• Nenhum resultado encontrado

Khám hậu môn – trực tràng

MỤC  TIÊU   1. Nắm được các tư thế khám hậu môn – trực tràng. 2. Nắm được các thao tác khám cơ năng – thực thể. 3. Nắm được các dạng bệnh thường gặp.

ĐỐI  TƯỢNG,  ĐỊA  ĐIỂM,  PHÂN  BỐ  THỜI  GIAN   –   Đối tượng: sinh viên Y2 – YLT2

–   Địa điểm: Trung tâm huấn luyện kỹ năng lâm sàng – Bệnh viện mô phỏng –   Phân bố thời gian: 180 phút

+   Giới thiệu mục tiêu - nội dung bài giảng: 10 phút +   Thực hiện thủ thuật mẫu trên mô hình: 20 phút. +   Sinh viên thực hành trên mô hình: 120 phút +   Giảng viên tổng kết cuối buổi: 30 phút NỘI  DUNG  

1. ĐẠI CƯƠNG

Hậu môn – trực tràng là đoạn cuối của ống tiêu hóa. Chức năng chính là trữ phân, các chất cặn bã sau khi thức ăn được hấp thu hết các chất dinh dưỡng trong quá trình di chuyển trong ruột non, ruột già.

Việc khám hậu môn – trực tràng là một thăm khám cơ bản cần phải thực hiện trên những bệnh nhân có những vấn đề về bệnh tiêu hóa hoặc đối với tất cả những đối tượng bệnh nhân trên 50 tuổi. Thao tác thăm khám hậu môn – trực tràng tuy đơn giản nhưng giúp cho người bác sĩ có thể phát hiện những bất thường trong lòng ống trực tràng (bướu, polyp, trĩ,…) hay những bất thường ở vùng quanh lỗ ngoài hậu môn (rò, áp-xe…).

2. THĂM KHÁM 2.1. Khám cơ năng

–   Cần hỏi một số dấu hiệu cơ năng thường thấy, liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng như:

+   Tình trạng đi cầu có bón? Rát? Đau? +   Mỗi lần đi cầu có phải rặn nhiều không?

+   Có thấy đi cầu ra máu tươi hay đi cầu phân đen không? +   Có rỉ dịch hôi vùng hậu môn không?

+   Có thấy đau, nhức, sưng, đỏ vùng rìa hậu môn không?

+   Có thấy hoặc sờ được khối bất thường xuất hiện trong lỗ hậu môn hay cạnh rìa hậu môn không?

2.2. Khám thực thể

Nên được tiến hành khám thường qui cho tất cả những người trên 40 tuổi hoặc có tình trạng bất thường ở đường hậu môn (ngứa, chảy dịch, máu, trĩ,…).

2.2.1. Tư thế bệnh nhân

–   Có những tư thế có thể tiến hành khám hậu môn – trực tràng. Tuy nhiên, để tạo sự thuận lợi cho bệnh nhân và người khám, tư thế nằm nghiêng trái vẫn là cách thường dùng nhất trong thăm khám hằng ngày.

Hình  10.2.  Các  tư  thế  khám  hậu  môn  -­  trực  tràng  

–   Trước khi tiến hành việc thăm khám hậu môn – trực tràng, người bệnh cần được để nằm một cách thoải mái, nghiêng người qua bên trái, quay lưng về phía người khám. Hai chân của bệnh nhân cần được cong lên, đầu gối gập lại đưa sát vào ngực.

–   Để đảm bảo sự thoải mái cho bệnh nhân, chỉ nên bộc lộ vùng mông, hậu môn cần thăm khám.

Hình  10.3.  Tư  thế  bệnh  nhân  và  vị  trí  thăm  khám   2.2.2. Chuẩn bị của người khám

–   Cần giải thích rõ cho bệnh nhân về việc cần khám hậu môn – trực tràng, các thao tác sẽ thực hiện và những khó chịu mà bệnh nhân sẽ trải qua trong quá trình khám.

