• Nenhum resultado encontrado

Tính bền vững tài chính của hệ thống FORMIS

No documento Bộ ngoại giao Phần Lan (páginas 133-136)

Phụ lục 8

Tính bền vững về tài chính của FORMIS

Sự bền vững về tài chính là khả năng dự án có thể đáp ứng nhu cầu tài chính trong tương lai sau khi tài trợ của Phần Lan kết thúc. Đối với FORMIS II, nhu cầu tài chính phát sinh chủ yếu do các loại chi phí sau:

• Tiếp tục phát triển hệ thống và vận hành ở cấp trung ương;

• Đào tạo và đầu tư công thệ thông tin ở cấp trung ương và các cấp khác;

• Thu thập dữ liệu ở cấp độ địa phươn.

Tóm lại, phân tích cho thấy tính bền vững tài chính có thể có kết quả cao đối với một số thành phần của dự án chỉ yêu cầu tài trợ hạn chế trong tương lai (cụ thể là vận hành hệ thống và đào tạo). Ngược lại, việc tiếp tục tài trợ cho phát triển hệ thống hơn nữa vẫn chưa thể chắc chắn vào cuối năm 2018.

Gánh nặng tài chính của FORMIS đối với ngân sách của tỉnh và huyện sẽ tiếp tục đáng kể - chủ yếu là do chi phí thu thập dữ liệu trong lĩnh vực này - nhưng có thể không bị ảnh hưởng nhiều bởi việc loại bỏ viện trợ của Phần Lan ở cấp trung ương.

Báo cáo khởi động đã hình dung và so sánh các kịch bản tài chính do FORMIS II lập với các kế hoạch ngân sách do VNFOREST lập để đánh giá tính bền vững tài chính của dự án. Tuy nhiên, cả hai nguồn dữ liệu này đều không được đầy đủ cho nhóm đánh giá. Các kế hoạch chuyển giao và bàn giao dự án có sẵn không cung cấp bất kỳ ước tính cụ thể nào về tài chính cần thiết để duy trì kết quả dự án. Kế hoạch kết thúc dự án từ tháng 8 năm 2016 đã thảo luận về một số nguồn tài trợ tiềm năng trong tương lai, nhưng việc phát triển kế hoạch đầu tư ngắn và dài hạn đã được để lại cho VNFOREST làm. Tại thời báo cáo được viết, đề xuất ngân sách cho năm 2019 và những năm tiếp theo đã được VNFOREST xây dựng nhưng chưa được Bộ NNPTNT phê duyệt và/ hoặc được chia sẻ với nhóm đánh giá.

Tuy nhiên, các tài liệu về dự án và các cuộc phỏng vấn với các Vụ Tài chính của VNFOREST và Bộ NNPTNT có cung cấp một số gợi ý về việc duy trì tính bền vững tài chính. Hầu hết các phân tích tập trung vào việc xác định nhu cầu tài chính cho các loại thành phần/chi phí dự án khác nhau và đánh giá xem chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ở Việt Nam trong vùng dự án có khả năng chi trả các chi phí liên quan hay không. Nhìn chung, bất kỳ kế hoạch tài chính nào trong tương lai đều phụ thuộc chủ yếu vào phần chi phí - đặc biệt là tiền lương - cho các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.

Nói chung, VNFOREST và địa phương cho rằng một phần lớn các yêu cầu về nguồn nhân lực để duy trì FORMIS II có thể được đảm bảo với các nhân viên hiện có. Nhóm đánh giá không thể kiểm tra tính thực tế của giả định này với thông tin có sẵn và các tài liệu dự án khác nhau20 thảo luận về các kịch bản khác nhau của việc chuyển giao chi phí.

