• Nenhum resultado encontrado

[123doc] Giao Trinh Thuc Tap Thuc Vat Duoc

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2021

Share "[123doc] Giao Trinh Thuc Tap Thuc Vat Duoc"

Copied!
29
0
0

Texto

(1)

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

KHOA DƢỢC

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP

THỰC VẬT DƢỢC

(Lƣu hành nội bộ)

Năm 2014

(2)

ii

NỘI QUY PHÒNG THỰC TẬP

1. Sinh viên phải thực hiện đầy đủ các bài thực tập theo chƣơng trình của môn học. Sinh viên vắng 1 buổi thực tập sẽ không đƣợc thi hết môn.

2. Sinh viên phải đến phòng thực tập đúng giờ qui định. Trong giờ thực hành, sinh viên muốn ra ngoài phòng thực tập phải xin phép giảng viên.

Giờ thực tập: - Sáng: 7h30 - 11h15 - Chiều: 12h50 - 16h35

- Tối: 17h00 - 20h45

3. Sinh viên muốn nghỉ thực tập thì phải làm đơn xin phép nghỉ và ghi rõ ngày đi thực tập bù nộp cho giảng viên phụ trách buổi thực tập. Khi đi thực tập bù, sinh viên phải trình đơn có chữ ký xác nhận cho giảng viên. Thực tập bù đúng bài qui định. 4. Sinh viên phải đọc bài thực tập trƣớc khi đến phòng thực tập.

5. Trong giờ thực tập, sinh viên phải đội mũ, mặc áo blouse (có gài nút), đeo bảng tên và tắt chuông điện thoại. Sử dụng kính hiển vi theo đúng sự hƣớng

dẫn của giáo viên.

6. Sau mỗi buổi thực tập, sinh viên phải sắp xếp dụng cụ đúng vị trí, vệ sinh sạch sẽ phòng thực tập. Tắt tất cả các thiết bị điện trƣớc khi ra về.

7. Sinh viên làm hƣ hỏng, bể vỡ dụng cụ phải đền trƣớc khi môn học kết thúc

thì mới đƣợc dự thi hết môn.

(3)

iii

MỤC LỤC

Bài 1.PHƢƠNG PHÁP CẮT, NHUỘM VÀ VẼ VI PHẪU THỰC VẬT - MÔ MỀM, MÔ CHE

CHỞ VÀ MÔ NÂNG ĐỠ ... 1 1. Phƣơng pháp cắt, nhuộm và vẽ vi phẫu thực vật ... 1 2. Thực hành: quan sát mô mềm, mô che chở và mô nâng đỡ ... 4 Bài 2.MÔ DẪN, MÔ TIẾT ... 6 1. Mô dẫn ... 6 2. Mô tiết ... 7 Bài 3.RỄ CÂY ... 8 1. Cấu tạo cấp 1 ... 8 2. Cấu tạo cấp 2 ... 9 Bài 4.THÂN CÂY ... 11 1. Cấu tạo cấp 1 ... 11 2. Cấu tạo cấp 2 ... 12 Bài 5.LÁ CÂY ... 14 1. Lá cây lớp Ngọc lan ... 14 2. Lá cây lớp Hành ... 14

Bài 6.PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂY - PHÂN TÍCH HOA BỤP ... 16

1. Phƣơng pháp phân tích cây ... 16

2. Viết hoa thức ... 20

3. Vẽ hoa đồ ... 20

4. Thực hành ... 22

Bài 7.PHƢƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN THỰC VẬT KHÔ - PHÂN TÍCH HOA ĐIỆP CÚNG VÀ HOA SO ĐŨA ... 23

1. Mục đích của việc làm tiêu bản thực vật khô ... 23

2. Thu thập mẫu thực vật... 23

3. Thực hành ... 25

(4)

1

Bài 1

PHƢƠNG PHÁP CẮT, NHUỘM VÀ VẼ VI PHẪU

THỰC VẬT - MÔ MỀM, MÔ CHE CHỞ

MÔ NÂNG ĐỠ

MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Cắt và nhuộm được các vi phẫu thực vật.

2. Hiểu và áp dụng đúng các ký hiệu và các quy ước để vẽ sơ đồ, vẽ chi tiết vi phẫu thực vật.

3. Quan sát và vẽ đúng các loại tế bào của mô mềm, mô che chở và mô nâng đỡ.

Vật liệu: Lá Thông thiên, thân hay cuống lá Húng chanh, lá Náng, thân Yên bạch,

cuống lá Hậu phác, phiến lá Trà, lá Vú sữa, lá Đinh lăng, thân Bụp, bột Quế.

Hóa chất, dụng cụ:

- Phẩm nhuộm kép son phèn, nƣớc cất, nƣớc javel, acid acetic 10%, glycerin 50%. - Dao lam, bông gòn y tế, bình tia, ống nhỏ giọt.

Chuẩn bị mẫu vật: Cắt ngang và nhuộm kép phiến lá Thông thiên, thân Húng

chanh, phiến lá Náng, thân Yên bạch, cuống lá Hậu phác, phiến lá Trà.

1. Phƣơng pháp cắt, nhuộm và vẽ vi phẫu thực vật 1.1. Phƣơng pháp cắt vi phẫu thực vật

Muốn thấy cấu trúc của cơ quan thực vật thƣờng phải cắt cơ quan thành lát mỏng, sau đó nhuộm và dùng kính hiển vi để quan sát. Có thể dùng máy cắt (microtome) cầm tay hay máy cắt tự động điều chỉnh đƣợc dộ dày của lát cắt (vi phẫu) để cắt cơ quan thực vật. Ở bài thực tập này giới thiệu phƣơng pháp dùng dao lam để cắt các cơ quan thực vật.

Cầm mẫu vật cần cắt nhƣ rễ, thân, lá, cuống lá… trên tay hay đặt trên bàn, dùng dao lam cắt ngang hay cắt dọc thành những lát mỏng.

Chú ý:

- Dao lam phải mới.

- Khi cắt, dao lam phải đặt thẳng góc với mẫu vật cần cắt. - Vị trí cắt thay đổi tùy theo cơ quan (Hình 1)

+ Đối với thân cây: Cắt ở phần lóng, không cắt sát và ngay mấu.

+ Đối với phiến lá: Cắt ở khoảng 1/3 phía dƣới nhƣng không cắt sát đáy phiến. Nếu phiến rộng quá thì có thể bỏ bớt phần thịt lá, chỉ chừa lại khoảng 1cm ở hai bên gân giữa.