–   Để tránh tình trạng nhiễm trùng, lây chéo có thể xảy ra trong quá trình thăm khám hậu môn – trực tràng cho bệnh nhân, cần đảm bảo một số qui tắc sau:

+   Cần rửa tay thật kỹ và mang găng đối với mỗi bệnh nhân

+   Tay áo cần được vén cao qua khuỷu, tháo bỏ các vật mang ở bàn tay (nhẫn, vòng, đồng hồ,…)

+   Mang kính bảo hộ, tạp dề quanh người. 2.2.3. Dụng cụ

–   Găng tay sạch không có chất latex –   Dung dịch bôi trơn, gel

–   Dụng cụ banh hậu môn –   Khăn sạch

–   Đèn chiếu sáng, đèn soi gắn đầu 2.2.4. Tiến hành

–   Nhìn

+   Như tất cả các thăm khám khác, bước đầu tiên của thăm khám trực tràng – hậu môn là nhìn. Cần dùng tay nâng phần mông trên của bệnh nhân lên nhằm bộc lộ rõ toàn bộ hậu môn và phần quanh hậu môn.

+   Cần mô tả các dấu hiệu sau:

•   Khối nhọt, viêm-sưng-đỏ vùng quanh hậu môn

•   Lỗ rỉ dịch ngoài rìa hậu môn

•   Ngứa hoặc trầy da, đỏ vùng quanh hậu môn hay hậu môn

•   Máu, phân hoặc chất nhầy rỉ ra từ lỗ hậu môn

•   Vết nứt hậu môn

•   Búi trĩ sa ngoài hậu môn

Hình  10.4.  Khám  hậu  môn  

 Hình  10.5.  Các  tổn  thương  vùng  hậu  môn  

+   Yêu cầu bệnh nhân rặn như đi cầu và quan sát khối sa ra từ hậu môn. Khối đó có thể là tình trạng sa trực tràng hoặc trĩ. Nếu là trĩ nội cần phân độ:

•   Độ 1: không có búi trĩ sa

•   Độ 2: có búi trĩ sa, nhưng tự tụt vào khi bệnh nhân ngưng không rặn

•   Độ 3: có búi trĩ sa, không tự tụt vào khi bệnh nhân ngưng không rặn nhưng đẩy vào được.

•   Độ 4: búi trĩ sa, không đẩy vào được

+   Để có thể nhìn thấy được bên trong trực tràng, cần phải kết hợp dùng dụng cụ banh hậu môn. Qua dụng cụ banh hậu môn, có thể quan sát thấy được búi trĩ xuất phát trên hay dưới đường lược (phân biệt trĩ nội hay ngoại) hay polyp, bướu,…

Hình  10.6.  Thăm  khám  hậu  môn  bằng  dụng  cụ

 

–   Sờ

+   Là thao tác tiếp theo cần thực hiện sau khi quan sát toàn bộ rìa hậu môn và hậu môn.

+   Trước khi tiến hành thăm khám hậu môn – trực tràng bằng ngón tay, cần thoa chất bôi trơn vào đầu ngón tay thăm khám.

+   Dùng bàn tay trái nâng phần mông trên của bệnh nhân lên, bộc lộ rõ lỗ hậu môn. Ngón tay trỏ bàn tay phải nhẹ nhàng đưa vào lỗ hậu môn.

+   Khi đưa vào lỗ hậu môn, cảm giác đầu tiên nhận được là sự siết chặt của cơ vòng hậu môn do phản xạ tự nhiên của bệnh nhân. Yêu cầu bệnh nhân hít thở chậm, nhẹ nhàng nhằm làm giảm dần sự

co thắt của cơ hậu môn.

+   Khi ngón tay đã đưa được hoàn toàn vào lòng trực tràng, tiến hành miết ngón tay quanh trực tràng theo cả chiều thuận và ngược kim đồng hồ nhằm đánh giá các bất thường có thể có trong lòng trực tràng như polyp, u cục. Mô tả theo các tính chất sau:

