín hiệu thần kinh vẫn đến.

Quạt máy không quay nổi khi điện năng thiếu, nếu không biết ta cứ cho điện vào thì một thời gian sau hệ thống bị cháy. Tương tự (nhưng hơi khập khiểng), khi máu đến không đủ, hệ thần kinh không chỉ huy nổi các cơ bắp dù các tế bào TK vẫn còn thoi thóp sống. Nếu để thiếu máu lâu, vùng tế bào TK này có thể bị chết hẵn và việc phục hồi vận động cho cơ do chúng chỉ huy là không còn hi vọng.

Vì thế,việc phục hồi sinh lực cho hệ thần kinh là biện pháp chủ đạo của việc điều trị các thể bệnh bại liệt. Trước đây, Tây y dùng các loại thuốc chống xuất huyết, tan máu bầm; nữa cuối thập niên 90 Trung Quốc đề xướng và thực hiện việc mổ sọ não để hút máu ứ cho bệnh nhân bị xuất huyết não cũng từ nguyên lý này. Từ đó việc cứu sống cho bệnh nhân xuất huyết não nặng không còn khó khăn. Hiệu quả điều trị di chứng liệt sau TBMMN cũng tiến bộ vượt bậc. Nhưng trên thực tế ta thấy còn không ít BN vẫn phải chịu di chứng nặng. Vì sao?

Thú vị ở chổ là thực tế cho thấy việc cải thiện di chứng cho các bệnh nhân tổn thương não-tủy có kết quả tốt hơn vẫn thuộc lãnh vực dùng huyệt dù thuộc bất cứ trường phái nào. Vì sao?

Năm 1988, tôi xây dựng được bộ Tan Máu Bầm có công dụng phá tan máu ứ rất mạnh và được dùng phổ biến trong giới DC. Bộ huyệt này hiện nay đã được tôi triển khai thêm và đặt lại tên mới TIÊU VIÊM KHỬ Ứ vì nhận thấy tác dụng của nó rộng hơn việc làm tan máu bầm. Bộ huyệt này luôn được sử dụng để giải quyết các di chứng của chấn thương, trong hậu phẫu và đều thành công tốt đẹp.

(3)

chữa thành công liệt do chấn thương tủy và chấn thương sọ não; và sau khi biết thông tin TQ tách hộp sọ hút máu ứ trong xuất huyết não. Kết quả không ngờ là hiệu quả nhanh và cao hơn các phác đồ trước đã áp dụng từ 1987. Tôi đã công bố rộng rãi khám phá mới này trong “Kỷ Yếu 20 năm DC-ĐKLP” do Thầy Châu chủ biên.

Một thú vị bất ngờ khác nữa là vẫn có thể can thiệp tốt các trường hợp nghẽn mạch máu não gây tai biến mà trước đây thường được gọi là “nhũn não”. Kể cả trường hợp nghẽn mạch do mãng xơ vữa .

Khi áp dụng bộ TIÊU VIÊM KHỬ Ứ vào việc chữa di chứng liệt do các nguyên nhân

TBMMN,CTSN thành công, tôi vẫn luôn thắc mắc vì sao Tây y đã hút máu ứ, đã dùng thuốc để tan máu ứ mà BN vẫn còn liệt, nhất là với CTSN. Chỉ khi tôi trị thì chức năng vận động cơ mới tiến triển nhanh một cách rõ rệt ?

Không có phương tiện để tìm hiểu, tôi đành tự nêu các vấn đề sau:

Có phải biện pháp hút máu ứ bằng phẫu thuật chỉ giải quyết được các vùng máu lớn thấy được, CT hay MRI cũng chỉ thấy được còn máu ứ lớn nên kiểm tra thấy rằng đã thông. Còn những hạt hồng cầu li ti kẹt đâu đó trong các vi mạch mà CT và MRI không thấy được vẫn có thể gây thiếu máu cho các tế bào thần kinh của nó phụ trách. Vì thiếu máu nên các tế bào TK này không đủ năng lượng để chỉ huy các cơ liên quan, mặc dù tế bào TK này chưa chết hẵn.

Có phải thuốc không đánh tan hết được các hạt hồng cầu lit ti còn lại trong các vi mạch máu ? Có phải di chứng liệt vẫn còn vì máu ứ hay là vì một yếu tố khác khiến cho các tế bào TK không làm được việc?

Hay là do cả 2 yếu tố: huyết ứ li ti và cái gì khác máu ứ còn tồn đọng trong hệ thống thần kinh khiến hệ thống hoạt động kém hẵn.

Nêu thì nêu nhưng giải đáp được cho rõ ràng và chính xác thì tôi chịu thua vì ngoài khả năng kỹ thuật.

Không giải đáp được nhưng trên lâm sàng, tôi luôn thành công hơn các giải pháp khác. Bởi có nhiều BN đã bị vài năm từng được điều trị bằng các giải pháp khác, bởi những thầy thuốc khác và không chỉ một thầy thuốc mà vài thầy thuốc trước tôi. Tuy nhiên trong những trường hợp này, hiệu quả cải thiện không cao hơn nhiều, nhưng vẫn có tiến bộ thêm sau khi tôi điều trị. Còn những trường hợp mới bị, sau khi ổn định được huyết áp xuất viện hoặc sau khi mổ sọ não do chấn thương xuất viện mà được tôi trị ngay thì không ai là không đi đứng được, tuy rằng mức độ hồi phục có khác nhau.

Từ những kết quả đó tôi tin là mình đang đúng hướng và đúng nhất từ trước đến giờ. Bởi nguyên lý rất phù hợp với Tây y có kỹ thuật cận lâm sàng cụ thể. Nói lên điều này là một điều không hay xét về khía cạnh “khiêm tốn” theo Đông phương.

NHƯNG…..đã hơn 20 năm lăn lộn với nghề, lang thang trong bụi đường và mưa nắng khắp hang cùng ngỏ hẽm của Sài Gòn-Chợ Lớn và các vùng lân cận như Bình Dương, Biên Hòa, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè và hiện nay là Hà Nội,chứng kiến biết bao cảnh đời đau khổ của bệnh nhân và gia đình họ tôi không thể im lặng chỉ để được hai tiếng “khiêm tốn”!! Tin và dùng kinh nghiệm nhỏ nhoi này của tôi hay không là tùy quý vị nhưng nghĩa vụ của tôi là phải nói lên sự thật. Nếu không, tôi có lỗi với những BN đã qua của tôi và với những BN có thể sẽ mắc phải trường hợp đau thương này.

Kính mong quý đồng nghiệp và quý bậc trưởng bối cảm thông và lượng thứ.

Bây giờ, tôi xin trình bày toàn bộ chi tiết kinh nghiệm của tôi, tuy đã được nói đến trong “Kỹ Thuật Chẩn Trị Bệnh Bằng DC-ĐKLP Kết Hợp Đông Tây Y” nhưng hơi ngắn gọn nên các anh chị em còn yếu về DC không dùng được vì không hiểu hoặc không tin vì thấy quá đơn giản:

(4)

Các bạn đã có tài liệu huấn luyện của tôi cần cập nhật theo bài dưới đây tuy rằng có chung tựa đề vì lần này tôi sẽ viết chi tiết hơn:

ĐIỀU TRỊ LIỆT DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO.

---O---Lương- y Tạ – Minh.

Tai biến mạch máu não(TBMMN) và chấn thương sọ não(CTSN) thường đưa đến liệt vận động, đôi khi liệt cả cảm giác và rối loạn năng lực tinh thần. Chỉ có một số ít trường hợp phục hồi hoàn toàn theo cơ chế tự khỏi và cơ chế bù, tuy nhiên phải thấy rằng đây là nhờ tổn thương quá nhẹ. Có 2 cơ chế bù: bù tại não là vùng não lành làm thay chức năng cho vùng não bị thương; cơ chế bù tại cơ là những cơ lành làm thay việc cho cơ bị tổn thương. Chưa hết, vào đầu thập niên 00 của thế kỷ 21, người Mỹ phát hiện ra rằng các tế bào TK có thể tái tạo nhưng phải mất khoảng hơn 3 năm. Chính nhờ các cơ chế này mà một số BN nghèo không đủ sức theo đuổi việc điều trị vẫn phục hồi được một số chức năng vận động sau một thời gian khá dài.Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng may mắn như thế. Vì cũng có một số BN bị liệt vài năm đến tôi chữa mới bắt đầu phục hồi. Một số ít bệnh nhân thoát khỏi tình trạng liệt này một cách toàn diện do may mắn bị tổn thương tương đối nhẹ và được điều trị ĐÚNG CÁCH NGAY TỪ ĐẦU. Đa số là để lại cho bệnh nhân vài di tật về thể xác hoặc tinh thần khi bị hơi nặng hoặc được điều trị không đúng cách kịp thời ngay từ đầu. Trong di chứng liệt do TBMMN và CTSN thì điều trị đúng cần phải kết hợp cả ba giải pháp đồng bộ một cách khéo léo : THUỐC MEN, TẬP LUYỆN, HUYỆT ĐẠO.

Việc dùng thuốc thì tùy, Tây hay Đông cũng được. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi - trong TBMMN - thời gian đầu nên dùng thuốc tây (có BS chỉ định và theo dỏi) cho đến khi HA ổn định thật sự, vì tuy đã xuất viện HA của BN vẫn có thể lại bất ổn và tai biến tiếp là điều rất dễ xảy ra. Việc ổn định HA khá phức tạp, dù phương pháp chúng ta có thể làm được nhưng đòi hỏi phải vận dụng y lý rất nhiều về Tây lẫn Đông y nên không thể trình bày trong bài viết này, các phác đồ về huyết áp hiện nay thường mang tính cắt cơn hơn là điều trị . Cho nên các anh chị em nên kết hợp với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khống chế HA cho bệnh nhân , tránh tai biến rất dễ xảy ra tiếp theo khi HA còn dao động.

