• Nenhum resultado encontrado

Hiệu quả FORMIS II

No documento Bộ ngoại giao Phần Lan (páginas 49-55)

Một trong những phát hiện quan trọng nhất về hiệu quả của dự án FORMIS II là trên thực tế, dự án đã được triển khai thành công trên phạm vi toàn quốc kế tiếp những bước đi khiêm tốn ban đầu của dự án FORMIS-I. Tất cả 60 tỉnh có rừng chính thức tham gia FORMIS và cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng, với tổng số 547 huyện cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng thông qua ứng dụng FRMS.

Dự án đã thành công trong việc phát triển và xây dựng cơ sở dữ liệu không gian với hơn 7 triệu đầu vào dữ liệu, đầu vào dữ liệu đại diện cho một đơn vị thống kê rừng. Mỗi đầu vào dữ liệu có đến hơn 50 thuộc tính, bao gồm dữ liệu đứng, loài cây, khối lượng cũng như thông tin về quyền sở hữu. Cơ sở dữ liệu này là xương sống của ứng dụng FRMS, được VNFOREST và Cục Kiểm lâm coi là một trong những ứng dụng chính của hệ thống FORMIS và là một trong những kết quả quan trọng nhất của dự án.

Trong ba năm liên tiếp15, các huyện đã cập nhật dữ liệu thay đổi rừng và báo cáo công tác giám sát rừng thông qua ứng dụng FORMIS và FRMS. Điều này cho thấy năng lục của nhân viên và năng lực của tổ chức quản lý FORMIS đã được nâng cao nhờ các can thiệp của FORMIS II.

Dự án có tính hiệu quả trong việc tiêu chuẩn hóa số liệu, mặc dù nỗ lực tiêu chuẩn hóa được FORMIS I thực hiện đã bị Bộ NNPTNT quyết định bỏ để áp dụng các định dạng dữ liệu NFIS.

Mặc dù điều này được đánh giá là không tối ưu, đây vẫn là một thành tựu quan trọng của dự án, cần thiết để đạt được sự đồng thuận về các tiêu chuẩn dữ liệu cho tài nguyên rừng và các số liệu đã được chuẩn hóa được chấp nhận và chính thức. Sau đó, với sự thống nhất về chuẩn hóa số liệu, FORMIS II đóng vai trò quan trọng trong việc tích hợp dữ liệu tài nguyên rừng từ 4 nhà cung cấp dữ liệu khác nhau. Do đó, hệ thống FORMIS đang sử dụng đường cơ sở hợp nhất được công nhận rộng rãi là nguồn thông tin tài nguyên rừng chính thức duy nhất ở Việt Nam. Mức độ đạt được về chất lượng và tính nhất quán của dữ liệu có thể được chấp nhận mặc dù các lỗi về cấu trúc liên kết dữ liệu còn tồn tại trong một số dữ liệu do có sự không nhất quán trong dữ liệu của nhà cung cấp dữ liệu. Dự án đã tiến hành các biện pháp để giải quyết và khắc phục những vấn đề này trước khi kết thúc dự án. Tuy vậy, nâng cao chất lượng số liệu sẽ là một công việc liên tục đối với kiểm lâm viên tại huyện và các kiểm lâm thường biết các lỗi này và biết cách khắc phục theo cách thủ công tuỳ từng trường hợp cụ thể. Giảng viên nòng cốt của các chi cục kiểm lâm vùng và DID đã được đào tạo về việc phân tích và nâng cao chất lượng số liệu.

Một vấn đề nổi bật về quyền sở hữu dữ liệu giữa FIPI và VNFOREST đã được giải quyết một cách hiệu quả nhờ sự hỗ trợ từ dự án. Nếu không được giải quyết, sự bất đồng này giữa hai tổ chức sẽ dẫn đến tình trạng bế tắc và sẽ gây nguy hiểm cho phương pháp tập trung thông tin của FORMIS II trong việc cung cấp quyền truy cập mở và minh bạch tới dữ liệu tài nguyên rừng.