(5)

2

Hình 1.1. Vị trí cắt ở thân (A) và lá (B). 1.2. Phƣơng pháp nhuộm vi phẫu thực vật

Áp dụng phƣơng pháp nhuộm kép bằng phẩm nhuộm Carmino-vert de Mirande (thành phần chính là son phèn và lục iod).

Trình tự nhuộm vi phẫu nhƣ sau:

- Ngâm vi phẫu (mẫu đã cắt mỏng) trong nƣớc javel đến khi mẫu trắng, nhƣng tối đa không quá 30 phút. Nếu sau 30 phút mà vi phẫu không trắng thì phải thay nƣớc javel mới và tiếp tục ngâm đến khi mẫu trắng.

- Rửa sạch vi phẫu bằng nƣớc thƣờng (3-4 lần).

- Ngâm vi phẫu đã rửa trong dung dịch acid acetic 10% trong 10 phút. - Hút bỏ hết acid acetic.

- Ngâm vi phẫu trong phẩm nhuộm kép 15 phút.

- Hút bỏ phẩm nhuộm và rửa sạch vi phẫu bằng nƣớc thƣờng. - Ngâm vi phẫu đã nhuộm trong nƣớc thƣờng hay glycerin 50%. Sau khi nhuộm:

- Tế bào có vách cellulose (biểu bì, mô mềm, mô dày và libe) có màu hồng hay hồng tím.

- Tế bào có vách tẩm chất gỗ (mô cứng, gỗ) hay chất bần (bần, tầng tẩm suberin và tầng suberoid) có màu xanh nƣớc biển, xanh rêu hay vàng chanh.

Vi phẫu đạt yêu cầu khi:

- Vi phẫu không bị cắt xéo, không bị rách.

- Thấy rõ hình dạng tế bào, cách sắp xếp và bắt màu đúng.

1.3. Phƣơng pháp vẽ vi phẫu thực vật

Chọn những vi phẫu đạt yêu cầu để quan sát và vẽ cấu tạo.

Để thể hiện cấu tạo giải phẫu của cơ quan, thƣờng phải vẽ sơ đồ và chi tiết.

1.3.1. Vẽ sơ đồ

Vẽ sơ đồ là dùng các ký hiệu để vẽ.

1.3.1.1. Ký hiệu các mô dùng để vẽ sơ đồ (Hình 2) 1.3.1.2. Chọn vùng để vẽ

- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua trục (thân và rễ) thì có thể chỉ vẽ 1/2 vi phẫu.

(6)

3

- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua mặt phẳng (phiến lá, cuống lá) thì vẽ toàn bộ.

Hình 1.2. Ký hiệu các mô dùng để vẽ sơ đồ.

1.3.2. Vẽ chi tiết

Vẽ chi tiết là vẽ đúng hình dạng, cách sắp xếp của các tế bào và tỉ lệ tƣơng đối giữa các tế bào với nhau trong một mô và giữa các mô trong một cơ quan.

1.3.2.1. Chọn vùng để vẽ

- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua trục (thân, rễ) thì chọn một phần đại diện cho vi phẫu để vẽ (Hình 3).

- Nếu vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua mặt phẳng (phiến lá, cuống lá) thì vẽ một nửa (thƣờng là nửa bên phải) (Hình 3).

Lông tiết Biểu bì Hạ bì Lỗ khí

Lông che chở đa bào một dãy

Lỗ vỏ Bần Tầng sinh bần Nội bì Trụ bì Mô dày Mô mềm Mô cứng Gỗ 1 Tia libe Tượng tầng Libe 2 Gỗ 2 Lông che chở đơn bào Tầng tẩm suberin Tầng lông hút Lông hút Tầng suberoid Túi (ống) tiết Mô mềm giậu Mô mềm khuyết Libe 1 Tia gỗ Gỗ 2 đồng mộc

(7)

4 1.3.2.2. Các quy ước dùng để vẽ chi tiết (Hình 4)

- Vách tế bào nhuộm màu hồng thì vẽ nét đơn, nhuộm màu xanh thì vẽ nét đôi (hai nét gần hay xa nhau là tùy độ dày của vách tế bào).

- Đối với mô dày: Những vùng dày lên của vách tế bào thì tô đen. - Đối với mạch gỗ: Tô đen ở 1/4 phía trên bên trái của nét trong.

1 2 3 4

Hình 1.4. Quy ƣớc dùng để vẽ chi tiết cấu tạo vi phẫu.

1. Tế bào vách cellulose, 2. Mô dày,

3 và 4. Tế bào vách tẩm chất gỗ hay mô bần, 5. Mạch gỗ và mô mềm gỗ.

1.2.3. Chú thích trên hình vẽ

Các hình vẽ chi tiết phải chú thích đầy đủ tên của mô hay vật thể và đƣờng chú thích không đƣợc giao nhau. Ví dụ: Mô mềm đạo, mô dày góc, tinh thể calci oxalat hình cầu gai…

2. Thực hành: quan sát mô mềm, mô che chở và mô nâng đỡ 2.1. Mô mềm

Quan sát mô mềm đạo, mô mềm đặc, mô mềm giậu và mô mềm xốp ở vi phẫu cắt ngang phiến lá Thông thiên.

- Mô mềm đạo và mô mềm đặc ở vùng gân giữa.

- Mô mềm giậu và mô mềm xốp (mô mềm khuyết) ở vùng thịt lá.

Hình 1.3. Chọn vùng để vẽ chi tiết ở rễ, thân (A) và phiến lá (B).

A B

(8)

5

2.2. Mô che chở

2.2.1. Biểu bì và lỗ khí

- Quan sát tế bào biểu bì và lỗ khí nhìn ngang ở vi phẫu lá Náng cắt ngang và nhuộm kép.

- Quan sát biểu bì và lỗ khí kiểu dị bào nhìn từ trên xuống ở lá Đinh lăng. Bóc biểu bì dƣới lá Đinh lăng và quan sát trong nƣớc.

2.2.2. Lông che chở

Quan sát các loại lông che chở sau:

- Lông đơn bào hình thoi ở lá Vú sữa: dùng dao lam cạo mặt dƣới lá Vú sữa, quan sát trong nƣớc.

- Lông đa bào một dãy ở thân hoặc cuống lá Húng chanh.

2.2.3. Bần và lỗ vỏ

Quan sát ở thân Bụp (già).

2.3. Mô nâng đỡ

2.3.1. Mô dày

- Mô dày góc (thân Húng chanh). - Mô dày tròn (phiến lá Thông thiên). - Mô dày phiến (thân Yên bạch).

2.3.2. Mô cứng

- Tế bào mô cứng (cuống lá Hậu phác). - Sợi:

+ Dạng ngang xem ở cuống lá Hậu phác. + Dạng dọc xem ở bột Quế.

