• Nenhum resultado encontrado

Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "Kỳ số lạc thư.nguyenthiennhon"

Copied!
200
0
0

Texto

(1)

(KỲ MÔN ĐỘN GIÁP NGUYÊN THUỶ)

CHƯƠNG I KHƠI NGUỒN MẠCH

Cũng như ta hôm nay người xưa khi quan sát muôn vật, họ luôn luôn thấy có hai loại đối ngược nhau như: Đàn ông - Đàn bà, Đực - Cái… (rồi thì: Ngày - Đêm, Nóng - Lạnh, Sáng - Tối…) Hai đối lập này lại có quan hệ qua lại với nhau, nên dần dần họ hình thành quan điểm mọi vật trong vũ trụ thường luôn có từng cặp tương đối với nhau, quan hệ qua lại với nhau. Tiếp đến là trong những vật mà cân bằng về thành phần cấu tạo họ cũng có thể chia làm hai phần đối lập như thế, nên sau cùng đã đưa đến kết luận là:

Một vật hoặc từng cặp vật hoặc một tổ hợp vật có hai phần quan hệ tương đối với nhau, phải theo một qui luật tương giao nào đấy. Thế là hai khái niệm mà người sau gọi là Âm và Dương được hình thành. Từ Âm vốn từ từ Âu của người Lạc Việt có nghĩa là phương Tây, từ Dương cũng thế vốn từ từ Di có nghĩa là phương Đông. Không rõ thuở xa xưa hai khái niệm trên được gọi là gì, chúng ta tạm thời phải dùng hai từ này vậy.

Và khi hai mặt đối lập trên mà người sau này gọi là Cục tương giao qua lại thì cái gì tương giao?

- Dĩ nhiên là họ thấy các thành phần vật chất của hai cục tạo nên vật thể hay một cặp, một tổ hợp vật thể nói trên tương giao với nhau. Nhưng sự tương giao này thì muôn ngàn kiểu, muôn hình vạn trạng tùy theo những thành phần vật chất cấu tạo nên chúng, nên không thể đưa ra một qui luật chung nhất được.Vì thế họ phải tìm xem những thành phần vật chất của muôn vật từ cái gì chung nhất tạo ra. Đó là cái mà

(2)

người sau này gọi là KHÍ. Ta cũng chẳng rõ khái niệm về bản thể chung nhất này họ gọi là gì. Ta lại cũng tạm dùng từ Khí này thôi. Như thế thì Khí toàn cục, cả cục được chia làm hai “loại” là Khí Âm và Khí Dương: Cái gốc tạo nên hai cục đối lập của chúng. (Loại # mức độ hay trạng thái). Rồi để biểu diễn các khái niệm trên thì họ làm thế nào?

Theo người xưa thì con người là vật thể căn bản nhất vì con người vừa mang tính chất động, vừa có tính chất sống cao cấp nhất nên được họ lấy làm chuẩn để xem xét. Con người được vẽ ra là:

Nên phần dương là và phần âm là . Hai biểu tượng Khí Âm Dương này được dùng trong giai đoạn ban sơ của người xưa nhưng vì bất tiện nên lại được tĩnh lược thành và

. Họ không viết nét Âm dính liền vì dễ bị lộn thành nét Dương. Theo thời gian nét Âm viết như thế cũng bất tiện nên lại biến thành như bây giờ chúng ta đang thấy.

Thế còn khái niệm bản thế KHÍ chung nhất được chia làm hai loại Âm Dương để làm cái gốc cho hai cục vật chất đối lập thì họ biểu diễn thế nào?

Thấy rằng mọi vật thể đều chuyển động, mà chuyển động hoàn hảo nhất là quay tròn đều quanh một tâm nào đó và mỗi vật thể khi tự quay quanh tâm của chính nó đến mức hoàn hảo nhất thì lại cũng mang dạng hình khối cầu, nên người xưa đã vẽ hình tròn để biểu diễn cái khí tạo nên mỗi vật, từng cặp vật hoặc một tổ hợp vật như đã nói ở trước. Thế là ta được mô hình đầu tiên về khí tạo nên chúng như sau:

- Ở đây một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao để biểu diễn khái niệm khí tạo nên chúng người xưa lại không căn cứ vào con người như ở hai khái niệm Âm và Dương?

- Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng chuyển động của con người hoặc sinh giới nói chung là loại chuyển động chủ động, có ý chí

(3)

chứ không phải là chuyển động tự nhiên như các loại vật thể khác nên họ không thể đặt căn cứ vào đấy được.

Về mặt “Tượng” thì họ lại dùng CÁI BAO, CÁI BỌC của con Hy, con Heo để diễn tả mô hình nêu trên. Cái bao hay cái bọc tức là cái bọng đái của con vật vì nó vừa tròn lại vừa co giãn được. Nếu dùng viên đá tròn hay quả cam chẳng hạn thì không thể diễn tả sự tương giao chuyển hóa của khí được. Còn với “Bao Hy” thì không khí bên trong chuyển vị rõ ràng nên dễ diễn tả sự chuyển hóa của khí hơn (Người xưa thật có phương pháp diễn đạt rất sư phạm!). Từ “Bao” là của người Lạc Việt, khi các dân tộc xung quanh tiếp thu được thì họ đọc là Bào, và vì phải sống chung với nhau nên dân tộc Lạc Việt lại cũng dùng từ Bào. Do vậy học thuyết về khí Âm Dương mới có tên là: Học thuyết Bào Hy (Bào của con Hy). Từ “Bọc” cũng thế, các dân tộc xung quanh đọc là Pọc, là Phọc, là Phục để rồi lại có từ Phục Hy (Bọc của con Hy). Người đời sau không lí giải được tại sao Phục Hy còn có tên là Bào Hy!. Theo ngữ pháp người Hoa thì phải đọc là Hy Bào và Hy Phục mới đúng nên đây là một chứng lý rằng bộ kinh Dịch có nguồn gốc xuất phát từ dân tộc Lạc Việt thuộc cộng đồng các dân tộc Bách Việt xưa tại Trung Nguyên nước Trung Hoa. Ta thấy: Cả đại khối dân tộc Bách Việt luôn gọi nhau là “đồng bào” để chỉ chung một bọc, một bao của hai đại diện âm dương là Âu Cơ và Lạc Long Quân hợp nhất, hay khi giúp đỡ nhau thì họ gọi là Đùm Bọc (đùm chung vào một bọc). Các nước ở Đông phương không có nước nào dùng từ kiểu này cả. Điều này khẳng định rằng: từ DỊCH vốn được người Hoa đọc từ từ DIỆT mà trại lần ra. Còn từ Diệt là tên gốc của người Việt hiện nay. Sách vở Trung Hoa ghi rõ là ở Trung Nguyên ngày xa xưa có các dân tộc Di, Dao, Diệt, Âu… mà Diệt chính là người Lạc Việt lúc bấy giờ. Người đời sau tôn xưng các bậc trí giả tìm ra học thuyết Bào Hy là vua Bào Hy hay Phục Hy thành ra lịch sử Trung hoa mới chép lại như thế. Theo sử thì vua Bào Hy sống 111 năm từ - 4477 đến - 4366, như thêâ bộ Kinh Diệt đã xuất hiện cách đây hơn 6373 năm, trùng với giai đoạn săn bắt vậy.

(4)

Trở lại với mô hình ta lại thấy rõ là nó chưa diễn tả được sự tương giao của 2 khí Âm Dương cấu tạo nên một vật thể, một cặp vật thể, một tổ hợp vật thể có hai cục đối lập. Vậy thì người xưa đã hiểu sự tương giao chuyển hóa của hai khí Âm Dương như thế nào? Theo họ thì là khí Âm chuyển sang bên Dương, và khí Dương chuyển sang bên Âm (chứ không phải là Âm sanh Dương và Dương sanh Âm) để rồi người đời sau lại suy luận rằng khi sự chuyển hóa hoàn chỉnh thì mỗi cục lại có đủ hai khí âm dương cân bằng nhau. Và rồi hai khí này cũng tiếp tục chuyển hóa, cứ thế là một phân thành hai, rồi hai phân thành bốn, thành tám, mười sáu, ba hai , sáu bốn… Nhưng điều này thì không đúng với sự hình thành muôn vật (sẽ được lý giải ở sau). Mọi tồn tại trong vũ trụ không có cái nào là cân bằng tuyệt đối cả. Muôn vật hình thành không phải chỉ theo cách phân chia mà còn tổng hợp nữa, nên các vật thể có mặt trong vũ trụ luôn không cân bằng nhau về khí cấu tạo. Do đó người xưa thấy rằng không thể chia chúng thành hai cục hay bốn cục, tám cục… theo cách phân đôi được mà phải chia thành ba cục hay năm cục, hay bảy cục… thì mới diễn tả các tỉ lệ khí Âm Dương của những vật thể không cân bằng được. Người xưa đã chọn cách phân làm ba cục vì 3 là con số bé nhất phù hợp với yêu cầu nêu trên và thêm nữa là để cho người đời sau dễ học theo hơn! Cục thứ 3 mà họ chọn được gọi là cục Trung tâm tức nơi mà hai khí Âm dương chuyển đổi cho nhau.

