• Nenhum resultado encontrado

KHÁM BỤNG

MỤC  TIÊU  

1. Mô tả các phân khu ổ bụng và các cơ quan tương ứng. 2. Thực hiện được bốn kỹ năng thăm khám ổ bụng.

3. Thực hiện được các thao tác khám vị trí các điểm đau vùng bụng. 4. Trình bày được kết quả thăm khám.

ĐỐI  TƯỢNG  -­  ĐỊA  ĐIỂM  -­  PHÂN  BỐ  THỜI  GIAN   –   Đối tượng: sinh viên Y2 – YLT2

–   Địa điểm: Trung tâm huấn luyện kỹ năng lâm sàng – Bệnh viện mô phỏng –   Phân bố thời gian: 180 phút

+   Giới thiệu mục tiêu bài giảng: 01phút +   Giới thiệu nội dung bài giảng: 34 phút

+   Giảng viên khám mẫu 02 lần trên mô hình: 30 phút gồm 10 phút khám một lượt và 20 phút khám có giải thích.

+   Sinh viên thực hành trên mô hình: 90 phút

+   Chọn 02 sinh viên khám, nhóm còn lại quan sát và đánh giá dựa trên bảng kiểm: 15 phút

+   Giảng viên tổng kết cuối buổi: 10 phút NỘI  DUNG  

1. PHÂN KHU Ổ BỤNG

Ổ bụng thông thường được chia làm 4 vùng hoặc 9 vùng, mục đích là để mô tả vị trí các cơ quan tương ứng bên dưới, mô tả điểm đau và sự thay đổi của các cơ quan tương ứng bên dưới.

–   Cách chia là 9 vùng: hai đường thẳng xuất phát từ hai đường trung đòn kéo xuống tới nếp bẹn, đường này tương ứng với bờ ngoài cơ thẳng bụng. Hai đường thẳng còn lại vuông góc với đường thẳng trên, đường thứ nhất nối với điểm thấp nhất của hai mạng sườn, đường ngang thứ hai nối với hai gai chậu trước trên, chia ổ bụng thành 9 vùng: thượng vị, quanh rốn, hạ vị, hạ sườn phải, hạ sườn trái, hông phải, hông trái, hố chậu phải, hố chậu trái.

2 5 8

Hình  9.1.  Phân  chia  vùng  bụng  theo  9  vùng  

–   Cách chia làm 4 vùng: vẽ hai đường thẳng tưởng tượng qua rốn, một đường đi từ mũi ức đến khớp mu; đường thứ hai qua rốn và vuông góc với đường thứ nhất chia ổ bụng thành 4 khu.

Hình  9.2.  Phân  chia  vùng  bụng  theo  4  vùng  

Điều quan trọng là người khám phải nhận biết cấu trúc tương ứng ở bên trong xoang bụng của mỗi vùng và biết được vị trí của các điểm đau. Các điểm đau thường gặp trong các bệnh lý tiêu hóa là:

–   Điểm đau thượng vị: là điểm giữa đoạn thẳng nối mũi ức đến rốn.

–   Điểm túi mật: là giao điểm của đường trung đòn phải và bờ sườn phải hoặc giao điểm của bờ ngoài cơ thẳng bụng và bờ sườn phải.

–   Tam giác Chauffard – Rivet: là tam giác được tạo bởi phân giác giữa đường thẳng đi từ mũi ức đến rốn và đường thẳng đi từ rốn đến điểm thấp nhất của hạ sườn phải: là vùng tụy tạng – đường mật chính.

–   Điểm Mc Burney: là giao điểm giữa 1/3 ngoài và 2/3 trong của đường nối từ rốn và gai chậu trước trên bên phải.

1:  thượng  vị   2:  hạ  sườn  phải   3:  hạ  sườn  trái   4:  vùng  rốn   5:  hông  phải   6:  hông  trái   7:  hạ  vị   8:  hố  chậu  phải   9:  hố  chậu  trái   1 2 3 4

Hình  9.3.  Vị  trí  các  điểm  đau  và  tam  giác  Chauffard  -­  Rivet  

–   Điểm niệu quản trên bên phải và trái: lấy từ rốn ra 3 khoát ngón tay hoặc giao điểm của đường nối ngang rốn và bờ ngoài cơ thẳng bụng.