- Cƣơng thể (phiến lá Trà).

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Hình vẽ các loại mô mềm.

2. Hình vẽ biểu bì và lỗ khí (nhìn từ trên xuống và dạng cắt ngang), các dạng lông che chở và bần.

3. Hình vẽ 3 loại mô dày.

4. Hình vẽ tế bào mô cứng, sợi, thể cứng. Các hình vẽ đều có chú thích đầy đủ.

(9)

6

Bài 2

MÔ DẪN, MÔ TIẾT

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Quan sát được các loại tế bào của libe và gỗ. 2. Quan sát được các loại tế bào của mô tiết.

3. Vẽ đúng và chú thích đầy đủ cấu tạo của một bó libe-gỗ chồng kép.

Vật liệu: thân Mƣớp, thân Bụp, cành (hay cuống lá) Ổi, thân Lốt, thân (hay cuống

lá) Húng chanh, thân Xƣơng rồng kiểng, lá Bƣởi.

Hóa chất, dụng cụ:

- Phẩm nhuộm kép son phèn và lục iod, nƣớc cất, nƣớc javel, acid acetic 10%, glycerin 50%, dung dịch iod.

- Dao lam, bông gòn y tế, bình tia, ống nhỏ giọt.

Chuẩn bị mẫu vật:

- Cắt ngang và cắt dọc thân Mƣớp nhuộm kép.

- Cắt ngang thân Bụp, cành (hay cuống lá) Ổi, thân Lốt, thân (hay cuống lá) Húng chanh và lá Bƣởi nhuộm kép.

1. Mô dẫn

Mô dẫn chỉ có ở thực vật có mạch với chức năng dẫn nhựa. Mô dẫn gồm libe có chức năng dẫn nhựa luyện và gỗ có chức năng dẫn nhựa nguyên.

1.1. Thân Mƣớp

Ở thân Mƣớp, libe và gỗ xếp thành từng bó riêng biệt. Mỗi bó gồm (từ ngoài vào trong): libe cấp 1, libe cấp 2, tƣợng tầng, gỗ cấp 2, gỗ cấp 1 và libe trong (kiểu bó chồng kép).

1.1.1. Libe

Cấu tạo gồm: mạch rây (ống sàng), tế bào kèm và mô mềm libe. Ta phân biệt 2 loại libe:

- Libe 1: thƣờng khó nhận dạng vì bị libe 2 đè bẹp. Dƣới gỗ 1 có thêm libe trong (libe quanh tủy), cấu trúc giống libe 1.

- Libe 2: ngay phía dƣới libe 1.

1.1.2. Gỗ

Gồm các thành phần dẫn nhựa và không dẫn nhựa - Thành phần dẫn nhựa:

Ở vi phẫu dọc ta phân biệt 2 loại:

+ Mạch ngăn: mạch vòng, mạch xoắn, mạch vòng-xoắn. + Mạch thông: mạch vạch, mạch mạng và mạch điểm.

(10)

7 Ở vi phẫu ngang ta phân biệt:

+ Gỗ cấp 1 nằm bên dƣới gỗ 2, xếp thành từng bó, mỗi bó gồm vài mạch với mạch nhỏ ở trong mạch to hơn ở ngoài (gỗ 1 phân hóa ly tâm).

+ Gỗ cấp 2: đƣờng kính của mạch to hơn, xếp lộn xộn. - Thành phần không dẫn nhựa: Ta phân biệt 2 loại:

+ Mô mềm gỗ 2: là những tế bào có vách tẩm chất gỗ, xếp thành dãy xuyên tâm xung quanh các mạch gỗ 2.

+ Tia ruột: 1 hoặc 2 dãy tế bào hình chữ nhật đứng.

1.2. Thân Bụp

Quan sát libe 2 kết tầng.

2. Mô tiết 2.1. Tế bào tiết

Quan sát ở vi phẫu thân Lốt cắt ngang. Tế bào tiết nằm trong vùng mô mềm vỏ hay tủy, chứa đầy chất tiết là tinh dầu có màu vàng.

2.2. Lông tiết

Quan sát ở vi phẫu thân hay lá Húng chanh cắt ngang. Lông tiết có trên lớp biểu bì, có nhiều dạng khác nhau.

2.3. Túi tiết

Túi tiết gồm nhiều tế bào tiết tạo thành khoang trống chứa chất tiết.

- Túi tiết ly bào: Quan sát ở vi phẫu cành (hay cuống lá) Ổi cắt ngang. - Túi tiết tiêu ly bào: Quan sát ở phiến lá Bƣởi.

- Túi tiết tiêu bào: Quan sát ở thân Lốt.

2.4. Ống nhựa mủ thật

Quan sát trên vi phẫu cắt dọc và cắt ngang của thân Xƣơng rồng kiểng trong dung dịch iod.

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Hình vẽ chi tiết cấu tạo một bó libe-gỗ chồng kép ở thân Mƣớp. 2. Bài mô tả cấu tạo một chùy libe.

3. Hình vẽ tế bào tiết, các dạng lông tiết, túi tiết ly bào, tiêu bào và tiêu ly bào. 4. Hình vẽ ống nhựa mủ thật cắt ngang và cắt dọc.

(11)

8

Bài 3

RỄ CÂY

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo cấp 1 và cấp 2 của rễ cây lớp Ngọc Lan.

2. Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo rễ cây lớp Hành.

3. Phân biệt được cấu tạo giải phẫu của rễ cây lớp Ngọc lan cấp 1 với rễ cây lớp Hành.

4. Mô tả được cấu tạo giải phẫu của rễ cây.

Vật liệu: Rễ Rau muống (non), rễ Tai tƣợng ấn và rễ Chuối. Hóa chất, dụng cụ:

- Phẩm nhuộm kép son phèn-lục iod, nƣớc cất, nƣớc javel, acid acetic 10%, glycerin 50%.

- Dao lam, bông gòn y tế, bình tia, ống nhỏ giọt.

Chuẩn bị vật liệu: Cắt ngang rễ Rau muống (vùng lông hút), rễ Tai tƣợng ấn và rễ

Chuối, nhuộm kép.

1. Cấu tạo cấp 1

1.1. Rễ cây lớp Ngọc lan

Quan sát rễ Rau muống (non).

Vi phẫu rễ cấu tạo cấp 1 gồm 2 vùng rõ rệt:

- Vùng vỏ dày chiếm khoảng 2/3 bán kính vi phẫu, từ ngoài vào trong gồm các mô: tầng lông hút, tầng hóa bần (tầng tẩm suberin), mô mềm vỏ và nội bì khung caspary.