Về khí thì chia làm hai nên mỗi cục chỉ có thể mang một khí hoặc là Âm hoặc là Dương vì nếu trong mỗi cục mang cả hai khí âm dương thì ta phải chia làm 5 cục, 7 cục hay 9 cục… tùy thuộc vào tỉ lệ khí trong cục chênh lệch cao nhất. Với 3 cục như trên thì các vật thể luôn bất cân bằng trong vũ trụ xét về khí sẽ ở một trong tám dạng căn bản là:

1. Dương + Dương + Dương 2. Âm + Âm + Âm

(5)

4. Âm + Dương + Aâm

5. Dương + Dương + Aâm 6. Âm + Âm + Dương

7. Dương + Âm + Aâm 8. Âm + Dương + Dương

Tiếp đến là vấn đề chọn chiều để cách diễn đạt thì theo một thứ tự nhất định. Họ đã chọn chiều từ Dương sang Âm theo thứ tự từng cục một. Còn cách viết là từ dưới lên trên nên 8 dạng khí trên (Người Lạc Việt gọi là 8 quảy hoặc là 8 quải mà người đời sau đọc là 8

quái) được viết như sau:

Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn

Đối với người Việt xưa thì bản thể khí chung nhất trong toàn vũ trụ là cân bằng tuyệt đối nên 8 dạng kết hợp về khí của muôn vật có trong vũ trụ cũng phải được chia làm 2 phần cân bằng và chuyển hóa cho nhau, nên 8 quẻ (đọc trại từ từ Quải) trên với mô hình chuyển hoá đã được vẽ là:

(6)

Nguyễn Thiện Nhơn - 2004

Điều cần lưu ý ở đây là 2 mô hình này chỉ diễn tả về bản thể khí chung nhất cho toàn vũ trụ được chia là 8 phần kết hợp riêng lẻ như thế chứ không phải dùng để chỉ riêng cho khí tạo nên một vật thể nào. Nhưng đối với những vật thể mà hình dạng là khối cầu như các hành tinh…, mặt trăng, quả đất hay mặt trời chẳng hạn thì cũng được vận dụng qui luật chung này để tính toán bởi dạng hình khối cầu chứng tỏ khí tạo nên nó là tương đối cân bằng vì khí cân bằng thì vật thể sẽ tự chuyển động tròn quanh tâm của chính nó nên dần dần nó sẽ mang dạng khối cầu. Người xưa cho rằng chuyển động của một vật thể sẽ làm cho nó có dạng khối gì, còn chuyển động là do sự chuyển hóa mà ra chứ chẳng do một cái đẩy ban đầu nào cả. Điều này là hoàn toàn đúng.

Tới đây ta có thể kết luận.

Học thuyết Bào Hy diễn tả mối quan hệ hai mặt của 8 dạng kết hợp căn bản về khí bản thể của muôn vật trong vũ trụ khi ta chia khí bản thể này ra làm 2 loại theo cái biết phân biệt của con người.

Còn cách trình bày theo thứ tự của họ thì hoàn toàn giống như cách viết số theo hệ nhị phân ngày nay nếu ta coi nét Dương là số 0 còn nét âm là số 1.

Cũng tới đây sẽ có các thắc mắc được nêu ra là:

1. Nếu nói người xưa chỉ chia khí toàn cục ra làm 3 cục, 5 cục, 7 cục, …, 17 cục… thì mới có thể diễn tả được sự không cân bằng về khí tạo nên các vật thì tại sao ở 64 quẻ kép họ lại chia toàn cục ra làm 6 cục vì chỉ chia 6 thì theo cách chọn chiều “nhị phân” mới tạo ra được 64 quẻ kép mà thôi? ĐOÀI LY CHẤN KHẢM CẤN KHÔN

(7)

- Vấn đề này sẽ được trình bày ở phần sau về 64 quẻ kép 6 nét. 2. Cách thành lập 8 quẻ như trên thì 4 khái niệm: Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm, Thiếu Dương mà từ Hán gọi chung là Tứ tượng không có hay sao?

- Bốn Tượng trên vốn có từ lúc người xưa tìm ra học thuyết Bào Hy như sau: Khi hai khí Âm Dương chuyển đổi cho nhau ở giai đoạn chưa hoàn chỉnh thì:

- Bên khí Âm thì khí Âm sẽ lớn còn khí Dương thì nhỏ. - Bên khí Dương thì khí Dương sẽ lớn còn khí Âm thì nhỏ.

Vì vậy 4 tiểu cục khí trên mới mang 4 tên như thế và cũng do đó mà mô hình cơ bản đã được vẽ thêm 2 chấm Âm nhỏ và Dương nhỏ như sau:

Dần dần về sau thì 3 quẻ Đoài, Ly, Tốn có 2 nét dương và 1 nét âm lại được gọi là quẻ Dương lớn - Âm nhỏ. Hai Dương là Thái Dương và một Âm là Thiếu Âm. Ba quẻ Chấn, Khảm, Cấn thì được gọi là quẻ Âm lớn - Dương nhỏ. Hai Âm là Thái Âm và một Dương là Thiếu Dương. Còn hai quẻ Càn và Khôn thì gọi là quẻ Thuần Dương và Thuần Âm. Cách gọi này cũng chẳng lợi gì mà cũng chẳng hại gì cho vịêc vận dụng Diệt học vào việc tính toán sau này nhưng 4 tiểu cục trong giai đoạn chưa hoàn chỉnh trên thì rất có ích, chúng ta sẽ thấy rõ

(8)

điều này trong các thuật số Diệt học ở sau. Điều đáng chú ý nhất là người Việt xưa đã không ký hiệu Thiếu Âm là

và Thiếu Dương là

vì họ ý thức rất rõ rằng viết như thế sẽ mâu thuẫn với các quẻ kép sau này.

Ví dụ: Quẻ Ký Tế được viết là thì sẽ làm cho

người xem hiểu là quẻ này được thành lập bởi 3 khí Thiếu Âm, mà 3 khí Thiếu Âm thì dầu sao cũng là thuần Âm. Ở đây lại có nét Dương bên trong thì kẹt lắm trong khi đó quẻ đơn Thuần Âm là và quẻ kép thuần Âm là :

Vậy Thiếu âm không phải là khí âm chăng? Nó là loại khí thứ 3 nửa âm nửa dương chăng? Người xưa chỉ chia khí bản thể làm 2 loại Âm và Dương mà thôi. Nếu chia làm 8 loại chắc là tiện lợi hơn nhiều! Thật chẳng thể nào lý giải cho thông cả! Thiếu Âm vẫn mang khí Âm mà thôi nên 4 tượng trên không thể viết như thế được.

3. Còn câu nói kinh điển trong Chu Dịch - Hệ Từ: “Dịch hữu thái cực thị sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quát, bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp” thì phải hiểu sao đây ?

Tương truyền đây là câu nói của Khổng tử…. Nhưng cái quan trọng ở đây là con số 8 (8 quẻ). Khi ta chia toàn cục mà từ Hán gọi là Thái cực làm 3 cục và kết hợp theo một lý luận logic như trước ta được 8 quẻ. Mà đời sau chia làm 2, rồi làm 4, làm 8 lại cũng được 8 quẻ. Vậy ta thử xem cách tìm 8 quẻ theo lối phân đôi này làm sao?

Trước hết dựa vào mô hình khí thái cực của cả vũ trụ họ phân ra làm 2 Nghi: Âm và Dương như hình vẽ.

(9)

Mỗi Nghi lại được chia làm 2 phần Âm và Dương tiếp theo. Bốn phần nhỏ (Tượng) này họ diễn tả bằng cách lấy nét cũ thêm một nét Dương hay một nét Âm ở trên là:

, , , . Phần gọi là Thiếu Âm, phần gọi là Thiếu Dương. Ta có mô hình là:

Rồi mỗi phần tư trên lại cũng chia làm 2 tức ta được 8 phần. Một phần 8 lại lấy 4 kí hiệu trên thêm một nét Dương hay một nét Âm lên nữa ta sẽ được 8 quẻ là:

Với mô hình là:

(10)

Khi thêm một nét vào cho mỗi lần phân đôi họ đều làm như nhau mỗi bên, bên này Dương trước thì bên kia cũng Dương trước nên cuối cùng thứ tự 8 quẻ vẫn là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn theo quỹ đạo chuyển hóa của cách thứ nhất ở trước. Cứ thế họ chia tiếp tục thành 16, rồi 32, rồi 64 như đã biết trong bảng viên đồ Bào Hy. Thật đơn giản và dễ dàng biết bao!

Qua cách thành lập 8 quẻ kiểu này ta có nhận xét lần lượt như sau:

*Khi chia lần thứ nhất họ dùng một vạch âm hoặc dương để chỉ mỗi Nghi.Vậy mỗi Nghi bên là một khí.Khi chia lần thứ 2 họ thêm một vạch âm hoặc dương lên trên vạch cũ. Vậy vạch cũ chỉ cho khí gốc, vạch thứ 2 chỉ cho khí mới sanh vì theo họ hiểu là Âm sanh Dương và Dương sanh Âm , nên trong 4 phần sẽ có 2 phần dương: Một là phần Dương cũ; một là phần Dương mới được sanh từ Âm và hai phần Âm: một là phần Âm cũ ; một là phần Âm mới được sanh từ Dương. Cái mà họ gọi là Thiếu Dương với kí hiệu thật ra cũng chỉ là ¼ (của thái cực) mang khí dương mà thôi.Thiếu Âm cũng thế là ¼ mang khí âm với ký hiệu . Như vậy khi chia lần thứ 3 thành 8 phần mỗi phần thêm một vạch ở trên nữa thì ta vẫn được 4 phần Dương và 4 phần Âm về khí chứ chẳng có gì mới cả. Thế thì 8 quẻ mà họ tạo ra bằng cách này thực chất chỉ là 4 phần nhỏ mang khí Dương như nhau và 4 phần nhỏ mang khí Âm như nhau.

* Còn nếu bảo Thiếu Âm là loại khí thứ ba và Thiếu Dương là loại khí thứ tư nên lần chia sau mới tạo ra 4 quẻ mới. Vậy thì Thái Âm và Thái Dương cũng là khác với Khí Âm và Khí Dương nên mới sanh ra 4 quẻ nữa, mà theo họ thì Âm sanh Dương và Dương sanh Âm kia mà! Lại giống như Thiếu Âm ở trên (thắc mắc 2) bây giờ tới lượt Thái Âm cũng chẳng phải là Khí Âm nữa rồi!

(11)

Hai Khí Âm Dương biến mất cả rồi thì lấy gì làm ra kinh Dịch! * Tuy nhiên, cũng có thể lí luận rằng: Chính những phần Âm hay phần Dương nhỏ của khí Thái Cực vũ trụ phân đôi này

( 2  4  8  16  32  64  128….) kết hợp lại với nhau ở những mức độ nào đấy đã tạo nên muôn vật. Điều này thì có vẻ đúng nhưng từ:

2 1

là quẻ 1 nét mà suy ra theo cách phân đôi trên rằng:

4 1 là quẻ 2 nét. 8 1 là quẻ 3 nét. 16 1 là quẻ 4 nét. 32 1 là quẻ 5 nét. 64 1 là quẻ 6 nét.