–   Điểm niệu quản giữa bên phải và bên trái: lấy đường nối ngang gai chậu trước trên và giao điểm 1/3 ngoài và 2/3 trong.

Hình  9.4.  Vị  trí  các  điểm  niệu  quản  

−   Điểm sườn lưng trái (Mayo Robson): giao điểm của bờ ngoài cơ thẳng lưng bên trái và bờ dưới xương sườn 12.

−   Điểm sườn cột sống: góc tạo bởi xương sườn thứ 12 và cột sống.

2. KHÁM BỤNG

–   Dụng cụ khám vùng bụng là ống nghe –   Phòng khám ánh sáng tốt

–   Chú ý: đối với khám bụng thực hiện các kỹ năng theo thứ tự: nhìn, nghe, gõ, sờ. 2.1. Tư thế bệnh nhân

Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa và kê gối dưới đầu, vùng bụng được bộc lộ hoàn toàn từ xương ức đến hai nếp bẹn, hai tay để xuôi theo hai bên, hai chân co để cơ thành bụng dãn tối đa.

Tuyệt đối không kê tay dưới đầu vì sẽ làm căng cơ thành bụng.

 Hình  9.6.  Tư  thế  bệnh  nhân  

2.2. Tư thế người khám

–   Có thể ngồi hay đứng phía bên phải bệnh nhân và nhìn vào mặt bệnh nhân. Nếu bệnh nhân khai bị đau bụng thì chỗ đau sẽ khám sau cùng.

–   Nếu người khám bệnh khám ở vùng đau trước, cơ thành bụng sẽ co lại và người khám sẽ khó khăn trong ấn chẩn phần còn lại.

–   Khi thăm khám phải quan sát nét mặt bệnh nhân để biết bệnh nhân có khó chịu không. –   Nếu khám phòng lạnh, bàn tay người khám phải ấm (bằng cách xoa hai bày tay

vào nhau) và móng tay phải cắt ngắn.

–   Trong lúc sờ nắn bụng, có thể đánh lạc hướng bệnh nhân bằng cách nói chuyện với bệnh nhân.

–   Các yếu tố ảnh hưởng đến sờ nắn bụng: người khám, độ dày thành bụng, tính chất của dịch ổ bụng, tri giác bệnh nhân.

2.3. Tiến hành khám 2.3.1. Nhìn

–   Quan sát đường viền hai bên bụng xem bụng có cân đối, to bè, chướng căng (hình a) hay lõm lòng thuyền không?

–   Xem rốn có lồi khi bụng to bè hay không? Có rỉ dịch rốn hay không? (hình b) –   Xem có tuần hoàn bàng hệ không? Tĩnh mạch dãn to hay vừa phải, thẳng hay

Hình  9.7.  Quan  sát  thành  bụng  

–   Xem có những vết sẹo mổ ở vùng bụng không? Vết mổ đường nào?

Hình  9.8.  Vị  trí  các  sẹo  mổ  thường  gặp   –   Bụng có tham gia nhịp thở không?

Hình  9.9.  Quan  sát  thành  bụng  (theo  chiều  nằm  ngang)  

−   Khối u vùng bụng: xuất hiện thường xuyên hay chỉ khi ho hoặc rặn. Yêu cầu bệnh nhân ho ta có thể thấy được khối phồng của thoát vị bẹn, thoát vị đùi hay thoát vị rốn. Ngoài ra, khi bệnh nhân ho còn gây đau cho bệnh nhân và cho ta biết vị trí đau. Chẳng hạn trong viêm ruột thừa cấp thì ho gây đau ở hố chậu phải, viêm túi mật gây đau ở hạ sườn phải, thoát vị gây đau ở nơi thoát vị…

Đường  giữa  bụng   Đường  trên  xương  mu   Đường  mổ  thoát  vị  bẹn   Đường  dưới  bờ  sườn  (P)   Đường  cạnh  đường  giữa  sườn  (P)   Đường  mổ  ruột  thừa   c  

Hình  9.10.  Nhìn  khối  u  vùng  bụng   –   Nhìn màu sắc ở da bụng: da trơn hay nhăn, teo hay nở.

–   Dấu tím bầm quanh rốn (dấu hiệu Cullen) và dấu bầm tím ở vùng hông (dấu hiệu Grey- Turner): là dấu xuất huyết sau phúc mạc của viêm tụy cấp.