Chi tiêu thực tế của dự án trong giai đoạn được hỗ trợ bởi Phần Lan có thể đưa ra một số ý tưởng về các yêu cầu tài trợ21. Theo báo cáo kiểm toán cuối cùng cho dự án FORMIS II name 2017-2018 (KPMG 2019) từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 9 năm 2018, dự án đã chi 9,6 triệu EUR tiền tài trợ của Chính phủ Phần Lan. 4.9% tổng chi đã chi cho đầu tư công thệ thông tin; 4% cho chi phí vận hành; 3,2% cho phí hợp đồng dịch vụ; 14,6% cho đào tạo, và 73,4% còn lại cho nhân viên hỗ trợ và hỗ trợ kỹ thuật (phí, lương, bồi hoàn và các mặt hàng tương tự). Trong những năm 2013-2018, mô hình chi tiêu hàng năm vẫn tương đối bằng phẳng cả trên toàn dự án và trong từng loại chi phí. Điều này cho thấy rằng việc tím hiểu các chi phí này có thể là một chỉ số sơ bộ cho nhu cầu tài chính trong tương lai và nhu cầu tài chính ở cấp trung ương sẽ không tự động giảm trong những năm tới.

Chi phí hoạt động chiếm tổng cộng 387.000 EUR (khoảng 70.000 EUR mỗi năm) trong khoảng thời gian 5 năm nêu trên. Theo báo cáo kiểm toán nhá cho năm 2017 - 2018 (KPMG 2019), VNFOREST đề xuất một khoản ngân sách là 138.000 EUR để duy trì kết quả của FORMIS. Con số này cao trên cả mức chi tiêu hàng năm khi dự án còn hoạt động. Một báo cáo tư vấn (NAIRIS 2017) ước tính rằng sẽ cần ít nhất 194.000 EUR cho các dịch vụ tư vấn bên ngoài để vận hành hệ thống trong thời gian 5 năm sau khi FORMIS II bàn giao dự án cho Bộ. Chi phí này chưa có các chi phí khác như chi phí phần cứng.

Việc phân loại chi phí vận hành (ví dụ: về hợp đồng dịch vụ và chi phí nhân viên) có lẽ khác nhau đôi

20 Ví dụ báo cáo kiểm toán của dự án, chiến lược phát triển ICT và nhân sự cho VNFOREST và một số báo cáo khác

21 Trước khi một khoản nhỏ thuế được hoàn lại.

chút nhưng nói chung, dự báo chi tiêu là tương đối thống nhất với các chi phí liên quan từ việc thực hiện dự án. Nhìn chung, chi phí hoạt động hàng năm dự kiến là 70.000 đến 80.000 EUR có lẽ không là gánh nặng tài chính quá mức đối với VNFOREST. Do đó, chi phí hoạt động cho dự án có thể được coi là có tính bền vững về tài chính.

Chi phí dự kiến cho phát triển hệ thống (như được phản ánh trong chi phí hỗ trợ kỹ thuật cho đến năm 2018) cao hơn đáng kể so với phí vận hành và bảo trì hệ thống, điều này có thể làm suy yếu tính bền vững tài chính. Mặc dù phần lớn việc phát triển hệ thống đã được thực hiện trong thời kỳ hỗ trợ của Phần Lan, việc phát triển thêm một số thành phần hệ thống vẫn đang chờ xử lý. Báo cáo MTE thừa nhận rằng các giải pháp nguồn mở của FORMIS II sẽ giảm chi phí phát triển hệ thống trong dài hạn, nhưng cũng nhấn mạnh rằng các giải pháp này sẽ đòi hỏi nhiều nhân viên có năng lực và chi phí cho những nhân viên này sẽ cao hơn. VNFOREST đã yêu cầu khoảng 800.000 EUR mỗi năm từ Bộ NNPTNT để phát triển hệ thống và ứng dụng vào năm 2019 và 2020. Tuy nhiên, vẫn chưa chắc chắn số tiền sẽ được phê duyệt là bao nhiêu. Vụ Tài chính của Bộ NNPTNT chỉ ra vấn đề khan hiếm nguồn lực và vẫn chưa chắc chắn tỷ lệ nào trong đề xuất ngân sách của VNFOREST có thể được phê duyệt.

Do đó, không có bằng chứng nào chứng minh mạnh mẽ về việc ngân sách nhà nước sẽ tài trợ đầy đủ cho sự phát triển hệ thống sau khi dự án kết thúc.