Thì hoàn toàn không diễn tả đúng thực chất về KHÍ của muôn vật. * Có một số học giã sau này thì sáng suốt hơn. Họ từ bỏ quan điểm: Âm sanh Dương và Dương sanh Âm mà cho rằng khí Âm chuyển sang bên Dương và khí Dương chuyển sang bên Âm. Nhưng sự chuyển hóa này thì luôn luôn hoàn chỉnh nghĩa là: Âm sẽ chuyển sang Dương một nửa (

2 1

) lượng khí của nó và Dương thì cũng vậy, nên khi Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng thì ta cũng có hai phần khí Dương giống nhau và hai phần khí Âm giống nhau. Rồi Tứ Tượng sanh Bát Quái thì ta cũng có bốn phần khí Dương giống nhau và bốn phần khí Âm giống nhau mà thôi. Mà rõ ràng ở tám quẻ thì không phải là như thế: Hai quẻ thì thuần Âm thuần Dương; còn sáu quẻ còn lại thì có Âm có Dương đủ cả, nên

(12)

cách giải thích này tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đúng với phương thức hình thành tám quẻ của tự nhiên.

Tóm lại là: cách “Phân đôi”, cách “Chia ra làm hai” trên không thể nào giải quyết được sự hình thành nên tám quẻ cả!!! Dù sự phân chia làm hai liên tiếp này là do: “Sanh ra” hay do “Chuyển bên một nửa” mà có vậy.

(13)

CHƯƠNG II TÁM QUẺ TIÊN THIÊN

Một vật thể, một cặp vật thể, một tổ hợp vật thể là những vật chất cụ thể nên mặc dù được cấu tạo nên từ KHÍ bản thể, thì chúng cũng có những quy luật tương giao riêng của chúng tùy thuộc vào các thành phần vật chất của chúng (như đã nói ở trước), nên ở đây câu hỏi đặt ra tiếp theo là.

Đối với một Thái cực thuần khí thì rõ ràng có thể chia làm hai phần khí là Âm và Dương - rồi hai phần khí này chuyển hóa cho nhau cho ta bốn phần là Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm, Thiếu Dương, rồi lại tiếp tục chuyển hóa thế nào mà Thái cực đó cho ta 8 quẻ đơn được? Chứ cứ nói rằng: Căn cứ vào bản thể khí của toàn vũ trụ theo suy luận như trước cho ta 8 quẻ thì ta có quyền suy ra một Thái cực thuần khí nào đó cũng cho ta 8 quẻ tương tự là đã chối bỏ sự chuyển hóa của hai khí Âm Dương rồi vậy?

Hay hỏi khác hơn là: Mối quan hệ giữa sự chuyển hóa với 8 quẻ là thế nào?

* Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần đi vào một quy luật đặc biệt sau đây: Quy luật DẪN MỘT CỰC BA.

Khi một Thái cực thuần khí bắt đầu chuyển hóa thì nó cũng đồng thời chuyển động quanh tự thân vì hai khí Âm Dương chuyển sang bên kia. Chuyển động tự quay này có vận tốc tăng dần với gia tốc dương càng lúc càng lớn vì lượng hai khí Thiếu Âm và Thiếu Dương đang lớn nhanh cũng với gia tốc dương càng lúc càng lớn. Nhưng cũng chính sự tự quay này lại hạn chế sự chuyển hóa nên đến một giới hạn nào đó thì vận tốc của nó phải đều đồng thời với lượng khí chuyển bên cũng đều theo chứ không lớn nhanh lên nữa. Trong thời gian hai khí chuyển sang bên kia để hình thành Thiếu Âm và Thiếu Dương thì theo quy luật Âm Dương hút nhau: Bên khí Dương thì hút Thiếu Âm, Bên khí Âm thì hút Thiếu Dương nên đến thời điểm tới hạn khi lực hút đã đạt đến cực điểm thì hai khí Âm Dương đủ lớn mạnh để đứng riêng ra thành một thành phần của mỗi bên trong Thái cực cho ra bên Âm là quẻ

(14)

Tốn, bên Dương là quẻ Chấn. Ta có thể xác quyết là 2 quẻ này hình thành đầu tiên vì ta thấy trong quẻ Tốn có đến 2 hào Dương trong 4 quẻ bên Âm, còn quẻ Chấn thì có 2 hào Âm trong 4 quẻ bên Dương. Tăng tốc thì phải tốn nhiều nhiên liệu là thế! Không rõ bằng phương pháp nào người xưa đã tính toán được thời gian hình thành 2 quẻ trên lại đúng với thời gian mà Thái cực tự quay quanh mình được một vòng. Chắc chắn phải có các công thức về mối liên hệ giữa các lượng khí chuyển bên và vòng quay mà chúng ta chưa biết. Trong vòng quay thứ nhất này lượng khí chuyển bên là

12 2

tức là 2 hào trong 4 quẻ 12 hào ở mỗi bên.

Tiếp đến vòng quay thứ hai thì lượng khí chuyển qua cho mỗi bên là

12 1

vì hai lí do: Một là khí chính mỗi bên phải hút vào để cân bằng với 2 hào của khí chuyển qua ở vòng 1; Hai là lúc này vận tốc tự quay của Thái cực là đều. Lực hút vào để cân bằng với 2 hào khí mới chuyển qua ở 2 quẻ Tốn và Chấn rất mạnh so với vòng một (do vận tốc quay đều chứ không nhanh lên nữa) nên đã đẩy

12 1

“dư” ở mỗi quẻ ra ngoài (quẻ Tốn là Hào Dương và quẻ Chấn là Hào Âm) tạo nên 2 quẻ Khảm và Ly ở hai bên (hoặc ta có thể nói cách khác là: Do dòng khí chuyển bên là liên tục nên ở mỗi bên thì khí chính không thể bức ra hết

12 2

khí chuyển qua ở vòng 1 được (nếu tính cả vòng 2 là

12 3 ) chúng chỉ có thể chiếm được 12 1 để thành lập 2 quẻ Khảm và Ly mà thôi). Còn Hào “dư” tức hào “còn lại” thì kết hợp chặt chẽ với

12 1

khí mới chuyển qua vì dòng khí là liên tục nên tạo ra 2 quẻ Tốn và Chấn mới.

Như vậy là trong vòng 2 này ta được 2 quẻ Tốn và Chấn mới, còn 2 quẻ Tốn và Chấn cũ thì chuyển thành Khảm và Ly.

(15)

Qua đến vòng thứ ba thì lượng khí chuyển qua mỗi bên cũng vẫn là

12 1

vì vận tốc quay đã đều, ta lại được 2 quẻ Tốn và Chấn mới nữa. Còn 2 quẻ Tốn và Chấn vòng thứ hai thì chuyển thành 2 quẻ Khảm và Ly thứ hai. Riêng 2 quẻ Khảm và Ly thứ nhất thuộc vòng quay thứ hai thì khí chính không loại bỏ khí chuyển hóa nữa vì phải có khí đối ngược để hút và hơn nữa là lúc này mỗi bên đã chuyển sang bên kia hết

12 4

lượng khí của mình. Nhưng ở mỗi bên thì lại có sự sắp xếp mới để phù hợp với khí của chính mình: Bên Âm thì khí Âm chiếm cục trung tâm và cục âm nên quẻ Khảm chuyển thành quẻ Cấn, Bên Dương thì khí Dương chiếm cục trung tâm và cục dương nên quẻ Ly chuyển thành quẻ Đoài.

Thế là sau 3 vòng quay ta có được 6 quẻ với 3 quẻ mỗi bên chiếm

12 9

lượng khí của nó nên mỗi bên còn lại

12 3

lượng khí chính, đó chính là 2 quẻ Khôn và Càn vậy.

Đến đây có thể có ý kiến cho rằng: Biết đâu ở vòng 1 Thái cực tạo ra 2 quẻ Tốn, Chấn yên vị, rồi vòng 2 lại tạo ra 2 quẻ Khảm, Ly yên vị. Rồi vòng 3 lại tạo tiếp 2 quẻ Cấn, Đoài yên vị thì sao? Ai đảm bảo, chứng minh cho suy luận ở trước là đúng?

- Ta đã biết một khí động thì muôn khí động, mà khí thì không bao giờ là tĩnh chỉ, nên khi 2 khí chuyển bên thì không thể nào các quẻ cố định được cả. Dẫu thế nào đi nữa thì quy luật trên vẫn cho ta kết luận là: “Sự chuyển hóa khí của một Thái cực tạo ra 8 quẻ bên trong nó ở 3 vòng quay đầu tiên”.

Tóm lại, quan điểm của người Việt xưa có thể phát biểu như sau: Khí Thái cực chứa 2 Nghi, chuyển hóa qua lại tạo nên 4 Tượng rồi cuối cùng chuyển sang hình thành 8 quẻ đơn Diệt. Cách nói này của các bậc trí giả được truyền miệng trong muôn dân từ Bách Việt đến Tam miêu, nên khi cộng đồng các dân tộc trên bị người Tây Bắc Trung Hoa thôn tính thì họ tiếp thu lại. Nhưng tiếp thu được lời nói mà chẳng hiểu nội dung, họ thấy Thái cực là 1, rồi Nghi là 2, rồi Tượng là 4 và Quẻ là

(16)

8. Hơn nữa từ “Sang” của người Lạc Việt thì các dân tộc khác đọc không rõ ràng nên họ đã chuyển thành “Sanh”.Bởi thế nên ông Khổng Tử khi lên kinh đô nhà Chu học hành về đã viết lại là: “Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi…”. Vì ông ta vốn là một con người cẩn thận! Câu nói này cũng có thể đúng nếu hiểu “Sanh” là “Chuyển sang” như là: “Dịch là Thái cực, chuyển sang Lưỡng Nghi. Lưỡng Nghi chuyển sang Tứ Tượng. Tứ Tượng chuyển sang Bát Quái”. Nhưng khổ nỗi là người đời sau đã hiểu từ “Sanh” là “chia ra” theo dạng: 1 chia ra 2, rồi 2 chia ra 4, rồi 4 chia ra 8, muôn đời nay vẫn là như thế, không biết gì về quy luật chuyển hóa Âm Dương “Dẫn 1 cực 3” cả. Đã thế đàng sau còn thêm cái đuôi “Bát Quái định cát hung, Cát hung sinh đại nghiệp” theo quan điểm Kinh Diệt là để bói toán của họ!