–   Dấu hiệu rắn bò: nhìn tiếp tuyến với thành bụng, thấy các sóng nhu động nổi lên và chạy từ nơi này sang nơi khác cùng lúc với bệnh nhân than đau bụng. Dấu hiệu này gặp trong tắc ruột cơ học.

–   Túi mật to: một khối nhô lên ở thành bụng phải, bờ lồi quay xuống dưới và di động theo nhịp thở, gặp trong tắc mật do sỏi ống mật chủ hoặc u đầu tụy.

2.3.2. Nghe

–   Mục đích: nghe tiếng ruột, tiếng của mạch máu và tiếng cọ màng bụng.

+   Nghe tiếng ruột: đặt phần màng ống nghe ở giữa bụng hoặc vùng bụng dưới phải để nghe nhu động ruột, nghe ít nhất trong 2 phút, chủ yếu là có nhu động hay không có nhu động, âm ruột bình thường nghe từ 5-34 lần/phút.

+   Lưu ý: bình thường nhu động ruột có âm sắc cao vừa phải. Nếu sau 2 phút mà không nghe được tiếng nhu động nào, tình trạng mất nhu động ruột có thể xảy ra, mất nhu động ruột nên hoạt động ruột bị tê liệt, có thể do tình trạng phúc mạc bị kích ứng toàn bộ. Nếu tần số tăng, âm sắc cao gặp trong tắc ruột cơ học. Tần số tăng, âm sắc không cao gặp trong viêm dạ dày ruột, xuất huyết tiêu hóa trên. +   Tiếng thổi mạch máu: tiếng thổi ở vùng trên rốn, lệch sang hai bên gặp trong

hẹp động mạch thận. Tiếng thổi của động mạch chủ gặp trong phình động mạch chủ bụng.

 

+   Tiếng cọ màng bụng: là tiếng giống vải lụa cọ sát vào nhau, có thể gặp trong u gan, nhiễm trùng lậu cầu xung quanh gan hoặc nhồi máu lách.

+   Tìm các tạng bị tắc: tiếng lắc óc ách (nghe lúc sáng khi đói)

–   Cách 1: áp ống nghe lên bụng bệnh nhân, dùng hai tay áp vào hai bên của mạng sườn bệnh nhân, lắc từ bên này sang bên kia.

Hình  9.14.  Nghe  tiếng  óc  ách  

–   Cách 2: dùng hai tay nâng mạng sườn bệnh nhân, lắc từ bên này sang bên kia, cách này không cần dùng ống nghe.

Nếu nghe được tiếng óc ách của nước là gặp trong tình trạng dạ dày bị dãn. 2.3.3. Gõ

–   Giúp người khám đánh giá số lượng và sự phân bố của hơi trong ổ bụng, có dịch bất thường trong khoang màng bụng và xác định những khối u đặc hoặc u nang.

Hình  9.15.  Gõ  bụng  

Hình   9.13.   Nghe   tiếng   cọ   màng   bụng    

vùng  lách  

Hình  9.12.  Nghe  tiếng  cọ  màng  bụng    

–   Gõ toàn bộ thành bụng để đánh giá, gõ từ rốn ra xung quanh theo hình nan hoa. +   Gõ vang gặp trong tắc ruột, liệt ruột

+   Gõ đục bàn cờ gặp trong lao phúc mạc

+   Gõ đục vùng thấp: khi gõ đục không rõ ràng, cho bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên sẽ thấy gõ đục bên nằm nghiêng và gõ vang bên kia và ngược lại. +   Gõ vang vùng rốn và thượng vị, đồng thời gõ đục các vùng khác gặp trong

báng bụng lớn.

Hình  9.16.  Báng  bụng  lớn  

(Tympany:  vùng  gõ  trong  -­  Transition  point:  vùng  chuyển  tiếp  -­  Dullness:  vùng  gõ  đục)  

–   Xác định chiều cao gan: từ vùng ngực, khoảng liên sườn 2 gõ xuống, gõ theo 3 đường: đường trung đòn, cạnh ức phải, đường nách trước, sau đó gõ từ bụng lên, ranh giới phía trên và dưới là vùng đục của gan.

Hình  9.17.  Xác  định  chiều  cao  gan  

Chiều cao gan đo ở đường trung đòn bình thường khoảng 10 -11 cm.