Sự bền vững về mặt tài chính liên quan đến chi phí đào tạo, ngược lại, cao hơn vì chi tiêu dự kiến trong tương lai cho đào tạo là tương đối thấp. Không có thông tin nào về chi phí đào tạo được lên ngân sách sau năm 2018, nhưng báo cáo của NARIS (2017) ước tính rằng VNFOREST sẽ cần ký hợp đồng dịch vụ đào tạo với chi phí ít nhất là 146.000 EUR trong 5 năm tới (chỉ khoảng 30.000 EUR mỗi năm) để duy trì kiến thức của nhân viên ở mức hợp lý. Những con số này phù hợp với sự sụt giảm mạnh trong chi phí đào tạo hàng năm từ 583.000 EUR vào năm 2016 xuống còn 65.000 EUR trong 9 tháng đầu năm 2018. Điều này là do số lượng người được đào tạo giảm đáng kể - chủ yếu là đào tạo bồi dưỡng và một số buổi đào tạo ban đầu liên quan đến việc biến động nhân sự - cũng như việc chi phí đào tạo cho mỗi người tham gia giảm rõ ràng. Trong khoảng thời gian từ 2015-16 đến 2017-2018, chi phí đào tạo sử dụng hệ thống cho mỗi nhân viên kiểm lâm có thẩm quyền và chi phí đào tạo cho mỗi người tham gia đã giảm tương ứng là 65% và 90% (Xem dự thảo Báo cáo hoàn thành dự án FORMIS II).

Không có dữ liệu nào về kế hoạch đầu tư công thệ thông tin ở cấp trung ương, nhưng đầu tư thực tế được tài trợ bởi hỗ trợ của Phần Lan trung bình vào dưới 100.000 EUR mỗi năm. Tuy nhiên, nhu cầu cho đầu tư công thệ thông tin có thể lớn hơn ở cấp địa phương. Những người được phỏng vấn tại Chi Cục Kiểm Lâm khu vực nhấn mạnh rằng máy tính của họ hiện quá chậm để có thể chạy FRMS một cách hiệu quả và họ yêu cầu nâng cấp phần cứng. Nhìn chung, thông tin mà đoàn đánh giá không giúp đoàn đánh giá đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về tính bền vững tài chính của các khoản đầu tư công thệ thông tin.

Nói chung, chính quyền tỉnh (Ủy ban nhân dân) tài trợ phần lớn chi phí liên quan đến FORMIS từ ngân sách của họ mà không cần tới hộ trợ tài chính từ trung tâm. Cục kiểm lâm đã đồng ý rằng việc thu thập dữ liệu của các kiểm lâm viên trong lĩnh vực này chiếm phần lớn chi phí liên quan đến FORMIS ở cấp địa phương. Chi phí nhập dữ liệu hàng năm ở mức 240.000 EUR mỗi năm; 440 EUR mỗi huyện. Chi phí này không bao gồm khảo sát về sự thay đổi độ che phủ và tình trạng rừng. Năm ngoái, khi mà 40 trên 60 tỉnh sử dụng FRMS, họ đã cập nhật 700.000 lô thay đổi, chiếm 10% tổng số lô trong cơ sở dữ liệu. Năm nay, tất cả 60 tỉnh dự kiến sẽ sử dụng FRMS và họ có khả năng có thể cập nhật một triệu lô.

Do đó, các tỉnh phải phân bổ số tiền lớn từ ngân sách của họ cho các huyện. Một trong những nhân viên của Chi Cục kiểm lâm được phỏng vấn cho rằng Thông tư 26 hiện tại không chỉ định nguồn ngân sách (ví dụ: trung tâm so với khu vực) cho việc thu thập dữ liệu và chi phí khác của FORMIS. Ngược lại, các kiểm lâm viên tại khu vực ít tham gia vào việc thu thập dữ liệu và tập trung vào các chức năng giám sát, điều phối và hỗ trợ cho FORMIS - nói chung, họ chiếm một phần tương đối nhỏ so với các tỉnh. Mặc dù gánh nặng tài chính của FORMIS (đặc biệt là thu thập dữ liệu) ở các tỉnh và huyện tương đối cao, nhưng thực tế là họ không nhận được bất kỳ khoản tài trợ trực tiếp nào từ ngân sách quốc gia hoặc Phần Lan, điều này có lẽ chỉ ra rằng việc viện trợ tài chính của Phần Lan kết thúc sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tính bền vững tài chính ở cấp địa phương.

Phụ lục 9

Hội thảo đánh giá tác động có sự tham gia của các bên liên

No documento Bộ ngoại giao Phần Lan (páginas 133-136)