- Vùng trung trụ mỏng chiếm khoảng 1/3 bán kính vi phẫu, gồm các mô: trụ bì, các bó libe và bó gỗ xen kẽ nhau (<10 bó, gỗ 1 phân hóa hƣớng tâm) và mô mềm tủy.

1.2. Rễ cây lớp Hành

Quan sát rễ Chuối:

Vi phẫu rễ cấu tạo cấp 1 gồm 2 vùng rõ rệt:

- Vùng vỏ dày chiếm khoảng 2/3 bán kính vi phẫu, từ ngoài vào trong gồm các mô: tầng lông hút, tầng hóa bần (tầng suberoid), mô mềm vỏ và nội bì khung hình móng ngựa.

- Vùng trung trụ mỏng chiếm khoảng 1/3 bán kính vi phẫu, gồm các mô: trụ bì, các bó libe và các bó gỗ xen kẽ nhau (>10 bó) và tủy (gồm mô mềm tủy và các mạch hậu mộc).

(12)

9

2. Cấu tạo cấp 2

Rễ cây lớp Ngọc lan gia tăng đƣờng kính nhờ 2 tầng phát sinh thứ cấp là:

- Tầng sinh bần hoạt động cho các lớp bần bên ngoài để che chở và các lớp mô mềm cấp 2 (nhu bì) bên trong.

- Tầng sinh gỗ hoạt động cho libe 2 bên ngoài và gỗ 2 bên trong. Quan sát rễ Tai tƣợng ấn:

Vi phẫu rễ có vùng vỏ ít hơn vùng trung trụ.

- Vùng vỏ gồm các mô: bần, tầng phát sinh bần, nhu bì, mô mềm vỏ.

- Vùng trung trụ gồm các mô: trụ bì, libe cấp 1, libe cấp 2, tầng sinh gỗ, gỗ cấp 2, gỗ cấp 1, và tia ruột. Gỗ cấp 2 phát triển mạnh và có thể chiếm toàn bộ vùng tâm của rễ (không có mô mềm tủy) lúc đó gọi là gỗ 2 chiếm tâm (đặc điểm này không có ở thân cây). Các mạch gỗ cấp 1 khi đó thƣờng không còn phân biệt đƣợc.

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Hình vẽ sơ đồ cấu tạo cấp 1, 2 của rễ lớp Ngọc lan và rễ lớp Hành.

2. Hình vẽ chi tiết (có chú thích đầy đủ) cấu tạo vùng trung trụ của rễ Chuối. 3. Bài mô tả cấu tạo chi tiết của rễ Rau muống (non), rễ Chuối. Mô tả các mô từ

ngoài vào trong, hình dạng và cách sắp xếp tế bào của từng mô.

(13)

10

Hình 3.1. Sơ đồ cấu tạo rễ cây Đinh lăng lá nhỏ

(Polyscias fruticosa (L.) Harms. – Araliaceae)

(14)

11

Bài 4

THÂN CÂY

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo cấp 1 và cấp 2 của thân cây lớp Ngọc Lan.

2. Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo thân cây lớp Hành.

3. Phân biệt được cấu tạo giải phẫu của thân cây lớp Ngọc lan cấp 1 với thân cây lớp Hành.

4. Mô tả được cấu tạo giải phẫu của thân cây.

Vật liệu: Thân Dấp cá (non), thân Măng tây, thân Húng cây. Hóa chất, dụng cụ:

- Phẩm nhuộm kép son phèn-lục iod, nƣớc cất, nƣớc javel, acid acetic 10%, glycerin 50%.

- Dao lam, bông gòn y tế, bình tia, ống nhỏ giọt.

Chuẩn bị vật liệu: Cắt ngang thân Dấp cá (non), thân Măng tây và thân Húng cây,

nhuộm kép.

1. Cấu tạo cấp 1

1.1. Thân cây lớp Ngọc lan

Quan sát thân Dấp cá (non).

Vi phẫu thân cấu tạo cấp 1 gồm 3 vùng rõ rệt: - Biểu bì.

- Vùng vỏ mỏng hơn vùng trung trụ, gồm hạ bì, mô mềm vỏ và nội bì khung Caspary.

- Vùng trung trụ dày, gồm trụ bì, các bó libe xếp chồng lên các bó gỗ (gỗ 1 phân hóa ly tâm) và mô mềm tủy. 1.2. Thân cây lớp Hành Quan sát thân Măng tây: Vi phẫu thân cũng có 3 vùng rõ rệt: - Biểu bì - Vùng mô mềm vỏ, vùng này mỏng hơn vùng trung trụ.

- Vùng trung trụ từ đai mô cứng trở vào trong. Nhiều bó libe gỗ rời xếp không thứ tự từ đai mô cứng vào trong tủy. Bó gỗ dạng hình chữ V kẹp libe ở giữa.

(15)

12

2. Cấu tạo cấp 2

Quan sát thân Húng cây.

Vi phẫu thân cấu tạo cấp 2 gồm 3 vùng: - Biểu bì.

- Vùng vỏ gồm mô dày, mô mềm và nội bì. - Vùng trung trụ gồm từ trụ bì trở vào trong.

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Hình vẽ sơ đồ cấu tạo cấp 1, 2 của thân lớp Ngọc lan và thân lớp Hành.

2. Hình vẽ chi tiết (có chú thích đầy đủ) cấu tạo vùng trung trụ của thân Húng cây. 3. Bài mô tả cấu tạo chi tiết của thân Dấp cá (non), thân Măng tây. Mô tả các mô từ

ngoài vào trong, hình dạng và cách sắp xếp tế bào của từng mô.

(16)

13

Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo thân cây Thiên môn chùm

(Asparagus racemosus Willd.-Asparagaceae)

Hình 4.2.

Sơ đồ cấu tạo thân Chùm hôi trắng

(17)

14

Bài 5

LÁ CÂY

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo lá cây lớp Ngọc Lan. 2. Nhận biết và vẽ được sơ đồ và chi tiết cấu tạo lá cây lớp Hành.

3. Phân biệt được cấu tạo giải phẫu của lá cây lớp Ngọc lan với lá cây lớp Hành. 4. Mô tả được cấu tạo giải phẫu của lá cây.

Vật liệu: lá Ắc ó, lá Tre. Hóa chất, dụng cụ:

+ Phẩm nhuộm kép son phèn-lục iod, nƣớc cất, nƣớc javel, acid acetic 10%, glycerin 50%.

+ Dao lam, bông gòn y tế, bình tia, ống nhỏ giọt.

Chuẩn bị vật liệu: Cắt ngang lá Ắc ó và phiến lá Tre, nhuộm kép. 1. Lá cây lớp Ngọc lan

Quan sát lá Ắc ó.

Vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua một mặt phẳng, gồm hai phần:

- Gân giữa: Mặt dƣới lồi nhiều hơn so với mặt trên. Hệ thống dẫn gồm gỗ ở trên và libe ở dƣới, xếp thành hình cung, cấu tạo cấp 1; có thể gặp thêm hai bó libe-gỗ của gân phụ, hình tròn, với gỗ ở trong và libe ở ngoài.

- Thịt lá: Có cấu tạo dị thể không đối xứng.

2. Lá cây lớp Hành

Quan sát lá Tre.

Vi phẫu có cấu tạo đối xứng qua một mặt phẳng, gồm hai phần:

- Gân giữa: Mặt dƣới lồi nhiều hơn so với mặt trên. Hệ thống dẫn các bó libe-gỗ xếp rời rạc, không đều nhau, theo kiểu bó mạch kín.

- Thịt lá: Có cấu tạo đồng thể. Biểu bì trên có thêm các tế bào hình bọt. Các bó libe-gỗ cấu tạo tƣơng tự các bó ở gân lá nhƣng đƣợc bao bởi 2 vòng tế bào, vòng tế bào mô cứng và vòng tế bào mô mềm. Giữa hai bó libe-gỗ là những tế bào thoáng khí; các tế bào này có thể bị hủy tạo thành khuyết.

(18)

15

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Hình vẽ sơ đồ cấu tạo lá Ắc ó và lá Tre.

2. Hình vẽ chi tiết (có chú thích đầy đủ) cấu tạo một phần cung libe-gỗ ở gân giữa của lá Ắc ó.

3. Bài mô tả cấu tạo chi tiết lá Ắc ó và lá Tre. Mô tả các mô của vùng gân giữa và phiến lá chính thức, hình dạng và cách sắp xếp tế bào của từng mô.

4. Nêu những đặc điểm khác biệt chính giữa lá cây Hành và lá cây lớp Ngọc lan.

Hình 5.1. Sơ đồ cấu tạo lá Mai dạ thảo (Impatiens hawkeri Bull. Balsaminaceae)

Hình 5.2. Sơ đồ cấu tạo lá Thanh anh

(19)

16

Bài 6

PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÂY

PHÂN TÍCH HOA BỤP

MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Nắm vững phương pháp phân tích cây.

2. Phân tích và mô tả được đặc điểm cấu tạo hình thái của cây thuốc. 3. Viết đúng hoa thức và vẽ đúng hoa đồ của hoa đã phân tích.

Vật liệu: Cành hoa Bụp.

Dụng cụ: Dao lam, kính lúp, kim gút. 1. Phƣơng pháp phân tích cây

Khi phân tích đặc điểm cấu tạo hình thái của một loài thực vật cần phải mô tả các đặc điểm sau:

1.1. Dạng sống (Thân cây)

1.1.1. Loại thân

Các dạng sống của cây có thể là: Cây gỗ to hay nhỏ, bụi, leo, cỏ… - Cây gỗ nhỏ có thể đứng hay trƣờn.

- Cây leo có thể là cây gỗ leo, cây cỏ leo. Cây leo bằng thân quấn, bằng tua cuốn hay bằng các rễ bám. Nếu leo bằng tua cuốn thì mô tả tua cuốn: phân nhánh hay không phân nhánh, vị trí mọc (nách lá, ngọn cành,…).

- Cỏ một năm, 2 năm hay nhiều năm.

+ Khí sinh: Mọc đứng, mọc bò hay mọc leo. + Địa sinh: Thân rễ, hành hay củ.

1.1.2. Tiết diện thân: Hình tròn, vuông, đa giác, tam giác,… 1.1.3. Màu sắc: Xanh, nâu, đỏ,…

1.1.4. Các đặc điểm khác: nhƣ mùi, lông, gai, nhựa mủ, nốt sần,…

Chú ý: Thân non và thân già có thể khác nhau (ví dụ: Thân non có lông nhƣng thân già có nốt sần).

1.2. Lá

1.2.1. Kiểu lá

- Đơn.

- Kép: Lông chim hay chân vịt? Số lần kép? Chẵn hay lẻ? Số lá chét?

1.2.2. Cách mọc

- Mọc cách (mọc sole).

- Mọc đối (có hay không có đối chéo chữ thập). - Mọc vòng (bao nhiêu lá?).

(20)

17

1.2.3. Phiến lá

- Hình dạng.

- Kích thƣớc (đo ở lá đã trƣởng thành). - Bìa phiến.

- Màu sắc (thƣờng khác nhau giữa mặt trên và mặt dƣới).

- Hệ gân lá: Một gân, song song hay quy tụ (lông chim, chân vịt, hình lọng, hình cung).

- Các đặc điểm khác: Mùi, lông, đốm, tuyến,…

1.2.4. Cuống lá: Hình dạng, kích thƣớc và các đặc điểm khác. 1.2.5. Bẹ lá: Hình dạng, kích thƣớc và các đặc điểm khác.

1.2.6. Lá kèm: Hình dạng, rời hay dính, màu sắc, tồn tại hay rụng sớm.

Chú ý: Tìm lá kèm ở những lá non phía ngọn cành.

1.3. Cụm hoa

1.3.1. Kiểu cụm hoa

- Riêng lẻ.

- Đơn: Chùm, gié, ngù, tán, đầu, xim hai ngả, xim một ngả hình đinh ốc, xim một ngả hình bọ cạp, xim co (chụm).

- Kép. - Hỗn hợp.

1.3.2. Vị trí của cụm hoa: Ngọn cành, nách lá hay đối diện với lá?

1.4. Hoa

1.4.1. Nêu đặc tính đại cương

- Tính đối xứng: Hoa đều hay không đều? - Phái tính: Lƣỡng tính hay đơn tính?

- Kiểu mẫu: Mẫu 5, 4 (lớp Ngọc lan), mẫu 3 (lớp Hành). - Cuống hoa: Hình dạng, kích thƣớc, màu sắc.

- Lá bắc (tìm ở những hoa nụ): Hình dạng, kích thƣớc, màu sắc, tồn tại hay rụng sớm trƣớc khi hoa nở?

- Lá bắc con (tiền diệp): Cũng tìm ở những hoa nụ và mô tả các đặc điểm tƣơng tự nhƣ đối với lá bắc.

1.4.2. Cấu tạo hoa

Làm tuần tự các bƣớc sau đây 1.4.2.1. Định hướng hoa

- Tìm lá bắc hay vết tích của lá bắc. - Quay lá bắc về phía ngƣời quan sát. - Xác định lá đài giữa và cánh hoa giữa:

Nếu hoa mẫu 5 thì lá đài giữa là lá đài ở phía trục hoa (phía sau), cánh hoa giữa ở phía lá bắc (phía trƣớc).