Tập luyện có hai phần : thụ động và chủ động. Tập thụ động là kỹ thuật viên hay người nhà tập cho bệnh nhân, luôn luôn rất cần khi bị liệt cứng. Tập chủ động là bệnh nhân tự luyện tập theo sự hướng dẫn kềm cặp của Kỹ thuật viên (trong thời gian đầu hoặc tự nghĩ ra các tư thế trong sinh hoạt thường ngày trong giai đoạn sau), chỉ cần từ khi bệnh nhân bắt đầu vận động được dù còn rất yếu ớt. Việc này đòi hỏi bệnh nhân phải có ý chí quyết thắng bệnh tật. Tuy nhiên không nên quá cố sức sẽ gây phản tác dụng. Tốt nhất nên nhờ KTV trong thời gian đầu.

Về huyệt đạo, đúng hơn là về DC-ĐKLP , LÀ CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA BÀI NÀY. Tôi xin cống hiến các kinh nghiệm sau đây sau mười mấy năm chuyên nghiên cứu và điều trị loại bệnh này. Có thể nói rằng đây là phác đồ điều trị đặc hiệu cho bại liệt do TBMMN và CTSN. Phác đồ điều trị:

· Giai đoạn một: 156 - + , 38 - +, 7 - + , 50, 37, 61 - +, 3 - +, 290 - +, 16 - + , 26, 240, 347, phản chiếu đầu theo đồ hình Âm, Dương và Trắc diện phía đối bên bị liệt.

· Giai đoạn hai: khi bệnh nhân bắt đầu tự vận động được các cơ phận bị liệt dù còn yếu ớt, chúng ta bắt đầu tác động thêm phản chiếu hoặc cục bộ cơ phận bị liệt, phía cùng bên bị

(5)

liệt. Gồm phản chiếu nửa lưng, tay chân bên liệt. Tuy nhiên chỉ tác động bình thường chứ không nên quá nhiều. Đồng thời khuyên bệnh nhân nên bắt đầu luyện tập chủ động một cách vừa sức. Sự quá tải trong luyện tập sẽ gây phản tác dụng. Nên điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân theo bài “Phục Hổi Chính Khí” để đạt hiệu quả cao hơn và hoàn chỉnh hơn. · Với tại chổ ta tác động vào gáy, lưng, tay chân bên bị liệt.

· Trường hợp đã dùng bộ Tiêu Viêm Khứ Ứ nêu trên 3 tuần mà BN vẫn chưa tự đứng, chưa tập đi được thì cần chú ý việc điều chỉnh tổng trạng cho BN. Vì thường do huyết khí kém quá nên cơ bắp không đủ sức nâng đở cơ thể.

· Khi lực chân của BN đã mạnh, tự đứng khá lâu không ngã nhưng hể bước đi thì lại ngã là do có tổn thương vùng tiểu não, ta cần tác động phản chiếu tiểu não là vùng sơn căn ấn đường, vùng đầu mũi và môi, cằm (theo ĐH phản chiếu não bộ). Nếu kết quả CT hay MRI cho biết có tổn thương tiểu não thì ta cần can thiêp ngay vùng này từ đầu mới có kết quả cao được.

Kỷ thuật : day ấn hoặc rung các huyệt và dùng cào nhỏ cào phản chiếu đầu hoặc cơ phận bị liệt theo các đồ hình nêu trên. Nếu bên liệt lạnh mát hơn bên lành thì nên tác động huyệt và vùng phản chiếu có bôi dầu cao, sau khi nhiệt độ 2 bên như nhau thì không dùng dầu nữa. Nếu nhiệt độ 2 bên như nhau thì không cần dùng dầu.

Biện luận: TBMMN và CTSN đều làm tổn thương não. Hậu quả của sự tổn thương này là gây liệt cho các cơ phận vận động liên quan dưới não như mặt, tay chân ….v..v. Vì vậy gốc bệnh là ở não , các cơ phận chỉ là ngọn. Do đó cứu lấy não bộ là việc đầu tiên phải làm trong hai loại bệnh chứng này. Như vậy khi não bộ được phục hồi thì tay chân lập tức phục hồi. Chỉ những trường hợp lâu ngày cân cơ bị teo rút thì ta cần tác động mạnh trực tiếp vào các vùng tứ chi để tìm cách hồi phục các cân cơ này. Bộ huyệt nêu trên có tác dụng tan máu bầm, chống viêm, lọc ứ ở não và cải thiện sự lưu thông máu ở não.

Chú ý:

-Cần kiêng cử không ăn uống các thức chua,lạnh và các thức gây viêm (xem bài “hướng dẫn về kiêng cử”. Tránh tất cả các xúc động, các thay đổi đột ngột về nhiệt độ, về động tác. -Việc lăn thêm tuy cần thiết nhưng lăn quá nhiều ở tay chân (vài ba trăm lượt mỗi nơi) khi não chưa điều khiển chúng được chỉ khiến cho các cơ bị nhão thêm và gây khó khăn trong điều trị về sau mà thôi !! Tuy nhiên trong liệt cứng thì lăn là biện pháp tốt trong mọi giai đoạn nhưng cũng nên vừa phải.

-Việc xung điện vào tay chân cũng không nên dùng quá sớm vì rất dễ gây phản tác dụng khi tế bào TK còn yếu không chịu đựng nổi kích thích của giòng điện có thời lượng và cường độ cao hơn ngưỡng của nó lúc bấy giờ. Mà lúc này làm sao biết được sinh lực của tế bào TK là bao nhiêu nếu không được đo đạc bằng máy móc hiện đại ? Nếu chúng ta dựa vào cảm giác của bệnh nhân để chọn cường độ và tần số xung, thì xung bao lâu là vừa đủ ? Điều này không thể xác định bằng cảm giác chủ quan của bệnh nhân cũng như của chúng ta được. Vì vậy cần thận trọng trong việc xung điện.

-Trong CTSN chúng ta sẽ thường gặp ý kiến của BS cho rằng không được châm cứu mà chỉ cần tập VLTL . Tuy nhiên DC-ĐKLP không phải là châm cứu và chúng ta không đụng đến vết thương ở đầu mà chỉ dùng huyệt ở xa vùng bị thương . Điều quan trọng là không nên dùng những kỹ thuật mạnh tay gây đau đớn cho bệnh nhân đang trong tình trạng suy yếu về hoạt động của hệ thống TK . Dù sao có điều trị thêm bằng huyệt vẫn mau phục hồi hơn là chỉ luyện tập suông, điều này đã được xác định trên thực tế lâm sàng trong quá trình làm việc của tôi. Nay phổ biến cho các anh chị em cùng dùng.

(6)

nhân bị bại liệt do hai nguyên nhân trên.

Trong bài này, tôi lấy ví dụ là BN bị liệt bên trái để minh họa hình vẽ vùng phản chiếu đầu các đồ hình Âm, Dương, Trắc diện.

(7)
(8)

CÁCH DAY HUYỆT VÀ CÀO TRONG ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG LIỆT

Bạn dùng đầu que dò vạch qua lại các huyệt thật nhẹ, Cào cũng vậy, cào thật nhẹ, càng nhẹ càng tốt.NHẸ NHƯ GIÓ THOẢNG TRÊN DA. Mỗi huyệt hay vùng chỉ cần tới lui,qua lại 30 lượt, Tới và lui, qua và lại được tính là MỘT LƯỢT, có nghĩa là mối huyệt được tiếp xúc khoảng 60 lần.

Khoảng tới lui của đầu que dò càng ngắn càng tốt, có nghĩa chỉ cần 1mm trước và sau huyệt. Vì huyệt DC trên mặt rất nhiều, đa số huyệt cách nhau chỉ 2 đến 3 mm. Nếu khoảng tới lui của đầu que dò dài quá, bạn sẽ tác động một lúc 2-3 huyệt. Như vậy, sẽ khiến cho tác dụng mong muốn sẽ loãng đi, sẽ rối đi vì lúc này là sự phối hợp của 2-3 huyệt chứ không còn là khai thác tính chất của huyệt đang day.

Cào cũng vậy, bạn cần cố gắng cào chính xác và gọn gàng vùng cần cào, không lan rộng quá diện tích đồ hình bạn đang tác động. Bởi vì khi cào rộng hơn giới hạn diện tích đồ hình là bạn đang tác động vào phản chiếu của một đồ hình khác rồi. Ví dụ như khi cào phản chiếu đầu của đồ hình Dương và Âm. Bạn cào riêng từng đồ hình, không được lười biếng cào một lúc hai đồ hình vì thấy chúng gần nhau. Vì nếu làm vậy, vô tình bạn tác động để chữa các cơ lưng (hai vùng này hợp lại thì phản chiếu lưng chứ không phải phản chiếu hai mặt trước và sau của đầu BN. Và như thế các tín hiệu cần truyền tải sẽ chạy về lưng chớ không đi đến đầu của BN. Do đó, thao tác của bạn không đạt hiệu quả mong muốn.