Hình  9.19.  Đo  chiều  cao  gan     Hình  9.18.  Đo  chiều  cao  gan    

2.3.4. Sờ

–   Là thao tác khám quan trọng nhất để chẩn đoán các bệnh lý xoang bụng.

–   Sờ bằng cả bàn tay và các ngón tay áp sát vào nhau, sờ từ nông đến sâu, nhẹ nhàng theo nhịp thở của bệnh nhân, từ chỗ không đau đến chỗ đau. Thông thường sờ từ hố chậu trái di chuyển lên hoặc từ hố chậu phải đi lên.

Hình  9.20.  Cách  sờ  khám  bụng  (a):  sờ  nông,  (b)  sờ  sâu  

+   Ấn điểm đau thượng vị: điểm đau lệch trái gặp trong loét dạ dày và lệch phải gặp trong loét tá tràng.

+   Tìm điểm đau túi mật: đặt bàn tay phải, các ngón 2, 3, 4 ấn nhẹ nhàng vào điểm túi mật.

+   Nghiệm pháp Murphy: chỉ thực hiện khi nghi ngờ viêm túi mật cấp, khi không sờ được túi mật to, bệnh nhân đau ở hạ sườn phải.

–   Cách 1: đặt ngón 2, 3, 4, 5 bàn tay trái ôm vào mạng sườn phải, ngón tay cái ấn nhẹ nhàng vào điểm túi mật, mỗi khi bệnh nhân thở ra, ấn sâu vào đến khi bệnh nhân hít vào cảm thấy đau chói và ngưng thở: nghiệm pháp Murphy (+) gặp trong viêm túi mật cấp.

–   Cách 2: thực hiện bằng cả 2 bàn tay, 2 ngón cái chụm lại đặt ngay điểm túi mật, 8 ngón còn lại đặt lên bờ sườn, thao tác tương tự cách 1.

+   Ấn điểm đau Mc Burney: đau gặp trong viêm ruột thừa cấp.

Hình  9.21.  Nghiệm  pháp  Murphy  

+   Tìm phản ứng dội (dấu hiệu Blumberg): phản ứng dội là phản ứng của sự kích thích phúc mạc, có thể tạo ra bằng cách ấn sâu từ từ trên bụng, sau đó buông tay ra đột ngột, bệnh nhân sẽ đau tăng lên ở vùng bị viêm cấp trong viêm phúc mạc. +   Đề kháng thành bụng: khi tay người khám sờ lên thành bụng, cơ thành bụng

của bệnh nhân co cứng chống lại tay người khám đồng thời bệnh nhân than đau là dấu hiệu quan trọng của viêm phúc mạc (do hoại tử túi mật, thủng dạ dày – tá tràng, viêm ruột thừa vỡ mủ). Đề kháng thành bụng: có thể là co cứng như gỗ (gặp trong thủng dạ dày những giờ đầu)

+   Sờ gan: bệnh nhân nằm ngửa, Thầy thuốc dùng tay trái ngón 2, 3, 4, 5 đặt dưới hố thắt lưng và nâng mạng sườn phải lên, ngón tay xòe ra ôm lấy vùng hạ sườn phải phía trước, đặt tay phải ở vùng 1/4 trên, phía bên cơ thẳng bụng, phía dưới vùng đục của gan, yêu cầu bệnh nhân hít sâu, tay phải ấn chẩn nhẹ nhàng. * Chú ý: nếu gan to, ta có thể sờ được bờ của gan. Khi sờ được bờ của gan, phải nhận định xem mật độ mềm, chắc, cứng, bề mặt của gan nhẵn hay gồ ghề, có u cục, quan sát xem bệnh nhân có đau hay không?

+   Nghiệm pháp rung gan: bàn tay trái đặt lên mạng sườn phải của bệnh nhân, các ngón tay nằm trong các khoảng liên sườn. Dùng bờ trụ của bàn tay phải chặt nhẹ và gọn vào các ngón tay trái.

+   Ấn kẽ sườn phải: dùng ngón tay 1 hoặc 2 ấn vừa phải vào các kẽ sườn, có thể tìm được điểm đau chói. Điểm đau thường gặp nhất là liên sườn 8 đường nách giữa, gặp trong áp-xe gan do amip.