Trở lại với 8 quẻ sau 3 vòng quay đầu tiên thì: - Bên Âm là 4 quẻ Tốn, Khảm, Cấn, Khôn với 3 quẻ Khảm, Cấn, Khôn thuộc phần Thái Âm còn Thiếu Dương là quẻ Tốn. - Bên Dương là 4 quẻ Chấn, Ly, Đoài, Càn với Thiếu Âm là quẻ Chấn và 3 quẻ thuộc phần Thái Dương là Ly, Đoài, Càn. Tám quẻ này hút nhau từng cặp một qua Tâm Thái cực là:

Khôn ↔ Càn, Tốn ↔ Chấn, Khảm ↔ Ly, Cấn ↔ Đoài

nên chúng tạm thời ổn định không thay đổi dạng nữa, trong đó Tốn và Chấn được coi là 2 quẻ Thiếu Dương và Thiếu Âm nên khi diễn tả mầm mống 8 quẻ tiềm ẩn để giảng dạy cho dân chúng, người xưa đã đổi chỗ 2 quẻ này tạo nên một mô hình “Bát quái dân gian” trong dân tộc Lạc Việt mà chúng ta thường thấy treo trước cửa nhà hoặc trên cây Đòn Dông nhà người Việt hiện nay.

Có người đã gọi cách sắp xếp này là “Bát quái Trung Thiên” là không đúng, mà phải gọi là Bát Quái “Tiền tiên thiên” thì mới tạm đúng được.

Vấn đề đặt ra tiếp theo là sau 3 vòng quay đầu tiên, thì ở các vòng quay sau (vì theo quán tính) 8 quẻ tiên thiên sẽ thế nào hay vẫn giữ y nguyên trạng và chỉ chuyển động tròn mà thôi?

(17)

- Như trên đã nói 8 quẻ đã ổn định nên chúng chỉ chuyển động chứ không thay đổi dạng cấu tạo. Theo người xưa thì cứ mỗi 3 vòng quay sau đó, 8 quẻ sẽ thay đổi vị trí 1 lần.

Do quá trình hình thành 8 quẻ là: Tốn  Khảm  Cấn  Khôn bên âm và Chấn  Ly  Đoài  Càn bên dương, nên ta suy ra là sau 3 vòng quay tiếp theo sự chuyển đổi vị trí sẽ là: Càn tới Tốn, Tốn tới Khảm, Khảm tới Cấn, Cấn tới Khôn, Khôn tới Chấn, Chấn tới Ly, Ly tới Đoài, Đoài tới Càn và cứ thế tiếp tục ở những 3 vòng quay sau.

Cứ như thế sau từng 3 vòng quay, 8 quẻ lại chuyển đổi vị trí một lần cho đến một thời gian nào đó và do một tác động nào đó làm cho lượng khí chuyển bên vượt quá con số

12 4

hoàn chỉnh nên 8 quẻ của Thái cực không thể liên kết với nhau được và chúng phải tách rời ra thành các phần riêng lẻ, để rồi kết hợp với các phần tách rời của những Thái cực khác trong vũ trụ. Sự kết hợp này diễn ra như sau:

- Nếu 1 quẻ kết hợp với 1 quẻ lần lượt thì ta sẽ có 64 quẻ 6 hào tức là 82 = 64.

- Nếu 1 quẻ kết hợp với 2 quẻ lần lượt thì ta sẽ có 512 quẻ 9 hào tức là 83 = 512.

- Nếu 1 quẻ kết hợp với 3 quẻ lần lượt thì ta sẽ có 4096 quẻ 12 hào tức là 84 = 4096.

- Nếu 1 quẻ kết hợp với 4 quẻ lần lượt thì ta sẽ có 32768 quẻ 15 hào tức là 85 = 32768.

…...

- Nếu 1 quẻ kết hợp với 7 quẻ lần lượt thì ta sẽ có 16.777.216 quẻ 24 hào tức là 88 = 16.777.216.

………

Đây chính là nguyên tắc thành lập các loại quẻ kép, quẻ ba, quẻ bốn, … quẻ tám… của người xưa. Nguyên tắc này trả lời cho ta thắc mắc ở trước: Tại sao ở 64 quẻ kép người xưa lại chia 1 vật thể, 1 cặp

(18)

vật thể hay 1 tổ hợp vật thể thành 6 cục. Điều này có nghĩa là ta chỉ có thể chia chúng thành 3 cục, 6 cục, 9 cục...vv mà thôi. Khi ta chia làm 6 cục chẳng hạn thì vật thể đó sẽ được chia ra làm 64 phần về khí cấu tạo theo thứ tự như trong bảng viên đồ Phục hy đã biết.

Nhưng vấn đề cần lưu ý là: Đây chỉ là nguyên tắc thành lập các quẻ kép vì trong thực tế các quẻ đơn của các Thái cực không phải luôn bằng nhau về lượng khí (các Thái cực to nhỏ khác nhau). Thực tế hình thành muôn vật thể phức tạp hơn nhiều…

Tiếp tục trở lại với Thái cực cùng 8 quẻ bên trong của nó thì: Trong trường hợp một Thái cực đang tự quay mà không có một tác động bên ngoài nào vào nó cả thì sao? Như ta đã biết nó sẽ tự quay theo quán tính nhưng thực tế là: Thái cực tự quay không phải với vận tốc đều không thay đổi mà phải chậm dần dần đi vì lực hút của các cặp Âm Dương: Tốn  Chấn, Khảm  Ly, Cấn  Đoài, Khôn  Càn qua chung một tâm hay nói đúng hơn là qua chung một trục xuyên tâm chung cho 8 quẻ.Chính vì vận tốc tự quay chậm dần đều nên vị trí các quẻ sau mỗi 3 vòng quay lại thay đổi chỗ cho nhau như đã trình bày ở trên. Vận tốc tự quay này càng chậm thì lực hút càng mạnh làm cho Thái cực co nhỏ dần dần lại, cho đến khi nào vận tốc bằng Không thì sự dồn nén của khí đã đạt tới mức tuyệt đối làm cho nó phải tự nổ tung ra thành rất nhiều mảnh nhỏ (chứ không phải 8 mảnh) vì áp suất và nhiệt độ cực cao bên trong mang các tỉ lệ khí Âm Dương khác nhau… Trong không gian bao la vô cùng tận vốn đã tồn tại vô số các khối khí bản thể. Mỗi khối khí bản thể đều theo qui luật chung là:

1. Khí Âm Dương chuyển hóa sanh ra 8 quẻ ở 3 vòng quay đầu tiên.

2. Thái cực khí bản thể với 8 quẻ bên trong tự quay tiếp tục với vận tốc giảm dần dần đồng thời với thể tích cũng co nén nhỏ dần do sức hút của 4 cặp quẻ Âm Dương qua chung một tâm.

3. Sự co nén thể tích của Thái cực này đến một mức nào đó thì sẽ tạo nên ở tâm của nó các loại vật chất nào đấy mà ngày nay gọi là

(19)

Tiền vật chất. Vì theo người xưa vật chất là sự kết hợp tuyệt đối chặt chẽ của hai lượng khí Âm Dương mà có.

4 .Do tính chất của khí là động chứ không bao giờ tĩnh chỉ nên khi vận tốc tự quay bằng Không thì Thái cực khí bản thể đã co nén đến mức nhỏ nhất của nó và cũng là lúc nó nổ tung ra trong không gian bao la làm bắn ra các yếu tố tiền vật chất lẫn những khối khí Âm Dương lớn nhỏ ở nhiều mức độ khác nhau như vụ nổ Big Bang của vũ trụ chúng ta.

5. Những khối khí Âm Dương cân bằng lại tạo thành những thái cực thuần khí mới to nhỏ khác nhau và cũng tiếp tục quá trình hình thành các quẻ của chúng với một hình dạng mới nào đấy vì chúng vẫn đang chuyển động thẳng ra xa. Những khối khí nào bất cân bằng thì bức ra làm nhiều phần để tự tìm kiếm sự cân bằng nhỏ hơn bằng cách kết hợp với các khối bất cân bằng khác…vv

6. Riêng những khối khí Âm Dương cực nhỏ cũng là những Thái cực mang đủ hai khí Âm Dương nhưng ở mức độ nhỏ tuyệt đối. Do lực nổ tung cực mạnh làm chúng chuyển động thẳng với tốc độ lớn tuyệt đối nên trở thành ánh sáng (Theo logic thì người xưa phải nhận thức như vậy) trong không gian bao la để rồi tự kết hợp và kết hợp với các yếu tố tiền vật chất của các Thái cực nói trên mà hình thành nên vũ trụ vật chất hôm nay…

Qua trên đây ta thấy người Việt xưa tuy lí luận đơn giản nhưng cũng đã nhận thức đúng và rất sáng tỏ sự hình thành nên vũ trụ chúng ta. Thật là đáng khâm phục biết bao!!! Thiết nghĩ các nhà Thiên văn học đương đại cũng cần phải tham khảo để làm sáng tỏ hơn về lịch sử hình thành vũ trụ này !

Sau khi khí đã chuyển thành vật chất như những vật thể, những cặp vật thể hay những tổ hợp vật thể thì họ đã xem chúng là Tượng của một Thái cực lớn hay nhỏ nào đấy (gọi là Thái Cực Tượng) Còn những vật thể không cân bằng thì vật thể đó phải là Tượng của một quẻ nào đấy (gọi là Quái Tượng) trong Thái Cực Tượng của nó. Thái Cực Tượng và Quái Tượng thì không phải người xưa chỉ dùng cho vật chất, mà còn dùng cho cả mọi sự vật, mọi hiện tượng xã hội và nhân sinh nữa

(20)

… Vì theo họ KHÍ là cái gốc tạo nên tất cả kể cả sự sống của muôn loài.