–   Vị trí: qui ước phía xương mu 12 giờ, phía xương cùng 6 giờ

–   Hình dạng: tròn đều, dãy xơ dài… –   Bề mặt: nhẵn, xù xì,…

–   Tính di động khi lắc, đẩy bằng đầu ngón tay khám

* Chú ý: cần phân biệt giữa một khối u và cục phân rắn chắc

Hình  10.8.  Thao  tác  thăm  khám  trực  tràng  bằng  ngón  tay  

+   Đối với nam giới, khi tiến hành khám hậu môn – trực tràng, việc khám tiền liệt tuyến là điều bắt buộc cần thực hiện (Xem thêm phần khám tiền liệt tuyến). Đối với tiền liệt tuyến bình thường, cảm nhận qua đầu ngón tay sẽ liên tưởng như cục tẩy hoặc đầu chỏm mũi, mềm mại như cao su, sờ thấy rãnh gian thùy, di động tốt và không gây đau, đôi khi việc khám tiền liệt tuyến có thể làm cho bệnh nhân có cảm giác mắc tiểu.

+   Sau khi đã khám toàn bộ bên trong lòng trực tràng, từ từ rút tay ra và luôn phải quan sát xem có máu dính theo găng không hay có chất nhầy hôi không?

+   Với các trường hợp phát hiện có lỗ rò rỉ dịch rìa hậu môn, nên tiến hành thăm khám thêm với dụng cụ nhằm đánh giá đường rò và vị trí lỗ rò trong.

Hình  10.7.  Qui  ước  theo  múi  giờ  trong  

Hình  10.9.  Thăm  đường  rò  bằng  que  

–   Theo định luật Goodsall, tất cả các lỗ rò ngoài nằm nửa trên hậu môn (từ 9 giờ tới 3 giờ), sẽ có hướng đi thẳng hướng tâm vào lòng trực tràng. Với các lỗ rò ngoài nằm nửa dưới hậu môn (từ 3 giờ tới 9 giờ), sẽ có hướng đi vòng và thường qui tụ ở lỗ rò trong tại vị trí 6 giờ.

Hình  10.10.  Định  luật  Goodsall  

–   Trong rò hậu môn, người ta cần phân loại rò theo phân độ Park                        

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.   David C. Dugdale, III, MD. Digital rectal exam. U.S. National Library of Medicine. Internet http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007069.htm

2.   Digital Rectal Exam & Anoscopy. Queen’s University – School of Medicine. Internert http://meds.queensu.ca/courses/assets/modules/ts-anoscopy/

BẢNG KIỂM

0 điểm: không thực hiện 1 điểm: không đầy đủ ( dưới 50%) 2 điểm: gần đầy đủ (trên 50%) 3 điểm: thực hiện kỹ, đầy đủ

STT   NỘI  DUNG   0  đ   1  đ   2  đ   3  đ  

1   Các  tư  thế  trong  thăm  khám  hậu  môn  –  trực  tràng          

2  

Nhìn  

     -­  Khối  nhọt,  viêm-­sưng-­đỏ  vùng  quanh  hậu  môn        -­  Lỗ  rỉ  dịch  ngoài  rìa  hậu  môn  

     -­  Ngứa  hoặc  trầy  da,  đỏ  vùng  quanh  HM  hay  HM        -­  Máu,  phân  hoặc  chất  nhầy  rỉ  ra  từ  lỗ  hậu  môn        -­  Vết  nứt  hậu  môn  

     -­  Búi  trĩ  sa  ngoài  hậu  môn  

     -­  Nhìn  bằng  dụng  cụ  banh  hậu  môn           3   Phân  độ  trĩ           4   Sờ        -­  Dùng  gel  làm  trơn  ngón  tay  cần  thăm  khám        -­  Dùng  tay  nâng  mông  bộc  lộ  rõ  hậu  môn        -­  Đánh  giá  cơ  thắt  hậu  môn  

     -­  Phân  biệt  trĩ  nội  –  trĩ  ngoại  

     -­  Biết  cách  qui  ước  vị  trí  theo  hậu  môn        -­  Khám  tiền  liệt  tuyến  (nam)  

     -­  Kiểm  tra  dịch  ra  theo  găng  tay  sau  khi  thăm  khám  

       

5   Thăm  dò  lỗ  rò  hậu  môn  bằng  que  thăm          

6   Phân  loại  rò  hậu  môn  theo  Park          

Documentos relacionados