(21)

18

Nếu hoa mẫu 3 (lớp Hành) thì lá đài giữa là lá đài ở phía lá bắc (phía trƣớc), cánh hoa giữa ở phía trục hoa (phía sau).

- Nếu cuống hoa dài và bị vặn thì phải xoay về vị trí ban đầu trƣớc khi định hƣớng hoa.

Chú ý: Có 2 trƣờng hợp ngoại lệ

- Phân họ Đậu (Faboideae) và phân họ Vang (Caesalpinioideae) có hoa mẫu 5 nhƣng lá đài giữa ở phía lá bắc (phía trƣớc) và cánh hoa giữa ở phía trục hoa (phía sau).

- Họ Lan (Orchidaceae) có hoa mẫu 3 nhƣng lá đài ở phía trục hoa (phía sau) và cánh hoa giữa ở phía lá bắc (phía trƣớc) vì hoa bị vặn 180o khi nở.

1.4.2.2. Mô tả đài hoa - Số lƣợng lá đài. - Đều hay không đều. - Rời hay dính.

- Hình dạng (nếu lá đài rời thì mô tả hình dạng của từng lá đài, nếu lá đài dính thì mô tả ống đài và các phiến rời phía trên).

- Màu sắc: Thông thƣờng lá đài có màu xanh lục, nếu có màu nhƣ cánh hoa thì gọi là đài dạng cánh.

- Các đặc điểm khác nhƣ lông, gân, đốm, tuyến,…

- Tiền khai lá đài: Kiểu xoắn ốc, van (liên mảnh), lợp (kết lợp), ngũ điểm. - Đài phụ có hay không? Nếu có thì mô tả các đặc điểm tƣơng tự nhƣ đài chính. 1.4.2.3. Mô tả tràng hoa

Mô tả các đặc điểm tƣơng tự nhƣ của đài hoa - Số lƣợng cánh hoa.

- Đều hay không đều. - Rời hay dính.

- Hình dạng (nếu cánh hoa rời thì mô tả hình dạng của từng cánh hoa, nếu cánh hoa dính thì mô tả ống tràng và các phiến rời ở phía trên).

- Màu sắc: Cánh hoa thƣờng có màu sặc sỡ, nếu có màu xanh lục nhƣ lá đài thì gọi là cánh dạng đài.

- Các đặc điểm khác nhƣ lông, gân, đốm, tuyến,…

- Tiền khai cánh hoa: Kiểu xoắn ốc, van (liên mảnh), lợp (kết lợp), ngũ điểm, cờ, thìa.

- Tràng phụ có hay không? Nếu có thì mô tả các đặc điểm tƣơng tự nhƣ ở tràng chính.

1.4.2.4. Mô tả bộ nhị - Số lƣợng.

- Kích thƣớc: Đều hay không đều. + Nhiều nhị không đều.

+ 4 nhị dài và 2 nhị ngắn: Bộ nhị 4 trội. + 2 nhị dài và 2 nhị ngắn: Bộ nhị 2 trội.

(22)

19

- Vị trí nhị so với cánh hoa: Xen kẽ hay đối diện?

- Cách sắp xếp: Xoắn ốc hay vòng? Nếu nhị xếp trên 2 vòng thì kiểu lƣỡng nhị hay đảo lƣỡng nhị?

- Quan hệ giữa các nhị: Rời hay dính. Nếu các nhị dính nhau thì cho biết dính ở đâu?

+ Dính hoàn toàn. + Dính ở bao phấn.

+ Dính ở chỉ nhị thành 1 bó (bộ nhị đơn thể), 2 bó (bộ nhị lƣỡng thể) hay nhiều bó (bộ nhị đa thể).

- Quan hệ giữa các nhị với bộ phận khác: Nhị có thể dính với vòi nhụy tạo trục nhị nhụy ở họ Lan (Orchidaceae).

- Mô tả chỉ nhị: Hình dáng, màu sắc, nhẵn hay có lông,… - Mô tả bao phấn:

+ Hình dạng, màu sắc. + Số ô.

+ Cách mở (mở bằng đƣờng nứt dọc, bằng lỗ hay bằng nắp).

+ Hƣớng: Xác định bằng cách xem mặt bụng của bao phấn quay vào phía trong (hƣớng trong) hay quay ra phía ngoài (hƣớng ngoài).

+ Cách đính: Chỉ nhị có thể đính vào bao phấn ở gốc, giữa hay ngọn.

- Mô tả hạt phấn: Cà nhuyễn bao phấn của hoa vừa nở trên phiến kính dày, quan sát dƣới kính hiển vi bằng vật kính X10 rồi mô tả các đặc điểm hình dạng, màu sắc, rời hay dính,…

1.4.2.5. Mô tả bộ nhụy

- Cắt ngang và cắt dọc bầu noãn để xác định: Số lƣợng lá noãn, dính hay rời, số ô của bầu, số noãn trong mỗi ô, cách đính noãn: gốc (đáy), nóc, trung tâm, trung trụ, bên (trắc mô), mép, vách hay giữa.

Lƣu ý:

+ Nếu bầu nhiều ô thì số ô bằng số lá noãn của bầu (trƣờng hợp có vách giả thì số ô gấp đôi số lá noãn của bầu).

+ Nếu bầu 1 ô thì số lá noãn bằng số đƣờng hàn của mép lá noãn. - Vị trí của bầu so với các bộ phận khác: Trên, dƣới hay giữa.

- Các đặc điểm khác nhƣ hình dạng, màu sắc, có hay không có cuống nhụy, cuống nhị nhụy.

- Mô tả vòi nhụy: Số lƣợng, hình dạng, vị trí đính so với bầu noãn, màu sắc, lông, gai,…

- Mô tả đầu nhụy: Số lƣợng, hình dạng, màu sắc.

- Có đĩa mật hay không? Vị trí của đĩa mật thay đổi tùy theo vị trí của bầu noãn. + Bầu trên thì đĩa mật bao quanh gốc bầu.

(23)

20 1.5. Quả - Loại quả. - Hình dạng. - Kích thƣớc. - Màu sắc vỏ quả. - Mô tả các phần phụ có trên quả nhƣ lông, gai, móc,… 1.6. Hạt

- Hạt có nội nhũ, ngoại nhũ hay không? - Hình dạng, kích thƣớc, màu sắc hạt. - Hình dạng, màu sắc của phôi.

- Hình dạng, vị trí, số lƣợng của lá mầm.