Việc tác động rộng chỉ nên dùng khi thao tác tại chổ. Thao tác tại chổ có tác dụng khác với thao tác theo đồ hình. Đây là đặc điểm của Diện Chẩn-Điều Khiển Liệu Pháp. Tác động tại chổ có tính chất như mát-xa nên cần rộng hơn vùng có bệnh để tăng cường lưu thông máu ở nơi có bệnh. Còn tác động theo đồ hình thì lại mang tính dẫn truyền của phản xạ thần

(9)

kinh. Mỗi một đầu dây thần kinh (huyệt) chỉ đến một điểm trong cơ thể theo đồ hình đang sử dụng nên khi tác động theo phản chiếu cần chính xác. Các bạn cần lưu ý điều này để phát huy hết tiềm năng của huyệt DC, không phí sức, tốn thì giờ vô ích mà lại kém tác dụng. Được đăng bởi Tạ Minh vào lúc 00:43 0 nhận xét

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Thứ bảy, ngày 12 tháng hai năm 2011

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA TINH THẦN

Đời người gồm một chuỗi thành-bại,vui-buồn.khoái-khổ,sướng-cực... Ít hay nhiều cũng để lại dấu ấn trong tâm trí. Những dấu ấn này công khai hay âm thầm, rầm rộ hay lững thững, ngay tức khắc hay ngủ yên rồi hốt nhiên bừng tỉnh…. hoạt động trong tinh thần chúng ta.

Đời người, ai cũng có ít nhất một tai nạn. Không tai nạn về vật chất cũng tai nạn về tinh thần. Không trực tiếp cũng gián tiếp, Không nặng nề cũng loáng thoáng. Có khi rồi cũng qua đi, có khi để lại khiếm khuyết không sữa chữa được không chỉ vật chất mà cả về tinh thần nữa. Loài người tốn không ít công phu để tìm cách giải quyết những di chứng này.Về vật chất cơ thể đã có giải phẩu học, gene học. Về tinh thần đã có phân tâm học và tâm lý-y học, các giáo điều tôn giáo…vv.Nhưng coi bộ….không thành công gì lắm. Vẫn còn lắm người phải chịu thiếu một cái gì đó trên thân thể. Vẫn còn phải “gát chân lên trán” trăn trở mỗi đêm, gậm nhấm nỗi lòng không yên.

Về tinh thần,nhiều điều không vui ta muốn dẹp bỏ qua một bên mà không được bởi những trói buộc của thói quen, của cá tính, của tình cảm, của đạo lý, của nề nếp gia phong, của nhận thức hình thành do tập quán dân tộc, của tôn giáo, có khi là do ảnh hưởng của cả loài người…vv.. Hóa ra, con người chính là nô lệ của những điều đó. Những điều do bẩm sinh và cả những điều do học hỏi từ lúc còn trong bụng mẹ (y học nói vậy).

Nhiều khi con tim bảo nên như thế này, lý trí lại biểu nên như thế kia…loay hoay mãi gở không ra như một đống chỉ rối. Phân tích chi li vấn đề này không dễ, xin để cho chuyên viên về ngành tâm lý làm việc cùng bạn.

Tôi xin trình bày một vài suy nghĩ của tôi: Đời sống con người thật là tréo ngoe.

- Bình thường con người không làm chủ được phần vật chất cơ thể của mình. Mặc dù muốn đưa tay lên là đưa,muốn đi là đi. Nhưng khó lòng nhịn đói khát, nhịn tiêu tiểu. Muốn tim đập hay ngưng theo ý mình không được. Thậm chí có lúc muốn ngũ mà không thể, muốn ăn mà nuốt không trôi qua cổ họng.

(10)

- Xét cho cùng con người chỉ có thể làm chủ được phần vô hình của mình: tinh thần. Vì sao tôi nói vậy ? Bởi,vô tình hay cố ý, ít nhất trong đời bạn đã từng dừng lại một ý muốn nào đó không thể thực hiện được. Rồi cảm giác khổ sở vì bất như ý cũng qua đi.Đó là lúc bạn làm chủ được nó vậy. Đã có kinh nghiệm, sao không phát huy thêm nhỉ? Sao bạn không rèn luyện để những trạng thái không vui đó ra đi nhanh hơn, mỗi ngày một nhanh hơn. Cho đến khi chỉ cần 30 giây là xong?

- Trời nắng như đổ lửa, bạn rất bực mình nhưng vẫn phải ra đường. Bạn phải chịu đựng cái nóng là điều không thể tránh né, nhưng sao bạn không quăng cái “cục bực tức ông trời” đi nhỉ? Quăng nó đi, bạn chỉ còn hơi nóng, nhẹ được ½ người.

- Bị thương vì tai nạn. Thân xác đau đớn chưa đủ hay sao mà bạn lại còn để cho lòng mình đau theo khi nguyền rủa vận xui?

- Bạn bị móc túi, tiền mất, căm hận kẻ vô lại. Ồ, tiền mất thì đã mất rồi. Tội gì mất thêm sự thanh thản chứ ?

- Tương tự như vậy khi bạn bị người yêu phản bội; người yêu đã ra đi, níu kéo có được đâu? Bạn hãy lo níu kéo sự bình an tâm hồn mình thì hay hơn nhiều đó.

Nhiều lắm, ngày nào bạn còn sống là còn phải đối mặt với những điều làm bạn mất vui, đau khổ, ăn cơm mà như ăn sạn, giường trãi nệm mà như giường trãi gai của Câu Tiển khi chưa giết được Phù Sai (câu chuyện này có thực, được kể trong Đông Chu Liệt Quốc). Bạn không thương mình sao? Chắc chắn là bạn phải thương mình, nhưng bạn đã không biết cách thương khi cứ mãi ôm ấp sự bực dọc vì muốn mà không được, cứ ôm nỗi oán ghét vì không thích mà phải chịu, cứ giữ lòng hận thù vì chưa trả thù tương xứng được. Khiến cho đời bạn toàn là màu đen cho dù bạn đang ôm một đống tiền với người thân vây quanh. Điều đó gây ảnh hưởng đến họ nếu họ cũng như bạn: chưa chịu vất bỏ những nỗi buồn.

Hãy loại bỏ nỗi buồn, giữ lại niềm vui.

“Ồ, cái ông này nói nghe dễ lắm”. Phải, không dễ nhưng không phải là không được. Chỉ cần bạn nuôi ước muốn “thanh thản trong mọi tình huống cuộc đời” lớn hơn hay ít ra cũng bằng với ước muốn thành công trong sự nghiệp hay nói chung là trong mọi vấn đề khác của cuộc sống.

Tôi xin trình bày kinh nghiệm loại bỏ nỗi buồn,giữ lại niềm vui của tôi xem bạn có dùng được hay không nha..

Với khao khát cháy bỏng đó, bạn tập thở sâu. Hít vào thật đầy ngực rồi bụng, theo dỏi luồng không khí từ mũi, vào ngực rồi tràn xuống bụng. Cho đến khi không còn hít vào được

nữa.Bạn thở ra, theo dỏi luồng hơi thoát ra cho đến hết. Cứ thế, bất cứ lúc nào có thể. Theo kinh nghiệm của tôi, không cần quan tâm đến việc thở nhẹ hay mạnh. Cứ thở , cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh. Hơi thở bạn bắt đầu lúc nào cũng mạnh và nhanh, nhưng sẽ nhẹ và chậm dần khi bạn thở được vài lần như vậy. Rồi sau này khi đã quen bạn, không cần thở căng

(11)

ngực bụng nữa mà chỉ cần thở bình thường, nhưng cần duy trì sự chú ý vào hơi thở vào và ra đang đến đâu mà thôi.

Thời gian đầu, bạn chỉ thở sâu theo kiểu đó khi một mình ngồi hay nằm rảnh rổi. Còn những lúc khác bạn chưa làm được.

Không sao, sau khi đã quen với kiểu thở này,bạn hãy bắt đầu thở khi đi bộ bất cứ lý do gì. Đi từ giường ngủ qua phòng vệ sinh sau giấc ngủ. Đi từ phòng vệ sinh qua bếp, từ bếp qua bàn ăn, từ bàn ăn vào phòng thay quần áo, trong khi thay quần áo, khi đi từ nhà ra xe…..rồi từ xe vào phòng làm việc….Điều này không khó vì các động tác vừa kể có thể thực hiện được theo phản xạ, chỉ còn lại thở là có sự tập trung có chủ ý thôi.

Có lẻ chừng một tuần lể là bạn quen với việc vừa thở sâu vừa thực hiện những động tác thông thường này.

Kế tiếp

Khi đã quen thở như trên, bạn tập bỏ những gì đơn giản đến trong đầu bạn.

Như cố ý nhớ một nụ hoa đẹp, một câu nói của ai đó làm tâm hồn bạn xao động in ít, lập tức bạn hãy tập trung tinh thần vào việc thở sâu như trên. Chú ý vào việc thở, não bạn sẽ tự động quên dần cảm giác đang có Chúng sẽ ra đi không để lại dấu vết. Bạn sẽ tăng cường độ về các chuyện vui lên dần. Cho đến khi chỉ cần chừng 3-5 hơi thở là mất cảm giác vui thích. Làm được điều này là bạn bắt đầu có khả năng vất bỏ những ưu tư phiền muộn quấy nhiễu bạn được rồi. Bạn bắt đầu tập xóa nỗi buồn.