Liên quan đến nâng cao năng lực, dự án thực sự đã vượt quá các mục tiêu ban đầu qua việc đào tạo cho hơn 2.000 nhân viên thuộc MARD và VNFOREST. Dự án đã thiết lập và duy trì một nền tảng học tập điện tử để cung cấp quyền truy cập vào tài liệu giảng dạy và hướng dẫn sử dụng phần mềm. Trên nền tảng này, người dùng FORMIS có thể tham gia các khóa học trực tuyến bao gồm các bài kiểm tra khóa học và trao đổi kinh nghiệm trong một diễn đàn người dùng chuyên dụng và được quản lý. Số lượng lớn nhân viên được đào tạo cũng là kết quả của dự án nhằm đáp ứng cải cách hành chính đang diễn ra tại Bộ NNPTNT dẫn đến việc giảm nhân viên nói chung, bao gồm cả các nhân viên đã được đào tạo. Hiện tại còn lại khoảng 1300 người dùng đã đăng ký. Mục tiêu của dự án là có được ít nhất hai nhân viên được đào tạo ở mỗi huyện, với số lượng hơn 1.000 người được dự án đào tạo. Điều này cho thấy số tiền đào tạo giành phần lớn cho việc này.

15 Năm 2016 và 2017 đã hoàn thành các bản cập nhật với khoảng 700.000 lô đất và năm 2018 sắp hoàn thành vào cuối tháng 1 năm 2019 với các cập nhật với ước tính cho 1.000.000 lô đất.

FORMIS II đã dự kiến duy trì các ứng dụng được phát triển trong giai đoạn FORMIS I và phát triển các ứng dụng bổ sung, mặc dù không có chỉ đạo cụ thể những ứng dụng này là gì. Tổng cộng, tám công cụ và ứng dụng khác nhau đã được phát triển. Trong số tám ứng dụng này chỉ có một ứng dụng cho Hệ thống báo cáo nhanh duy không được Cục Kiểm lâm chấp nhận do các bên liên quan không thật sự quan tâm. Các ứng dụng trung tâm khác như FRMS, FIMS và hệ thống chia sẻ dữ liệu, cùng với nền tảng FORMIS có liên quan trực tiếp đến VNFOREST, Cục kiểm lâm, ngành công nghiệp rừng và công chúng, rất có thể sẽ được duy trì trong thời gian dài.

Dự án đã bàn giao trách nhiệm bảo trì và phát triển hơn nữa nền tảng và ứng dụng FORMIS cho DID. DID được VNFOREST lập ra với sự hỗ trợ từ dự án , dự án FORMIS II đã góp phần lớn trong việc xác định các kỹ năng cần thiết và cung cấp đào tạo kỹ năng cho nhân viên DID.

Thực tế, DID, theo đánh giá của đoàn đánh giá, không có đủ nhân viên và không được chuẩn bị đầy đủ để đảm nhận mọi trách nhiệm cũng như nhiệm vụ liên quan đến bảo trì và phát triển FORMIS. Bộ NNPTNT không thể đào tạo các kỹ năng cần thiết cho DID hay tuyển thêm nhân viên cho DID để đảm nhận vai trò tiếp nhận quản lý FORMIS. Cho đến thời điểm này, DID vẫn chưa có chuyên gia GIS hay chuyên gia quản lý dữ liệu. Khó khăn chủ yếu là do Bộ NNPTNT theo quy định của chính phủ phải tuyển người trong Bộ. Tuy nhiên các kỹ năng yêu cầu cho vận hành FORMIS lại chưa có bên trong Bộ.

Dự án FORMIS II và nhóm cố vấn kỹ thuật vẫn là động lực chính đứng đằng sau sự phát triển của FORMIS trong một thời gian rất dài, DID chỉ dần dần đảm nhận một số trách nhiệm. Chẳng hạn, vào tháng 11/2018 khi đoàn đánh giá tiến hành đánh giá tại hiện trường, các cán bộ kiểm lâm tuyến huyện vẫn liên hệ với nhóm dự án FORMIS II để được hỗ trợ và khắc phục sự cố thay vì tìm tới DID. Một số nhân viên của DID được phỏng vấn nói rằng tình trạng này một phần là lỗi của việc không phân trách nhiệm rõ ràng hoặc thiếu thông tin về vai trò mới của DID trong VNFOREST và FPD.