- Mô tả các phần khác có trên hạt nhƣ lông, cánh, gai, móc, áo hạt, mồng,…

2. Viết hoa thức

Hoa thức là công thức tóm tắt cấu tạo của hoa. Các ký hiệu đƣợc dùng để viết hoa thức:

* : hoa đều k : đài phụ  : hoa không đều K : đài hoa

♀ : hoa lƣỡng tính C : tràng hoa

P : lá đài và cánh hoa giống nhau ♀ : hoa cái A : bộ nhị

♂ : hoa đực G : bộ nhụy

- Các ký hiệu trên đƣợc viết trên một hàng ngang theo thứ tự từ trái sang phải nhƣ sau: Tính đối xứng, phái tính, đài phụ (nếu có), đài chính, tràng hoa, bộ nhị và bộ nhụy.

- Số lƣợng các bộ phận của mỗi vòng đƣợc viết sau mỗi chữ viết tắt và nếu dính liền nhau thì viết số trong dấu ngoặc đơn.

- Nếu bầu trên thì gạch ngang dƣới chữ G (hay dƣới số lƣợng lá noãn), bầu dƣới thì gạch trên chữ G, bầu giữa thì gạch ngang giữa chữ G.

Ví dụ: Hoa thức của hoa Bụp: * ♀ k5-9 K(5)C5 AnG(5) Hoa thức của hoa Đậu: ↑ K(5)C5 A(9)+1 G1

3. Vẽ hoa đồ

Hoa đồ là hình vẽ tóm tắt cấu tạo của hoa, trong đó các bộ phận của hoa đƣợc chiếu trên cùng mặt phẳng thẳng góc với trục hoa.

(24)

21 Các quy ƣớc đƣợc dùng để vẽ hoa đồ:

Bầu noãn thì vẽ đúng dạng cắt ngang và trình bày đƣợc các đặc điểm: Số ô, số noãn trong ô, cách đính noãn. Vách bầu vẽ bằng nét đôi, vách ngăn giữa các ô vẽ nét đơn.

Một số quy ƣớc khi vẽ: - Trục hoa vẽ phía trên. - Lá bắc vẽ phía dƣới.

- Các bộ phận của hoa vẽ ở giữa trục hoa và lá bắc:

+ Nếu hoa đều thì các bộ phận của hoa đƣợc vẽ trên những đƣờng tròn đồng tâm.

+ Nếu hoa không đều thì các bộ phận của hoa đƣợc vẽ trên những đƣờng bầu dục đồng tâm.

+ Bộ phận nào dính nhau thì nối lại. Ví dụ:

Chú ý: Không chú thích trên hoa đồ.

Ví dụ: Hoa thức và hoa đồ của Mơ tam thể Paederia tomentosa L. Rubiaceae và Hoa hòe Sophora japonica L. Fabaceae

(25)

22

Mơ tam thể Hoa hòe 4. Thực hành

Phân tích hoa Bụp

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Bài mô tả đặc điểm cấu tạo hình thái của cây Bụp. 2. Viết hoa thức và vẽ hoa đồ hoa Bụp.

(26)

23

Bài 7

PHƢƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN THỰC VẬT KHÔ -

PHÂN TÍCH HOA ĐIỆP CÚNG VÀ HOA SO ĐŨA

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Làm được tiêu bản thực vật khô đúng chuẩn.

2. Phân tích và mô tả được đặc điểm cấu tạo hình thái của cây Điệp cúng và So đũa. 3. Viết đúng hoa thức và vẽ đúng hoa đồ của hoa Điệp cúng và So đũa.

Vật liệu: Cành hoa Điệp cúng, cành hoa So đũa.

Dụng cụ: Dao lam, kính lúp, kim gút, kéo, giấy ép cây, cặp ép. 1. Mục đích của việc làm tiêu bản thực vật khô

Tiêu bản thực vật khô là những mẫu thực vật đƣợc ép, làm khô và đƣợc bảo quản để chống mối mọt.

Thƣờng các mẫu tiêu bản khô đƣợc lƣu giữ ở các bảo tàng thực vật khô là những mẫu chuẩn đã đƣợc định danh tên khoa học. Ở phía nam có 2 phòng tiêu bản thực vật là: Viện Sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh và Phân viện Dƣợc liệu Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xác định tên khoa học của cây: Cây cỏ thƣờng ra hoa, kết quả theo mùa và nhiều loài chỉ phân bố ở một địa phƣơng nhất định trong một nƣớc hay khu vực nào đó trên trái đất. Vì thế trong việc điều tra, nghiên cứu thực vật và cây thuốc, việc xác định tên khoa học của cây là một bƣớc quan trọng và cần thiết. Tiêu bản thực vật khô giúp ta trong một thời điểm và một địa điểm nhất định, có đƣợc các mẫu cây cần thiết cho việc nghiên cứu hình thái và giám định tên cây.

- Quản lý nguồn tài nguyên thực vật của một địa phƣơng.

- Lƣu giữ mẫu tài nguyên thực vật phục vụ việc so mẫu, trong công tác nghiên cứu thực vật và dƣợc liệu, và các mục đích kinh tế khác.

2. Thu thập mẫu thực vật

2.1. Dụng cụ và nguyên liệu cần thiết

- Giấy ép cây: Dùng loại giấy xốp, dày, dễ thấm nƣớc. Ví dụ: Giấy thấm, giấy báo khổ 30x40 cm.

- Cặp đựng cây: 2 bìa carton dày đựng tạm mẫu cây khi thu hái.

- Khung ép: Bằng gỗ hay bằng sắt có các thanh ngang và dọc, kích thƣớc khoảng 30x45 cm dùng để ép phẳng mẫu vật trong quá trình vừa ép vừa làm khô. Nếu không có cặp ép có thể đựng mẫu vật giữa 2 tấm bìa cứng và dùng vật nặng đè lên mẫu ép.

- Kéo cắt cây dùng để cắt và tỉa mẫu cây.

(27)

24

- Chai thủy tinh hoặc chai nhựa có miệng rộng, nút kín, đựng sẵn cồn 70o để ngâm hoa, quả mọng để giữ đƣợc hình dạng của chúng và những bộ phận cần cố định để nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu.

- Túi nilon hoặc túi giấy để đựng mẫu cây thu hái khi cần phun cồn.

- Túi giấy nhỏ hay túi nilon nhỏ đựng những bộ phận của cây dễ rơi vãi và những mẫu vật nhỏ nhƣ nấm, rêu, địa y,…

- Nhãn ghi tên cây cỏ buộc sẵn dây để treo vào cây. - Sổ tay để ghi chép và bút chì đen.