Từ đó, bạn có thể và nên cố ý nhớ lại một sự kiện không vui nào đó của bạn. Nếu bạn thấy nó dấy lên trong bạn sự xao động. Bạn bắt đầu thở sâu, chú ý và chỉ chú ý đến hơi thở ra-vào. Chỉ chú ý vào hơi thở, không cho bất cứ điều gì hiện ra trong não bạn. Nếu có cái gì khác với hơi thở xuất hiện bạn lại chú ý vào hơi thở và chỉ hơi thở mà thôi. Bạn kg cần cố gắng vất bỏ “cái đang làm bạn xao động”, vì khi cố gắng vất nó ra, là vô tình bạn đang nhớ tới nó. Nhớ tới nó là bạn sẽ quên chú ý vào hơi thở. Do đó, chỉ chú ý vào hơi thở vào-ra thì não bạn tự động quên cái kia. Bạn sẽ thấy vấn đề của bạn biến mất hồi nào không hay. Bạn sẽ thấy tim mình hòa hoãn, không còn đập nhanh mạnh nữa, không còn như bị ai bóp chặt nữa,hơi thở điều hòa và quan trọng nhất là lòng mình nhẹ hẵn.

Tuy vậy bạn hãy tiếp tục luyện thở với cấp độ cao hơn: vừa thở vừa làm cái gì đó cần bận tâm một chút như lặt rau, rửa chén bát, lau nhà, rữa xe….vv.. Rồi sau khi đã quen, bạn lại nâng cao hơn nữa như khi lái xe, dĩ nhiên là chạy với tốc độ trung bình thôi hay chậm một chút càng tốt khi chưa quen.

Nếu bạn làm được điều này thì bạn sẽ vất nỗi buồn khổ trong vòng vài phút thôi. Và để ngủ thì chừng 10 lượt thở vào ra là bạn đã tới cổng thiên đường rồi….hihi.

(12)

Thực chất của cách thở này là “tự kỷ ám thị”, là bắt não hoạt động hay ngưng nghỉ theo ý muốn, là không cho não làm những việc vô ích hay có hại cho não (âm thầm xảy ra thường xuyên),là tiết kiệm năng lượng cho não. Từ đó bạn có thể điều khiển não làm những việc cần làm (học bài,làm bài,tinh toán chi tiêu, tính toán công việc trong sở làm ….) và nghỉ ngơi khi không còn cần làm việc nữa. Mỗi khi sử dụng trí óc nhiều, cảm thấy mỏi mệt, bạn nên nghỉ và thở như thế vài phút, năng lực trí óc bạn sẽ phục hồi.

Lúc này bạn có thể điều khiển não hay tinh thần bạn như điều khiển một bóng đèn: bật On (mở) hay bật OFF (tắt) rất dễ dàng.

Bạn nên nhớ rằng,những nghiên cứu gần đây của khoa học cho biết khi bạn có cảm xúc xấu (buồn,giận,ghét,căm thù…) là não bạn sẽ tiết ra độc chất gây hại cho cơ thể. Điều này Đông y biết đã lâu: Giận hại Can, Sợ hại Thận…vv.

Vậy thì cách thở này không chỉ giúp bạn an bình tâm hồn mà còn gián tiếp giúp bạn giữ sức khỏe thể xác. Tại sao khi làm việc tay chân mỏi mệt bạn có nghỉ mệt mà bạn không cho não nghỉ mệt nhỉ?

Bạn có thể có nghi vấn: Vậy rồi mình sẽ như khúc cây mục, như cục đá sao?

Không, sau khi rèn luyện thành công biện pháp này,bạn chỉ dùng nó khi có cái gì làm cho tim bạn bị thắt lại, làm cho hơi thở bạn hỗn loạn, làm cho ngực bạn như đông cứng, làm cho đầu bạn bị nóng lên, làm cho máu bạn bị sôi lên…tóm lại là những gì làm cho bạn đau lòng,tức giận... mà thôi. Hoặc khi bạn mỏi mệt tinh thần sau thời gian làm việc,học hành.

Còn lại thì….tội gì lại vất bỏ cảm giác hạnh phúc khi nhớ đến nụ cười của ông bà,cha mẹ,con, cháu, của người yêu(nếu bạn đang yêu),của người bạn tâm giao, của một hành động đẹp bạn chứng kiến trên đường phố…vv.

Để hổ trợ cho mục đích “thanh thản trong mọi tình huống” này, bạn có thể suy ngẫm thêm nhé.

- Hình như ai cũng có nỗi khổ riêng, không riêng gì mình. - Hình như không ai thoát được bệnh hoạn, tai nạn và cái chết. - Hay không bằng hên.

- Hình như “người giầu cũng khóc”.Hình như người ăn xin cũng có những tiếng cười khoái trá.

(13)

- Thích Ca còn bị kiết lỵ, Jesus còn bị đóng đinh, Khổng Tử thì bôn ba cả đời không yên thân….mình đâu có bằng mấy ông đó ??!!

- Hihihi.

Lương y Tạ Minh,Hóc Môn,24-12-2009.

Được đăng bởi Tạ Minh vào lúc 17:05 0 nhận xét

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Thứ sáu, ngày 04 tháng hai năm 2011

HÃY ĐO HUYẾT ÁP HAI TAY VÀ GIẢI QUYẾT NGAY KHI CÓ CHÊNH LỆCH.

Huyết áp là số liệu quan trọng nhất trong các số liệu sức khỏe vì nó biểu thị sức khỏe của hệ thống tim và mạch máu. Các loại bệnh khác cho dù khó trị đi nữa cũng còn cho thời gian để y học tìm cách khắc phục.Tim mạch mà có vấn đề thì đôi khi nó đánh gục một cơ thể khỏe mạnh trẻ trung chỉ trong vài phút đồng hồ và y học không kịp trở tay.

Một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị tai biến dù đã được khám sức khỏe định kỳ đều đặn là tình trạng chênh lệch huyết áp ở hai tay.

Ở Việt Nam hiện nay, thói quen đo huyết áp chỉ ở một tay khá phổ biến. Tùy theo vị trí được sắp xếp cố định của người đo và người được đo ở trong các cơ sở y tế mà bệnh nhân chỉ được đo huyết áp bên tay trái hoặc phải mà thôi. Nếu đi nơi khác thì lại có thể được đo HA ở tay bên kia. Vì vậy BN thường hay phát biểu rằng “ở chổ này nói là HA cao bắt uống thuốc, chổ kia lại nói là HA bình thường….”. Thực chất là sao? Sao lại có sự bất đồng giữa hai nơi như vậy?

Vẫn biết rằng đo HA bởi 2 người khác nhau, bằng 2 máy khác nhau, thời điểm đo khác nhau thì trị số HA có thể khác nhau. Nhưng khó có thể chấp nhận sự chênh lệch xa đến mức bác sĩ phải đưa ra hai chỉ định mâu thuẩn nhau đến thế.

Đó là vì có nhiều trường hợp BN bị trở ngại một bên vùng động mạch cánh tay-đầu. Khi một bên bị trở ngại thì não bên đó bị thiếu máu, lập tức nó gởi tín hiệu về tim yêu cầu tim tăng cường máu cho nó. Tim nhận lệnh, thế là co bóp mạnh hơn để bên não bị thiếu có đủ máu để hoạt động. Thế là cánh tay bên kia vô tình bị nâng cao áp lực máu tạo ra sự chênh lệch HA ở hai tay. Chính xác hơn nữa là chênh lệch huyết áp ở hai bán cầu não.

Thế là hể uống thuốc HA thì bên này bình thường mà bên kia lại bị hạ thấp,đương nhiên việc tự điều chỉnh lại xảy ra; cứ thế HA không thể ổn định được…. Và rõ ràng vấn đề không được giải quyết đúng.

Thế là BS đổi thuốc hoặc BN đổi BS. Cứ thế…cho đến khi BN chán nãn hoặc lơ là với hiện trạng HA của mình.

Nếu chỉ đo HA ở một tay, tình hình này sẽ không được phát hiện. Thế là, một ngày nào đó BN bị tai biến, thật là oan uổng!!

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này? Đó là phải đo HA cho cả hai tay trái và phải. Nếu thấy hai tay chênh lệch nhau hơn 10 số thì cần đo lại mỗi bên 2 lần. Vì có khi BN hồi hộp

(14)

khiến HA thể hiện không đúng. Đo tay này rồi tay kia, lập lại quy trình 2 lần như thế thì BN sẽ giãm hồi hộp và HA được thể hiện tương đối đúng với thể trạng của họ. Có khi đo xong lượt thứ nhì thì HA hai tay gần như nhau.

Nhưng nếu trị số HA 2 tay chênh nhau hơn 10 số thì làm sao? Bạn hãy làm như sau:

Day với dầu bộ TIÊU VIÊM KHỬ Ứ (156 -+, 38 -+, 7 -+, 50, 37, 3 -+, 61 -+, 290 -+, 16 -+, 26), sau đó dùng cây cào nhỏ cào vùng sơn căn, vùng ấn đường cùng bên tay có HA thấp hơn (vùng giữa 2 mắt và giữa hai đầu lông mày). Nếu không có cây cào mini thì bạn có thể dùng đầu que dò quẹt hai nơi này nhiều lần cho đến khi thấy da vùng này mềm mại hẳn). Đến đây, đo lại HA bạn sẽ thấy trị số ở 2 tay sẽ bằng nhau hoặc sự chênh lệch giãm rõ rệt. Nếu tình hình không được cải thiện là bạn gặp một trường hợp phức tạp rồi đó. Hãy chuyển BN đến cơ sở y tế để họ giải quyết nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm để giải quyết.