+   Sờ lách:

–   Cách 1: bệnh nhân nằm ngửa.

Người khám đứng bên phải bệnh nhân bàn tay phải để trên thành bụng ngay dưới bờ sườn trái.

Bàn tay trái để phía sau mạng sườn ôm lấy vùng lách và đẩy lách lên trên (ra phía trước).

Bảo bệnh nhân hít thật sâu vào, nếu lách to sẽ đụng vào đầu ngón tay phải.

–   Cách 2: cho bệnh nhân nằm nghiêng sang phải. Bàn tay trái đặt ở mạng sườn trái

–   Lách to độ I: dười bờ sườn 1-2 cm hay còn gọi là mấp mé bờ sườn trái.

–   Lách to độ II: dười bờ sườn trái 3-7cm. –   Lách to độ III: lách to đến ngang rốn. –   Lách to độ IV: lách to quá rốn.

+   Sờ khối u: khi sờ được khối u phải xác định

•   Vị trí

Hình  9.23.  Nghiệm  pháp  rung  gan  

Hình  9.24.  Sờ  lách  

•   Bờ khối u

•   Kích thước

•   Mật độ cứng, chắc, căng

•   Đau hay không đau

•   Có di động theo nhịp thở không, có di động ngang không.

+   Dấu hiệu Fothergill: nâng nửa người trên bệnh nhân khỏi mặt giường bằng bàn tay trái, tay phải sờ trên khối u. Buông nhẹ tay trái làm bệnh nhân phải gồng cơ thành bụng trước. Nếu tay phải sờ thấy khối

u rõ hơn thì khối u đó là của thành bụng trước và ngược lại nếu không sờ thấy khối u thì khối u ở trong xoang bụng.

+   Dấu hiệu sóng vỗ: bệnh nhân nằm ngửa, người phụ chặn cạnh trụ bàn tay lên đỉnh ổ bụng, người khám đặt một bàn tay áp vào một bên thành bụng, tay kia vỗ nhẹ hoặc búng vào thành bên đối diện.

Kết quả: dấu hiệu sóng vỗ (+) sẽ có cảm giác sóng dội vào lòng bàn tay bên đối diện.

2.4. Một số thủ thuật khác

2.4.1. Tìm dấu hiệu cơ thắt lưng (Psoas sign)

–   Đặt bàn tay phải lên gối phải của bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân nâng đùi lên chống lại tay của người khám.

–   Cách khác: cho bệnh nhân nằm nghiêng sang trái, tay trái người khám giữ ở cánh chậu phải của bệnh nhân, tay phải duỗi chân phải của bệnh nhân ra sau.

–   Nếu bệnh nhân than đau ở hố chậu phải khi làm hai thủ thuật này, ta ghi nhận dấu hiệu cơ thắt lưng (+), có ý nghĩa trong viêm ruột thừa cấp sau manh tràng.

2.4.2. Dấu hiệu cơ bịt

–   Bệnh nhân nằm ngửa, cẳng chân gấp vào đùi, đùi gấp vào bụng, người khám giữ đầu gối phải và xoay cẳng chân vào trong, háng ra ngoài (thủ thuật này làm căng cơ bịt). Nếu bệnh nhân than đau ở vùng hạ vị phải, ta ghi nhận dấu hiệu cơ bịt gặp trong viêm ruột thừa.

Hình  9.26.  Dấu  hiệu  sóng  vỗ  

Hình  9.28.  Dấu  hiệu  cơ  bịt  

3. KHÁM VÙNG BẸN

3.1. Nhìn: ở người lớn và trẻ lớn tuổi, nên khám bệnh nhân ở tư thế đứng, quan sát kỹ –   Thoát vị ở một hay hai bên, nếu một hay hai bên bẹn phồng to.

–   Thoát vị bẹn gián tiếp: nằm sát gốc dương vật (ở nam), gần đường giữa và dưới vùng nếp gấp thấp nhất của vùng bụng dưới, có thể xuống tới bìu.

–   Thoát vị bẹn trực tiếp: nằm ngang hay trên nếp bụng mu thấp, ít khi qua lỗ bẹn nông xuống bìu.

–   Thoát vị đùi nằm dưới nếp bẹn, xa đường giữa và ở đáy tam giác Scarpa.