Các vật thể trong vũ trụ thì thường có hai dạng là: Dạng khối cầu và dạng hình tròn hay đĩa dẹt. Ở dạng khối cầu thì chắc chắn là một Thái cực tượng nên tâm vẫn là một điểm cố định ở trung tâm, nhưng ở dạng thứ hai thì ta lại có hiện tượng là cục Âm chuyển động tròn quanh cục Dương như hệ mặt trời chúng ta là một ví dụ:Mặt trời là cục dương, còn các hành tinh quay xung quanh nó là cục Âm . Trong trường hợp này thì: Ở mỗi một thời điểm T1. T2, Tn nào đấy ta mới có được tâm của Thái cực tượng là trung điểm của 2 cục Âm Dương như hình vẽ dưới đây:

Như vậy khi cả hệ quay tròn thì những điểm tâm của Thái cực tượng dạng này sẽ tạo thành quỹ tích là một đường tròn nằm ở khoảng giữa hai cục vật chất đang chuyển động.

Một điều quan trọng cần phải lưu ý nữa là: Theo cách trình bày của người xưa thì ở mỗi quẻ: - Hào hạ 1 : Chỉ cục trung tâm.

- Hào trung 2 : Chỉ cục dương. - Hào thượng 3 : Chỉ cục âm.

Mà qua cách hình thành 8 quẻ của tự nhiên được trình bày ở trước, thì 4 quẻ bên Âm : Tốn, Khảm, Cấn, Khôn sẽ có hào 2 là cục Âm và hào 3 là cục Dương thì có mâu thuẫn không ?

Quỹ Đạo Tâm

____

__ __

Tâm

(21)

Đáp : Không có gì mâu thuẫn ở đây cả !

Vì đứng trên cái nhìn từ Dương sang Âm cũng tức là theo chiều thuận của hệ nhị phân thì hai cục Âm và Dương bị đổi ngược lại, nên 4 quẻ trên phải được viết như thế và theo thứ tự như thế là hoàn toàn chính xác.

(22)

CHƯƠNG III BẢNG LẠC THƯ

THÁI CỰC TƯỢNG KHÔNG THỜI GIAN VỀ SỐ VÀ QUẺ (Ta tạm dùng từ Lạc Thư theo nghĩa của người đời sau vì nghĩa

gốc của nó là sách của xứ Lạc)

Người Việt xưa xem Không gian và Thời gian của thiên hà chúng ta là Thái cực tượng lớn nhất mà xem là một Thái cực tượng thì cũng có nghĩa là hợp nhất làm một . Thế nên về Số của Không - Thời gian cũng phải hợp nhất.

Không gian là Có và được chia làm 10 trường: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý nên số của Không gian là 10.

Thời gian là Không vì bản chất là không có, chỉ do sự sinh diệt của vạn vật mới có, nên số của Thời gian là không (0).

Số Trung tâm của 0 đến 10 là 5 được gọi là số hợp nhất của Không - Thời gian.

Các cặp số tiến từ 0 đến 5 và từ 10 xuống 5 là 1-9, 2-8, 3-7, 4-6 đối xứng nhau qua số 5 được coi là 2 phần Âm Dương về số của Thái cực tượng Không - Thời gian được viết theo quỹ đạo chuyển hóa là:

4 9 8

3 5 7

2 1 6

(Không viết cặp số 0 và 10 vì đã được hợp nhất trong số 5 trung bình cộng).

Như vậy bảng số trên được chia làm 2 phần Âm - Dương là:

4 9 8

Phần

(23)

3 5 7

2 1 6

Hai phần Âm Dương thì phải có Thiếu Dương và Thiếu Âm thì mới đúng cho một Thái cực số nên người xưa đã lấy 2 số là 2 và 8 chuyển đổi vị trí để làm Thiếu Dương và Thiếu Âm.

Thế là ta có bảng số đại diện cho Không - Thời gian hợp nhất như sau:

4 9 2

3 5 7

8 1 6

- Hỏi: Tại sao lại lấy 2 số là 2 và 8 làm Thiếu Dương và Thiếu Âm mà không lấy các số khác?

- Đáp: Khi người xưa tìm ra các ma phương bậc 3x3 với các tâm 4, 5, 6, 7… theo phương pháp suy luận như trên, họ luôn luôn thấy 2 số kề 2 số khởi đầu đại diện cho 2 phần Âm Dương chuyển đổi cho nhau thì bảng số mới tạo thành 1 Thái cực số được nên gọi 2 số này là Thiếu Dương và Thiếu Âm. Trong bảng Tâm 5 ở trên thì số 2 là số kề của số 1 đại diện phần Âm về số, còn số 8 là số kề của số 9 đại diện phần Dương về số. Các ma phương bậc 3 x 3 tâm khác cũng tương tự Ví dụ 1: Ma phương Tâm 4 là: 3 8 7 2 4 6 1 0 5

(24)

Thì số 7 kề số 8 và số 1 kề số 0 là 2 số Thiếu Dương và Thiếu Âm, khi chuyển đổi vị trí cho nhau sẽ tạo ra 1 Thái cực số từ 0 đến 8 là:

3 8 1

2 4 6

7 0 5

(Mô hình Thái cực vẽ 2 chấm Thiếu Âm và Thiếu Dương ở 2 góc là do đây vậy). Ví dụ 2: Ma phương tâm 6 là: 5 10 9 4 6 8 3 2 7 Thì số 9 kề số 10 và số 3 kề số 2 là 2 số Thiếu Dương và Thiếu Âm, khi chuyển đổi vị trí cho nhau sẽ tạo ra một Thái cực số từ 2 đến 10 là:

5 10 3

4 6 8

9 2 7

Cách thành lập trên đây vẫn đúng cho cả số Âm nên họ coi các ma phương bậc 3x3 là những Thái cực số với cách tìm ra bằng học thuyết Âm Dương - Thái cực của họ, còn các số đã nêu được gọi là Thiếu Dương và Thiếu Âm là hoàn toàn hợp lý. Hơn thế nữa cách tìm ma phương này còn cho phép họ vận dụng các bảng số vào thực tế vũ trụ và nhân sinh chính xác tuyệt hảo chứ không phải là một suy lý toán học vô bổ như chúng ta ngày nay.

(25)

Sau khi có được bảng Thái cực Lạc Thư hợp nhất Thời gian và Không gian về Số, họ phải tìm cách hợp nhất thời gian và không gian vào 8 Quẻ vì Không - Thời gian đã là một Thái cực tượng thì phải có Lưỡng Nghi, có Tứ Tượng, có Bát Quái vậy. Nhưng điều khó khăn là bảng Thái cực số này thì chỉ có 9 số (Bảng Thái cực Tâm 5) nên:

- Về thời gian phải lấy 9 đơn vị mà phải thuộc về 8 quẻ.

- Về không gian 10 Trường cũng phải chia thành 9 và cũng phải thuộc về 8 quẻ.

Người xưa cho rằng Thời gian của Thiên Hà chúng ta được đo bằng sự chuyển động của Hệ mặt trời quay xung quanh Tâm Thiên Hà nên đã lấy chuyển động này để xét quẻ Thời gian: Hai quẻ Khảm và Ly là 2 quẻ đối xứng nhau hoàn chỉnh và đủ 2 phần Âm Dương nên:

- Quẻ Khảm là Thái Âm có một Thiếu Dương (2 hào Âm kèm 1 hào Dương) làm đại diện cho phần Âm của không gian là bên tâm của Thiên Hà

- Quẻ Ly là Thái Dương có một Thiếu Âm bên trong làm đại diện cho phần Dương của không gian là bên Hệ mặt trời.

Vì Thời gian luôn luôn đối xứng nhau hoàn chỉnh qua bất cứ thời điểm nào nên 6 quẻ còn lại được xếp đối xứng hoàn toàn qua trục Khảm Ly.

Đối xứng hoàn toàn có nghĩa là đối xứng về Hào cũng như về Chiều. Ví dụ: Quẻ Tốn ( ) là 1 Âm và 2 Dương tính từ dưới lên thì đối xứng với quẻ Cấn ( ) là 1 dương và 2 âm tính từ trên xuống.

Tương tự quẻ Chấn đối xứng với quẻ Đoài, quẻ Khôn đối xứng với quẻ Càn.

(26)

H ào  m g iả m Tốn Ly Cấn H ào d ươ ng tă ng Chấn Đoài Khôn Khảm Càn

Cách sắp xếp trên là Hào Dương giảm thì hào Âm tăng hoặc hào Âm giảm thì hào Dương tăng tức là cũng đối xứng luôn. Nhưng ở đây còn một vấn đề nữa là: 2 quẻ Càn và Khôn phải được xếp ở đầu Khảm của trục Khảm Ly vì người xưa cho rằng 2 khí Thuần Dương và Thuần Âm của vũ trụ phát ra từ tâm Thiên Hà tạo ra 9 cặp sao khí sẽ được đề cập trong phần tính toán của Thuật số Lạc Thư ở sau.

Đọc thứ tự các quẻ của Thái Cực tượng thời gian theo quỹ đạo tương tác chuyển hóa 2 khí Âm Dương hình số

(Theo chữ Giáp cốt số 5 được viết là

tức là mô phỏng theo quỹ đạo chuyển hóa của khí Thái cực) và phải đọc từ Tâm ra Ngoài tức là từ quẻ Khảm ta sẽ có tên 8 quẻ Thời gian cũng như quỹ đạo Thời gian như sau:

Tốn 4 Ly 9 Cấn 8

Chấn 3 5 Đoài 7

Khôn 2 Khảm 1 Càn 6

Cách đọc này phải qua Tâm vì thời gian thì không thể đứt quãng được.

Đem 9 quẻ Thời gian vào bảng Thái cực Lạc Thư số (Trung cung ở Tâm tạm coi là 1 quẻ). Mỗi quẻ mang một số họ có bảng cửu cung thuận về quỹ đạo Thời gian như sau:

(27)

Chấn 3 5 Đoài 7

Cấn 8 Khảm 1 Càn 6

Bảng 1: Đọc Thuận

Có 1 cách đọc thứ 2 từ Ngoài vào Tâm và ngược chiều tức là từ quẻ Ly với số khởi đầu phần dương là 6 họ được bảng cửu cung nghịch là:

Tốn 2 Ly 6 Khôn 4

Chấn 3 1 Đoài 8

Cấn 7 Khảm 5 Càn 9

Bảng 2: Đọc Nghịch

Đến đây họ đã có 9 đơn vị Thời gian thuộc về 8 quẻ và 1 trung cung trong bảng Thái cực Lạc Thư hợp nhất Không – Thời gian nên được người đời sau gọi là Thời Gian Cửu Cung.