Ở đây, tôi đưa ra ví dụ HA tay trái là 120/70, HA tay phải là 150/70 (chênh nhau 30 số). Phần bộ huyệt là cố định, chỉ thay đổi vùng sơn căn và ấn đường cho phù hợp với bên có trị số HA thấp mà thôi.

Được đăng bởi Tạ Minh vào lúc 20:59 0 nhận xét

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Thứ tư, ngày 02 tháng hai năm 2011

CHẨN BỆNH BẰNG MÁY ĐO HUYẾT ÁP.

Khi khám bệnh và chữa bệnh cho một bệnh nhân. Nếu nắm vững số đo huyết áp và tình hình tim mạch của họ, chúng ta sẽ rất an tâm.

(15)

Bài viết này trinh bày những kinh nghiệm của tôi sau thời gian dài nghiên cứu:

Huyết áp cao là một bệnh chứng phức tạp và thường gây nguy hiễm cho người bệnh. Tôi rất thú vị khi nghe BS Bùi Xuân Vĩnh phát biểu trong chương trình “Sức khỏe cho mọi người” của HTV rằng: “…huyết áp cao là một bệnh nguy hiễm và nham hiễm…”. Nguy hiễm vì có thể gây đột tử, nham hiễm vì nó thường hay giả vờ sống chung hòa bình với bệnh nhân rồi đánh mạnh đột ngột khiến ngành y đôi khi cũng đối phó không kịp, chưa kể nó có thể im lặng không báo hiệu gì cả cho đến khi bệnh nhân bị gục ngã.

Huyết áp như thế nào chỉ có thể xác định bằng máy đo huyết áp. Bắt mạch của Đông y tuy có thể phỏng đoán nhưng không thể chính xác được. Vì thế, tôi luôn đo huyết áp cho bệnh nhân từ ngày…. biết cách đo HA.

Qua thời gian, tôi có một số kinh nghiệm dùng máy đo HA để chẩn đoán phát hiện sớm một số bệnh lý về tim mạch cho bệnh nhân. Nhất là với các bệnh nhân lao động, không mấy hiểu biết và cũng không mấy quan tâm đến sức khỏe nếu bệnh tình không hành hạ họ (tôi vốn theo đuổi chữa bệnh từ thiện hơn 24 năm nay, hầu hết là bệnh nhân nghèo).

Nhận thấy phát hiện này tuy nhỏ nhoi nhưng quý giá cho mọi người nên tôi mạnh dạn đưa lên đây. Ai thích thì dùng hầu góp phần bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân và giãm thiểu “tai nạn nghề nghiệp” cho những ai lỡ mê nghề chữa bệnh… như tui(!!!!)….hihihi.

Trên nguyên tắc, huyết áp kế (HAK) chỉ để đo huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch máu.

Máu là một hổn hợp gồm lỏng là huyết tương và đặc gồm các huyết cầu (hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu).

Trị số huyết áp,là áp suất của giòng máu được hình thành bởi:

Sức co bóp và giãn nở của tim (trương lực tim). Co bóp tạo thành tâm thu, giãn nở tạo thành tâm trương.

Độ nhớt của máu: gồm độ loãng hay nhầy nhớt của huyết tương (lượng chất béo có trong huyết tương, các chất khác hòa tan trong huyết tương), và tỉ lệ đặc/lỏng của máu (số lượng của các huyết cầu/huyết tương).

Sự trơn tru hay sần sùi của lòng động mạch.

Độ săn chắc của cơ bắp và độ cứng (khác với độ đàn hồi của thành mạch) của động mạch cánh tay trên. Hai yếu tố này ảnh hưởng rất ít nhưng có góp phần trong trị số của huyết áp. Lệ thuộc cơ địa mỗi người.

Đây chính là các hiện tượng thủy động lực của giòng máu trong cơ thể. Mọi thông số vừa nêu đều thể hiện lên trạng thái hoạt động của cây kim máy đo huyết áp.

(16)

Ngoài ra trạng thái hoạt động kim đồng hồ của HAK còn thể hiện vài ý nghĩa khác của tim và động mạch: tình hình van 2 lá ở thất trái, van động mạch chủ,tình hình của thần kinh tim (nhịp đập, tốc độ tim co, biên độ tim co-giãn).

Dựa vào quy luật của thủy động lực học và cơ cấu chế tạo của HAK tôi có các nhận định sau:

Khi túi hơi căng phồng (nguyên tắc là kim HAK phải ở trị số 200 đến 220) đè lên cơ bắp cánh tay trên rồi động mạch khiến mạch máu xẹp lép, không cho máu đi qua. Khi xả hơi; lúc đầu áp suất túi hơi thắng áp suất máu, cây kim không bị tác động nên tuột dần đều xuống trị số thấp. Trong khi đó, tim vẫn co bóp và giãn nở theo nhịp của nó. Khi túi hơi bị xả khí, áp suất hạ dần đến mực ngang bằng với áp suất giòng máu thì cây kim bắt đầu bị tác động. Nó khựng lại một chút xíu rồi mới tuột tiếp. Nhịp tim kế tiếp thì vì túi hơi vẫn tiếp tục xả khí nên ở nhịp co bóp này, áp suất túi hơi bắt đầu thấp hơn áp suất máu, do đó trước khi tiếp tục tuột xuống kim bị tác động lui lại (hình thành trị số huyết áp tâm thu) một khoảng cách tương ứng với sự trương nở của động mạch và biên độ tim co, máu bắt đầu đi qua để đến động mạch quay ở cổ tay. Cứ thế cho đến khi khí trong túi hơi không còn đè lên động mạch (thông qua lớp cơ bắp) ta thấy kim không còn bị giật lui mà tốc độ tuột cũng chậm hẳn, hình thành trị số huyết áp tâm trương. Lúc này giòng máu đi qua tự do không gặp lực cản trở nào nữa.

Trên nguyên tắc, khi đo huyết áp phải dùng ống nghe để nghe tiếng động của áp suất máu đập vào túi hơi. Nhưng trên thực tế, vì đo nhiều người liên tục khiến tai mình bị đau, các y tá kinh nghiệm đã không đeo ống nghe mà bắt mạch ở cổ tay để theo dỏi. Tôi cũng không đeo ống nghe nhưng không bắt mạch mà chỉ theo dỏi sự hoạt động của kim đồng hồ HAK. Thoạt đầu cũng chỉ vì sợ đau tai thôi. Một thời gian sau tôi nhận thấy sự hoạt động của kim HAK trên các bệnh nhân đều khác nhau. Chú ý khảo sát một thời gian dài, kết hợp với các chẩn đoán cận lâm sàng như Điện tâm đồ (ECG), Siêu âm màu (Doppler) tôi có các kết luận sau:

1- Kim khựng lại 5 nhịp trở lên trước khi giật lui: đa số là bệnh nhân có bị thiểu năng mạch vành tim. Khi kết hợp với xem lưỡi của Đông y, nếu thấy lưỡi bệu (thân lưỡi to bè ra choán gần hết miệng) và chất lưỡi nhạt, đồng thời kim khựng 7 nhịp trở lên thì đa số là thiếu máu cơ tim. Tôi không dám khẳng định kết luận này đúng 100% (vì độc lập nghiên cứu và không dám chắc là mình có thể đã gặp hết tất cả các kiểu của loại bệnh này) nhưng hầu hết là đúng, nhất là sau này có phương tiện siêu âm màu 3 chiều (Doppler). Trong một tài liệu về tim mạch, GS Alain Carpentier có nêu 0,5% bệnh nhân thiếu máu cơ tim không có triệu chứng lâm sàng (nặng ngực khó thở,đau thắt ngực lan lên cổ đầu và ra cánh tay) và cũng không thể hiện trên ECG mà chỉ thể hiện trên siêu âm màu mà thôi. Cho nên tuy kết quả ECG bình thường mà có hiện tượng của HAK nêu trên ta cũng nên khuyên bệnh nhân đi siêu âm màu tim để loại trừ hoặc xác định có đang mắc căn bệnh nguy hiễm này hay không. 2- Kim giật lui có hai giai đoạn khác nhau: giai đoạn đầu ngắn, giai đoạn sau dài hơn là có hở van 2 lá. Kinh nghiệm cho biết tỉ lệ ngắn/dài = ½ là van hở ¼. Nếu BN kèm thêm hiện tượng thỉnh thoảng phải thở dài cho dễ chịu thì thường có hở các val bên tim phải : val Tỉnh mạch chủ, val Động mạch phổi hoặc val 3 lá. Muốn biết chính xác val nào thì cần siêu âm màu tim.

(17)

3- Khoảng giật lui của kim ngắn – từ 3mmHg (thủy ngân) trở lại, đa số là bệnh nhân thuộc thể Dương suy. Tôi đặt tên là “Huyết Áp Âm Chứng”.Một nấc nhỏ trên mặt đồng hồ HAK có giá trị bằng 2mmHg.

4- Khoảng giật lui của kim dài – từ 4mmHg trở lên, đa số là BN thuộc thể Âm suy.Tôi đặt tên là “Huyết Áp Dương chứng”.

5- Khoảng giật lui của kim nằm trong mức độ từ 3mmHg đến 4mmHg, đa số là BN cân bằng về Âm Dương.

6- Kim giật lui lúc nhanh lúc chậm, lúc ngắn lúc dài, có lúc bỏ nhịp là thần kinh tim của BN có vấn đề.