Hình  9.29.  Thoát  vị  bẹn  trực  tiếp  và  gián  tiếp  

–   Nếu quan sát chưa rõ thoát vị bên nào, cho bệnh nhân thực hiện một số động tác tăng áp lực ổ bụng (ho, rặn…):

+   Nếu khối phồng đi chéo theo nếp bẹn đó là thoát vị bẹn gián tiếp +   Nếu khối phồng đi dọc xuống đùi đó là thoát vị đùi

+   Nếu khối phồng thoát vị nhanh chóng xẹp rồi phồng khi bệnh nhân đổi tư thế đó là thoát vị bẹn trực tiếp.

Hình  9.30.  Vị  trí  thoát  vị  bẹn,  thoát  vị  đùi  

3.2. Sờ

–   Khám thực thể bằng sờ nắn xác định kết quả của quan sát:

+   Thủ thuật Zieman: dùng 3 ngón tay II, III và IV bên phải hay bên trái tùy thuộc bên phải hay bên trái bệnh nhân bị thoát vị. Ngón II đặt ở nếp bụng mu thấp, ngón III ở nếp bẹn và ngón IV ở đáy tam giác Scarpa rồi bảo bệnh nhân ho mạnh. Nếu cảm giác chạm ngón II là thoát vị trực tiếp, chạm ngón III là thoát vị gián tiếp, còn chạm ngón IV là thoát vị đùi.

+   Thăm dò lỗ bẹn: bình thường đường kính lỗ bẹn ngoài cỡ đầu ngón tay út, dùng đầu ngón tay út đặt vào lỗ bẹn và bảo bệnh nhân ho mạnh:

•   Cảm giác túi thoát vị chạm ở đầu ngón tay út là thoát vị gián tiếp

•   Nếu cảm giác chạm túi thoát vị ở mặt lòng của ngón út là thoát vị trực tiếp.

Hình  9.31.  Thăm  dò  lỗ  bẹn  

+   Bằng sờ nắn, ta cũng có thể xác định một phần loại tạng nào đã thoát vị:

•   Khối thoát vị to, không đau, không đẩy lên được có thể là thoát vị mạc nối

•   Khi đẩy lên nghe tiếng lọc sọc nước là do ruột thoát vị

•   Khối thoát vị to, đau, không đẩy lên được nghĩ nhiều thoát vị biến chứng nghẹt. Bó  mạch  đùi  

Hình  9.32.  Áp  lực  đẩy  khối  thoát  vị  qua  lỗ  bẹn  nông  

3.3. Gõ

–   Gõ lên khối thoát vị, tiếng trong, nắn có lạo xạo dịch có thể là do ruột thoát vị. –   Gõ khối thoát vị tiếng đục, nắn cứng chắc, có thể do mạc nối thoát vị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.   Dự án Đẩy mạnh huấn luyện kỹ năng tiền lâm sàng tại 8 trường khoa Y Việt Nam. Khám bụng. Kỹ năng y khoa cơ bản. Nhà xuất bản Y học TPHCM, 2009, tr.124-134.

2.   Hasler W.L.Nausea. Vomiting and Indigestion. Harrison’s Principle of Internal Medicine. 16th, 2005, C.34, pp. 219-224.

3.   The abdomen. Clinical examination, 2nd Edition. Owen Epstein, pp. 175-210.

4.   The abdomen. Oxford handbook of Clinical Examination and Practical Skills, 1st edition, pp. 222-277.

5.   Trần Thị Thuận. Điều dưỡng cơ bản I. Bộ Y Tế, Nhà Xuất bản Y học, 2007.

6.   Triệu chứng học hệ tiêu hóa. Nội khoa cơ sở tập 2. Nhà xuất bản y học, 2000, tr. 171-306.

BẢNG KIỂM

0 điểm: không thực hiện 1 điểm: không đầy đủ ( dưới 50%) 2 điểm: gần đầy đủ (trên 50%) 3 điểm: thực hiện kỹ, đầy đủ