Một số chương trình khác của ngành lâm nghiệp bắt đầu xây dựng một số dịch vụ của họ dựa trên FORMIS và cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng. Ví dụ, UN-REDD đã được hưởng lợi từ sự tồn tại của FORMIS và quyền truy cập mở vào dữ liệu tài nguyên rừng để làm phong phú các phần của SIS. Dự án SNRM được JICA hỗ trợ đã đồng ý không phát triển một sản phẩm thông tin riêng và thay vào đó quyết định xây dựng và mở rộng công cụ FORMIS FRMS. Các ví dụ này cho thấy dự án đã tạo nền cho các nhà tài trợ và tổ chức khác kế thừa và phát triển các kết quả thu được FORMIS và các phương pháp tiếp cận mở.

Các thành viên chủ chốt khác trong ngành lâm nghiệp thừa nhận vai trò của Phần Lan trong việc hỗ trợ mang lại các thay đổi tại VNFOREST và cải thiện nền tảng thông tin tổng thể trong ngành. Việc tích hợp các hệ thống và người dùng đã được triển khai khi tham gia dự án. Tuy nhiên, khi các dự án khác được hưởng lợi từ việc tích hợp với FORMIS, họ cũng trở nên phụ thuộc vào dịch vụ của FORMIS và phụ thuộc vào việc FORMIS và các dịch vụ của FORMIS có được duy trì và phát triển liên tục hay không.

Ngay trước khi khi FORMIS II kết thúc , vào ngày 30 tháng 10 năm 2018, VNFOREST cho phép công chúng tiếp cận và sử dụng dữ liệu tài nguyên rừng tuân theo cam kết với FORMIS và các nguyên tắc chia sẻ dữ liệu. Các hướng dẫn chính thức đã được ban hành về việc bắt buộc sử dụng FRMS trong việc báo cáo tại VNFOREST.

PFG

Các thỏa thuận quản lý rừng cộng đồng (CFM) đã được thiết lập ở cả bốn địa điểm. Tuy nhiên, chỉ có thoả thuận CFM ở Cao Bằng được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin từ FORMIS (Kết quả 1).

CCG và các thành viên khác trong cộng đồng có thể kiểm tra quyền sở hữu đất rừng trên FORMIS tại ki-ốt thông tin hoặc trên điện thoại thông minh của họ và nếu họ tìm thấy lỗi, họ có thể yêu cầu kiểm lâm sửa chữa.

Các hộ gia đình thuộc diện nghèo nhất và / hoặc dân tộc thiểu số và / hoặc nơi tồn tại xung đột quyền sở hữu đất ít được truy cập tới thông tin liên quan đến đất đai từ FORMIS trong hầu hết các khu vực dự án. Các mô hình sinh kế chỉ áp dụng cho những người có quyền sở hữu đất đai. Lợi ích của FORMIS chỉ được áp dụng cho những người có quyền sử dụng đất lâm nghiệp

(Kết quả 2). Người dân tộc thiểu số nghèo trong khu vực dự án có khả năng sử dụng thông tin do FORMIS (Kết quả 2) cung cấp chỉ có ở Cao Bằng, nơi dân cư hoàn toàn là người dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số có quyền sử dụng đất.

Dự án PFG được xây dựng dựa trên phương pháp người dân học tập lẫn nhau và đã được AAV sử dụng trước đó với các dự án khác, để thành lập Nhóm cộng đồng nòng cốt (CCGs) gồm mười thành viên. Những người này sẽ được dự án và các cộng tác viên của dự án đào tạo, và sau đó các thành viên này dự kiến sẽ chia sẻ kiến thức với những người khác trong cộng đồng của họ. Ví dụ: các thành viên CCG có thể chỉ cho người khác cách sử dụng máy tính để bàn (hoặc ứng dụng điện thoại thông minh) để truy cập internet và sử dụng dữ liệu FORMIS. Phương pháp mở rộng này - đào tạo một nhóm nòng cốt nhỏ hơn, và sau đó họ nhân rộng việc sự dụng kỹ năng mới cho những người khác - thường hiệu quả hơn so với cố gắng thực hiện đào tạo đại trà cho tất cả cư dân trong một cộng đồng nhất định.

Thật khó để biết chính xác 17 CCG đã tiếp cận được bao nhiêu người. AAV ước tính rằng một kiốt thông tin của họ đã được tối đa 100 người dân sử dụng, con số này tăng gấp 10 lần so với số lượng thành viên CCG. Trong báo cáo hoàn thành dự án PFG 2019, AAV đã báo cáo rằng hơn 2500 người - thành viên CCG, các thành viên khác trong cộng đồng và các cán bộ chính phủ - đã được dự án đào tạo.