 

* Nhưng vì số và quẻ của bảng là hợp nhất của Không Thời gian nên số và quẻ cũng phải là của 10 trường không gian: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.(Từ Hán gọi là 10 CĂN hay 10 CAN)

Mười Trường trên được chia ra như sau: - Phần Dương bên Hệ mặt trời gồm 4 trường.

(28)

Giáp: Trường không gian của quả đất.

Ất: Trường không gian của mặt trời.(từ Việt gọi là Ác có nghĩa là mặt trời)

Bính: Trường không gian của mặt trăng.

Đinh: Trường không gian của các hành tinh quay xung quanh mặt trời.

- Phần Trung gian giữa Hệ mặt trời và Tâm Thiên Hà gồm 2 trường Mậu, Kỷ thuộc Dương và Âm mà tâm của trục này chính là hệ Bắc Cực (người Việt xưa xem 7 sao Bắc Đẩu quay quanh sao Bắc cực tạo thành một hệ làm tâm cho trục không gian Mậu-Kỷ).

- Phần Âm bên Tâm Thiên Hà : gồm 4 trường: Canh, Tân, Nhâm, Quý đối ứng lại với 4 trường bên Hệ mặt trời.

Vì 2 trường trung gian Mậu Kỷ làm trục đối xứng cho 8 trường của 2 phần Âm Dương nên được đặt vào 2 cung 8 Cấn và 2 Khôn của bảng Lạc Thư. Hai cung này là Thiếu Dương và Thiếu Âm của Thái cực Lạc Thư. Về thời gian đã lấy 2 cung 1 Khảm và 9 Ly làm trục đối xứng, nên về không gian phải lấy 2 cung này để quỹ đạo chuyển hóa của Thái cực tượng Không Thời gian mới là số

được. Họ chọn 2 cung này là hoàn toàn hợp với bảng Thái cực số của Không Thời gian.

Trường Mậu thuộc Dương nên đặt ở phần Âm là Cung 8, Trường Kỷ thuộc Âm nên đặt ở phần Dương là cung 2. Số 5 ở Trung cung giữa trục 8 và 2 sẽ là số hợp nhất của 2 Trường Mậu - Kỷ. Khi hợp chúng sẽ là 5, khi phân ra chúng sẽ là 8 và 2 (điều này được vận dụng nhiều sau này. Đây cũng là lí do để họ chia không gian lại có 2 Trường Trung gian Mậu và Kỷ).

Còn lại 4 Trường Giáp Ất Bính Đinh thuộc phần Dương bên Hệ mặt trời và 4 Trường Canh, Tân, Nhâm, Quý thuộc phần Âm bên Tâm Thiên Hà họ phải đưa vào 6 quẻ 2 bên là Chấn, Tốn, Ly và Đoài, Càn, Khảm.

(29)

Tốn 4 Ly 9 (Kỷ 2)

Chấn 3 5 Đoài 7

(Mậu 8) Khảm 1 Càn 6

- Trong 4 Trường Giáp Ất Bính Đinh (thuộc Dương nên đặt bên Âm) thì 2 trường Giáp Ất lại cũng thuộc Dương nên chiếm 2 số bên Âm là 3 và 4 tức là 2 quẻ Chấn và Tốn, còn 2 Trường Bính và Đinh thuộc Âm nên chiếm số bên dương là 9 tức là quẻ Ly.

- Trong 4 Trường Canh, Tân, Nhâm, Quý (thuộc Âm nên đặt bên Dương) thì 2 Trường Canh Tân lại thuộc Âm nên chiếm 2 số bên dương là 7 và 6 tức là 2 quẻ Đoài và Càn, còn 2 Trường Nhâm, Quý thuộc Dương nên chiếm số bên Âm là 1 tức là quẻ Khảm.

Vậy là cuối cùng về không gian 10 trường cũng chia được làm 9 và cũng thuộc về 8 quẻ Không - Thời gian hợp nhất của Bảng Lạc Thư (Thái cực tượng của Không - Thời gian) là:

Tốn 4 Ly 9 Khôn 2 (Ất) (Bính + Đinh) (Kỷ) Chấn 3 5 Đoài 7 (Giáp) (Canh) Cấn 8 Khảm 1 Càn 6 (Mậu) (Nhâm + Quý) (Tân)

Tám quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài của 10 trường không gian đọc theo vòng tròn chuyển động của hệ Bắc Cực thì được người đời sau gọi là HẬU THIÊN BÁT QUÁI vì thứ tự đã thay đổi khác với 8 quẻ ban đầu gọi là Tiên Thiên Bát Quái.

(30)

Ta đã biết chữ Giáp Cốt (hậu thân của chữ Khao Đẩu) đã viết số 5 là

. Tại sao lại viết như thế?

Rõ ràng vì nó là tâm của bảng Lạc Thư hợp nhất không thời gian với quỹ đạo chuyển hóa Âm Dương như sau:

Mô hình gồm 2 trục chính là: - Trục thời gian Khảm - Ly - Trục không gian Cấn – Khôn

Tám quẻ sắp xếp theo thứ tự trên chính là 8 quẻ của Không gian hợp nhất với Thời gian vậy.

Bảng Lạc Thư với mô hình Bát Quái này đã được người Lạc Việt vận dụng vào cơ chế cai trị, vào địa lý của đất nước cho đến cuối thời đại “tất cả” các vua Hùng nên có tên là Bát Quái Văn Lang hay Bát Quái Văn Vương tức là Bát Quái của vua nước Văn (Lang). Sau khi chiếm phần lớn Trung nguyên người Tây Bắc đã mạo tên tác giả là Văn Vương nhà Châu. Nhưng vì sau nhiều ngàn năm bị xóa sạch gốc gác nên tác quyền Kinh Diệt, Lạc Thư (với 8 quẻ Bát Quái Văn Vương) cũng như bảng Hà Đồ (ở sau) đã bị thay đổi cho mãi đến tận ngày nay! Theo họ thì Bảng Lạc Thư về số là do Vua Đại Vũ nhà Hạ tìm ra, còn 8 quẻ Hậu Thiên thì do Châu Văn Vương tìm ra. Mà như trên ta đã thấy Bảng Lạc Thư là bảng chỉ cả Số và Quẻ cùng một lúc của Không gian

Chuyển hóa qua tâm 5

Ly

Khôn

Cấn

Khảm

Tốn

Chấn

Đoài

Càn

(31)

và Thời gian hợp nhất thành một Thái cực tượng: có Số thì có Quẻ, có Quẻ thì có Số, không thể phân ra làm 2 được. Do không giải thích được nó (mà mãi đến ngày nay vẫn chưa giải thích được!) họ đã gán cho Đại Vũ phần đầu, Châu Văn Vương phần cuối cách nhau tới hơn 1.000 năm, nên đấy chỉ là sự tuyên truyền sai lạc mà thôi.

Theo sự nghiên cứu hiện nay thì Thuật số Kỳ môn độn giáp có mặt thời Nhà Hạ mà Thuật số này thì phải dùng 8 quẻ Hậu Thiên. Vậy thời ấy cư dân Bách Việt (Bách Diệt) dùng loại quẻ gì khi Châu Văn Vương còn chưa samh ra đời!

Ta có thể nói chắc chắn rằng bảng Lạc Thư với Thời Gian Cửu Cung và Không gian Bát Quái Hậu Thiên của nó là của dân tộc Lạc Việt đã ra đời trước năm 2357 trước Công nguyên của thời Vua Nghiêu ở phương Bắc. Vì cổ sử Trung Hoa đã có ghi rằng: “Năm Mậu Thân đời Vua Nghiêu có sứ giả người Việt thường ở phương Nam mang đến kinh đô Bình Dương biếu cho Vua (Nghiêu) một con rùa thần rộng hơn 3 thước trên lưng có khắc chữ Khao Đẩu ghi việc từ khi mở trời đất cho đến mãi về sau. Vua (Nghiêu) sai người chép lại gọi là Lịch Rùa”. Mà lịch rùa của dân tộc Việt Thường (tức là dân Lạc Việt) thì phải dùng đến 8 quẻ Hậu Thiên của bảng Lạc Thư. Còn thuật số Lạc Thư thì hoàn toàn được sáng tạo trên cơ sở là bảng Lạc Thư nên nghĩa gốc của từ Lạc Thư là: sách của dân Lạc hay xứ Lạc thì mới đúng được.

Một điều nữa là dòng sông Lạc của dân tộc Lạc Việt không phải là dòng sông Tạc Thủy đổ vào sông Hoàng Hà ở phía Bắc, mà là ở tại vùng đất phía Nam nơi Lạc Long Quân cư ngụ, vì mãi tới đời Hạ Đại Vũ thì mới tiến đánh đến vùng đất này, còn bảng Lạc Thư thì đã có từ trước đó rất lâu. Gọi sông Tạc Thuỷ thành sông Lạc là cũng nhằm mục đích hợp lý hoá cho sự tuyên truyền ở trên vậy.

(32)

PHỤ LUẬN THÊM

Như vậy con số 5 của Thái cực tượng Không - Thời gian của dân tộc Lạc Việt chẳng dính dáng gì với Lý thuyết Ngũ hành sau này cả. Nhưng điều ngẫu nhiên kỳ thú lại là cùng chung một con số 5.

Thế nên khi tiếp thu được Kinh Diệt, Bảng Lạc Thư, Hà Đồ cùng thuật số Lạc Thư, mặc dù biết rất rõ lý thuyết Ngũ Hành không thể là cơ sở để suy ra 8 quẻ hợp nhất Không - Thời gian cũng như số của chúng, mà chỉ có thể lồng ghép theo vì sự trùng hợp về số 5 mà thôi, họ đã nghiên cứu lâu dài lồng ghép được cả hai lý thuyết làm một trong tất cả các bộ môn, nhưng về bản chất là hoàn toàn sai khác. Vì thế đã dẫn tới sự kìm hãm các phát kiến khoa học từ học thuyết Âm Dương - Thái cực vì chỉ có học thuyết biện chứng này mới là khoa học chân chính, còn lý thuyết Ngũ Hành (đã bao ngàn năm chẳng dẫn đến một phát kiến khoa học nào cả) thì bản chất của nó là như sau:

Có một vật, một cái gì đó thì phải có cái sinh vật đó, có cái khắc vật đó. Rồi vật đó cũng phải sinh một cái mới và cũng sẽ khắc một cái mới khác chứ không đi vào nội dung biện chứng của quá trình sinh hay khắc đó (sinh # trợ giúp và khắc # phá hoại).