Tuy không dám khẳng định độ chính xác 100% các nghiên cứu này, nhưng như đã nói các kết luận này giúp ích không ít cho chúng ta. Mong tất cả quý vị không bỏ qua.

Được đăng bởi Tạ Minh vào lúc 08:58 0 nhận xét

Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Thứ năm, ngày 13 tháng một năm 2011

GIÁO ÁN DC-ĐKLP 2010

VÀI LỜI TÂM SỰ.

Cùng các bạn.

Tôi đến với Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp một cách rất tình cờ. Tính đến nay là 16 năm lẻ 1 tháng (7 – 7 – 1986). Tôi vào sau một số anh chị em và trước một số khác. Điều đó có lẻ không quan trọng cho lắm. Quan trọng là…….tôi yêu thích DC một cách nồng nàn và dai

(18)

dẳng. Có lẻ vì liệu pháp này quá hay, quá tuyệt. Suốt thời gian qua gần như tôi không dùng thuốc trong điều trị cho bệnh nhân . Dù rằng với một vài loại bệnh có tính nguy hiễm, tôi có đồng ý cho bệnh nhân kết hợp với thuốc nhưng rất hiếm.

Từ một người không biết gì về y học, tôi vào môn phái. Qua thời gian, tôi nghiệm dần dần những yếu lý của môn DC. Qua nghiên cứu lý thuyết (DC-ĐKLP và y lý Đông Tây y) và thực hành DC tôi đã xây dựng và thành công những phương thức điều trị nhiều loại bệnh tưởng chừng khó chạm tới.

Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi dùng DC là cho chính bản thân tôi. Sau ba ngày đọc sách và ngồi xem thầy Châu chữa bệnh . Sáng chủ nhật nọ tôi bị nhức đầu sau khi đi chơi về. Đã định lấy thuốc ra uống nhưng chợt nhớ đang học DC. Thử xem ra sao. Thế là lấy ngay salonpas, cắt dán vài huyệt. Chừng 30 phút sau, đầu tôi nhẹ hẵn. Từ thành công ban đầu này, tôi triển khai chữa bệnh cho tất cả người thân, bạn bè. Thời gian đầu hầu hết là thành công !!!! Đến mức tôi tưởng rằng chữa bệnh không khó !!?? Vì có những ca bệnh kéo dài mấy năm, đã điều trị ở những thầy thuốc mà khi nghe tên họ tôi đã hoảng hồn vì họ đã thành danh từ lúc tôi còn “hỉ mũi chưa sạch”, vậy mà dùng DC chữa có vài lần bệnh đã khỏi hẵn ?? Đến mức tôi tưởng rằng DC là “vô địch thiên hạ” !! Sau này mới biết vấn đề không như vậy !!!

Tôi được thầy Châu cho “ xuống núi” sau 4 tháng học và tự thực hành ở nhà. Vào cộng tác tại Trung Tâm DC, tôi mới bắt đầu thấy khó. Bệnh trăm ngàn kiểu cách, bệnh nhân cũng chẳng ai giống ai. Áp dụng kinh nghiệm ở bệnh nhân này cho bệnh nhân khác có lúc thành công có lúc thua đậm mà chẳng hiểu tại sao !!?? Tên bệnh đã không rành, cơ chế bệnh nguyên nhân bệnh lại càng mù tịt !! Mặc dù vẫn có những thành công ngoạn mục như vừa nói, nhưng rất nhiều lúc thua trắng tay, mà không hiểu tại sao !!

Thầy Châu chỉ dạy DC còn thì……….ông lờ đi nếu không muốn nói là ông dị ứng với tất cả các môn phái khác (giai đoạn đó) đến độ tôi và một số anh chị khác đã phải lén đi học thêm về Châm cứu và Đông y !! Học xong mới cho ông hay. Tuy nhiên học gì thì học tôi vẫn làm DC. Chỉ có khác là vận dụng những y lý Đông và Tây vào DC để điều trị cho bệnh nhân chứ không hẵn chỉ dùng thuần túy theo sinh huyệt đồ hình hay đồng ứng……...vv.. Nếu có phối hợp huyệt Thể châm thì cũng theo nguyên tắc sinh huyệt. Có nghĩa là vận dụng nguyên lý của Diện Chẩn vào các phương pháp điều trị khác.

Tôi tham gia tổ huấn luyện từ năm 1987 và nhận vai trò tổ trưởng Tổ Giáo Vụ từ đó. Soạn giáo trình, tổ chức lớp theo chỉ đạo của thầy Châu. Năm 1988, tôi bắt đầu thấy sự cần thiết trong việc phổ biến kiến thức y lý cho học viên nhưng không được thầy Châu ủng hộ. Lý do như vậy thì chương trình huấn luyện kéo dài quá, không bảo đảm việc phổ biến rộng phương pháp cho mọi người.

Một hôm, 1993, sau khi tôi đi Nga về tôi được thầy Châu gọi vào và gợi ý cho phép dạy riêng cho những học viên nào có nhu cầu.Tôi bắt đầu phổ biến kinh nghiệm theo cách riêng của tôi : kết hợp y lý Đông Tây y vào Diện Chẩn . Lúc đầu , tôi chỉ nhận dạy những học viên đã theo học lớp cơ bản ở Trung Tâm, tôi chỉ dạy phần riêng của tôi mà thôi. Chương trình này kéo dài hơn ba tháng (khoảng 80 tiết học). Nhưng cũng chỉ được những điều cơ bản nhất của Đông Tây y và chuyên sâu về Diện Chẩn mà thôi. Thật ra, chương trình này chưa đủ để chẩn trị tốt cho mọi trường hợp bệnh lý, nhưng tạm đủ để hạn chế sai lầm trong chẩn đoán và điều trị .

(19)

Đến nay, chương trình này đã được thực hiện gần 10 năm. Tôi dạy không nhiều vì bận việc điều trị quá nhiều nhưng có điều an ủi là những anh chị em do tôi huấn luyện đều vững vàng , thành công và hầu hết đều đang theo nghề Diện Chẩn liên tục từ đó đến nay.

Bài giảng này được tôi biên soạn lại, có cập nhật những kinh nghiệm riêng mới nhất. Là tâm huyết của tôi trong hơn 16 năm học và làm Diện Chẩn . Chưa thỏa mãn lắm về chương trình này, nhưng thời gian có hạn và yêu cầu cấp bách, tôi tạm thời đúc kết để có tài liệu hướng dẫn các bạn. Mong các bạn thông cảm cho những gì mà các bạn cho rằng thiếu sót.

Lương y Tạ Minh. Tháng 11-2002.

Tháng 8-2010, nhận lời mời của L.y. Đồng Văn Toán, tôi đến Hải Phòng bồi dưỡng về DC cho các thành viên CLB/DC ở đây. Sau đó lại đến Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình. Nhận thấy cần bổ sung, chi tiết hóa hơn nội dung tập sách này, nên tôi biên tập lại và bổ sung các bài viết mới để cập nhật các kinh nghiệm mới về lý thuyết cũng như thực hành. Do đó có ấn bản này mong giúp ích thêm cho các bạn.

Hà Nội, 15-11-2010.

CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU

Vài điều cần nhớ khi đọc tập sách này:

- Tài liệu này là kinh nghiệm riêng nên vẫn cần dùng kèm với các tài liệu đã có do Thầy CHÂU xuất bản. Cụ thể cần nhất: DC-ĐKLP, Bài giảng DC-ĐKLP, Tuyển tập Đồ Hình, Hình huyệt chính diện và trắc diện.

(20)

- Các phác đồ (công thức) điều trị trong tài liệu này luôn luôn mang tính tổng quát. Do đó không mấy khi dùng hết tất cả các huyệt trong mỗi phác đồ. Nên dò sinh huyệt dựa theo phác đồ đã nêu, chỉ dùng các huyệt có báo bệnh, những huyệt còn lại không cần dùng. Qua cách này dần dà các bạn sẽ quen với cơ chế bệnh lý và tìm thấy nhiều thú vị qua những trường hợp cùng tên bệnh mà chẳng ai giống ai. Từ đó, bạn sẽ tự rút ra được những kinh nghiệm bản thân. Đó là vốn liếng quý nhất cho mỗi người mà không ai có thể truyền dạy được và bạn sẽ nhớ mãi không quên.

- Những bộ huyệt này không chỉ được sử dụng ở mặt mà có thể sử dụng ở các bộ phận phản chiếu khác như ở bàn tay, bàn chân, lưng, bụng. Vấn đề là biết xác định huyệt ở các nơi này.

- Với những anh chị em có y lý vững, qua các bài này tôi hy vọng sẽ giúp hiểu sâu hơn và say mê hơn môn DC-ĐKLP, dù rằng tôi không giải thích lý pháp phương huyệt. Việc lý giải xin hẹn dịp khác.

- Điều quan trọng nhất trong chẩn đoán là phải tìm cho ra bệnh thuộc âm-dương, khí huyết, hàn-nhiệt, hư thực, … trong Bát Cương.

Tôi không có tham vọng giúp các bạn trở thành thầy thuốc giỏi nhưng mong rằng qua tập sách mỏng này các bạn vững bụng hơn và hạn chế sai lầm khi điều trị cho mình và cho gia đình

Tạ Minh

Mobile: 091.8388718

E-mail: taminhdc@yahoo.com, minhta2002@hotmail.com

DIỆN CHẨN-ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP YẾU QUYẾT

(21)

Tạ Minh.