MTE 2016 của PFG đã khuyến nghị đẩy mạnh việc tiếp cận cộng đồng. Theo khuyến nghị của MTE, AAV sau đó đã làm việc để đào tạo một số lượng lớn hơn các thành viên cộng đồng và cũng đặc biệt nhắm mục tiêu vào giới trẻ, cũng như mở rộng các nỗ lực truyền thông của họ.

Nhóm đánh giá cuối cùng có ít thời gian để đào sâu thảo luận chủ đề này. Tuy nhiên, khi thảo luận về dự án PFG với những người dân làng khác, dường như kiến thức từ các thành viên CCG sang các thành viên khác trong cộng đồng đã được chuyển giao ở các mức độ khác nhau.

Trong tương lai, nhóm đánh giá khuyến nghị AAV theo dõi vấn đề này chặt chẽ hơn, để có thể cải thiện hiệu quả của các nỗ lực tiếp cận và xây dựng năng lực cho cộng đồng của AAV.

Tại Đăk Lăk, Ủy ban nhân dân tỉnh không cho phép dự án phân phối điện thoại thông minh và triển khai ứng dụng PFG. Ở những khu vực này, người dân địa phương chỉ có thể truy cập nền tảng FORMIS thông qua máy tính tại kiosk thông tin. Tại các địa điểm dự án được đoán đánh giá cuối kỳ ghé thăm tại Đăk Lăk vào cuối dự án, người dân tộc thiểu số nghèo không thể khẳng định quyền của mình để có được đất từ chính phủ để cải thiện sinh kế trong mô hình do FPG hỗ trợ. Các điểm khác của dự án mà đoàn đánh giá đến thăm tại Trà Vinh không có vấn đề về quyền sử dụng đất (Kết quả 2).

Ở các điểm khác thuộc dự án, phỏng vấn cho thấy năng lực của các nhóm CCGs trong việc sử dụng thông tin để hỗ trợ các hoạt động sinh kế dựa vào rừng. Điện thoại thông minh được cho là hữu ích theo đánh giá của các thành viên nhóm CCGs trong việc thiết lập mối quan hệ cho chủ trang trại trồng rừng với thị trường gỗ trong nước. Điện thoại thông minh cũng được cho là hữu ích trong việc giúp người sử dụng tiếp cận các thông tin về giá cả thị trường và đàm phán với người mua hàng tiềm năm cho các sản phẩm gỗ, sản phẩm lâm sản, sản phẩm hải sản như tôm và cua, hay các sản phẩm nông nghiệp.

AAV cho rằng PFG đã góp phần tăng cường đối thoại chính sách về các vấn đề lâm nghiệp.

Chẳng hạn, AAV nói trong một buổi làm việc rằng họ đã góp phần thay đổi hai điều trong Luật Lâm nghiệp 2017 sửa đổi (Kết quả 3), thông qua các hoạt động vận động chính sách của họ và qua các cuộc hội thảo về chủ đề này. Nhưng thật khó để đánh giá AAV đã đóng góp bao nhiêu cho kết quả này, vì nhiều tổ chức xã hội dân sự khác ở Việt Nam, như những tổ chức trong LandNet, cũng tiến hành các hoạt động tương tự để góp ý cho Luật Lâm nghiệp sửa đổi.

Tác động của bối cảnh quốc gia đến kết quả dự án

Các yếu tố chính của bối cảnh chung thay đổi liên tục của quốc gia đã ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả của hai dự án, như đã thảo luận trong Phần 2, bao gồm các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế xã hội quốc gia, giảm nghèo, công nghệ thông tin, thay đổi trong ngành lâm nghiệp, đặc biệt các yếu tố liên quan đến các nguồn tài chính và đầu tư, và sự chuyển đổi trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Phần Lan.

Trong quá trình triển khai FORMIS II và PFG, các xu hướng này phát triển hơn nữa ví dụ liên quan đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào công nghệ thông tin, tăng độ bão hòa của điện thoại di động, chuyển dịch đầu tư và nguồn tài chính trong toàn bộ nền kinh tế và ngành lâm nghiệp.