STT   NỘI  DUNG   0  đ   1  đ   2  đ   3  đ  

1  

GIAO  TIẾP  VỚI  BỆNH  NHÂN   Tự  giới  thiệu  bản  thân  

Thu  thập  thông  tin  hành  chính  của  bệnh  nhân   Hỏi  lí  do  đến  khám   Hỏi  bệnh  sử  của  bệnh  nhân           2   GIẢI  THÍCH  BỆNH  NHÂN  VIỆC  THĂM  KHÁM   Trình  bày  lí  do  khám   Thuyết  phục  bệnh  nhân  đồng  ý  cho  khám           3   CHUẨN  BỊ  PHÒNG  KHÁM   Phòng  khám  kín  đáo,  đủ  sáng   Có  giường  phục  vụ  cho  việc  khám   Ống  nghe  

       

4  

CHUẨN  BỊ  BỆNH  NHÂN  

Bệnh  nhân  nằm  ngửa,  kê  gối  dưới  đầu   Bộc  lộ  từ  xương  ức  đến  hai  nếp  bẹn   Hai  tay  xuôi,  hai  chân  co  

Ổn  định  tâm  lý  bệnh  nhân           5   NGƯỜI  KHÁM  BỆNH   Đứng  bên  phải  bệnh  nhân   Làm  ấm  bàn  tay  khám,  móng  tay  cắt  ngắn   Khám  từ  chỗ  không  đau  đến  chỗ  đau   Quan  sát  nét  mặt  bệnh  nhân           6   PHÂN  KHU  Ổ  BỤNG   Chia  làm  4  vùng:  cách  xác  định  2  đường  thẳng   Xác  định  tên  4  vùng.   Chia  làm  9  vùng:  cách  xác  định  4  đường  thẳng   Xác  định  tên  9  vùng.           7   VỊ  TRÍ  CÁC  ĐIỂM  ĐAU  (vị  trí  và  tạng  tương  ứng)   Mô  tả  điểm  thượng  vị   Mô  tả  điểm  túi  mật   Mô  tả  điểm  Mc  Burney  

Mô  tả  tam  giác  Chauffard  –  Rivet   Mô  tả  điểm  niệu  quản  trên   Mô  tả  điểm  niệu  quản  giữa  

Mô  tả  điểm  sườn  lưng  trái  (Mayo  Robson)  

STT   NỘI  DUNG   0  đ   1  đ   2  đ   3  đ   8   ĐỘNG  TÁC  NHÌN   Nhìn  thẳng,  nhìn  ngang   Mô  tả  bụng  (cân  đối,  chướng,  lõm  lòng  thuyền)   Tuần  hoàn  bàng  hệ  (vị  trí,  hình  dạng,  tĩnh  mạch  dãn?)   Mô  tả  những  sẹo  mổ  cũ  (vị  trí,  độ  dài,  lành  sẹo?)   Bụng  tham  gia  nhịp  thở?   Mô  tả  khối  u  bụng   Màu  sắc  da  bụng   Dấu  rắn  bò?           9   ĐỘNG  TÁC  NGHE  

Vị  trí,  thời  gian  nghe  âm  ruột   Mô  tả  âm  ruột  

Vị  trí  nghe  âm  thổi  mạch  máu   Nghe  tiếng  cọ  màng  bụng  vùng  gan   Nghe  tiếng  cọ  màng  bụng  vùng  lách   Nghe  tiếng  óc  ách  cách  1,  cách  2           10   ĐỘNG  TÁC  GÕ   Mục  đích  của  gõ   Động  tác  gõ   Gõ  vang   Gõ  đục  

Mô  tả  cách  xác  định  chiều  cao  gan   Gõ  từ  vùng  ngực   Gõ  từ  vùng  bụng           11   ĐỘNG  TÁC  SỜ   Mô  tả  động  tác  sờ   Sờ  bụng  nông   Sờ  bụng  sâu   Sờ  điểm  đau  thượng  vị   Sờ  điểm  túi  mật  cách  1   Sờ  điểm  túi  mật  cách  2   Sờ  điểm  Mc  Burney   Mô  tả  phản  ứng  dội  (Blumberg)   Mô  tả  đề  kháng  thành  bụng   Sờ  và  mô  tả  gan   Rung  gan   Sờ  lách  cách  1,  cách  2,  mô  tả  lách  to  (4  độ)   Sờ  và  mô  tả  khối  u   Mô  tả  dấu  hiệu  sóng  vỗ  

Mô  tả  dấu  hiệu  cơ  thắt  lưng  (Psoas  sign)   Mô  tả  dấu  hiệu  cơ  bịt  

       

Bài 10

Documentos relacionados