Muốn giỏi Diện chẩn –Điều khiển Liệu pháp các bạn cần thực hiện các điều sau đây: 1- Thuộc làu tất cả đồ hình căn bản, các hệ thống phản chiếu phụ (là các đồ hình chưa được vẽ ra).

2- Thuộc và hiểu các thuyết DC và thuyết ĐKLP một cách tường tận chứ không chỉ hiểu nghĩa của câu văn. Điều này cần thực hành nhiều thì mới thấm sâu được.

3- Nắm vững tác dụng và kỹ thuật sử dụng , thao tác nhuần nhuyễn tất cả các dụng cụ chữa bệnh.

4- Biết những điểm đại cương cơ bản về giải phẫu cơ thể, sinh lý và bệnh lý nội khoa tây y. 5- Nắm vững lý thuyết cơ bản (như Âm Dương, ngũ hành, tạng tượng, bát cương, bát pháp … ), bệnh lý nội khoa đông y.

6- Học thêm các phương pháp châm cứu, bấm huyệt khác – nếu giỏi càng tốt. Tìm cho ra sự giống nhau và sự khác nhau giữa chúng với nhau cũng như giữa chúng với DC.

7- Bạn cần nhớ “ LINH ĐỘNG” không có nghĩa là bừa bãi, vì vậy cần tôn trọng các nguyên tắc chẩn đoán, điều trị để không gây phản ứng xấu cho bịnh nhân .

DC-ĐKLP dù sao cũng chỉ là phương tiện chẩn đoán và điều trị trong y học dân tộc như các phương tiện khác (Thể-Nhĩ-Đầu-Thủ-Túc châm, Chích lễ, Thập chỉ đạo….vv..) , y lý gồm cơ thể học, sinh lý học và bệnh lý học mới là nền tảng . Nền tảng vững chắc thì mới phát huy tác dụng của phương tiện được, bằng không rất dễ gây rối rắm khi chữa bệnh mà không chẩn đoán, không biết y lý, không có nguyên tắc. Điều này không riêng gì cho DC-ĐKLP mà cho mọi phương pháp y học.

Tính đại chúng của DC-ĐKLP là không thể phủ nhận, nhưng căn bản y lý lại không thể không học. Nếu không, sẽ có lúc ta hại bịnh nhân mà không hề hay biết. Đó cũng là một cái tội trong ngành y vậy. Mong được sự đồng cảm của các anh chị em say mê Diện Chẩn. TP Hồ Chí Minh 21-12-1998.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG GẶP

(22)

Trong Đông y, thường gặp những cặp khái niệm mà tuy đã giải thích khá chi tiết nhưng hình như vẫn tỏ ra khó hiểu với người sinh sau đẻ muộn như chúng ta như chính khí- tà khí, chủ khí – khách khí ……v.v…Bài viết này trình bày những cái hiểu của riêng tôi theo ngôn ngữ của hiện đại và bổ sung những nhận thức của riêng tôi trên lâm sàng nhằm giúp các bạn hiểu phần nào các ý nghĩa đó. Mong rằng khi đọc sách Đông y các bạn sẽ thấy dễ hiểu hơn. Chủ – Khách : chủ là cơ thể, khách là yếu tố bên ngoài tác động đến cơ thể. Thời tiết và Thực phẫm là khách thường gặp của cơ thể. Khi ta ăn vào, thức ăn đã vào bộ máy tiêu hóa nhưng vẫn còn là khách. Chỉ khi nào tất cả thức ăn đó được tiêu hóa, hấp thu rồi biến thành dưỡng chất dự trữ để trong tương lai tạo thành các loại tế bào, là một thành phần của cơ thể, thì chúng mới biến thành chủ. Vì thế đã là chủ thì không bao giờ gây bệnh. Chỉ có khách mới có thể gây bệnh, nhưng không phải khách nào cũng gây bệnh. Chỉ những khách không hòa hợp được với cơ thể hay cơ thể không chịu đựng nổi không hóa giải nổi mới gây bệnh (tẩm bổ quá mức cơ thể không đủ sức biến đổi thành dưỡng chất), thường được gọi là Tà Khách (khách tà) .

Chính - Tà : Chính khí là khí căn bản của cơ thể còn gọi là nguyên khí. Tà khí là khí của khách không hòa hợp với Chính khí. Trên nguyên tắc là chỉ khi nào Chính khí suy yếu thì tà khí mới xâm nhập và gây bệnh được. Nhưng trong thực tế khi Tà khí quá mạnh thì dù Chính khí không suy cơ thể vẫn có thể bị nhiễm bệnh được. Như ta thấy nếu bỗng nhiên đưa một người từ xứ nhiệt đới sang địa cực mà không có áo quần chống lạnh thì dù đang khỏe mạnh thế nào đi nữa họ cũng phải bị cảm lạnh.

Biểu – Lý : Biểu là bên ngoài. Lý là bên trong. Mối tương quan này cũng nên hiểu một cách tương đối rộng chứ không chỉ là mối liên hệ tạng –phủ với nhau. Như ta thấy nếu da là biểu thì cơ là lý. Tạng là lý thì phủ là biểu. Kinh là biểu thì phủ tạng là lý. Lạc là biểu thì kinh là lý. Với DC-ĐKLP thì gần như biểu và lý là một. Vì ta đã biết khi bệnh nhân bị đau dạ dày ( lý ) hay đau theo kinh Vỵ ( biểu ) hay đau cạnh ngoài đùi ( biểu ) thì cũng đều cần huyệt 39 trong chẩn đoán và điều trị . Các huyệt còn lại - trong một phác đồ điều trị nào đó - được dùng để chữa theo cơ chế mà thôi.

Tiêu – Bản : Tiêu là ngọn bệnh, Bản là gốc bệnh. Đây là một cặp ý niệm khá lý thú và rắc rối. Và………. cũng rất tương đối. Với những bệnh đơn giản mới mắc thì thường gốc –ngọn là một và thường là bệnh thực. Như thương thực gốc hay ngọn gì cũng ở Vỵ, ho khi bị cảm thì gốc hay ngọn gì cũng ở Phế . Nhưng với những bệnh mắc phải đã lâu thì có thể ngọn và gốc cách nhau…….xa lắc xa lơ. Thậm chí có những trường hợp bệnh mới phát cũng có GỐC và NGỌN cách xa nhau. Ngoài ra tính tương đối còn thể hiện ở chổ một GỐC này có thể là NGỌN của một GỐC khác.

Thí dụ như trong bệnh Thần kinh tọa. Ngọn của bệnh là đau chân, gốc của nó là một

thương tổn của vùng thắt lưng – cùng. Nhưng bệnh lý ở thắt lưng – cùng có thể là ngọn của một trong những gốc : viêm khớp, vôi hóa, loãng xương, chấn thương, hàn thấp kết tụ, nhiệt thấp kết tụ…..v.v.. Trong chứng nhức đầu (ngọn) thì gốc có thể là huyết áp cao hay kinh mạch bế tắc và nhiều gốc khác nữa, nhưng HA cao cũng chỉ là ngọn của một trong các gốc : hẹp mạch máu thận, rối loạn lipid máu, thiếu máu cơ tim…vv. Còn kinh mạch bế tắc thì

(23)

có thể có gốc do Dương hư, Âm hư, Hàn tà thực bế, nhiệt tà thực bế hay cũng có khi do tổn thương kinh mạch vì chấn thương cơ thể hay tinh thần .

Tuy nhiên các bạn cần biết rằng Đông và Tây y có cái nhìn khá khác nhau về gốc và ngọn của bệnh. Cẩn thận kẻo có sự nhầm lẫn không đáng có.

Nhưng theo ý kiến của riêng tôi thì chỉ có hai GỐC: TIÊN THIÊN BẤT TÚC và HẬU THIÊN BẤT CHÍNH. TIÊN THIÊN BẤT TÚC là di truyền bẩm sinh của mổi người tiếp thu từ cha mẹ. HẬU THIÊN BẤT CHÍNH là những hoạt động sai lầm của thể xác và tinh thần. Sinh hoạt thể xác như lao động, vui chơi, ăn uống sai lầm với cường độ cao hay kéo dài khiến cơ thể hư hao lệch lạc mà sinh bệnh. Do sinh hoạt tinh thần không đúng như để cho những ý niệm không tốt (nóng giận,hận thù, lo lắng…) kích động cơ thể thường xuyên khiến tinh thần bị bệnh hoặc cơ thể bị ảnh hưởng sinh bệnh .

Vì thế, GỐC bệnh sâu xa nhất là đây. Một cơ thể bị khiếm khuyết về gene thì có lẻ chỉ có mai sau khi liệu pháp gene hoàn chỉnh may ra mới chữa tốt được. Rõ ràng một cầu thủ không thể hết chấn thương gối khi còn mãi ra sân thi đấu, một bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa không thể khỏi bệnh khi mãi ăn uống thức sống - lạnh. Một bệnh nhân bị dị ứng không thể khỏi bệnh nếu cứ mãi tiếp xúc với kháng nguyên. Như vậy trị bệnh là trị vào cơ thể bệnh nhân (gene) và sữa đổi các sinh hoạt không đúng cho bệnh nhân thì mới gọi là có TRỊ GỐC được .