Những xu hướng này đã ủng hộ việc áp dụng FORMIS và các hệ thống thông tin kỹ thuật số khác, trong chính phủ, khu vực tư nhân, xã hội dân sự và dân số nói chung. Việc sử dụng ngày càng nhiều các hệ thống CNTT kỹ thuật số đang thay đổi nền kinh tế ở mọi cấp độ - bao gồm cách dân làng lấy thông tin về thị trường, giá cả và tiếp cận với những người mua tiềm năng các sản phẩm của họ, bao gồm các sản phẩm lâm nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Về mặt này, hai dự án đã rất kịp thời trong việc đáp ứng nhu cầu hiện tại và mới nổi của chính phủ và người dân nói chung.

Giảm nghèo là ưu tiên hàng đầu cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam - và cho chính sách phát triển của Phần Lan và các đối tác phát triển khác. Tuy nhiên, vấn đề giảm nghèo vẫn là một chủ đề khó giải quyết - đặc biệt là trong ngành lâm nghiệp. Mặc dù tỷ lệ nghèo ở Việt Nam nói chung đã giảm, nhưng nghèo vẫn đang tăng tập trung ở các nhóm dân tộc thiểu số sống ở các vùng nông thôn ở vùng sâu vùng xa.

Hai dự án lâm nghiệp này nhằm mục đích giải quyết vấn đề giảm nghèo bằng cách hướng tới các can thiệp thực địa ở các khu vực có dân số dân tộc thiểu số nghèo. Trong trường hợp các biện pháp can thiệp sinh kế liên quan đến lâm nghiệp đã được nhắm vào các hộ gia đình hoặc cộng đồng có quyền sử dụng đất rõ ràng, dù là đất rừng hay ao nuôi tôm, họ đã giúp người tham gia đa dạng hóa và cải thiện thu nhập. Nhưng trong khi các hoạt động liên quan đến lâm nghiệp có thể hỗ trợ, trong những điều kiện nhất định, với cải thiện sinh kế nông thôn, chúng thường không phải là con đường thoát nghèo chính cho người dân nông thôn. Trong nhiều trường hợp, những cách tốt nhất để thoát nghèo ở nông thôn có thể liên quan đến việc chuyển đổi sang nông nghiệp thương mại hoặc chuyển sang lao động được trả lương, chẳng hạn như trong lĩnh vực công nghiệp.

Tình huống này đặc biệt đúng trong trường hợp người dân thiếu quyền sử dụng đất, hoặc quyền đất đai của họ còn chưa được công nhận. Cần có những nỗ lực hướng vào các gia đình nghèo như vậy, đặc biệt là nếu họ thuộc nhóm dân tộc thiểu số, và do đó có nhiều thách thức hơn trong việc tiếp cận hỗ trợ phát triển - hoặc thậm chí giao tiếp với nhân viên chính phủ và các đối tác phát triển khác (nếu những người này không nói hoặc đọc Tiếng Việt và các đối tác không thể giao tiếp với những nhóm người này bằng tiếng dân tộc).

Câu hỏi đánh giá 4-6 về tính Hiệu quả của hai dự án

Nhìn chung, các dự án đã được triển khai có hiệu quả và đạt được những mục tiêu dự kiến và xây dựng năng lực địa phương. Cùng nhau, hai dự án đã chứng minh tiềm năng chuyển đổi ngành lâm nghiệp ở Việt Nam, bằng cách chia sẻ quyền truy cập vào dữ liệu quốc gia về tình hình rừng Việt Nam. Việc thành lập hệ thống FORMIS, FRMS và cơ sở dữ liệu là các yếu tố chính cho sự chuyển đổi này.

FORMIS II đã đạt được mục tiêu quả của mình, nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm để tăng cường năng lực của DID. PFG đã đạt được mục đích tăng cường quản trị rừng và góp phần đối thoại chính sách về quản trị rừng, nhưng những thành tựu còn hạn chế trong việc hỗ trợ các hộ người dân tộc thiểu số nghèo khẳng định quyền sử dụng đất để cải thiện sinh kế.

Bảng 7 Đánh giá chung về tính hiệu quả

Dự án Xếp

hạng Ghi chú

FORMIS II Dự án đã rất hiệu quả trong việc đạt được những mục tiêu đề ra dù kết quả này đạt được với một số thỏa hiệp liên quan đến quyền sở hữu

PFG Phần lớn các mục tiêu đạt được

No documento Bộ ngoại giao Phần Lan (páginas 49-55)