Với bản chất như vậy mà khi thấy con số 5 của không thời gian hợp nhất trùng hợp, họ lại chia ngay vật chất làm 5 loại, thời gian làm 5 thời, nhân sự làm 5 vân vân… đem lồng ghép vào thì tuy vẫn ăn khớp nhưng tai hại cho nhận thức của nhân loại về sau là vô cùng. Thí dụ như con người có 5 tạng hay 5 ngón tay - chân không phải do 5 hành mà do sự tiến hóa Âm Dương của không thời gian tạo nên. Hay như lý thuyết Phật giáo con người tiến hóa từ vật chất đến tinh thần là Ngũ uẩn thì cũng là sự tiến hóa theo không thời gian hợp nhất mà thành. May mắn thay cho đạo Phật chưa bị lý thuyết ngũ hành nhào nặn hành hạ!

Đã thế lại ra sức tuyên truyền tất cả là của họ đến nỗi Khổng Tử sau này cũng phải lầm lẫn nên cuối đời đã phải than là: “Thêm cho ta mấy năm nữa để học Dịch thì sẽ không mắc sai lầm lớn”. Mặc khác họ cương quyết xóa sạch nguồn gốc kinh Diệt ,Lạc Thư, Hà Đồ với Thuật

(33)

số Lạc Thư, vì nó là một lợi khí để tính thiên thời trong chiến tranh ngày xưa và mọi di tích văn hóa Lạc Việt… Thời Bắc thuộc họ gọi phần đất dân tộc Lạc Việt tràn xuống sinh sống là Giao Châu (Châu của người Dao) vì vào thời kỳ này họ coi như đã tiêu diệt xong dân tộc Việt rồi vậy! Thơ về Lạc Thư Long Ly Quy Khảm Lạc Chấn Lân Đoài Tốn Khôn Càn Cấn Tám Tượng Muôn Đời Làm Nhà Bát Quái Không Thời Lạc Thư Giữa Nhà Bố Cái An Cư

Tổ Tiên Lạc Việt Bọc Hy Cho Người Việt Nam Con Cháu Giống Nòi Đời Đời Lưu Dấu Sách Trời Lạc Thư

Thiện Nhơn

Ghi chú: Theo vòng tròn Bát Quái Hậu Thiên,người Lạc Việt đã dùng 4 biểu tượng cho 4 hướng chính là:

- Con Long (là hình ảnh của đường xích đạo) chỉ cho phương Nam nóng ấm tạo nên mưa nắng.

- Con Lân chỉ cho phương Tây âm u, bóng tối. - Con Quy chỉ cho phương Bắc lạnh lẽo, khô khan.

- Con Chim Lạc (mà sau này người đời sau đổi thành con phụng) chỉ cho phương Đông sáng sủa, ánh sáng.

- Còn ở Trung cung thì họ dùng hình ảnh Mặt trời 5 nhánh để chỉ cho vua chúa ngự trị (Về sau này khi chuyển về phương Nam thì họ mới dùng Mặt trời 14 nhánh vì vòng 3 bảng Lạc Thư là 5 + 9 = 14).

(34)

CHƯƠNG IV

VẬN DỤNG BẢNG LẠC THƯ CỬU CUNG VÀO KHÔNG - THỜI GIAN CỦA QUẢ ĐẤT

Tâm không gian của bảng Lạc thư là Hệ Bắc cực với bảy sao Bắc đẩu quay quanh sao Bắc cực mỗi vòng là một năm của quả đất thì lại luôn tương ứng nhất với vùng Trung nguyên nước Trung hoa : Khi cán sao Bắc đẩu ở điểm thấp nhất thì ở đây là Tiết Đông chí , khi nằm ngang bên này là Tiết Xuân phân, khi cao nhất là Tiết Hạ chí , khi nằm ngang bên kia là Tiết Thu phân nên người xưa cho rằng: Vùng này là nơi đại diện chuẩn nhất của quả đất cho bảng Lạc thư .Còn nơi đây phía Bắc thì lạnh lẽo, phía Nam thì nóng nực nên họ đã đặt 2 quẻ Khảm-Ly vào đấy. Thế là 6 quẻ còn lại cũng được định vị như sau:

(Nam)

Tốn Ly Khôn

(Đông) Chấn 5 Đoài (Tây)

Cấn Khảm Càn

(Bắc)

Về không gian thì như thế, còn về thời gian thì:

Không - Thời gian là hợp nhất trong bảng Thái cực Lạc thư tâm 5 (

) nên đơn vị Thời gian là CHI cũng phải hợp nhất với đơn vị Không gian là CAN (đọc trại từ từ CĂN là gốc mà ra).

Can thì thuộc có, thuộc Dương được chia làm 10. Chi thì thuộc không, thuộc Âm được chia làm 12.

Về Thời gian thì bản chất là Đồng nhất, những căn cứ vào số 10 của Không gian gấp đôi số tâm 5 của bảng Lạc Thư mà 6 là số âm của số 5 dương nên được chia làm 12 quãng: Tý, Sửu, Dần… Không gian Can có 10, Thời gian Chi có 12 nên phải là 60 thì Can và Chi mới hợp nhất trọn vẹn được. Nhưng 60 thì chưa tròn số 9 của Thái cực Không - Thời gian, mà phải là 180 thì mới trọn được. Không Thời gian lớn nhất của quả đất theo hệ Can Chi là năm thì phải 180 năm - nhỏ nhất là giờ

(35)

thì phải là 180 giờ. Vì thế tính toán về năng lượng (gọi là sao khí) tác dụng vào quả đất theo Năm thì con số 180 năm là căn bản, theo Giờ thì 180 giờ là căn bản. - 180 giờ là 15 ngày, mà ngày thì cũng tính theo hệ Can - Chi nên một năm 365 ngày vừa không tròn số 180 Can - Chi ngày, vừa không tròn số Can - Chi giờ nếu đổi 365 ngày ra giờ (4380 giờ). Con số tính toán cho Không - Thời gian hợp nhất là 360 ngày tức là 4320 giờ là con số gần nhất với con số 365 ngày thực tế được chọn là Thời gian lý thuyết cho 1 năm.

Đem 360 ngày hợp nhất với 8 quẻ Không gian thì mỗi quẻ là 45 ngày. Mỗi quẻ có 3 hào thì mỗi hào là 15 ngày (hợp nhất 15 ngày với 1 hào).

Để tiến tới 1 Can giờ hợp nhất với 1 Chi giờ như đã nói trên là con số 60 Can - Chi giờ, người ta chia 15 ngày tức 180 giờ thành 3 Nguyên (hay 3 Hầu).

Mỗi nguyên là 60 giờ hay 5 ngày.

Trong 60 giờ thì 10 Can chỉ hợp nhất với 10 Chi còn dư 2 Chi nên lại phải hợp nhất tiếp tục và đủ 6 lần thì 10 Can mới hợp nhất trọn vẹn với 12 Chi. Cứ mỗi lần 10 Chi giờ hợp nhất với 10 Can giờ thì gọi là 1 NGHI tức là Thời gian Thích Nghi vào Không gian. Mười Can Chi giờ thì không có tên gọi riêng nên người xưa mượn tên Can để gọi như sau:

1. 10 Can Chi giờ từ Giáp Tý đến Quý Dậu là nghi Mậu. 2. 10 Can Chi giờ từ Giáp Tuất đến Qúy Mùi là nghi Kỷ. 3. 10 Can Chi giờ từ Giáp Thân đến Qúy Tỵ là nghi Canh. 4. 10 Can Chi giờ từ Giáp Ngọ đến Qúy Mão là nghi Tân. 5. 10 Can Chi giờ từ Giáp Thìn đến Qúy Sửu là nghi Nhâm. 6. 10 Can Chi giờ từ Giáp Dần đến Qúy Hợi là nghi Quý.

- Tại sao lại mượn như thế mà không mượn các từ A, B, C… nào khác ? Điều này có lý do của nó sẽ được trình bày ở phần bảng 6 Nghi - 3 Kỳ tiếp theo.

(36)

15 ngày hợp nhất với một hào của quẻ thì được gọi là 1 Tiết Kỳ Môn (chúng ta tạm mượn từ Hán vì chẳng rõ ngày xưa gọi là gì) nên 1 năm 360 ngày có 24 tiết kỳ môn.

- Còn 5 ngày ¼ của năm thực tế dư ra thì sao?

Cách giải quyết của người xưa là cứ 3 năm số dư 15 ngày tạo ra 1 tiết nhuận. Nhưng ¼ ngày (5 giờ 48’46’’) còn lại sau 4 năm sẽ dư 1 ngày, sau 8 năm sẽ dư 2 ngày… nên phải có trường hợp 2 năm rưỡi đã cho ta một tiết nhuận.

- Vì mốc thời gian quả đất khởi đầu từ tiết Đông Chí nên tiết nhuận sau 3 năm phải đặt trước tiết Đông Chí tức là Tiết Đại Tuyết để tiết Đông Chí nối tiếp sẽ vẫn là khởi đầu, còn 2 năm rưỡi đã nhuận thì phải đặt tiết nhuận là Mang Chủng để tiết Hạ Chí nối tiếp. (Bấy giờ thì tiết Hạ Chí) lại là tiết khởi đầu và cứ thế tiếp tục mãi mãi cho tới ngày nay.

Đây chính là lịch Âm Dương của người Việt xưa, nó khác với Âm Lịch lấy 1 năm 354 ngày nên phải nhuận tới 1 tháng, và với Dương lịch lấy 365 ngày nên phải nhuận 1 ngày. Về Lịch thì như thế, nhưng tính toán về năng lượng vũ trụ (tức là SAO KHÍ) cho mỗi can chi năm hay mỗi can chi giờ thì thế nào?