Hư – Thực : Hư và Thực là hai hiện tượng luôn cần chẩn đoán đúng trong Đông y. Chẩn đoán Hư-Thực có đúng thì việc điều trị mới thành công an toàn và rốt ráo được. Các sách thường định nghĩa Hư là suy yếu thiếu hụt, Thực là dư thừa. Ta thường gặp các ý niệm : “Hư là chính khí hư, Thực là tà khí thực” có nghĩa vì chính khí suy yếu nên phát bệnh (thuộc hư chứng), vì tà khí mạnh gây ra bệnh (thuộc thực chứng), đây là nguyên tắc để phân định hư – thực . “ Bệnh đã lâu thuộc hư, bệnh mới phát thuộc thực” có nghĩa bệnh đã lâu mà không trị dứt thì bệnh biến chuyển phức tạp hơn, phát triển ra ngoài cơ quan thụ bệnh ban đầu và làm cơ thể suy yếu dần nên chính khí bị hư, bệnh mới phát là do khách tà quá mạnh xâm nhập cơ thể mà chính khí chưa hư nên chỉ có tà khí thực. Nhưng theo tôi thì ý niệm này chỉ là một kinh nghiệm để tham khảo chứ không phải là nguyên tắc, vì trên lâm sàng có nhiều trường hợp không đúng .

Hoãn – Cấp : Hoãn là thong thả, Cấp là gấp rút . Trong ngôn ngữ hiện đại chính là bệnh mãn tính và bệnh cấp tính. Một nghĩa khác là bệnh không nguy hiễm và bệnh nguy hiễm tức thời. Một nghĩa khác nữa là bệnh điều trị bình thường và bệnh thuộc diện cấp cứu. Ta thường gặp ý niệm “ hoãn trị bản, cấp trị tiêu” (bệnh hòa hoãn thì trị gốc , bệnh cấp bách thì trị ngọn), đây là một hướng dẫn chính xác và tuyệt vời cho chúng ta trong Đông y. Khó khăn ở chổ là cần phân định Gốc và Ngọn cho đúng để chữa trị kịp thời cho những bệnh thuộc loại cấp.

Lương y Tạ Minh.

(24)

Quan điểm chung:

· Tận dụng mọi phương pháp chẩn đoán hiện nay của y học .

· Sinh lý học Tây y, Bát-cương và Tạng-tượng của Đông y là căn bản để nghiên cứu bệnh lý, là chỉ tiêu để chẩn đoán và theo dỏi diễn biến điều trị .

Các phương pháp chẩn đoán :

I -/ Tây y: đo huyết áp, sờ ,nắn, nghe, hỏi về bệnh, xem các kết quả cận lâm sàng. II -/ Đông y:

1. Vọng: dùng mắt để quan sát các biểu hiện sinh lý bệnh lý của bệnh nhân .

Động tác: chính xác, dứt khoát, lanh lẹ là bình thường. Quá mức là Dương chứng, yếu kém là Âm chứng.

Ánh mắt : linh hoạt, có thần là bình thường . Long lanh phát ra ánh lạ là dương, lờ đờ vô định là âm.

Da dẻ: tươi nhuận, đều màu, màu sắc hợp lý là bình thường. Màu sắc quá bóng là dương. Xỉn màu là âm (dù vàng hay đỏ).

Niêm mạc : hồng đều (nên xem niêm mạc của trẻ khỏe mạnh từ 7 đến 15 tuổi để biết tiêu chuẩn). Xem thêm bài “ Chẩn đoán về Huyết – Khí”.

2. Văn : dùng tai nghe để khảo sát:

Cách diễn tả ý tưởng rỏ ràng mạch lạc chừng mực (tùy trình độ của mỗi người ) là bình thường. Diễn tả nhanh, nhảy đoạn là dương. Diễn tả chậm, ý tưởng trùng lắp là âm.

Âm lượng vừa phải phù hợp với bối cảnh xung quanh là bình thường. Nói lớn, nói nhanh là dương. Nói nhỏ, bỏ lửng câu nói là âm. Tuy nhiên, khía cạnh này còn tùy thuộc nề nếp riêng của mỗi người.

Hơi thở đều đặn nhẹ nhàng là bình thường. Thở nhanh mạnh là dương. Thở chậm quá nhẹ là âm. Nếu người có tập khí công thì cách chẩn đoán này không đúng.

3. Thiết : dùng xúc giác để khảo sát bệnh lý bằng cách sờ nắn, xem mạch.

Da thịt cơ gân săn chắc phù hợp với thể trạng là bình thường. Co cứng là thực, lỏng nhão là hư .

Nhiệt độ : bình thường da toàn thân có nhiệt độ tương đối đều. Khi có chênh lệch khác lạ là có bệnh. Nơi bất thường nhất là nơi có rối loạn: nóng là nhiệt, lạnh là hàn. Cách này để chẩn đoán tổng quát toàn thân. Đối với nơi đang bị đau (cục bộ) thì có thêm ý nghĩa khác :

(25)

ngoài yếu tố hàn nhiệt ra còn có ý nghĩa nóng là do khí bế huyết ứ, lạnh là do khí thiếu, huyết kém .

Mạch : xem thêm về sách mạch lý . Cần lưu ý nguyên lý về mạch cũng thường nhắc nhở : “ xả mạch tòng chứng”. Vì vậy mạch cũng chỉ là một yếu tố tham khảo chớ không là yếu tố quyết định. Dĩ nhiên với người giỏi mạch thì việc sai lầm ít khi xảy ra, nhưng nếu không chú ý kết hợp với Vọng, Văn, Vấn thì khi sai lầm sẽ rất nghiêm trọng.

4. Vấn : theo tôi, đây là khâu quan trọng nhất và cần linh động khéo léo vận dụng kiến thức tổng quát (ngoài kiến thức y học) và suy luận trên thực tế.

Cần quan tâm đến các tình hình sau :

Nghề nghiệp: nghề nghiệp rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhất là tư thế làm việc và tinh thần khi làm việc.

Nơi cư trú thường xuyên lâu dài (môi trường sống).

Thói quen sinh hoạt : cường độ làm việc – nghỉ ngơi, những thú vui chơi, thói quen tắm rữa. Tình hình ăn uống. Cảnh giác với câu trả lời “ ăn uống bình thường”. Phải hỏi cặn kẽ ăn một ngày mấy lần, mỗi lần ăn bao nhiêu, có ngon miệng hay không, có biết đói bụng hay không? Uống một ngày mấy lần, mỗi lần bao nhiêu. Tính cả phần thức ăn lỏng như canh, hủ tiếu… vv. Trung bình mỗi người cần 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Nhưng cũng cần chú ý đến thời tiết, việc ra mồ hôi và việc tiểu tiện.

Hỏi về tiểu tiện: số lần đi tiểu ngày và đêm, lượng nước tiểu (khoảng 1,5 lít / 24 giờ). Nước tiểu hơi vàng, trong trẻo, mùi khai nhẹ êm ái là bình thường.Trắng là hàn. Đục là có thấp. Đau xót, dễ hay khó – các hiện tượng này là triệu chứng chung của nhiều bệnh khác nhau, sẽ đề cập đến trong bệnh thuộc hệ Tiết Niệu.

Hỏi về đại tiện: mấy ngày một lần. Có một số người hai ngày mới đi một lần đều đặn như thế thì đây cũng là bình thường vì họ có đại trường hơi dài. Tình trạng của phân: cứng khô hay nhão rời, to hay nhỏ, vàng hay có màu khác. Các hiện tượng này sẽ được đề cập trong bệnh hệ Tiêu Hoá.

Ngủ: dễ hay khó vào giấc, thẳng giấc hay bị trở giấc, lúc thức dậy tỉnh táo hay lờ đờ. Nằm đâu ngủ đó, ngủ khó thức dậy là khí suy. Ít ngủ, ngủ dễ thức nhưng ngủ lại không khó là khí thịnh. Khó ngủ dễ thức và khó ngủ lại là âm-huyết suy. Xem thêm bài “ Mất ngủ”.

Với phụ nữ nên hỏi thêm về kinh nguyệt. Chu kỳ đều hay không, chu kỳ dài (34 ngày) hay ngắn (23 – 25). Số ngày hành kinh, hình thức màu sắc của kinh.

Hỏi về thời điểm bệnh tăng giãm, mùa nào giờ nào trong ngày bệnh tăng hay giãm. Tăng trong mùa nóng hay buổi trưa là nhiệt chứng dương chứng. Tăng trong mùa lạnh hay chiều tối là hàn chứng âm chứng. Nói chung là yếu tố dương (nhiệt - táo) hoặc âm (hàn - thấp) sẽ làm tăng thêm bệnh đồng tính với nó.

Hỏi cảm giác:

Referências

Documentos relacionados

[r]

As operações de licenciamento (e respectivas receitas) para parceiros internacionais tendem a ser mais lucrativas que as operações de produção e venda no exterior? Haveria

O setor calçadista está em expansão no Brasil, principalmente no que se refere a sua importação, o que leva as empresas a investirem em tecnologias diferenciadas para apresentar um

usuário uma grande coleção de diferentes tipos de equações utilizadas no modelo matemático, sem que sejam apresentadas em forma de equações, permitindo

Para os menores valores de velocidade de arame no processo MIG-DP (7-6 m/min) e MIG-C (6,5 m/min), foi observado que não houve grandes alterações microestruturais nas regiões

Figura 6 - Produtividade expresso em quilograma de café cereja por planta em cafeeiros (em cm) submetidas a manejo convencional e com adubos verdes, 100% (adubo verde nas

―Esta Norma Internacional especifica os requisitos de um sistema de gestão da energia (SGE) para uma organização desenvolver e implementar um política energética,

Leandro Amorim - representante da administradora Lello Condomínios, inicialmente fez uma breve apresentação sobre vida em condomínio, discorrendo sobre a legislação a qual os