- Tài liệu định tên cây (Thực vật chí và các sách về phân loại thực vật). - La bàn và bản đồ khu vực nghiên cứu.

- Máy ảnh, phim chụp âm bản, dƣơng bản.

- Những dụng cụ khác: Dao con, dao đi rừng, xẻng nhỏ, cƣa tay nhỏ, dây buộc đủ cỡ, kính lúp.

Ngoài các dụng cụ trên cũng cần có những trang bị cần thiết cho cá nhân khi đi thu mẫu nhƣ giày đi rừng, tất chống vắt, chống muỗi, áo mƣa, nón, bi đông đựng nƣớc uống, túi vải để đựng những thứ lặt vặt mang theo ngƣời, thuốc cấp cứu tối thiểu, lƣơng thực, thực phẩm, túi ngủ, lều đi rừng,…

2.2. Thu mẫu

Để giúp ích cho việc nhận biết và định tên cây, mẫu thu hái cần có đầy đủ các bộ phận cành, lá, rễ, hoa, quả và hạt. Tuy nhiên tùy theo dạng sống của cây mà mẫu thu có yêu cầu khác nhau:

- Đối với rêu, tảo thì lấy cả nhóm nhỏ trong đó có cơ quan sinh sản. - Đối với dƣơng xỉ nên lấy mẫu có thân rễ và cơ quan mang bào tử. - Đối với cây gỗ thì lấy cành có lá, hoa, quả, hạt đặc trƣng cho cây.

- Đối với cây đơn tính khác gốc: mẫu gồm 2 loại là cành mang hoa cái và cành mang hoa đực.

- Đối với cây đơn tính cùng gốc: chọn cành mang cả 2 loại hoa.

- Đối với cây ký sinh: Ngoài mẫu cây ký sinh phải có thêm một phần mẫu cây chủ.

- Đối với lõa tử: Chọn cành mang nón cái và cành mang nón đực.

- Đối với cây làm thuốc thì lấy thêm bộ phận dùng làm thuốc (Ví dụ: rễ, củ, vỏ thân, vỏ hạt).

Những mẫu lấy trên cùng một cá thể từ một đám cây cùng loài mọc cạnh nhau thì mang cùng một số hiệu. Các mẫu lấy từ những cá thể khác nhau hay từ những đám cây khác nhau (mặc dù chúng cùng một loài) phải mang các số hiệu khác nhau. Số lƣợng tiêu bản cho cùng một số hiệu cần từ 5-10 mẫu (vì trong quá trình ép và phơi khô có thể có mẫu bị hƣ hoặc có thể gửi tiêu bản đi định danh). Mỗi loài nên lấy lặp lại 3-4 số hiệu ở các cá thể khác nhau.

Có thể vẽ một số hình cần thiết vào sổ lý lịch mẫu. Chú ý những đặc điểm dễ mất nhƣ màu sắc, mùi vị, nhựa mủ,… hoặc dễ biến dạng khi cây bị ép khô.

(28)

25

Để tránh nhầm lẫn, sau khi lấy mẫu cần ghi ngay một số điểm cần thiết nhƣ: Số hiệu mẫu, tên cây, ngày lấy, ngƣời lấy và nơi lấy. Đồng thời cũng cần ghi đầy đủ lý lịch của mẫu và sổ mẫu với nội dung sau:

- Số hiệu mẫu: - Tên khoa học: - Họ thực vật: - Tên địa phƣơng: - Dạng cây: - Đƣờng kính: Chiều cao: - Lá: - Phát hoa:

- Hoa (màu sắc, mùi, kích thƣớc): - Quả: - Hạt: - Các đặc điểm khác: - Công dụng: - Bộ phận dùng: - Chế biến: - Nơi lấy mẫu:

3. Thực hành

- Phân tích cây Dừa cạn, cây Cúc.

- Ép và làm khô 1 mẫu thực vật (khuyến khích SV chọn cây thuốc).

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Bài mô tả đặc điểm cấu tạo hình thái của cây Điệp cúng, cây So đũa. 2. Viết hoa thức và vẽ hoa đồ hoa Điệp cúng, hoa So đũa.

(29)

26

Bài 8

PHÂN TÍCH HOA DỪA CẠN, TRANG VÀ GLAIEUL

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Phân tích và mô tả được đặc điểm cấu tạo hình thái của cây Dừa cạn, Trang và Glaieul.

2. Viết đúng hoa thức và vẽ đúng hoa đồ của hoa Dừa cạn, Trang và Glaieul.

Vật liệu: Cành hoa Dừa cạn, Trang và Glaieul. Dụng cụ: Dao lam, kính lúp, kim gút.

THỰC HÀNH

- Phân tích cây Dừa cạn, Trang và Glaieul.

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Bài mô tả đặc điểm cấu tạo hình thái của cây Dừa cạn, Trang và Glaieul. 2. Viết hoa thức và vẽ hoa đồ hoa Dừa cạn, Trang và Glaieul.

Referências

Documentos relacionados

Nhằm giúp học sinh tự học, tựbồi dưỡng kiên thức, Ịárịănggiải tọần tích phân lớp 12 theo chưcmg trình phân ban của bộ giáo ñục và ñảo tạo.. Sách ñược

Mô hình COKB-SP là phương pháp rất hiệu quả trong việc thiết kế các cơ sở tri thức thực tế, cũng như trong việc mô hình hóa các bài toán phức tạp và thiết kế cơ

Diod D1 dùng để bảo vệ Tranzitor khỏi điện áp âm →không thể thiếu Diod! Nguyên lí mạch này như sau: LDR1 và RV1 tạo thành cầu phân áp; Q1,Q2 mắc

Âm vị là một loại âm trừu tượng bao gồm những đặc trưng chung về phát âm và vật lí âm học được thể hiện đồng thời với vai trò cấu tạo vè phân biệt nghĩa các

• Nguyên vật liệu có thể đƣợc kiểm tra bằng cách lấy mẫu phân tích hoặc công nhân giấy chứng nhận chất lƣợng của nhà cung ứng. • Các nguyên vật liệu có lƣợng vi

Là nhóm hợp chất tự nhiên thường gặp trong dược liệu nguồn gốc thực vật, tạo nên màu cho rất nhiều rau, quả, hoa… Phần lớn các flvonoid có màu vàng (do

Quá trình thuỷ phân được thực hiện bằng enzyme α - amylase vi khuẩn từ các chúng như Bacillus Subtilis, Bacillus.licheniformis...Việc sử dụng nguồn enzyme

Chức năng chính của tủy là tham gia vào quá trình hình thành răng; nó kích thích phân chia các nguyên bào ngà, vốn không chỉ có vai trò tạo ngà mà còn tương