Căn cứ vào bảng Lạc Thư Không - Thời gian hợp nhất thành 9 số 9 cung, người xưa đã chia các sao khí tác dụng vào quả đất thành 9 loại, mỗi cung 1 loại vậy là 1 tiết ở tại mỗi cung ta có 180 sao khí, nếu mỗi giờ là 1 sao khí: Giáp Tý 1 sao khí, Ất Sửu 1 sao khí…. Nhưng thực tế thì mỗi tiết khí khi thì trên 180 giờ, khi thì dưới 180 giờ nên mỗi sao khí của 1 Can - Chi Giờ lý thuyết vừa nói sẽ tác dụng vào quả đất có lúc dài hơn 1 giờ có lúc ngắn hơn 1 giờ (Đông Phương).

Ví dụ: Tiết Vũ Thủy năm Giáp Thân 2004 khởi đầu từ giờ Canh Thân ngày 29 tháng Giêng đến hết giờ Mậu Ngọ ngày 15 tháng 2 (ÂL) tức là chỉ kéo dài 179 giờ nên về sao khí 180 giờ Lý thuyết ở Tiết vũ Thủy, mỗi sao khí chỉ tác dụng1 thời gian là 119 phút 20 giây tại quả đất mà thôi (Thiếu 40 giây mới đủ 1 giờ Đông Phương).

Khi 1 tiết thực tế nhiều hơn 180 giờ thì ngược lại Thời gian 1 sao khí tác dụng sẽ lớn hơn 1 giờ Đông Phương.

(37)

Qua ví dụ này ta chỉ tính 1 tiết thực tế bằng giờ Can Chi còn ngày nay ta đã tính được 1 tiết thực tế đến số phút giây thì sự tính toán sẽ phải chi tiết hơn nữa. Thêm vào đó giờ can chi từng vị trí trên quả đất lại còn thay đổi từng ngày, từng ngày, từng tháng trong năm. Tháng này giờ Tý lúc 0 giờ (đồng hồ) nhưng tháng sau giờ Tý lại có thể là 0 giờ 10 phút nên còn phải đối chiếu kỹ lưỡng sâu sắc hơn 1 lần nữa trong phán đoán về Thời gian cho 1 bảng số Lạc Thư sau này.

Còn 1 điều cần chú ý nữa là tên giờ: Giờ khởi đầu tiết Vũ thủy thực tế là Canh Thân, còn giờ khởi đầu tiết Vũ thủy lý thuyết là Giáp Tý, nên khi ta tính toán sao khí cho giờ Giáp Tý lý thuyết tức là ta tính cho giờ Canh Thân thực tế vậy. Tiếp tục giờ Ất Sửu lý thuyết là giờ Tân Dậu thực tế (16h40’VN) vv và cứ thế tiếp tục…

Phương pháp tính toán như trên trong thuật số Lạc Thư được gọi là phép Siêu Thời Tiếp Khí (vượt thời gian để tiếp sao khí) gồm 2 việc chính là:

1. Dùng giờ Lý thuyết của Tiết Lý thuyết để tính toán.

2. Đổi Thời gian từng giờ Lý thuyết (2 giờ đồng hồ) sang Thời gian thực tế trong từng Tiết (dài hay ngắn hơn hai giờ đồng hồ)

PHỤ CHÚ

Nguyên lý tạo nên Gìơ Can Chi

Căn cứ vào Thời gian cửu cung và sự hợp nhất Không Thời gian thì muốn tính toán được năng lượng bên ngoài vũ trụ thiên hà tác dụng vào quả đất trong thời gian 1 tiết kỳ môn, ta phải cần 1 con số nhỏ nhất là 180 [bội số của 9 và 60 ] nên người xưa đã phải chia 1 tiết kỳ môn thành 180 quãng tức là 1 ngày phải là 12 quãng can chi. Các con số lớn hơn như 360, 540 vv hay như con số 900 [tức là chia 1 ngày thành 60 giờ] thì cũng có thể tính toán được, nhưng là quá lớn nên sự tính toán sẽ rắc rối mà thôi.Hơn nữa dưới giờ can chi theo thuật số Lạc thư thì sẽ phải có 1 đơn vị nhỏ hơn là Khắc nữa [ sẽ được trình bày ở sau] nên giờ can chi chính thức được chọn làm đơn vị căn bản .Con số 12 giờ cho mỗi ngày lại hoàn toàn phù hợp với chu kỳ tuần hoàn của các chi nên

(38)

lại dễ tính toán hơn cho các thuật số sau này. Tuy nhiên vì thời gian 1 năm thực tế lại không đúng 24 tiết kỳ môn nên lịch Aâm dương phải có các tiết nhuận như đã trình bày ở trước, và tính toán thì cũng phải siêu thời tiếp khí thì mới đúng được.Điều này là do lý thuyết Lạc thư thì quá tổng quát để áp dụng tính toán vào thời gian từng năm của quả đất mà ra.

(39)

CHƯƠNG V

BẢNG SỐ LẠC THƯ KỂ GIỜ

Muốn thành lập 1 bảng số Lạc Thư cần phải thực hiện các bước sau:

1. Lập bảng 6 Nghi - 3 Kỳ. 2. Tìm Trực - Phù, Trực - Sử

3. An 3 Kỳ -Bát tướng và 3 vòng sao kỳ. 4. Tìm Cửa cùng 8 quẻ kép của Cửa.

* Phần cuối cùng là phán đoán bảng số: Tính toán vào Thời gian thực tế

MỤC 1

BẢNG LỤC NGHI - TAM KỲ

SỐ SAO KHÍ CỦA KHÔNG - THỜI GIAN 10 GIỜ

Như đã biết ở phần trước cứ 10 chi giờ hợp nhất với 10 can giờ như Giáp Tý, Ất Sửu ...đến Quý Dậu được gọi là 1 Nghi. Can Chi hợp nhất trọn vẹn cho ta 6 Nghi: Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Tại sao lại không lấy các từ nào khác mà lại lấy tên 6 Can này để đặt tên NGHI.?

Theo bảng Lạc Thư Không - Thời gian thì:

- Thời gian khởi đầu từ quẻ KHẢM của trục Khảm - Ly.

- Không gian khởi đầu từ quẻ CẤN của Trục Cấn - Khôn. Khí bản thể của Thời gian và Không gian chuyển hóa qua Tâm 5 (

) của 2 trục này.

Theo người xưa thì:

(40)

- Còn Hệ Mặt trời là phần Dương thì quay xung quanh giống như cơ cấu 1 nguyên tử của khoa học ngày nay. Từ Tâm Thiên Hà liên tục “2 khí” chính là Âm Dương của hệ được phát ra, 60 giờ Can Chi hợp nhất thì tạo nên 6 cặp sao khí nên người xưa đã lấy 6 Can khởi đầu từ Mậu là Mậu, Kỷ, Canh, Tân , Nhâm, Quý để hợp nhất với 60 giờ từ Giáp Tý đến Quý Hợi là thế.

Sau khi hợp nhất được 6 NGHI và có 6 cặp sao khí thì vấn đề là phải tìm xem đó là sao khí gì khi căn cứ vào bảng Lạc Thư có 9 cung mang 9 cặp số thuận, nghịch được người xưa xem là những số chỉ thị cho sao khí (năng lượng) của quẻ KHÔNG - THỜI GIAN hợp nhất. 9 cặp sao khí đó là: 1 - 5, 2 - 4, 3 - 3, 4 - 2, 5 - 1, 6 - 9, 7 - 8, 8 -7, 9- 6.Tìm hiểu tính cách của từng sao khí họ đã quy chúng vào các tên sao là:

Số 1: Sao lọng : Sao khí Thiên Bồng(Tên Ngũ Hành là Nhứt Bạch Thuỷ)

Số 2: Sao ong: Sao khí Thiên Nhuế(Tên Ngũ Hành là Nhị Hắc Thổ) Số 3: Sao xung: Sao khí Thiên Xung(Tên Ngũ Hành là Tam Bích Mộc)

Số 4: Sao đở trời: Sao khí Thiên Phụ(Tên Ngũ Hành là Tứ Lục Mộc)

Số 5: Sao chim: Sao khí Thiên Cầm(Tên Ngũ Hành là Ngũ Hoàng Thổ)

Số 6: Sao tâm: Sao khí Thiên Tâm(Tên Ngũ Hành là Lục Bạch Kim) Số 7: Sao trụ : Sao khí Thiên Trụ(Tên Ngũ Hành là Thất Xích Kim) Số 8: Sao gánh : Sao khí Thiên Nhậm(Tên Ngũ Hành là Bát Bạch Thổ)

Số 9: Sao ương: Sao khí Thiên Ương(Tên Ngũ Hành là Cửu Tử Hoả) * Cách tìm 6 cặp sao khí của 6 Nghi như sau:

Vì 2 tiết Đông Chí và Hạ Chí khởi đầu cho 2 thời kỳ khí hậu trái ngược nhau tương ứng với 2 phần Âm Dương của Không gian vũ trụ thiên hà là 2 quẻ Khảm và Ly nên cũng là tương ứng với Khảm - Ly của địa bàn quả đất. Ta có sự hợp nhất Không - Thời gian hàng năm là:

Referências

Documentos relacionados

(iii) Refere-se ao saldo líquido das reservas a amortizar, déficit e superávit técnico do BSPS, aditado pela segunda vez em 12 de agosto de 2008, para pagamento em 244 parcelas

The objective of this work is to identify interannual and seasonal patterns in precipitation, and quantify extreme precipitation totals in a 41-year monthly

Descreve ainda as tecnologias ATM-PON (APON) /Broadband-PON (BPON) e Gigabit-PON (GPON) que são padronizadas pelo ITU-T, Ethernet- PON (EPON) e Gigabit-EPON (G-EPON) que

Ao longo da estocagem, as embalagens PA/PEBD com vácuo preservaram ligeiramente mais a cor (diferença muito pequena) da farinha de batata-doce do que o PETmet/PEBD sem

Nesse sentido, objetivou-se com este estudo interpolar a precipitação média anual para a região Norte do estado do Espirito Santo, por meio dos interpoladores Inverso da

As raias Potamotrygon falkneri e Potamotrygon motoro foram avaliadas em relação à composição de suas dietas e a sobreposição do nicho trófico nos períodos de seca

Cada erro será mostrado por cinco segundos com intervalo de um segundo. 5) O equipamento ficará esperando por quatro minutos ou até que o reed switch de nível alto seja atuado. 6)

É importante não se esquecer de transportar a comida para o jantar do utente, quando